Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ sau cách mạng 8- 1945 đến 30 -4 -1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 171 trang )

Header Page 1 of 16.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CÔNG CHÁNH

HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC
CỦA TRÍ THỨC TIỀN GIANG TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ
(TỪ SAU CÁCH MẠNG 8/1945 ĐẾN 30/4/1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Footer Page 1 of 16.

Thành phố Hồ Chí Minh – 2007


Header Page 2 of 16.

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 8
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 8


2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................... 8
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11
4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 11
5.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 12
6.Những đóng góp của luận văn ........................................................................................... 12
7.Bố cục của luận văn............................................................................................................ 13

CHƯƠNG 1: NHỮNG XÁC ĐỊNH CÓ TÍNH CHẤT CƠ SỞ PHỤC VỤ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 14
1.1.Khái niệm trí thức ............................................................................................................ 14
1.2.Trí thức Tiền Giang ......................................................................................................... 14
1.3.Nguồn gốc của trí thức Tiền Giang ................................................................................ 15
1.4.Giới hạn địa bàn tỉnh Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày miền
Nam giải phóng ...................................................................................................................... 19
1.4.1.Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến Hiệp định Genève 1954 ......................... 20
1.4.2.Từ sau Hiệp định Genève đến ngày miền Nam giải phóng ....................................... 22
1.4.2.1.Chính quyền cách mạng ..................................................................................... 22
1.4.2.2.Chính quyền Sài Gòn ......................................................................................... 22

Footer Page 3 of 16.

3


Header Page 4 of 16.

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA TRÍ THỨC TIỀN GIANG TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8
NĂM 1945 ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954)............................................................ 25
2.1.Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 .................................... 25

2.1.1.Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chung của cả nước................................................. 25
2.1.2.Tình hình và nhiệm vụ của Mỹ Tho - Gò Công sau Cách mạng tháng Tám............. 28
2.2.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Pháp (từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến Hiệp định Genève 1954) .................................. 36
2.2.1.Hoạt động ở nội đô .................................................................................................... 36
2.2.2.Hoạt động ở vùng kháng chiến .................................................................................. 50

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA TRÍ THỨC TIỀN GIANG TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (TỪ SAU HIÊP ĐINH GENÈVE 1954 ĐẾN
NGÀY TIỀN GIANG GIẢI PHÓNG 30/4/1975)......................................................... 62
3.1.Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau Hiệp định Genève năm 1954 .................................... 62
3.1.1.Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chung của cả nước................................................. 62
3.1.2.Tình hình và nhiệm vụ cách mạng của Mỹ Tho - Gò Công ...................................... 63
3.2.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (từ
sau Hiệp định Genève 1954 đến ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975) ........................... 64
3.2.1.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong giai đoạn 1954 -1960 ................ 64
3.2.2.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1961 -1968 ..................... 70
3.2.3.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1969 - 1973 .................... 83
3.2.4.Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang giai đoạn từ 1973 - 1975 .................... 86

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 94
TÀI LIÊU THAM KHẢO ........................................................................................... 104
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ........................................................ 109
Footer Page 4 of 16.

4


Header Page 5 of 16.


CHÂN DUNG MỘT SỐ TRÍ THỨC YÊU NƯỚC TIỀN GIANG DO TÁC GIẢ
SƯU TẦM...................................................................................................................... 113
DIỆP BA (Luật sư) (1916- 1967) ......................................................................................... 114
NGUYỄN MỸ CA (Nhạc sĩ) (1920- 1946) .......................................................................... 115
NGUYỄN THÀNH CHÂU (Nghệ sĩ) (1906- 1978) ............................................................ 117
LÊ VĂN CHÍ (Giáo viên) (1907 - 1993) ............................................................................. 119
NGUYỄN VĂN CHÌ (Giáo viên) (1903 - 1989) .................................................................. 121
LÝ QUÍ CHƯNG (Nhà báo) (1940-2005) ........................................................................... 123
CAO HẢI ĐỂ (Nhà báo) (1895 - 1964)............................................................................... 126
LÊ QUANG ĐỒNG (Phó Trưởng Ban Tuyên Huấn Tỉnh ủy Tiền Giang) (1926) .......... 129
BẢO ĐỊNH GIANG (Nhà thơ) (1919-2006) ....................................................................... 130
NGUYỄN VĂN GIẢNG (Nhà sư) (1898 - 1974) ................................................................ 131
ĐOÀN GIỎI (Nhà văn) (1925 - 1989) ................................................................................ 135
NGUYỄN VĂN HÒA (Nhà báo) (1922 - 2000) .................................................................. 136
TRẦN NAM HƯNG (Bác sĩ) (1915 - 1993) ........................................................................ 137
TRẦN VĂN KHÊ (Nghệ sĩ) (1921) ..................................................................................... 139
LÊ THỊ NAM (Nghệ sĩ) (1913 -2004) ................................................................................. 142
NGUYỄN VĂN NGUYỄN (Nhà văn) (1910- 1953) ........................................................... 145
NGUYỄN QUANG NHẠC (Kiến trúc sư) (1924-2004) ..................................................... 148
LÊ THỊ NHIÊN (Giáo viên) (1924) .................................................................................... 149
LƯU TẤN PHÁT (Giáo viên) (1910- 1966) ........................................................................ 150
NGUYỄN THỊ HOÀI THƯ(Bộ trưởng ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa IX)
(1943) .................................................................................................................................... 152
TRẦN HỮU TRANG (Soạn giả) (1906- 1966) ................................................................... 153
Footer Page 5 of 16.

5


Header Page 6 of 16.


HUỲNH CÔNG TRỨ (Nhà văn) (1926 - 1990 ................................................................... 156
ĐẶNG MINH TRỨ (Giáo viên) (1900- 1981) .................................................................... 158
NGUYỄN THỊ TRỪ (Ni sư Huỳnh Liên) (1923 - 1987) .................................................... 160
DIỆP MINH TUYỀN (Nhạc sĩ) (1941 - 1997) ................................................................... 162
ĐỒNG NGỌC TỰ (Nhà sư) (1898 - 1984) ......................................................................... 164
PHẠM VĂN ÚT (Giáo viên) (1923 - 1969)......................................................................... 166
HOÀNG VIỆT (Nhạc sĩ) (1928 - 1967) .............................................................................. 168
TƯ LIỆU MỚI THU THẬP VỀ NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ ... 169

Footer Page 6 of 16.

6


Header Page 7 of 16.

LỜI CẢM ƠN

Để có được tập luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
- Trước hết với trí thức yêu nước, đặc biệt là các bậc trí thức Tiền Giang đã cống hiến
cuộc đời, sự nghiệp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Lịch Sử Việt Nam khóa XV (2004 -2007), Ban
chủ nhiệm khoa Lịch Sử, Phòng Khoa học Công nghệ sau Đại học trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
- Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn TS. Lê Huỳnh Hoa.
Cô đã hết lòng chỉ bảo, động viên, giúp tôi hoàn thành tập luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn
NGUYỄN CÔNG CHÁNH


Footer Page 7 of 16.

7


Header Page 8 of 16.

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong mỗi quốc gia trí thức luôn là lực lượng đại diện cho tri thức và trí tuệ của quốc gia
đó. Lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay cho thấy dù ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử dân tộc,
đội ngũ trí thức cũng đóng góp vai trò quan trọng của mình vào sự phát triển của dân tộc về cả
hai mặt xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đội ngũ trí thức
Việt Nam, trí thức Nam Bộ nói chung và trí thức Tiền Giang nói riêng đã góp phần không nhỏ
vào quá trình chuẩn bị và tiến hành kháng chiến. Lực lượng này không chỉ trực tiếp chiến đấu
trên chính mảnh đất đã sinh ra mình mà còn có mặt ở mọi miền đất nước, đáp ứng yêu cầu về
mọi mặt của cuộc kháng chiến.
Sinh ra, lớn lên tại tỉnh Tiền Giang, trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, đã ấp ủ
trong tôi việc phục dựng lại hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang trong cuộc kháng
chiến thần kỳ chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là lịch sử địa phương từ sau Cách mạng tháng
Tám. Qua đó bước đầu tìm hiểu đặc điểm vai trò của đội ngũ trí thức Tiền Giang trong quá
khứ. Trên cơ sở những kết quả khoa học có thể giáo dục lòng tự hào về quê hương, rút ra
những bài học kinh nghiệm vê việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tương lai.

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vê đê tài hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 đến tháng 4 năm 1975, rải rác đã có nhiều công trình, tác phẩm được nghiên cứu và lần
lượt ra đời trong thời gian qua như:
- Lịch sử Tiền Giang – nhiều tác giả, Nxb Tiền Giang, 1986.

- Cuộc kháng chiến ba mươi năm của quân dân Tiền Giang (1945 -1975) - Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Tiền Giang, Nxb Tiền Giang, 1988.
- Những người con ưu tú của Tiền Giang, 2 tập - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang,
Nxb Tiền Giang, 1993.
- Đứng lên đáp lời sông núi - nhiều tác giả, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1995.
Footer Page 8 of 16.

8


Header Page 9 of 16.

- Làm đẹp cuộc đời, Huỳnh Tấn Phát - cuộc đời và sự nghiệp - nhiều tác giả, Nxb Chính
Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995.
- Lịch sử Đảng bộ Tiền Giang (1927 - 1954) - nhiều tác giả, Nxb Tiền Giang, 1995. Tác
phẩm chỉ trình bày về quá trình đấu tranh của nhân dân Tiền Giang trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp mà không đề cập cụ thể đến hoạt động yêu nước của lực lượng trí thức Tiền Giang.
- Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên Tỉnh Tiền Giang - Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
Tiền Giang, Nxb Tiền Giang, 1996. Tác phẩm chủ yếu đề cập đến lịch sử và quá trình hoạt
động cách mạng của Đoàn thanh niên, chưa chú ý đến các thành phần trí thức khác của Tiền
Giang.
- Những trang ghi chép về lịch sử văn hóa Tiền Giang - Nguyễn Phúc Nghiệp, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Trong tác phẩm này, mặc dù có đề cập đến trí thức Tiền Giang
nhưng còn tản mạn và chưa được đầy đủ.
- Những viên ngọc quý thời đại Hồ Chí Minh - nhiều tác giả, Nxb Đà Nẵng, 2000. Tác
phẩm chủ yếu liệt kê những nhân vật tiêu biểu của cả nước trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, trong đó lực lượng trí thức Tiền Giang thì không được nhắc đến nhiều.
- Hồi ký Trần Văn Khê, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Tác phẩm chủ yếu ghi
lại những hồi ức của tác giả quá trình hoạt động nghệ thuật ở trong và ngoài nước.
- Tiểu sử danh tăng Việt Nam (thế kỳ XX) - Thích Đồng Bổn (chủ biên), Thành Hội Phật

giáo Hồ Chí Minh (ấn hành tập I, 1996); Nxb Tôn giáo (ấn hành tập 2, (2002). Tác phẩm chủ
yếu ghi lại tiểu sử của các danh tăng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Nam Bộ những nhân vật một thời vang bóng - Nguyên Hùng, Nxb Công An Nhân Dân,
2003).
- Trí thức Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) - Hồ Sơn Diệp, Nxb Đại
Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Tác phẩm chỉ giới hạn trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và cũng không thấy đề cập đến hoạt động của trí thức Tiền Giang một cách cụ thể.
- Cuộc đời và tác phẩm nhạc sĩ Hoàng Việt - nhiều tác giả, Hội Văn học Nghệ thuật Tiền
Giang, 2005. Tác phẩm chủ yếu ghi lại những hồi ức của họ đối với nhạc sĩ Hoàng Việt trong
quá trình hoạt động cách mạng.
Footer Page 9 of 16.

9


Header Page 10 of 16.

- Địa chí Tiền Giang - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, Nxb Tiền Giang, 2005. Tác
phẩm trình bày tổng quát về quê hương và con người Tiền Giang từ thuở mới khai phá đến
ngày nay, trong đó cũng có đề cập đến những hoạt động yêu nước của lực lượng trí thức nhưng
còn khái quát, chưa có hệ thống. Đây chính là tác phẩm mà tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc để
nghiên cứu luận văn của mình.
- Lịch sử và truyền thống trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu (1879 - 2005)
- Nhiều tác giả, Nxb Tiền Giang, 2006. Tác phẩm phần lớn trình bày về lịch sử hình thành và
truyền thống cách mạng của nhà trường, mặc dù có trình bày về hoạt động yêu nước của lực
lượng trí thức Tiền Giang nhưng còn rất sơ lược.
- Nhân vật tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Phúc Nghiệp, Nxb Trẻ, Thành phố Hô Chí Minh,
2006. Tác phàm có đê cập đèn các trí thức Tiền Giang nhưng còn lẻ tẻ và chỉ được trình bày
dưới dạng tiểu sử. Đây là tài liệu giúp tác giả tham khảo để trình bày ở phần phụ lục của luận
văn.

Ngoài ra, còn nhiều sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học đã đăng tải nhiều nội
dung về hoạt động yêu nước của đội ngũ trí thức Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 đến tháng 4 năm 1975.
Các tác phẩm sách, báo kể trên ở nhiều góc độ khác nhau đã góp phần phản ánh quá trình
tham gia cách mạng của trí thức; phản ánh phần nào bức tranh lịch sử của lực lượng trí thức
Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Tuy nhiên, so với vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Tiền Giang trong giai đoạn 1945 1975, các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa phục dựng đầy đủ và hệ thống về hoạt động yêu
nước của họ. Vì vậy cần những công trình mang tính khái quát, hệ thống, cụ thể hơn về lực
lượng trí thức ở Tiền Giang trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến 30 tháng 4 năm
1975. Đề tài: "HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA TRÍ THỨC TIỀN GIANG TRONG cuộc
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ (TỪ SAU CÁCH MẠNG 8/1945 ĐẾN
30/4/1975" sẽ là một trong những công trình bước đầu "lấp dần chỗ trống" cần thiết ấy.
Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang chính là sự tổng họp hoạt động của nhiều cá
nhân riêng lẻ trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy mỗi người mỗi việc trên nhiều
Footer Page 10 of 16.

10


Header Page 11 of 16.

lĩnh vực khác nhau nhưng hoạt động của họ, dù lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau nhưng đều toát lên
tinh thần yêu nước và đều thiết thực đóng góp công sức của mình vào phong trào đấu tranh
chung của dân tộc.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu đề cập đến những hoạt động yêu nước của tầng lóp trí thức ở Tiền
Giang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong điều kiện tài liệu còn ít, sự kế thừa
chưa nhiều luận văn do đó được giới hạn như sau:
Một là, giới hạn về không gian của đề tài. Luận văn tập trung chủ yếu vào vùng đất Tiền

Giang thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến tháng 4 năm 1975 bao gồm các tỉnh Mỹ
Tho và Gò Công.
Hai là, giới hạn về thời gian từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 30 tháng 4 năm
1975.
Để làm phong phú nội dung của vấn đề, chúng tôi cố gắng sưu tập các nguôn tư liệu thành
văn có liên quan, nhăm phục vụ thiêt thực nhát cho mục đích nghiên cứu về các hoạt động yêu
nước của trí thức Tiền Giang trong khoảng thời gian từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
tháng 4 năm 1975. Mặt khác, luận văn còn có những tài liệu mà tác giả tự thu thập được.

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung phục dựng lại bức tranh toàn cảnh của lịch sử xã hội Tiền Giang tò sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đèn ngày miên Nam hoàn toàn giải phóng, qua đó tìm hiểu
hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang. Trên nền cụ thể đó, bước đầu phân tích, rút ra đặc
điểm, vai trò của lực lượng trí thức Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến tháng
4 năm 1975. Kết quả này góp phần chứng minh lòng yêu nước truyền thống của dân tộc Việt
Nam và sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối lãnh đạo cách mạng giải
phóng dân tộc nói chung, về việc xây dựng lực lượng trí thức trong kháng chiến, xây dựng mặt
trận đoàn kết toàn dân và liên minh công - nông - trí nói riêng.

Footer Page 11 of 16.

11


Header Page 12 of 16.

5.Phương pháp nghiên cứu
Đe thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
logic để nghiên cứu nội dung đề tài.
- Phương pháp lịch sử dùng để hệ thống những hoạt động yêu nước của trí thức Tiền

Giang thông qua hai cuộc kháng chiến thân thánh của dân tộc.
- Phương pháp logic được dùng để khái quát và nêu lên đặc điểm, vai trò của lực lượng trí
thức Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến tháng 4 năm 1975, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm về việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tương lai.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp hổ trợ khác như phương pháp liên
ngành, đặc biệt là phương pháp điền dã nhằm gia tăng tính thực tiễn và khoa học của đề tài.

6.Những đóng góp của luận văn
- Qua luận văn, người viết đã cố gắng phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động yêu
nước của trí thức Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến chiến thắng 30 tháng 4
năm 1975 một cách sinh động, trung thực. Qua đó, phân tích, rút ra những đặc điểm, vai trò, ý
nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của lực lượng trí thức Tiền Giang trong thời gian này.
- Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu về hoạt động
yêu nước của nhân dân Tiền Giang, giáo dục lịch sử truyền thống của địa phương, khơi dậy
ngọn lửa yêu nước trong tầng lóp trí thức trẻ.
- Ngoài ra, luận văn còn cho thấy sự xuyên suốt, sợi chỉ đỏ của chủ nghĩa yêu nước trong
lịch sử dân tộc, góp phần làm rõ một trong những đặc điểm nổi bật trong lịch sử Việt Nam, đó
là tinh thần: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" của
Nguyễn Đình Chiểu [55, tr.36], hay của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người khẳng định: "Nay ở
trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong" [65, tr.120].
Tinh thần đó còn giúp để khẳng định: dân tộc Việt Nam, người dân Việt Nam dù ở địa
phương nào, thành phần xuất thân nào trong mỗi người dân Việt Nam đều có lòng yêu nước.
Hoạt động yêu nước vì vậy đã gắn bó máu thịt đối với người Việt Nam.

Footer Page 12 of 16.

12


Header Page 13 of 16.


7.Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (12 trang) và phụ lục (65 trang), nội dung luận văn
gồm có 3 chương (90 trang):
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (12 trang).
Chương 2. Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 đến khi ký Hiệp định Genève (42 trang).
Chương 3. Hoạt động yêu nước của trí thức Tiền Giang từ sau Hiệp định Genève đèn
ngày miền Nam giải phóng (36 trang).

Footer Page 13 of 16.

13


Header Page 14 of 16.

CHƯƠNG 1: NHỮNG XÁC ĐỊNH CÓ TÍNH CHẤT CƠ SỞ PHỤC VỤ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1.Khái niệm trí thức
Trong lịch sử nước nhà, mỗi thắng lợi vang dội đều là kết quả của nguồn lực tổng họp
toàn dân tộc, và trên mỗi chặng đường đều có dấu ấn để lại của đội ngũ trí thức. Vậy trí thức
được hiểu như thế nào? Có nhiều cách hiểu khác nhau về trí thức, điều đó chứng tỏ cho đến nay
khái niệm trí thức vẫn chưa thật định hình. Ở đây, chúng tôi xin nêu lên một vài nội đung tiêu
biểu về khái niệm trí thức:
- Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1992
thì: "Trí thức là những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần
thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Người ta thường gọi là tầng lớp trí thức"[51, tr.417].
- Còn Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, 1998 thì trí thức được hiểu: "là những người làm công tác trí óc" [34, tr.549].
- Trong khi đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 4) của Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên
soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005 thì lại cho rằng: "Trí
thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có
học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức
bao gồm các nhà xã hội, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ,
.V.V.." [48, tr.582].
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu: Trí thức là những người chuyên lao động bằng trí óc
và có trình độ kiến thức phù họp với chuyên môn của mình. Và nếu theo tinh thần này thì cũng
có thể hiểu những người có nghề nghiệp không lao động bằng chân tay mà lao động bằng trí óc
thì có thể xếp vào tầng lóp trí thức. Và như vậy, trong luận văn này, sư sãi cũng được xem là
lực lượng trí thức.

1.2.Trí thức Tiền Giang

Footer Page 14 of 16.

14


Header Page 15 of 16.

Theo lý thuyết khi đề cập đến khái niệm trí thức Tiền Giang có thể hiểu như sau:
- Một là, những trí thức sinh ra, lớn lên và hoạt động tại Tiền Giang.
- Hai là, những trí thức được sinh ra, lớn lên ở Tiền Giang nhưng lại hoạt động ở những
nơi khác.
- Ba là, những trí thức không sinh ra và lớn lên ở Tiền Giang nhưng được đào tạo, rèn
luyện và hoạt động ở Tiền Giang.
- Bốn là, những trí thức do ảnh hưởng của phong trào cách mạng ở Tiền Giang nên đã tìm
đến học tập và hoạt động.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu hoạt động yêu nước của những
người sinh ra, lớn lên và hoạt động tại Tiền Giang và những trí thức được sinh ra và lớn lên ở
Tiền Giang nhưng lại hoạt động ở những nơi khác. Từ đó thây được những đóng góp thiết thực
của họ trong cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mỹ ở tỉnh nhà và ở những địa phương
khác trên cả nước.

1.3.Nguồn gốc của trí thức Tiền Giang
Tiền Giang là vùng đất mới, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, do chiến tranh xảy ra giữa
hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, do sự áp bức, bóc lột thái quá của quan lại, địa chủ và
do thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tục, lưu dân người Việt từ miền Ngoài (Trung - Bắc)
vượt biển vào Nam khai khẩn đất hoang, mở ruộng, lập làng. Những người đi Tiền phong mở
đất đa số là nông dân lao động nghèo, ít học. Tuy nhiên, trong đoàn người di cư đó cũng có cả
các thầy đồ, đôi khi còn có những vị quan cấp thấp. Đến vùng đất mới, các thầy đồ mở lớp dạy
học hoặc được những hộ khá giả rước về nhà dạy học cho con em mình [50, tr.29]. Cũng có
thầy đồ ngoài việc dạy học, còn tham gia khẩn hoang, lập làng cùng với nhân dân, được nhân
dân rất nể trọng.
Nhờ sức lao động khai phá của nhân dân, bộ mặt vùng đất mới không ngừng thay đổi:
làng xã hình thành, dần dần ổn định, thị tứ mọc lên, dân số ngày một đông, kinh tế có sự phát
triển rõ nét. Từ đó, nhu cầu học tập của nhân dân trở nên cấp thiết.
Sau khi củng cố và làm chủ vùng đất này, các chúa Nguyễn đã tổ chức thi cử, để chọn
người tài phục vụ chế độ phong kiến. Về sau, Nguyễn Ánh đã tổ chức ở Gia Định hai khoa thi
Footer Page 15 of 16.

15


Header Page 16 of 16.

vào năm Tân Hợi (1791) và năm Bính Thìn (1796). Qua hai khoa thi đó, ở Mỹ Tho, Gò Công
có ba người đổ hạng ưu là Ngô Tùng Châu, Phạm Đăng Hưng và Nguyễn Hoài Quỳnh [50,

tr.29]. Tuy vậy, đến thời vua Minh Mạng, hoạt động giáo dục mới thực sự được quan tâm. Các
trường học ở tỉnh, phủ, huyện được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong việc ôn tập,
luyện thi.
Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng đặt ra các chức học quan ở địa phương, ở trường tỉnh có
Tỉnh Đốc học (Học chánh), ở trường phủ có Giáo thọ, ở trường huyện có Huấn đạo. Ở cấp tổng
hoặc cấp xã thôn cũng phân công những chức vụ trông nom khuyến khích việc học hành.
Nhiệm vụ của các vị học quan này là vừa dạy học, vừa trông coi việc giáo dục trong địa
phương, vừa tổ chức khảo hạch khi có thi cử.
Về thi cử, từ khoa thi Hương đầu tiên năm 1813 đến khoa thi cuối cùng năm 1864, nhà
Nguyễn tổ chức được 20 khoa thi Hương (19 khoa thi ở trường Gia Định, 1 khoa thi ở trường
An Giang) với 270 người đậu cử nhân. Trong 20 khoa thi đó, khoa thi nào cũng có thí sinh
Định Tường, Gò Công trúng tuyển, với 44 người đậu cử nhân, chỉ đứng sau Gia Định [50,
tr.32]. Như vậy có thể nói, Định Tường là một trong những trung tâm văn hóa - giáo dục có từ
rất sớm ở Nam kỳ, kể từ đầu thế kỷ XIX trở về sau. Giới trí thức ở Định Tường đã có những
đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và trong cả nước.
Giáo dục đã có tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của sĩ phu và nhân dân Định
Tường. Những vị khoa bảng nổi danh hoặc những trí thức không bằng cấp, khi thực dân Pháp
xâm chiếm Định Tường và Nam kỳ, đều đã đứng cùng trận tuyến với nhân dân, giương cao
ngọn cờ dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Điển
hình như:
- Đốc học Định Tường Mạc Như Đông, đã soạn thảo bài "Hịch kêu gọi sĩ dân đánh Tây"
cháy bỏng lòng yêu nước, được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt.
- Cuộc kháng Pháp do Trương Định lãnh đạo ở Gò Công, thu hút nhiều trí thức tham gia
và tất cả họ đều là những hạt nhân nòng cốt của phong trào.
- Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, dù bị địch bắt hai lần và đày đi biệt xứ (đảo Cayenne ở
Châu Mỹ Latinh), rồi lại bị địch dụ dỗ, mua chuộc, nhưng vẫn không lung lạc. Ông đã ba lần
Footer Page 16 of 16.

16



Header Page 17 of 16.

chiêu mộ nghĩa sĩ, dấy binh chống Pháp. Cuối cùng, ông đã hy sinh trên mảnh đất quê hương
với tư thế của một đấng trượng phu anh hùng.
Ngoài ra, sĩ phu Tiền Giang còn sử dụng ngòi bút của mình như là một thứ vũ khí cực kỳ
lợi hại trong việc động viên tinh thần yêu nước của quân dân, đả kích bọn tay sai bán nước.
Nguyễn Đình Chiểu, nhà trí thức lớn của Nam Bộ, đã có sự hợp tác chặt chẽ với Bình Tây đại
tướng quân Trương Định. Đó là sự hợp tác tuyệt đẹp giữa hai nhân vật anh hùng, người cầm
gươm, người cầm bút trong cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù.
Do hoàn cảnh, mỗi người, nếu chưa đứng vào hàng ngũ nghĩa sĩ trực tiếp cầm gươm, cầm
súng giết giặc, thì người sĩ phu Mỹ Tho, Gò Công cũng tỏ thái độ bất hợp tác với quân Pháp,
không chịu cuộc sống cúi lòn trong vùng kiểm soát của địch. Điển hình là Huỳnh Mần Đạt, sau
khi thành Định Tường thất thủ và qua vài trận đánh Pháp không thành, ông di chuyển về Rạch
Giá. Đây là vùng đất còn đặt dưới sự quản lý của triều đình. Tại đó, ông sáng tác những bài thơ
cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Giai đoạn thực dân Pháp đánh chiếm và bình định Nam kỳ là thời kỳ suy tàn của tầng lớp
trí thức Nho học nhưng cũng chính từ đây lại bắt đầu xuất hiện một tầng lớp trí thức mới.
Trong thực tế, song song với việc tổ chức bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã rất quan tâm đến
giáo dục. Mục đích của họ là dùng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp thay thế dần chữ Hán - Nôm,
phổ biến văn hóa Pháp đến nhân dân Nam Kỳ để nhân dân quên dần văn hóa dân tộc, đồng thời
đào tạo một lớp công chức phục vụ cho chế độ thuộc địa và tạo cơ sở xã hội đảm bảo chế độ
cai trị của họ được lâu dài.
Với mục đích đó, sau khi Hiệp ước 17-11-1874 được ký giữa chính phủ Pháp với triều
đình Huế, Thống đốc Nam kỳ là Krantz đã ban hành Nghị định thành lập cơ quan giáo dục và
ấn định đại cương tổ chức nền giáo dục cộng đồng toàn Nam Kỳ; đánh dấu nền giáo dục của
thực dân Pháp đã chính thức xâm nhập vào Việt Nam. Sau đó, để thực hiện và bổ sung Nghị
định do Thống đốc Nam kỳ Krantz đã ký, ngày 17 tháng 3 năm 1879, viên Thống đốc kế nhiệm
là Bá tước Laíònt đã ra Nghị định thành lập Sở Học chính Nam kỳ (Service de rinstruction
Publique) và đặt chương trình giáo dục hệ Pháp - Việt tại Nam kỳ. Như vậy, theo Nghị định

ngày 17-3-1879, các tỉnh ở Nam kỳ đều có một trường Tiểu học (École primaire) gọi là trường
tỉnh (École de province), các trường Tỉnh này chỉ dạy đến lớp Nhất (Cours supérieur). Sau đó,
Footer Page 17 of 16.

17


Header Page 18 of 16.

học sinh tốt nghiệp ở trường Tỉnh muốn học lên cao hơn phải lên Sài Gòn thi vào trường Trung
học D'Adran ở Sài Gòn.
Mỹ Tho là một tỉnh có diện tích rộng và dân số đông, nhu cầu học tập của người dân Mỹ
Tho, Gò Công rất lớn. Mặt khác, với ý đồ đào tạo một tầng lớp tay sai người Việt phục vụ cho
chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Nam kỳ, ngày 14 tháng 6 năm 1880, thống đốc Nam kỳ là Le
Myre De Vilers đã ban hành Nghị định bổ sung Điều 6, Chương 1 Nghị định ngày 17-3-1879
cho phép tỉnh Mỹ Tho được thành lập một trường Trung học mang tên Collège de Mytho. Đây
là một trường Trung học được chính quyền thuộc địa mở sớm nhất tại các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long [50, tr.34].
Sự ra đời của Collège de Mytho (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, tọa lạc trên
đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Mỹ Tho) là một sự kiện lịch sử - văn hóa giáo dục
quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội ở tỉnh Mỹ Tho nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long nói chung thời bấy giờ; đồng thời nó cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong
hoạt động giáo dục ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngôi trường này đã đào tạo nhiều nhà
trí thức giàu lòng yêu nước, như nhà cách mạng kiên cường Phạm Hùng, giáo sư - viện sĩ Trần
Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ, người vinh dự được Bác Hồ đặt tên), kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát
và các chiến sĩ trung kiên trên nhiều mặt trận:
- Chỉnh trị - quân sự có Bùi Thanh Khiết, Lê Quang Thành, Lê Văn Danh, Nguyễn Văn
Sĩ, Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Ngọc Ẩn, Huỳnh Văn Niềm, Cao Văn Sáu,
Nguyễn Xuân Đào (Nguyễn Văn Tám), Lê Quang Đồng, Phan Văn Nhơn...
- Văn hóa, khoa học có bác sĩ Trần Nam Hưng, giáo sư Nguyễn Văn Chì, giáo sư Lê Văn

Chí, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Thiện Thành, Trương Công Trung,
Bùi Sĩ Hùng...
- Về nghệ thuật có giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê, soạn giả Nguyễn Thành Châu (tức
Năm Châu), soạn giả Trần Hữu Trang... Họ đã có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp cách
mạng, với những đóng góp xứng đáng trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, v.v... ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó đã có không ít tên tuổi đã được ghi vào
sử sách.

Footer Page 18 of 16.

18


Header Page 19 of 16.

Lớn lên ở mảnh đất Tiền Giang, người trí thức đã kế thừa truyền thống dựng và giữ nước
của cha ông qua tiến trình lịch sử. Bên cạnh đó, lực lượng "trí thức tân học" nhờ tiếp thu những
tinh hoa của nền văn minh nước Pháp, đặc biệt là sớm được tiếp cận những tài liệu, sách báo từ
nước ngoài truyền về nên họ sớm giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin. Mặt khác, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng trí thức Tiền Giang ngày càng trưởng thành và kiên
định lập trường yêu nước của mình trong quá trình đâu tranh giải phóng dân tộc.
Sau Cách mạng tháng Tám, đội ngũ trí thức Tiền Giang bắt đầu có sự phân chia. Trong
đó, phần đông những trí thức có lòng yêu nước, căm phẫn trước hành động xâm lược của thực
dân Pháp, xâm phạm chủ quyền của dân tộc đã phối hợp với quần chúng nhân dân đứng lên
chống Pháp.
Nhiều trí thức được đào tạo trong nền giáo dục Pháp, chịu ảnh hưởng nền văn minh Pháp
và có cuộc sống giàu sang, phú quí nhưng họ đã từ bỏ tất cả để tham gia hoạt động cách mạng.
Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân, thậm chí cả bản thân mình để bảo vệ nền độc lập của
dân tộc. Nhiều người trong họ đã tham gia cách mạng do chịu ảnh hưởng từ những nhà trí thức
lớn như kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, giáo sư Lê Văn Chí (quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang), nhà văn - nhà báo Nguyễn Văn Nguyễn (quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)...

Vì vậy, trước yêu cầu lịch sử của dân tộc phần lớn trí thức Tiền Giang đã ra bưng biền tham gia
kháng chiến, số còn lại ở nội thành công khai đấu tranh chống Pháp. vẫn tiếp nối truyền thống
từ thời kỳ chống Pháp, đặc biệt được Đảng coi trọng cho nên trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, nhiều cá nhân đã bổ sung cho lực lượng trí thức ở Tiền Giang như ông Trương Quốc
Khánh (quê ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), nhạc sĩ Hoàng Việt (quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang), nghệ sĩ Kim Cương (quê ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)... đặc biệt là lực lượng sinh viên,
học sinh, lực lượng Thành Đoàn Thành phố Mỹ Tho hoạt động đóng góp cho sự nghiệp đấu
tranh chống Mỹ cứu nước.
Lực lượng trí thức yêu nước này hoạt động trên một địa bàn được giới hạn lúc ấy như sau:

1.4.Giới hạn địa bàn tỉnh Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
ngày miền Nam giải phóng

Footer Page 19 of 16.

19


Header Page 20 of 16.

1.4.1.Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến Hiệp định Genève 1954
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp nấp bóng quân đội Đồng minh Anh Ấn, gây hấn
tại Sài Gòn, rồi đánh lấn ra các tỉnh ở Nam Bộ. Tháng 10, chúng tới tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò
Công. Toàn dân cùng đứng lên dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 9 tháng lo năm 1945, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
quyết nghị: Các kỳ, các thành phố, các tỉnh và các phủ huyện trong khăp nước Việt Nam vẫn
giữ tên cũ. Tiền Giang bây giờ có hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công [7, tr.45].
Từ đó cho đến năm 1954, trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho cũng như tỉnh Gò Công, vùng tự do
thuộc chính quyền cách mạng. Năm 1945 gọi là ủy ban Nhân dân (hoặc ủy ban Cách mạng),

đến năm 1946 gọi là ủy ban Hành chánh, năm 1947 đổi thành ủy ban Kháng chiến Hành chánh
lo tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp và cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. Vì yêu cầu
chỉ huy kháng chiến, huyện An Hóa được tách khỏi tỉnh Mỹ Tho nhập về tỉnh Bến Tre [7,
tr.45]. Năm 1951, ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ ra Quyết định sáp nhập 3 tỉnh: Mỹ
Tho, Tân An, Gò Công thành tỉnh Mỹ Tho, trong nhân dân, có nơi gọi là Tân Mỹ Gò. Sau năm
1954, ba tỉnh trên được trả về như cũ.
Vùng tạm chiếm thuộc quyền quản lý của chính quyền tay sai của quân đội Pháp mang
tên là "Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ", lúc đầu chỉ kiểm soát được 2 tỉnh lỵ và một số
làng hai bên các trục giao thông thủy bộ. Sau những trận càn đẫm máu của quân đội Pháp mới
lần tới được các quận lỵ và các làng xung quanh. Để thắt chặt sự kìm kẹp dân chúng, ngày 4
tháng 2 năm 1947, chúng cho thành lập quận Tân Hiệp gồm 2 tổng Hưng Nhơn và Thạnh Quan
(nay thuộc huyện Chợ Gạo). Sau năm 1954 thì quận Tân Hiệp bị giải thể.
Ngày 30 tháng 8 năm 1946, chính quyền bù nhìn ban hành Nghị định cải tổ nên hành
chính xã ấp, theo đó Hội đồng Hương chức gồm có các chức danh sau đây: Hương Cả hay Đại
Hương Cả, Hương Chủ, Hương Chánh, Hương Quản, Hương Thân, Xã trưởng, Hương hào,
Chánh Lục Bộ. Mỗi ấp có một Chủ ấp. Ban Hội tề tùy nghi có thể thêm một số chức danh như
Hương Kiểm Điền, Hương Kiêm Thô, Phó Hương Quản, Hương Tuân, Cai Tuân, Cai Thị v.v...

Footer Page 20 of 16.

20


Header Page 21 of 16.

Ngày 19 tháng lo năm 1946, Nghị định số 1746 - MI/Ag ấn định qui chế Cai, Phó tổng
như sau: Mỗi tổng có một Cai tổng, tùy theo nhu cầu các tổng lớn có một hay nhiều Phó tổng
phụ tá đều do bầu cử. Nhiệm kỳ Cai, Phó tổng là 5 năm, có thể tái cử liên tục đến 60 tuổi. Cai
tổng, Phó tổng không được kiêm nhiệm Ban Hội tề hay Hội đồng hàng tỉnh, hay công chức có
lãnh lương.

Năm 1948, "Cộng hòa Nam kỳ tự trị" sụp đổ, người Pháp cho thành lập "Chính phủ lâm
thời Quốc gia Việt Nam", sau đó là "Chính phủ Bảo Đại". Ngày 19 tháng 3 năm 1953, Chính
phủ Bảo Đại ban hành sắc lệnh số 34 - NV cải tổ nền hành chính xã ấp. Từ đây mỗi xã sẽ do
một Hội đồng hương chính quản lý, do dân trực tiếp bầu theo lối phổ thông đầu phiếu. Hội
đồng hương chính gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Tổng Thư ký và một số ủy viên.
Nhưng sắc lệnh này cũng không thực hiện được vì đa số đất đai trong tỉnh Mỹ Tho và Gò Công
do Việt Minh kiểm soát. Tiếp theo sắc lệnh số 57 - NV ngày 22 tháng 5 năm 1953 thiết lập tại
mỗi tỉnh một Hội đồng hàng tỉnh do các Hội đồng hương chính bầu lên làm tư vấn cho Tỉnh
trưởng, nhiệm kỳ ba năm.
Cũng cần nói thêm rằng, thời Pháp thuộc, mỗi làng chia ra nhiều ấp. Ấp là đom vị trung
gian giữa chính quyền làng xã và dân làng. Mỗi ấp chỉ có Chủ ấp và Phó Chủ áp, họ là những
người thừa hành.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, tạm thời chia nước ta thành 2
miền: miền Bắc thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, miền Nam do quân đội Pháp
kiểm soát và quy định đến tháng 7 năm 1956 sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử để thống
nhất đất nước Việt Nam. Thế nhưng Pháp đã không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai
miền Nam - Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ nhảy vào Việt Nam. Trước tình hình đó, nhân
dân miền Nam lại tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu chống kẻ thù mới: đế quốc Mỹ.
Như vậy, nghiên cứu hoạt động của trí thức Tiền Giang thời kỳ này phải bám sát hoạt
động của họ trên hai địa bàn chính là vùng tạm chiếm và vùng tự do của tỉnh Mỹ Tho và tỉnh
Gò Công.

Footer Page 21 of 16.

21


Header Page 22 of 16.

1.4.2.Từ sau Hiệp định Genève đến ngày miền Nam giải phóng

1.4.2.1.Chính quyền cách mạng
Đe thi hành hiệp định Genève, sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, các cấp chính quyền cách
mạng trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công đều giải thể, tập kết ra miền Bắc, chỉ để lại một
số cán bộ nòng cốt ở các đơn vị hành chính cũ để vận động quân chúng đòi đôi phương phải thi
hành hiệp định.
- Từ năm 1957, để tiện đấu tranh với địch, ta cũng nhập 2 tỉnh Gò Công và Mỹ Tho làm
một đơn vị và gọi là tỉnh Mỹ Tho bao gồm các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo,
Gò Công. Sau phong trào Đồng Khởi, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
(20-12-1960).
Lúc này, bộ máy lãnh đạo ở cấp cơ sở có Chi bộ với các ban của khối Đảng như Tổ chức Tuyên huấn, Dân vận, Kiểm tra. Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể gồm: Quân sự, An
ninh, Binh vận, Tài chính, Tự tạo vũ khí, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên, Thông tin, Giáo dục,
Y tế, Thương binh xã hội, Giao liên...
Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam được
thành lập. Tỉnh Mỹ Tho là một đơn vị trực thuộc của hai tổ chức trên. ủy ban Nhân dân Cách
mạng tỉnh Mỹ Tho thành lập tháng 11 năm 1969 tại Gò Lũy, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành.
Sau đó lần lượt thành lập ủy ban Cách mạng các cấp để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước tại địa phương. Bộ máy lãnh đạo ở cơ sở nhìn chung không thay đổi.
- Ngày 24 tháng 8 năm 1967, thị xã Mỹ Tho được nâng lên thành thành phố, trực thuộc
Khu 8. Đến tháng 8 năm 1968, quận Gò Công được tách khỏi tỉnh Mỹ Tho để lập lại tỉnh Gò
Công, trở lại 3 đơn vị tương đương nhau là tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho.
Ba đơn vị này tồn tại đến ngày 1 tháng 3 năm 1976 thì họp nhất lại thành tỉnh Tiền Giang ngày
nay.
1.4.2.2.Chính quyền Sài Gòn
Sau khi năm trọn quyên hành do người Pháp trao lại và được sự ủng hộ của Mỹ, Chính
quyền Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, tiến hành cải cách nền hành
chính trên toàn miền Nam.
Footer Page 22 of 16.

22



Header Page 23 of 16.

- Ngày 28 tháng 6 năm 1956, quận An Hóa đã được đổi tên thành quận Bình Đại, tách
khỏi tỉnh Mỹ Tho để nhập về tỉnh Bến Tre. Bằng sắc lệnh số 143 - NV ngày 22 tháng lo năm
1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia địa phận Nam Việt thành 23 đơn vị hành chính
trực thuộc Chính quyền Trung ương, trong đó có tỉnh Định Tường gồm địa bàn tỉnh Mỹ Tho và
tỉnh Gò Công cũ, giải thể thị xã Mỹ Tho.
- Ngày 8 tháng li năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định, dời quận lỵ
tới xã Long Định.
- Ngày 9 tháng 8 năm 1961, tách đất quận Cái Bè lập quận mới Giáo Đức, quận lỵ tại xã
An Hữu, gồm 2 tổng: Phong Phú với 5 xã; An Phú (mới lập) với 5 xã. Quận Cái Bè đổi tên
thành quận Sùng Hiếu. Quận Cai Lậy đổi tên thành quận Khiêm ích.
- Ngày 20 tháng 12 năm 1963, tái lập tỉnh Gò Công, gồm 2 quận Châu Thành (đổi tên từ
quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng 31 xã. Ngày 23 tháng 5 năm 1964, chia quận Long
Định thành 2 quận: Châu Thành, quận lỵ tại xã Trung An, gồm 2 tổng Thuận Trị với 6 xã,
Thuận Hòa (mới lập) với 6 xã; Long Định, quận lỵ tại xã Vĩnh Kim còn 2 tổng Thuận Bình với
7 xã, Lợi Trường (lập lại) với 7 xã.
- Ngày 10 tháng 11 năm 1964, đổi lại tên quận Cái Bè và quận Cai Lậy như cũ.
- Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chia quận Châu Thành tỉnh Gò quận: Hòa Tân, quận lỵ tại xã
Tân Niên Tây với 9 xã; Hòa Lạc, Tăng Hòa với 9 xã; quận Hòa Đồng thành 2 quận: Hòa Đồng,
quận lỵ Bình với 8 xã; Hòa Bình, quận lỵ tại xã Bình Luông Đông với 5 xã này trở đi, tổng nào
khuyết chức Cai tổng thì mặc nhiên giải thể không tới nữa.
- Ngày 24 tháng 3 năm 1969, đổi tên quận Long Định (tỉnh Định Tường) thành quận sầm
Giang.
- Ngày 30 tháng 9 năm 1970, cải biến xã Điều Hòa thành thị xjã Mỹ Tho, đến ngày lo
tháng 6 năm 1971, chia địa bàn thành 6 khu phố.
- Ngày 12 tháng 7 năm 1974, lập quận mới Hậu Mỹ thuộc tỉnh Định Tường, quận lỵ tại xã
Hậu Mỹ, do tách một phần đất của các quận Cái Bè, Giáo Đức, Cai Lậy cùng tỉnh và của quận
Kiến Bình (tỉnh Kiến Tường) và của quận Mỹ An (tỉnh Kiến Phong). Các đơn vị hành chính

của quận Hậu Mỹ chưa sắp xếp xong thì miền Nam được giải phóng.
Footer Page 23 of 16.

23


Header Page 24 of 16.

Từ những thay đổi về địa giới hành chính ở Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng Tám đến
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho thấy cả hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ tại
Tiền Giang đều tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một chính quyên cách mạng ở
vùng tự do và một chính quyên phản cách mạng ở vùng tạm chiếm. Lực lượng trí thức yêu
nước Tiền Giang do nhiệm vụ cách mạng quy định, họ luôn có mặt ở khắp mọi nơi dù là vùng
tự do hay tạm chiếm.
Ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vô cùng thâm độc và tàn bạo. Điều đó
càng làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với bọn địa chủ phong kiến, giữa các tầng lớp nhân dân
Việt Nam nói chung và lực lượng trí thức Tiền Giang nói riêng với thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ ngày càng sâu sắc. Để giải quyết những mâu thuẫn này đòi hỏi nhân dân cả nước nói chung
và trí thức Tiền Giang nói riêng phải đứng lên đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành
lấy nền độc lập, tự do cho đất nước.

Footer Page 24 of 16.

24


Header Page 25 of 16.

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA TRÍ THỨC TIỀN
GIANG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (TỪ SAU

CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954)

2.1.Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945
2.1.1.Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chung của cả nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân cả nước,
Việt Nam đã giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám. Ngày 2-9-1945, tại quảng
trường Ba Đình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Tuyên ngôn nêu rõ:
"Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do".
..." Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" [26, tr.555 -557].
Sự nghiệp giữ vững quyền tự do, độc lập, xây dựng chế độ mới của nhân dân Việt Nam
đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước có những biến đổi to lớn; có thuận lợi nhưng cũng đây rẫy
những khó khăn. Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt:
- Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, các đội quân Đồng Minh đã ào ạt kéo vào Việt
Nam.
+ Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm 4 quân đoàn do tướng
Lư Hán làm tổng chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ
biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam còn nhằm
thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh giúp bọn
phản cách mạng Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, lập một chính phủ phản động làm
Footer Page 25 of 16.

25



×