Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.07 KB, 3 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 16.2. Bình giảng bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính.
Trước Nguyễn Bính 150 năm, Nguyễn Công Trứ thuở "hàn nho" đã có lần
viết: "Tương tư không biết cái làm sao - Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào…". Xuâ
Diệu, ông chúa thơ tình, người đồng thời cới thi sĩ Nguyễn Bính cũng có bài thơ
"Tương tư chiều" (tập "Thơ thơ" - 1938) cũng nồng nàn thương nhớ: "Anh nhớ
tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh; anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!". Năm 1939,
Nguyễn Bính viết "Tương tư" in trong tập "Lỡ bước sang ngang" xuất bản tại Hà
Nội năm 1940. Với 20 câu thơ lục bát, Nguyễn Bính đã có một cách nói riêng về
nỗi nhớ, nỗi buồn tương tư. Chàng trai đa tình, mơ mộng khắc khoải chờ mong và
thương nhớ cô gái "chung làng" với một tình yêu chưa được đáp đền… nên mới
tương tư như thế. Nỗi tương tư buồn dịu ấy được đặt vào một khung cảnh bình dị
đánh yêu trong hương đồng gió nội thuần khiết, trong sáng như một mối tình dan
díu xưa cũ trong bài hát giao duyên thủa nào.
Có yêu lắm nhớ nhiều thì mới tương tư. Yêu lắm nhớ nhiều… mà không
được "người tình" đáp lại, không được gặp mặt người yêu… thì mới tương tư,
mang nỗi buồn tương tư. "Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều - Xăm xăm đè nẻo Lam
Kiều lần sang" ("Truyện Kiều" - Nguyễn Du). Khổ thơ dầu nói lên nỗi "nhớ", nỗi
"mong" của kẻ đang yêu, nỗi nhớ mong đầy ắp trong lòng, đã thành "bệnh" bởi lẽ
"tôi yêu nàng":
"Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng".
Chữ "tôi" xuất hiện trong bài thơ thật đáng yêu. Thôn Đoài với thôn Đông
là nơi nhà "nàng" và nhà "tôi" đang ở. Cách sử dụng hoán dụ - nhân hóa kết hợp
với thành ngữ và nghệ thuật phân hợp số từ - vị từ "chín nhớ mười mong một
người" không chỉ đầy ắp, da diết trong lòng chàng trai đa tình mà còn tràn ngập cả
xóm thôn, cả thôn Đông lẫn thôn Đoài. Yêu nàng tôi tương tư đã thành "bệnh",
thật đáng thương,… cũng như bệnh nắng mưa của trời vậy. So sánh "bệnh giời"


với bệnh tương tư "của tôi yêu nàng", Nguyễn Bính đã diễn tả một cách hồn nhiên,
thi vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu như là lẽ tự nhiên, là tất yếu. Yêu thì
mong được gần nhau, mà xa nhau thì nhớ; yêu lắm nên nhớ nhiều; càng nhớ mong
thì càng tương tư. Tương tư là một nét đẹp của tình yêu nên khác gì "nắng mưa là
bệnh của giời"…
Mười hai câu tiếp theo nói lên tâm trạng tương tư "bệnh của tôi yêu nàng".
Trước hết là nỗi băn khoăn thắc mắc. Tuy chẳng được ở gần nhau "bên giậu mùng
tơi", "bên giàn thiên lý", nhưng tôi với nàng gần gũi biết bao "Hai thôn chung lại
một làng". Có mong có nhớ,… có đi mà không có lại, nên băn khoăn thắc mắc biết
ngỏ cùng ai bây giờ? Một câu hỏi cất lên nghe thật là thương, thật là buồn:
"Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này"
Đã bao lâu rồi chưa được gặp nàng, nỗi buồn tương tư càng da diết, nôn
nao:
"Ngày qua ngày lại qua ngày,
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng"
Ba chữ "ngày" kết hợp với một chữ "qua", một chữ "lại" diễn tả nỗi buồn
triền miên, dằng dặc. Từ mùa xuân khi lá xanh, nay đã cuối thu "cây lá vàng", thế
mà bên ấy chẳng sang bên này? Làm sao chẳng mỏi mòn mong nhớ, làm sao
chẳng tàn úa như lá vàng mùa thu. Nguyễn Bính đã học tập cách nói của dân gian
lấy cây cỏ sắc màu để diễn tả thời gian li cách, thời gian tâm lí, thời gian tâm
trạng: dằng dặc mong nhớ, triền miên buồn trông - được nói lên một cách rất thơ,
rất đậm đà ý vị.
Thắc mắc rồi trách móc rồi hờn tủi, băn khoăn tự hỏi tự giày vò mình: "Bảo
rằng", "không… là chẳng… đã đành", "nhưng", "có xa xôi mấy…", hỏi để rồi lại
băn khoăn, hờn dỗi. Và chỉ biết hỏi mình mà thôi, càng hỏi càng cô đơn lẻ loi, hờn

tủi: "Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?", "Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?".
Trải qua những "chín nhớ mười mong", hết trách móc hờn dỗi rồi lại trông
đợi cầu mong. Thật chân tình, thật chân thành, tha thiết:
"Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khê các, bướm giang hồ gặp nhau?"
Vận dụng lối nói ước lệ ẩn dụ trong ca dao (bến đò), trong thơ văn truyền
thống (hoa khuê các, bướm giang hồ) để thể hiện một nỗi mong ước, một khao
khát về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi rất thiết tha. Cái tôi trữ tình của chàng trai
đa tình, nỗi buồn tương tư, nỗi khát khao mong ước về hạnh phúc "của tôi yêu
nàng", trở thành "cái chung" của nhiều chàng trai, cô gái khác. Vì thế đã 60 năm
qua, tiếng thơ "Tương tư" vẫn được bao thế hệ độc giả trân trọng coi nó như tâm
hồn mình, tiếng lòng mình. Có một số người cho rằng câu thơ "Hoa khuê các,
bướm giang hồ gặp nhau" dường như lạc hệ thống, thiếu sự dung dị. Không hẳn
vậy, chàng trai trong "Tương tư" đâu phải là chàng trai cày "tát nước đầu đình" mà
có thể là một chàng trai đang học trường tổng, trường huyện và đã từng đọc "Hồn
bướm mơ tiên"… thích mơ mộng. Nguyễn Bính không chỉ làm cho vần thơ mang
vẻ đẹp mộc mạc như ca dao mà lại cũng khác ca dao, là ổ chỗ ấy.
Ở phần hai bài thơ, chàng trai lúc thì trách móc, lúc thì nhắn hỏi liên tiếp
mà "nàng" vẫn hững hờ, biệt tăm. Kẻ thì đa tình mơ mộng… mà đối tượng lại mơ
hồ, vô định, nhớ thương mong đợi, có đi mà chẳng bao giờ có lại. Chỉ là chuyện
hão huyền, vô vọng vì đó đều mơ hồ, vu vơ. Ở đời vẫn có những mối tình như thế,
lãng mạn như thế: "Ai biết tình ai có đậm đà?" (Hàn Mặc Tử). Năm 1912 thi sĩ
Tản Đà viết trong bài thơ "Thư trách người tình không quen biết":
"Nhớ ra ngẩn vào ngơ
Trông mây trông nước, nay chờ mai mong".
Và năm 1926, ông còn viết:
"Mong ai mỏi mắt chân trời,
Nhớ ai, đi, đứng, ăn, ngồi thẩn thơ"
Qua đó, ta mới có thể cảm nhận được tình tương tư "một người chín nhớ
mười thương một người" trong thơ Nguyễn Bính. Và đó chỉ là yêu vụng dấu thầm

mà thôi.

2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Bốn câu thơ cuối bài nói lên niềm mơ ước muôn đời của lứa đôi. Và ở đây
là của "anh". Yêu nhau đâu chỉ có "chín nhớ mười mong", đâu chỉ có tương tư mà
còn có ước mơ hạnh phúc:
"Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?"
"Có một giàn giầu", "có một hàng cau liên phòng", nhà anh, nhà em mới
đều chỉ có "một" nghĩa là còn lẻ loi, đơn chiếc. Anh và em vẫn đôi nơi: Anh ở
thôn Đoài, em vẫn ở thôn Đông, vẫn còn xa cách quá chừng. Vẫn là một trời mong
nhớ: "Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông". Anh nhớ em, tưởng như: "Cau thôn Đoài
nhớ giầu không thôn nào?". Hình ảnh ẩn dụ "giầu - cau" dân dã biểu lộ niềm mơ
ước: duyên trầu cau cũng là duyên đối lứa sắc son, bền chặt. Cấu trúc song hành
gợi tả mối quan hệ gắn bó của đôi trai gái trong một tình yêu đẹp: nhà tôi và nhà
em, thôn Đoài và thôn Đông, trầu và cau. Tình yêu là chuyện muôn đời của lứa
đôi, của trai gái. Nguyễn Bính đã khép lại bài thơ bằng một lối diễn đạt tinh tế,
đậm đà, nhiều man mác, bâng khuâng. Mơ ước về trái ngọt hạnh phúc sẽ làm lịm
môi, mơ ước về con thuyền tình sẽ cập bến bờ hạnh phúc,… đó là mơ ước đẹp và
rất nhân văn. Vần thơ, câu thơ của tác giả "Lỡ bước sang ngang" được tuổi trẻ thời
áo trắng yêu thích là vì thế.
"Tương tư" vượt lên thời gian, đa sống trong lòng người, trong trái tim, tâm
hồn bao chàng trai, cô gái. Ngôn ngữ và chất thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã và
không kém phần lãng mạn, thơ mộng. Một hệ thống ẩn dụ - ước lệ: thôn Đoài thôn Đông, bến - đò, hoa- bướm, cau - trầu,…với các nói ví von, bình dị đã tạo

nên một không gian nghệ thuật gần gũi, thân quen là làng xóm, quê nhà, là "hồn
xưa đất nước. Cái mới trong thơ lục bát của Nguyễn Bính là chất biểu cảm nồng
nàn, là niềm khao khát về tình yêu hạnh phúc, là cái tôi trữ tình, là "của tôi yêu
nàng", là cảm xúc tuổi trẻ bấy lâu nay.
Trong "Tương tư" có mong nhớ và buồn, có trách móc giận hờn, nhưng chủ
yếu là vươn tới, là mơ ước, khát khao để anh và em, để cau thôn Đoài và giầu
không thôn Đông thắm lại, son sắc, thủy chung. Mọi mơ ước đều đẹp, Mơ ước về
tình duyên, hạnh phúc lại càng đẹp. "Tương tư" thể hiện hồn thơ Nguyễn Bính:
lãng mạn mà chân quê, man mác hương đồng gió nội một thời quá vãng.
***

3



×