Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

chính sách công Chương 04.DTDung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 31 trang )

CHÍNH SÁCH CÔNG
Học viện Chính sách và Phát triển
Khoa Chính sách công
ThS. Đỗ Tiến Dũng
Năm học 2014-2015

08/05/2015

1


Bài 4:

Thực thi chính sách công
Học viện Chính sách và Phát triển
ThS. Đỗ Tiến Dũng
Năm học 2014-2015

08/05/2015

2


Bài 4:

Thực thi chính sách công
1. Khái quát về thực thi chính sách
2. Quy trình và biện pháp thực thi chính sách
3. Vấn đề thực thi CS một cách chủ động và sáng tạo
4. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả thực thi CS


08/05/2015

3


1. Khái quát về thực thi chính sách
1.1. Khái niệm:
• Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách
công vào thực tiễn thông qua hoạt động có tổ chức
của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm đạt
được mục tiêu chính sách.
• Lưu ý:
• Là việc giải quyết trên thực tế các mục tiêu CS, tác động vào

xã hội.
• Chủ thể thực thi chính sách trước hết, chủ yếu và quan
trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước.
• Giai đoạn thực thi được coi là giai đoạn tổng hợp của cả 3
giai đoạn trong quy trình chính sách, tức bao gồm cả yếu tố
hoạch định và đánh giá chính sách.


1. Khái quát về thực thi chính sách
1.1. Khái niệm:
1.2. Vị trí, vai trò:
- Có vị trí trung tâm, kết nối các giai đoạn trong quy trình CS
- Có vai trò quyết định trong
việc đưa CS vào cuộc sống. Vì
vậy, có vai trò quyết định đối với
thành công hay thất bại của CS.

- Là căn cứ để khẳng định tính
đúng đắn của chính sách công
- Giúp cho chính sách công
ngày càng hoàn thiện hơn.

Tốt

Tốt

Xấu

Xấu


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1. Các giai đoạn thực thi chính sách:
VĐ XH

Nghị trình

Hoạch định

Tuyên truyền

Dự thảo

Ban hành CS

Thực thi


Lập KH

Chuẩn bị

Đánh giá

Triển khai

Kiểm soát


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1. Quy trình:
2.1.1. Tuyên truyền
- Phổ biến, thông tin, thuyết phục về chính sách đến
các đối tượng liên quan
- Mục đích, vai trò: Giúp nhận thức về mục tiêu và biện
pháp của CS, tạo sự ủng hộ và đồng thuận trong xã
hội.
- Hình thức tuyên truyền: trực tiếp và gián tiếp. ->


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1.2. Lập kế hoạch
- Là việc xây dựng chương trình hành động chi tiết và
cụ thể nhằm thực thi chính sách, bao gồm việc: xác
định các hoạt động và thứ tự các hoạt động cần triển
khai; xác định các bên liên quan cần tham gia; xác
định các nguồn lực tương ứng và cần thiết; xác định
thời gian, tiến độ hoàn thành.

- Kế hoạch thực thi ở cấp nào do cấp đó thông qua và
điều chỉnh, bổ sung.


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1.3. Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Là việc huy động sẵn sàng các nguồn lực vật chất
cần thiết để đảm bảo cho chính sách được thực hiện
- Bao gồm: Kinh phí và các loại hình vật chất khác: đất
đai, cơ sở hạ tầng...
- Nguồn kinh phí: Nhà nước, xã hội.


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1.4. Chuẩn bị tổ chức
- Là việc xây dựng bộ máy và nguồn nhân sự tương
ứng để thực thi CS
- Bao gồm:
- Xây dựng tổ chức bộ máy: xác định chức năng, nhiệm
-

vụ
Xác định nhân sự, cán bộ.
Xây dựng chương trình hành động trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được phân công
Ban hành văn bản hướng dẫn
Tổ chức tập huấn


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS

2.1.5. Thực nghiệm chính sách
- Là việc thực hiện CS trong một phạm vi và với
những điều kiện nhất định để đánh giá đầy đủ hơn về
tính khả thi của CS trước khi triển khai chính thức.
- Có thể tiến hành thực nghiệm từng bước ở từng giai
đoạn của CS; thực nghiệm ở nhiều nơi với những
điều kiện, môi trường khác nhau.
- Kết quả thực nghiệm là cơ sở để triển khai chính
sách chính thức. Vì vậy, sau thực nghiệm cần đánh
giá nghiêm túc, đầy đủ và toàn diện.


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1.6. Triển khai toàn diện
- Là việc triển khai thực hiện CS vào thực tiễn trong
toàn hệ thống.
- Bao gồm hàng loạt các hoạt động được tổ chức theo
kế hoạch cùng với việc vận hành đồng bộ các yếu tố
trong tổ chức bộ máy và sử dụng tất cả các điều kiện
vật chất cần thiết.


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.1.7. Điều phối và kiểm soát
- Là việc phân công, phối hợp và kiểm tra, đôn đốc,
đánh giá chính sách trong suốt quá trình thực hiện.
- Mục đích: phát hiện kịp thời những sai sót trong
thực thi để điều chỉnh; bảo đảm định hướng và sự
thống nhất của mục tiêu; bảo đảm tiến độ thực hiện;
kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực...



2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.2. Các biện pháp thực thi chính sách cơ bản

Hành
chính

Quy định, mệnh lệnh, phục tùng

Kinh tế

Đòn bẩy, động cơ, lợi ích kinh tế

Thuyết
phục

Tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn,
nêu gương để tự giác.

Cưỡng
chế

Cưỡng chế hình sự, dân sự, kỷ luật,
hành chính


2. Quy trình và biện pháp thực thi CS
2.2. Các biện pháp thực thi chính sách cơ bản
* Lưu ý:

- Mỗi biện pháp có ưu điểm và hạn chế khác nhau.
- Việc lựa chọn biện pháp phù hợp là quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của CS
- Lựa chọn biện pháp cần chú ý tới các điểm sau: đặc
trưng và tính chất của biện pháp; sự phù hợp của biện
pháp với hoàn cảnh, môi trường, điều kiện nguồn lực;
phân biệt rõ bản chất với hiện tượng để xác định biện
pháp tương ứng, phù hợp


3. Chủ động và sáng tạo trong thực thi CS
3.1. Cần thống nhất giữa tính nguyên tắc và tính linh
hoạt trong quá trình thực thi chính sách
• Tính nguyên tắc: Là việc tuân thủ và bảo đảm tuân thủ

những phương pháp, cách thức, quy trình giải quyết vấn
đề xuyên suốt quá trình thực thi chính sách

• Tính linh hoạt: Là khả năng điều chỉnh, thay đổi cách

thức tổ chức thực thi cho phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh thực tế.


3. Chủ động và sáng tạo trong thực thi CS
3.1. Cần thống nhất giữa tính nguyên tắc và tính linh
hoạt trong quá trình thực thi chính sách
• Tính nguyên tắc và tính linh hoạt không mâu thuẫn,

triệt tiêu nhau, mà thống nhất, bổ sung, hỗ trợ nhau,

bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong thực thi CS.
• Cần tránh 2 xu hướng cực đoan: 1 là tuyệt đối hóa
nguyên tắc dẫn đến máy móc, giáo điều; 2 là tuyệt đối
hóa linh hoạt dẫn đến tùy tiện, không thống nhất


3. Chủ động và sáng tạo trong thực thi CS
3.2. Hoạt biến chính sách
- Là việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách
trong quá trình thực thi.
- Tính hoạt biến có mâu thuẫn với tính dự báo được?
- Nguyên nhân:
- Do các yếu tố khách quan như hoàn cảnh, môi trường
thay đổi; sự phản ứng từ công chúng...
- Do các yếu tố chủ quan như: kỹ năng dự báo, hoạch
định chính sách; ý muốn chủ quan của chủ thể quản
lý.


3. Chủ động và sáng tạo trong thực thi CS
3.3. Hiện tượng “trên có chính sách – dưới có đối
sách”
-Nguyên nhân:
+ Do có sự bất hợp lý, mâu thuẫn giữa
chính sách với thực tiễn, hoặc chính
Chính
sách không theo kịp thực tiễn.
sách
+ Do chính sách chưa chặt chẽ, chưa
bao quát đủ các đối tượng, tình huống.

Đối sách
+ Do tính vụ lợi, động cơ cá nhân của
đối tượng thực thi.
- Phát hiện kịp thời, hoàn thiện chính
sách, tăng cường chế tài, ...


4. Các nhân tố ảnh hưởng
hiệu quả thực thi chính sách

Tự
thân

Môi
trường

Nguồn
lực
THỰC THI
CHÍNH SÁCH

Biện
pháp

Chủ
thể
Đối
tượng



4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
thực thi chính sách
4.1. Nhân tố tự thân chính sách
- Tính chất phức tạp và mức độ bao phủ của vấn đề CS
- Mức độ khó khăn, phức tạp về kỹ thuật
- Tính đa dạng và mức độ liên quan của vấn đề
- Quy mô của nhóm mục tiêu

- Chất lượng chính sách
- Mục tiêu rõ ràng, chính xác, nhất quán
- Xác định rõ các nhân tố bản chất, chủ yếu dẫn đến vấn đề
CS
- Đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo mục tiêu CS ko bị các CS
mâu thuẫn hủy hoại


4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
thực thi chính sách
4.2. Nguồn lực cho thực thi chính sách
- Các yếu tố nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin
- Yêu cầu nguồn lực: Đầy đủ, kịp thời, chính xác
- Thời gian thực hiện hợp lý
- Quản lý các nguồn lực thống nhất, chặt chẽ.

“Một trong những cách chắc chắn nhất để giết chết một
chương trình thực thi chính sách là lấy đi nguồn lực tài
chính cần thiết cho nó” (Nguyễn Hữu Hải, 2010)


4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

thực thi chính sách
4.3. Chủ thể thực thi chính sách
- Năng lực nhận thức và trình độ quản lý của chủ thể
- Năng lực thực thi trên thực tế: Tính chủ động, tính sáng
tạo, kỹ năng dự báo, khả năng học hỏi kinh nghiệm, khả
năng ứng dụng khoa học kỹ thuật... của chủ thế
- Công tác tổ chức: phân công rõ ràng trách nhiệm; phối
hợp nhịp nhàng, hiệu quả, thống nhất trong thực thi.
- Sự thống nhất lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể; lợi ích
chung và lợi ích riêng
- Đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật công vụ
- Đặc điểm văn hóa, truyền thống của chủ thể.


4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
thực thi chính sách
4.4. Đối tượng thực thi chính sách
- Trình độ dân trí, nhận thức, ý thức chính trị của đối
tượng
- Sự ủng hộ của các nhóm lợi ích: Tiềm năng chính trị,
kinh tế của các nhóm; động cơ và lợi ích của các nhóm.
- Sự đồng thuận trong xã hội: lòng tin của nhân dân; sự
đồng tình, ủng hộ của đa số đối với chính sách
“Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm
nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành
tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối...”.
(TBT. Nguyễn Phú Trọng)


4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

thực thi chính sách
4.5. Biện pháp thực thi chính sách
- Sự phù hợp của biện pháp thực thi với điều kiện, hoàn
cảnh và các yếu tố đặc trưng
- Tính đồng bộ và hệ thống của biện pháp.
4.6. Sự biến đổi của hoàn cảnh, môi trường
- Môi trường tự nhiên và và môi trường xã hội: môi trường
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ
- Hoàn cảnh trong nước và bối cảnh quốc tế.


×