Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 226 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
WXWXWX

NGÔ VĂN HẬU

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ

: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH



HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
WXWXWX

NGÔ VĂN HẬU

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số

: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Ngọc Song
Giáo viên hướng dẫn 2: TS. Đỗ Thị Thục

HÀ NỘI - 2016

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Ngô Văn Hậu

Ngô Văn Hậu

Ngô Văn Hậu

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ................................................. 11 
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI .......................... 11
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DNTM ................................ 11
1.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lí trong doanh nghiệp thương
mại ....................................................................................................... 17
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI ......................................................................... 18

1.3. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI .................................. 21
1.3.1. Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán .............................................. 21
1.3.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán ............................................ 22
1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI ......................................................................... 24
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán ...................... 25
1.4.2. Tổ chức thu nhận, xử lý và kiểm tra thông tin kế toán qua hệ thống
chứng từ kế toán ................................................................................... 37
1.4.3. Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán qua hệ thống tài
khoản và sổ kế toán .............................................................................. 43 

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

1.4.4. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán qua hệ thống báo cáo tài chính
và báo cáo kế toán quản trị ................................................................... 49 
1.4.5. Tổ chức kiểm tra kế toán ............................................................ 54 
1.4.6. Tổ chức ứng dụng tin học trong tổ chức công tác kế toán và đặc
điểm, định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
của DNTM ........................................................................................... 56 
1.5. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ ................................................................. 59 
1.5.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán
quốc gia. .............................................................................................. 59 
1.5.2. Các quan điểm xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông lệ kế toán quốc tế ........................ 60 
1.6. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .......... 63 
1.6.1. Kinh nghiệm triển khai, ban hành khuôn khổ pháp lý về kế toán
làm cơ sở tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp ................................ 64 
1.6.2. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ở Cộng Hòa
Pháp ..................................................................................................... 65 
1.6.3. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ở Mỹ ............. 69 
1.6.4. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp ở Nhật bản .................... 70 
1.6.5. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp ở Trung quốc ................ 72 
1.6.6. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp trong điều
kiện ứng dụng ERP............................................................................... 73 
1.6.7. Bài học kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán cho các doanh
nghiệp thương mại Việt Nam................................................................ 74 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 77 
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .... 78 
Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI CẢ NƯỚC VÀ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....................................................................... 78 
2.1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thương mại cả nước và
trên địa bàn Hà Nội .............................................................................. 78 
2.1.2. Quá trình phát triển doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà
Nội ....................................................................................................... 82 
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KỀ TOÁN TRONG CÁC
DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................................... 85 
2.2.1. Thực trạng khuôn khổ pháp lý về kế toán của Việt Nam ảnh hưởng

đến tổ chức công tác kế toán trong các DNTM ..................................... 85 
2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn
Hà Nội .................................................................................................. 93 
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI........... 115 
2.3.1. Ưu điểm .................................................................................... 115 
2.3.2. Hạn chế..................................................................................... 119 
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................ 128 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 130 
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TRONG CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................... 131 
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ........................................................................................ 131 
3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ....... 133 
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải phù
hợp và đảm bảo tuân thủ pháp luật kế toán và chính sách, chế độ về quản
lý kinh tế tài chính, thuế ..................................................................... 133 
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải đảm bảo
phù hợp với định hướng đổi mới và phát triển hệ thống DN Việt Nam. 134 
Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải đảm
bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin kinh tế tài chính cho công tác
quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô ...................................... 135 
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM phải đảm
bảo tính hiệu quả và có tính khả thi .................................................... 135 

3.3. NỘI DUNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DNTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................................... 136 
3.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán áp dụng cho các doanh
nghiệp................................................................................................. 136 
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán ... 145 
3.3.3. Hoàn thiện về tổ chức thu nhận, xử lý và kiểm tra thông tin kế toán ..... 151 
3.3.4. Hoàn thiện hệ thống hóa thông tin kế toán qua hệ thống tài khoản và sổ
kế toán ................................................................................................ 154 
3.3.5. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống BCTC và hệ
thống báo cáo kế toán quản trị ............................................................ 164 
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP........................................... 171 
3.4.1. Đối với Nhà nước ..................................................................... 171 
3.4.2. Đối với các Hội nghề nghiệp .................................................... 173 
3.4.3. Đối với các DNTM .................................................................. 174 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 175 
KẾT LUẬN ............................................................................................... 176 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCTC


Báo cáo tài chính

BTC

Bộ Tài chính

CĐKT

Chế độ kế toán

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CH

Cửa hàng

CTCP

Công ty cổ phần

CTGS

Chứng từ ghi sổ

DN

Doanh nghiệp


DNTM

Doanh nghiệp thương mại

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTGT

Giá trị gia tăng

HN

Hà Nội

NKCT

Nhật ký chứng từ

NKC

Nhật ký chung

NKSC

Nhật ký sổ cái

QLDN


Quản lý DN

SXKD

Sản xuất kinh doanh

KQHDKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

KTTC

Kế toán tài chính

KTQT

Kế toán quản trị

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TKKT

Tài khoản kế toán

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung ................................ 28
Sơ đồ 1.2: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán ................................. 33
Sơ đồ 1.3: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán .... 35
Sơ đồ 2.1: Số DNTM đăng ký thành lập mới hàng Quý năm 2013-2014 ...... 78
Sơ đồ 2.2. Theo dõi chi tiết chi phí bán hàng ở các DNTM trên địa bàn Hà
Nội ............................................................................................................. 107
Sơ đồ 2.3. Theo dõi chi tiết chi phí quản lý DN ở các DNTM trên địa bàn Hà
Nội ............................................................................................................. 108
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong các DNTM trên
địa bàn Hà Nội ........................................................................................... 149

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng siêu thị có đến 31/12 hàng năm ở các khu vực đô thị lớn..... 79
Bảng 2.2: Số lượng DNTM đang hoạt động tính đến ngày 31/12/2014 ........ 80
Bảng 2.3: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán áp dụng trong các đơn vị khảo
sát................................................................................................................. 94
Bảng 2.4. Trình độ nhân viên kế toán trong các DNTM trên địa bàn HN ..... 97
Bảng 2.5: Hình thức kế toán áp dụng trong các đơn vị khảo sát năm 2014 ... 109
Bảng 2.6: Chi tiết doanh thu và kết quả kinh doanh Tháng 3/2014 ............ 110

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

1
M U

1. Tớnh cp thit ca ti
Trong nhng nm gn õy, k toỏn Vit Nam khụng ngng c i
mi, gúp phn nõng cao hiu qu ca cụng tỏc qun lý kinh t ti chớnh thụng
qua cụng c hu hiu ny. Nn kinh t nc ta ó v ang hi nhp sõu vo
kinh t th gii, k toỏn cng tr nờn quan trng trong vic cung cp thụng tin
v kinh t ti chớnh phc v cho cụng tỏc iu hnh quỏ trỡnh SXKD ca cỏc
DN. Khuyn khớch, h tr phỏt trin DN l mt trong nhng ch trng ln
ca ng v nh nc thc hin chin lc phỏt trin kinh t, xó hi, thc
hin s nghip cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc, ng thi m bo s
phỏt trin bn vng nn kinh t nc ta trong iu kin hi nhp ngy cng
sõu vi th gii v khu vc.
DNTM nc ta ó v ang phỏt trin mnh c v s lng v cht

lng, gúp phn quan trng vo vic phỏt trin kinh t - xó hi, nõng cao
ngun thu ca ngõn sỏch nh nc v gii quyt vic lm cho ngi lao ng.
Trong iu kin hi nhp kinh t th gii v khu vc, vn t chc cụng tỏc
k toỏn l nhim v trng yu ca cỏc doanh nghip nhm nõng cao nng lc
cnh tranh, m bo phỏt trin bn vng. K toỏn l cụng c quan trng trong
h thng cụng c qun lý ca doanh nghip cn phi c i mi mt cỏch
ton din nhm cung cp thụng tin v hot ng sn xut kinh doanh phc v
quỏ trỡnh iu hnh hot ng cho nh qun lý. Trong những năm qua Nhà
nớc, Bộ Tài chính đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về kế toán:
Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các văn bản hớng dẫn,Tuy nhiên, trên
thực tế việc tổ chức công tác kế toán đối với các DNTM trờn a bn H Ni
cũn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thống nhất. Mặt khác qua quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu cha có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu về tổ chức công
tác kế toán trong các DNTM trờn a bn H Ni. Do ú, nghiờn cu ti
T chc cụng tỏc k toỏn trong cỏc doanh nghip thng mi trờn a bn
H Ni l vn va cú ý ngha v lý lun, va cú ý ngha thc tin.
Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

2

2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn
những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM.
- Qua khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM
trên địa bàn Hà Nội những năm qua, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng và
rút ra những ưu điểm, hạn chế của tổ chức công tác kế toán trong các DNTM
trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác

kế toán trong các DNTM nói chung, trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức
công tác kế toán trong các DNTM.
- Phạm vi nghiên cứu: các nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu
vào tổ chức công toán kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Luận án
nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu về tổ chức công tác kế
toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội trong 2 năm 2013 và 2014. Trên địa
bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
bao gồm các hoạt động kinh doanh nội thương, ngoại thương, dịch vụ. Song,
luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu, khảo sát đánh giá và đề xuất hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán trong các DNTM kinh doanh nội thương, không
nghiên cứu các DNTM với tư cách là công ty mẹ.
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế và sử dụng linh hoạt các
phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng để
phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin làm cơ sở đưa ra các nhận định, đánh
giá thực trạng tổ chức công tác kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội,
đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp.

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

3

Tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp (PP) nghiên cứu khác

nhau như: PP điều tra, phỏng vấn sâu, phân tích, hệ thống hóa; PP khảo sát,
ghi chép; PP tổng hợp, phân tổ thống kê; PP quy nạp, diễn giải, so sánh; PP
thực chứng… để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình bày các vấn đề có liên
quan đến tổ chức công tác kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thu thập, xử lý dữ liệu
Để có được các đánh giá thực tiễn từ các DNTM trên địa bàn Hà Nội,
tác giả đã khảo sát 65 DN. Trong đó, có 20 DN thuộc các cơ quan, bộ, ngành
Trung ương quản lý, 45 DN địa phương quản lý. Trong số đó có 25 DN quy
mô lớn, 40 DNNVV thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như DNNN,
CTCP, công ty TNHH. Với quy mô khảo sát này, tác giả thu thập thông tin về
thực trạng tổ chức công tác kế toán trên cơ sở các phương pháp phát phiếu
điều tra, thực hiện phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo công ty, kế toán trưởng,
nhân viên kế toán đang làm việc tại các DN này qua điện thoại, thư điện tử...
Bên cạnh nguồn số liệu sơ cấp đó, tác giả còn sử dụng số liệu thứ cấp mà chủ
yếu từ các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê và các nguồn khác đã
được công bố.
4.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát;
các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các dữ
liệu do cơ quan thống kê thực hiện thu thập.
Trong quá trình nghiên cứu luận án nguồn dữ liệu thứ cấp phục chủ yếu
cho việc nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán của
các DNTM nói chung và các DNTM trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Cụ thể:
(1) Nghiên cứu, tổng hợp văn bản pháp lý về kế toán, kinh tế tài chính,
thuế có liên quan hoặc áp dụng cho các DN và DNTM như sau:
- Các văn bản pháp lý về kế toán qua các thời kỳ (Luật kế toán và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán, CMKT quốc tế, CMKT Việt Nam,
chế độ kế toán DN, thông tư hướng dẫn thực hiện các CMKT…)
Footer Page 13 of 258.



Header Page 14 of 258.

4

- Luật DN và các văn bản pháp lý về quản lý kinh tế tài chính, thuế…áp
dụng cho DN, các văn bản pháp lý về quản lý, hỗ trợ cho DN nói chung, trong
đó có DN nhỏ và vừa.
Các văn bản pháp qui trên được truy cập trên Google, và website sau:
ketoan.com.vn; botaichinh.com; ….
(2) Tổng hợp các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán của các
DNTM từ các giáo trình chuyên ngành của các trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại...Nguồn tài liệu này tác giả thu
thập tại thư viện của các cơ sở đào tạo này.
(3) Tổng hợp kinh nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước từ các Luận
án Tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề tổ chức công tác kế toán của các DN và
DNTM đã được bảo vệ trước năm 2014. Nguồn tài liệu này tác giả thu thập
tại thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện các trường Đại học.
(4) Tổng hợp kinh nghiêm vận dụng CMKT quốc tế của một số nước
thông qua các sách chuyên khảo, tạp trí và các trang website trong và ngoài
nước.
(5) Tham khảo các ý kiến phân tích, bình luận của các chuyên gia trên
Google, các tạp trí, các trang website và các phương tiện truyền thông.
Luận án sử dụng một số nguồn thông tin thứ cấp như các công trình
nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên môn của
các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác: Bộ Tài chính, Tổng cục
thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Nguồn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu tác giả tự thu thập, khảo sát hoặc phỏng
vấn sâu. Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu khảo sát về

thực trạng tổ chức công tác kế toán thu nhận được từ các DN tham gia trả lời;
các thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra qua bảng
câu hỏi được tác giả thiết kế theo mẫu trình bày trong phụ lục số 1, phụ lục số
2 và được gửi đến các DN bằng thư điện tử, đường bưu điện. Số lượng phiếu
Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

5

khảo sát được gửi đi là 200 phiếu cho 65 DN. Số lượng phiếu khảo sát thu về
là 143 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ phản hồi là 71,5%. Đối tượng được khảo sát là
các cán bộ kế toán, các nhà quản trị của các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Mục
đích khảo sát là tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DN
trên. Ngoài gửi phiếu khảo sát, tác giả còn thực hiện các buổi phỏng vấn trực
tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, khảo sát thực tế tại môt số DNTM trên địa bàn
Hà Nội. Đối tượng được khảo sát, phỏng vấn có ảnh hưởng quan trọng đến
chất lượng khảo sát. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về tổ chức công tác
kế toán, tác giả chọn 2 nhóm đối tượng được khảo sát và phỏng vấn là các cán
bộ kế toán và các nhà quản trị. Các cán bộ kế toán là những người am hiểu về
hệ thống kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán trong các DN nói
riêng. Khảo sát các cán bộ kế toán để đánh giá nhận thức của họ đối với tổ
chức công tác kế toán trong các DNTM. Các nhà quản trị là những người sử
dụng thông tin kế toán để ra các quyết định. Thông qua khảo sát và phỏng vấn
các nhà quản trị có thể đánh giá sự hiểu biết của họ về vai trò tổ chức công tác
kế toán và sự hài lòng của các nhà quản trị đối với thông kin kế toán.
- Xử lý và trình bày kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành điều tra khảo sát (phụ lục 1) và phỏng vấn chuyên sâu
(phụ lục 2), kết quả khảo sát được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích bằng

phương pháp thống kê. Các kết quả tính toán và trình bày dưới dạng sơ đồ,
bảng biểu hoặc đoạn văn để rút ra các kết luận về thực trạng tổ chức công tác
kế toán của các DNTM trên địa bàn Hà Nội.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về ý nghĩa khoa học: luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm những
vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM: nhiệm vụ,
nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán.
- Về ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua khảo sát thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các
DNTM trên địa bàn Hà Nội, luận án đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế
Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

6

toán ở các DNTM này trên 2 góc độ khuôn khổ pháp luật và tổ chức thực
hiện. Qua đó, có những đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
của thực trạng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các
DNTM trên địa bàn Hà Nội, và phân tích những điều kiện để thực hiện các
giải pháp đã đề xuất.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các DNTM.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên
địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các DNTM trên

địa bàn Hà Nội
7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án nhằm
phân tích, đánh giá các công trình đã công bố của các tác giả khác nhau để
thấy được những kết quả nghiên cứu cũng như những vấn đề còn tiếp tục phải
nghiên cứu. Do mỗi thời kỳ khác nhau, sự phát triển của kinh tế xã hội cũng
khác nhau nên các đề tài nghiên cứu chỉ có thể đạt được những kết quả tương
ứng với thời gian nghiên cứu. Khi có sự thay đổi về thời gian cũng như trình
độ phát triển của kinh tế xã hội thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các vấn
đề còn hạn chế trước đây.
Tổ chức công tác kế toán trong các DN thuộc mọi loại hình và mọi thành
phần kinh tế luôn là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính
của các DN. Bất kể DN nào, vấn đề tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa
học đều được những nhà quản lý và nhà chuyên môn quan tâm đúng mức. Vì
chỉ có tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán mới có thể cung cấp được

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

7

những thông tin trung thực, chính xác và kịp thời cho việc điều hành quá trình
SXKD của DN.
Từ trước năm 2000 đã có những công trình nghiên cứu khoa học ứng
dụng vấn đề lý luận vào thực tiễn và đã đạt được hiệu quả nhất định như đề tài
" Tổ chức công tác kế toán ở công ty Vật liệu chất đốt Việt Trì" của tác giả
TS.Ngô Thế Chi làm chủ nhiệm đã vận dụng lý luận vào xử lý vấn đề tổ chức
công tác kế toán ở công ty này, đề tài đã được Công ty triển khai thực hiện

tốt, tạo điều kiện cho công tác kế toán của công ty tăng thêm tính hiệu quả.
Tuy nhiên, khi đó tổ chức công tác kế toán quản trị chưa được các nghiên cứu
nên cũng có những hạn chế nhất định. Sau thời gian này, đề tài "Tổ chức công
tác kế toán tại công ty Xây dựng 405 Thành phố Việt Trì” cũng được tác giả
TS. Ngô Thế Chi cùng nhóm các thầy giáo Trường Đại học Tài chính , Kế
toán Hà Nội triển khai thực hiện cũng đem lại hiệu quả tốt cho Công ty 405.
Song, vẫn chưa khắc phục được vấn đề về tổ chức kế toán quản trị. Cùng thời
gian này tác giả TS. Ngô Thế Chi và TS. Vương Đình Huệ cũng triển khai
nghiên cứu đề tài "Tổ chức công tác kế toán tại Liên Hiệp Đường sắt Việt
Nam", đề tài đã nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán cho một đơn
vị lớn, nhiều đơn vị phụ thuộc và đã ứng dụng tốt cho Liên Hiệp này. Tuy
nhiên, tổ chức công tác kế toán quản trị cũng chỉ mới đưa ra những vấn đề rất
sơ lược.
Năm 2005 đề tài luận án tiến sỹ "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán
trong các công ty cổ phần ở Việt Nam" của TS. Đinh Thị Mai, đã hệ thống
hóa lý luận về tổ chức công tác hạch toán kế toán ở các CTCP, đồng thời
nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán trong các CTCP,
qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, một số vấn đề hoàn
thiện về phân tích BCTC và báo cáo kế toán quản trị vẫn nghiên cứu chưa sâu
sắc, nhất là trong các DNTM .
Đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các
DN nhỏ và vừa nhằm tăng cường công tác quản trị DN” của TS. Ngô Thị
Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

8

Thu Hồng năm 2007 đã hệ thống hóa được những nguyên tắc cơ bản về tổ

chức công tác kế toán DN nhỏ và vừa. Thông qua khảo sát thực tiễn về tổ
chức công tác kế toán trong một số DNNVV thuộc các loại hình SXKD khác
nhau, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện về tổ chức công tác
kế toán, song chỉ mới giới hạn đối với DNNVV, chưa đi sâu nghiên cứu trong
lĩnh vực kinh doanh Thương mại, dịch vụ.
Đề tài luận án tiến sỹ "Tổ chức công tác kế toán trong các công ty
chứng khoán Việt Nam" của TS. Nguyễn Mạnh Thiều năm 2011 đã đánh giá
thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam.
Rút ra những ưu điểm và những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán của
các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, mới chỉ giới hạn trong các công ty
chứng khoán, chưa đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại,
dịch vụ.
Đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các
DN thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của TS. Trần Hải Long năm
2011 đã hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về tập đoàn kinh tế, tổ
chức công tác kế toán trong các DN thuộc tập đoàn kinh tế. Tác giả đã có
những đề xuất mang tính khả thi về tổ chức công tác kế toán tại một số DN
thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Song, vấn đề hoàn thiện về tổ
chức công tác kế toán quản trị tại các DN còn chưa được nghiên cứu kỹ.
Đề tài luận án tiến sỹ “Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế
Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con” của tác giả Nguyễn Tuấn
Anh năm 2011 đã đề cập đến tổ chức công tác kế toán chung cho các tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam.
Đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các
công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam” của TS. Ngô Thị Thu Hương
năm 2012 đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế
toán DN sản xuất. Đồng thời, thông qua khảo sát thực tiễn về tổ chức công tác
kế toán trong một số DN sản xuất xi măng Việt Nam thuộc các loại hình sở
Footer Page 18 of 258.



Header Page 19 of 258.

9

hữu khác nhau, tác giả đã đề xuất được những giải pháp hoàn thiện về tổ chức
công tác kế toán, song chỉ mới giới hạn đối với các DN thuộc ngành sản xuất
xi măng, chưa đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh Thương mại, dịch
vụ.
Đề tài luận án tiến sỹ “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong
các DNTM quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” của TS. Trần Thế Nữ năm 2012
đã hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng mô hình kế toán
quản trị chi phí trong các DNTM quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Thông qua
khảo sát thực tiễn về thực trạng công tác quản trị chi phí trong các DNTM
quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, tác giả đã xây dựng được mô hình kế toán
quản trị chi phí, song chỉ mới giới hạn đối với DNTM quy mô vừa và nhỏ.
Đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam” của TS. Nguyễn
Thị Bình Yến năm 2013 đã làm rõ cơ sở lý luận về nguyên tắc, yêu cầu và nội
dung hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sản
xuất – kinh doanh hiện hành ở Việt Nam. Luận án đã chỉ rõ những hạn chế
của HTTK kế toán doanh nghiệp hiện hành như: Quá cứng nhăc, chưa thích
ứng với một nền kinh tế phát triển trong môi trường hội nhập, chưa tạo tính
chủ động sang tạo cho các DN từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện
HTTK kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh.
Trên đây là một số công trình liên quan trực tiếp đến tổ chức công tác
kế toán trong các DN thuộc các loại hình khác nhau. Thực tế, còn rất nhiều
công trình khác cũng có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến lý luận
và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán trong DN. Tuy nhiên, tất cả các công
trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán đã công bố đều tập trung nghiên

cứu tổ chức công tác kế toán áp dụng cho các DN nhà nước, các Tập đoàn
kinh tế lớn, các Tổng công ty mạnh của Việt Nam mà chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu tổ chức công tác kế toán áp dụng cho các DNTM
Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

10

trên địa bàn Hà Nội. Các DNTM trên địa bàn Hà Nội có những đặc thù riêng,
để quản lý các DN này có hiệu quả rất cần có những thông tin kế toán phù
hợp.
Xuất phát từ các lý do trên, các DNTM cần được nghiên cứu tổ chức
công tác kế toán phù hợp. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức công tác
kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội”. Với đề tài này, tác giả mong
muốn sẽ có những đóng góp về lý luận, thực tiễn cũng như tổ chức công tác
kế toán phù hợp với các DNTM.

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

11
Chương 1

LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ

MÁY QUẢN LÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DNTM
Thương mại là một nghành kinh tế độc lập. Kinh doanh thương mại
hoạt động trên lĩnh vực lưu thông, cung cấp tuyệt đại bộ phận hàng hóa, dịch
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các hoạt động thương mại
thường xuyên gắn bó trực tiếp với thị trường, chịu sự chi phối và tác động của
các quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường. Hoạt động thương mại rất đa
dạng và phức tạp, quá trình kinh doanh, vận động của vốn kinh doanh chủ yếu
tuân thủ theo công thức T – H – T’.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNTM được quyền tự chủ
về tài chính, tự chủ về kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, các
DNTM thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước
pháp luật và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam cũng
như các thông lệ của luật pháp quốc tế.
Chức năng cơ bản của Thương mại là tổ chức luân chuyển hàng hóa và
cung cấp các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội cả về số
lượng, chất lượng và kết cấu mặt hàng. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay,
sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, xu hướng hội nhập quốc tế, tự do hóa
thương mại ngày càng phát triển. Trong điều kiện đó, ngành Thương mại nói
chung và các DNTM nói riêng cần phát huy tính chủ động, sáng tạo trong
kinh doanh, khai thác tối đa các lợi thế của mình để kinh doanh đạt hiệu quả
cao nhất.

Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

12


Để thực hiện được điều đó, các DNTM phải huy động tối đa nguồn lực,
tổ chức khai thác mặt hàng, đảm bảo số lượng, chất lượng và kết cấu hàng
hóa đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng đa dạng của xã hội.
Đặc điểm cơ bản của DNTM nội thương ảnh hưởng tới công tác kế
toán, đó là:
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh: lưu chuyển hàng hóa trong DNTM
phát sinh các chi phí kinh doanh thương mại, là tất cả các chi phí liên quan
đến hàng hóa và lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Quán
triệt nguyên tắc giá gốc trong kế toán, toàn bộ các chi phí phát sinh gắn liền
với quá trình thu mua hàng hóa trong kinh doanh thương mại được tính vào
giá thực tế của hàng hóa mua vào, các chi phí liên quan tới việc bảo quản, tiêu
thụ hàng hóa được tính vào chi phí bán hàng, các chi phí liên quan tới việc
quản lý bán hàng, quản lý hành chính và các chi phí mang tính chất chung của
toàn DN được đưa vào chí phí quản lý DN.
- Hoạt động thương mại chịu tác động nhạy bén của cơ chế thị trường.
Đặc điểm này đòi hỏi DNTM phải xuất phát từ nhu cầu thị hiếu tiêu dùng
từng khu vực cũng như vận dụng tốt quan hệ cung cầu để khai thác mặt hàng,
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Theo đó, kế toán phải cung cấp
đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình thị trường cho nhà
quản lý nhằm có các quyết định về phương án kinh doanh tối ưu nhất. Doanh
thu bán hàng của DNTM nói chung, đặc biệt là hoạt động bán lẻ phát sinh chủ
yếu vào các ngày lễ, tết. Do vậy ở các nước, các DNTM các nước phát triển
thường không chọn năm tài chính theo năm dương lịch để phản ánh đúng đắn
hơn tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, ví dụ DNTM chọn
năm tài chính từ ngày 1/10 năm nay đến 30/9 năm sau.
- Đối tượng kinh doanh phức tạp, vòng quay vốn nhanh. Hoạt động
thương mại liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, tập quán tiêu dùng của
các khu vực khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và
trình độ dân trí. Do đó, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin tin cậy để có

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

13

quyết định kinh doanh đúng đắn. Điều này, đòi hỏi kế toán với chức năng thu
nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý cần thiết phải
đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác nên trong việc tổ chức công tác kế toán
phải hợp lý.
- Công nợ tồn đọng nhiều và khó khăn trong thu hồi. Trong điều kiện
hiện nay, để bán được hàng hóa cần thực hiện linh hoạt nhiều hình thức bán
khác nhau như bán hàng theo phương thức bán chịu, bán hàng trả góp, thông
qua các đại lý… Kế toán cần theo dõi chi tiết công nợ với nhà cung cấp và
khách hàng có liên quan tới từng thương vụ giao dịch, mở các sổ, thẻ khách
hàng, nhà cung cấp cho từng đối tượng để theo dõi, lập các báo cáo công nợ
theo yêu cầu quản lý. Mối quan hệ đa dạng dẫn đến rủi ro cao, công nợ tồn
đọng nhiều và khả năng thu hồi nợ khó khăn. Điều này đòi hỏi công tác kế
toán phải cung cấp thông tin chi tiết theo từng đối tượng thanh toán trong
quan hệ mua bán theo từng hình thức/phương thức bán hàng để công khai
minh bạch và thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.
- Đặc điểm về chủng loại mặt hàng: nhiều mặt hàng với chủng loại
nhóm, mặt hàng và tiêu chuẩn khác nhau như hàng nông sản, lương thực, thủy
sản (các mặt hàng này được thu mua phân tán trên khắp cả nước, lại dễ hư
hỏng, kém mất phẩm chất và hoạt động kinh doanh các mặt hàng này mang
tính chất thời vụ), hàng công nghệ phẩm được thu mua từ các DN sản xuất
với nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Mỗi nhóm, mặt hàng có tính chất thương
phẩm khác nhau. Vì vậy, kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng nhóm,
mặt hàng về tình hình nhập – xuất – tồn kho và về tình hình bán hàng. Cần

phải áp dụng hình thức tính giá xuất, giá vốn hàng tồn kho hợp lý, phù hợp
với đặc điểm từng loại hàng hóa của DN. Đối với các mặt hàng có hao hụt tự
nhiên, DN phải xây dựng định mức tiêu hao hợp lý. Các DN kinh doanh đa
dạng các mặt hàng có tính chất thời vụ, mau lỗi mốt nên cần có chính sách giá
linh hoạt và cần có chính sách bảo quản cho phù hợp với từng ngành hàng,
mặt hàng cũng như phải có chính sách xác định hàng kém mất phẩm chất,
Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

14

hàng lỗi mốt, giảm giá và xử lý tài chính, ghi nhận các hoạt động thanh lý,
giảm giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp.
- Đặc điểm về phương thức/ hình thức bán hàng: phương thức/hình thức
bán hàng đa dạng như bán buôn, bán lẻ, bán hàng thông qua đại lý, bán trả
góp, trả chậm dưới nhiều phương thức kinh doanh như cửa hàng, siêu thị,
trung tâm thương mại, bán hàng đa cấp, qua mạng...vì vậy, kế toán bán hàng
cần sử dụng các tài khoản và phương pháp kế toán theo từng phương
thức/hình thức bán hàng, theo dõi chi tiết và lập báo cáo bán hàng theo từng
phương thức/hình thức bán hàng.
- Phương thức kinh doanh trong DNTM rất đa dạng nên khác với các
DN khác, hàng tồn kho trong các DNTM có 2 loại: (i) Hàng thuộc quyền sở
hữu và kiểm soát của DNTM và (ii) hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu
và kiểm soát của DNTM như hàng nhận bán đại lý, ký gửi; hàng nhận của nhà
sản xuất để khuyến mại; hàng do bên bán giao thừa...Đối với các hàng tồn
kho tuy không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát, DNTM cần phải bảo quản
tốt và phải theo dõi số hiện có và tình hình biến động của hàng tồn kho kịp
thời cả số lượng và giá trị vì DNTM vần phải chịu trách nhiệm vật chất với

các bên giao đại lý, với nhà sản xuất và nhà cung cấp về các hàng tồn kho này.
- Đặc điểm về tổ chức kinh doanh, các DNTM tổ chức bán hàng theo
nhiều cách thức khác nhau như mở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương
mại, siêu thị, bán hàng đa cấp, qua mạng....Tùy theo từng cách thức tổ chức
bán hàng mà DNTM thực hiện kế toán hàng tồn kho cho phù hợp, các DNTM
có các siêu thị, trung tâm thương mại kinh doanh tổng hợp các loại hàng hóa
thường hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ còn các
DNTM khác thường hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Bán buôn: Là bán hàng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh để tiếp tục
quá trình lưu thông hàng hóa và thường được bán với khối lượng lớn. Tại
khâu bán buôn, hàng hóa vẫn nằm trong khâu lưu thông và chưa thực hiện
Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.

15

đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Bán buôn có 2 phương thức:
bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
Bán buôn qua kho: theo phương thức này hàng hóa được mua về nhập
kho rồi từ kho của DN mới xuất bán ra. Phương thức này có 2 hình thức:
chuyển hàng và giao hàng trực tiếp.
Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, bên bán xuất hàng từ kho
để chuyển cho bên mua theo thời gian và địa điểm đã ghi trong hợp đồng.
Trong quá trình hàng hóa gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi
nào bên mua đã nhận được hàng và đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán về
số hàng đã nhận, khi đó hàng hóa mới chuyển quyền sở hữu và bên bán được
ghi nhận doanh thu bán hàng.

Hình thức giao hàng trực tiếp: theo hình thức này, bên mua cử người
đến nhận hàng tại bên. Sau khi người nhận hàng đã ký vào hóa đơn xác nhận
về số hàng đã nhận, lúc đó hàng hóa đã chuyển quyền sở hữu, khi đó bên bán
được ghi nhận doanh thu bán hàng.
Bán buôn vận chuyển thẳng: hình thức này gồm 2 hình thức: vận
chuyển thẳng có tham gia thanh toán và vận chuyển thẳng không tham gia
thanh toán.
Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: theo hình thức này,
DNTM mua hàng từ nhà cung cấp và giao cho khách hàng tại địa điểm đã ký
trong hợp đồng; DNTM có trách nhiệm đòi tiền của người mua để thanh toán
tiền hàng cho nhà cung cấp. Hình thức này cũng gồm hình thức chuyển hàng
và hình thức giao hàng trực tiếp. Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp (còn
gọi là giao hàng tay ba).
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: theo hình thức
này DNTM không tham gia vào quá trình mua bán hàng hóa, chỉ đóng vai trò
trung gian, môi giới để nhận được khoản hoa hồng theo thỏa thuận của cả nhà
cung cấp và khách hàng

Footer Page 25 of 258.


×