Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.26 KB, 16 trang )

Đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Tin học”
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bắt đầu năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà
trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được
đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp
dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và
vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy
học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu
đã giảm bớt được tâm lý ngại học bài cũ, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với
môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học. Vậy
thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như
thế nào để nâng cao chất lượng của từng giờ học.
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó
là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc
phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác
tiềm năng vô tận của bộ não.
BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện
phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ
nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên
phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến
thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc
nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức
trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học sẽ
gúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và
phát triển tư duy.

1



BĐTD - giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu
cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình
tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp
học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tin học tại trường
THPT Lê Ích Mộc, nên khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới này tôi cũng băn
khoăn không biết nó có phù hợp với bộ môn mình giảng dạy không.
Bởi vậy, Tôi đã tiến hành nghiên cứu áp dụng với hai nhóm đối tượng: Hai
lớp 12 trường THPT Lê ích Mộc Lớp 12A2 thực nghiệm, lớp 12A8 đối chứng.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của học
sinh, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tổng điểm kiểm tra đầu ra môn Tin
học của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,05, kiểm tra đầu ra của nhóm đối
chứng là 7,23. Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác
biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng việc ứng dụng Bản đồ tư duy vào dạy học môn Tin học đã bước đầu đạt
được kết quả cao.
II. GIỚI THIỆU
Từ trước đến nay, chúng ta được dạy và đã làm quen với việc ghi chép thông
tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử
dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải,
nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ
mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ
não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Cách ghi chép này có những nhược điểm
sau:
- Từ khóa bị chìm khuất: không nắm được khái niệm trọng tâm cũng như các
mối liên kết của nó.
- Khó nhớ nội dung: vì chỉ có một màu đơn điệu và một chuỗi dài không có gì
khác biệt.
- Không kích thích não sáng tạo: cản trở não tìm các mối liên kết, làm cho não

có cảm giác “đã xong”.
2


Những nhược điểm này gây nên những hậu quả sau cho người học:
- Mất khả năng tập trung.
- Mất tự tin vào bản thân, buồn chán, thất vọng.
- Đánh mất sự đam mê học hỏi.
Sơ đồ tư duy (mind map) khai thác cả hai khả năng của bộ não trái và phải.
Đây là một kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của việc ghi chép. Bằng cách này, tổng
thể của vấn đề được trình bày dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ
với nhau bằng các đường nối, với cách biểu diễn như vậy bài học được ghi nhớ, hấp
thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phương pháp lập sơ đồ tư duy có những ưu điểm
sau đây:
- ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa các ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng nằm
càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ chóng và hiệu quả hơn.
- Thêm ý dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.

Qua thực tế giảng dạy đặc biệt là ở phần kiểm tra bài cũ, học sinh thường lười
học ở nhà, có thói quen học vẹt. Chính vì vậy, khi kiểm tra bài thường học sinh
không đạt được yêu cầu của giáo viên. Hoặc trong quá trình dạy học giáo viên muốn
để học sinh hệ thống được lại những kiến thức đã được học thường gặp rất nhiều khó
khăn, việc lĩnh hội bài mới cũng thụ động ít phát huy được tính tích cực của học sinh.
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập vì chúng giúp giáo
viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập
thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một vấn đề, hệ thống lại
kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới...

3


Tôi đã áp dụng Bản đồ tư duy sau và việc dạy phần Word trong chương trình
Tin học lớp 10.

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng bản đồ tư duy
trong việc dạy học môn tin học để khẳng định tác dụng của việc áp dụng BĐTD
trong dạy học là phương pháp hiệu quả.
Qua đây tôi muốn nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc
đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đưa BĐTD vào dạy học môn Tin học nói
riêng và có thể áp dụng với các môn học khác nói chung. Qua việc hướng dẫn học
sinh có thể tìm tòi và tự đưa ra cách lĩnh hội riêng về bài học riêng theo cách của
mình.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng Bản đồ tư duy có nâng cao kết quả học tập
của học sinh hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng Bản đồ tư duy có thể giúp nâng cao chất
lượng học tập của môn Tin học tại trường THPT Lê ích Mộc.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Lựa chọn đề tài nghiên cứu này tôi thấy có những thuận lợi sau:
* Giáo viên
Tôi là giáo viên giảng dạy đã nhiều năm, nên có thể nhận thấy được một số hạn
chế trong việc giảng dạy bộ môn của mình.
4


Việc tính toán các số liệu dễ dàng nhanh chóng bằng cách sử dụng một số phần
mềm sẵn có.
Có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ để tiến hành nghiên cứu

* Học sinh
Hai lớp được lựa chọn nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau: tỷ lệ nhận
thức, sức khoẻ, giới tính….
Đa số các học sinh đều có tinh thần tự học cao, có khả năng chuẩn bị tốt được
những đồ dùng cần thiết để học tập với BĐTD( bảng, bút màu, giấy…).
Bảng1: Giới tính, sức khoẻ, nhận thức của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc
Lớp 12A2
Lớp 12A8

Tổng số
45
43

Nam
20
21

Nữ
25
22

Sức khoẻ
90% BT
89%BT

Nhận thức Ngôn ngữ
68%
80%
70%
82%


2. Thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn hai lớp 12 trường THPT Lê ích Mộc, lớp 12A2 thực nghiệm, lớp
12A8 đối chứng.. Tôi chọn Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo để thực hiện dạy và
đánh giá chất lượng trước tác động. Kết quả kiểm tra hai lớp trước khi tác động có sự
khác mhau, do đó tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chêch
lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm khi tác động.
Kết quả như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Đối chứng
6,0

Thực nghiệm
6,2

Điểm trung bình
P=
0,107
Vậy p = 0,107 > 0,05 Từ đó kết luận sự chêch lệch điểm số trung bình của hai nhóm
là không có ý nghĩa và được coi là tương đương.
Bảng 3: thiết kế nghiên cứu.
Kiểm tra
Kiểm tra
Nhóm
trước
tác Tác động
sau tác động
động
Thực nghiệm
O1

Dạy học sử dụng bản đồ tư duy
O3
Dạy học không sử dụng bản đồ tư
Đối chứng
O2
O4
duy
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập

5


3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
- Tôi tiến hành dạy lớp đối chứng thiết kế bài dạy không sử dụng bản đồ tư duy, quy
trình chuẩn bị tiết dạy như bình thường.
- Đồng thời tiến hành dạy lớp thực nghiệm thiết kế, lên kế hoạch có sử dụng bản đồ
tư duy.
* Chuẩn bị của học sinh.
- Lớp đối chứng: Học sinh học bài cũ, xem trước bài mới.
- Lớp thực nghiệm: Học sinh chuẩn bị bảng phụ, bút dạ, giấy viết a3 + a2
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Thực hiện làm Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra tiết 29 do nhóm
chuyên môn thống nhất ra đề cho toàn khối. Nội dung soạn bài giống nhau, thời gian
chuẩn bị giống nhau.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài có sử dụng bản
đồ tư duy. Bài kiểm tra sau tác động có 4 câu hỏi trong đó có: 1 câu hỏi học thuộc, 1

câu hỏi đúng sai, 1 câu hỏi trắc nghiệm, 1 câu hỏi tự luận.
* Tiến hành kiểm tra chấm bài thực hiện ngay sau bài kiểm tra.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Bảng 4: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)

Đối chứng
7,23
0,92
0,00003

Thực nghiệm
8,05
0,64

0,89

Qua nghiên cứu ở trên ta đã chứng minh được rằng kết quả hai nhóm trước tác
động là tương đương. Sau tác động độ lệch kiểm chứng điểm trung bình bằng T- test
cho kết quả P = 0,00003, cho ta thấy được sự chêch lệch giữa điểm trung bình của
6


nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch điểm
trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là
không phải ngẫu nhiên có mà do có sự tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD =0,89. Điều đó cho ta thấy mức độ
dạy học có sử dụng bản đồ tư duy có ảnh hưởng đến điểm trung bình chung học tập
của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng Bản đồ tư duy góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Tin học” đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

* Hạn chế
Nghiên cứu này có thể áp dụng trong nhiều tiết học nhất là tiết ôn tập, nhưng
bên cạnh đó muốn có kết quả cao người dạy cũng như người học cần chuẩn bị đầy đủ
và chu đáo về nội dung cũng như đồ dùng phục vụ dạy và học. Và khi thực hiện bản
đồ tư duy để dạy kiến thức mới, thiết kế trên phần mềm chiếu lên cho học sinh quan
sát thì chữ rất nhỏ học sinh khó quan sát.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
7


Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học
sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội
dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong
trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo phát động.
Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại
nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương
pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính
chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự

linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức
thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
c, Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học nói riêng, tôi thấy bước đầu có những
kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong
hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố
kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn,
hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép
bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng BĐTD để
củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Tin học, học sinh không chỉ
thích thú với những giờ thực hành mà còn rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD
để ghi chép bài nhanh, hiệu quả trong giờ học lý thuyết.
* Khuyến nghị
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp cùng nhau góp ý
xây dựng ngân hàng sơ đồ tư duy dạy kiến thức mới cho cả ba khối lớp, để tạo hứng
thú và nâng cao kết quả học tập môn Tin học trong trường THPT.

8


VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cuốn sách nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của bộ giáo dục và đào tạo dự
án Việt- Bỉ
- Thuvienbaigiangdientu.bachkim.com.vn
- Thuvientailieu.bachkim.com.vn.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ
học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009.
- Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
- Phần mềm mind - mapwww.mind-map.com (trang web chính thức của Tony
Buzan).

- Tài liệu tập huấn chuyên môn do Sở GD – ĐT tổ chức.

9


VII. PH LC
1. Ph lc 1: K hoch dy hc

Tiết 30

bài 9: báo cáo và kết xuất báo cáo

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu đợc Báo cáo và vai trò của nó trong công việc quản lý
- Biết các bớc để tạo báo cáo đơn giản
2. Kỹ năng
- Tạo đợc báo cáo.
II. Phơng pháp, phơng tiện
1. Phơng pháp
- Trực quan bằng hình ảnh, thuyết trình, vấn đáp và hớng dẫn trên Acces.
2. Phơng tiện
- Máy tính, máy chiếu,
- Một cơ sở dữ liệu về QL_hocsinh
- Học sinh tìm hiểu trớc bài học.
III. Lu ý s phạm
- Cần minh hoạ bằng các ví dụ trên Access.
- Nên làm mẫu cho học sinh cách tạo báo cáo bằng cách khác thuật sĩ đơn giản dễ làm.
IV. các bớc lên lớp
1. ổn định lớp

2. Kiểm tra kiến thức cũ:
- Sử dụng sơ đồ t duy trình bày những đối tợng của Access mà em đã học
3. Nội dung bài mới
Nội dung
1. Khái niệm báo cáo
- Báo cáo là một đối tợng của Access để tổng
hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng.

- Các khả năng của báo cáo: Có thể so sánh và
tổng hợp thông tin từ các nhóm dữ liệu; trình
bày nội dung văn bản theo mẫu quy định.

- Trả lời các câu hỏi
+ Báo cáo đợc tạo ra để kết xuất thông tin
gì?

Hoạt động của GV và HS
GV: Đặt vấn đề dẫn dắt học sinh qua các ví dụ để
học sinh hình dung đợc khái niệm của báo cáo. Vậy
báo cáo là gì?
HS: Trả lời
GV: Chiếu một báo cáo đã làm sẵn(slides 3), giải
thích: Đây là một báo cáo. Báo cáo này in danh sách
điểm thi của học sinh ra giấy. Báo cáo cho ta biết
thông tin gì?
HS: họ tên, điểm của mỗi học sinh theo tổ, so sánh
đợc điểm của các học sinh trong tổ, tổng hợp điểm
tb của các tổ.
GV: Hãy cho biết các khả năng của báo cáo
HS: Trả lời : Có thể so sánh và tổng hợp thông tin từ

các nhóm dữ liệu; trình bày nội dung văn bản theo
mẫu quy định.
GV: Chiếu ví dụ về báo cáo(slides 5) đặt câu hỏi. Để
tạo báo cáo ta phải làm gì?
HS: Trả lời: Phải xác định đợc thông tin nào đa vào
báo cáo. Các thông tin này lấy từ nguồn dữ liệu nào,
trờng nào dùng để gộp nhóm.
GV: Trớc khi tạo báo cáo ta phải trả lời đợc các câu
hỏi? (slides 5)

+ Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ đợc đa vào báo cáo?
+ Dữ liệu sẽ đợc nhóm thế nào?
GV: Chuyển ý: Có những cách nào để tạo một đối t10


Nội dung

2. Dùng thuật sĩ để tạo báo cáo
B1. trong cửa sổ đối tợng (Object) -> Report.
Bấm chuột vào Create report by using wizard.
B2. Tại hộp chọn Table/Queries: Chọn
Hoc_sinh. Chọn trờng và bấm nút mũi tên để đa
tên trờng sang hộp Select Field -> Next
B3. Chọn trờng làm gộp nhóm -> Next
B4. Chọn trờng làm sắp xếp. Chọn yêu cầu để
thống kê theo nhóm-> Next
B5. Chọn cách bố trí các bản ghi và chọn kiểu
trình bày báo cáo.
B6. Đặt tên cho báo cáo
Ví dụ 1: Sử dụng CSDL QL_hocsinh.Tạo báo

cáo về TB điểm Toán theo tổ
- Thông tin đa vào báo cáo: stt, hodem, ten, tổ,
toán, trung binh
- Nguồn dữ liệu: Bảng Hoc_sinh
- Trờng để gộp nhóm: tổ

Hoạt động của GV và HS
ợng trong Access?
HS: Dùng thuật sĩ, tự thiết kế.
GV: Để dễ thiết kế báo cáo ta sẽ sử dụng cách dùng
thuật sĩ.
GV: Nghiên cứu sgk và sử dụng bản đồ t duy trình
bày các bớc tạo báo cáo bằng thuật sĩ.
HS: Thực hiện theo nhóm, nhóm trởng sẽ dán kết
quả lên trên bảng, trình bày nội dung của nhóm đã
làm. Các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét các nhóm đã làm và giải thích các bớc
thực hiện (slides 6)
HS: Quan sát và ghi bài

GV: Có những hàm nào để thống kê theo nhóm?
HS: sum, avg, min, max

GV: Để thực hiện yêu cầu này chúng ta phải làm
gì?.
HS: Trả lời 3 câu hỏi trớc khi tạo báo cáo.
GV: Lần lợt gọi học sinh trả lời 3 câu hỏi.
GV: Làm mẫu trên máy tính với cơ sở dữ liệu
Ví dụ 2: Tạo báo cáo về tổng điểm Văn theo tổ QL_hocsinh
HS : theo dõi, ghi nhớ

GV: Đa ra yêu cầu: Tạo báo cáo đa ra tổng điểm của
- Chỉnh sửa báo cáo chọn Design View
- Khi đang trong chế độ thiết kế có thể nháy môn văn theo tổ. Phát cho mỗi nhóm một phiếu để
trả lời các câu hỏi.
Preview để xem kết quả.
HS: Làm việc chuẩn bị theo nhóm. Nhóm trởng sẽ
dán kết quả lên bảng.
* Ghi chú: Trớc khi in ra phải sửa lại báo cáo.
GV: Nhận xét, đánh giá. Vậy em nào lên bảng thao
tác thự hiện trên access.
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Báo cáo bạn làm đã đạt yêu cầu cha.
HS: Trả lời cha, vì cha đẹp.
GV: Báo cáo đã đảm bảo về nội dung, cha đảm bảo
đợc tính thẩm mĩ. Làm thế nào để vừa đạt đợc nội
dung và tính thẩm mĩ.
HS: Sau khi tạo báo cáo xong phải sửa lại báo cáo.
GV: Chỉnh sửa báo cáo chọn Design View. Muốn
thực hiện đợc báo cáo mang tính chuyên nghiệp để
in ra các em về nhà đọc thêm bài đọc thêm tr 78
79 sgk.
11


IV. Củng cố hớng dẫn về nhà
- Hệ thống lại kiến thức cần ghi nhớ
- Ra bài tập về nhà:
1. Học bài theo nội dung đã học và trả lời các câu hỏi sgk.
2. Tạo báo cáo thống kê điểm cho các môn học.
3. Tạo báo cáo về điểm Văn, Toán lớn hơn 7

4. Chuẩn bị bài thực hành số 8
2. Ph lc 2: Bi lm ca hc sinh s dng bn t duy

3. Ph lc 3. v ỏp ỏn kim tra sau tỏc ng
BI KIM TRA SAU TC NG
Họ và tên học sinh:............................. Lớp:.................
Câu 1: Trình bày khái niện của báo cáo?
Câu 2: Hãy đánh dấu x vào ô đúng hoặc sai trong các câu dới đây

Điểm

đúng

Sai

Câu a: Báo cáo là hình thức thích hợp nhất để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu
theo khuôn dạng
Câu b: Báo cáo sử dụng để lọc ra các bản ghi thỏa mãn điều kiện
Câu c: Báo cáo đợc sử dụng để trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy định
12


Câu d: Nháy đúp vào mục Create report by using wizard là một trong những thao
tác để tạo báo cáo bằng thuật sĩ
Câu e: Khi đang ở chế độ thiết kế ta chọn View -> chọn Design view để xem kết
quả của báo cáo
Câu 3: Truy vấn dữ liệu là muốn nói đến đối tợng:
a. Mẫu hỏi (Query).
b. Biểu mẫu (Form).
c. Bảng (Table).

d. Báo cáo (Report).
Câu 4: Hãy chọn thứ tự các bớc thực hiện dới đây để tạo đợc báo cáo bằng thuật sĩ:
3. Chọn bảng, mẫu hỏi chứa dữ liệu nguồn sau đó chọn trờng đa vào báo cáo trong hộp
Report Wizard.
9. Đặt tiêu đề cho báo cáo.
10. Xem báo cáo trớc khi in và chỉnh sửa báo cáo (nếu cần)_Nháy nút Finish.
5. Chọn trờng để gộp nhóm.
8. Chọn kiểu trình bày báo cáo.
7. Chọn cách bố trí các bản ghi và các trờng trên báo cáo.
6. Chọn trờng để sắp xếp thứ tự các bản ghi.
1. Chọn đối tợng Report.
2. Nháy đúp chuột và mục Create Report by Using Wizard.
4. Nháy Next để tiếp tục.
P N CA BI KIM TRA SAU TC NG
Cõu 1: Báo cáo là một đối tợng của Access để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng.
Câu 2: Hãy đánh dấu x vào ô đúng hoặc sai trong các câu dới đây
đúng
Sai
Câu a: Báo cáo là hình thức thích hợp nhất để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu
theo khuôn dạng

x

Câu b: Báo cáo sử dụng để lọc ra các bản ghi thỏa mãn điều kiện

x

Câu c: Báo cáo đợc sử dụng để trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy định

x


Câu d: Nháy đúp vào mục Create report by using wizard là một trong những thao
tác để tạo báo cáo bằng thuật sĩ

x

Câu e: Khi đang ở chế độ thiết kế ta chọn View -> chọn Design view để xem kết
x
quả của báo cáo
Câu 3: Truy vấn dữ liệu là muốn nói đến đối tợng:
a. Mẫu hỏi (Query).
b. Biểu mẫu (Form).
c. Bảng (Table).
d. Báo cáo (Report).
Câu 4: Hãy chọn thứ tự các bớc thực hiện dới đây để tạo đợc báo cáo bằng thuật sĩ:
a.
Chọn bảng, mẫu hỏi chứa dữ liệu nguồn sau đó chọn trờng đa vào báo cáo trong hộp
Report Wizard.
b.
Đặt tiêu đề cho báo cáo.
c.
Xem báo cáo trớc khi in và chỉnh sửa báo cáo (nếu cần)_Nháy nút Finish.
d.
Chọn trờng để gộp nhóm.
e.
Chọn kiểu trình bày báo cáo.
f.
Chọn cách bố trí các bản ghi và các trờng trên báo cáo.
g.
Chọn trờng để sắp xếp thứ tự các bản ghi.

h.
Chọn đối tợng Report.
i.
Nháy đúp chuột và mục Create Report by Using Wizard.
Nháy Next để tiếp tục

13


4. Phụ lục 4: Bảng điểm
Lớp 12A2 - Lớp thực nghiệm
TT

Họ và tên

Điểm kiểm tra
trước khi tác động
6

Điểm kiểm tra
sau khi tác động
8

1

Nguyễn Thị Lan Anh

2

Phùng Ngọc Bảo


7

9

3

Doãn Thị Bích

6

8

4

Phạm Quốc Cường

6

8

5

Nguyễn Mạnh Cường

5

7

6


Trương Quốc Cường

7

8

7

Nguyễn Thị Thuỳ Dung

8

9

8

Phan Văn Dũng

5

8

9

Vũ Thị Bích Đào

7

9


10

Hoàng Thị Bình Giang

7

9

11

Bùi Đức Hanh

5

8

12

Đỗ Hoàng Hà

5

7

13

Hoàng Thị Phương Hà

6


8

14

Vũ Thị Hà

7

9

15

Đỗ Thị Hồng Hạnh

7

8

16

Bùi Xuân Hải

7

9

17

Đặng Thị Thu Hằng


5

7

18

Nguyễn Đức Hậu

7

8

19

Trần Văn Hậu

6

8

20

Phạm Thị Hoa

6

8

21


Đỗ Thị Huyền

6

7

22

Bùi Thị Thanh Hương

7

8

23

Nguyễn Duy Khánh

7

9

24

Trần Thị Lan

6

8


25

Nguyễn Thị Liên

7

9

26

Nguyễn Thị Liên

5

7

27

Phạm Thị Mai Loan

7

8

28

Đỗ Thị Trà My

6


8

29

Nguyễn Hà Nam

7

8

30

Lê Quang Năng

6

7

31

Đồng Kim Nguyên

7

8

32

Phùng Thị Minh Nguyệt


5

8

33

Nguyễn Tăng Nhã

7

8

34

Nguyễn Anh Phúc

6

8

35

Đặng Thị Phượng

5

7
14



TT

Họ và tên

Điểm kiểm tra
trước khi tác động
7

Điểm kiểm tra
sau khi tác động
8

36

Bùi Văn Phong

37

Phạm Văn Phương

6

8

38

Nguyễn Văn Quyết

6


8

39

Ngô Văn Sơn

6

7

40

Trương Thị Trang

7

8

41

Bùi Thị Tâm

7

9

42

Nguyễn Thị Thanh


6

8

43

Lê Toàn Thắng

7

9

44

Phan Thị Thuỷ

5

7

45

Nguyễn Thị Thuý

7

8

Lớp 12A8- Lớp đối chứng


1

Đoàn Thế Anh

Điểm kiểm tra
trước tác động
7

2

Trần Thị Chang

6

8

3

Bùi Văn Cường

7

8

4

Đỗ Văn Dương

5


6

5

Nguyễn Quốc Đạt

7

8

6

Vương Đình Đồng

4

6

7

Nguyễn Văn Hà

5

7

8

Đỗ Văn Hồng


7

7

9

Phạm Văn Hiệp

5

7

10

Đỗ Thị Hoà

6

7

11

Nguyễn Xuân Hoà

6

9

12


Nguyễn Thị Hồng Hội

6

7

13

Phan Thị Hồng

6

6

14

Nguyễn Thị Huyền

5

6

15

Trần Thị Huyền

5

6


16

Nguyễn Văn Hưng

5

6

17

Bùi Thị Hường

7

7

18

Bùi Văn Kiên

5

6

19

Lại Cao Kỳ

6


8

20

Đỗ Thị Lan

6

8

21

Thân Thị Lệ

7

7

22

Phạm Thị Liên

6

8

23

Nguyễn Thị Lụa


5

8

TT

Họ và tên

Điểm kiểm tra
sau tác động
8

15


TT

Họ và tên

Điểm kiểm tra
trước tác động
7

Điểm kiểm tra
sau tác động
7

24


Tạ Thị Luyến

25

Nguyễn Văn Nam

6

9

26

Trần Thị Nụ

7

8

27

Đỗ Văn Phương

7

8

28

Phạm Văn Quỳnh


5

6

29

Nguyễn Thị Thảo

7

8

30

Nguyễn Thị Thuý

6

7

31

Nguyễn Thị Thư

5

6

32


Bùi Văn Tiến

7

7

33

Nguyễn Thị Tú

7

8

34

Bùi Văn Tuân

7

8

35

Nguyễn Hữu Tuấn

6

8


36

Phạm Thị Lệ Tươi

7

7

37

Nguyễn Thế Văn

6

8

38

Đỗ Thị Vân

5

8

39

Ngô Thị Vi

7


7

40

Trương Quốc Việt

6

9

41

Bùi Hải Yến

7

8

42

Nguyễn Thị Yến

7

8

43

Nguyễn Hoàng Xuân


5

6

Thủy Nguyên, ngày 25 tháng 2 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Đăng Hiệp

16



×