Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn Thạc sỹ Hóa sinh Phân lập các hợp chất chính có tác dụng chống oxi hóa trong lá chùm ngây (Moringa oleifera lam.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 136 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

SALIHAH

PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT CHÍNH
CÓ TÁC DỤNG CHỐNG OXI HÓA TRONG LÁ CHÙM NGÂY
(MORINGA OLEIFERA LAM.)

Chuyên ngành: Hóa Sinh
Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA SINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Công Luận

Tp. HCM, tháng 09 năm 2011

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

LỜI CÁM ƠN

Luận văn này được hoàn thành, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của nhiều
tập thể và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
∗ PGS. TS. Trần Công Luận, người thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.


∗ Tập thể các thầy cô trong Bộ môn Sinh hóa trường Đại học Khoa học Tự
Nhiên TP. HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức nền tản quý
báu cho tôi.
∗ Các thầy cô, anh chị và các bạn ở Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc vui vẻ trong thời gian
tôi thực hiện đề tài ở đây.
∗ Thầy Lương Văn Thanh, chị Lê Thị Thao, chị Thái Thị Cẩm Nguyệt và các
anh chị, bạn bè đồng nghiệp của trường THPH Thủ Thiêm đã động viên, hỗ
trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học Cao học.
∗ Anh Văn Đức Thịnh và các bạn học viên lớp Hóa sinh K18 đã cùng chia sẽ
buồn vui, cổ vũ tinh thần cho tôi những lúc tôi gặp khó khăn.
∗ Cám ơn gia đình luôn là động lực cho tôi phấn đấu trên bước đường của
mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Salihah.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2011

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hàm lượng dinh dưỡng của Chùm Ngây Moringa oleifera Lam.
Bảng 1.2: Các chất chống oxy hóa và cơ chế tác dụng
Bảng 2.1: Quy trình dựng đường chuẩn acid gallic
Bảng 2.2: Nồng độ các cao phân đoạn đem định lượng
Bảng 2.3: Thông số sắc ký cột cổ điển
Bảng 2.4: Dãy nồng độ của các phân đoạn cao đem thử hoạt tính quét gốc tự do
DPPH.

Bảng 2.5: Quy trình thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH
Bảng 2.6: Quy trình thử năng lực khử
Bảng 2.7: Quy trình thử hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do
Bảng 3.1: Kết quả giảm khối lượng do sấy khô
Bảng 3.2: Tỷ lệ giữa cọng và lá chét
Bảng 3.3: Độ ẩm bột dược liệu
Bảng 3.4: Độ tro toàn phần
Bảng 3.5: Độ tro không tan trong HCl
Bảng 3.6: Kết quả phân tích sơ bộ hóa thực vật trong lá Chùm Ngây
Bảng 3.7: Hiệu suất thu cao toàn phần từ lá Chùm Ngây
Bảng 3.8: Kết quả thu cao phân đoạn bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng
Bảng 3.9: Kết quả định tính hóa học các cao phân đoạn
Bảng 3.10: Mối tương quan giữa hàm lượng acid gallic và giá trị OD758nm
Bảng 3.11: Hàm lượng phenolic tổng trong cao tổng cồn và cao phân đoạn
Bảng 3.12: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên cao cồn tổng
Bảng 3.13: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên cao eter
Bảng 3.14: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên cao cloroform
Bảng 3.15: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên cao etyl acetat
Bảng 3.16: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên cao nước
Bảng 3.17: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên vitamin C

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

Bảng 3.18: Giá trị IC50 của cao cồn tổng và các cao phân đoạn
Bảng 3.19: Kết quả các phân đoạn thu được từ sắc ký nhanh – cột khô
Bảng 3.20: Các phân đoạn thu được từ sắc ký cột cổ điển
Bảng 3.21: Thông số phổ 1H (500 MHz, DMSO) và 13C-NMR (125 MHz, DMSO)

của chất I đối chiếu với vitexin
Bảng 3.22: Thông số phổ 1H (500 MHz, DMSO) và 13C-NMR (125 MHz, DMSO)
của chất II đối chiếu với isoquercitrin
Bảng 3.23: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên vitexin
Bảng 3.24: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH trên isoquercitrin
Bảng 3.25: Giá trị IC50 về khả năng quét gốc tự do của vitexin và isoquercitrin
Bảng 3.26: Năng lực khử của vitexin và isoquercitrin
Bảng 3.27: Hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do của vitexin và isoquercitrin
Bảng 3.28: Giá trị IC50 về khả năng quét gốc hydroxyl tự do của vitexin và
isoquercitrin

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Chùm Ngây Moringa oleifera Lam.
Hình 2.1: Quy trình chiết xuất cao phân đoạn từ lá Chùm Ngây tươi
Hình 3.1: Quy trình chiết cao cồn tổng và thu cao phân đoạn từ lá Chùm Ngây
Hình 3.2: Đường chuẩn acid gallic
Hình 3.3: Sắc ký lớp mỏng cao tổng và cao phân đoạn (hệ 1)
Hình 3.4: Sắc ký lớp mỏng cao tổng và cao phân đoạn (hệ 2)
Hình 3.5: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao cồn tổng
Hình 3.6: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao eter
Hình 3.7: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao cloroform
Hình 3.8: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao etyl acetat
Hình 3.9: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao nước
Hình 3.10: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của vitamin C
Hình 3.11: Giá trị IC50 về hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao cồn tổng và các

cao phân đoạn
Hình 3.12: Sắc ký lớp mỏng phân đoạn etyl acetat hệ 2
Hình 3.13: Sắc ký lớp mỏng phân đoạn C1, C2 từ sắc ký nhanh – cột khô (hệ 1)
Hình 3.14: Sắc ký lớp mỏng phân đoạn E1, E2, E3, E4 từ sắc ký nhanh – cột khô,
(hệ 1)
Hình 3.15: Sắc ký lớp mỏng phân đoạn EM từ sắc ký nhanh – cột khô (hệ 1)
Hình 3.16: Sắc ký lớp mỏng các phân đoạn thu được từ sắc ký cột cổ điển (hệ 1)
Hình 3.17: Sắc ký lớp mỏng chất I (hệ 1)
Hình 3.18: Sắc ký lớp mỏng chất I (hệ cloroform – metanol – nước 65 : 35 : 10, lớp
dưới)
Hình 3.19: Kết tinh hình kim màu vàng của chất II
Hình 3.20: Sắc ký lớp mỏng chất II (hệ 1)
Hình 3.21: Sắc ký lớp mỏng chất II (hệ cloroform – metanol 9 : 1)
Hình 3.22: Công thức cấu tạo của chất I và chất II

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

Hình 3.23: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của vitexin
Hình 3.24: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của isoquercitrin
Hình 3.25: Giá trị IC50 về hoạt tính quét gốc tự do DPPH của vitexin và
isoquercitrin so với vitamin C
Hình 3.26: Năng lực khử của vitexin, isoquercitrin và vitamin C
Hình 3.27: Hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do của vitexin và isoquercitrin
Hình 3.28: Giá trị IC50 về khả năng quét gốc hydroxyl tự do

Footer Page 6 of 16.



Header Page 7 of 16.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHCl3: Cloroform
DPPH: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
EtOAc: Etyl acetat
EtOH: Etanol
GAE: Gallic acid equivalent – đương lượng acid gallic.
HTCO: Hoạt tính chống oxi hóa
MeOH: Metanol
SKC: Sắc ký cột
SKLM: Sắc ký lớp mỏng

Footer Page 7 of 16.


1

Header Page 8 of 16.

MỞ ĐẦU

Cuộc sống hiện nay mang nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe của con
người, càng ngày con người càng đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hầu như
90% nguyên nhân của bệnh tật hay lão hóa sớm đều trực tiếp hay gián tiếp do các
gốc tự do. Các gốc tự do tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ tấn công các mô, nội tạng
của cơ thể và gây ra bệnh tật. Các bệnh chứng do tác động của các chất oxy hóa
ngày càng nhiều: tiểu đường, xơ vữa động mạch, đục nhân mắt, cao huyết áp, ung
thư… Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn những tổn hại của quá trình oxy

hóa gây ra bởi các gốc tự do nên có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tật, lão hóa.
Do đó chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong phác đồ
điều trị cũng như liệu pháp dự phòng các bệnh thoái hóa và ác tính. Vì thế trong
thời gian gần đây, chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên ngày càng thu hút
nhiều sự quan tâm.
Bên cạnh đó, Chùm Ngây (Moringa oleifera Lam.) là loài cây hiện đang rất
được quan tâm về hoạt tính chống oxy hóa. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế
giới đã và đang thực hiện nhằm làm rõ hoạt tính này của Chùm Ngây. Trong khi đó,
tại Việt Nam, những nghiên cứu trên đối tượng này chỉ mới bắt đầu và mang tính
khảo sát sơ nét về thành phần hóa học. Một vài nghiên cứu dược lý về hoạt tính
chống oxy hóa của Chùm Ngây cũng được thực hiện. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu
nào trong nước chuyên sâu về thành phần hóa học của Chùm Ngây, cụ thể là xác
định cơ chế hóa học của khả năng chống oxy hóa của Chùm Ngây. Để tìm hiểu sâu
hơn về khả năng chống oxy của Chùm Ngây, nhằm sử dụng loài cây này hiệu quả
hơn, góp phần cho mục đích phát triển Chùm Ngây như một loại thuốc hay thực
phẩm chức năng chống oxy hóa, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân lập các hợp
chính có tác dụng chống oxy hóa trong lá Chùm Ngây (Moringa oleifera L.)”.

Đề tài được thực hiện gồm các nội dung sau:

Footer Page 8 of 16.


2

Header Page 9 of 16.

-

Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu.


-

Phân lập các hợp chất chính có trong lá Chùm Ngây. Dự kiến kết quả:
phân lập được 2 hợp chất chính trong lá Chùm Ngây.

-

Xác định cấu trúc của các chất phân lập được thông qua các phương pháp
phổ. Dự kiến kết quả: xác định cấu trúc hóa học của 2 hợp chất chính
trong lá Chùm Ngây.

-

Thử hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập được.

Nhằm mục đích phân lập được các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa có
trong lá cây Chùm Ngây.

Footer Page 9 of 16.


3

Header Page 10 of 16.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây Chùm Ngây:
1.1.1. Danh pháp và phân loại:
Chùm ngây, hay còn gọi là Chùm ngây cải ngựa, có tên khoa học là

Moringa oleifera Lam., nằm trong hệ thống phân loại như sau [50]:
Giới:

Thực vật

(Plantea)

Ngành:

Ngọc lan

(Magnoliophyta)

Lớp:

Ngọc lan

(Magnoliopsida)

Phân lớp:

Sổ

(Dilleniidae)

Bộ:

Màn màn

(Capparales)


Họ:

Chùm ngây

(Moringaceae)

Chi:

Chùm ngây

(Moringa Adans.)

Loài:

Chùm ngây cải ngựa

(Moriga oleifera Lam.)

Chi Chùm ngây (Moringa) là chi duy nhất trong họ Chùm ngây
(Moringaceae). Chi này có 13 loài, tất cả trong số chúng đều là các cây thân gỗ sinh
sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài phổ biến nhất là Chùm ngây
Moringa oleifera Lam.. Loài cây này được trồng nhiều nơi trong khu vực nhiệt đới,
và là loài duy nhất của chi Moringa có mặt tại Việt Nam [2].
1.1.2. Hình thái học:
Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 5 – 10m. Vỏ cây dày, có khía rãnh. Thân non có
lông.
Lá kép, mọc so le, 3 lần lông chim, dài 30 – 60 cm, có 6 – 9 đôi lá chét hình
trứng, mọc đối.
Cụm hoa mọc thành chùy ở kẽ lá; lá bắc hình chỉ; hoa màu trắng, hơi giống

hoa họ Đậu; đài có 5 răng hình thuôn, uốn cong; tràng có 5 cánh hình thìa; nhị 5,
chỉ nhị có lông ở gốc, bầu thượng, 1 ô, có lông. Cây ra hoa vào tháng 1 – 2.

Footer Page 10 of 16.


4

Header Page 11 of 16.

Quả nang treo, có thiết diện tam giác, dài 25 – 30 cm hay hơn, mở làm 3
mảnh; hạt có 3 cạnh và có màu trắng, dạng màng [2].

(a)

(c)

(b)

(d)

Hình 1.1: (a): Chùm ngây Moringa oleifera Lam. Và các bộ phận lá (b),
hoa (c), quả (d)

Footer Page 11 of 16.


5

Header Page 12 of 16.


1.1.3. Sinh thái học và phân bố:
Chùm ngây là loài cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp với đất cát khô
và có khả năng chịu hạn hán. Theo một số báo cáo thì chi Chùm Ngây chịu được
nhiệt độ từ 18,7 – 28,5oC và pH khoảng 4,5 – 8 [6].
Cây có nguồn gốc ở Tây Bắc Ấn Độ, sau được đưa vào trồng rộng rãi ở Ấn
Độ, Hy Lạp, Philippin, Thái Lan, Malaysia, Pakistan, Singapore, Cuba, Nigeria...
Hiện nay tồn tại quần thể Chùm ngây mọc hoang ở cận Hymalaya, từ vùng Chenab
đến phía đông của Sarda (Ấn Độ) [2]. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy Chùm Ngây
phân bố ở châu Phi, Madagascar.
Ở nước ta, cây này mọc hoang hoặc được trồng ở các tỉnh phía Nam từ Đà
Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết vào đến Kiên Giang và cả đảo Phú Quốc. [2]
1.1.4. Thành phần hóa học:
Rễ cây Chùm Ngây
Chứa các hợp chất glucosinolat như:

4-(α-L-rhamnosyloxy)

benzyl

glucosinolat (khoảng 1%), sau khi chịu tác động của enzym myrosinase sẽ cho 4(α-L-rhamnosyloxy) benzylisothiocyanat, glucotropaeolin (khoảng 0.05%) và
benzylisothiocyanat [16].
Nhựa cây Chùm Ngây (Gôm)
Gôm chiết từ vỏ cây có chứa arabinose, galactose, acid glucuronic và vết
rhamnose. Từ gôm, chất leucoanthocyanin đã được chiết và xác định là
leucodelphinidin , galactopyranosyl, glucopyranosid [50].
Lá cây Chùm Ngây
Chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoid và phenolic như kaempferol 3-O- α
-rhamnosid, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-β- glucosid.
Các flavonol glycosid được xác định đều thuộc nhóm kaempferid nối kết với các

rhamnosid hay glucosid [39].

Footer Page 12 of 16.


6

Header Page 13 of 16.

Hoa Chùm Ngây
Hoa chứa polysaccharid được dùng làm chất phụ gia trong kỹ nghệ dược
phẩm [50].
Hạt cây Chùm ngây
Hạt chứa glucosinolat như trong rễ, có thể lên đến 9% sau khi hạt đã được
khử chất béo. Các acid loại phenol carboxylic như 1- β - D - glucosyl 2, 6 dimethyl
benzoat. Ngoài ra hạt còn chứa chất béo (33 – 38%) được dùng trong dầu ăn và kỹ
nghệ hương liệu, thành phần chính gồm các acid béo như acid oleic (60 – 70 %),
acid palmitic (3 – 12 %), acid stearic ( 3 – 12 %) và các acid béo khác như acid
behenic, acid eicosanoic và acid lignoceric [1].
Chùm ngây là mặt hàng thực phẩm quan trọng, được chú ý đến như là một
nguồn dinh dưỡng tự nhiên của vùng nhiệt đới. Lá Chùm ngây giàu β-caroten,
protein, vitamin C, calcium, kali và dồi dào chất chống oxi hóa tự nhiên như acid
ascorbic, flavonoids, phenolic và carotenoid [36].
Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột khô
của lá cây Chùm Ngây có thể được tóm tắt như bảng 1.1 [13]
Bảng 1.1: Hàm lượng dinh dưỡng của Chùm Ngây Moringa oleifera Lam.
STT

THÀNH PHẦN DINH


TRÁI

DƯỠNG/100gr

TƯƠI

01

Nước %

02

LÁ TƯƠI

BỘT LÁ
KHÔ

86,9 %

75,0 %

7,5 %

Calori

26

92

205


03

Protein (g)

2,5

6,7

27,1

04

Chất béo (g)

0,1

1,7

2,3

05

Carbohydrat (g)

3,7

13,4

38,2


06

Chất xơ (g)

4,8

0,9

19,2

07

Chất khoáng (g)

2,0

2,3

_

08

Ca (mg)

30

440

2003


09

Mg (mg)

24

25

368

Footer Page 13 of 16.


7

Header Page 14 of 16.

10

P (mg)

110

70

204

11


K (mg)

259

259

1324

12

Cu (mg)

3,1

1,1

0,054

13

Fe (mg)

5,3

7,0

28,2

14


S (g)

137

137

870

15

Oxalic acid (mg)

10

101

1,6

16

Vitamin A - β Caroten (mg)

0,11

6,8

1,6

17


Vitamin B - cholin (mg)

423

423

-

18

Vitamin B1 - thiamin (mg)

0,05

0,21

2,64

1.1.5. Công dụng và bộ phận dùng:
Rễ Chùm Ngây
Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh,
long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng.
Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt,
cũng có chất kháng sinh pterygospermin [13].
Pakistan dùng vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai. Hay rễ tươi của
cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, gout, sưng gan và lá lách.
Vỏ thân Chùm Ngây
Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy.
Ở Ấn Độ, người ta hay dùng vỏ thân chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao tử,
đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng (dùng

chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả [17].
Vỏ cây được người dân Campuchia dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh
đẻ uống như là nước chóng lại sức.
Vỏ thân được Thái Lan dùng làm thuốc thông hơi.
Hay người dân Pakistan dùng vỏ thân để phá thai bằng cách đưa vào tử cung,
gây giãn nở.
Nhựa cây có công dụng giảm đau, chống sưng tấy.

Footer Page 14 of 16.


8

Header Page 15 of 16.

Lá Chùm Ngây
Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương
để trị chứng nhức đầu.
Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy xướt, sưng tấy, nổi
mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da.
Dịch chiết từ lá có tác dụng chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để
điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá
có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu [6].
Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng
tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản,
viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ
ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do
chứa lượng sắt cao [7].
Dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng, nhọt; trộn với mật ong để đắp
lên bên ngoài mắt trị mắt sưng đỏ.

Ở Pakistan dùng lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng
dịch hoàn để trị sưng.
Hoa Chùm Ngây
Hoa Chùm Ngây được Ấn Độ dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu.
Quả, hạt Chùm Ngây
Quả dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, uốn ván và chứng liệt.
Ấn Độ dùng quả Chùm Ngây giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa
làm thuốc đắp trị gẫy xương.
Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da.
Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng
như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus
aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên
pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolat 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl
isothiocyanat [40]. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước

Footer Page 15 of 16.


9

Header Page 16 of 16.

sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt Chùm Ngây trong vài giờ đồng hồ đã
giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml.
Hạt còn dùng trị chứng trướng bụng, khó tiêu và còn có tác dụng giảm đau.
Ở Philippines, chúng được xem là bạn thân của các bà mẹ vì có tác dụng làm lợi sữa.
1.2. Tình hình nghiên cứu cây Chùm Ngây
1.2.1. Trên thế giới:
Hoạt tính kháng nấm gây bệnh
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài

Bắc (Đài Loan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây bằng etanol có các hoạt
tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton
mentagrophyte , Epidermophyton floccosum và Microsporum canis.
Rễ Chùm Ngây có hoạt tính kháng khuẩn và chứa nhiều các hợp chất kháng
khuẩn. Yếu tố kháng vi sinh vật là pterygospermin, có hoạt tính kháng khuẩn và
kháng nấm mạnh. Phức hợp tương tự, liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn và
kháng nấm cũng được tìm thấy ở hoa. Dịch chiết rễ cũng có hoạt tính chống vi sinh
vật do sự có mặt của hợp chất 4- α-L-rhamnosyloxybenzyl isothiocyanat. Aglycon
của deoxy-niazimicin [N-benzyl, S-ethyl thioformat] phân lập từ phân đoạn
cloroform của dịch chiết etanol vỏ rễ cũng liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn và
kháng nấm [20].
Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu
Nghiên cứu tại Đại học Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính
trên các thông số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận: Thỏ cho ăn
Chùm Ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ngày) trộn trong
một hỗn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholesterol cao, thử nghiệm kéo dài 120
ngày. Kết quả cho thấy Chùm Ngây và lovastatin có tác dụng làm hạ
cholesterol, phospholipid, triglycerid, VLDL (very low density lipoprotein), LDL
(low density lipoprotein) hạ tỷ số cholesterol/phospholipid trong máu so với thỏ
trong nhóm đối chứng [40].

Footer Page 16 of 16.


10

Header Page 17 of 16.

Metyl phydroxybenzoat và β-sitosterol trong quả Chùm Ngây đã được
nghiên cứu và chứng minh là có hoạt tính làm giảm huyết áp [44]. Rễ, lá, hoa, chất

gôm, dịch chiết nước hạt Chùm Ngây đều có hoạt tính lợi tiểu, và những phức hợp
có tính lợi tiểu này có khả năng đóng vai trò bổ sung cho hoạt tính hạ huyết áp của
loài cây này [27].
Dịch chiết thô lá Chùm Ngây có hoạt tính làm giảm đáng kể cholesterol
trong huyết thanh của chuột thí nghiệm có chế độ ăn giàu chất béo. Được cho là do
sự có mặt của thành phần hóa học β-sitosterol. Quả Chùm Ngây làm giảm bớt
cholesterol, phospholipid, triglycerid, LDL, VLDL, làm giảm các chỉ số lipid gây
xơ vữa động mạch, giảm lipid trong gan, tim, động mạch chủ của thỏ bị tăng
cholesterol huyết và làm gia tăng sự bài tiết cholesterol qua phân [6].
Các hoạt tính chống co thắt và bảo vệ gan
Dịch chiết bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt, vỏ thân Chùm Ngây đã được
nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về
các hoạt tính dược học, thử trên chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh
bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị
gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi
chuột được nuôi nhốt trong lồng. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ
sự co giật gây ra bởi acetylcholin ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường; tác động ức
chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở
1000 mg/kg.
Những nghiên cứu về tính dược lý của lá Chùm Ngây đã được tiến hành rộng
rãi, cho thấy những thành phần trong dịch chiết cồn có hoạt tính chống co thắt,
thông qua việc phong tỏa kênh calci. Hoạt tính chống co thắt của dịch chiết cồn lá
Chùm Ngây là do sự có mặt của hợp chất 4-[α-[L-rhamnosyloxy] benzyl]-o-metyl
thiocarbamat [27]. Đây là cơ sở để lý giải vì sao lá Chùm Ngây được dùng để chữa
bệnh tiêu chảy trong y học dân gian. Ngoài ra, hoạt tính chống co thắt từ những
thành phần khác nhau còn là cơ sở dược lý để loài cây này được sử dụng trong điều
trị rối loạn nhu động ruột. Dịch chiết metanol lá Chùm Ngây thể hiện hoạt tính

Footer Page 17 of 16.



11

Header Page 18 of 16.

chống viêm loét và bảo vệ gan trên chuột. Dịch chiết nước của lá cũng có hoạt tính
chống viêm loét cho thấy rằng những phức hợp chống viêm loét là phổ biến trong
loài cây này. Cũng có những nghiên cứu công bố rễ Chùm Ngây có hoạt tính bảo vệ
gan. Dịch chiết nước và dịch chiết cồn hoa Chùm Ngây cũng có hoạt tính bảo vệ
gan đáng kể, có thể là do sự có mặt của quercetin, một loại flavonoid phổ biến với
hoạt tính bảo vệ gan [28].
Các chất gây đột biến gen từ hạt Chùm Ngây rang chín
Một số các hợp chất các chất gây đột biến gen đã được tìm thấy trong
hạt Chùm ngây rang chín: Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (α
Lrhamnosyloxy) phenylacetonitril;

4-hydroxyphenylacetonitril

và 4-

hydroxyphenyl-acetamid [6].
Khả năng ngừa thai của rễ Chùm Ngây
Nghiên cứu tại Đại học Jiwaji, Gwalior (Ấn Độ) về các hoạt tính kháng
estrogen, ngừa thai của nước chiết từ rễ Chùm Ngây ghi nhận chuột đã bị cắt
buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung.
Khi cho chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionat
(EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia
tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm
deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma
nơi 50 % số chuột thử. Tác dụng ngừa thai của rễ Chùm Ngây được cho là do

nhiều yếu tố phối hợp.
Hoạt tính kháng khuẩn của hạt Chùm Ngây
4 - (α-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanat được xác định là có hoạt
tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây (trong hạt
Chùm Ngây còn có benzyl isothiocyanat). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của
nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus
subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l
[16]. Dịch ép vỏ thân cũng thể hiện hoạt tính kháng Staphylococcus aureus. Dịch
ép lá tươi cũng ức chế sự sinh trưởng của Pseudomonas aeruginosa

Footer Page 18 of 16.




12

Header Page 19 of 16.

Staphylococcus aureus [20].
Hoạt tính kháng khối u và ung thư
Makonnen và cộng sự đã phát hiện lá Chùm Ngây có tiềm năng chống khối
u. Hợp chất o- etyl- 4- [α-L-rhamnosyloxy] benzyl carbamat cùng với 4 [α-Lrhamnosyloxy]- benzyl isothiocyanat, niazimicin và 3- O- [6′- O- oleoyl- α- Dglucopyranosyl]- β-sitosterol đã được khảo sát hoạt tính chống khối u, sử dụng mô
hình phân tích in vitro [29]. Kết quả cho thấy chúng có hiệu quả ức chế đáng kể
virus Epstein – Bar. Niazimicin đã được đề nghị là chất có hiệu lực ngăn ngừa
những tác nhân hóa học gây ung thư. Dịch chiết hạt Chùm Ngây cũng được nhận
thấy là có hoạt tính chuyển hóa chất gây ung thư gan, chống oxi hóa và kháng khối
u trên da của chuột thí nghiệm [14].
1.2.2. Tại Việt Nam:
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu có những nghiên cứu tập

trung vào đối tượng Chùm Ngây, chủ yếu là các nghiên cứu về thành phần hóa học
và hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý, nhằm có những biện pháp nghiên cứu, chế
biến và sử dụng hiệu quả đối tượng này. Trong số đó, một số công trình nghiên cứu
nổi bật đã được công bố:
-

Đại học Y dược Tp. HCM, 2011, cũng đã có công trình nghiên cứu về
tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan của các dạng cao chiết từ lá cây
Chùm Ngây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao lá Chùm Ngây trồng tại
Việt Nam có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ gan. Khả năng này thể
hiện rõ nhất là dịch chiết lá Chùm Ngây bằng cồn 60% ở liều 0,2g/kg.
Nhận định này được rút ra dựa trên các nghiên cứu MDA, GSH, AST,
ALT.

-

Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh (2010) đã khảo sát được
trong lá Chùm Ngây có những nhóm hợp chất là: chất béo, tinh dầu,
carotenoid, triterpenoid, coumarin, flavonoid, tannin, acid hữu cơ. Đồng
thời, tác giả cũng đã khảo sát và ghi nhận được những đặc điểm về hình

Footer Page 19 of 16.


13

Header Page 20 of 16.

thái và vi học, cũng như đặc điểm của bột dược liệu lá Chùm Ngây.
Ngoài ra, công trình này cũng đã định lượng được flavonoid toàn phần

có trong lá cây Chùm Ngây mọc tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai,
giữa lá non và lá già. Từ đó, rút ra được mối tương quan giữa hàm lượng
flavonoid trong lá với nơi cây mọc, cụ thể là hàm lượng flavonoid sẽ gia
tăng khi cường độ chiếu sang vào cây (cường độ tia UV) tăng và hàm
lượng flavonoid trong cây non sẽ cao hơn trong cây già [6].
-

Một nghiên cứu khác của Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ
Trẻ Tp. HCM, 2010, cũng đánh giá được thành phần hóa học của Chùm
Ngây sẽ khác nhau tùy theo từng bộ phận trên cây và tùy theo nơi mọc
của cây.

Trước đó, những công trình nghiên cứu về Chùm Ngây trong nước chủ yếu
hướng vào khảo sát đặc điểm hình thái học thực vật, hệ thống phân loại thực vật và
thống kê các công dụng dân gian của Chùm Ngây. Trong số đó, tiêu biểu là những
tài liệu về thực vật và cây thuốc của Võ Văn Chi và Phạm Hoàng Hộ. Những
nghiên cứu khác mang tính nhỏ lẻ và hầu như chưa được quan tâm [1],[2].
1.3. Gốc tự do và chất chống oxy hóa:
1.3.1. Gốc tự do:
Khái niệm về gốc tự do (Free Radical-FR) được đề xướng lần đầu tiên
năm 1954, do bác sĩ Denham Harman, đại học Berkeley- Califonia, đưa ra trong
luận thuyết về cơ chế tích tuổi (Free Radical Theory of Aging). Gốc tự do là
những phân tử có mang 1 điện tử đơn lẻ ở quỹ đạo vòng ngoài. Các điện tử đơn
lẻ có xu hướng nhận thêm điện tử để trở về trạng thái cân bằng hóa học. Do đó,
các gốc tự do có một thuộc tính đặc biệt quan trọng là có khả năng oxy hóa rất
cao.
Gốc tự do có thể nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh:
-

Gốc tự do nội sinh là những gốc tự do thường xuyên được sinh ra

trong cơ thể sinh vật thông qua các chuỗi chuyển hóa biến dưỡng,
hoạt động thực bào của bạch cầu, phản ứng viêm của mô tổn

Footer Page 20 of 16.


14

Header Page 21 of 16.

thương… Gốc tự do phổ biến trong các trường hợp này là oxy
nguyên tử, gốc hydroxyl, gốc peroxyd, gốc alkoxyd…
-

Gốc tự do ngoại sinh có trong môi trường sống xung quanh, có
thể được sinh ra do bức xạ mặt trời, tia X; sinh ra trong quá trình
chế biến thực phẩm như chiên, nướng, cũng có trong thành phần
của rượu bia, thuốc lá; hay có trong các chế phẩm hóa học như
thuốc xịt côn trùng… Các gốc tự do này thường đa dạng và phức
tạp hơn.

Trong cơ thể sinh vật luôn tồn tại một cơ chế cân bằng nhất định các gốc tự
do được sinh ra lẫn dung nạp vào cơ thể nhờ các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên,
khi vì một lý do nào đó làm phá vỡ hệ thống cân bằng này, các gốc tự do sẽ khởi
động những chuỗi phản ứng dây chuyền oxy hóa những chất nền trong cơ thể,
đáng chú ý là các lipid màng tế bào. Lipid màng tế bào khi đã bị oxy hóa sẽ bị
thay đổi các đặc tính lý hóa, làm thay đổi các hoạt tính đặc hiệu, ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất qua màng tế bào. Đồng thời, khi vào trong tế bào, các gốc
tự do sẽ có thể tấn công DNA, RNA, protein, lipid, tấn công ty thể và các bào
quan khác, hay làm biến đổi enzyme và rối loạn nội tiết tố (hormone) cũng thông

qua phản ứng oxy hóa khử.
Theo ThS. BS. Phan Bích Nga- Viện dinh dưỡng, tổn thương do các gốc tự
do gây ra cho tế bào là cơ sở sinh bệnh học của những trạng thái bệnh thường gặp
ở những người có tuổi như vữa xơ động mạnh, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư…
Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng cho thấy các phân tử sinh học bị tổn
thương sẽ gây ra tình trạng bệnh lý của tế bào và cơ thể sống như bệnh ung thư,
chứng xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh viêm
nhiễm, bệnh về da, bệnh Alzheimer…
1.3.2. Chất chống oxy hóa:
Chất chống oxi hóa là những chất có khả năng nhường điện tử cho những
gốc tự do hay đưa các gốc tự do về trạng thái cân bằng, làm mất đi tính thiếu ổn
định và dễ gây phản ứng hóa học với những phân tử khác.

Footer Page 21 of 16.


15

Header Page 22 of 16.

Với khả năng đưa các gốc tự do về trạng thái cân bằng, chất chống oxy
hóa giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của gốc tự
do. Hệ thống bảo vệ, chống oxy hóa này bao gồm nhiều thành phần. Sự thiếu
hụt bất kỳ thành phần nào đều có thể gây giảm trạng thái chống oxy hóa toàn
phần.
Các chất chống oxy hóa gồm 2 loại: chất chống oxy hóa có bản chất
enzym và không phải enzym:
¾ Hệ thống chống oxy hóa có bản chất enzym: Trong tế bào sinh vật luôn có
cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại tác động của gốc tự do bằng enzym. Enzym
kháng oxy hóa có khả năng trung hòa gốc tự do và mỗi phân tử enzym có thể

vô hiệu hóa hàng ngàn gốc tự do. Các enzym đó thường xuyên hiện diện
trong cơ thể từ trước khi có phản ứng tạo ra gốc tự do. Tiêu biểu là enzym
superoxyd dismutase (SOD), glutathion (GSH), enzym glutathione
peroxydase (GSH-Px), enzym catalase… mỗi enzym liên hệ vào từng phản
ứng riêng biệt. Tuy nhiên, sự gia tăng quá mức do tác động của các yếu tố
bên ngoài dẫn tới phá vỡ sự cân bằng giữa các chất oxy hóa và khả năng thu
dọn của hệ thống enzym trong cơ thể.
¾ Hệ thống chống oxy hóa không phải enzym: Gồm có 3 nhóm chính: nhóm
polyphenol, nhóm thiol và nhóm các phối tử của kim loại (thường là sắt hay
đồng). Chúng có sẵn trong cơ thể hay được đưa từ ngoài dưới hình thức thực
phẩm hay được bổ sung theo liều lượng nhất định. Các chất chống oxy hóa
bổ sung có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hay được tổng hợp hóa học. Tác
dụng triệt tiêu gốc tự do của chúng thể hiện ở một số tính chất sau:
-

Dạng khử của chúng có thể phản ứng với gốc tự do, tạo dạng oxy
hóa (quinon)

-

Dạng oxy hóa của chúng có thể chuyển thành dạng lưỡng gốc và
như vậy chúng có thể phản ứng với hai gốc tự do nữa. Tuy nhiên,
phản ứng này yếu.

-

Footer Page 22 of 16.

Đặc biệt là dạng khử và dạng oxy hóa có thể phản ứng với nhau



16

Header Page 23 of 16.

tạo gốc semiquinon một cách thuận nghịch. Các gốc semiquinon
rất bền, có thể tồn tại lâu và không độc nên chúng là chất trung
hòa gốc tự do rất tốt.
Các loại chất chống oxy hóa, nguồn gốc và cơ chế tác dụng của chúng có
thể được tóm tắt trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các chất chống oxy hóa và cơ chế tác dụng
Nguồn gốc

Chất điển hình

Chất có sẵn trong cơ Catalase,
thể

(bản

chất

SOD,

Cơ chế
GSHR, Khử hóa superoxyd

là GSHPO…

enzym)

Chất chống EDTA

Tạo phức với ion kim
loại

oxy hóa
gián tiếp

Chất chống oxy hóa chọn lọc: Tác động trực tiếp

Chất bổ

vitamin C, natri ascorbat, với oxy

sung vào

ascorbyl

cơ thể
(không

Chất chống

phải

oxy hóa

enzym)

trực tiếp


palmitat,

natrithiosulfit,

natri

thioglycerol…
Chất ngắt mạch: các thiol Tác động trên các gốc
BHA

(buthyl

hydroanisol), tự do như R-, RO....

BHT (buthyl hydroxytoluen), như những chất ngắt
hydroquinone,

vitamin

E, mạch.

propyl gallat…

1.4. Tổng quan về hợp chất flavonoid
1.4.1. Sơ lược về hợp chất thứ cấp flavonoid
Thực vật sản xuất ra một lượng lớn các chất hữu cơ mà có một số
chất không tham gia trực tiếp vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây,

Footer Page 23 of 16.



17

Header Page 24 of 16.

những chất này được gọi là sản phẩm thứ cấp. Những hợp chất thứ cấp ñóng
vai trò quan trọng gồm có: alkaloid, terpenoid, phenolic, steroid và flavonoid.
Các chất này rất đa dạng về cấu trúc và kích thước, và được tìm thấy trong rất
nhiều loài thực vật khác nhau, mỗi loài có một dẫn xuất khác nhau. Cho đến
nay, người ta đã tìm thấy gần 100.000 các hợp chất thứ cấp ở thực vật khác
nhau, và hàng năm một số lượng lớn các chất mới được phát hiện thêm.
Có nhiều phương pháp để thu nhận hợp chất thứ cấp ở thực vật, một
trong những cách đơn giản đó là thu nhận từ các cơ quan: rễ, thân, lá trong thực
vật, tất cả các cơ quan này ở thực vật đều có thể sản xuất hợp chất thứ cấp, đó
là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu cho dược học. Tuy nhiên, trong điều
kiện nuôi trồng tự nhiên năng suất của các hợp chất thứ cấp không ổn định
theo các giai đoạn phát triển của thực vật, vì do sự ảnh hưởng của tuổi cây,
thời gian thu hoạch, điều kiện dinh dưỡng…Do vậy, để thu nhận một lượng lớn
hợp chất thứ cấp ổn định về hàm lượng và xác định đúng thời gian thu hoạch
là một điều chúng ta cần quan tâm trong công tác thu hái làm dược liệu, tạo
được nguồn nguyên liệu phục vụ trong sản xuất ở qui mô công nghiệp trong y
dược học.
Flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực
vật, phần lớn có màu vàng. Về cấu trúc hoá học flavonoid có khung cơ bản theo
kiểu C6 – C3 – C6 (2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3
carbon) và được chia làm nhiều nhóm khác nhau [10]. Cũng giống vitamin C,
các flavonoid được khám phá bởi một trong những nhà sinh hóa nổi tiếng nhất
của thế kỷ 20: Albert Szent- Gyorgyi (1893-1986). Ông nhận giải Nobel năm

1937 với những khám phá quan trọng về các đặc tính của vitamin C và
flavonoid.
Flavonoid thuộc nhóm hợp chất thứ cấp lớn gồm nhiều loại polyphenol
như: anthocyanin, flavanon, flavanol, flavon, flavonol, isoflavonoid…Các hợp
chất flavonoid được tạo ra ở trong mô thực vật nhằm chống lại tia UV.

Footer Page 24 of 16.


18

Header Page 25 of 16.

Có khoảng trên 6000 hợp chất flavonoid tự nhiên có trong thực vật và
nói chung là có nhiều trong thực vật bậc cao, một số hợp chất là sắc tố trong
thực vật nhưng cũng là những hợp chất có hoạt tính sinh học. Hầu hết các
flavonoid đều ở dạng glycosid, đều tan trong nước và tích luỹ trong không bào
của tế bào thực vật [9].
Flavonoid là nhóm hợp chất thứ cấp ở thực vật có rất nhiều chức năng
quan trọng và hữu ích cho sức khoẻ con người, từ việc tách chiết RNA và phân
tích sự biểu hiện gen cho thấy có sự xuất hiện 5 đoạn cDNA biểu hiện cho 5
enzym trong quá trình sinh tổng hợp flavonoid (phenylalanin ammonialyase, chalcone synthase, flavanon 3-hydroxylase, dihydroflavanol 4-reductase
and anthocyanidin synthase). Sự hoạt hoá của các gen trong quá trình sinh tổng
hợp flavonoid đồng thời có sự tập trung flavonoid và acid hydroxycinnamic
được xác định trong lá đang phát triển dưới điều kiện trực tiếp của ánh sáng mặt
trời, so sánh với lá trong tối của một số thực vật tương tự. Cyanidin của
anthocyanins và quercetin flavonol có vai trò ưu thế hơn trong việc chống lại
ánh sáng cao của mặt trời trong lá Vaccinium myrtillus L. Flavonoid có vai trò
trong việc bảo vệ thực vật chống lại bức xạ cao của mặt trời [25].
Quercetin

Nguồn gốc: Quercetin thuộc nhóm flavonol xuất hiện phổ biến trong rau,
quả và rượu vang. Lượng flavonol và flavonon dùng hàng ngày khoảng 23
mg/người, trong đó quercetin chiếm 60%. Quercetin đầu tiên được chiết xuất
từ cây Rhododendron cinnabarium Hook., Ericeace. Hiện nay, quercetin được
chiết xuất chủ yếu từ hoa Hòe, Mạch Ba Góc.
Công thức hóa học:
O
H
HO

O

O
H
O

Footer Page 25 of 16.


×