Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

báo cáo thưc tâp tai công ty chưng khóan thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.94 KB, 19 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

MỤC LỤC

I- KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển
1.2 - Giới thiệu về công ty thực tập
1.3 - Các nghiệp vụ chính của công ty
1.4 - Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.5 - Môi trường kinh doanh của công ty
II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1 - Thực trạng hoạt động kinh doanh
2.2 - Chiến lược phát triển
2.3 - Đánh giá về công ty
Tên Đề tài chuyên đề


I-

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Thông tin vắn tắt về công ty chứng khoán Thăng Long
• Vốn điều lệ:250 tỷ
• Tổng tài sản: ..... tỷ
• Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: 13.5% (2005), 28% (2006).
• Thị phần dịch vụ môi giới: 7% (đứng thứ 7 trong số 14 công ty chứng
khoán(đầu năm 2006)
• Tổng số nhân viên: 200 người 1/2008
• Số chi nhánh/văn phòng giao dịch: 4
• Cơ cấu sở hữu: 100% bởi Ngân hàng TMCP Quân đội
• Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Toserco 273 Kim Mã, Hà nội


• Lô gô công ty:

1.1- Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) được thành lập tháng 5/2000 theo
hình thức công ty Trách nhiệm Hữu hạn 1 thành viên trực thuộc một trong những
ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt nam – Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB).
Mục đích hoạt động của TSC nhằm phát triển kinh doanh chứng khoán, cung cấp bộ


sản phẩm Ngân hàng – chứng khoán cho các khách hàng của MB, đồng thời thu hút
thêm khách hàng đầu tư chứng khoán sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Tháng 3 năm 2003 Công ty khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ chí Minh
Tháng 8 năm 2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng và trở thành công ty chứng
khoán với đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định.
Tháng 5 năm 2006 Tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng ;Chuyển trụ sở chính tới 273
Kim Mã – Hà Nội; Tăng số lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên 4 điểm.
Tháng 12 năm 2006 tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
Đầu năm 2008, công ty đang tiến hành cổ phần hóa với vốn điều lệ là 250 tỷ đồng.
Sau 7 năm hoạt động và là 1 trong 6 đơn vị tiên phong trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, cho đến nay TSC đã rất thành công trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của mình. Không chỉ là địa chỉ tin cậy đối với các nhà đầu tư cá nhân khi
tham gia vào thị trường chứng khoán, TSC còn được biết đến với tư cách là một đơn
vị cung cấp các dịch vụ tư vấn cổ phần hoá chuyên nghiệp, rất nhiều đơn vị lớn như
Vietfracht, Horuco, Công ty Xây dựng Lũng Lô, Cavico Mỏ ….đã tin cậy hợp tác
với TSC trong quá trình chuyển đổi cổ phần hoá.
Việc thành lập trụ sở mới này là một phần trong kế hoạch tăng năng lực cạnh
tranh và cung cấp dịch vụ của TSC với phương châm xây dựng cơ sở vật chất và
dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng. TSC tự hào cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả
cho các nhà đầu tư như ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước cổ tức, repo cổ
phiếu, trái phiếu, hỗ trợ đấu giá, hỗ trợ mua cổ phiếu, và cùng với MB cung cấp các

dịch vụ tín dụng như cho vay cầm cố chứng khoán, bảo chứng, bảo lãnh đặt lệnh
v.v..


1.2- Giới thiệu về công ty thực tập
Sau hơn 7 năm song hành cùng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt
Nam, đến nay Công ty Chứng khoán Thăng Long(TSC) - một đơn vị thành viên của
MB đã chứng tỏ sự lớn mạnh của mình bằng việc khai trương một sàn giao dịch
chứng khoán mới, khang trang, hiện đại với nhiều dịch vụ tiện ích trong đó phải kể
đến sự có mặt của phòng giao dịch MB ngay tại sàn, hứa hẹn sẽ là yếu tố cạnh tranh
đặc biệt, thu hút đông đảo các nhà đầu tư.
Tại Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2006, Trụ sở mới của Công ty Chứng khoán
Thăng Long (Thăng Long Securities Company - TSC) và Phòng Giao dịch của Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Quân đội (MB) chính thức được khai trương đưa vào
hoạt động với tổng diện tích 420m2 tại Tầng 6, tòa nhà Toserco, số 273 Kim Mã, Hà
Nội.
Trụ sở mới này của TSC có nhiều ưu điểm như có sàn giao dịch hiện đại, cảnh
quan đẹp; có trung tâm Call-Centre, phục vụ nhu cầu đặt lệnh qua điện thoại của các
nhà đầu tư chứng khoán. Đặc biệt với ưu thế là một công ty thành viên của MB,
ngay tại sàn giao dịch mới này đã được bố trí một Phòng giao dịch của MB phục vụ
cho các nhu cầu về tài chính, tín dụng của nhà đầu tư. Đây là lợi thế của TSC mà
không phải công ty chứng khoán nào cũng có được.
Các phòng làm việc của công ty được bố trí một cách khoa học, hợp lý. Phòng
phân tích đầu tư và phòng tư vấn doanh nghiệp nằm ở khu vực yên tĩnh. Điều này rất
thuận lợi đối với những việc phân tích hay đầu tư. Bên cạnh phòng môi giới, sảnh
của tầng 6 toà nhà cũng trang bị máy tính giúp cho nhà đầu tư dễ dàng trong việc
theo dõi thị trường cũng như đặt lệnh.


Hệ thống cơ sở vật chất của công ty khá hiện đại. Điều này giúp cho quá trình

làm việc cũng như việc cung ứng các dịch vụ cũng như phục vụ khách hành được tốt
hơn.
Đội ngũ nhân viên: Qua quá trình thực tập em thấy đội ngũ nhân viên của công
ty chứng khoán khá năng động, kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội
khá tốt. Điều này giúp tạo nên sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư và các bạn hàng
của công ty.

1.3- Các nghiệp vụ chính của công ty:
• Công ty Chứng khoán Thăng long là công ty chứng khoán với đầy đủ các
nghiệp vụ theo luật định
• Các nghiệp vụ chính ( tháng 12/2006)
• Môi giới chứng khoán;
• Tư vấn;
• Bảo lãnh phát hành;
• Quản lý danh mục đầu tư
• Tự doanh;
• Lưu ký
• Các nghiệp vụ khác
• Dịch vụ REPO cổ phiếu, trái phiếu;
• Tư vấn tài chính, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
 Đối với khách hàng cá nhân:


• Môi giới chứng khoán niêm yết và chứng khoán OTC
+ Là công ty chứng khoán đầu tiên đưa vào hoạt động Trung tâm đặt
lệnh qua điện thoại (Call Center) từ tháng 7/2006
• Dịch vụ lưu ký chứng khoán
• Tư vấn đầu tư
Các dịch vụ bổ trợ khác
 Hỗ trợ đấu giá mua cổ phần

 Hỗ trợ mua cổ phần
 Hợp đồng REPO (mua – bán
lại chứng khoán)
 Dịch vụ ứng trước tiền bán
chứng khoán.
 Dịch vụ ứng trước cổ tức

 Đối với khách hàng tổ chức:
• Tư vấn niêm yết
• Tư vấn Cổ phần hoá
• Quản lý cổ đông
• Tư vấn Tài chính
• Tư vấn Quản trị
• Bảo lãnh phát hành
• Đại lý phát hành

 Dịch vụ cầm cố các giấy tờ có
giá để vay vốn đầu tư chứng
khoán
 Dịch vụ cầm cố chứng khoán
 Dịch vụ cho vay bảo chứng
 Dịch vụ bảo lãnh đặt lệnh


Khách hàng của công ty :
Chủ yếu là những khách hàng là những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, xây
lắp,vật tư, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp.
Trong đó có một số doanh nghiệp lớn như
- Công ty Cavico Khai thác mỏ và xây dựng
- Công ty Cao su Hòa Bình

- Công ty vận tải Biển Bắc

1.4

Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:




Cơ cấu tổ chức của công ty

Giám đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc Chi
nhánh

Phòng Nguồn
Vốn
Phòng Môi
Giới; lưu ký
Phòng Phân
tích Đầu tư
Phòng Giao
dich
Phòng Tư vấn

Phòng
Marketing


Phòng Kế
Toán, tài chính

Phòng Kế
hoạch-Tổng
hợp

Phòng IT

Giao
dịch;
Môi
Giới;
Lưu ký


vấn

Kế
Toán


 Khối đầu tư của công ty chứng khoán Thăng Long sẽ được tổ chức theo sơ
đồ sau:
Hội đồng quản trị

Hội đồng Đầu tư

Giám đốc TSC


TT Thông tin

Giám đốc đầu tư

Kế toán/t.chính

Trưởng phòng PT&ĐT-HN

Trưởng phòng PT&ĐT-Tp
HCM

Nhóm phân tích

Nhóm phân tích

Nhóm tự doanh

Nhóm tự doanh


Khối Đầu tư: 1 Giám đốc khối phụ trách chung; 1 hoặc2 Trưởng Phòng; Giám
đốc đầu tư chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của Khối đầu
tư.
Giám đốc đầu tư cùng các trưởng phòng Đầu tư lên kế hoạch kinh doanh, điều
phối và phân bổ nguồn lực bảo đảm hiệu quả hoạt động của các Phòng Đầu tư nói
riêng và Khối đầu tư nói chung.
Vị trí, chức năng: Phòng đầu tư là một phòng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của
Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long trực thuộc sự quản lý và điều hành trực
tiếp của Giám đốc Công ty.

Chức năng của Phòng Đầu tư:
- Tổ chức triển khai các hoạt động đầu tư theo đúng kế hoạch và định hướng
phát triển kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên
môn về hoạt động đầu tư thống nhất trong toàn Công ty.
- Phối hợp các phòng, bộ phận liên quan trong Công ty tham gia xây dựng hoặc
thực hiện một số hoạt động tác nghiệp khác theo yêu cầu của Giám đốc Công
ty.
Nhiệm vụ:
-

Tổ chức hoạt động đầu tư theo các quy trình nghiệp vụ
và kế hoạch đã được phê duyệt.

-

Thu nhập, tổ chức xây dựng và quản lý nguồn thông tin
về doanh nghiệp một cách hệ thống.


-

Phối hợp các phòng nghiệp vụ có liên qua tại Công ty
triển khai hoạt động đầu tư theo nguyên tắc phối hợp và theo đúng phân cấp
nghiệp vụ đã được Giám đốc công ty phê duyệt.

-

Thực hiện và duy trì chế độ báo cáo thường xuyên và
định kỳ theo quy định của Công ty.


-

Tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiến lược
phát triển chung của Công ty.

1.4- Môi trường kinh doanh của công ty:
 Tình hình thị trường chứng khoán trong thời gian qua:
Trong 7 năm qua, thị trường chứng khoán Việt nam đã có những bước phát
triển to lớn. Ngày 20/07/2000 là ngày chính thức khai trương hoạt động của Trung
tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh (HOSTC) nay là Sở giao dịch chứng
khoán Tp Hồ Chí Minh (HOSE) cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của Thị trường
chứng khoán Việt Nam (TTCKVN). Từ ngày 14/07/2005, TTCKVN có thêm 01
Trung tâm giao dịch thứ cấp là TTGDCK Hà Nội (HASTC).
• Sở giao dịch chứng khoán TpHCM
Bắt đầu chỉ với 2 cổ phiếu giờ đây sở có 149 cổ phiếu niêm yết. Tổng giá trị thị
trường tăng cao….. Từ 3 năm trở lại đây, khối lượng chứng khoán niêm yết đã gia
tăng đáng kể. Qua 07 năm hoạt động, chỉ số VN-Index có những biến động lên,
xuống theo quy luật cung- cầu của thị trường và tâm lý các nhà đầu tư. Từ tháng
7/2000 đến tháng 08/2001, chỉ số VN-Index tăng nhanh chóng từ khởi điểm 100 lên
tới 571,04 điểm. Lúc này do hàng hóa trên thị trường còn quá ít, trong khi độ hào
hứng của các nhà đầu tư khi thị trường mới ra đời đang lên cao đã khiến “cầu vượt
cung” rất lớn. Sau đó, do tác động của Chính phủ và hành động bán cổ phiếu để


kiếm lời khi thấy giá cổ phiếu lên quá cao của rất đông các nhà đầu tư, chỉ số VnIndex tụt xuống mức đáy 130,90 điểm vào khoảng cuối năm 2003. Từ đó cho tới
cuối năm 2005, VN-Index dao động ở mức 250-300 điểm. TTCKVN lại có sự khởi
sắc từ đầu năm 2006. Chỉ số VN-Index tăng vọt từ trên 300 điểm đạt 632,69 điểm
vào tháng 4/2006 và hiện đang dao động ở mức trên dưới 500 điểm với khốI lượng
giao dịch bình quân khoảng 7 triệu USD/ngày. Đến thời điểm đầu tháng 2/2007 VNIndex tăng lên trên con số 1000 điểm, cho thấy một thị trường tăng trưởng, phát triển

và tiềm năng. Nhưng kể từ khi lên đến hơn 1100 điểm vào tháng 3 năm 2007 chỉ số
VN-Index lên xuống rất thất thường, có lúc chỉ số này đã xuống dưới 850 điểm báo
hiệu sự phát triển không bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
• Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Hoạt động giao dịch chứng khoán thứ cấp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HASTC) chính thức được bắt đầu từ ngày 14/07/2005. HASTC tổ chức
giao dịch cho các loại cổ phiếu của các Doanh nghiệp đăng ký giao dịch với vốn
điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng; các loại trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu được
chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp
chưa thực hiện niêm yết. Hoạt động giao dịch được tổ chức theo phương thức thỏa
thuận (áp dụng từ 14/07/2005) và giao dịch báo giá đồng thời với thỏa thuận (áp
dụng từ 2/11/2005). Hiện nay, có hơn 100 loại cổ phiếu của hơn 100 công ty cổ phần
đang niêm yết tại đây. Theo luật Chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2007 các doanh
nghiệp niêm yết trên HASTC phải có vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng.
Sự quan tâm của nhà đầu tư
Đối tượng tham gia mua chứng khoán hiện là các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư
tổ chức như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán và
các định chế tài chính khác. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn là nhân tố chính tham gia
vào thị trường,


 Khách hàng
Khách hàng của công ty hiện nay là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ
chức trong nước cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp….
 Đối thủ cạnh tranh
Đến thời điểm 15/10/2006, thị trường chứng khoán Việt nam đã có 18 Công ty
chứng khoán (CTCK) với tổng số vốn điều lệ là 1.849 tỷ đồng trong đó có 09 công
ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, 09 công ty còn lại là công ty TNHH
thuộc các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần. Cùng với sự phát triển
bùng nổ của thị trường hiện nay hàng loạt các công ty chứng khoán được thành lập,

tới thời điểm 2 tháng đầu năm 2007 thì số công ty chứng khoán tăng lên là 69 công
ty. Thị phần của những công ty chứng khoán mới vẫn còn nhỏ, phần lớn thị phần là
của các công ty chứng khoán cũ, những công ty chứng khoán lớn, đã khẳng định
được vị thế của mình ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty chứng khoán
đã dần tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các hoạt động của công ty.


II-

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.1- Thực trạng hoạt động kinh doanh
Sơ đồ 1: Cơ cấu doanh thu năm 2005 và 2006
2005

2006

Brokerage

Proprietary trading

Portfolio
Underwriting,
submanagement
underwriting

10.79
%
1.28
%


7.80
%

11.07 4.59
%
%

7.73
%

9.31
%

19.22
%

Investment advisory

Custody
Treasury

4.52
%
0.00
%

56.39
%
67.30

%

Sau 7 năm đi vào hoạt động và phát triển, cùng với sự hoàn thiện của thị trường
chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán Thăng Long cũng có những bước phát
triển tiến bộ. Doanh thu và lợi nhuận của công ty hàng năm tăng cao. Mặc dù khi thị
trường trầm lắng trong năm 2003, 2004, nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty
vẫn tăng trong những năm này. Năm 2003 doanh thu của công ty là 1,287 tỷ đồng,
lợi nhuận ròng công ty lỗ hơn 500 triệu. Tuy nhiên năm 2004 doanh thu của công ty
đã lên tới 6.3 tỷ đồng trong đó lợI nhuận ròng là 4.5 tỷ. Tổng tài sản của công ty là


hơn 46 tỷ và năm 2003 công ty cũng thực hiện tăng vốn điều lệ từ 9 tỷ lên 43 tỷ.
Năm 2005 va 2006 công ty có những bước phát triển lớn cùng với sự phát triển và
hoàn thiện của thị trường. Năm 2005 doanh thu của công ty là hơn 10 tỷ trong đó lợi
nhuận ròng của công ty là gần 7 tỷ. Giữa năm 2006 công ty cũng thực hiện tăng vốn
điều lệ lên 80 tỷ và tháng 12 năm 2006 công ty một lần nữa tăng vốn điều lệ lên 120
tỷ. Đến cuối năm 2007 công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.
Về các mảng doanh thu của công ty, tỷ trọng doanh thu của bộ phận môi giới
tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chiến lược của mình và
bộ phận môi giới của công ty cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Nghiệp vụ tự doanh là nghiệp vụ đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho
công ty. Điều này thể hiện sự phát triển của bộ phận phân tích đầu tư. Năm 2005 tỷ
trọng của nghiệp vụ tự doanh chiếm 56.39 % trong đó theo dự báo năm 2006 tỷ
trọng này là 67.30 %. Tỷ trọng doanh thu của bộ phận tư vấn đầu tư có chiều hướng
giảm. Tuy nhiên đây chỉ là giảm về tỷ trọng, số tương đối, còn về doanh thu của
nghiệp vụ tư vấn đầu tư vẫn tăng.


Sơ đồ 2: Tình hình tài chính của công ty qua các năm.


Revenue
Net profit
Paid-in capital
Total Equity
Return on Paid-in Capital

2,002

2,003

2,004

2,005

2006

0.657
(0.665)
9.000
8.695
-7.39%

1.287
(0.564)
43.000
42.131
-1.31%

6.348
4.533

43.000
46.627
10.54%

10.782
6.903
43.000
51.135
16.05%

45.116
34.514
80.000
122.648
43.14%

140.000
120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
(20.000)

2,002

2,003

2,004


2,005

2006


2.2- Chiến lược phát triển
Mục tiêu phát triển:
Năm 2005 thị phần mối giới của công ty chứng khoán Thăng Long đứng thứ 7
trong số 14 công ty chứng khoán đang hoạt động. Hiện nay, cùng với sự phát triển
của thị trường, công ty chứng khoán Thăng Long đang tập trung phát triển và hoàn
thiện nghiệp vụ môi giới. Phấn đấu trong thời gian tới công ty chứng khoán Thăng
Long trở thành một trong những công ty có bộ phận môi giới phát triển mạnh và có
thị phần lớn, chiếm vị trí hàng đầu về môi giới trong số các công ty chứng khoán
hiện nay và sắp tới ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về bộ phận phân tích, công ty chứng khoán tiếp tục phát triển và hoàn thiện bộ
phận phân tích đầu tư. Tiếp tục phát huy những thế mạnh hiện có, thu hút nguồn
nhân lực có chất lượng cao.
Hiện nay bộ phận tư vấn cũng tập trung phát triển và đang thực hiện đấu giá cổ
phần một số công ty có tiềm năng như công ty cổ phần vận tải Biển Bắc…..

Chiến lược phát triển
-

Công ty chứng khoán Thăng Long tiếp tục chiến lược đầu

tư vào nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nhằm đưa công ty phát triển bền vững, tuân
thủ pháp luật, tích cực đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị
trường chứng khoán nói riêng.
-


Nắm bắt thời cơ cũng như những thuận lợi nhằm duy trì vị

trí của công ty đồng thời phát triển hơn nữa vai trò và vị thế của công ty trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam và vươn ra thế giới.


-

Xác định rõ dich vụ chủ lực của công ty, nâng cao dịch vụ

hơn nữa, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục chú trọng phát triển, mở rộng da dạng hóa các
dịch vụ khác, cung cấp các sản phẩm phân tích và thông tin thị trường và các dịch vụ
tiện ích phục vụ khách hàng.
-

Công ty cũng đề ra chiến lược đẩy mạnh các hoạt động

như Bảo lãnh phát hành, Tư vấn; đầu tư Tư doanh; đẩy mạnh bộ phận nghiên cứu
phân tích và phát triển thị trường;
-

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin và website của

công ty.
2.2- Đánh giá về công ty
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập các công ty chứng khoán trong đó có TSC sẽ
phải chịu sức ép cạnh tranh của các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng thời công ty cần chủ động hơn nữa trong tìm kiếm khách hàng, quan hệ hợp
tác hơn nữa với các tổ chức đầu từ nước ngoài nhằm trao đổi học tập và tích lũy kinh

nghiệm. Trước triển vọng của TTCK Việt Nam bây giờ tạo rất nhiều thời cơ cho các
công ty chứng khoán phát huy năng lực. TSC đã và đang phát huy hết năng lực và
tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên TTCK Việt Nam.
Sự ra đời của luật chứng khoán đã đánh dấu một dấu mốc mới trong sự phát
triển của thị trường chứng khoán. Điều này tạo điều kiện khuyến khích và tạo lập
môi trường thuận lợi cho thị trường cũng như các công ty chứng khoán. Tuy nhiên
sự không đồng bộ giữa các văn bản luật cũng là một khó khăn đối với các công ty
chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán TSC nói riêng.
Sự phát triển bùng nổ của thị trường trong thời gian vừa qua tạo ra một sự phát
triển mớI đốI vớI thị trường chứng khoán. Tuy nhiên sự phát triển quá nóng của thị
trường cũng gây ra rất nhiều lo lắng đối với các nhà quản lý thị trường. Với sự phát


triển quá nóng này có thể xẩy ra sự suy giảm và trì trệ của thị trường. Điều này sẽ
ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuận của công ty Chứng khoán Thăng Long.

TÊN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP



×