Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.04 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đem lại những nguồn
lực quan trọng cho việc xây dựng, cải tạo và chỉnh trang diện mạo của các
đô thị. Kiến trúc và cảnh quan đô thị đã được các chính quyền đô thị quan
tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến
trúc, mảng đô thị hiện đại, ứng dụng công nghệ thiết kế, xây dựng tiên tiến
của thế giới. Tại nhiều đô thị đã và đang xuất hiện các công trình kiến trúc
cao tầng là những điểm nhấn kiến trúc đô thị có chất lượng cao. Ði đôi với
việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ thì công tác cải
tạo, chỉnh trang đô thị và bảo tồn các giá trị di sản kiến trúc đô thị đã được
coi trọng, góp phần duy trì và tạo dựng bản sắc của từng đô thị. Chất lượng
cuộc sống người dân đô thị đang từng bước được cải thiện, Mô hình đầu tư
phát triển các khu đô thị mới đồng bộ đã được nghiên cứu nhân rộng tại
nhiều địa phương trong cả nước, sử dụng có hiệu quả quỹ đất dành cho phát
triển đô thị, đồng thời từng bước giải quyết nhu cầu rất lớn của xã hội về nhà
ở. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị như hệ thống giao
thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất
thải rắn và công trình phúc lợi công cộng của các đô thị được đầu tư xây
dựng, cải tạo và phát triển khá nhanh, tạo nên bộ khung cơ bản để các đô thị
phát triển. Vấn đề cải thiện điều kiện môi trường đô thị cũng đã được chính
quyền đô thị quan tâm.
Tuy nhiên, công tác phát triển đô thị trong những năm vừa qua của
chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Công tác lập quy hoạch xây dựng đô
thị tuy đã được quan tâm triển khai trong cả nước nhưng tỷ lệ phủ kín quy
hoạch chi tiết tại các đô thị của cả nước còn thấp. Mặt khác, tốc độ tăng
trưởng và đô thị hóa cao tại phần lớn các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối
trong khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tình


trạng úng ngập, tắc nghẽn giao thông tại đô thị còn diễn ra phổ biến. Hiện


tượng ô nhiễm môi trường vẫn chưa có lời giải hữu hiệu…
Trong những năm qua, các chính quyền đô thị đã rất quan tâm đầu tư để
xây dựng đội ngũ, liên tục đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ làm công tác
quản lý đô thị bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cũng như sự giúp
đỡ của các cơ quan, tổ chức quốc tế. Mô hình hợp tác với các thành phố trên
thế giới đã đem lại nhiều kinh nghiệm bổ ích trong thực tiễn quản lý. Mặc dù
vậy, những cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn lĩnh vực xây dựng và phát
triển đô thị mới chỉ chiếm từ 9 đến 11% ở cấp xã, phường, chưa đáp ứng
được mức độ đòi hỏi của khối lượng công việc. Mặt khác, do lĩnh vực quản
lý đô thị và kinh tế đô thị còn là vấn đề khá mới mẻ, chúng ta vừa làm vừa
rút kinh nghiệm để phù hợp đặc thù của nước ta, do đó ở nhiều nơi, vai trò
của chính quyền đô thị trong việc điều phối các đối tượng và điều tiết nguồn
lực tham gia trong quá trình phát triển đô thị còn có nhiều hạn chế.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị đang là đòi
hỏi thiết yếu trong giai đoạn phát triển đô thị hóa hiện nay.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Qua nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về đô thị,
về Nhà nước, về Quản lý Nhà nước, về Quản lý Nhà nước về đô thị. Làm rõ
nội dung quản lý Nhà nước về đô thị và đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị trong giai
đoạn hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1. Khách thể nghiên cứu của đề tài là Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động quản lý của Nhà nước
về đô thị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:

2



4.1. Cơ sở lý luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Quản lý Nhà nước, về đô thị và quản lý Nhà nước về đô thị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thực
hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích,
tổng hợp.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Tiểu luận
gồm có 3 chương.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quản lý Nhà nước
và Quản lý Nhà nước về đô thị:
1.1. Về Quản lý Nhà nước:
1.1.1. Khái niệm:
1.1.1.1. Quản lý:
Theo Điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống
hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc
tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của
người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp, từ sự vận động của
một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động
của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan Nhà nước.
Theo Mác: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã
hội của quá trình lao động”.
Lênin đã khẳng định: Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không
thôi thì chưa đủ, mà còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa.

Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con người, chúng
ta cần có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những
nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh
nhất định. Cơ sở của sự phục tùng hoặc là uy tín, hoặc là quyền uy. Quyền
uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý
phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu của quản lý. Không có quyền uy
thì hoạt động quản lý sẽ không có hiệu quả.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích của
các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất
4


kỳ đâu, khi nào nếu ở đó và lúc đó có hoạt động chung của con người. Mục
đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con
người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt
động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo
những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục đích đã định trước.
Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy.
1.1.1.2. Quản lý Nhà nước:
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực
nhà nước trên các phương diện Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Theo cách
hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân lao động làm chủ”.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những
mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà
nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều
hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng

cố chế độ công tác nội bộ của mình.
1.2. Quản lý Nhà nước về đô thị:
1.2.1. Khái niệm:
1.2.1.1. Đô thị:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã,
thị trấn. Về cơ bản, đô thị là một khu vực định cư của các lao động chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
5


1.2.1.2. Quản lý Nhà nước về đô thị:
Quản lý đô thị là một ngành khoa học tổng hợp với sự ứng dụng của
nhiều ngành khoa học khác như kinh tế đô thị, quản lý nhà nước, quy hoach
đô thị, kiến trúc đô thị, xây dựng, giao thông, xã hội học đô thị, khoa học
môi trường...
Quản lý Nhà nước về đô thị là toàn bộ hoạt động của Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp (có thẩm quyền) dựa trên cơ sở pháp
luật để điều chỉnh các quy định quản lý về đô thị, điều chỉnh các hoạt động
về xây dựng, quy hoạch đô thị, về đất ở, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, về cảnh
quan môi trường, văn hóa xã hội tại các đô thị; điều chỉnh các hoạt động của
các tổ chức, cá nhân trong nội thành, nội thị, giữ gìn sự ổn định trật tự xã hội
tại các đô thị nhằm thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã
hội, giáo dục, y tế tại các đô thị mà Nhà nước đã đề ra.
1.2.2. Phân loại đô thị:
1.2.2.1. Điều kiện để phân loại:
Các Thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan có thẩm quyền ra

quyết định thành lập’
Trung tâm tổng hợp các chuyên ngành, tập trung tất cả các cơ quan
quản lý Nhà nước, dịch vụ …
Quy mô dân số tối thiểu là 4000 người/đô thị.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 65% dân số trở lên.
Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động của dân cư tối thiểu phải bằng
70% so với tiêu chuẩn từng loại đô thị.
Mật độ dân số nội thành phải đạt tối thiểu 2000 người/km2.
1.2.2.2. Phân loại:
Loại đặc biệt: Thủ đô hoặc những nơi có chức năng đầu mối, trung tâm,
ảnh hưởng lớn; phải có từ 5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp trong nội thành phải trên 95% dân số.

6


Loại một: có chức năng văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ đối với cả
nước và quốc tế; lao động phi nông nghiệp trên 85% dân số; cơ sở hạ tầng
được xây nhiều mặt, hoàn chỉnh.
Ngoài ra, còn có đô thị loại hai, loại ba, loại bốn và đô thị loại năm.
Chương 2: Nội dung Quản lý Nhà nước về đô thị:
2.1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị:
2.1.1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng kiến trúc đô thị:
Lĩnh vực quản lý đô thị này có các nội dung chính sau:
Xây dựng và phát triển đô thị phải dựa trên cơ sở của quy hoạch. Quy
hoạch đô thị bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và quy hoạch
chuyên ngành.
Đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch
chuyên ngành đô thị phải do các cơ quan chuyên môn nhà nước hoặc các tổ
chức tư vấn có tư cách pháp nhân lập ra và phải tuân theo các quy định, tiêu

chuẩn quy phạm, quy trình thiết kế… do nhà nước ban hành.
Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khi đã được các cơ quan nhà nước
phê duyệt cần phải được công khai cho nhân dân biết và thực hiện và là cơ
sở pháp lý để triển khai các hoạt động đầu tư, xây dựng và quản lý trật tự
xây dựng trong đô thị.
Chính phủ thống nhất quy định về lập, trình và xét duyệt quy hoạch xây
dựng đô thị trong phạm vi cả nước.
2.1.2. Quản lý nhà nước về cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị:
Các công trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, các
công trình ngầm hoặc các công trình trên cao kể cả các công trình điêu khắc,
áp phích, biển quảng cáo…đều phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp
phép xây dựng.
Cải tạo công trình cũ, xây dựng công trình mới trong đô thị nhất thiết
phải theo quy định của quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư và
hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình.
7


Việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng được tiến hành theo các
quy định của pháp luật và các quy định của địa phương.
Thủ tục hồ sơ xin phép xây dựng phải được công khia hóa cho dân và
các tổ chức biết để thực hiện.
2.2. Quản lý nhà nước về nhà ở, đất đai tại đô thị:
2.2.1. Quản lý nhà nước về nhà ở:
Nội dung quản lý Nhà nước về nhà ở đô thị.
Cơ sở pháp lý để QLNN về nhà ở đô thị là Luật nhà ở năm 2005 và
Luật kinh doanh bất động sản năm 2006 về mua bán, kinh doanh nhà ở và
các văn bản pháp quy khác của Trung ương và địa phương. Nội dung QLNN
về nhà ở đô thị gồm có:
Lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng phát triển nhà ở đô thị.

Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Quản lý việc mua bán nhà và chuyển nhượng nhà ở, hình thành và phát
triển thị trường nhà ở, thị trường thuê nhà ở chính thức.
Xây dựng nhà ở, quỹ nhà ở cho diện chính sách, ưu đãi hoặc người
nghèo có thu nhập thấp.
Quản lý việc kinh doanh và phát triển nhà.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về nhà ở.
2.2.2. Quản lý đất đai đô thị:
Nội dung quản lý đất đô thị.
Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và bản đồ giá đất ở đô
thị.
Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đô thị.
Giao đất, cho thuê đất đô thị, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đô thị.
Thu hồi đất để xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị.
Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

8


Thống kê, cập nhật các biến động và sử dụng đất đô thị, chỉnh lý biến
động trên bản đồ địa chính.
Ra các văn bản hưởng dẫn quản lý đất ngoại đô nằm trong quy hoạch
xây dựng và phát triển đô thị đã đựơc phê duyệt.
Quản lý tài chính và các dịch vụ về đất đai.
Thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu kiện về đất đô thị.
2.3. QLNN về hạ tầng kỹ thuật đô thị:
2.3.1. Quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đô thị.
Nhà nước là chủ đầu tư xây dựng cải tạo và phát triển giao thông vận tải
đô thị, nguồn vốn cho giao thông vận tải chủ yếu là ngân sách nhà nước, vốn

thu từ lệ phí cầu đường, bến bãi, thuế xăng dầu và trợ giúp của nước ngoài,
v.v… QLNN về giao thông vận tải đô thị gồm những nội dung sau:
Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của
ngành giao thông vận tải như luật đường bộ, đường thuỷ,v,v… có liên quan
đến quản lý đô thị.
Đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường xá, cầu cống, hệ thống biển báo, công
trình kỹ thuật phục vụ giao thông đô thị.
Xây dựng các chính sách phát triển giao thông công cộng trong đô thị:
vay vốn, đơn giá, đấu thầu.v.v…
Phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông tới tận cơ sở nhằm tăng
cường trách nhiệm của các cấp chính quyền quản lý giao thông ở đô thị.
Thực hiện công tác quản lý các phương tiện vận tải hoạt động trong đô
thị : đăng kiểm, kiểm soát lưu hành,v.v…
Hoàn thiện hệ thống biển báo chỉ dẫn giao thông trên các đường phố,
đường vận tải thuỷ, các thiết bị giám sát , v.v…
Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về giao thông vận tải kể cả trong
việc xây dựng, cải tạo đường xá, cầu cống.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tham gia quản lý giao thông
vận tải đô thị về chuyên môn và nghiệp vụ.
9


Khai thác các tiềm năng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
phát triển giao thông đô thị.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao
thông cho người dân đô thị.
2.3.2. Quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch đô thị:
Nhà nước là chủ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước sạch đô
thị, vốn đầu tư ngân sách từ hỗ trợ nước ngoài, từ đóng góp của dân, v.v…
Nhà nước có kế hoạch xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ cấp nước sạch đô thị.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao việc cung cấp nước
sạch cho một cơ quan chuyên trách Nhà nước quản lý hoặc có thể giao cho
các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác thông qua ký kết hợp đồng
cung ứng, nhưng Nhà nước quản lý về số lượng, chất lượng và giá nước.
Các tổ chức, cá nhân dùng nước phải ký hợp đồng sử dụng, trả tiền
nước và phải lắp đặt đồng hồ đo nước đặt ngoài nhà, xoá bỏ hoặc giảm vòi
nước công cộng, sử dụng nước theo cơ chế khoán,v.v…
Ban hành các quy định về bảo vệ và khai thác các nguồn nước và các
công trình cấp nước sạch trong đô thị cũng như hướng dẫn chế độ khai thác
và sử dụng.
Lập và lưu trữ hồ sơ công trình, kiểm tra phát hiện những hư hỏng, sửa
chữa kịp thời để duy trì cấp nước sạch cho đô thị.
Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về khai thác và sử dụng nước
sạch trong đô thị.
2.3.3. Quản lý nhà nước về thoát nước đô thị:
Lập các quy hoạch thoát nước và triển khai các dự án thoát nước đô thị.
Tổ chức sắp xếp lại các công ty thoát nước.
Nâng cao năng lực cho các công ty thoát nước.
Chính quyền các đô thị có nhiệm vụ xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ
thống thoát nước đô thị.

10


UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho một cơ quan
nhà nước chuyên trách việc xây dựng, sử dụng khai thác và quản lý hệ thống
công trình tiêu thoát nước đô thị.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thoát nước thải vào hệ thống tiêu thoát
nước chung của đô thị phải tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý có
thẩm quyền, phải làm sạch xử lý độc hại ô nhiễm trước khi xả vào đường

ống tiêu thoát chung.
Thường xuyên nạo vét, sửa chữa cống rãnh, đường ống thoát nước cũng
như các công trình thiết bị tiêu thoát nước để tránh ngập úng hay nước chảy
tràn trên mặt đất gây ô nhiễm môi trường.
2.3.4. Quản lý Nhà nước về cấp điện, chiếu sáng công cộng và thông
tin liên lạc:
Cung cấp điện và năng lượng:
Xây dựng chiến lược nguồn cấp năng lượng bao gồm các nhà máy điện,
thuỷ điện và các nguồn năng lượng khác nhằm đáp ứng các nhu cầu ổn định
cho sản xuất sinh hoạt tại các đô thị. Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư, xây
dựng, mở rộng các công trình phát điện, đường dây và hệ thống dẫn
điện,v.v…
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở, Công ty
điện hay các cơ quan nhà nước chuyên trách khác xây dựng, vận hành và
quản lý hệ thống cấp điện, quản lý vận hành và khai thác hệ thống cấp điện
trong các đô thị.
Các tổ chức và cá nhân sử dụng điện phải ký hợp đồng với cơ quan
quản lý điện, trả tiền điện và thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng
điện.
Cơ quan quản lý điện được thu tiền sử dụng điện, lệ phí, các khoản phụ
thu khác của khách hàng theo quy định của chính quyền địa phương và
ngành Tài chính.

11


Việc xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình không được làm ảnh hướng
đến hệ thống cấp điện và phải đước sự đồng ý của các cơ quan quản lý điện.
Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng và mở rộng hệ
thống cấp điện.

Chiếu sáng công cộng:
Tất cả đường phố, quảng trường, nhà ga, vườn hoa, công viên, cầu cống
v.v.. trong các đô thị phải được chiếu sáng. Chính quyền địa phương và đô
thị giao việc này cho một cơ quan chuyên trách giúp đỡ trong việc xây dựng,
vận hành, duy tu, bảo dưỡng. Việc xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng
cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, hiện đại đáp ứng thuận lợi cho
đi lại và bảo đảm mỹ quan đường phố, an toàn khi mưa bão, v.v…
Thông tin liên lạc:
Cần xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển thông tin liên lạc, giao
việc này cho một cơ quan chức năng Nhà nước quản lý, xây dựng, cải tạo và
khai thác, khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư, phát triển.
Hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính viễn thông để nâng cao tính đồng
bộ, thống nhất, đều khắp và đa dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu về phát triển
kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, liên lạc trong nước với ngoài nước.
Nâng tỷ lệ sử dụng điện thoại lên 200-300 máy/1000 người dân năm
2020, phấn đấu giảm cước phí điện thoại và Bưu chính viễn thông.
2.4. Quản lý Nhà nước về bảo vệ cảnh quan và môi trường đô thị:
2.4.1. Về cảnh quan đô thị:
Nhà nước và chính quyền đô thị cần xây dựng định hướng phát triển
nền kiến trúc và thiết kế đô thị nói chung và cảnh quan cho từng đô thị nói
riêng, mang tính đa dạng trong sự thống nhất ban hành các chính sách, quy
chế và kế hoạch đầu tư phát triển vừa đảm bảo hiện đại văn minh, vừa bảo
tồn khai thác các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
Các cơ quan chức năng cần xây dựng định hướng kiến trúc cho các thể
loại công trình trong đô thị, quy hoạch mỹ quan đường phố, thiết kế đô thị.
12


Nhà nước Trung ương và địa phương cần tăng đầu tư bảo tồn và phát
huy các giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, chỉnh trang đô thị, có chính sách

hỗ trợ dân duy trì bảo trì các công trình có giá trị, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của
nước ngoài.
Nâng cao chất lượng đào tạo kiến trúc sư, thẩm định, thiết kế, mở rộng
sự tham gia của cộng đồng dân cư, quản lý chặt chẽ việc xây dựng của công
đồng.
Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, xử lý nghiêm
minh các vi phạm trái với quy định của Nhà nước.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền đô thị
giao việc này cho một số cơ quan quản lý.
Các tổ chức và cá nhân khi xây dựng, cải tạo các công trình kiến trúc
đều phải giữ gìn và duy trì hình thể và phải được các cơ quan quản lý đồng
ý, hạn chế chặt bỏ cây xanh công cộng cũng như cây xanh nội bộ.
2.4.2. Về môi trường đô thị:
Nhà nước và chính quyền các địa phương cần hoạch định chiến lược
bảo vệ môi trường trong phạm vi quốc gia cũng như trong địa phương, có kế
hoạch tăng cường ngân sách đầu tư, ban hành các chính sách huy động vốn
cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
môi trường đô thị.
Cụ thể hoá Luật Môi trường, ban hành các chín sách, quy chế, quy định
về quản lý và bảo vệ môi trường.
Gắn kết quy hoạch xây dựng đô thị với quy hoạch môi trường, với việc
xét duyệt các dự án đầu tư, với cấp phép xây dựng trong đô thị.
Nhà nước và chính quyền địa phương giao việc quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương cho Bộ và Sở Khoa học
Công nghệ và môi trường và các cơ quan liên quan.
Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường đô thị
theo luật quy định, tuyên truyền phổ biến nâng cao trình độ dân trí, khai thác
13



sự đóng góp về nhân lực, tài chính của các tổ chức xã hội, kinh tế và dân
cư..vv…
Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong kiểm soát bảo
vệ môi trường nói chung cũng như trong việc thu gom, xử lý các chất thải
rắn, lỏng v.v…
2.5. Quản lý nhà nước về một số lĩnh vực khác:
Ngoài những lĩnh vực chủ yếu trên, quản lý nhà nước ở đô thị bao gồm
một số lĩnh vực khác như hạ tầng xã hội, an ninh, trật tự an toàn đô thị.
2.5.1. Quản lý nhà nước về hạ tầng xã hội:
Ngoài nhà ở, Nhà nước, chính quyền địa phương ở các đô thị phải quản
lý hoạt động của một số lĩnh vực chủ yếu của hạ tầng xã hội khác như giáo
dục đào tạo, y tế,văn hoá, thể dục thể thao và vui chơi giải trí , v.v… Nội
dung chủ yếu của quản lý nhà nước về các lĩnh vực trên là:
Soạn thảo và ban hành hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy tổ
chức, xây dựng và phát triển ngành, các quy định về quản lý nhà nước đối
với từng ngành riêng biệt.
Xây dựng các mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển
phấn đấu cho từng ngành, đồng thời đề ra các chính sách, biện pháp thực
hiện.
Đầu tư thích đáng cho xây dựng và phát triển, nhất là cho giáo dục và y
tế bằng cách tăng cường ngân sách, huy động vốn và sự đóng góp nhân lực,
tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm,
xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá,v.v…
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất và kỹ thuật, các
công trình và trang thiết bị.
Phát triển và nâng cấp nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ, xây dựng các quy định, quy chế hành nghề nhằm chuẩn hoá
đội ngũ cán bộ công chức, giáo viên, diễn viên, v.v… , nâng cao chất lượng
phục vụ, dịch vụ.
14



Đổi mới công tác tổ chức và hệ thống bộ máy quản lý phù hợp với cơ
chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
Nhà nước và chính quyền địa phương giao cho các ngành và cơ quan
chuyên trách Nhà nước ở Trung ương và địa phương chăm lo xây dựng, phát
triển và quản lý hoạt động của các cơ sở trong đô thị.
Thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật và các
quy định về quản lý nhà nước về việc hành nghề hạn chế tiêu cực xảy ra.
Phổ biến tuyên truyền nâng cao dân trí, khuyến khích và động viên các
tổ chức cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ tham gia phát triển và quản lý.
2.5.2. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn đô thị:
Nội dung quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này chủ yếu là:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy về
quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của an ninh và trật tự an toàn đô thị.
Xây dựng những định hướng, chương trình, mục tiêu và biện pháp để
bảo vệ an ninh đô thị, tăng ngân sách và huy động khai thác các nguồn tài
chính khác cho công tác quản lý an toàn đô thị quỹ an ninh, quỹ hỗ trợ của
các tổ chức, cá nhân v.v…
Tổ chức xây dựng hệ thống các ban ngành, cơ quan quản lý đô thị và
lực lượng bảo vệ an ninh đô thị cũng như các phương tiện, thiết bị đủ mạnh
để có thể hoàn thành tất cả mọi nhiệm vụ được chính quyền giao cho.
Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về an toàn đô thị, nhất là về
trật tự giao thông, trật tự công cộng đô thị và tệ nạn xã hội, v.v…
Xây dựng các chính sách và biện pháp giảm vãng lai và trẻ em lang
thang ở nông thôn đi vào các đô thị.

15



Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
Quản lý Nhà nước về đô thị ở Việt Nam hiện nay:
Phát huy giá trị các bài học kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn xây dựng
phát triển đô thị ở nước ta cũng như nhiều nước tiên tiến trên thế giới, định
hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 445/QÐ-TTg ngày 7-4-2009 và Chương trình nâng cấp đô thị
quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 (Quyết định số 758/QÐ-TTg
ngày 8-6-2009) đã đề ra các định hướng, giải pháp tổng thể, toàn diện phát
triển hệ thống đô thị quốc gia, xác định các giai đoạn phát triển, mục tiêu cụ
thể và lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn.
Theo đó, để quá trình phát triển của các đô thị trong cả nước đáp ứng
các yêu cầu phát triển bền vững, để hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về
đô thị được tăng cường, chính quyền đô thị các cấp cần đặc biệt lưu ý một số
vấn đề sau:
3.1. Không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng
cao chất lượng quy hoạch:
Công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước để định hướng và
bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo
chỉnh trang đô thị. Ðồng thời với việc áp dụng các tiến bộ trong phát triển đô
thị, quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất
lượng không gian đô thị, mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gắn sát
với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, thật sự trở thành nền tảng
cho việc tạo dựng nguồn lực phát triển cho đô thị.
3.2. Tạo dựng nguồn lực phát triển đô thị từ chính nội lực của đô thị:
Cùng với các nguồn hỗ trợ phát triển mà đô thị có được, cần đặc biệt
chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý nhà, đất; quản lý đầu tư xây
dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị. Thông qua các giải pháp
16



về quy hoạch đô thị kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự
tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, thực hiện chủ trương xã
hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả
đầu tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng đô thị hóa.
3.3. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý nhà
nước về đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ
cán bộ quản lý đô thị các cấp:
Tăng cường phân cấp quản lý đô thị; nâng cao quyền hạn, trách nhiệm
của chính quyền đô thị các cấp, tổ chức bộ máy tinh giản, gọn nhẹ nâng cao
tính hiệu quả, hiệu lực quản lý, đồng thời chú trọng hơn nữa công tác đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế trình độ,
kinh nghiệm và kiến thức.
3.4. Cần chú trọng phát huy vai trò và trách nhiệm làm chủ của cộng
đồng, của người dân đô thị:
Việc xây dựng và duy trì chất lượng đô thị phụ thuộc một phần quan
trọng trong ý thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Do đó,
cần có giải pháp tích cực để cộng đồng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm
tham gia xây dựng và quản lý đô thị được cụ thể hóa ngay từ trong cuộc
sống hằng ngày của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng của đô thị.
PHẦN KẾT LUẬN
Đô thị, quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước về đô thị là vấn đề đang
nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội trong xu thế phát triển, hội
nhập và đô thị hóa cao như hiện nay. Để nâng cao tốc độ phát triển nhưng
vẫn đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động, vận hành của các bộ máy chính quyền ở đô thị cần phải
chú trọng, tập trung tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đô thị trên tất
cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống đô thị, giữ vững định hướng và sự ổn
định trong phát triển.

17


Quản lý đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước can thiệp
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức khai thác và điều hoà việc
sử dụng các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, tài chính và con người) nhằm
mục tiêu tạo dựng môi trường sống thuận lợi của đô thị, kết hợp hài hoà giữa
lợi ích quốc gia và lợi ích đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững. Quản lý đô
thị trước hết là sự thực thi quyền lực công, nhân danh Nhà nước trên địa bàn
đô thị. Giai đoạn hiện đại, ngoài cơ quan Nhà nước, quản lý đô thị đã có sự
tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và
cộng đồng. Tuy nhiên, quản lý đô thị vẫn thể hiện bản chất và vai trò chủ
đạo của Nhà nước đối với khu vực lãnh thổ đặc biệt quan trọng là đô thị. Do
vậy, luôn phải chú trọng đến việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đô
thị trong giai đoạn cách mạng mới như hiện nay.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, HN, 2011.
2. Tài liệu hỏi đáp các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, HN, 2011.
3. Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước, Khoa Nhà nước - Pháp
luật, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,
2006.
4. Các tạp chí, tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước và đô
thị…


19



×