Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo chuyên đề về sử dụng bao bì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.17 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Chủ đề:

ẢNH HƯỞNG CỦA BAO BÌ TỚI SỨC KHỎE
NGƯỜI TIÊU DÙNG

GVHD: ThS.BÙI TRẦN NỮ THANH VIỆT
LỚP : 51CNTP2
NHÓM TH: NHÓM 11


MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
I. Giới thiệu khái quát về˝Bao bì˝
II.Phân loại các loại ˝Bao bì˝
III.Tính chất,ứng dụng,ảnh hưởng của từng loại˝Bao bì˝ tới sức khỏe người tiêu
dùng

Danh sách nhóm

STT
1
2
3
4
5
6
7


8

HỌ ĐỆM
Lê Thị Tuyết
Nguyễn Thị
Phan Thị Phụng
Hồ Văn
Nguyễn Thị Trúc
Nguyễn Thị Hàn
Lương Thị Ngọc Diễm
Lê Thị

TÊN
Ái
Hằng
Kim
Luân
Mi
Ni
Phi
Yên

MSSV

51131125
51131146

GHI CHÚ



A.LỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
I.Giới thiệu khái quát về˝Bao bì˝
(Quyết định vủa tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày
20 tháng 2 năm 2006)
Định nghĩa: Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán.
Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín toàn bộ hay chỉ bao bọc một phần sản
phẩm.
II. Phân loại các loại ˝Bao bì˝
*Bao bì được chia làm 2 loại: bao bì kín và bao bì hở
a.Bao bì kín
-Chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật
phẩm thành 2 môi trường:
+Môi trường bên trong bao bì
+Môi trường bên ngoài bao bì
-Loại bao bì kín hoàn kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế
biến công nghiệp, để đảm bỏa chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và
trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng.
b.Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm)
- Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hang hóa tươi sống, các loại thực
phẩm không bảo quản lâu.
- Bao bì hở là lớp bao bì bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm.
- Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì và phương
pháp đóng gói sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì.
-Dựa vào vật liệu làm bao bì, người ta chia bao bì thành nhiều loại:
+Bao bì giấy
+Bao bì kim loại
+ Bao bì thủy tinh
+Bao bì gốm sứ
+Bao bì nhựa

+Bao bì tổng hợp


III.Tính chất,ứng dụng,ảnh hưởng của từng loại˝Bao bì˝ tới sức khỏe người
tiêu dùng
1.Bao bì nilong
a.Tính chất

-

Nylon là tên thương mại của một loại tơ sợi tổng hợp được sản xuất từ nhựa
Polyhexamethyleneadipamide thuộc nhóm nhựa Polyamide - gọi tắt là nhựa PA.
- Là một loại plastic tạo ra từ phản ứng trùng ngưng của một loại acid hữu cơ và
một amin. Hai loại nylon được dùng làm bao bì : nylon 6 và nylon 6,6.

Nylon 6 được trùng ngưng từ một loại monomer là caprolactam có hai nhóm
chức là acid và amin ở nhiệt độ 225ºC.
Nylon 6,6 được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng của hexamethylene diamine và
acid adipic ở nhiệt độ 260ºC loại đi một phân tử H2O , hình thành một muối hữu
cơ, sau đó lại được gia nhiệt tách đi thêm một phân tử H2O.
- Các tính chất của nilon:
+ tmax= 220ºC

tmin= -70ºC

+ Nylon có tính chống thẩm thấu khí hơi rất tốt.
+ Nylon vẫn giữ nguyên được tính mềm dẻo trong khoảng rộng của nhiệt độ cao
cũng như nhiệt độ lạnh như trong quá trình bảo quản thủy sản đông lạnh.
+ Nylon có khả năng hấp thụ nước, hơi nước.
+ Nylon có tính bền cơ lý cao: chịu được va chạm, chống được sự trầy sước, mài

mòn và xé rách hoặc thủng bao bì.
+ Có khả năng hàn dán nhiệt khá tốt.
+ Có khả năng in ấn tốt.
+ Màng nylon không bị tác động của acid yếu, kiềm yếu nhưng bị hư hỏng đối
với acid và kiềm có nồng độ cao.
+ Không bị hư hỏng bởi dầu, mỡ.
+ Màng nylon trong suốt và có độ bóng bề mặt cao.


b. Ứng dụng
- Bao gói các sản
phẩm phải bảo
quản lạnh trong
thời gian dài.

-Bao gói sản phẩm hút chân không và thay đổi khí quyển

- Sử dụng trong sản xuất bao bì nhiều lớp


c. Ảnh hưởng của bao bì nylong tới sức khỏe người tiêu dùng
Khi sử dụng bao bì nylon có một số tác hại như:
Thứ nhất: bao bì nylon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất
bao bì nylon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong
quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy
biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ hai: Việc sử dụng bao bì nylon sẽ gây tác hại xấu tới sức khỏe con người.
Bởi vì, theo phân tích của các nhà khoa học thì bao bì nylon được làm từ nhựa
PA (Polyamide) không độc nhưng các phụ gia thêm vào để làm cho bao bì nilon
mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là

chất hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái
hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và
gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những bao bì
có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục
nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có
thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì sớm.
Thứ ba: Các bao bì nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi
trường.

-

Theo các nhà khoa học, bao bì nylon được làm từ những chất khó phân hủy, khi
thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân


hủy hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới đất và nước, bởi bao bì nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất,
gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho
cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện
ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi bao bì nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại bao bì nilon được làm từ dầu mỏ
nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối
loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Bao bì nylon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn cống, rãnh,
kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ
là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra, bên cạnh ảnh hưởng tới nguồn nước, đất, sức khỏe bao bì nylon còn
gây mất cảnh quan môi trường.
Một tác hại nữa đó là việc xử lý bao bì nilon là một bài toán khó giải. Các nhà
khoa học đã chỉ ra rằng, việc chôn lấp bao bì nylon sẽ ảnh hưởng tới môi trường

đất, nước do nylon khó phân hủy, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc
dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hướng đến tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm
khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
..
2. Bao bì giấy
a. Tính chất:
Bao bì giấy được làm từ vật liệu xenlulose, khai thac từ gỗ, tre, nứa, rơm rạ,
bã mía…. Và được xeo thành các màng mỏng. người ta tạo nên nguyên liệu làm
từ bao bì có độ dày và kích thước khác nhau tùy theo đối tượng sử dụng.
Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm bao bì.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá
thành thấp.
b. Ứng dụng:
-Bao bì giấy được sử dụng rộng rải trong ngành công nghiệp thực phẩm.


-Giấy chủ yếu làm màng bao gói như được sử dụng bao gói các sản phẩm bánh
kẹo.
-Cáctông chủ yếu làm hộp hoặc thùng đựng các sản phẩm thực phẩm để tạo nên
các đơn vị hàng hóa.
c.Ảnh hưởng của bao bì giấy đến sức khỏe người tiêu dùng:
* Ảnh hưởng tốt:
Bao bì giấy ngày nay phổ biến, tiện lợi và mẫu mã rất đẹp. Dùng giấy để bao
gói thực phẩm sẽ giảm được ô nhiễm môi trường vì nó có thể tái chế được.
b.Ảnh hưởng có hại:
*Dùng giấy có mực bao gói:
Giấy sách, báo được in bằng mực in, khi dùng báo gói thức ăn, mực in này sẽ
thấm vào thức ăn và gây độc hại vì trong mực in chứa hợp chất của chì là một
chất độc.
Chất độc từ hợp chất của chì lâu ngày có thể gây độc đối với hệ thần kinh và

các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu... Nguy hiểm nhất là trẻ em, bị ảnh
hưởng nhiều hơn người lớn, làm giảm IQ, thiếu máu, rối loạn thần kinh và một
số vấn đề sức khỏe khác. Nồng độ nhiễm chì quá cao có thể gây tử vong. Nếu
nhẹ có biểu hiện như phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay, buồn nôn hoặc nôn,suy
giảm trí nhớ.
Ngoài ra, giấy sách, báo còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể làm viêm
nhiễm vào thức ăn, có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Vì vậy, với những
nguy hiểm trên chúng ta không nên dùng giấy sách, báo để gói thức ăn.


Hình: Dùng giấy màu bao gói bánh.

Hình: Dùng giấy báo bao gói thức ăn nóng.
3. Bao bì kim loại
a.Tính chất
b.Ứng dụng
-Bao bì kim loại được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thịt. cá, rau
quả,nước uống.
- Bao bì kim koại chứa đựng thực phẩm ăn liền ra đời đã đáp ứng được yêu cầu
trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài 2 - 3 năm, thuận tiện cho
chuyên chở phân phối nơi xa.


Hình: Bao bì lá nhôm

Hình: Bao bì kim loại lon 3 mảnh
c.Ảnh hưởng của bao bì kim loại tới sức khỏe người tiêu dùng
c1. Gây ung thư
Asen và các hợp chất của nó, dẫn xuất của crom, niken do sự tác động thay
thế Zn²+ bằng Ni²+ trong các protein vận chuyển hoặc gây tổn thương khung tế



bào à ảnh hưởng tới tính chính xác của polymerase trong quá trình sinh tổng hợp
AND.
c2. Chức năng miễn dịch
Chì, cadimi, niken, crom, metyl thủy ngân, asen, các muối của asen với natri
là các chất loại bỏ miễn dịch. Bari, platin thì kích thích miễn dịch. Chúng gây ra
phản ứng quá nhạy cảm hay dị ứng.
c3. Hệ thần kinh
-Hệ thần kinh có tính nhạy cảm lớn và chịu nhiều tác động độc.
Ví dụ hơi thủy ngân, metyl thủy ngân, các hợp chất hữu cơ của chì
-Và các bệnh về não, các biểu hiện rối loạn tâm thần.
c4. Độc tố thận
- Thận là bộ phận có nhiệm vụ đào thải các chất độc và là mục tiêu tấn công của
các kim loại.
VD: Cadimi ảnh hưởng tới các tế bào của ống thận gân ra bài tiết nước tiểu có
protein phân tử lượng thấp, axitamin, glucose.
4.Bao bì thủy tinh.
1.Giới thiệu
Thủy tinh là một chất lỏng được làm quá nguội,nó được cấu tạo bởi hổn hợp các
oxyt vô cơ có thành phần thay đổi
2.Tính chất:
Độ bền cơ: những loại chai đựng các sản phẩm có ga thường được chế tạo và
thiết kế chịu lực cơ học tốt hơn các loại chai miệng rộng thường đựng các sản
phẩm khô hay pate, dạng rắn lỏng
Độ bền nhiệt: Thủy tinh đã qua quá trình tôi thì khả năng chịu nhiệt lớn
Độ bền hóa học:


Thủy tinh bền đối với hầu hết các loại thực phẩm.

Tuy nhiên trong môi trường axit và kiềm thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn giảm độ
sáng bóng và ảnh hưởng đến tính chất quang học.
Tính chất quang học:
Có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng
Khả năng hấp thụ ánh sáng phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng
Khả năng phản xạ ánh sáng chủ yếu phụ thuộc vào màu sắc của vật liệu thủy
tinh.
3.Ứng dụng:

Thuỷ tinh là chất liệu cao cấp: Các đặc tính của thuỷ tinh làm cho nó trở thành
một chất liệu với chất lượng cao và hình ảnh đặc chưng. Thuỷ tinh được sử dụng
trong nhiều thế kỷ và được coi là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất được sử
dụng để chứa sâm banh hảo hạng hoặc nước ép hoa quả tươi. Khách hàng thích
các sản phẩm thuỷ tinh vì họ luôn tin tưởng rằng đó là chất liệu bao bì siêu hạng.
Bao bì sẽ không bị thoái hoá, ăn mòn hay tan chảy, và thuỷ tình cũng có lợi thế
cạnh tranh vì tính lịch sử của nó. Những thuật ngữ như truyền thống gia đình,
cao cấp, chât lượng, bảo vệ tốt, gắn với rượu nho, các lễ kỷ niệm và truyền
thống là những từ người ta liên tưởng tới khi nhìn các chai lọ thuỷ tinh.
Thuỷ tinh mang tính tự nhiên: Thuỷ tinh được tạo ra từ các sản phẩm có sẵn
trong thiên nhiên như cát, bột sôđa, đá vôi và thuỷ tinh vụn. Phương pháp được
sử dụng để tạo các chai lọ thuỷ tinh dù được cải tiến phù hợp với mục đích


thương mại nhưng về cơ bản vẫn như đã từng làm hàng nghìn năm nay từ thời
Ai cập.
Thuỷ tinh tái chế được: Tái chế luôn là một phần của quy trình sản xuất chai lọ
thuỷ tinh. Các nhà sản xuất thu được lợi ích khi tái chế - giảm nguyên vật liệu
đầu vào, tăng thời gian sử dụng của các thiết bị sản xuất như lò nung, giảm năng
lượng tiêu thụ. Quy trình sản xuất thuỷ tinh là ví dụ của quy trình tái chế kín,
nghĩa là các chai lọ đã qua sử dụng có thể được tái chế thành các chai lọ mới và

cứ như thế vòng quay diễn ra liên tục. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với các khách hàng quan tâm tới vấn đề môi trường và sẽ tiếp tục giúp cho
việc tiêu thụ sản phẩm bao bì thuỷ tinh trong tương lai.
Thuỷ tinh là đồ chứa tuyệt hảo: Vì thuỷ tinh là chất rắn và trơ, các chất chứa
trong bình thuỷ tinh sẽ không bị thuỷ tinh ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị.
Thuỷ tinh lại không thấm nước và không xốp. Người tiêu dùng đã khẳng định là
các sản phẩm chứa trong bình thuỷ tinh sẽ giữ mui vị tốt hơn khi được phục vụ
và lưu trữ trong các bình bằng chất liệu khác. Thuỷ tinh lại rất vệ sinh và không
mùi không vị. Thuỷ tinh cung cấp phương tiện bảo quản tuyệt vời đảm bảo chất
lượng trong suốt thời gian sử dụng và được coi là chất liệu bảo quản tiêu chuẩn
đối với các sản phẩm dễ bị oxy hoá, ánh sáng tác động và cần bảo quản lâu dài.
Thuỷ tinh chất liệu tuyệt vời cho thiết kế: Sự trong suốt của thuỷ tinh và khả
năng truyền ánh sáng theo các hướng duy nhất là những lợi thế cạnh tranh của
chất liệu này. Thời gian để phát triển những mẫu mã chai lọ thuỷ tinh ngày càng
được rút ngắn. Các nhà chế tạo bao bì thuỷ tinh sử dụng máy tính để thiết kế các
mẫu mã thủy tinh mới và tạo ra nhiều lựa chọn bao bì và trang trí khác nhau.
Các nhà chế tạo ngày càng tạo ra các sản phẩm với mẫu mã nghệ thuật, có
quyền sở hữu trí tuệ thay vì chỉ tạo ra chai lọ để chứa đơn thuần.
Ví dụ:
Bổ dưỡng: Sự phát triển nhanh chóng các sản phẩm bổ dưỡng và sức khoẻ đã
nâng cao nhận thức về tính chất vượt trội của thuỷ tinh trong bảo quản sản
phẩm. POM Wonderful là một ví dụ của đồ uống giải khát có chứa chất chống
lão hoá. Các thành phần hợp thành chủ yêu của sản phần yêu cầu sự bảo vệ
chống oxi, ánh sáng hoặc sự mất carbonat. Thuỷ tinh là sự lựa chọn bảo vệ hữu
hiệu nhất so với tất cả các chất dùng để chứa, bảo vệ tốt nhất trong thời gian dài.
Đồ uống có cồn và rượu mạnh: Các loại đồ uống có cồn thường đựơc lưu trữ
trong thời gian dài với chai thuỷ tinh chất lượng cao, có những thiết kế sinh
động nhất và phức tạp nhất về thiết kế bao bì. Robert Evans, chủ của quán Red
Rocks Café & Tequila Bar tại Centreville, Va. nhận xét: "Hiện nay khách hàng
không chỉ mua rượu rum, têquila, vodka, hay gin. Họ muốn trong năm chai

têquila sắp trên bàn chọn một chai bắt mắt nhất”.
Hữu cơ: Các sản phẩm thức ăn và đồ uống đang tràn ngập thị trường. Căn cứ
theo các chuyên gia thực phẩm tham dự hội nghị về thực phẩm hữu cơ tổ chức


tai Chicago tháng 5/2004 với sự hợp tác của FMI, các sản phẩm hữu cơ đang
xâm nhập các siêu thị chính, chiếm lĩnh thị phần từ các sản phẩm được tiếp thị
mạnh trên thị trường. Eric Schnell, đồng sang lập viên của Healthy Beverage
Co., giải thích lợi ích của thuỷ tinh : "Chúng tôi chọn thuỷ tinh làm chất liệu bao
bì cho sản phẩm Steap của chung tôi để có thể thể hiện sản phẩm một cách tốt
nhất tới khách hàng.
Thuỷ tinh là sự lựa chọn tất yếu tự nhiên vì chất liệu thể hiện nổi bật trên giá.
Bao bì cũng nhờ đó trở nên đẹp hơn với nhãn dán rõ rang và tinh tế. Sự phối hợp
của những yêu cầu của chúng tôi về bao bì cho thấy thuỷ tinh thích hợp hơn
nhiều so với nhựa PET hay nhôm. Cuối cùng, công ty chúng tôi đang rất quan
tâm tới môi trường, thuỷ tinh là chất liệu hoàn hảo cho mục đích tái chế”.
Thực phẩm và đồ uống theo chức năng: Sản phẩm bổ sung các chất bổ dưỡng
có lợi cho sức khoẻ được gọi thực phẩm và đồ uống chức năng. Tổng doanh thu
của các sản phẩm loại này trong năm 2003 lên tới 4.6 tỷ đôla, tăng 11% so với
năm 2002. Dân số ngày càng già đi, bệnh béo phì cũng như các vấn đề sức khoẻ
khác (như bệnh tiểu đường và bệnh tim) là những nguyên nhân dẫn tới tiêu dùng
các sản phẩm chức năng dành cho sức khoẻ tăng nhanh chóng (các sản phẩm ít
calo, ít muối, năng lượng, tăng trí nhớ, tiêu hoá, khoẻ tuần hoàn). Các sản phẩm
mới này cần một quá trình xử lý cao câp cũng như bao bì bảo vệ lâu dài.
4.Ảnh hưởng của bao bì thủy tinh đến sức khỏe của con người:

Cẩn thận với đồ thủy tinh màu sắc quá sặc sỡ mà không rõ nguồn gốc
Cục quản lý chất lượng hàng hóa sản phẩm (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
chất lượng) đã từng khuyến cáo không nên sử dụng những loại cốc thủy tinh in
hình hoa văn, hoạt hình với màu sắc rực rỡ, bởi đa số mẫu thử nghiệm đều cho

những kết quả đáng báo động (sản phẩm chứa hàm lượng chì cao gấp nhiều lần)
Trong nhiều đợt lấy mẫu xét nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy, hàng kém


chất lượng ngoài thị trường là rất lớn, các mẫu lấy mang đi xét nghiệm đều cho
kết quả có chứa hàm lượng độc tố chì (Pb), kim loại nặng cadimi (Cd) cao gấp
hàng
nghìn
lần
so
với
tiêu
chuẩn
tham
khảo.
Thậm chí có mẫu chứa hàm lượng độc tố kim loại nặng Cd cực độc vượt mức
cho phép đến hơn 600 lần; chứa hàm lượng Pb vượt mức cho phép đến gần
4.000 lần.
Theo kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học, hàm lượng độc tố trong các sản
phẩm thủy tinh khi được đưa vào cơ thể, lượng chì sẽ giải phóng ra các gốc tự
do, thâm nhập vào các bộ phận, tích lũy trong xương, gây ảnh hưởng đến hệ
thần
kinh,
máu...
gây
nhiễm
độc
nặng.
Đặc biệt, nếu bị nhiễm chất độc Cd lâu dài, trẻ em có thể bị còi xương, chậm
phát triển xương; người già bị loãng xương, thậm chí tử vong. Vì vậy, biện pháp

tốt nhất hiện nay đối với người tiêu dùng là nói “không” với những sản phẩm
thủy tinh có in hình, hoa văn, màu sắc rực rỡ bên ngoài, không ghi rõ xuất xứ
nguồn gốc; không ghi rõ hàm lượng chì trên bề mặt và sản phẩm có giá thành
quá rẻ.
Quan tâm đến vấn đề này, Tiến sĩ Trần Hồng Côn, giảng viên khoa hóa, Đại học
Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thì cho rằng, việc cảnh báo về một
sản phẩm thủy tinh chứa chì vượt quá nhiều lần mức cho phép gây độc cũng cần
phải rõ rang
Ông giải thích: Cần phân biệt rõ khi nào chì trong thủy tinh gây độc, khi nào
không. Thủy tinh là dung dịch các oxit, khi nấu người ta có thể cho thêm chì
oxit và như vậy chì sẽ chui vào trong mạng lưới nguyên liệu, trở thành hợp chất
trơ và không thể thôi ra ngoài được nên không gây độc. Như trong thành phần
của pha lê có tới 28% là chì nhưng lâu nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi và
chưa ai nói có hại cả.
Chì sẽ chỉ gây độc khi người ta sử dụng nó trong nước sơn trang trí bên ngoài
các đồ thủy tinh.
Hợp chất chì được sử dụng trong trang trí đồ thủy tinh thường có hàm lượng rất
lớn. Nó có khả năng thôi ra ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi và rất độc hại
Khi đưa vào cơ thể, lượng chì này sẽ giải phóng ra các gốc tự do, thâm nhập vào
các bộ phận, tích lũy trong xương, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu... gây
nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong.
Tiến sĩ Côn cũng cho biết, người tiêu dùng hoàn hoàn có thể nhận biết đồ thủy
tinh chứa chì độc hại: Đó là những vật dụng được in sơn lòe loẹt đỏ, vàng, có
ranh giới rõ ràng giữa nét sơn và nền thủy tinh.


Cách chọn đồ thủy tinh an toàn
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tự, đồ thủy tinh chứa nhiều chì (như ly,
cốc...) khi gõ vào thường có âm thanh rất vang (tiếng coong coong)
như tiếng hàng kim khí; trong khi sản phẩm thủy tinh nguyên chất

thì không có âm như vậy.
Để đảm bảo sức khỏe, nên chọn sử dụng những sản phẩm thủy tinh
trong suốt, không có lớp sơn bọc lòe loẹt ở ngoài bởi khả năng lớp
tráng này nhiễm chì. Tốt nhất chỉ nên dùng hàng có thương hiệu,
nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt, tránh
những đồ trông quá long lanh, được trang trí bắt mắt.

5.Bao bì nhựa tổng hợp
*Nhựa PVC
a. Tính chất
b.Ứng dụng
Khá rộng rãi trong: công nghiệp, y tế, nông lâm-thủy sản, giao thông và
nhiều nghành quan trọng khác.Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa, tấm nhựa, ống nhựa... (PE)
- Làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da giả, đồ nhựa gia
dụng…. (PVC)
- Chế tạo thuỷ tinh hữu cơ – Plexiglas: kính ô tô, nữ trang, răng giả, mũ bảo
hiểm…(PMM)
- Đui đèn, sơn, trang sức,vỏ máy, ổ điện…(PPE)
c.Ảnh hưởng của bao bì nhựa tổng hợp đến người tiêu dùng:
- Đối với cơ thể: các dẫn chất thôi ra từ bao bì trong một số điều kiện nhất định
như khi dùng bao bì đó chứa lâu ngày các loại chất lỏng (rượu, nước mắm,
nước),dùng bao bì đó chế biến thức ăn nóng (đựng canh nóng, nước nóng, chế
phở, chế mỳ ăn liền, chế sữa). Khi phtalat thâm nhập vào cơ thể chúng có thể:


+Làm xáo trộn nội tiết: Các chất BzBP( benzylbutylphtalat), DBP
(dibutylphtalat) có tác động như một hormon nữ. Chuột có thai khi cho dùng các
chất này thì thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra bị tổn thương
tinh hoàn, khả năng sinh sản bị sút kém, trẻ bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi

đến 3 năm.
+Gây ung thư: Chất PCB (polychlorinatbiphenyl) khi tiếp xúc với mô sống tạo
ra chất careinogen (tác nhân gây ung thư). Chất DHEP (diethylhexylphtalat) gây
ung thư gan ở chuột.
+Gây các bệnh khác: Dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh
hưởng không có lợi đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu
độc các nơron thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson.
Khuyến cáo:
1- Không nên đưa những dụng cụ đựng thức ăn bằng nhựa tổng hợp vào lò vi
sóng
2- Không nên ướp đông nước trong chai nhựa
3- Không bọc thức ăn bằng nhựa tổng hợp để nấu nướng trong lò vi sóng
4- Chất dioxine hoá học có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.



*Bao bì PE
PE hay còn gọi là polythen là loại vật liệu dùng để làm bao bì phổ biến nhất
hiện nay.PE rẻ khá bền và mềm dẻo kể cả ở nhiệt độ thấp.
a.Cấu tạo và tính chất ,ứng dụng của PE
PE có công thức cấu tạo:
(–CH2–CH2–)n
PE là loại chất dẻo thu được bằng cách đun nóng khí etylen dưới áp lực cao và
có xúc tác là kim loại.Là phản ứng trùng hợp etylen C2H4
Tùy theo nhiệt độ và áp suất sử dụng mà tạo nhiều loại PE khác nhau:
•PE có mật độ thấp (LDPE : 0,92/cm3)
 Là một màng có độ trong mờ.
 Có độ mềm dẻo cao
 Tính chống oxi, dầu mỡ kém
 Chống thấm nước ,hơi nước tốt

 Bền cơ học dễ bị dãn dưới tác dụng của tải trọng và đứt vỡ
 Khả năng in ấn kém
 Có tính chịu nhiệt : t0 = 82 – 930c ,t0 min = -570c , t0 hàn = 100 – 110 0c
*Ứng dụng:
• Kết hợp với giấy màng nhôm tạo bao bì nhiều lớp vì LDPE có nhiệt độ
hàn thấp , dễ hàn bằng nhiệt.
• Dùng để sản xuất các loại túi hoặc các lớp bọc ngoài (bọc chai,bọc ngoài
hộp..)
• Sử dụng nhiều trong hàng thủy sản đông lạnh do chịu được nhiệt độ thấp
tới -570c , kết hợp với PP tại màng co bao gói các sản phẩm ăn liền.
•PE mật độ cao (HDPE :0,96 g/cm3)
 Là vật liệu ưu việt hơn PE về độ chống thấm nước ,hơi,khí,tính đàn
hổi,khả năng in ấn và chịu nhiệt
 Dày , cứng ,mờ và đắt tiền hơn LDPE
 t0 = 1200c ,t0 min = -400c , t0 hàn = 140– 180 0c
*Ứng dụng:
• do chịu được nhiệt độ cao nên dùng để làm bao bì đựng thực phẩm thanh
trùng
• bao gói các sản phẩm đông lạnh khi cần ngăn khí và cách ẩm tốt
• sản xuất các loại bao không rách,các loại can,lon,ca,ly….
Nói chung khi mật độ tăng thì màng sẽ cứng hơn,kém trong hơn nhưng chống
ẩm và khí tốt hơn,chịu nhiệt cũng tốt hơn.Nhược điểm lớn nhất của PE là để dầu
mỡ thấm qua và cũng để không khí lọt qua nên làm cho thực phẩm có nhiều chất
béo bị oxy hóa gây ôi khét.Tùy mục đích sử dụng có thể pha thêm các phụ gia
vào PE như TiO2 để tạo độ đục,cacbon để tạo màu đen…
b.Ảnh hưởng của bao bì PE đến sức khỏe con người:
•Ảnh hưởng tới thực phẩm :


 Do PE là sản phẩm chống ẩm kém,dễ để không khí lọt qua và dầu mỡ

thấm qua nên khi sử sụng PE làm bao bì bao gói sản phẩm dễ làm oxi hóa
các chất béo trong thực phẩm gây mùi ôi khét tạo các chất độc gây biến
tính sản phẩm ,ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
 Chất béo bị oxi hóa tạo các chất béo có m phân tử nhỏ,các
xetoaxit,andehit,xeton…là các chất độc khi nhiễm vào thực phẩm ,con
người sử dụng gây hại tới sức khỏe.
•Gây ô nhiễm môi trường
 Bản thân PE là hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ etylen nên trong
điều kiện thường PE rất khó phân hủy nên bao bì PE sau khi không sử
dụng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của
con người.
 Bao bì nilông khi thải ra nguồn nước sẽ gây cản trở giao thông thủy, gây
tắc nghẽn các trạm bom của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước.
Khi trôi xuống đường cống thoát nước mưa, bao bì nilông sẽ gây tắc
nghẽn cống thoát nước, làm gia tăng ngập úng khi tròi mưa và triều
cường, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh.
 Bao bì nilông tích tụ với khối lượng lớn trong đất, đặc biệt những khu vực
có trồng cây sẽ gây suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây
do hệ thông màng bao của bao bì quấn vào các điểm hấp thụ trong hệ rễ
cây. Nếu bao bì nilông thải ra bãi chôn lấp rác sẽ làm giảm hiệu quả của
các quá trình phân hủy sinh học rác. Bao bì nilông trong đất sẽ là môi
trường rất tốt cho các loại vi sinh vật độc hại phát triển. Nếu lẫn vào trong
đất, bao bì nilông sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói
mòn tại các vùng đồi núi, làm đất bị bạc màu, khô cằn, thiếu dinh dưỡng.
 Bao bì nilông khi bị đốt cháy sẽ tạo ra khí thải có chứa các chất ô nhiễm
không khí gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây úng thư, giảm khả năng
miễn dịch, rối loại chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Tro tạo
thành khi thiêu hủy nilông cũng chứa kim loại nặng, gây ô nhiễm môi
trường.
 Kết quả phân loại mẫu rác thải sinh hoạt tại một số thành phố lớn của Việt

Nam cho thấy tỷ lệ khối luợng nhựa phế thải trong rác sinh hoạt dao động
trong khoảng từ 6 -11% trong đó, tỷ lệ tại Hà Nội là 7 2-7 8%; TP. Hồ Chí
Minh là 7,4 -11,0%; Hải Phòng là 6,0%; Đà Nẵng là 5,7%; trong đó tỷ lệ
LDPE chiếm 75 - 80%, HDPE chiếm 6 - 10%, PVC chiếm 5 - 8%, PET
chiếm 3 - 6%, pp chiếm 2 -5%, PS chiếm 2 - 3%. Như vậy, bao bì nilông
chiếm 81 - 90% tổng khối lượng nhựa chứa trong rác thải sinh hoạt.
IV.Kết luận


Ngày nay
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />Bài giảng kĩ thuật bao gói thực phẩm của Th.s Bùi Trần Nữ Thanh Việt



×