Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần bê tông xây dựng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.99 KB, 16 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
I.Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
1.Khái quát về công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Hanoi Concrete Construction Joint-Stock Company
Tên viết tắt: VIBEX.,JSC
Địa chỉ: Xã Đông Ngạc-Từ Liêm-Hà Nội
ĐT: 04.38361998/ 38361999
Fax: 04. 38399283
Email:
Website:
Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đồng (tám mươi lăm tỷ đồng).
Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội tiền thân là Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội
được thành lập ngày 06 tháng 5 năm 1961 theo quyết định số 472/BKT của Bộ Kiến trúc, sau đổi
là Xí nghiệp liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Từ ngày 26 tháng 4 năm 1996, Xí nghiệp liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập
vào Tổng Công ty xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
Thực hiện quyết định số 2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi
thành Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
1.2.1.Chức năng
- Sản xuất các sản phẩm bê tông: bê tông thương phẩm, các loại cấu kiện bê tông, mặt

-

hàng cơ khí, vật liệu xây dựng nung và không nung.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng, các công trình kỹ thuật
hạ tầng cơ sở khu đô thị và khu công nghiệp, các công trình giao thông các công trình


-

thuỷ lợi, trang trí nội ngoại thất, kinh doanh nhà ở…
Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc...
Sản xuất và thi công lắp dựng kết cấu thép.
Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dùng: vận chuyển bơm bê tông.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ phục vụ ngành xây dựng, chế tạọ, lắp đặt máy móc

thiết bị để sản xuất vật liệu xây dựng.
1.2.2.Nhiệm vụ

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng Công ty và theo quy
hoạch và kế hoạch phát triển ngành Xây dựng của Nhà nước.Sản xuất các sản phẩm theo chức
năng.Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước phù hợp với luật
chính sách của Nhà nước và điều lệ của Công ty với phương châm: “ VIBEX sẵn sàng liên doanh
liên kết với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước”. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm bê
tông là chính, công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên và thúc đẩy sự lớn mạnh của công ty. Ngoài ra Công ty Bê tông Xây dựng Hà
Nội còn có các nhiệm vụ khác như bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện các nhiệm vụ,
nghĩa vụ với nhà nước và thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,
nâng cao tŕnh độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội


LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Phòng
ban

Chức năng

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Nhiệm vụ

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Tổng giám đốc:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh,
phương án đầu tư
- Quyết định phương án bố trí cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy
chế trong doanh nghiệp
- Ký kết các hợp đồng kinh tế
- Trình báo các quyết toán kinh tế lên Hội đồng quản trị và

Đại hội cổ đông định kỳ
- Đề xuất phương án kinh doanh lên Hội đồng quản trị
Các phó tổng giám đốc:
- Xây dựng mục tiêu và đảm bảo việc thực hiện các mục
tiêu đề ra trong mảng phụ trách
- Báo cáo kịp thời tình hình các dự án lên Tổng giám đốc
- Chỉ đạo điều hành trực tiếp theo ủy quyền của Tổng giám
đốc

Ban
giám
đốc

Tổng giám đốc:
Quyết định tất cả các
vấn đề liên quan đến
hoạt động của doanh
nghiệp, tổ chức thực
hiện các quyết định
của Hội đồng quản
trị
Các phó tổng
giám đốc: chịu trách
nhiệm và tham mưu
cho tổng giám đốc
về các mảng phụ
trách

Ban
kiểm

soát

Kiểm tra tính hợp - Giám sát việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp
pháp trong các hoạt - Kiểm tra giám sát thu chi
động của doanh - Giám sát đôn đốc việc lập báo cáo định kỳ
nghiệp

Phòng Tham mưu, giúp ban
kinh tế giám đốc thực hiện
và dự án nhiệm vụ quản lý, về
định hướng các
chiến lược phát
triển dự án, giúp
quản lý các dự án,
các kế hoạch kinh
doanh trong dài hạn
và ngắn hạn của
công ty
Phòng tổ Giúp ban giám đốc
chức
quản lý về tổ chức
hành
hành chính và ngồn
chính
nhân sự

- Lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án
- Nghiên cứu thị trường về các dự án triển khai, xét tính
khả thi
- Quản lý các hạng mục công việc của dự án, lập báo cáo

kịp thời
- Chủ trì việc phối hợp các phòng ban để đảm báo tiến độ
công trình
- Định kỳ hoặc đột suất lập báo cáo về tiến độ xây dựng và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

-

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Xây dựng bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự
Xây dựng quy hoạch cán bộ
Xây dựng chương trình, tổ chức các sự kiện
Quản lý và lưu trữ hồ sơ, công văn, giấy tờ, sổ sách, con
dấu

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Phòng
kỹ thuật
và bảo
hộ lao
động

Tham mưu, đề suất
với ban giám đốc
công tác tư vấn, thiết
kế, giám sát thi công

các dự án và an
toàn- bảo hộ lao
động

- Tư vấn và thiết kế các công trình xây dựng
- Quản lý và giám sát thi công công trình các dự án công ty

Phòng
Tham mưu về các
tài chính lĩnh vực tài chính kế
kế toán
toán và thực hiện
công tác tài chính kế
toán theo Luật doanh
nghiệp

- Hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh
- Theo dõi công nợ, phản ánh, đề xuất kế hoạch thu, chi

Phòng Tham mưu cho ban
thanh tra giám đốc, đồng thời
bảo vệ thực hiện các công
tác bảo vệ an toàn cơ
quan, kho tàng, trật
tự an ninh, phòng
chống cháy nổ.

- Lập kế hoạch về bảo vệ, đảm bảo an ninh, trật tự, kiểm

thực hiện

- Tham mưu cho ban giám đốc các phương án thiết kế qui
hoạch dự án đầu tư, thiết kế thi công công trình
- Thực hiện các biện pháp bảo hộ- an toàn lao động

tiền mặt và các hình thức thu chi thanh toán khác.
- Thực hiện quyết toán đúng tiến độ
- Lập kế hoạch vay và sử dụng các loại vốn: cố định, lưu
động phục vụ kinh doanh.
soát nội quy ra vào cơ quan.
- Bảo vệ tài sản kho tàng của toàn Công ty.
- Tổ chức và quản lý công tác phòng chống cháy nổ.
- Tổ chức quản lý triển khai công tác tự vệ, quân sự và
quản lý lực lượng tự vệ quân sự của toàn Công ty.

1.4.Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất các sản phẩm bê tông, cột điện, ống cấp thoát nước các loại, phụ kiện nước, phụ
kiện kim loại và cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm,kết cấu thép, các mặt hàng cơ khí
- Tư vấn xây dựng và thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng,
công trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở khu đô thị và khu công nghiệp, trang trí nội, ngoại thất

-

và xây dựng khác, xây dựng dân dụng, khu đô thị, khu công nghiệp.
Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, trạm biến thế, đường dây tải điện.
Kinh doanh , quán lý, quảng cáo bất động sản, kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng.
Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng: vận chuyển bơm bê tông.
Dịch vụ chuyển giao công nghệ phục vụ ngành xây dựng.
Tuy nhiên sản phẩm được sản xuất và kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là: Bê tông

thương phẩm(chiếm khoảng 45% sản lượng) Cấu kiện bê tông (chiếm khoảng 20% sản lượng),

xây lắp (chiếm khoảng 7% sản lượng) và gia công cơ khí (chiếm khoảng 5% sản lượng).
2.Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
2.1.Số lượng, chất lượng lao động
Bảng phân loại lao động theo phòng ban (Số liệu năm 2012)
Đơn vị: Người

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Phòng ban
Ban lãnh đạo doanh nghiệp
Ban kiểm soát
Phòng kinh tế và dự án
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật và bảo hộ lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng thanh tra bảo vệ
Tổng

Số lượng lao động
7
3
17
13
10
7
14

61
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Phòng kinh tế dự án có số lượng cán bộ khá lớn chứng tỏ công ty rất chú trọng đến các
hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dự án.Ngoài ra do đặc trưng là công ty xây dựng nên
việc coi trọng kỹ thuật và bảo hộ lao động cũng như bảo vệ tài sản, nguyên vật liệu rất được chú
ý thể hiện qua số lượng cán bộ được bố trí.
Bảng phân loại lao động theo bộ phận (Số liệu năm 2012)
Đơn vị: Người
Bộ
phận
Trình
độ
Số
lượng

Bộ phận gián tiếp
Kỹ sư,
cử nhân
130

Cao
đẳng,
trung cấp
83

Bộ phận trực tiếp

Nhân
viên

phục vụ
20

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

76

72

61

65

50

66

32


Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Doanh nghiệp có chất lượng cán bộ ở mức khá với tỷ lệ cán bộ trực tiếp có trình độ đại
học và trên đại học chiếm 55,8%.
Chất lượng công nhân ở mức trung bình với tỷ lệ công nhân đã qua đào tạo bậc 1-2
chiếm đa số với 34%, còn công nhân qua đào tạo bậc 6-7 chỉ chiếm 22,6%.
2.2.Cơ cấu lao động của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Bảng cơ cấu lao động của doanh nghiệp (Số liệu năm 2012)
Đơn vị: Người
Cơ cấu
Theo giới tính
Tổng cộng
Theo độ tuổi

Nam
Nữ
Từ 18-40 tuổi

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 6

Người
442
213
655
405

Tỷ lệ(%)
69,8

30,2
100
61,8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Trên 40 tuổi

205
655

Tổng cộng

38,2
100

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Số lao động nam chiếm 69,8% phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp xây dựng với
nhiều công việc nặng nhọc trong điều kiện khắc nghiệt.
Lao động của doanh nghiệp có độ tuổi khá trẻ số lao động dưới 40 tuổi chiếm 61,8% phát
huy được sự trẻ trung, sáng tạo, lòng nhiệt huyết trong công việc.
3.Quy mô vốn kinh doanh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
3.1.Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Bảng tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày 31/12/2012
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản
Tiền và các khoản tương đương tiền
Phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản cố định
Tài sản dài hạn khác
Các khoản đầu tư dài hạn
Tổng cộng

Số tiền
18.970
235.590
122.941,1
19.275,7
36.773
17.584
11.060
462.193,8
Nguồn: Phòng tài chính kế
toán

Doanh nghiệp có quy mô vốn khá lớn sẽ là một lợi thế không nhỏ so với các đối thủ cạnh
tranh.Tuy nhiên, vốn của doanh nghiệp nằm khá nhiều ở các khoản phải thu trong ngắn hạn và
hàng tồn kho do ảnh hưởng của việc thị trưởng bất động sản diễn ra ảm đạm, tiến độ giải ngân
chậm và nhiều hạng mục công trình đã nhận nhưng chưa hoàn thành.
3.2.Tổng mức cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
Bảng cơ tổng mức và cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ngày 31/12/2012
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn

Số tiền

Nợ phải trả


280.969,569

Vốn chủ sở hữu

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

85.000

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Tổng cộng

281.054,569
Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu huy động từ bên ngoài chiếm 69,76%
do vậy doanh nghiệp cần có chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, tận dụng cơ hội vượt qua thời
kỳ khó khăn để tồn tại và đứng vững trong thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay.

4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Hà Nội
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Năm

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


602.965
554.727,8
48.237,2
7.371,6
20.319
20.546,6
6.382
14.074,6

653.263
597.735,6
55.527,4
10.728,8
21.690,5
23108,1
6885,3
16222,8

637.635
602.067,2
35.567,7
7.004,1
18.649
9914,6
5692,1
4222,5

Chỉ tiêu


Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Đơn vị: Triệu đồng

Doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 tăng 50.298 triệu đồng so với năm 2010 tuy nhiên
năm 2012 lại có sự giảm sút so với năm 2011 là 15.628 triệu đồng.Nguyên nhân là do sự ảm đạm
của thị trường bất động sản dẫn đến số lượng các dự án xây dựng ngày càng ít và chỉ xây dựng ở
mức độ cầm chừng đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.Ngoài ra do bộ máy tổ
chức cồng kềnh, quản lý chưa thật chặt chẽ dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp cao cũng là một
nguyên nhân quan trọng làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG
CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY
DỰNG HÀ NỘI
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội

1.1. Chức năng hoạch định
Ngay từ đầu năm, tất cả các mục tiêu và chương trình hành động cụ thể đều được Hội
đồng quản trị đặt ra rất rõ ràng để Ban giám đốc nắm được từ đó có kế hoạch triển khai, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban nhằm đạt được mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra.
Nắm bắt được tình trạng của nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản cụ thể là nhu
cầu xây dựng đang ngày một giảm sút, một trong những mục tiêu mà Hội đồng quản trị đặt ra cho
Ban giám đốc trong năm 2012 là nhanh chóng hoàn thiện các dự án còn dang dở và cân nhắc,
tính toán, lựa chọn thật kỹ tính khả thi cả về mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường..đối với các dự án
mới nhằm hạn chế rủi ro.
1.2.Chức năng tổ chức
Khi thực hiện các dự án, căn cứ vào các chức năng của từng phòng ban mà Ban giám đốc
sẽ phân rõ các nhiệm vụ cụ thể, trong quá trình thực hiện dự án sự phối hợp hoạt động giữa các
phòng ban cũng là rất chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo được tính hiệu quả cao.
Tuy nhiên việc phân công các công việc cụ thể cho từng thành viên vẫn còn khá nhiều hạn
chế.Doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài, trải qua các thời kỳ kinh tế khác nhau, trong đó có
thời kỳ bao cấp hệ quả của nó là còn tồn tại một bộ phận cán bộ gắn bó lâu dài với công ty tuy
nhiên không có sự thay đổi, học tập bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho phù hợp với yêu cầu của
công việc.Những cán bộ này thường có hiệu quả công việc rất thấp thậm chí chỉ bằng 1/3 so với
những lao động xuất sắc trong doanh nghiệp.
1.3.Chức năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp được phát huy rất tốt, tạo
dựng được uy tín trong doanh nghiệp đặc biệt là ban giám đốc luôn là tấm gương về tác phong và
thái độ làm việc nghiêm túc.Ngoài sự am hiểu sâu sắc về mặt chuyên môn, nhà quản trị của
doanh nghiệp còn hiểu rất rõ những nhân viên dưới quyền và có những hình thức khen thưởng
cũng như xử phạt công bằng tạo được môi trường làm việc thuận lợi, tạo động lực phấn đấu cho
nhân viên.

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 9



BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
1.4.Chức năng kiểm soát
Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong quá trình hoạt động có rất nhiều
công việc cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình cũng
như bảo vệ tài sản, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp thành lập riêng một ban giám
sát gồm 3 thành viên do Bà Nguyễn Thị Cẩm làm trưởng ban với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tất
cả các hoạt động của doanh nghiệp và kịp thời báo lên Ban giám đốc.
1.5.Vấn đề ra quyết định
Với đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả từ khâu thu thập và xử lý thông tin, phân tích các
thông số kỹ thuật, tính hiệu quả về mặt kinh tế...nên đa số những quyết định được đưa ra khá
nhanh và chính xác trừ một số dự án có quy mô lớn cần huy động nhiều nguồn lực.
1.6.Những hạn chế
Việc hoạch định các mục tiêu chiến lược hầu như không có sự tham khảo ý kiến của
những nhân viên cấp dưới- người có cái nhìn thực tế hơn và trực tiếp triển khai thực hiện các dự
án.Điều này phần nào đó làm giảm tính thực tế của mục tiêu và hạn chế khả năng sang tạo của
cũng như phát huy năng lực hoạch định của nhân viên cấp dưới.
Việc tồn tại một bộ phận cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc những vẫn được
giữ lại doanh nghiệp một mặt làm tăng chi phí của doanh nghiệp mà không đạt được hiệu quả cần
thiết mặt khác cũng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của một bộ phần lao động trẻ có năng lực
khác.
2.Công tác quản trị chiến lược của công ty cổ phần xây dựng Hà Nội
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh để tồn tại đang diễn ra gay gắt đang diễn ra trên tất
cả các lĩnh vực của hoạt động lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì
việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng doanh nghiệp đi trên một con đường đúng đắn
phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường kinh doanh nhằm đạt dược sự
thích nghi cao độ, đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.Để đạt được điều này
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược hoạt động đúng đắn, làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.Phân tích chiến lược
Nhận thức được bối cảnh kinh tế đang rất khó khăn cho hoạt động của doanh
nghiệp.Bóng bóng bất động sản bị vỡ, hàng loạt các dự án đã xây dựng ế ẩm, đóng băng không

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
tiêu thụ được, thậm chí bỏ hoang, các dự án đang xây dựng do thiếu vốn nên bị đình trệ có nguy
cơ đổ vỡ.Do đó rất ít các dự án xây dựng mới được triển khai và việc dành được hợp đồng cung
cấp sản phẩm trước sức ép từ đối thủ cạnh tranh và cả chính nhà đầu tư đặt ra một thách thức
không nhỏ đê duy trì sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp.
Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ của công ty vẫn là các công ty như Công

ty bê tông Thịnh Liệt, Công ty bê tông Xuân Mai.Đối thủ cạnh tranh tiềm năng như Công
ty cổ phần đầu tư xây dựng ECON.
Tuy nhiên với lợi thế lớn về kinh nghiệm, danh tiếng và uy tín trong ngành.Doanh nghiệp
cũng coi đây là một cơ hội để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
2.2.Hoạch định chiến lược
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay.Doanh nghiệp nhận định cần tạn dụng tối
đa những lợi thế cạnh tranh của mình so với đói thủ đó là: bề dày truyền thống hoạt động trong
ngành, theo đó là kinh nghiệm và thương hiệu đã được khẳng định, năng lực về trang thiết bị hiện
đại gồm một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn chuyên ngành, ba dây chuyền sản xuất cột

điện ly tâm và cọc móng ly tâm, 6 dây chuyền sản xuất ống thoát nước, 14 trạm trộn bê
tông, 1 trạm biến áp, 5 máy phát điện, hệ thống kho bãi rộng, 4 xe bơm bê tông,… lấy đó
để khắc phục những điểm yếu: trình độ quản lý chưa chặt chẽ, chất lượng lao động chưa cao.
Với tình hình thị trường chưa thấy có dấu hiệu khởi sắc, trong năm 2013 doanh nghiệp có

chiến lược kinh doanh thận trọng, tính toán và sàng lọc kỹ lưỡng các dự án có khả năng thực hiện
để tránh tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến việc giải ngân các dự án khác.
2.3.Thực thi và đánh giá chiến lược
Căn cứ vào các chiến lược đã được hoạch định, Ban giám đốc tiến hành giao nhiệm vụ cụ
thể và chương trình hành động tới các phòng ban, các nhiệm vụ này lại được chia cho từng cá
nhân để tạo nên một tổng thể chung, một cỗ máy vận hành liên tục nhằm thực hiện đúng theo
chiến lược đã đề ra.
Đồng thời với việc thực thi chiến lược, công tác đánh giá cũng được tiến hành kịp thời và
sát xao căn cứ vào các tiền đề của chiến lược, đo lường và đánh giá các kết quả nhanh chóng phát
hiện ra những vấn đề trong quá trình thực hiện để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
2.4.Những hạn chế

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Chưa đánh giá đúng nhu cầu của thị trường và năng lực của các đói thủ cạnh tranh.Không
có các phương án marketing để quảng bá sản phẩm.
Công ty không có bộ phận chuyên trách tìm kiếm các dự án, không sử dụng các đại lý, đại
diện mà công ty hoặc các xí nghiệp trực tiếp liên hệ với khách hàng.Các hình thức tìm kiếm dự
án chủ yếu là thông tin trên mạng internet, báo đấu thầu và các mối quan hệ xã hội.Với danh
tiếng của mình các khách hàng có thể tự tìm đến tuy nhiên việc phụ thuộc vào yếu tố này làm cho
doanh nghiệp giảm tính chủ động, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay doanh
nghiệp có thể sẽ mất dần khách hàng của mình.
3.Công tác quản trị tác nghiệp của công ty cổ phần xây dựng Hà Nội
3.1.Quản trị bán hàng
Phương thức bán hàng chủ yếu là qua đơn đặt hàng và đấu thầu công trình.
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường trong nước mà tập trung ở thị trường

miền Bắc và miền Trung. Trong đó thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu.

- Thị trường miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh..Trong đó
các tỉnh gần biên giới đang trở thành thị trường tiềm năng của công ty trong tương
lai.Khu vực thị trường này chiếm khoảng 60-70% tổng doanh thu của công ty trong đó bê
tông thành phẩm cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội và thường chiếm 70% doanh
thu lĩnh vực công nghiệp.
- Thị trường miền Trung : Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa…công ty đã cung
cấp sản phẩm cho các công trình điện lực và giao thông như: Công trình giao thông Nghệ
An, kè sông Hàn Đà Nẵng, khu công nghiệp Dung Quất,…ngoài ra còn cung cấp các sản
phẩm khác như cột điện, ống nước,… cho các công ty, tổng công ty thi công xây dựng ở
khu vực này.
Sản phẩm bê tông thương phẩm của doanh nghiệp có đặc điểm là quá 4 tiếng bê tông sẽ bị
phân tầng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên công ty luôn tính toán kỹ lưỡng các phương
án bán hàng:

- Phương án 1: Vận chuyển sản phẩm đển nơi tiêu thụ.Phương án này áp dụng đối với
những dự án có khoảng cách di chuyển gần dưới 15km.

- Phương án 2: Dỡ trạm trộn đến nơi tiêu thụ.Phương án này áp dụng đối với những dự án
lớn có khoảng cách di chuyển xa.Phương án này phát sinh bài toán về chi phí dỡ và vận

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
chuyển trạm 2 chiều nên doanh nghiệp luôn tính toán rất kỹ tính kinh tế của dự án.Đối với
những công trình quy mô nhỏ hầu như doanh nghiệp không cung cấp.

Một số công trình lớn mà doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm: Nhà máy đóng tàu Cam
Ranh (thực hiện năm 2009-2010 giá trị 43,7 tỷ đồng), Cảng biển Dung Quất (giá trị 25,5 tỷ
đồng), Công trình dây truyền nhà máy xi măng Nghi Sơn (giá trị 34,025 tỷ đồng), Trụ sở Bộ quốc
phòng (giá trị 30 tỷ) Công trình trung tâm hội nghị quốc gia…
3.2.Quản trị mua hàng
Do doanh nghiệp có xí nghiệp kinh doanh vật tư xây dựng nên phần lớn nguyên vật liệu
đều được lấy từ xí nghiệp này.Ngoài ra doanh nghiệp còn nhập máy móc, thiết bị từ một số công
ty của Trung Quốc, Nhật Bản.Một số nguồn cung cấp vật tư khác cho doanh nghiệp:

-

Xi măng: Chinfon, Bỉm Sơn, Phúc Sơn, Bút Sơn, Nghi Sơn.
Cát: Việt Trì.
Đá: Miếu Môn ( Hòa Bình), Thống Nhất (Hải Dương), Thủy Nguyên( Hải Phòng).
Thép: Thái Nguyên, Việt-Nhật, Việt-Úc, Việt-Ý, Việt-Hàn.

3.3.Quản trị dự trữ
Trong quá trình làm ăn lâu dài, doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ rất tốt đối với
các nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng nhập nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và
có xí nghiệp tự cung cấp nên mức dự trữ luôn duy trì ở mức trung bình và luôn đảm bảo được đầy
đủ số lượng và chất lượng cần thiết.
Do đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp là bê tông, ngoài ra còn có các cột điện, cấu
kiện bê tông có khả năng chịu đựng điều kiện bên ngoài nên doanh nghiệp không cần sử dụng
kho bãi sản phẩm mà chỉ sử dụng loại kho bãi để chứa vật tư: xi măng, cát, thép…
3.4.Những hạn chế
Công tác giao nhận hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa,
nguyên vật liệu.Vẫn còn sai sót về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã.
Trong khâu dỡ,vận chuyển và xây dựng trạm trộn chưa tính đến hết các tình huống phát
sinh làm tăng chi phí.
Hoạt động xúc tiến và quảng cáo bán hàng không được chú trọng nhiều ảnh hưởng đến

việc mở rộng thị trường.
4.Công tác quản trị nhân lực của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
4.1.Tuyển dụng nhân sự

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Các phòng ban, phân xưởng khi có yêu cầu tuyển dụng sẽ đến Phòng Nhân sự nhận mẫu
đơn, điền vào Phiếu yêu cầu tuyển dụng sau đó gửi về phòng Nhân sự.
Trưởng phòng hành chính nhân sự căn cứ vào phiếu yêu cầu tuyển dụng của các bộ phận
lập báo cáo để xin Ban giám đốc phê duyệt chỉ tiêu tuyển nhân sự.
Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự các đơn vị phòng ban viết phiếu đề nghị tuyển dụng
chuyển phòng hành chính nhân sự, phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm tư vấn và đánh giá lại
nhu cầu tuyển dụng nhân sự lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự và trình Ban giám đốc phê duyệt. Nhu
cầu tuyển dụng được phê duyệt phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm đăng tuyển và nhận hồ sơ
theo quy định (về thời gian, tiến độ…) thông báo ngày giờ, số lượng ứng viên cho đơn vị có nhu cầu
biết và thành lập hội đồng tuyển dụng.
4.2.Đào tạo và phát triển nhân sự
Căn cứ vào bản phân tích nhu cầu đào tạo, Phòng hành chính nhân sự lập Kế hoạch đào
tạo – bồi dưỡng cán bộ cho năm kế tiếp.
Trong qúa trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải sửa đổi lại Kế hoạch đào tạo cho phù
hợp với tình hình thực tế, Phòng hành chính nhân sự sẽ phối hợp cùng với các Trưởng bộ phận
thực hiện hoặc Trưởng bộ phận gửi nhu cầu đào tạo của bộ phận mình về Phòng hành chính nhân
sự xem xét trước khi lập kế hoạch.
Công ty có 2 hình thức đào tạo tại doanh nghiệp chủ yếu là nhân viên cũ kèm nhân viên
mới và gửi đi đào tạo ở bên ngoài doanh nghiêp (đào tạo chuyên sâu), ở các tổ chức hoặc doanh
nghiệp khác áp dụng khi doanh nghiệp nhập thêm những máy móc thiết bị hiện đại mà đội ngũ

nhân lực hiện tại chưa đủ trình độ để vận hành.
4.3.Đãi ngộ nhân sự
Mức lương trung bình của doanh nghiệp khoảng 2,6 triệu đồng/ tháng ngoài ra còn có các
khoản thưởng và trợ cấp khác.Lao động được hưởng đấy đủ tất các quyền và lợi ích theo quy
định của nhà nước.
Người lao động được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc,được tạo cơ hội để thăng
tiến.Đặc biệt đối với đội ngũ lao động trực tiếp luôn được trang bị đầy đủ tất cả các dụng cụ bảo
hộ lao động cần thiết nên doanh nghiệp rất ít gặp tại nạn lao động.
4.4.Những hạn chế

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Việc xác định nhu cầu lao động còn chưa chính xác đôi khi xảy ra tình trạng thừa hoặc
thiếu lao động trong một số thơi điểm nhất định.
Đối với những công nhân trực tiếp sản xuất chưa có tiêu chí rõ rang cho khâu tuyển dụng
dẫn đến chất lượng lao động chưa cao.
Các hình thức đãi ngộ phi tài chính còn hạn chế.
5.Công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
5.1.Quản trị dự án
Thông tin về các dự án được doanh nghiệp lấy từ mạng internet, báo đấu thầu và các mối
quan hệ xã hội khác.Từ thông tin đó bộ phận chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch cụ
thể và tiến hành đấu thầu.
Các dự án đều thông qua quá trình hoạch định, tính toán kỹ lưỡng dựa trên nguồn lực của
doanh nghiệp, sau đó được Ban giám đốc lên kế hoạch thực hiện và tổ chức giám sát chặt chẽ.
Ngoài ra việc phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình thực hiện dự án cũng được
thực hiện nhuần nhuyễn và đem lại hiệu quả cao.

5.2.Quản trị rủi ro
Trước mỗi công trình doanh nghiệp đều tính toán mức độ rủi ro và khi rủi ro xảy ra và chủ
động xử lý nhanh chóng từ đó giảm thiểu được thiệt hại. Trong trường hợp rủi ro bất khả kháng
doanh đều có sự thỏa thuận, chia sẻ rủi ro với đối tác từ đó tạo dựng được các mối quan hệ làm
ăn lâu dài.Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới an toàn lao động cho công nhân. Do tính chất công
việc nặng và nguy hiểm doanh nghiệp đã đầu tư trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại cùng các
trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên nhằm giảm thiểu tránh các rủi ro về người.
Cụ thể năm 2011 do mưa lớn dẫn đến hỏng máy móc, thiết bị thiệt hại hơn 3 tỷ đồng,
doanh nghiệp đã thỏa thuận san se rủi rủi do với khách hàng với mức hỗ trợ 20%.
5.3.Những hạn chế
Doanh nghiệp chưa có các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ
tài sản của doanh nghiệp cho công nhân gây nên một số rủi ro liên quan đến tài sản của doanh
nghiệp.

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
III.Đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội.Nhận thấy doanh
nghiệp còn có nhiều vấn đề tồn tại và cần hoàn thiện trong khâu quản trị tác nghiệp, quản trị nhân
lực …từ cơ sở đó tôi xin đề suất đề tại khóa luận tốt nghiệp như sau:
1.Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội.
2.Nâng cao công tác quản trị nhân lực của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội.
3.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần bê tông xây dựng
Hà Nội.

LƯƠNG ĐỨC THẮNG K45A7


Page 16



×