Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Chính sách công CSC.05.DTDung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 44 trang )

CHÍNH SÁCH CÔNG
Học viện Chính sách và Phát triển
Khoa Chính sách công
ThS. Đỗ Tiến Dũng
Năm học 2014-2015

08/05/2015

1


Bài 5:

Đánh giá chính sách và
phân tích đánh giá chính sách công

Học viện Chính sách và Phát triển
ThS. Đỗ Tiến Dũng
Năm học 2014-2015

08/05/2015

2


Đánh giá chính sách và
phân tích đánh giá chính sách công

1. Khái quát về đánh giá chính sách công
2. Khái quát về phân tích đánh giá chính sách
3.Tiêu chí đánh giá chính sách công


4. Khái quát về các phương pháp phân tích CS
5. Nguyên nhân cơ bản của thất bại chính sách

08/05/2015

3


1. Khái quát về đánh giá chính sách
1.1. Khái niệm
Đánh giá CSC là việc thông qua một hệ thống các tiêu
chí để xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được
từ một quá trình thực thi chính sách (còn gọi là đánh giá
thực thi) hoặc ước lượng các giá trị kết quả trong tương
lai, nhằm giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa
chọn chính sách đạt hiệu quả cao (còn gọi là đánh giá
lựa chọn chính sách).


Nội dung của đánh giá chính sách

Thực
thi

Lựa
chọn

Đánh
giá
08/05/2015


5


Thời điểm đánh giá chính sách

Giai đoạn hoạch định

Giai đoạn thực thi
Kết thúc chính sách
08/05/2015

6


Chủ thể đánh giá chính sách


quan
nhà
nước

08/05/2015

Tổ
chức
nghiên
cứu

Chuyên

gia
nghiên
cứu

Đoàn
thể,
quần
chúng

Truyền
thông,
báo chí

7


* Lưu ý:
- Vị trí của giai đoạn đánh giá trong quy trình CS
- Bao gồm: Đánh giá lựa chọn và đánh giá thực thi.
- Mục đích đánh giá CS: Nhận định xem CS có giải
quyết được vấn đề đặt ra hay không?
- Chủ thể đánh giá chính sách: cơ quan nhà nước; cơ
quan, tổ chức phân tích CS; quần chúng nhân dân;
tổ chức đoàn thể; chuyên gia; báo chí...
- Chủ thể đánh giá nên độc lập với chủ thể hoạch định
và thực thi.
- Thời điểm đánh giá CS: Trước khi lựa chọn; trong
khi thực thi; sau một quá trình thực thi; sau khi kết
thúc CS.



1.2. Ý nghĩa và tác dụng của đánh giá chính sách
1.2.1. Nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của CS
- Đánh giá lựa chọn là căn cứ để ban hành chính sách tốt,
tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, từ đó
tạo ra môi trường chính sách tốt.
- Đánh giá thực thi tạo căn cứ để so sánh với mục tiêu ban
đầu, nó tác động tới chủ thể hoạch định, ban hành CS và
chủ thể thực thi chính sách; buộc các chủ thể này phải
luôn duy trì việc thực hiện và luôn quan tâm đến kết quả
cuối cùng cũng như tiến độ hoàn thành.


1.2. Ý nghĩa và tác dụng của đánh giá chính sách
1.2.2. Tăng cường tính hiệu quả của chính sách
Đánh giá việc thực thi chính sách là căn cứ để điều
chỉnh, bổ sung, thay thế kịp thời các biện pháp thực hiện;
điều chỉnh việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực (điều
phối và kiểm soát trong thực thi chính sách); tác động
vào tâm lý của các nhà thực thi chính sách, từ đó nâng
cao hiệu quả chính sách.


1.2. Ý nghĩa và tác dụng của đánh giá chính sách
1.2.3. Xác định việc lựa chọn phương án chính sách
hoặc đo lường các kết quả thực thi chính sách
- Đánh giá cung cấp căn cứ cho lựa chọn chính sách
- Đánh giá cung cấp căn cứ cho việc xác định kết quả
chính sách.
Thực chất là việc so sánh kết quả sẽ/đã đạt được với các

yêu cầu của nhà quản lý, thông qua hệ thống các tiêu chí
như: tiêu chí hiệu quả kinh tế; công bằng xã hội; tiêu chí
hiệu lực; tiêu chí chính trị; tiêu chí kỹ thuật...


1.2. Ý nghĩa và tác dụng của đánh giá chính sách
1.2.4. Xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng
chính sách
Đánh giá cung cấp căn cứ xác định các nhóm đối tượng
hưởng lợi, các nhóm đối tượng bất lợi; xác định sự ủng
hộ, đồng thuận của xã hội đối với chính sách. Từ đó điều
phối hài hòa nhu cầu lợi ích; có cơ chế hỗ trợ đối với
nhóm bất lợi nếu cần thiết; hạn chế sự phát sinh các vấn
đề xã hội khác; hạn chế sự gia tăng chi phí chính sách.
Các vấn đề xã hội có khả năng xảy ra: Nghèo đói, thất
nghiệp; mâu thuẫn, khiếu kiện...


1.2. Ý nghĩa và tác dụng của đánh giá chính sách
1.2.5. Cải tiến chính sách
- Đánh giá cung cấp căn cứ để bổ sung, hoàn thiện chính
sách (cải tiến nội dung chính sách).
- Tổng kết các kinh nghiệm để cải tiến việc hoạch định và
thực thi chính sách trong tương lai.


Tóm lại, đánh giá chính sách có tác dụng đối với
bản thân chính sách (nâng cao hiệu quả, duy trì,
điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, kết thúc); đối
với kinh tế - xã hội (xem xét sự tác động đối với

kinh tế, xã hội và đảm bảo tác động đó là tích
cực, đúng hướng, tạo ra đồng thuận xã hội, hạn
chế các vấn đề xã hộ phát sinh); đối với năng
lực quản lý nhà nước (thể hiện tư duy, năng lực
quản lý, điều hành của chính phủ; tạo ra bài học
kinh nghiệm quản lý, ban hành, thực thi chính
sách sau này).
08/05/2015

14


2. Phân tích đánh giá chính sách
2.1. Phân tích đánh giá chung về chính sách:
Là việc sử dụng các phương pháp, biện pháp khoa học
để xem xét, đánh giá kết quả CS trên cơ sở hiện thực
hóa các mục tiêu đề ra về các lượng và chất; mục tiêu
chung và các mục tiêu bộ phận; mục tiêu trực tiếp và
gián tiếp.
* Nội dung: đánh giá chung về sứ mệnh của chính sách;
mức độ khả thi; về khả năng ứng phó của chính sách; về
thời hạn tồn tại của chính sách; tương lai của chính
sách...
* Phương pháp: điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, hệ
thống hóa...


2. Phân tích đánh giá chính sách
2.2. Phân tích đánh giá tác động, ảnh hưởng của CS:
Là việc phân tích để xem xét, đánh giá ảnh hưởng của

chính sách đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội
và đối với sự phát triển của xã hội nói chung

* Nội dung: Đánh giá các tác động về kinh tế, chính trị, xã
hội, thể chế, năng lực quản lý...; tác động dương tính,
âm tính, ngoại biên; tác động trực tiếp, gián tiếp...


3. Tiêu chí đánh giá chính sách công
3.1. Khái niệm, vai trò của tiêu chí đánh giá chính sách
3.1.1. Khái niệm:
Tiêu chí đánh giá chính sách là các chuẩn mực để các
nhà phân tích dựa vào đó xem xét, nhận định, so sánh
về giá trị các kết quả thực hiện một chính sách nhằm lựa
chọn phương án chính sách hoặc đánh giá để biết được
kết quả thực thi chính sách.
- Chuẩn mực: là các hệ giá trị
- Là căn cứ để xây dựng, đánh giá và lựa chọn.
- Là yếu tố tạo tính khoa học cho việc xây dựng, đánh giá,
lựa chọn chính sách.


3.1. Khái niệm, vai trò của tiêu chí đánh giá CS
3.1.2. Vai trò:
- Là căn cứ xác định được khi nào thì vấn đề sẽ được giải
quyết, khi nào một chính sách hợp lý đã xây dựng xong.
- Là căn cứ so sánh các phương án chính sách đệ trình để
đưa ra lời khuyến nghị lựa chọn tốt nhất.
- Là căn cứ lựa chọn giải pháp hợp lý nhất.
- Giúp tránh được sự chi phối, cám dỗ làm chệch hướng

trong quá trình xây dựng, lựa chọn các phương án CS.
- Có thể giúp xác định rõ các giá trị, mục đích, mục tiêu
của nhóm đối tượng thụ hưởng, xác định rõ những kết
quả đầu ra của mỗi giải pháp.


3.2. Yêu cầu thiết lập các tiêu chí đánh giá CS
- Tiêu chí phải rõ ràng
- Tiêu chí phải nhất quán
- Tiêu chí phải đảm bảo tính khái quát
- Tiêu chí phải đảm bảo tính hợp pháp
- Tiêu chí phải đảm bảo tính thời điểm
- Tiêu chí phải dễ thực hiện và không tốn kém
- Tiêu chí phải cung cấp đầy đủ thông tin, đặc biệt là thông
tin quan trọng.
- Phải xác định được tiêu chí trọng tâm, cơ bản.


3.3. Các tiêu chí thường dùng trong đánh giá CS
3.3.1. Tiêu chí hiệu quả
Tiêu chí hiệu quả là thước đo đánh giá việc chính
sách sẽ đạt được (trong đánh giá lựa chọn) hoặc đã
đạt được (trong đánh giá thực thi) các mục tiêu, mục
đích đã xác định/ mong muốn/ kỳ vọng.


3.3.1. Tiêu chí hiệu quả
• Lưu ý:

- Là tiêu chí cơ bản, phổ biến nhất, căn cứ quan trọng

nhất để đánh giá chính sách thành công hay thất bại.

- Các xác định hiệu quả: E = B – C ≥ 0
- Khó khăn: 1 CS thường có nhiều mục tiêu khác nhau;
nhiều CS cùng thực hiện 1 mục tiêu; có những mục tiêu
chỉ có thể đạt được trong một thời gian dài; việc ước
lượng những kết quả sẽ đạt được là không dễ dàng do
các điều kiện thực tiễn luôn biến đổi, khó dự báo; khả
năng sai lệch hoặc khó định lượng của thông tin đo
lường; những tác động không mong muốn của CS; sự
tác động do ý muốn chủ quan của các nhà chính trị, nhà
hoạch định CS...


3.3.2. Tiêu chí công bằng
Là việc đánh giá các đối tượng thụ hưởng chính
sách có được đối xử công bằng trong quá trình thực
thi chính sách hoặc được phân phối công bằng các
kết quả cuối cùng của chính sách hay không.


3.3.2. Tiêu chí công bằng
* Lưu ý:
- Công bằng trong quá trình thực thi CS và trong quá
trình phân phối các kết quả cuối cùng của CS.
- Công bằng dọc: các nhóm đối tượng khác nhau thì
đối xử khác nhau. Công bằng ngang: các nhóm đối
tượng giống nhau thì đối xử như nhau.
- Công bằng mang tính tương đối và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: sự can thiệp của nhà nước; cách thức

tính toán, phân phối; sự khác biệt đa dạng của các
đối tượng thụ hưởng về xuất phát điểm, hệ giá trị,
văn hóa, tôn giáo...


3.3.2. Tiêu chí công bằng
* Hiệu quả và công bằng:
- Hiệu quả là xét đến kết quả chung/ vĩ mô của cả
chính sách đối với toàn bộ xã hội; công bằng là xét
cụ thể các đối tượng cụ thể.
- Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ
mật thiết. Một chính sách công cần phải cân bằng cả
hai tiêu chí này. Trong nhiều trường hợp, xuất hiện
sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả.
- Việc đánh giá, lựa chọn tính hiệu quả và tính công
bằng phụ thuộc vào nhiều tiêu chuẩn cụ thể, trong
từng điều kiện, hoàn cảnh, vấn đề cụ thể.


3.3.3. Tính hữu hiệu:
Là việc đánh giá khả năng tối ưu hóa hiệu quả của
chính sách công (E lớn nhất), phản ánh việc đạt
được mục tiêu/ lợi ích/ đầu ra trong mối quan hệ với
nguồn lực/ chi phí/ đầu vào.
- Nhấn mạnh việc phân bổ các nguồn lực để đạt lợi
ích cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Đây là động
lực để thúc đẩy việc cải tiến, sáng tạo các biện pháp
CS; là căn cứ để so sánh các phương án CS với
nhau.
- Không phải mọi lợi ích đều có thể định lượng được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×