Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.65 KB, 4 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 19.2. Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu là cây bút trửơng thành trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ và là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông là tác giả
chủ yếu ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, trước năm 1975 sáng tác theo thiên
hứơng trữ tình, lãng mạn, thành công xuất sắc với đề tài chiến tranh. Sau 1975,
Ông sáng tác thiên về cảm hứng thế sự, thể hiện cái nhìn đa diện, nhiều chiều về
cuộc sống con ngừơi. “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác
của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này. Tác phẩm đã khắc họa thành công
hình tựơng ngừơi đàn bà hàng chài với những nét tính cách đẹp đẽ bị khuất lấp
dứoi ngoại hình xấu xí.
“Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập
truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1987. Câu chuyện kể về việc nghệ sĩ Phùng đi
thực tế tại vùng biển để chụp ảnh làm lịch nghệ thuật, cũng là nơi Đẩu, bạn chiến
đấu, đang làm chánh án huyện. Một buổi sáng, Phùng đã chụp đựoc tấm ảnh trời
cho, tấm ảnh về một chiếc thuyền lứoi vó trong buổi bình minh. Cùng lúc ấy,
Phùng đã phát hiện ra câu chuyện kì lạ về gia đình hàng chài sống trên chiếc
thuyền ấy: người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn.
Đựoc tòa án huyện mời đến giải quyết chuyện gia đình, người đàn bà van xin
đừng bắt mình phải bỏ chồng. Trước sự ngạc nhiên của chánh án Đẩu, nghệ sĩ
Phùng, người đàn bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình. Từ đó, bộc lộ những nét
đẹp sâu xa tiềm ẩn trong người đàn bà nghèo ấy.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người
đàn bà hàng chài này. Khi bà xuất hiện ở tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta
vẫn không biết tên của người đàn bà này. Đó là một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ
như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam Bà ta
xuất hiện ở tòa án với một bộ quần áo rách rưới, thân hình cao lớn, thô kệch, mặt
rỗ chằng chịt. Những nét đó đã cho thấy dấu ấn của một cuộc đời lam lũ, đầy cay
đắng .Khi mới đến tòa, bà ta rụt rè, sợ sệt ngồi ở góc tường rồi rón rén ngồi ở mép


ghế. Bà ta xưng hô với chánh án Đẩu là “con, quý tòa”. Những biểu hiện đó đều
không phù hợp với khung cảnh ở tòa án huyện. Điều đó chứng tỏ người đàn bà chỉ
quen sống giữa mặt nước ấy vốn thất học, thiếu sự hiểu biết. Quả thực, qua câu
chuyện của người đàn bà hàng chài hiện lên cả một cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn,
khốn khổ.Người đàn bà ấy đã phải chịu nhiều thiệt thòi, trận đậu mùa đã khiến
gương mặt bà đầy những nốt rỗ chằng chịt, không có ai lấy, bà đã có thai với một
anh hàng chài và ở với anh ta .Nhưng cũng từ đây bà phải chịu bao nỗi cay cực
trong cuộc sống mưu sinh, gia đình đông con vì đẻ nhiều, sống chen chúc trên một
chiếc thuyền chật chội, ọp ẹp, có khi cả tháng trời cả nhà ăn xương rồng luộc
chấm với muối. Cuộc sống đầy bất trắc, quanh năm sống với sóng gió, biển cả,
không dám kiếm một tấc đất cắm dùi.Trong tình huống mở đầu truyện, người đàn
bà xuất hiện với vẻ ngoài xấu xí, thô kệch, lam lũ và nghèo khó. Đó là cái “thân
hình quen thuộc của ngừơi đàn bà vùng biển, cao lớn với những đừơng nét thô
kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lứơi, tái ngắt và
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

dường như đang buồn ngủ”, “tấm lưng áo bạc phếch và rách mứơp, nửa thân dứoi
ứot sũng”. Sự xuất hiện ấy đối lập hẳn với cái phát hiện trứơc đó của Phùng.
Qua cách mở truyện, tác giả đã gây cho người đọc một ấn tựong lạ về người
đàn bà hàng chài, từ đó dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của người đàn bà
ấy.Đó là người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục đến mức đáng thương. Khi bị người
chồng vũ phu “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp” vào ngừơi nhưng chị ta “không
hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Điều đó làm
Phùng hết sức kinh ngạc, “trong mấy phút, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Sự
thụ động của ngừơi đàn bà đã gây trong lòng nghệ sĩ Phùng những thắc mắc, khó
hiểu. Vì sao ngừơi đàn bà không chống trả? Nếu vì sức yếu thì chị cũng có thể
chạy trốn, nhưng chị lại không chạy trốn mà cứ im lặng chịu đòn, “không kêu một

tiếng”. Rõ ràng thật là một nghịch lí.
Không chỉ cam chịu, nhẫn nhục mà chị còn là một người phụ nữ sâu sắc và
thương con hết mực. Khi chứng kiến cảnh thằng Phác chống lại cha để bảo vệ mẹ,
“người đàn bà dừơng như lúc này mới cảm thấy đau đớn “,cái nỗi đau mà có lẽ
không một đòn roi nào của người chồng khiến chị đau đớn hơn, “vừa đau đớn vừa
vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị xấu hổ, nhục nhã bởi chị hiểu việc làm của con
mình là không đúng, là trái với đạo lí, dù rằng mục đích của con mình là tốt, muốn
bảo vệ mẹ. “Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trứơc mặt thằng
bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”.
Nguyễn Minh Châu đã ví thằng bé và việc làm của nó “như một viên đạn bắn vào
người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống
những dòng nứoc mắt”, đó chính là cái đau đớn nhất mà ngừơi đàn bà phải chịu.
Có nỗi đau nào hơn là thấy con mình chống lại cha của nó. Chính vì sợ thằng con
sẽ làm điều dại dột với bố mà chị đã gửi nó lên bờ, chỉ vì thưong con chị không
muốn nó trở thành đứa con bất hiếu.
Trong câu chuyện ở tòa án huyện, chị tỏ ra là một người đàn bà sắc sảo,
thấu hiểu lẽ đời, có cái nhìn sâu sắc và đồng cảm. Dù phải ngậm đắng nuốt cay,
phải cam chịu biết bao đau khổ nhưng khi chánh án Đẩu khuyên chị bỏ chồng thì
chị “hứong về phía chánh án Đẩu mà vái lia lịa: Quý tòa bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng đựoc, đừng bắt con bỏ nó”. Chỉ câu nói ấy thôi cũng đã gây cho
Phùng và Đẩu bao nhiêu là ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Sao chị ta lại không thể bỏ
chồng trong khi cuộc sống của chị cứ tiếp diễn quẩn quanh với “ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng”? Mấu chốt là ở đó. Trước khi đi vào vấn đề, chị đã
khiến cho Phùng và Đẩu phải ngạc nhiên vì những lời mào đầu sắc sảo, lí lẽ “lòng
các chú tốt nhưng các chú đâu có phải người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu
được cái việc của các người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Rồi chị đi vào giải thích
nguyên nhân vì sao không thể bỏ chồng. Đó là vì cuộc sống, vì hoàn cảnh. Trước
kia, chị là một ngừơi con gái xấu xí, bị rỗ mặt vì bệnh đậu mùa, không ai lấy. Còn
chồng chị là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” và nhất là không bao giờ
đánh vợ. Và với giọng đầy thông cảm với chồng, chị cho rằng ngừơi chồng trở nên

vũ phu, tàn bạo là bởi cuộc sống quá khó khăn, “ông trời làm biển động suốt hàng
tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối” trong khi
đó chị lại đẻ nhiều và thuyền thì lại chật. Tuy bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão
2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

xách chị ra đánh, cũng “giống như đàn ông thuyền khác uống rựơu” nhưng chị vẫn
thương chồng, vẫn thông cảm cho chồng. Chị còn mong “giá mà lão uống đựoc
rựơu thì tôi đỡ khổ”. Nhưng người chồng của chị không uống được rựơu. Vả lại
công việc cần có một người đàn ông trên thuyền phòng khi biển động sóng gió,
“có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng
một sắp con nhà nào cũng trên dứoi chục đứa”. Chị đã đặt mình vào hòan cảnh của
chồng, để thấu hiểu, để thông cảm cho nỗi khổ của chồng. Ngừoi ngoài nhìn vào
chỉ thấy chồng chị là một kẻ tàn bạo, vũ phu nhưng riêng chị, chỉ có chị mới hiểu
nỗi vất vả của chồng. Đó là một người đàn bà có cái nhìn tòan diện, sâu sắc và
cũng rất bao dung, vị tha.
Là một người vợ, người mẹ chị không những là người giàu đức hi sinh mà
còn rất thương con, luôn sống vì con. Vì thương con nên chị cam chịu những trận
đòn roi và sự xâm phạm của người chồng không những trên thể xác mà còn về mặt
tinh thần, chỉ cần con chị có cái ăn no. Và vì không muốn những tâm hồn non nớt
của những đứa con bị ám ảnh bởi những trận bạo hành mà chị đã xin với chồng
“đưa lên bờ mà đánh”. Lẽ ra chị đã có thể bỏ chồng mà không sợ bị cho là không
thương con, nhưng chị đã không làm như thế, vì con chị cần có cả cha lẫn mẹ. Chị
đã hi sinh cuộc đời mình, chấp nhận khổ cực, vất vả và cả đau đớn chỉ mong con
mình đựoc sống no đủ và ấm êm. Có tấm lòng nào bao dung như tấm lòng người
mẹ? Luôn nghĩ cho con, luôn hi sinh vì con. Tuy rằng sống trong cảnh bạo ngựơc,
bị hành hung nhưng chị vẫn luôn vun đắp, bảo vệ hạnh phúc gia đình, biết chắt
chiu, nâng niu những hạnh phúc đời thừơng dù là nhỏ nhoi. Niềm hạnh phúc của

chị đó là khi “vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ”, và có lẽ cả đời chị, “vui
nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đựoc ăn no”. Niềm hạnh phúc nhỏ bé,
đơn sơ và giản dị thôi nhưng cũng an ủi chị, làm ấm lại tâm hồn chị. Có lẽ nhờ thế
để mà chị cho rằng sự hi sinh của mình là không vô ích.
Hình ảnh người đàn bà còn đựơc xuất hiện ẩn sau bức tranh, vẫn cái vẻ
nghèo khổ, xấu xí, thô kệch trong trí nhớ của Phùng. Bức ảnh đựơc chọn trong bộ
lịch năm ấy chính là bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Đó là một bức ảnh mang đặc
sắc nghệ thuật đậm tính nhân văn, đựơc treo nhiều trong các gia đình sành nghệ
thuật. Thật là kì lạ với một bức ảnh đen trắng nhưng khi nhìn vào, Phùng luôn
nhìn thấy “cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ và hình ảnh người
đàn bà đang bước ra từ bức ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với
những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt
sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lứoi suốt đêm”. Đó là hình ảnh của người
lao động, là hình ảnh của cuộc sống hiện thực hiện hữu. Đó là hiện thực cuộc sống
mà người nghệ sĩ phải đứng gần mới có thể phát hiện ra đựoc.
Tác phẩm đã khắc họa hình tuợng người đàn bà hàng chài tuy xấu xí, thô
kệch nhưng lại mang những phẩm chất cao đẹp: giàu đức hi sinh, cam chịu, nhẫn
nhục là những bản chất truyền thống vốn có của người phụ nữ Việt Nam và cả sự
sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời ở chị khiến ngừơi nghe phải cảm động, khâm phục.Qua
câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi
gắm đến chúng ta những bài học giá trị về cuộc sống. Với mỗi chúng ta, nhà văn
muốn nhắn nhủ về cách nhìn đời, cuộc đời rất phức tạp, đừng nhìn đời một cách
3


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

phiến diện, đơn giản mà phải đánh giá sự việc, hiện tượng bằng cái nhìn đa diện,
nhiều chiều.Đồng thời nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc và hơn hết là người
nghệ sĩ: “Nghệ thuật và cuộc đời luôn có mối quan hệ mật thiết. Nghệ thuật phản

ánh cuộc đời, là cuộc đời. Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc
sống. Nguyễn Minh Châu thật tài tình khi xây dựng một tình huống truyện thật
độc đáo, từ đó gợi mở biết bao nghịch lí trong cuộc sống. Cách lựa chọn ngôi kể
và điểm nhìn thích hợp làm câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, thuyết phục.
Ngôn ngữ sinh động, giản dị mà sâu sắc đa nghĩa.
Qua tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khắc
họa thành công hình tượng người đàn bà hàng chài với những nét tính cách tiêu
biểu, truyền thống. Đồng thời mang đnế cho người đọc bài học đúng đắn về cách
nhìn nhận cuộc sống, con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra
bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tựơng. Với “Chiếc thuyền ngoài xa”,
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện xuất sắc ngòi bút triết luận của mình, để từ đó rút
ra nhiều bài học có giá trị.
***

4



×