TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP
Nhóm 2
Lớp DS38A1
MÔN HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THI HÀNH ÁN
HỒ SƠ SỐ 01: NGUYỄN THỊ THỊNH MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY
A.
Tình tiết vụ án
I.
Hồi 17h45’ ngày 25/10/(x), Trần Văn Năm và Nguyễn Nhật Vũ là đối
tượng nghiện ma túy đã tới nhà Nguyễn Thị Thịnh mua heroin. Khi tới nhà
Thịnh chỉ có mình Thịnh ở nhà. Vũ đã đưa 50.000đ cho Thịnh để mua 2 gói
heroin, Năm cũng đưa cho Thịnh 25.000đ để mua 1 gói heroin. Số thuốc trên
trước khi bán cho Năm và Vũ đã được Thịnh cất giấu trên bờ tường vào nhà
mình. Sau đó, Năm và Vũ vào buồng ngủ nhà Thịnh định hút thì cảnh sát hình
sự công an quận Hoàn Kiếm ập tới bắt giữ cùng số heroin vừa mua của Thịnh
trong người Năm, Vũ.
Tại trụ sở công an điều tra, Năm và Vũ khai nhận số thuốc heroin trong
người là vừa mua của thị Thịnh để hút. Trước đó cả 2 đã nhiều lần tới nhà thị
Thịnh đặt đồ tài sản đổi lấy heroin hút. Còn Thịnh thì phủ nhận việc mình buôn
bán ma túy. Về sau Nguyễn Nhật Vũ có gửi thư cho Thịnh nói về việc Năm sắp
đặt hãm hại chị. Thư này đã được Thịnh gửi tới cơ quan điều tra để kháng cáo.
Những đối tượng cần chứng minh
II.
Đối tượng chứng minh là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải được xác
định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong vụ án này, dựa
theo Điều 85 LTTHS 2015 ta có thể xác định đối tượng chứng minh bao gồm 3
nhóm:
-
Nhóm những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án (Yếu tố cấu thành tội
phạm);
-
Nhóm vấn đề ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt;
1
Nhóm 2
Lớp DS38A1
Nhóm vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
-
Yếu tố cấu thành tội phạm
1.
Có bốn yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan,
khách thể và chủ thể của tội phạm. Xác định được đúng bốn yếu tố này sẽ giúp
xác định được hành vi của đối tượng Thịnh trong vụ án này có phạm tội hay
không.
a.
Mặt khách quan
Trong vụ án này, Thịnh đã có hai hành vi được cơ quan điều tra xác định
tương ứng với hai tội phạm được quy định trong BLHS: Hành vi mua bán trái
phép chất ma túy (Điều 194) và Hành vi tổ chức sử dụng ma túy (Điều 197).
Hành vi cụ thể của Thịnh trong vụ án này là tàng trữ ma túy (giấu trên bờ
tường nhà mình) và bán cho Năm và Vũ; đồng thời Thịnh còn cho Năm và Vũ
sử dụng phòng ngủ của mình để làm nơi sử dụng chất ma túy. Hành vi này của
Thịnh chỉ được mô tả theo lời khai của Năm và Vũ, cho nên cần chứng minh
được Thịnh có thực tế thực hiện các hành vi này hay không.
Các hành vi này được thực hiện tại nhà của Thịnh vào thời điểm Thịnh chỉ
có một mình ở nhà. Thời điểm thực hiện hành vi này có ảnh hưởng gì đối với
hành động phạm tội của Thịnh. Đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét.
b.
Khách thể của tội phạm
Hành vi của Thịnh trong vụ án này đã xâm phạm đến chế độ quản lý các
chất ma túy của Nhà nước. Đối tượng phạm tội trong vụ án này là 0,1298 gam
heroin.
Trong vụ án trên, cơ quan điều tra cần phải chứng minh được 0,1298 gam
heroin ấy thuộc sở hữu của ai, nguồn gốc có được của nó. Từ đó mới có thể xác
định được tội phạm trong vụ án này.
c.
Chủ thể của tội phạm
Nguyễn Thị Thịnh tại thời điểm xảy ra vụ án đã 45 tuổi, đã đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS. Trong trường hợp này cũng đồng
thời có thể chứng minh được Thịnh có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Vì một
người bị hạn chế hoặc mất năng lực thì sẽ không thể tự mình chủ động thực hiện
các hành vi buôn bán ma túy được.
d.
Mặt chủ quan của tội phạm
Nếu có phạm tội thì Nguyễn Thị Thịnh thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên,
cơ quan điều tra cần phải xác định được đó là lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián
tiếp. Đồng thời, cần làm rõ mục đích và động cơ phạm tội của Thịnh là gì. Liệu
rằng việc cho Năm và Vũ sử dụng ma túy trong phòng ngủ nhà mình có phải để
che dấu tội phạm hay không?
Đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự
và hình phạt
2.
2
Nhóm 2
Lớp DS38A1
Sau khi xác định được yếu tố cấu thành tội phạm, sẽ dẫn đến 2 trường hợp
là Thịnh phạm tội hoặc không phạm tội. Nếu phạm tội thì Thịnh có được hưởng
tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng nào không? Đây cũng là một vấn đề phải chứng
minh.
Theo như trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng không nêu bất kỳ tình
tiết tăng nặng cũng như tình tiết giảm nhẹ nào, cũng không hề đưa trường hợp
của Thịnh ra xem xét các tình tiết liệu có đảm bảo đúng quyền lợi của Thịnh.
Chị Thịnh là người có nhân thân tốt, chưa từng có tiền án, tiền sự lại đang
nuôi con nhỏ 1 tuổi. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc Tòa án định tội
cho chị. Đồng thời cũng cần xác định được các vấn đề khác như trình độ nhận
thức và hiểu biết pháp luật của Thịnh. Điều này cũng có thể ảnh hưởng không
nhỏ đến hành vi của Thịnh và quá trình truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố
tụng.
3
Nhóm 2
Lớp DS38A1
Đối tượng chứng minh có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng
đắn vụ án
3.
Xét trong mối quan hệ giữa chị Thịnh và Năm - Vũ thì Năm hiện đang có
mâu thuẫn với anh Hùng, là chồng chị Thịnh, vì anh không cho Năm mượn thêm
tiền. Vậy mâu thuẫn này có thể ảnh hưởng đến vụ án như thế nào?
Liệu mâu thuẫn ấy có dẫn đến việc Năm, Vũ tạo dựng hiện trường để đổ tội
cho Thịnh hay khai báo gian dối để hãm hại Thịnh. Đây cũng là một vấn đề rất
quan trọng cần chứng minh.
Khả năng làm sáng tỏ đối tượng chứng minh dựa trên chứng cứ được
thu thập trong vụ án
III.
Trong vụ án trên, cơ quan điều tra đã thu được những chứng cứ thông qua
các nguồn sau:
a.
Vật chứng
Cơ quan điều tra đã thu giữ được tại hiện trường vụ án những vật chứng
sau: 02 gói nhỏ kích thước 1x2,5cm gói bằng giấy học sinh, ở ngoài gói bằng
giấy ni lông trắng (khám thấy ở trong túi quần của đương sự Vũ 1 gói và Năm 1
gói); 01 gói nhỏ kích thước như trên đã mở ra ở trong là chất bột màu trắng.
b.
Lời khai
Bao gồm lời khai của Nguyễn Thị Thịnh, Trần Việt Hùng, Trần Văn Năm và
Nguyễn Nhật Vũ.
c.
Kết luận giám định
Kết luận giám định của Bộ Nội vụ Công an thành phố Hà Nội số 1578/KHT
ngày 15 tháng 11 năm (x).
d.
Biên bản về hoạt động điều tra xét xử
Bao gồm Biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang, Biên bản
tạm giữ đồ vật tài sản và các biên bản khác theo quy định của Điều 102 LTTHS
2015.
e.
Các tài liệu, đồ vật khác
Các đồ vật này do Thịnh mang đến giao nộp cho cơ quan điều tra, bao gồm:
03 tờ giấy bạc kích thước 5x10cm; 01 vỏ bút bi bằng nhựa màu trắng dài khoảng
10cm, có chữ AC QUY Đồng Nai, màu đỏ; 70.000đ (Bảy mươi ngàn đồng, gồm
1 tờ 10.000đ và 12 tờ 5.000đ); 01 bật lửa màu xanh.
Các chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được hoàn toàn không đủ
làm sáng tỏ đối tượng điều tra trong vụ án này.
Vì các vật chứng cũng như đồ vật khác đều là những vật nhỏ gọn, dễ che
dấu và vận chuyển, nên không thể xác định được là do Thịnh cất giấu hay Năm,
Vũ mang đến nhà Thịnh. Lời khai của các bên cũng không đồng nhất với nhau,
4
Nhóm 2
Lớp DS38A1
nên cũng không thể dựa vào lời khai để xác định tội phạm. Các biên bản giám
định, điều tra cũng không thể làm căn cứ xác định tội phạm.
Trong vụ án này, hoàn toàn không có bất kỳ chứng cứ đáng tin cậy nào
chứng minh hành vi phạm tội của Thịnh. Không cho thấy được hành vi phạm tội
của Thịnh. Như việc Thịnh dấu heroin ở vị trí nào trên tường? Tại sao không ai
phát hiện ra? Lúc mua bán Năm, Vũ đã đưa cho Thịnh những tờ tiền có mệnh
giá bao nhiêu? Vì sao tổng giá trị của 3 gói heroin là 75 ngàn đồng theo lời khai
của Năm và Vũ, nhưng hiện trường chỉ thu giữ được 70 ngàn đồng? Vì sao cảnh
sát biết được Thịnh có mua bán ma túy và tới đúng thời điểm Năm, Vũ sử dụng
ma túy? Vì sao Thịnh không báo động cho Năm và Vũ biết khi cảnh sát ập tới?
Nếu có buôn bán ma túy thì Thịnh đã buôn bán bao nhiêu lần? Có thường cho
con nghiện vào phòng ngủ sử dụng ma túy ngay như với Năm và Vũ không?...
Còn rất nhiều vấn đề mà cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ được. Cho nên
nếu chỉ dựa vào những chứng cứ thu thập được là không chặt chẽ, dễ hàm oan
người vô tội.
HỒ SƠ SỐ 2: TRẦN TRUNG HIẾU, NGUYỄN VĂN GIẦU TRỘM
CẮP TÀI SẢN
B.
Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp tất cả những vấn đề
cần phải được làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án, là cơ sở của trách
nhiệm hình sự. Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự được
chia thành các nhóm:
1.
Nhóm vấn đề thứ nhất: đối tượng chứng minh thuộc về bản chất của vụ án hay
còn gọi là các yếu tố cấu thành tội phạm, bao gồm:
a.
Mặt khách quan của tội phạm
Đây là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Để chứng minh yếu tố này
trong vụ án hình sự cần phải xác định và làm rõ vấn đề là có hành vi phạm tội
xảy ra. Cụ thể như sau:
Khoảng 12 giờ ngày 4/10/(x) Hiếu và Giầu rủ nhau đi xem ai có sơ hở tài
sản gì để trộm cắp. Hai tên đi từ nhà Giầu. Hiếu cầm theo 01 thanh sắt phi 12
dài 35cm. Giàu đem theo 01 đèn pin đi bộ theo đường Đội Cấn đến khu tập thể
Văn phòng Chính phủ ở 222A Đội Cấn, cả Hiếu và Giầu đều ngó nghiêng tìm
trong các gia đình có gì để lấy nhưng chưa lấy được gì thì bị các đồng chí cảnh
vệ đang làm nhiệm vụ bắt giữ thu tang vật trong tay Giầu gồm 01 đèn pin và 01
thanh sắt. Trong quá trình điều tra thông qua lời khai của Trần Trung Hiếu, cơ
quan điều tra xác định được: Trước đó vào ngày 18-9-(x), Giàu mượn của anh
Trịnh Minh Toàn 1 kìm cộng lực nói dối để dùng việc gia đình, tuy nhiên
khoảng 21 giờ ngày 27/9/(x) Hiếu và Giầu đã vào nhà anh Trần Mậu Lân ở Học
viện Nguyễn Ái Quốc ở Từ Liêm – Hà Nội dùng kìm cộng lực cắt khoá cửa lấy
trộm được 01 chiếc xe đạp mini Nhật giá 1.490.000đ, hai tên đem bán cho người
không quen biết được 530.000đ ăn tiêu hết. Khoảng 24 giờ ngày 2/10/(x) Hiếu,
5
Nhóm 2
Lớp DS38A1
Giầu vào nhà anh Hoàng Minh Hùng ở 36c Vĩnh Phúc III, Ngọc Hà, Ba Đình cắt
khoá lấy được 1 xe đạp mini Nhật trị giá 1.500.000đ. Chúng đem bán cho người
không quen biết được 515.000đ. Như vậy, mặc dù hành vi trộm cắp tài sản chưa
hoàn thành tại thời điểm bắt giữ nhưng 2 người đã có hành vi trộm cắp tài sản
trước đó đã đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo hình thức phạm tội nhiều
lần.
Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội thì Hiếu và Giầu đã sử dụng lực
đã cũ, 01 đoạn sắt dài khoảng 30 cm. Ngoài ra còn có 01 đèn pin (2 quả pin). Cả
hai người tiến hành trộm cắp theo phương pháp thủ đoạn phạm tội là xem ai có
sơ hở tài sản gì thì tìm mọi cách để trộm cắp.
b.
Khách thể của tội phạm
Hành vi trộm cắp tài sản của Hiếu và Giầu đã xâm phạm đến quan hệ sở
hữu, cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ tài sản đối với tài
sản bị trộm cắp. Như vậy, Hiếu và Giầu đã có hành vi xâm phạm chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đối với tài sản là 2 chiếc xe đạp của anh Lân và anh Hùng.
c.
Chủ thể của tội phạm
Nguyễn Văn Giầu (x-30) là người đã thành niên có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Trần Trung Hiếu (x-17) là người thuộc trường hợp từ đủ 16 tuổi trở lên nên
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tôi phạm (căn cứ theo khoản 1 Điều
12 BLHS 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự).
d.
Mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi của Hiếu và Giầu được thực hiện với lỗi cố ý, biết rõ hành vi trộm
cắp là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện. Cả hai thực hiện hành vi trộm
cắp với mục đích bán tài sản nhằm lấy tiền tiêu xài.
2.
Nhóm vấn đề thứ hai: đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm
hình sự và hình phạt.
Sau khi xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm xác định rõ hành vi
của Hiếu và Giầu là có phạm tội từ đó ta tiến hành xác định những vấn đề sau:
a.
Về tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Hành vi phạm tội của Hiếu và Giầu có tính chất nguy hiểm khi hành vi đó
được thực hiện dưới dạng đồng phạm, cả 2 người có sự liên kết phối hợp chặt
chẽ cho nhau trong quá trình thực hiện tội phạm. Có sự lên kế hoạch trong việc
thực hiện bằng việc chuẩn bị các công cụ phương tiện phạm tôi như lực đã cũ,
01 đoạn sắt dài khoảng 30 cm… Mặt khác, hành vi trộm cắp tài sản được thực
hiện dưới dạng phạm tội nhiều lần, bởi trước đó cả 2 đã thực hiện tội trộm cắp
lấy đi 2 chiếc xe đạp (mỗi lần 1 chiếc), và tại thời điểm bị bắt là lần thứ 3 mà cả
Hiếu và Giầu thực hiện. Tuy nhiên, việc trộm cắp tài sản lần 3 này diễn ra ở giai
6
Nhóm 2
Lớp DS38A1
đoạn phạm tội chưa đạt do cả 2 chưa trộm được tài sản nào do nguyên nhân
ngoài ý muốn.
b.
Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Đối với bị can Giầu: có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g
khoản 1 Điều 52 BLHS về phạm tội 02 lần trở lên và điểm o khoản 1 Điều 52
BLHS 2015 về xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội cụ thể là Giầu đã xúi giục
Hiếu đi trộm cắp mà Hiếu là người dưới 18 tuổi.
Đối với bị can Hiếu: có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm s
khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 cụ thể là Hiếu đã thành khẩn khai báo tại cơ quan
chức năng trong khi Giầu cố tình không thừa nhận hành vi phạm tội.
c.
Thứ ba là đặc điểm về nhân thân của bị can
Đối với bị can Giầu: Giầu là người có tiền án tiền sự (cụ thể 3 lần trộm cắp
tài sản của công dân). Trong các lần thực hiện tội phạm có sự tái phạm khi chưa
được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội. Ở mỗi lần thực hiện đều có tính
chất chuyên nghiệp khi biết lợi dụng sự sơ hở của người khác để tiến hành hoạt
động cũng như bàn kế hoạch với Hiếu trong việc thực hiện tội phạm. Mặt khác
trong quá trình tạm giam tạm giữ, Giầu không thành khẩn khai báo, không có
biểu hiện cho sự hối lỗi của mình, tiếp tục phủ nhận về tội phạm mà mình thực
hiện.
Đối với bị can Hiếu: Hiếu là người chưa thành niên, xuất thân là người
chưa có tiền án, tiền sự và bị Giầu xúi giục trong việc thực hiện tội phạm. Trong
quá trình tạm giam tạm giữ, Hiếu đã có hành vi thành khẩn khai báo, ăn năn hối
lỗi về việc làm của mình.
3.
Nhóm vấn đề thứ ba: đối tượng chứng minh là những tình tiết khác có ý nghĩa
đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án
Trong vụ án này có bị can Hiếu là người chưa thành niên do đó cần phải
chứng minh thêm những vấn đề sau:
Thứ nhất về vấn đề độ tuổi, hiện nay Hiếu 17 tuổi đang học lớp 11, có trình
độ phát triển về thể chất và tinh thần bình thường, nhận thức được hành vi mà
mình thực hiện không có dấu hiệu bệnh tật, biết rõ hành vi trộm cắp tài sản là
trái pháp luật nhưng do sự xúi giục từ người khác nên đã phạm pháp. Tuy nhiên,
khi bị bắt Hiếu đã có thái độ tốt, thành thẩn khai báo, ăn năn hối lỗi.
Thứ hai là về điều kiện sinh sống do hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ ly dị, Hiếu
đã bỏ nhà đi 1 tháng nay), thiếu sự quan tâm chăm sóc dạy dỗ từ cha mẹ, lại gặp
Giầu là người vốn có tiền án tiền sự rủ rê nên đã có hành vi phạm pháp.
Thứ ba là do có hành vi xúi giục từ người khác cụ thể là Giầu, chú họ của
Hiếu đã đưa Hiếu vào con đường tội lỗi.
Thứ tư là về nguyên nhân và điều kiện phạm tội: do ba mẹ ly dị tâm lý chán
chường đã khiến Hiếu bỏ nhà đi, thoát khỏi sự quản lý của gia đình, bản thân là
7
Nhóm 2
Lớp DS38A1
người chưa thành niên lại chưa có việc làm nên Hiếu không có tiền, chính vì vậy
đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản nhằm để bán tài sản lấy tiền tiêu xài.
Dựa vào những phân tích ở trên về những vấn đề cần được chứng minh
trong vụ án hình sự cho ta thấy rằng những chứng cứ được thu thập trong vụ án
trên đã đủ để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng minh. Vì căn cứ
theo tình tiết vụ án và phân tích trên cho ta thấy rằng đối tượng chứng minh
trong vụ án hình sự là một hệ thống các tình tiết có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Qua việc phân tích và làm rõ các vấn đề thông qua ba nhóm trên giúp ta
làm sáng tỏ đối tượng chứng minh và những chứng cứ thu thập được trong bản
án thoả mãn các thuộc tính của chứng cứ và được dùng như một phương tiện
chứng minh để làm rõ các vấn đề trong các nhóm trên. Do đó những chứng cứ
được thu thập đã đủ làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng minh.
HỒ SƠ SỐ 6: VỤ ÁN NGUYỄN THANH HOÀNG GIẾT NGƯỜI
C.
I.
Tóm tắt vụ án
Bị can Nguyễn Thanh Hoàng – sinh năm 1968 và Hồ Minh Lợi (tự Tràng)
sinh năm 1975 cùng ngụ: Ấp Chợ Cũ, TT Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng là chỗ bạn bè quen biết nhau.
Vào khoảng 11h30 phút ngày 01/9/x bị can Hoàng sau khi đi chơi về, lúc
này có Phan Văn Phường đến rủ Hoàng uống rượu, hai người uống hết 3 sị rượu
trắng thì nghỉ, đến khoảng 13h Hoàng Phường Thu (vợ Hoàng) ngồi trên chiếc
giường uống nước, thì Lợi đến thấy Lợi say rượu Hoàng kêu Lợi uống nước, Lợi
không uống mà đến nằm trên chiếc giường đồng thời đưa chân gác lên đùi của
Thu (đang ngồi cùng Hoàng ở giường đối diện). Lợi nói Thu mày cho tao hun
một cái, Hoàng mới nói: mày làm gì kỳ nó là vợ tao và Hoàng nói tiếp: Sao hồi
sáng mày đến dê vợ tao? Lợi hỏi ai nói, Hoàng trả lời Thu nói thì Lợi nhào tới
đánh Thu, Hoàng căn ngăn thì Lợi đánh Hoàng, hai bên xô xát nhau, Hoàng
chạy ra sân, Lợi rượt theo đánh tiếp, lúc này có Phường và ông Phạm Văn Nghệ
đến can ra, khi bà Kính (mẹ Hoàng) về thì Lợi xô bà Kính ngã, lúc này Hoàng
chạy vào nhà lấy dao (loại dao chét) ra chém nhiều nhát vào cơ thể của Lợi cho
đến khi Lợi nằm bất tỉnh, Hoàng dùng dao cắt đứt cổ họng của Lợi làm Lợi chết
ngay tại chỗ, sau khi thấy Lợi chết, Hoàng cầm dao lên công an Thị trấn Mỹ
Xuyên tự thú về hành vi của mình và bị bắt giữ cho đến nay.
Về phần dân sự, phía gia đình bị can không giúp được khoản nào cho gia
đình bị hại.
II.
Những đối tượng cần chứng minh của vụ án
Đối tượng chứng minh là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải được xác
định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong vụ án này, dựa
theo Điều 85 BLTTHS 2015 ta có thể xác định đối tượng chứng minh bao gồm 3
nhóm:
8
Nhóm 2
1.
Lớp DS38A1
-
Nhóm những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án (Yếu tố cấu thành tội
phạm);
-
Nhóm vấn đề ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt;
-
Nhóm vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án
Nhóm yếu tố cấu thành tội phạm:
a.
Mặt khách quan:
Trong vụ án trên, Nguyễn Thanh Hoàng đã có những hành vi dùng dao làm
cho Hồ Minh Lợi chết tại chỗ, cụ thể là sau khi giữa Hoàng và Lợi xảy ra xô xát
thì Hoàng đã chạy vào nhà lấy con dao chét ra chém nhiều nhát vào cơ thể Lợi
cho đến khi Lợi bất tỉnh, sau đó Hoàng dùng dao cắt đứt cổ họng của Lợi làm
Lợi chết ngay tại chỗ. Hành vi này cấu thành Tội giết người quy định tại Điều
93 BLHS, thời gian là vào lúc 13h50p ngày 01 tháng 9 năm x, địa điểm là sân
nhà anh Hoàng tại tổ 11 Thị trấn Chợ cũ Tỉnh Sóc Trăng.
Hành vi của Hoàng gây ra hậu quả là Hồ Minh Lợi chết tại chỗ
Giữa hành vi của Hoàng và hậu quả xảy ra có mối quan hệ nhân quả với
nhau, hành vi của Hoàng là nguyên nhân gây ra cái chết của Lợi.
b.
Khách thể của tội phạm
Hành vi của Nguyễn Thanh Hoàng đã xâm hại đến tính mạng của Hồ Minh
Lợi.
c.
Chủ thể của tội phạm
Nguyễn Thanh Hoàng là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng
lực trách nhiệm hình sự.
d.
Mặt khách quan
Nguyễn Thanh Hoàng phạm tội với lỗi cố ý, với mục đích là để xả cơn tức
giận thì Hoàng nhận thức được hành vi của mình và hậu quả gây ra của nó vì
trước khi chém Hoàng có nói là “Tao chém chết mày Lợi”, sau đó Lợi thách
thức Hoàng và Hoàng đã gây ra án. Công cụ phạm tội là con dao chét dài 5 tấc.
2.
Nhóm đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và
hình phạt
Về nhân thân của bị can: Hoàng đã từng có 02 tiền sự, trình độ học vấn học
tới lớp 5
Hoàn cảnh phạm tội: Hành vi gây rối với vợ của Hoàng đã được Lợi thực
hiện nhiều lần trước đây, đối với cả vợ trước và vợ sau của Hoàng, thậm chí Lợi
còn có ý định giao cấu với con gái lớn của Hoàng. Hoàng đã nhiều lần nói với
Lợi nhưng Lợi vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại của mình, thậm chí còn
đánh Hoàng nhiều lần. Trong lần Lợi đến gây rối và xảy ra án mạng thì Hoàng
đã bị Lợi đánh và Hoàng bỏ chạy, tuy nhiên Lợi đã đánh cả vợ, mẹ của Hoàng
và những người xung quanh. Chủ đích ban đầu của Hoàng không có ý định giết
9
Nhóm 2
Lớp DS38A1
người nhưng do lúc quá căm phẫn vì hành vi của Lợi đã lặp lại nhiều lần, dồn
nén lâu ngày trong Hoàng nên đã bộc phát. Đây là tình tiết có ảnh hưởng nhiều
nhất đến vụ án và rất quan trọng.
Các yếu tố về các nhát chém của Hoàng, vị trí của nhát chém và tính chất,
hậu quả của nhát chém gây ra.
Nguyễn Thanh Hoàng đã đến công an để tự thú, thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cãi. Do đó, đây được xem là tình tiết giảm nhẹ của vụ án.
Con dao mà Hoàng đã dùng để gây án: độ sắc bén, những hung khí còn lại
trong nhà và việc bị can lựa chon hung khí nào để gây án.
3.
Nhóm đối tượng chứng minh có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ
án:
Lời khai của các đương sự, người làm chứng, kết quả giám định pháp y
Mẫu máu thu được tại hiện trường và trên con dao trùng với máu của nạn
nhân nên xác định đúng là công cụ phạm tội.
III.
Khả năng làm rõ đối tượng chứng minh dựa trên các chứng cứ thu thập
được trong vụ án
Chứng cứ thu được tại hiện trường: chất dịch màu đỏ thu được tại hiện
trường và con dao dính chất dịch
Các biên bản làm việc tại hiện trường, biên bản lấy lời khai
Kết quả giám định pháp y
Các chứng cứ trên sẽ giúp làm rõ đối tượng chứng minh như sau:
−
Xác định được máu đó của ai và hung khí gây ra cái chết như thế nào
để xác định lỗi, mức độ nguy hiểm của hành vi;
−
Thông qua các lời khai để xác định có sự mâu thuẫn hay không, yếu tố
nào cần làm rõ để điều tra thêm;
−
Kết quả giám định pháp y sẽ xác định mức độ hậu quả gây ra như thế
nào để xác định mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội.
Như vậy, những chứng cứ được thu thập như trên là đầy đủ để chứng minh
tội vì các chứng cứ thu được phù hợp việc chứng minh tội phạm, lời khai của bị
can và nhân chứng trùng khớp, kết quả giám định cũng thể hiện rõ hành vi phạm
tội của anh Hoàng.
10