Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn hà anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.57 KB, 22 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Hà Anh
Giáo Viên Hướng Dẫn: Ths. Hoàng Cao Cường. Bộ môn Quản trị doanh nghiệp
Sinh Viên Thực Tập: Nguyễn Quang Hiển
Lớp: K44A4

MSV: 08D100195

SĐT: 0168 99 179 22

Mail:

1


I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
HÀ ANH
1. Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Hà Anh
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty TNHH Hà Anh

Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Anh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
con dấu liền mực bằng phương pháp công nghiệp tại Việt Nam.
Trụ sở chính: 41 Hàng Bạc - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Tel: (04) 38.26.93.08 - 39.26.01.00 - 39.42.97.81
Fax: (84.4) 38.25.53.08
Email:
Website: www.HaAnh.com
Năm thành lập: 1996
Vốn điều lệ: 900.000.000 ( VN Đ )


Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, Hà Anh đã nỗ lực vươn lên trong sản
xuất và kinh doanh nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm con dấu với uy tín và chất
lượng cao. Công ty đã và đang khẳng định được mình với rất nhiều khách hàng trải dài từ
Bắc vào Nam.
Ngoài trụ sở kinh doanh chính thì hiện nay công ty còn có 2 chi nhánh ở 2 thành phố lớn:
Chi nhánh tại Hải Phòng: 97 Trần Phú
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 128 Lê Lai - P. Bến Thành Quận 1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
a. Chức năng:
Công ty TNHH Hà Anh là công ty chuyên sâu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung
cấp các sản phẩm con dấu bằng phương pháp công nghiệp trên cơ sở dây truyền sản xuất
hiện đại của Hãng Trodat và chuyên nghiệp trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.
b. Nhiệm vụ:
Tiêu chí hoạt động của công ty: “Thành công bởi năng lực, con dấu đẹp là uy tín
của khách hàng, là niềm tự hào của chúng tôi”
Tư vấn, chăm sóc khách hàng một cách chu đáo và nhiệt tình
Đem đến cho khách hàng các sản phẩm phù hợp về mẫu mã và hình thức trong
thời gian ngắn nhất.

2


Hoạch định các chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển một cách có hiệu quả,
phù hợp với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật quy định và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội và cán bộ công nhân viên trong công ty.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu của công ty TNHH Hà Anh, em đã thu thập được sơ đồ
cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hà Anh.

Sơ đồ 1.1


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Hà Anh
( Nguồn: Công ty )
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại được xây dựng theo cơ cấu chức năng bao gồm 4
phòng ban và đứng đầu là giám đốc.
- Giám đốc: là người điều hành cao nhất của công ty trong mọi hoạt động kinh
doanh. Quyết định của giám đốc là mệnh lệnh đối với toàn thể công ty.
- Phòng kế toán: tham mưu, giúp việc cho kế toán trong công tác tài chính của công
ty nhằm sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh
doanh của công ty được duy trì và có hiệu quả cao.
- Phòng kinh doanh: Đàm phán, ký kết các hợp đồng bán hàng, nhập hàng theo sự
ủy quyền của giám đốc. Thực hiện các kế hoạch quảng cáo, xúc tiến thương mại theo kế
hoạch kinh doanh đã được phê duyệt…
- Phòng kho vận: Quản lý kho hàng và vận chuyển hàng hóa.
- Phòng kỹ thuật và sản xuất: chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất các sản phẩm.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, đảm bảo tính chuyên môn hóa
cao. Tuy nhiên, với sơ đồ cơ cấu tổ chức này thì tính phối hợp và thông tin trao đổi giữa
các phòng ban sẽ hạn chế.
3


1.4.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Sản xuất các loại con dấu liền mực bằng phương pháp công nghiệp: dấu tròn, dấu
chức danh, dấu tiêu đề, dấu số, dấu chữ ký, dấu logo, dấu bút, dấu nhiều màu…
Khắc chữ trên đồ lưu niệm
Thiết kế các bảng hiệu chất lượng cao, phục vụ các cơ quan, khách sạn, đại sứ quán,
văn phòng đại diện…

2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty TNHH Hà Anh
2.1.
Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp

Bảng2.1. Kết quả phân tích số lượng và chất lượng lao động của công ty
TNHH Hà Anh
Chỉ tiêu

Năm 2009

Số
người
1.Tổng số lao

Cơ cấu
(%)

Năm 2010

Năm 2011

So Sánh
2010/2009

2011/2010

Số




Số



Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

người

cấu
(%)

người

cấu
(%)

người

%

người

%


31

100

34

100

39

100

3

9,7

5

14,7

Đại học

6

19,4

5

14,7


8

20,5

-1

-16,7

3

60

Cao đẳng

4

12,9

6

17,6

8

20,5

2

50


2

33,3

Trung cấp

10

32,3

13

38,2

11

28,2

3

30

-2

-15,4

LĐ phổ thông

11


35,4

10

29,5

12

30,8

-1

-9,1

2

20

Dưới 2 năm

6

19,4

5

14,7

7


17,9

-1

-16,7

2

40

2- 5 năm

16

51,6

20

58,9

21

53,8

4

25

1


5

động
2.Trình độ

3.Thâm niên
công tác

4


Trên 5 năm

9

29

9

26,4

11

28,3

0

0

2


22,2

( Phòng kế toán- tài chính )
Nhận Xét:
- Về số lượng lao động: Đội ngũ nhân viên của công ty TNHH Hà Anh không ngừng
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng lao động. Số lao động tăng đều qua các năm: Năm
2010 tăng 3 người so với năm 2009 tương ứng tăng 9,7%. Năm 2011 tăng 5 người so với
năm 2010 tương ứng tăng 14,7 %. Nhìn chung tình hình sử dụng lao động tại công ty có
xu hướng ổn định và tăng đều qua các năm.
- Về chất lượng lao động:
+ Trình độ lao động: Công ty sử dụng lao động ở các trình độ: đại học, cao đẳng, trung
cấp và lao động phổ thông. Lao động trình độ đại học tăng 3 người từ năm 2010 đến
2011. Lao động cao đẳng tăng đều từ năm 2009 đến 2011, mỗi năm tăng 2 người. Lao
động trung cấp giảm 2 người từ năm 2010 đến 2011, tương ứng giảm 15,4%. Điều này
hoàn toàn phù hợp với xu hướng nâng cao trình độ lao động của công ty.
+ Thâm niên công tác: Công ty có nhiều cán bộ, công nhân viên gắn bó với công ty từ khi
thành lập. Lao động công tác trên 5 năm của công ty chiếm tỷ lệ khá cao: 26,4% của năm
2010 và 28,3% của năm 2011. Số lao động công tác từ 2 đến 5 năm tăng qua các năm: từ
năm 2009 đến 2010 tăng 4 người, tương ứng tăng 25%. Từ năm 2010 đến 2011 tăng 1
người. Số lao động công tác dưới 2 năm tăng 40% từ năm 2010 đến 2011.
2.2.

Chỉ tiêu

Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 2.2. Kết quả phân tích cơ cấu lao động của Công ty TNHH Hà Anh
Năm 2009

Số

người
1.Tổng số lao

31

Cơ cấu
(%)

100

Năm 2010

Năm 2011

So Sánh
2010/2009

2011/2010

Số



Số



Số

Tỷ lệ


Số

Tỷ lệ

người

cấu
(%)

người

cấu
(%)

người

%

người

%

34

100

39

100


3

9,7

5

14,7

động
2.Giới tính
5


Nam

14

45,2

16

47,1

19

48,7

2


14,3

3

18,8

Nữ

17

54,8

18

52,9

20

51,3

1

5,9

2

11,1

Dưới 25


9

29

13

38,2

13

33,3

4

44,4

0

0

25- 35

14

45,2

13

38,2


16

41

-1

-7,1

3

23,1

Trên 35

8

25,8

8

23,6

10

25,7

0

0


2

25

Ban Giám Đốc

3

9,7

3

8,8

4

10,3

0

0

1

33,3

Kinh Doanh

13


41,9

15

44,1

15

38,5

2

15,4

0

0

Kho Vận

2

6,5

4

11,8

4


10,3

2

100

0

0

Kế Toán

4

12,9

3

8,8

4

10,3

-1

-25

1


33,3

Thiết Kế &

9

29

9

26,5

12

30,6

0

0

3

33,3

3.Độ tuổi

4.Bộ phận

Sản xuất
( Phòng kế toán- tài chính )

Nhận Xét:
- Về giới tính: lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn trong công ty. Tỷ lệ lao động nam nữ
đều có xu hướng gia tăng qua các năm, cụ thể: lao động nam tăng 14,3% từ năm 2009 đến
2010, và tăng 3 người từ năm 2010 đến 2011. Lao động nữ tăng 1 người trong năm 2010
và tăng 2 người trong năm 2011.
- Về độ tuổi: Công ty có đội ngũ lao động trẻ với tuổi đời dưới 25 khá cao, chiếm
29% của năm 2009, 38,2% của năm 2010 và 33,3% của năm 2011. Số lao động từ 25-35
tuổi giảm 1 người từ năm 2009 đến 2010 và tăng 3 người tương ứng tăng 23,1 % từ năm
2010 đến 2011. Số lao động trên 35 tuổi của công ty tăng 2 người từ năm 2009 đến 2011.
Như vậy, công ty đang có xu hướng tuyển dụng các lao động trẻ.
- Về bộ phận: Ban giám đốc tăng 1 người từ năm 2009 đến 2011, tương ứng tắng
33,3%. Bộ phận kho vận tăng 2 người từ năm 2009 đến 2010 và không có sự thay đổi từ
2010 đến 2011. Bộ phận kế toán tăng 1 người từ năm 2010 đến 2011. Bộ phận kinh doanh
và bộ phận sản xuất là 2 bộ phận chiếm số lượng lao động lớn nhất trong doanh nghiệp và
6


đều có sự gia tăng. Bộ phận kinh doanh tăng 15,4% từ năm 2009 đến 2010, bộ phận sản
xuất tăng 33,3% từ năm 2010 đến 2011.

7


3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.
Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 3.1. Kết quả phân tích tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hà Anh
Đơn vị tính: VN Đ
Chỉ Tiêu


Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009
Số tiền

2011/2010
Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

1.Vốn lưu động

3.076.621.856

3.769.076.172

3.390.359.069

692.454.316

22,5

-378.717.103


-10

Tiền và các khoản tương đương tiền

126.731.993

55.451.444

104.049.518

-71,280.549

-56,2

48.598.074

87,6

160.000

160.000

160.000

0

0

Đầu tư tài chính ngắn hạn


-

-

Các khoản phải thu ngắn hạn

342.081.362

523.165.062

579.517.726

181.083.700

52,9

56.352.664

10,8

Hàng tồn kho

2.585.936.209

3.079.177.847

2.640.773.741

493.241.638


19,1

-438.404.106

-14,2

Tài sản ngắn hạn khác

21.872.292

111.121.819

65.858.048

89.249.527

408

-45.263.771

-40,7

2.Vốn cố định

4.962.410.732

4.318.966.499

4.471.183.468


-643.444.233

-12,97

152.216.969

3,5

Tài sản cố định

4.962.410.732

4.318.966.499

4.471.183.468

-643.444.233

-12,97

152.216.969

3,5

Tổng Vốn

8.039.032.588

8.088.042.671


7.861.542.537

49.010.083

0,6

-226.500.134

-2,8

( Phòng Kế toán tài chính )

8


Nhận xét: Tổng vốn và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự biến động qua
Các năm.Từ năm 2009 đến 2010, tổng vốn tăng 0,6% nhưng đến năm 2011 thì tổng vốn
lại giảm 49.010.083 ( VN Đ ).
- Vốn lưu động tăng 22,5% trong năm 2010 so với năm 2009 tương ứng tăng
692.454.316 VN Đ. Tuy nhiên lại giảm 10% trong năm 2011 so với 2010 tương ứng giảm
378.717.103 VN Đ. Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với 2010 tăng 87,6 % tương ứng tăng
48.598.074 VN Đ.
+ Hàng tồn kho năm 2010 so với năm 2009 tăng 19,1% tương ứng tăng 493.241.638 VN
Đ, tuy nhiên năm 2011 so với năm 2010 thì hàng tồn kho lại giảm 14,2% tương ứng giảm
438.404.106 VN Đ.
+ Tài sản ngắn hạn khác năm 2011 so với năm 2010 cũng giảm 45.263.771 VN Đ tương
ứng giảm 40,7%.
- Vốn cố định: Năm 2010 so với năm 2009 giảm 12,97% tương ứng giảm

643.444.233 VN Đ. Năm 2011 tổng vốn cố định tăng 152.216.969 VN Đ tương ứng tăng
3,5% so với năm 2010.
Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hà Anh
Từ kết quả thu thập qua báo cáo tài chính các năm của công ty ta có bảng phân tích tổng
3.2.

mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2009, 2010 và 2011
như bảng bên dưới đây:

9


Bảng 3.2. Kết quả phân tích tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hà Anh
Đơn vị tính: VN Đ
Chỉ Tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009
Số tiền

2011/2010

Tỷ lệ %

Số tiền


Tỷ lệ %

1.Vốn Vay

6.945.849.378

7.196.283.709

6.921.969.794

250.434.331

3,6

-274.313.915

-3,8

Vay ngắn hạn

6.715.849.378

6.416.283.709

6.115.304.794

-299.565.669

-4,5


-300.978.915

-4,7

Vay dài hạn

230.000.000

780.000.000

806.665.000

550.000.000

239

26.665.000

3,4

2.Vốn Chủ Sở Hữu

1.093.183.210

891.758.962

939.572.743

-201.424.248


-18,4

47.813.781

5,4

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

900.000.000

900.000.000

900.000.000

0

-

0

-

LN sau thuế chưa phân phối

193.183.210

-8.241.038

39.572.743


-

-

-

-

Tổng Nguồn Vốn

8.039.032.588

8.088.042.671

7.861.542.537

49.010.083

0,6

-226.500.134

( Phòng Kế toán tài chính )

10

-2,8



Nhận xét: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay
đổi trong 3 năm gần đây. Tổng nguồn vốn tăng 0,6% từ năm 2009 đến 2010 nhưng lại
giảm 226.500.134 (VN Đ ) trong năm 2011.
- Vốn vay: Năm 2010 so với năm 2009 tăng 250.434.331 VN Đ tương ứng tăng
3,6%.
Tuy nhiên năm 2011 so với năm 2010 lại có xu hướng giảm, vốn vay giảm 3,8% tương
ứng giảm 274.313.915 VN Đ.
+ Vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010 so với năm 2009 giảm 4,5%
tương ứng giảm 299.565.669 VN Đ; Năm 2011 so với năm 2010 giảm 4,7% tương ứng
giảm 300.978.915 VN Đ.
+ Vay dài hạn: Năm 2011 so với năm 2010 tăng 26.665.000 VN Đ tương ứng tăng 3,4%.
- Vốn chủ sở hữu giảm 18,4% năm 2010 so với năm 2009 nhưng lại tăng 5,4% năm
2011 so với năm 2010 tương ứng tăng 47.813.781 VN Đ
Vốn đầu tư của chủ sở hữu là 900.000.000 VN Đ và không đổi qua 3 năm.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hà Anh

Theo kết quả dữ liệu thứ cấp thu thập được ta có kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn 2009-2011 như sau:

11


Bảng 4.1. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hà Anh
Đơn vị tính: VN Đ
Chỉ Tiêu

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

2010/2009
Số tiền

Tỷ lệ %

2011/2010
Số tiền

Tỷ lệ %

1.DT thuần

5.924.657.821

6.209.685.629

6.272.413.786

285.027.808

4,8

62.728.157

1

2.GVHB


3.559.482.929

3.919.880.851

4.001.566.075

360.397.922

10

81.685.224

2,1

3.LN gộp

2.365.174.892

2.289.804.778

2.270.847.711

-75.370.114

-3,2

-18.957.067

-0,8


4.DT hoạt động TC

63.302.692

90.174.686

72.263.994

26.871.994

42,5

-17.910.692

-19,9

5.CP TC

112.849.947

131.891.710

135.092.315

19.041.763

16,9

3.200.605


2,4

6.CP QLKD

1.311.574.618

1.190.612.147

1.088.516.070

-120.962.471

-9,2

-102.096.077

-8,6

7.LN thuần từ HĐKD

984.053.019

1.057.475.607

1.119.503.320

73.422.588

7,5


62.027.713

5,9

8.LN khác

81.790.238

76.153.592

231.893.694

-5.636.646

-6,9

155.740.102

204,5

9.LNTT

1.065.843.257

1.133.629.199

1.351.397.014

67.785.942


6,4

217.767.815

19,2

10.Thuế TNDN

266.460.814,3

283.407.299,8

337.849.253,5

16.946.485,5

6,4

54.441.953,7

19,2

11. LNST

799.382.442,7

850.221.899,3

1.013.547.761,5


50.839.456,6

6,4

163.325.861,7

19,2

( Phòng Kế toán tài chính )

12


Nhận xét: Qua bảng phân tích kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Hà Anh trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 ta thấy:
- Doanh thu thuần của doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2011 đều tăng nhưng tỷ lệ
tăng có xu hướng giảm. Năm 2010 tăng 4,8% so với năm 2009 tương ứng tăng
285.027.808 VN Đ; Năm 2011 chỉ tăng có 1% so với năm 2010 tương ứng tăng
62.728.157 VN Đ.
- Giá vốn hàng bán: Năm 2010 tăng 10% tương ứng tăng 360.397.922 VN Đ so với
năm 2009. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 81.685.224 VN Đ tương ứng tăng 2,1%.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2010 so với năm 2009 tăng 42,5% nhưng
năm 2011 so với năm 2010 lại giảm 19,9% tương ứng giảm 17.910.692 VN Đ.
- Chi phí tài chính: Tăng 19.041.763 VN Đ tương ứng tăng 16,9 % năm 2010 so với
năm 2009. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.200.605 VN Đ tương ứng tăng 2,4%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Số tiền doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước có xu
hướng tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 6,4% tương ứng tăng 16.946.485,5 VN Đ so với
năm 2009. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 54.441.953,7 VN Đ tương ứng tăng 19,2%.
- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 6,4% trong năm 2010 so với năm 2009
tương ứng tăng 50.839.456,6 VN Đ và tăng 19,2% trong năm 2011 so với năm 2010

tương ứng tăng 163.325.861,7 VN Đ.
Nhìn chung thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là
tương đối tốt. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu nhưng lợi nhuận
công ty đạt được và số tiền nộp ngân sách nhà nước vần tăng qua các năm. Điều này
chứng tổ công ty đã có những chính sách và biện pháp kinh doanh phù hợp để thích ứng
với nền kinh tế.

II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI
QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
TNHH HÀ ANH
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của doanh nghiệp; vấn đề thu

thập thông tin và ra quyết định quản trị; kỹ năng quản trị của các nhà quản
trị…
Tình hình thực hiện các chức năng quản trị
Chức năng hoạch định:
1.1.
-

13


Công tác hoạch định của công ty chủ yếu do Giám đốc và 2 Phó giám đốc thực
hiện có sự đóng góp ý kiến của các trưởng phòng, trưởng bộ phận. Tuy nhiên, công tác
hoạch định của công ty vẫn chưa được hoàn thiện bởi thứ nhất chưa có sự phối hợp ý kiến
thực sự của các phòng ban phía dưới đối với Ban giám đốc, sự phối hợp ý kiến vẫn mang
tính hình thức bởi chủ yếu các chính sách, mục tiêu đều do Ban giám đốc tự quyết định.
Thứ hai là công tác hoạch định vẫn chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian ngắn hạn chưa
quan tâm tới việc hoạch định cho một tương lai dài hạn.
-


Chức năng tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại bao gồm 5 phòng ban: Kế Toán tài chính, Kho
Vận, Kinh Doanh, Kỹ Thuật Sản xuất và Ban giám đốc.
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng với mỗi bộ phận
phụ trách những nhiệm vụ riêng. Tuy mô hình này dễ kiểm soát, tuân thủ nguyên tắc
chuyên môn hóa và tương đối ngọn nhẹ nhưng vẫn còn những bất cập tồn tại:
+ Giám đốc phải ôm đồm quá nhiều việc, đôi khi dẫn đến quá tải.
+ Công ty chưa có bộ phận riêng biệt tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi
trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dò thị
trường, khách hàng. Phòng kinh doanh hiện tại phải kiêm nhiệm nhiều công việc ngoài
chuyên môn như: marketing, vận chuyển hàng…
+ Các phòng ban còn thiếu và thực hiện các nhiệm vụ chưa hiệu quả, thông tin và
sự phối hợp giữa các phòng ban còn kém. Các phòng ban còn khá độc lập, việc hỗ trợ lẫn
nhau còn hạn chế dẫn đến thiếu thống nhất trong công việc; xuất hiện tình trạng mất đoàn
kết giữa các cá nhân, bộ phận trong công ty.
+ Phân quyền chưa phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên:
công ty giao nhiệm vụ cho nhân viên thường dựa vào bằng cấp mà chưa chú ý tới sở
trường và phẩm chất của họ do vậy chưa phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Đồng
thời khi phân quyền công ty lại thiếu đi cơ chế kiểm tra, giảm sát quá trình thực hiện ở
cấp dưới. Dẫn đến nhiều trường hợp công việc không hoàn thành hoặc hoàn thành không
đúng thời hạn.
+ Các chính sách, thủ tục cần thiết về cơ bản đã được xây dựng nhưng còn chưa
đầyđủ, chưa bám sát được yêu cầu hoạt động quản lý và kinh doanh. Các chính sách và
thủ tục này đều chưa được in thành văn bản và lưu hành rộng rãi ỏ công ty. Hầu hết chỉ
được “truyền miệng” từ thế hệ nhân viên này sang thế hệ nhân viên khác.
+ Hiện nay công ty vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về tiêu chuẩn của
14



cán bộ quản trị các cấp. Việc đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thời gian
công tác.
- Chức năng lãnh đạo: Giám đốc công ty là bà Nguyễn Thị Tú Oanh, là người chịu
trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các chính sách, kế hoạch
phát triển của công ty. Trong suốt 16 năm qua, bà cùng đội ngũ quản trị của công ty đã
lãnh đạo công ty vượt qua nhiều khó khăn thử thách cũng như luôn động viên, thúc đẩy
tinh thần làm việc của nhân viên, hướng dẫn nhân viên trong công việc.
- Chức năng kiểm soát: Được công ty tiến hành trên cơ sở xác định thành quả so với
mục tiêu đề ra cũng như tìm ra các nguyên nhân sai lệch và biện pháp điều chỉnh. Hàng
tuần công ty đều có các buổi họp nhằm báo cáo tình hình sản xuất và kinh doanh của công
ty. Từ đó đề ra các phương án và kế hoạch kinh doanh phù hợp.
1.2.
Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị:
Thông tin luôn gắn liền với quá trình quản trị, được xem là “ngôn ngữ”; Thông tin
có vai trò quan trọng đến các quyết định của nhà quản trị. Để có được các thông tin đầy
đủ và chính xác phục vụ cho các quyết định quản trị thì công ty Hà Anh đã tiến hành thu
thập cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các thông tin bên trong chủ yếu là
tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, tình hình nhân sự cũng như các thông tin về
tài chính, các thông tin này được các phòng ban trong doanh nghiệp cung cấp. Các thông
tin bên ngoài được doanh nghiệp thu thập chủ yếu là các thông tin về thị trường, các biến
động của nền kinh tế, các thông tin về khách hàng, nhà cung ứng, các chính sách, văn bản
pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty... Các thông tin sau khi thu thập sẽ được
các bộ phận liên quan tiến hành xử lý và trình lên giám đốc.
Trên cơ sở các thông tin thu thập và được xử lý, ban giám đốc sẽ tiến hành ra các
quyết định quản trị trực tiếp đến các bộ phận, cá nhân có liên quan hoặc thông qua các
phó giám đốc, trưởng phòng rồi truyền đạt tới nhân viên.
1.3.
Kỹ năng của các nhà quản trị:
Ngoài 1 giám đốc thì hiện tại công ty TNHH Hà Anh có 2 phó giám đốc trực tiếp

giúp việc cho giám đốc. Ban giám đốc của công ty là những người có kinh nghiệm, am
hiểu công ty, am hiểu thị trường cũng như có đầy đủ các kỹ năng: kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy.
Ngoài ra công ty còn có các trưởng, phó phòng là những người thành thạo trong kỹ
năng chuyên môn, có kỹ năng tư duy, và kỹ năng nhân sự.
2. Công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp
2.1.
Tình thế môi trường chiến lược
15


Môi trường vĩ mô:
+ Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 đạt khoảng 5,9%, và có xu
-

hướng cao lên qua các quý, lạm phát chậm lại. Năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế ở nước
ta được dự đoan là 6,5%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam và cho các
doanh nghiệp ở Việt Nam, là cơ hội cho công ty Hà Anh sản xuất và kinh doanh mặt hàng
con dấu của mình. Vì khi nhiều doanh nghiệp mới và tổ chức mới được thành lập và hoạt
động thì nhu cầu sử dụng con dấu là rất nhiều.
+ Môi trường chính trị- pháp luật: Việt Nam là một trong số những nước có môi trường
chính trị ổn định. Sự ổn định về chính sách, sự nhất quán về đường lối luôn hấp dẫn các
nhà đầu tư trong nước cũng nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong xu thế mở cửa sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
kinh doanh. Khách hàng chủ yếu của công ty Hà Anh là tổ chức, cơ quan và các doanh
nghiệp. Do đó số lượng doanh nghiệp mới nhiều và nhu cầu về con dấu cũng nhiều hơn.
+ Môi trường công nghệ: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển giúp nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Hà Anh cũng đang nỗ lực trong việc tiếp thu và
sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
- Môi trường ngành:

+ Khách hàng: Hiện nay, nhóm khách hàng chính của công ty là các doanh nghiệp tư
nhân ngoài ra còn có các cơ quan tổ chức nhà nước như: Cục hải quan, hội cựu chiến
binh, phòng hành chính bộ ngoại giao, cục thống kê thành phố Hà Nội…
+ Nhà cung ứng: Nhà cung ứng nguyên vật liệu chính cho Hà Anh là hãng Trodat của
Austria. Hiện nay, Hà Anh đang là nhà phân phối độc quyền của hãng Trodat. Đây là lợi
thế lớn để Hà Anh có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh hiệu quả và bền
vững. Tuy nhiên do quá phụ thuộc vào hãng Trodat, Hà Anh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn
khi nhà cung ứng có những thay đổi về nguyên vật liệu, về giá cả. Để giảm tình trạng đó,
công ty cần có những chính sách phù hợp trong quan hệ hợp tác làm ăn với nhà cung ứng.
Ngoài ra, cũng cần nhắc tới vai trò quan trọng của nhà cung cấp về vốn của công ty
Hà Anh. Đó là các ngân hàng như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETINBANK),
ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK)...
+ Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Hà Anh có thể kể đến như:
Công Ty TNHH sản xuất ALPO, Công ty Sao Sáng, Công ty TNHH Công nghệ Tiến
16


Hưng, Công ty khắc dấu Ngôi Sao…Các công ty này đều có những điểm mạnh và điểm
yếu riêng do vậy Hà Anh cần tập trung nghiên cứu nhằm tận dũng tốt các lợi thế của mình
so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2.

Chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường

Mục tiêu hàng đầu của công ty Hà Anh giai đoạn 2011-2013 là xây dựng và phát
triển thương hiệu Hà Anh trên thị trường kinh doanh sản phẩm con dấu và các sản phẩm
có liên quan. Ngoài mục tiêu hàng đầu đó, các mục tiêu khác của công ty cũng đóng một
vai trò vô cùng quan trọng: Mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận; mục tiêu nâng cao chất
lượng đội ngũ nhân sự và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Để đạt được các mục tiêu này doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cạnh

tranh hiệu quả trên cơ sở tập trung nghiên cứu môi trường ngành và phát huy các điểm
mạnh của mình về chất lượng, kiểu dáng và giá cả sản phẩm cạnh tranh.
Trong thời gian tới, để tăng cường chiến lược cạnh tranh, Hà Anh đang có chiến
lược mở rộng quy mô cũng như tăng số lượng các chi nhánh đại lý của mình ở một số tỉnh
thành như: Đà Nẵng, Nghệ An…cũng như phát triển chiều sâu của tuyến sản phẩm.
2.3.

Lợi thế và năng lực cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của công ty TNHH Hà Anh đó là chất lượng sản phẩm, các sản
phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền máy móc hiện đại cũng như nguyên liệu
được nhập khẩu 100%. Bên cạnh đó, Hà Anh cũng được đánh giá cao bởi sự đa dạng
trong mẫu mã chủng loại và kiểu dáng sản phẩm. Đây là những lợi thế cạnh tranh quan
trọng mà công ty cần phát huy nhằm tăng quy mô và vị thế trên thị trường. Bên cạnh đó
công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình với công việc cũng như am hiểu thị trường và
khách hàng; Ngoài ra, công ty luôn chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽ là
những năng lực cạnh tranh cần thiết giúp công ty có thể đứng vững và phát triển trong
thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
3.

Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.1.
Về công tác mua hàng:
17


Công ty tiến hành mua nguyên vật liệu về sản xuất cũng như mua các thành phẩm
về để bán.
Việc mua hàng được công ty xác định theo kết quả kinh doanh của kỳ trước cũng
như kế hoạch kinh doanh trong kỳ. Trên cơ sở đánh giá tình hình của môi trường kinh

doanh, của khách hàng, nhà cung ứng và các đối thủ cạnh tranh, công ty đã xây dựng kế
hoạch mua hàng về mặt hàng, số lượng, hình thức mua, giá thành, nhà cung cấp, ngân
sách. Sau đó, trên cơ sở kế hoạch đề ra công ty tiến hành tổ chức công tác mua hàng, giao
hàng và tiến hành thanh toán với đối tác. Phương thức mua hàng của công ty là giao nhận
tại kho của công ty, đối tác cung ứng nguyên vật liệu sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển
hàng tới tận kho của công ty. Sau đó công ty sẽ tiến hành thanh toán qua hình thức
chuyển khoản ngân hàng. Sau mỗi đợt mua hàng công ty đều tiến hành đánh giá lại công
tác mua hàng để phát hiện các vấn đề và khắc phục nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong lần
đặt hàng sau, đảm bảo lợi ích của cả công ty và các đối tác.
Nhìn chung hoạt động mua hàng của công ty đã được tiến hành theo trình tự gồm
các bước: xác định nhu cầu mua hàng, tổ chức mua hàng và đánh giá công tác mua hàng.
Do đó công tác mua hàng của công ty luôn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt nhờ việc ký hợp
đồng độc quyền với hãng Trodat mà công ty luôn đảm bảo được nguồn hàng cung ứng
với giá cả phải chăng và số lượng ổn định.
3.2. Công tác bán hàng của Công ty TNHH Hà Anh
- Xây dựng kế hoạch bán hàng: Công ty đã xây dựng kế hoạch bán hàng theo qui
trình cụ thể gồm: dự báo bán hàng, xác định mục tiêu bán hàng, xây dựng hoạt động và
chương trình bán hàng, xây dựng ngân sách bán hàng. Công ty xây dựng kế hoạch bán
hàng theo từng tháng, sau đó kế hoạch bán hàng sẽ được phân chia theo từng tuần, từng
nhân viên kinh doanh. Đồng thời công ty cũng xây dựng chương trình và hoạt động bán
hàng như các chương trình quảng cáo, tiếp thị…và xác định một mức ngân sách cụ thể.
- Tổ chức triển khai bán hàng: Đối tượng khách hàng của Hà Anh chủ yếu là các
doanh nghiệp, do đó kênh bán hàng chủ yếu của công ty là bán lẻ. Công ty sử dụng hình
thức đặt hàng qua mạng, qua điện thoại, fax, hoặc khách hàng tìm đến trực tiếp; Đảm bảo
khách hàng có thể liên hệ với công ty một cách thuận tiện nhất.

18


Khi khách hàng có nhu cầu tìm đến công ty sẽ được đội ngũ bán hàng của công ty

tư vấn và lựa chọn mẫu sản phẩm phù hợp, sau đó mẫu thiết kế sẽ được bộ phận thiết kế
và sản xuất tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, khách hàng kiểm tra sản phẩm
hoàn chỉnh và nhận sản phẩm đồng thời thanh toán tiền ( nếu sản phẩm bị lỗi hoặc không
đúng yêu cầu của khách hàng sẽ được công ty tiến hành sản xuất lại ). Quy trình được thể
hiện qua bảng dưới đây:

KH không đồng ý
Khách hàng có
nhu cầu

Nhân viên bán hàng
tư vấn, giới thiệu
mẫu sản phẩm

Thiết kế và sản
xuất

Sản phẩm
hoàn chỉnh

KH
đồng
ý
Giao sản phẩm cho
KHnghiệp,
và thanh toán.
Lực lượng bán hàng: Ngoài đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp tại doanh

Hà Anh còn bố trí một đội ngũ nhân viên bán hàng nữa tại Sở kế hoạch đầu tư. Đội ngũ
bán hàng của doanh nghiệp là những người được công ty lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ khâu

tuyển dụng, tất cả đã được đào tạo chính quy hoặc có kinh nghiệm và đều là những người
có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc cũng như yêu thích công việc kinh doanh.
Ngoài ra, công ty cũng tiến hành đào tạo thêm: huấn luyện tại lớp học, huấn luyện qua
công việc. Để tạo động lực cho nhân viên thực hiện công việc tốt, công ty đề ra các mức
lương, thưởng, cơ hội thăng tiến khá hấp dẫn.
- Kiểm soát hoạt động bán hàng: Hoạt động kiểm soát bán hàng được công ty Hà
Anh tiến hành một cách thường xuyên và liên tục trên cơ sở các hóa đơn bán hàng, kết
quả bán hàng của nhân viên nhằm thấy được kết quả cũng như những vấn đề còn tồn tại
trong công tác bán hàng, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý một cách kịp thời nhằm đạt
được các mục tiêu bán hàng đề ra.
3.3.
Công tác dự trữ:
Trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như nhu cầu của thị
trường, công ty tiến hàng công tác dự trữ hàng hóa.Nhìn chung thì công tác dự trữ của
19


công ty khá tốt và ổn định. Công ty tiến hành tổ chức dự trữ hàng hóa bao gồm các hoạt
động tổ chức hệ thống kho dự trữ hàng hóa, tổ chức dự trữ hàng hóa về mặt giá trị và hiện
vật. Tất cả nguyên vật liệu và sản phẩm đều được bộ phận kho vận của công ty tiến hành
bảo quản cẩn thận theo đúng các tiêu chuẩn đề ra. Các sản phẩm trước khi xuất kho đều
được công ty cẩn thận tiến hành kiểm tra lại nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản
phẩm với chất lượng tốt nhất. Hàng tháng công ty đều tiến thành công tác kiểm kê kho
nhằm phục vụ công tác mua, bán hàng hóa và kịp thời xử lý sản phẩm nếu có sự cố xảy
ra.
Bên cạnh công tác mua, bán và dự trữ hàng hóa thì công tác chăm sóc khách hàng
cũng rất được công ty coi trọng, đội ngũ nhân viên bán hàng tiến hành tư vấn và giải đáp
các thắc mắc nhiệt tình cho khách hàng. Khách hàng sử dụng sản phẩm con dấu của công
ty sẽ được công ty ưu đãi trong việc bán mực dấu.
4. Công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp

Công ty Hà Anh nhận thức sâu sắc rằng: Con người là nhân tố quan trọng quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc khơi dậy và khai thác mạnh mẽ
nguồn lực con người đã được công ty xác định là nhiệm vụ trọng tâm và cần được ưu tiên
đầu tư cao nhất, đặt con người vào vị trí trung tâm, coi công ty là các phương tiện để các
nhân viên của công ty có thể phát huy tài năng, sáng tạo, tin tưởng vào các cộng sự và xây
dựng một đội hình làm việc hiệu quả nhằm đưa công ty phát triển vững vàng trên thị
trường.
Hà Anh hiện đang có một đội ngũ nhân viên gồm 39 người với trình độ và chuyên
môn cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc, một đội ngũ nhân viên khá trẻ trung năng động
và nhiệt tình. Công ty cũng tạo môi trường và thời gian lao động hợp lý nhằm đảm bảo
sức khỏe và hiệu quả trong lao động cho nhân viên.
Về công tác tuyển dụng nhân lực : được công ty xây dựng theo một quy trình cụ
thể, đảm bảo tuyển được các lao động phù hợp nhất với doanh nghiệp. Các nhân viên sau
khi trúng tuyển sẽ được công ty tiến hành đào tạo lại nhằm phù hợp với tình hình sản xuất
và kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty cũng thường xuyên tiến hành đánh giá năng
lực làm việc của nhân viên trên cơ sở công việc của họ từ đó có các quyết định trong bố
trí, đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp lý.
20


Nhìn chung đa số nhân viên trong công ty đều hài lòng với công việc cũng như các
chính sách nhân sự mà công ty đang thực hiện (tiền lương, tiền thưởng, các khoản phúc
lợi, khen thưởng...) hay các chương trình tham quan du lịch, liên hoan, thăm hỏi gia đình
công nhân viên… do đó đã thúc đẩy tinh thần làm việc của họ ngày càng cao, đảm bảo
đời sống vật chất và tinh thần cũng như củng cố sự trung thành của nhân viên với công ty.
Công ty đạt được những kết quả như hiện nay cũng chính nhờ vào sự đóng góp công sức
của toàn thể nhân viên, bởi vì dù cho công ty có một chiến lược đúng đắn nhưng nếu
không có những con người làm việc hiệu quả thì không thể mang lại những hiệu quả thiết
thực cho công ty.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Công tác quản trị dự án được công ty chú trọng quan tâm, công ty xây dựng các dự
án đầu tư thêm trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ sản xuất và kinh doanh và dự án
mở rộng thêm các chi nhánh ở một vài tỉnh trong các năm tiếp theo.
Kinh doanh trong bối cảnh môi trường có nhiều biến động như hiện nay thì công
tác quản trị rủi ro được các doanh nghiệp coi trọng, Hà Anh cũng vậy, Công ty đã chú
trọng công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp, kịp thời
xử lý các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, công ty còn theo sát tình hình sản xuất và kinh doanh của cả khách hàng
và nhà cung cấp nhằm kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ. Công ty đã tiến hành ký hợp
đồng độc quyền với hãng Trodat nhằm đảm bảo nguồn cung ứng ổn định qua đó giảm
thiểu các rủi ro trong cung ứng hàng hóa.
Công ty rất chú trọng trong việc tìm hiểu các chính sách pháp luật và quy định của
nhà nước trong quá trình kinh doanh.
Công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm rất được doanh nghiệp quan
tâm nhằm đảm bảo các sản phẩm cung ứng cho khách hàng với chất lượng và uy tín cao.
Công ty cũng thường xuyên tiến hành công tác phân tích, nhận định các biến động
và nguy cơ có thể gây ra các tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Hàng tuần, hàng tháng công ty đều tiến hành các cuộc họp báo cáo tình hình sản
xuất và kinh doanh, qua đó kịp thời xử lý các vấn đề hay rủi ro xảy ra.

III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn 4 tuần tại công ty TNHH Hà Anh, em thấy doanh
nghiệp còn một số những vấn đề tồn tại yếu kém. Em xin đề xuất hướng đề tài có thể triển
khai làm khóa luận tốt nghiệp:
1. “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty TNHH Hà Anh ”
21


2. “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hà Anh ”


22



×