Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự đòi hỏi cấp thiết về sự
minh bạch trong vấn đề tài chính. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
đang nhiều biến động như ngày nay, với các sự kiện “đổ vỡ” của các Tập
đoàn kinh tế và sự “ra đi” đầy nuối tiếc của các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư, nhà lãnh đạọ càng cần hơn bao giờ hết sự đảm bảo cho sự minh
bạch tài chính. Vì lẽ đó, nhu cầu cần một thông tin tài chính “chuẩn”, một
Báo cáo tài chính “sạch” đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Đó
chính là những gì mà các công ty kiểm toán đang cố gắng và nỗ lực
không ngừng để cung cấp cho thị trường.
Với chặng đường hơn 20 năm phát triển, Kiểm toán độc lập Việt Nam
đã và đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Deloitte Việt
Nam - thành viên của Deloitte Touche Tomatsu (một trong bốn công ty
kiểm toán lớn nhất thế giới), với vai trò là cánh chim đầu đàn sát cánh với
“nhịp đập” của nền kiểm toán từ những ngày đầu thành lập cho đến nay,
luôn khẳng định được vị trí của mình trong việc cung cấp các dịch vụ
chuyên nghiệp.
Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, với khát khao được làm
việc và phát triển trên con đường nghề nghiệp kiểm toán, nhờ có sự nỗ
lực và may mắn, em đã thành công trong việc ứng tuyển vào vị trí thực
tập sinh tại Deloitte Việt Nam. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
giáo-Ths. Nguyễn Thị Thanh Diệp, cùng sự hỗ trợ của toàn thể các anh,
các chị tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, em đã hoàn thành báo cáo
thực tập về đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty.
Bài báo cáo của em gồm các phần sau:
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Phần 1: Đặc điểm về tổ chức và hoạt độngkiểm toán tại Công ty TNHH
Deloitte Việt Nam
Phần 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt
Nam
Phần 3: Nhận xét và các giải pháp đề xuất tổ chức và hoạt động của
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Ths. Nguyễn Thị Thanh Diệp,
cùng các anh chị tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã giúp đỡ chỉ bảo
tận tình để em hoàn thành bài viết này. Trong quá trình thực tập, em đã cố
gắng để vận dụng những kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tế,
nhằm hiểu rõ hơn về những kiến thức mà em đã được học. Nhưng do thời
gian thực tập không nhiều cùng với những hạn chế của một sinh viên còn
ngồi trên ghế nhà trường nên bài viết của em chắc chắn vẫn còn nhiều
thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo, các anh chị cùng các bạn để bài viết của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm
ơn!
Sinh viên
Trần Thị Thùy Duyên
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DELOITTE VIỆT
NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Deloitte Việt
Nam
1.1.1. Khái quát chung
Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam là một trong những công
ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn và uy tín cho các đối tác trong và ngoài
nước. Với bề dày lịch sử hơn 20 năm qua, Deloitte Việt Nam đã đạt được
những thành tựu cũng như các dấu ấn quan trọng và nổi bật trên nền thị trường
kế toán-kiểm toán-tư vấn.
Tên công ty:
CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: DELOITTE VIETNAM COMPANY LIMITED
Tên viết tắt:
DELOITTE VIETNAM
Logo:
Trụ sở chính: Tầng 12A, 12B, 15, 16, Tòa Nhà Vinaconex, 34 Láng
Hạ,Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại:
+84 4 6288 3568
Fax:
+84 4 6288 5678
Website:
www.deloitte.com/vietnam
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1991, nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm đầu của quá trình đổi mới, Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 165 TC/QĐ/TCCB ngày 13
tháng 5 năm 1991 về việc thành lập: Công ty Kiểm toán Việt Nam–VACO.
VACO là công ty kiểm toán
đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiều
ngành, nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở
hữu nhà nước và các dự án quốc tế.
VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) - một
trong bốn công ty kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới từ năm 1992, và tháng
4 năm1994 liên doanh VACO-DTT chính thức được thành lập. Đến tháng 10
năm 1997,
VACO, với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được
công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche
Tohmatsu.
Với đội ngũ hơn 120.000 nhân viên chuyên nghiệp và các văn phòng đại
diện tại gần 150 quốc gia, hiện tại, DTT là hãng cung cấp các dịch vụ kiểm
toán, thuế, tư vấn tài chính lớn nhất trên thế giới về doanh thu, với quy mô lớn
thứ nhất tại Mỹ và tốc độ phát triển nhanh nhất tại Singapore và Trung Quốc.
DTT phục vụ khách hàng là các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp
trong nước có tầm cỡ lớn, các tổ chức tài trợ, các cơ quan quản lý Nhà nước
cũng như các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới và các dự án quốc tế. DTT
kiểm toán gần một phần ba trong số 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, tính
trên doanh thu trên toàn cầu và cung cấp dịch vụ cho một phạm vi rộng lớn.
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Cam kết của DTT nhằm
ưu tiên cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất được đảm bảo bởi tất cả các
hãng thành viên chuyên nghiệp trên toàn thế giới.
Sự kết hợp mạnh mẽ của Công ty Kiểm toán Việt Nam với sự thông hiểu
về môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam và một hãng kiểm toán
hàng đầu quốc tế có bề dày lịch sử và danh tiếng hàng trăm năm đã tạo cho
VACO một sức mạnh riêng có, vượt hơn hẳn các công ty kiểm toán trong
nước.
Theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đã được chuyển đổi thành công
ty TNHH một thành viên. Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty
TNHH một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế
hoạch và Đầu tưThành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập
công ty là 9.077.000.000 VNĐ (Chín tỷ không trăm bảy mươi bảy triệu đồng
chẵn).
Ngày 07/05/2007, Công ty hoàn thành quá trình chuyển đổi sở hữu từ công
ty TNHH 1 thành viên trực thuộc Bộ Tài chính trở thành công ty TNHH hai
thành viên trở lêntheo đúng quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập và
trở thành thành viên của Deloitte Southeast Asia. Theo giấy chứng nhận Đăng
ký kinh doanh số 0102030181 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp ngày 18/10/2007, Công ty đã chính thức đổi tên từ “Công ty Kiểm toán
Việt Nam TNHH” thành “Công ty TNHH Deloitte Việt Nam” từ ngày
01/11/2007.
Deloitte Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte
Touche Tohmatsu- một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, gia nhập
vào gia đình Deloitte Đông Nam Á. Deloitte Việt Nam- một diện mạo mới,
một hình ảnh mới và vị thế mới của VACO tại thị trường Việt Nam. Deloitte
Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển trên nền tảng và thành quả mà
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
VACO đã xây dựng trong 16 năm qua, đồng thời tiếp tục tăng thêm chuyên
gia nước ngoài nhiều kinh nghiệm đến Việt Nam làm việc, đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ và tái cấu trúc quản lý. Chiến lược phát triển của Công ty,
tầm nhìn và mục tiêu hoạt động, các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ,
kể cả tư duy lãnh đạo, quản lý, môi trường làm việc… sẽ đồng nhất với các
chuẩn mực Deloitte quốc tế. Deloitte Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục
phát triển và duy trì vị thế là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại
Việt Nam.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt
được, Deloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc
kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành Kiểm toán Việt
Nam. Với những thành tích đó, Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước
trao tặng nhiều danh hiệu cao quý:
Năm 1999: Đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt
Năm 2003: Giải thưởng ngôi sao Bạch kim về thương hiệu VACO do
tổchức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ban Nha bình chọn
Năm 2005: Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sởhữu
côngnghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn
Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì
Năm 2007: Giải thưởng Ngôi sao quản lý
1.1.3. Chiến lược hoạt động
Năm 2010 đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của Deloitte toàn cầu khi vượt
lên trên các đối thủ trong nhóm Big Four để trở thành hãng kiểm toán và tư
vấn số một trên thế giới. Là đơn vị thành viên được đánh giá có tốc độ tăng
trưởng nhanh trong số 152 công ty thành viên của Deloitte toàn cầu và là công
ty Kiểm toán và tư vấn có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất trong số 165
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
công ty Kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam, Deloitte Việt Nam
tự hào góp phần không nhỏ vào thành công của Deloitte toàn cầu.
Để tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường kiểm toán và tư vấn
thế giới, từ năm 2011, Deloitte toàn cầu đầu tư 100 triệu USD để cùng với các
đơn vị thành viên, trong đó có Deloitte Việt Nam, triển khai chiến lược "AS
ONE" - "Một Deloitte", với mục tiêu bảo đảm phục vụ tất cả khách hàng theo
"Một chuẩn mực" về chất lượng nhân viên và dịch vụ trên tất cả thị trường mà
Deloitte có mặt.
Linh hồn của chiến lược "AS ONE" là chú trọng đầu tư cho nhân sự, coi
yếu tố con người là gốc rễ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, qua đó
mang lại giá trị gia tăng bền vững. Tư tưởng này đã được Deloitte Việt Nam
thấm nhuần từ khá sớm, nên đây là lý do Công ty áp dụng một chiến lược đặc
biệt mà không một công ty kiểm toán và tư vấn nào tại Việt Nam áp dụng, đó
là chiến lược "Quốc tế hóa nhân viên". Nhờ chiến lược này mà Deloitte Việt
Nam vẫn là công ty lớn nhất, duy nhất cho tới thời điểm này có được đội ngũ
lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo và tôi luyện bài bản trong
môi trường quốc tế chuyên nghiệp.
Để tạo môi trường cho chiến lược tăng tốc, Deloitte Việt Nam còn tích
cực tham gia nhiều hoạt động góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh
doanh cho nghề KTĐL. Công ty luôn chủ động tham gia đóng góp vào quá
trình xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán và tư
vấn như: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật Kiểm toán độc lập, các chính
sách về thuế… Thông qua các hoạt động cung cấp dịch vụ cho thị trường,
Deloitte Việt Nam còn tích cực tham gia vào quá trình phổ biến các văn bản
pháp lý tác động trực tiếp đến hoạt động của DN, qua đó giúp DN nâng cao
năng lực quản trị công ty, minh bạch hóa trong hoạt động theo chuẩn mực
quốc tế nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh.
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
1.1.4. Khái quát chung về kết quả hoạt động kinh doanh
Hiện tại, Deloitte Việt Nam đang áp dụng năm tài chính bắt đầu từ ngày
1/7 đến ngày 30/6 năm sau. Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính của Deloitte
Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2012:
Nội Dung
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Doanh Thu
(VNĐ)
249.702.674.400
299.643.209.280
503.027.000.000
34.651.281.520
41.581.537.824
69.805.140.800
563
620
614
Nộp Ngân Sách
(VNĐ)
Số lao động
(người)
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2010-2012
Doanh thu
Năm 2011 so với năm 2010
+/%
49.940.534.88
20
Năm 2012 so với năm 2011
+/%
203.383.790.72
68
(VNĐ)
Nộp ngân
0
6.930.256.304
20
0
28.223.602.976
68
57
10
-6
-1
Nội dung
sách (VNĐ)
Số lao động
(người)
Bảng 1.2: Bảng phân tích biến động một số chỉ tiêu tài chính năm giai đoạn
2010 - 2012
Như vậy, ta có thể thấy rằng, xét đến chỉ tiêu doanh thu, thì Deloitte Việt
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Nam đang ngày càng khẳng định được thị trường của mình với mức tăng gần
50 tỷ VNĐ so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng khoảng 20%. Đến
năm 2012, mức tăng so với năm 2011 đã đạt con số ấn tượng hơn 200 tỷ
VNĐ, tương ứng tốc độ tang gần 70%. Sự biến động của chỉ tiêu doanh thu
phần nào đó cũng phản ánh được tốc độ tăng của chỉ tiêu thuế phải nộp Nhà
nước. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên năm 2011, 2012 tăng nhẹ, chỉ khoảng
50 nhân viên so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng khoảng 10%. Điều
này là do nhu cầu mở rộng thị trường của Deloitte đang tăng mạnh nên nhu
cầu về nhân sự cũng tăng theo.
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Dịch vụ cung cấp
Doanh thu
%
Kiểm toán BCTC
326.967.550.000
65
Tư vấn thuế
120.726.480.000
24
Kiểm toán dự án
45.272.430.000
9
Kiểm toán xây dựng cơ bản
6.060.170.000
1,5
Dịch vụ khác
4.000.370.000
1
Tổng
503.027.000.000
100
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp doanh thu năm 2012 theo loại hình dịch vụ cung
cấp
Qua bảng trên ta có thể thấy dịch vụ kiểm toán là dịch vụ nền tảng của
Deloitte Việt Nam, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (lên đến
65%). Bên cạnh đó, Deloitte Việt Nam đang phát triển mạnh sang lĩnh
vực tư vấn thuế và tư vấn quản trị rủi ro cho doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Deloitte Việt Nam
1.2.1. Loại hình dịch vụ
1.2.1.1. Dịch vụ kiểm toán
Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho
các tổng công ty nhà nước, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc
tế và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Deloitte Việt Nam thực
hiện kiểm toán độc lập theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
tế và cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua tư vấn bằng văn
bản hàng năm về cánh thức cải thiện các hệ thống hoạt
động và kiểm soát nội bộ. Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đang ngày
càng biến động, đứng trước nhu cầu khách quan ngày càng ra tăng,
Deloitte đã mở rộng loại hình dịch vụ kiểm toán trên các cách thức sau:
• Dịch vụ Kiểm toán độc lập: bao gồm
Kiểm toán Báo cáo tài chính (Audit of statutory financial
statements)
Kiểm toán các Báo cáo theo nhu cầu đặc biệt (Audit of special
purpose reports)
Soát xét Báo cáo tài chính (Review financial statements)
Thực hiện thủ tục kiểm toán cho các mục đích đặc biệt (Perform
agreed upon procedures)
• Dịch vụ Kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS)
Deloitte cung cấp một loạt các giải pháp được thiết kế để giúp
khách hàng xác định và đánh giá rủi ro, xác định mức độ chấp nhận được
khi tiếp xúc, thiết kế và thực hiện kiểm soát, và cung cấp đo lường và
giám sát môi trường rủi ro hoạt động liên tục.Dịch vụ này bao gồm:
- Dịch vụ bảo mật - nguy cơ quản lý và tuân thủ
- Kiểm soát CNTT dịch vụ bảo đảm
- Tư vấn CNTT
- Dịch vụ quản lý rủi ro doanh nghiệp
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ
- Đảm bảo đánh giá chất lượng
- An ninh và sự riêng tư
- Kinh doanh lập kế hoạch tiếp tục
- Dịch vụ tuân thủ
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
1.2.1.2. Dịch vụ tư vấn thuế
Các chuyên gia tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các
chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt
Nam và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể tối đa
hoá thu nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện
về các luật thuế và khả năng hoạchđịnh sáng tạo làm giảm bớt thuế phải
đóng một cách hợp pháp. Công ty giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ
cấu đầu tư của họ tại Việt Nam, và hỗ trợ hoạtđộng quốc tế để đầu tư vốn
vào những nơi hoặc lĩnh vực có mức thuế suất thấp giữa các nơi thuộc
các hệ thống pháp luật khác nhau. Đối với khách hàng là cá nhân người
Việt hay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam công ty cung cấp các
giải pháp về lương trọn gói có tính hiệu quả cao về thuế và tư vấn về các
giải pháp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Deloitte Việt Nam còn giúp
khách hàng làm việc với cơ quan thuế, cung cấp thông tin cập nhật về
thuế, và tổ chức các buổiđào tạo, hội thảo về thuế.
Cụ thể, Deloitte cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế sau đến khách
hàng:
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường
Hoạch định chiến lược thuế
Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế
Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp
Tính và lập tờ khai thuế
Tư vấn thuế cho chuyên gia nước ngoài
Tư vấn cơ cấu tối ưu hóa thuế đa quốc gia
Tư vấn thuế cho nghiệp vụ mua bán doanh nghiệp
Tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ chuyển giá
1.2.1.3. Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Dịch vụ này của Deloitte Việt Nam giúp khách hàng thực hiện được
những mục tiêu tài chính doanh nghiệp của mình bằng việc xây dựng các
chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp luôn phải
thay đổi để thích ứng và cần những chiến lược kinh doanh cũng như sản
phẩm mới để dành được ưu thế cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường mới.
Do vậy, Deloitte Việt Nam cung cấp những kinh nghiệm kinh doanh,
những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nhăm giúp các doanh nghiệp
biến khó khăn thành giải pháp. Deloitte Việt Nam có thể giải quyết rất
nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam trong phần lớn các ngành
công nghiệp gặp phải, tập trung vào những dịch vụ sau:
•
•
•
•
•
•
•
Tư vấn huy động vốn
Tư vấn doanh nghiệp
Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp
Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Tư vấn mua bán, tách, sát nhập, giải thể doanh nghiệp
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
Tư vấn nghiên cứu thị trường
1.2.1.4. Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực
Dịch vụ đào tạo của công ty do những chuyên gia giàu kinh nghiệm
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, quản trị kinh doanh thực hiện và
tập trung vào hai mảng chính, đó là: Tổ chức đào tạo và hội thảo và Quản
lý nguồn nhân lực.
Chương trình đào tạo của Deloitte Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực:
kế toán, kiểm toán, thuế, quản trị kinh doanh, không những giúp khách
hàng áp dụng chính xác,đầy đủ chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn
giới thiệu với khách hàng cáckỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và
cập nhật các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
chắc chắn về việc lập BCTC, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện
hành. Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành hệ thống kiểm soát nội
bộ có hiệu quả, Deloitte ViệtNam cũng tổ chức các khóa đào tạo về kỹ
năng kiểm toán nội bộ. Các chương trình này được xây dựng trên các
chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương
pháp thực hành kiểm toán quốc tế.
1.2.2. Đối tượng khách hàng
Deloitte Việt Nam có số lượng khách hàng lớn nhất trong số các công
ty kiểm toán ở Việt Nam. Tính đến nay, công ty có hơn 100 khách hàng.
Khách hàng của công ty rất đa dạng, bao gồm các tập đoàn lớn trên thế
giới, các Tổng công ty, các dự án trong nước và quốc tế.
Các doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng tên thế giới:
SEMThongnhat, Metropole Hotel- Pháp, Pentax Vietnam Co- Nhật,
Procter& Gamble ( P&G)- Mỹ, Tập đoàn WPP- Anh, Phuben Tea Co- Bỉ,
SLD/S Telecom- Hàn Quốc, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô
(Vietsovpetro) – Nga, Chinfon Haiphong Cement CoĐài Loan, Tập đoàn TungShing- Hồng Kông…
Các Tổng công ty 90, 91: Tổng công ty Hàng không VN, Tổng công
ty Điện lực VN, Tổng công ty Dầu khí VN, Tổng công ty Than VN, Tổng
công ty xi măng VN, Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN. Các dự án
trong nước và quốc tế: Dự án PMU1, Dự án PMU5, Ban quản lý dự
án Thăng Long, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, Dự án Thủy lợi đồng bằng
song Cửu Long, Ban quản lý dự án 18, Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật
đô thì, Ủy ban y tế Hà Lan- Việt Nam…
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Deloitte Việt Nam có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, có sự phân
công phân nhiệm rõ ràng.
Các nhà quản lý và người lãnh đạo bộ phận chức năng của Deloitte
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Việt Nam bao gồm:
Văn phòng Hà Nội:
• Bà Hà Thu Thanh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám
đốc công ty
• Bà Trần Thúy Ngọc: Phó Tổng Giám đốc
• Bà Thái Thanh Hải: Trưởng phòng Quản trị rủi ro doanh nghiệp
• Bà Vi Thúy Hạnh: Phó Trưởng bộ phận Phát triển thị trường và
khách hàng
• Ông Echigo Kazutaka– Quản lý bộ phận Tập đoàn dịch vụ Nhật
Bản
Văn phòng TP.HCM:
• Ông Phạm Văn Thinh: Phó Tổng Giám đốc kiêm Lãnh đạo bộ phận
•
•
•
•
tư vấn tài chính.
Ông Võ Thái Hòa: Trưởng phòng Kiểm toán VP TPHCM
Ông Thomas McClelland – Trưởng phòng tư vấn thuế
Ông Gen Takaishi – Trưởng bộ phận Tập đoàn dịch vụ Nhật Bản
Ông Cheah You Ming - Trưởng bộ phận Tập đoàn dịch vụ Trung
Quốc
• Ông Kang Byung-hun – Quản lý bộ phận Tập đoàn dịch vụ Hàn
Quốc
(Nguồn: www.deloitte.com.vietnam)
Dưới đây là sơ đồ khái quát tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN GIÁM ĐỐC
Khối nghiệp vụ
Các
phòng
kiểm
toán
Phòng
IT
Khối tư vấn
Phòng
Quản
trị rủi
ro
Phòng
Tư vấn
thuế
Phòng tư
vấn tài
chính và
giải pháp
doanh
nghiệp
Khối hành chính
Phòng
kế toán
Phòng
hành
chính
Sơ đồ 1.1: Sơ đồtổchức bộmáy công ty TNHH Deloitte Việt
Nam
• Hội đồng thành viên
Hội đồng bao gồm các thành viên họp thảo luận các vấn đề liên
quan đến chiến lược phát triển của nhóm công ty, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, chính sách chi trả cổ tức và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Phòng
nhân sự
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
khác. Hội đồng tổ chức họp định kì hàng quý nhằm đánh giá kết quả hoạt
động từng quý của nhóm công ty và thảo luận những vấn đề thuộc thẩm
quyền quyết định của Hội đồng. Hội đồng thành viên nhận được các
thông tin cập nhật, chính xác, và kịp thời về tình hình sản xuất,kinh doanh
trước các cuộc họp. Những thông tin này được chuẩn bị và được tổng hợp
bởi Ban Thư ký Hội đồng.
• Ban giám đốc
Ban giám đốc của công ty bao gồm chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc
công ty và các Phó Tổng Giám đốc.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty là bà Hà Thị Thu Thanh, là
người đứng đầu Deloitte Việt Nam, có toàn quyền quyết định, điều hành,
tổ chức và chịu trách nhiệm về các chiến lược cũng như tất cả các vấn đề
liên quan đến công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước
Hội đồng thành viên về hoạt động của công ty.
Các Phó Tổng giám đốc công ty là người hỗ trợ cho giám đốc trong
việc điều hành công ty theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám
đốc từng thời kỳ, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về những nhiệm
vụ đã được phân công và ủy quyền. MỗiPhó Tổng Giám đốc được phân
công phụ trách về một mảng dịch vụ nhất định và chịu trách nhiệm về
việc duy trì và phát triển kinh doanh của công ty theo mảng dịch vụ được
phân công. Bên cạnh đó Phó Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm
phát triển khách hàng đồng thời đảm báo kế hoạch tăng doanh thu và tăng
trưởng kế hoạch doanh thu do Tổng Giám đốc công ty giao cho từng năm
và từng thời kỳ.
• Khối nghiệp vụ
- Phòng kiểm toán
Hiện tại Deloitte Việt Nam có 7 phòng kiểm toán, mỗi phòng có số
lượng nhân viên khoảng từ 70-80 người. Các phòng có chức năng và
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
nhiệm vụ đảm nhận các loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng
khác nhau: Phòng Audit 1, 2 là khối sản xuất, phòng Audit 3,5 là khối
xây dựng, phòng Audit 6 là ngân hàng, phòng Audit 7,8 là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
-Phòng IT
Phòng IT hiện tại có 4 nhân viên phụ trách các vấn đề liên quan đến
thiết bị máy điện tử và truyền thông trong toàn công ty. Đây là các
chuyên gia về lĩnh vực
điện tử nên bên cạnh đó, các chuyên gia này còn hỗ trợ cho công việc
kiểm toán thông qua xử lý các phần mềm của khách hàng nếu các kiểm
toán viên không có khả năng xử lý được.
-Phòng quản trị rủi ro
Phòng này có chức năng trước hết là tư vấn rủi ro cho các hợp đồng
dịch vụ, đặc biệt là các hợp đồng kiểm toán. Phòng bao gồm các nhân
viên đều có kiến thức am hiểu sâu rộng về quản trị rủi ro doanh nghiệp
nên có khả năng hỗ trợ công việc kiểm toán dễ dàng hơn. Bên cạnh đó,
Deloitte Việt Nam còn phát triển thêm dịch vụ tư vấn rủi ro cho doanh
nghiệp, do vậy, đây cũng là chức năng của phòng ban này.
• Khối tư vấn
-Phòng tư vấn thuế
Phòng hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau: hoạch định chiến lược
thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính tuân
thủ luật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế
thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân cư trú, thuế
nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vướng mắc
trong quyết toán thế với cơ quan thuế, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến
thức về thuế.
-Phòng tư vấn tài chính và giải pháp
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Thực hiện tư vấn tài chính, giải pháp quản lý, tư vấn kế toán và các
dịch vụ hỗ trợ dự án.
• Khối hành chính
-Phòng tài chính-kế toán
Phòng kế toán có trách nhiệm bảo đảm công việc tài chính-kế toán của
công ty, tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng phương án
kinh doanh và quản lý tài chính phù hợp với mô hình hoạt động của công
ty. Vai trò chủ yếu của phòng kế toán là thu thập, xử lý, cũng như kiểm
tra, kiểm soát việc chấp hành chế
độ, chính sách về quản lý tài sản tài chính, sử dụng tài sản, vật tư, vốn và
kể cả việc bảo toàn, phát triển vốn trong phạm vi công ty cũng như việc
thực hiên chế độ thanh toán, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.
-Phòng hành chính
Phòng là bộ phận trợ giúp cho Tổng Giám đốc trong việc quản lý và
chỉ đạo tổ chức, thực hiện toàn bộ công việc tổ chức, hành chính, văn thư,
lưu trữ, phát hành báo cáo trong công ty. Bên cạnh đó còn chịu trách
nhiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác quản trị văn
phòng, điều hành tổ xe, lễ tân, tạp vụ.
-Phòng nhân sự
Phòng có chức năng trong việc quản lý, đánh giá nhân viên, xây dựng
và thiết kế, tổ chức thực hiện các chương trình tuyển dụng, đào tạo hằng
năm phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty và thị trường lao động và
đã được Ban giám đôc phê duyệt. Phòng cũng có trách nhiệm tham mưu
cho Ban giám đốc trong việc cử các cấp bậc nhân viên theo học các khóa
đào tạo bên ngoài công ty cho phù hợp với yêu cầu phát triển của từng
nhân viên và điều kiện công việc. Phòng nhân sự chịu trách nhiệm quản
lý các thông tin liên quan đến quảy lý, đánh giá, đào tạo trong phạm vi
được ủy quyền và báo cáo trực tiếp với Ban giám đốc định kỳ hoặc theo
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
yêu cầu.
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
TNHH DELOITTE VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Với một quy mô tổ chức và lãnh đạo chuyên nghiệp, cùng với đó là sự
gia tăng giá trị dịch vụ cung ứng cho khách hàng, bản thân Deloitte Việt
Nam đang ngày càng hoàn thiện mình hơn trong công tác kiểm toán-dịch
vụ nòng cốt của công ty. Hình ảnh của Deloitte tiếp cận trực tiếp với
khách hàng thông qua các đoàn kiểm toán, các nhân viên kiểm toán. Vì lẽ
đó, Deloitte đã bố trí về mặt số lượng và chất lượng nhân sự tham gia
công tác kiểm toán ngày càng chặt chẽ, có sự sàng lọc rõ ràng hơn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mặt nhân sự của đoàn kiểm toán.
Trước mỗi cuộc kiểm toán, Deloitte Việt Nam sẽ đánh giá khác hàng trên
nhiều phương diên, từ đó xác định nhu cầu nhân sự cho phù hợp. Các
nhân tố có thể ảnh hưởng:
•
Nhân tố bên ngoài:
Quy mô khách hàng kiểm toán;
Loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng;
Đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng;
•
Nhân tố bên trong:
Chất lượng nhân viên hiện tại;
Kinh nghiệm kiểm toán khách hàng;
Số lượng nhân viên sẵn có.
Thông thường một đoàn kiểm toán gồm 4 nhân sự: 1-2 trợ lý kiểm toán
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
(A1, A2), 1kiểm toán viên chính (S1, S2, S3), một trưởng nhóm kiểm
toán (Assistant Manager, Audit Manager, Senior Auditor Manager) và
một thành viên ban giám đốc. Bên cạnh đó, có nhiều khách hàng phải cần
đến 7,8 nhân viên: 3-4 trợ lý kiểm toán, 3 kiểm toán viên chính, 1 chủ
nhiệm kiểm toán, 1 thành viên ban giám đốc. Việc bố trí nhân sự của
công ty được lên kế hoạch trước mùa kiểm toán khoảng 3-4 tháng, và
luôn có sự thay đổi, cập nhật hàng ngày. Bên cạnh đó, hàng năm, công ty
luôn có chương trình thực tập dành cho sinh viên năm cuối các trường đại
học khối ngành kinh tế, do vậy, cơ cấu nhân sự hết sức linh hoạt cho từng
khách hàng.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Trước khi kiểm toán, các Partners (thành viên ban giám đốc) và
Manager (chủ nhiệm kiểm toán) sẽ đánh giá các rủi ro liên quan đến
khách hàng, việc có chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng hay không,
khoanh vùng các vấn đề cần tập trung… và sau đó tiến hành lập hợp đồng
kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành lên kế hoạch kiểm toán sơ bộ,
gửi cho thành viên ban giám đốc phê duyệt rồi chuyển cho khách hàng để
thống nhất về mặt thời gian kiểm toán. Manager sẽ gửi yêu cầu nhân sự
cho các Kiểm toán viên chính (Senior). Các Senior sẽ lựa chọn các nhân
sự kiểm toán khác cần thiết, và gửi lại cho chủ nhiệm kiểm toán phê
duyệt. Cuối cùng, sẽ chuyển sang cho phòng EA để nhập dữ liệu vào hệ
thống.
Việc lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ được Partner và Manager họp bàn,
thống nhất và đưa đến kết luận về các vấn đề liên quan:
•
•
•
•
Tìm hiểu về khách hàng, môi trường hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Xác định mức trọng yếu(M-Materiality), mức trọng yếu thực hiện
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
(PM-Performance Materiality), và ngưỡng sai sót có thể chấp nhận
được (CTM- Clear Trivial Misstatements)
• Đánh giá các rủi ro kiểm toán nói chung và rủi ro chi tiết cho từng
khoản mục.
• Thiết kế chương trình kiểm toán.
Các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện các công việc chuẩn bị cho cuộc
kiểm toán như:
• Mượn file khách hàng năm trước, chuẩn bị file mới của khách hàng
(nếu cần thiết vì nếu kiểm toán giữa năm không phát hành báo cáo
thì kiểm
toán cuối năm sẽ sử dụng tiếp hồ sơ kiểm toán đó)
• Mượn các văn phòng phẩm cần thiết: túi xách file, bút nhớ, giấy
nhớ, dập ghim, đục lỗ…
• Mượn thẻ taxi group nếu đi nội tỉnh. Trường hợp đi ngoại tỉnh, thì
các trợ lý kiểm toán cần kê tạm ứng công tác phí trên hệ thống
PMS của công ty, mượn thẻ taxi Mai Linh, lấy giấy điều xe để
phục vụ cho công tác kiểm toán.
• Liên lạc với các nhân sự khác để sắp xếp thời gian đi đến khách
hàng.
2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, đoàn kiểm toán sẽ làm việc tại khách hàng.
Thông thường, để công tác kiểm toán diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả
cao, các trợ lý kiểm toán sẽ làm trước các phần hành, các giấy tờ làm việc
để khi đến khách hàng, chỉ tiến hành kiểm tra chứng từ, phỏng vấn và
quan sát.
Trưởng nhóm kiểm toán thông thường sẽ đến khách hàng những ngày
đầu tiên và những ngày cuối cùng để họp với Ban giám đốc về những vấn
đề phát sinh, các rủi ro, các bút toán phân loại và điều chỉnh (nếu có).
Các thủ tục cần thiết tiến hành trong giai đoạn này gồm:
Thứ nhất,thực hiện thủtục phân tích(SAP):Kiểm toán viên thực hiện
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Diệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh
việc phân tíchngang và phân tích dọc để thấy được những biến động bất
thường của khoản mục của khách hàng.
Thứ hai,thực hiện thửnghiệm kiểm soát:Tại Deloitte, có 2 loại thử
nghiệm kiểm soát được thực hiện là thủ tục Kiểm tra sự thiết kế và vận
hành của hệ thong kiểm soát nội bộ (Design and Implementation – D&I)
và thủ tục Kiểm tra sự hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ (Operating
Efficiency of Control – OE). Có nhiều biện pháp được sửdụngtrong giai
đoạn này như: điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến
cuối. Trên thực tế, thì tại Deloitte Việt Nam, thủ tục phỏng vấn và kiểm
tra từ đầuđến cuối được áp dụng nhiều hơn cả. Deloitte xây dựng hệ
thống bảng câu hỏi để đánh giá sự thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm
toán nội bộ.
Thứ ba,thực hiện thửnghiệm cơ bản (Test of detail - TOD):trong phần
này, kiểm toán viên tiếnhành thu thập những tài liệu liên quan đến các
nghiệp vụ rồi thực hiện đối chiếu lên sổ và ngược lại từ sổ đến chứng từ.
Việc kết hợp các thử nghiệm này được áp dụng trong toàn bộ quá trình
kiểm toán và cho từng nhân viên kiểm toán. Thông thường, đối với trợ lý
kiểm toán 1 (A1) sẽ đảm nhiệm các phần hành liên quan đến các tài
khoản như: tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định, khoản chi
phí trả trước, doanh thu-chi phí tài chính, chi phí hoạt động, thu nhập-chi
phí khác, các khoản phải thu cà phải trả khác…, còn đối với trợ lý kiểm
toán 2 (A2) sẽ đảm nhận các phần hành như: phải trả người bán,phải thu
khách hàng, doanh thu-giá vốn, xây dựng cơ bản dở dang, vốn chủ sở
hữu, các khoản phải nộp Nhà nước… Kiểm toán viên chính (Senior) sẽ
đảm nhiệm các phần hành: các quỹ doanh nghiệp, các nghị quyết, biên
bản họp, tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, tổng hợp vấn đề, soát xét
công việc của các trợ lý và báo cáo cho chủ nhiệm kiểm toán. Với sự tiện
ích của chương trình kiểm toán Audit System 2 (AS/2) sẽ giúp cho các
SV: Trần Thị Thuỳ Duyên
52B
Lớp: Kiểm toán