Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

viện trợ nhật bản ODA của WB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 8 trang )

I. TỔNG QUAN VỀ ODA
1.Khái niệm
ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi của các
chính phủ các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ
(NGO), các tổ chức tài chính quốc tế ( IMF, ADB, WB…) dành cho các nước nhận
viện trợ.
2. Phân loại
Phân theo phương thức hoàn trả, ODA có 3 loại
- Viện trợ không hoàn lại ( nghĩa là nhận viện trợ không, và kèm theo 1 số thỏa
thuận)
- Viện trợ có hoàn lại (Vay ưu đãi): lãi suất thấp hoặc không lãi suất
- Vay hỗ trợ: gồm 1 phần không hoàn lại và 1 phần tín dụng thương mại
Phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại
- ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia
thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1,
ADB, EU,...)
Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách
của Chính phủ
- Tín dụng thương nghiệp: Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo
điều kiện ràng buộc.
-Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án)
-Viện trợ dự án
3. Đặc điểm
- Vốn ODA mang tính ưu đãi.


- Vốn ODA mang tính ràng buộc.
- Có khả năng gây nợ.
4. Ưu nhược điểm


-

Ưu điểm

Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình 1-2% năm)
Thời gian cho vay cũng như ân hạn dài ( 25-40 năm, ân hạn 8-10 năm)
Luôn có 1 phần viện trợ không hoàn lại trong ODA ít nhất là 25%
-

Nhược điểm

Mục tiêu của các nước cấp vốn thường tập trung vào lợi ích và chiến lược như mở
rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ. Đảm bảo mục tiêu về an ninh quốc
phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền sử dụng ODA nhưng thông thường phải có
sự thỏa thuận đồng ý của các nước viện trợ.
Tác động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
Tình trạng thất thoát lãng phí, sử dụng ODA chưa hợp lý có thể đẩy các nước vào
tình trạng nợ nần. Tạo điều kiện cho nạn tham nhũng trong các quan chức Chính phủ
làm cho sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn.
II. ODA CỦA WB
1. Khái niệm và hoàn cảnh ra đời
Ngân hàng thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp
những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các
chương trình vay vốn.
Hoàn cảnh ra đời: Ngân Hàng Thế Giới (WB) được thành lập vào năm 1944, trụ
chính đặt tại Washington D.C, WB hiện đang có hơn 9000 nhân viên làm việc tại
hơn 100 văn phòng đại diện trên toàn thế giới.
2. Vai trò



Bổ xung nguồn vốn cho các nước nghèo:
- giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại
và phát triển nguồn nhân lực
- giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế
- tăng khả năng thu hút vốn nước ngoài, vốn FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư
phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển.
- giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế.
- giúp xóa đói giảm nghèo cải thiện sự chênh lệch đời sống của người dân ở các
nước đang và kém phát triển.
Tất cả thông qua các hoạt động như: hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn về chính sách và các báo
cáo phân tích, điều phối viện trợ.
III. Liên hệ thế giới
Mục tiêu ban đầu của WB là cung cấp các khoản vay tái thiết cho các nền kinh tế bị
tàn phá của Châu Âu. Trong những năm 1950 và 1960
Khi châu Âu bắt đầu phục hồi từ đống đổ nát của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
hai. WB bắt đầu chuyển trọng tâm của mình sang Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh.
VD: Từ khi thành lập vào năm 1960, IDA đã cung cấp hơn 220 tỷ đô la Mỹ hỗ trợ
cho các nước có thu nhập thấp, với số vốn trung bình là 14 tỷ USD/năm trong hai
năm. Cung cấp chủ yếu cho các nước Châu Á và Châu Phi (khoảng 50%, cho châu
Phi).
WB là một nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật quan trọng cho các nước đang
phát triển trên thế giới. bằng việc cung cấp những nguồn lực, chia sẻ kiến thức, đào
tạo nguồn nhân lực và xây dựng mối quan hệ đối tác giữa lĩnh vực công và lĩnh vực
tư nhân.
WB cung cấp những nguồn vốn vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, những khoản
viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên với nhiều mục đích khác nhau, bao
gồm đầu tư vào giáo dục, y tế, quản lỳ hành chính, cơ sở hạ tầng, phát triển tài chính
và con người, nông nghiệp, và quản lý nguồn lực tự nhiên và môi trường.



VD: Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là một trong những nguồn viện trợ lớn nhất
thế giới. IDA hỗ trợ việc phát triển y tế và giáo dục, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp,
phát triển kinh tế và thể chế cho 79 nước nghèo nhất- trong đó có 39 nước châu Phi.
WB đang tài trợ cho 158 dự án giáo dục thuộc 83 nước
WB đã cam kết tài trợ hơn 1,7 tỷ USD để chống lại nạn dịch HIV/ADIS trên toàn
thế giới.
WB cam kết cho vay 1tỷ USD mỗi năm cho các dự án về y tế, dinh dưỡng và dân số
ở các nước đang phát triển.
WB với hơn 2,2 tỷ USD trợ giúp các dự án định hướng phát triển cộng đồng nhằm
nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh những lời tán dương, WB cũng chịu nhiều chỉ trích. Chỉ trích tiêu biểu
nhất là việc nhiều người cho rằng WB là một “con sói đội lốt cừu” và theo đó mục
đích của WB chủ yếu là một công cụ giúp các nước phát triển mở cửa thị trường của
các nước thế giới thứ ba chứ không phải nhằm hỗ trợ việc xóa đói giảm nghèo trên
thế giới.
III. Liên hệ thế giới
Mục tiêu ban đầu của WB là cung cấp các khoản vay tái thiết cho các nền kinh tế bị
tàn phá của Châu Âu. Trong những năm 1950 và 1960
Khi châu Âu bắt đầu phục hồi từ đống đổ nát của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
hai. WB bắt đầu chuyển trọng tâm của mình sang Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh.
VD: Từ khi thành lập vào năm 1960, IDA đã cung cấp hơn 220 tỷ đô la Mỹ hỗ trợ
cho các nước có thu nhập thấp, với số vốn trung bình là 14 tỷ USD/năm trong hai
năm. Cung cấp chủ yếu cho các nước Châu Á và Châu Phi (khoảng 50%, cho châu
Phi).
WB là một nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật quan trọng cho các nước đang
phát triển trên thế giới. bằng việc cung cấp những nguồn lực, chia sẻ kiến thức, đào
tạo nguồn nhân lực và xây dựng mối quan hệ đối tác giữa lĩnh vực công và lĩnh vực
tư nhân.
WB cung cấp những nguồn vốn vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, những khoản

viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên với nhiều mục đích khác nhau, bao


gồm đầu tư vào giáo dục, y tế, quản lỳ hành chính, cơ sở hạ tầng, phát triển tài chính
và con người, nông nghiệp, và quản lý nguồn lực tự nhiên và môi trường.
VD: Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là một trong những nguồn viện trợ lớn nhất
thế giới. IDA hỗ trợ việc phát triển y tế và giáo dục, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp,
phát triển kinh tế và thể chế cho 79 nước nghèo nhất- trong đó có 39 nước châu Phi.
WB đang tài trợ cho 158 dự án giáo dục thuộc 83 nước
WB đã cam kết tài trợ hơn 1,7 tỷ USD để chống lại nạn dịch HIV/ADIS trên toàn
thế giới.
WB cam kết cho vay 1tỷ USD mỗi năm cho các dự án về y tế, dinh dưỡng và dân số
ở các nước đang phát triển.
WB với hơn 2,2 tỷ USD trợ giúp các dự án định hướng phát triển cộng đồng nhằm
nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh những lời tán dương, WB cũng chịu nhiều chỉ trích. Chỉ trích tiêu biểu
nhất là việc nhiều người cho rằng WB là một “con sói đội lốt cừu” và theo đó mục
đích của WB chủ yếu là một công cụ giúp các nước phát triển mở cửa thị trường của
các nước thế giới thứ ba chứ không phải nhằm hỗ trợ việc xóa đói giảm nghèo trên
thế giới.
IV. Liên hệ với Việt Nam
1.

Thời gian hợp tác

+ Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam đã gia nhập WB.
+ Ngày 21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của
Chính quyền Sài Gòn cũ.
+ Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với WB vào tháng 10/1993 và bắt đầu nhận
lại nguồn vốn Viện Trợ ODA cho đến nay.

2.

Các lĩnh vực Viện trợ ODA của WB cho Việt Nam.

Tổng số vốn đầu tư từ năm 1993-2012 đã đạt trên 58,4 tỷ USD, trong đó vốn vay ưu
đãi 51,6 tỷ USD và chiếm 88,4 %, vốn ODA không hoàn lại đạy 6,76 tỷ USD chiếm
11,6%.


WB là nhà tài trợ ODA lơn nhất cho Việt Nam chiếm 20,1% tổng số vốn đầu tư của
các nhà tài trợ.
WB đã cam kết viện trợ cho việt nam nhằm mục tiêu xóa đối giảm nghèo và phát
triển kinh tế việt nam. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của nguồn vốn ODA WB: năng
lượng (25%), nông nghiệp (23%), nâng cấp đô thị (15%), giao thông (14%), quản lý
kinh tế (8%), giáo dục (7%), y tế (6%), Công nghệ thông tin (2%)...
Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào tháng 10/1993 WB cung cấp ba loại
dịch vụ chủ yếu:
+ Thiết kế vào tài trợ cho các dự án phát triển: tập trung vào các dự án và chương
trình cho các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực
hay hướng trọng tâm vào xóa đối giảm nghèo.
+ hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích: Tăng cường thể chế
nhằm xây dưng và nâng cao năng lực quản lí điều hành của 1 số ngành và cơ quan
chủ quản của các chương trình dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng
cao khuôn khổ chính sách và pháp lí cho các dự án
+ điều phối viên trợ: Hàng năm hội nghị các tư vấn giữa các nhà tài trợ cho Việt
Nam do WB chủ tọa nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính và kĩ
thuật và điều phối viện trợ giữa các quốc gia tài trợ nhờ đó vốn tìa trợ hiệu quả hơn.
Đến tháng 7/2017, World Bank sẽ chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam, phải
chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị
trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc

tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%
+ Lý do được đưa ra là từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung
bình, do đó, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành
cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.
+ Việc cắt giảm ODA của WB sẽ làm eo hẹp ngân sách nhà nước và các dự án đầu
tư vào cơ sở hạ tầng sẽ phải cắt giảm bớt trong thời gian tới. Các dự án về xóa đói
giảm nghèo, y tế, giáo dục,… cũng sẽ phải cắt giảm.
3.

Thành tựu đạt được.

- Giúp VN cơ hội hộp nhập kinh tế quốc tế


- Cải thiện đời sống nhân dân
- Tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Phát triển nguồn nhân lực
- Củng cố năng lực của các cơ quan nhà nước
- Gíam sát đánh giá đã đạt nhiều thành tựu to lớn
4.

Hạn chế.

- Cơ chế chính sách bộ máy quản lý còn nhiều bất cập
- Tốc độ giải ngân còn chậm
- Trình độ đội ngũ cán bộ Việt Nam còn thấp
- Tính minh bạch công khai còn thấp chưa thể hiện được tính rõ ràng hệ thống trong
sử dụng ODA
5.


Giải pháp.

- Cần có các giải pháp để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn ODA
- Cần có các giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
- Cần rút ra những kinh nghiệm và bài học trong quá trình sử dụng ODA
6.

Liên hệ trực tiếp.

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Tổng mức đầu tư của Dự án là 1,472 tỉ đô la Mỹ trong vốn vay Ngân hàng thế giới
(WB) là 631 triệu đô la Mỹ.
Chiều dài tuyến cao tốc: khoảng 131,5 km
Quy mô mặt cắt ngang đường cao tốc giai đoạn I: 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp,
chiều rộng nền đường 26 m, mặt đường 24,5 m. Dự án có 27 cầu lớn, 11 cầu trung
và 64 cầu nhỏ với tổng chiều dài khoảng 8.966 m, 1 công trình hầm với chiều dài
540m.
Lợi ích từ tuyến đường:
+ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực Miền Trung.
+ góp phần kết nối vận chuyển quốc tế trong khu vực, đảm bảo giao thông thông
suốt Bắc – Trung – Nam


+ khi hoàn thành tuyến cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các
trung tâm kinh tế và khu vực các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng
Ngãi, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Miền Trung.
Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Trung Sơn.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 7.775.146 triệu đồng (tương đương 410,68 triệu
USD), trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới là 330 triệu USD, vốn đối ứng của Tập
EVN là 80,68 triệu USD.

Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260MW, bao gồm 4 tổ máy và sản lượng điện
hàng năm ước đạt khoảng 1.018,61 triệu kWh, là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới
điện quốc gia.
Lợi ích nhà máy mang lại:
+ Cung cấp điện với chi phí thấp một cách an toàn và bền vững về môi trường và xã
hội, vừa giúp kiểm soát lũ với dung tích phòng lũ là 112 triệu m3.
+ Dự án còn mang lại những lợi ích về môi trường vì giúp giảm phát thải đáng kể
khí nhà kính, tránh được khoảng 1 triệu tấn khí CO2 ra môi trường mỗi năm.
+ Dự án tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân trong khu vực, tạo ra thu nhập,
nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án.



×