Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên địa bàn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH TUẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH TUẤN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN QUỐC TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Trần Thanh Tuấn, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này. Trong
quá trình thực hiện luận văn, tôi đã tự mình nghiên cứu tài liệu và trao đổi với giảng
viên hướng dẫn.


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện luận văn

TRẦN THANH TUẤN


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.1.

Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3

3.2.

Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Bố cục luận văn ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 5
1.1.

Khái niệm trợ giúp xã hội ........................................................................... 5

1.2.

Chính sách trợ giúp xã hội.......................................................................... 6

1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 6
1.2.2. Mục tiêu chính sách .............................................................................. 7
1.2.3. Đối tượng chính sách ............................................................................ 7
1.2.4. Nội dung chính sách.............................................................................. 8
1.3.

Người cao tuổi và chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ........ 9


1.3.1. Khái niệm người cao tuổi...................................................................... 9
1.3.2. Chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ............................. 10

1.3.3. Đánh giá chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ............... 14
1.3.4. Chất lượng cuộc sống người cao tuổi ................................................. 16
1.4.

Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách trợ giúp xã hội đối
với chất lượng cuộc sống người cao tuổi ................................................. 19

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25
2.1.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 25

2.1.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 25
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 26
2.2.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 26
2.2.2. Thang đo và các biến .......................................................................... 27
2.2.3. Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu .................................. 30
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 31
2.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 35
3.1.

Thực trạng về chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở tỉnh
Bến Tre ..................................................................................................... 35


3.1.1. Một số nét khái quát về người cao tuổi............................................... 35
3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
Bến Tre giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................... 38
3.2.

Phân tích sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội đối với chất lượng
cuộc sống người cao tuổi .......................................................................... 41

3.2.1. Thông tin mẫu khảo sát ....................................................................... 41
3.2.2. Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ................... 43
3.2.3. Kiểm định thang đó bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .............. 46
3.2.4. Mô hình và giả thuyết được hiệu chỉnh .............................................. 52


3.2.5. Phân tích hồi qui sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến chất
lượng cuộc sống người cao tuổi .......................................................... 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 57
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 58
4.1.

Bối cảnh và định hướng............................................................................ 58

4.1.1. Cơ hội và thách thức ........................................................................... 58
4.1.2. Định hướng ......................................................................................... 58
4.2.

Giải pháp về nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi ................... 59

4.3.


Giải pháp về chính sách trợ giúp xã hội ................................................... 61

4.3.1. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và vận động thay đổi hành
vi phù hợp với xu hướng “già hóa dân số” ......................................... 61
4.3.2. Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ...................... 62
4.3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực và vai trò của các cơ quan, tổ
chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong phát huy và chăm sóc người
cao tuổi ................................................................................................ 62
4.4.

Các khuyến nghị ....................................................................................... 64

4.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan ..................................... 64
4.4.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................ 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 66
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BTC

: Bộ tài chính


BGTVT

: Bộ giao thông vận tải

BTXH

: Bảo trợ xã hội

BYT

: Bộ y tế

BLĐTBXH : Bộ Lao động, thương binh và xã hội
BVHTTDL : Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
CLCS

: Chất lượng cuộc sống người cao tuổi

CSBTXH

: Chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSYTE

: Chính sách trợ giúp y tế


CP

: Chính phủ

CT

: Chỉ thị

ĐSTT

: Chăm sóc đời sống tinh thần

ĐSVC

: Chăm sóc đời sống vật chất

ĐVIEN

: Động viên

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis)

HĐBT

: Hội đồng bộ trưởng

ILO


: Tổ chức lao động quốc tế

KCB

: Trợ giúp khám chữa bệnh

KMO

: Hệ số Kaiser – Mayer – olkin

MLR

: Mô hình hồi qui bội
(Multiple Linear Regression)



: Nghị định

PHVT

: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi

PL

: Pháp lệnh


QH


: Quốc hội

Sig

: Mức ý nghĩa quan sát
(Observed significance level)

SPSS

: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
(Statistical Package for the Social Sciences)

TCVC

: Chính sách trợ cấp vật chất

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TT

: Thông tư

TTSĐG


: Tôn trọng sự đóng góp của người cao tuổi

TW

: Trung ương

UBTVQH

: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UNICEF

: Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTT

: Chính sách trợ giúp văn hóa – thể thao

VIF

: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
(Variance inflation factor)

WB


: Ngân hàng Thế giới

WHO

: Tổ chức y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các khía cạnh đo chất lượng cuộc sống người cao tuổi Việt Nam .......... 17
Bảng 2.1: Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................... 28
Bảng 3.1: Số liệu tổng hợp người cao tuổi giai đoạn 2012-2014 ............................. 37
Bảng 3.2: Người cao tuổi đang thực hiện chính sách trợ giúp xã hội....................... 38
Bảng 3.3: Chính sách trợ giúp y tế đối với người cao tuổi ....................................... 39
Bảng 3.4: Chính sách trợ giúp mai táng phí.............................................................. 39
Bảng 3.5: Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................................. 42
Bảng 3.6: Giá trị Cronbach’s alpha thang đo của các biến đo lường ....................... 43
Bảng 3.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố tác động.............. 47
Bảng 3.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo chất lượng cuộc sống
người cao tuổi............................................................................................................ 52
Bảng 3.9: Kết quả hồi qui sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến chất lượng
cuộc sống người cao tuổi .......................................................................................... 55


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 25
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 26
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................ 53



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc đời sống người cao tuổi, đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần luôn
là những định hướng chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện trong
từng giai đoạn phát triển đất nước. Ngay những ngày đầu thành lập đất nước, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà
nước”. Bác vô cùng quý mến, kính trọng người cao tuổi và nhắc nhở mọi người:
“Với cụ già phải cung kính”. Kế thừa và phát huy quan điểm đó, Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm và coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi.
Kể từ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm
1946 (Điều 14), đã khẳng định “Những người công dân già cả hoặc tàn tật không
làm được việc thì được giúp đỡ”. Sau đó, qua các lần sửa đổi, bổ sung, các bản Hiến
pháp vẫn kế thừa và phát triển những quy định đó. Hiến pháp 1992 (Điều 64), quy
định “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”; Điều 67 quy
định: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và
xã hội giúp đỡ”. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 59-CT/TW ngày
27/9/1995 về chăm sóc người cao tuổi; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10.
Gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi, ngày 23/11/2009, tại kỳ
họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Người cao tuổi và hiệu lực thi
hành bắt đầu từ 01/7/2010. Luật quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân,
tổ chức trong việc phụng dưỡng, phát huy vai trò của người cao tuổi. Gần đây nhất
là Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua, đây là
đạo luật cơ bản thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã
hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta.
Qua đó cho thấy mức độ bao phủ và chính sách trợ giúp của nhà nước ngày
càng mở rộng đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, dù đã được điều chỉnh và bổ sung

nhưng nhiều chính sách vẫn chưa thể đáp ứng với thực trạng đời sống người cao
tuổi cũng như những hệ quả từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số theo hướng già hóa.
Trong bối cảnh chính sách hiện hành và những biến đổi không ngừng của dân số


2

theo hướng già hóa nhanh, Việt Nam cần phải có những chương trình can thiệp kịp
thời, hiệu quả cho người cao tuổi thì mới đảm bảo được đời sống vật chất, tinh thần
cho họ.
Bến Tre là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
2.321,6 km2, được hợp thành bởi ba dãy cù lao lớn là cù lao An hóa, cù lao Bảo, cù
lao Minh. Toàn tỉnh được chia thành 08 huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh với 164
xã/ phường/ thị trấn, 982 ấp/ khu phố. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh Bến
Tre có dân số là 1.256.738 người. Thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu từ sản
xuất nông nghiệp, cây ăn trái, đặc biệt là cây dừa chiếm ưu thế. Những năm qua,
tình hình kinh tế xã hội của tỉnh mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục duy
trì và phát triển. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo hướng hiệu
quả và chất lượng cao. Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì và tăng trưởng khá, một số
doanh nghiệp hoạt động ổn định góp phần tăng giá trị sản xuất. Xuất khẩu tăng
trưởng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hoạt động các ngành dịch vụ như
thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng,… từng bước nâng
lên về chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội cơ bản ổn định.
Bên cạnh những mặt đạt được, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó
khăn, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng giá cả
đầu vào tăng, lãi suất cao, một số thị trường bị thu hẹp. Đời sống người dân, đặc
biệt là người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, người già, trẻ mồ côi,… gặp
nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 143.650 người cao tuổi, chiếm 10,55% dân số theo
niên giám thống kê năm 2009. Năm 2009, chỉ số già hóa của tỉnh Bến Tre là 48,

trong khi chỉ số già hóa trung bình của Việt Nam là 35,7. Bến Tre là một trong 10
tỉnh có chỉ số già hóa cao nhất của cả nước, tỉnh Bến Tre bước vào thời kỳ “dân số
vàng”. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, số người bước vào độ tuổi lao động cũng
tăng nhanh đang gây thêm sức ép, làm tăng nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, già hóa
dân số sẽ tạo nên những thách thức to lớn cho xã hội.


3

Xuất phát từ thực tế trên, vấn đề đặt ra là chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi thay đổi như thế nào thông qua những chính sách trợ cấp của nhà nước?
Cần làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi của tỉnh Bến Tre? Đó
là lý do tác giả lựa chọn và đề xuất nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự tác động của
chính sách trợ giúp xã hội đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi trên địa bàn
tỉnh Bến Tre”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
1) Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi hiện nay như
thế nào?
2) Đặc điểm người cao tuổi và thực trạng cuộc sống của người cao tuổi tại
tỉnh Bến Tre như thế nào?
3) Chính sách trợ giúp xã hội tác động như thế nào đến chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi tại tỉnh Bến Tre?
4) Làm thế nào để chính sách trợ giúp xã hội tác động hiệu quả nhất đến
chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại tỉnh Bến Tre?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này hướng đến làm sáng tỏ tác động của việc thực hiện chính


sách trợ giúp xã hội đối với chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sống tại địa
bàn tỉnh Bến Tre.
3.2.

Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng áp dụng chính sách trợ giúp xã hội đối với

người cao tuổi.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố của chính sách trợ giúp xã hội tác động đến
chất lượng cuộc sống người cao tuổi.
Mục tiêu 3: Hình thành những quan điểm và đề xuất hướng giải pháp hoàn
thiện chính sách trợ giúp xã hội đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi của tỉnh
Bến Tre.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của chính sách trợ giúp xã hội
đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi.
Đối tượng khảo sát là người cao tuổi được xác định theo các tiêu chí quy
định của chính sách trợ giúp xã hội.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi chính sách: chỉ nghiên cứu đối tượng áp dụng của chính sách là


người cao tuổi.
Không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Thời gian: nghiên cứu chính sách áp dụng từ năm 2012 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng áp dụng
chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.
Phương pháp hồi quy tương quan được sử dụng để phân tích sự tác động của
chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.
Ngoài ra, phương pháp tổng hợp và suy luận biện chứng được sử dụng để
đánh giá làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với
người cao tuổi.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận – Trình bày các lý thuyết có liên quan đến đề tài
bao gồm cơ sở lý thuyết và cơ sở thực nghiệm.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày các phương pháp sử dụng
bao gồm thang đo, mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận – Trình bày các số liệu thu thập,
phân tích và đánh giá các số liệu.
Chương 4: Giải pháp và khuyến nghị - Trình bày các khuyến nghị hướng
hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đối với
người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.


Khái niệm trợ giúp xã hội
Trợ giúp xã hội được hiểu là trợ giúp một khoản tiền nhất định hoặc trợ giúp

về một vấn đề nào đó cho các đối tượng xã hội. Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm
của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích
hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho
mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng. Trợ giúp xã
hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống
thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh,
rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân
và gia đình.
Tuy nhiên, để lý giải một cách toàn diện hơn về khái niệm trợ giúp xã hội
cần nghiên cứu các khái niệm gần như bảo trợ xã hội, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội,
công tác xã hội, cứu tế xã hội.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Bảo trợ xã hội là một tập hợp các hành
động và chính sách nhằm giúp đỡ các cá nhân hay hộ gia đình giảm bớt tác động
của rủi ro hay các cú sốc, đặc biệt là để bảo vệ quyền của những đối tượng dễ gặp
rủi ro, dễ bị tổn thương và nghèo đói kinh niên nhất.
Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc (UNICEF), Bảo trợ xã hội là một tập hợp
các biện pháp nhằm cải thiện và bảo vệ vốn con người, bao gồm sự can thiệp vào
thị trường lao động, chương trình bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp bắt
buộc. Sự can thiệp của bảo vệ xã hội giúp các cá nhân, hộ gia đình, hay cộng đồng
quản lý một cách tốt hơn những rủi ro thu nhập khiến những đối tượng này bị tổn
thương.
An sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết
yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô
đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên
tai, dịch họa,… (Ngân hàng Thế giới - WB).



6

An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông
qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã
hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ
cấp cho các gia đình đông con (Tổ chức lao động quốc tế - ILO).
Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội.
Theo nghĩa thông thường, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối
với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước
mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động
cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời
hạn hoặc trong suốt quá trình sống của đối tượng (Từ điển Bách khoa).
Như vậy, từ các khái niệm trên có thể hiểu đặc điểm chung của các hoạt
động trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ của các đối tượng trợ giúp bao gồm nhà nước, cơ
quan, tổ chức và cộng đồng xã hội đến những đối tượng xã hội, cụ thể là những
người không thể đảm bảo hay lo liệu cho cuộc sống bản thân bằng những điều kiện
sống cần thiết nhất định trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, tạo điều kiện để đối
tượng xã hội được trợ giúp hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội, đem lại hoàn cảnh
sống có ý nghĩa.
1.2.

Chính sách trợ giúp xã hội

1.2.1. Khái niệm
Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định nhằm giải
quyết những vấn đề lặp đi lặp lại, chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá
trình ra quyết định, chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định,
nhắc nhở nhà quản lý những quyết định nào có thể và những quyết định nào là không

thể. Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên
trong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức (Đoàn Thị Thu Hà, 2006).
Chính sách trợ giúp xã hội là những quy định của nhà nước về đối tượng trợ
giúp, điều kiện trợ giúp, chế độ trợ giúp, hình thức trợ giúp và quy trình thủ tục thực
hiện chính sách trợ giúp, để giúp các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn ổn
định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng (Nguyễn Ngọc Toản, 2010).


7

Chế độ trợ giúp xã hội là những quy định cụ thể về mức trợ giúp, trợ cấp; còn
hình thức trợ cấp, trợ giúp có thể bằng tiền hoặc hiện vật và các dịch vụ cung cấp kèm
theo như cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh; trợ giúp trong việc chỉnh hình phục
hồi chức năng miễn phí hoặc cung cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, ưu tiên
trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tạo việc làm (Nguyễn Ngọc Toản,
2010).
Cơ chế trợ giúp xã hội là những quy định của nhà nước trong việc xác định
đối tượng trợ giúp và trong việc lập dự toán, phân bổ ngân sách, cách thức tổ chức
chi trợ cấp xã hội hoặc các khoản trợ giúp khác, để thực hiện chính sách trợ giúp
các đối tượng xã hội (Đàm Hữu Đắc, 2010).
1.2.2. Mục tiêu chính sách
Mục tiêu chung của chính sách trợ giúp xã hội là nhằm giải quyết vấn đề
công bằng, ổn định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của một
quốc gia. Trong đó, mục tiêu được cụ thể hóa với từng đối tượng trợ giúp bao gồm
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi và các đối tượng khó khăn khác
nhằm đảm bảo điều kiện sống ổn định, an toàn, hòa nhập, tham gia đóng góp vào
quá trình phát triển xã hội.
1.2.3. Đối tượng chính sách
Đối tượng trợ giúp xã hội là một bộ phận hay nhóm dân cư do các nguyên
nhân chủ quan, khách quan khác nhau tác động, phải chịu những hoàn cảnh khó

khăn trong sinh hoạt, lao động và cuộc sống và họ cần đến sự trợ giúp của gia đình,
cộng đồng, nhà nước thì mới có thể đảm bảo cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành đối tượng hưởng chính sách trợ giúp
xã hội gồm các đối tượng sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, bị bỏ rơi chưa có người
nhận làm con nuôi, mồ côi cả cha và mẹ, côi cha hoặc mẹ có hoàn cảnh khó khăn,
có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội,
nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam
hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.


8

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ
hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa,
thuộc hộ gia đình nghèo; người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp
bảo hiểm xã hội.
- Người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả
năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại
tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần
chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc
thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. Hộ gia đình có từ 02
người khuyết tật trở lên.
- Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo
không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng.
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường
hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

1.2.4. Nội dung chính sách
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính sách trợ giúp xã hội gồm: trợ
giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm
sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và
nhà xã hội (Nghị định 67/2007/NĐ-CP). Căn cứ từng loại hình và nhóm đối tượng
và mức độ khuyết tật, rủi ro có các nội dung trợ giúp như sau:
-

Trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng gồm các nội dung: Trợ cấp xã hội hàng

tháng, trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp giáo dục đào tạo nghề, hỗ trợ mai táng cho
các đối tượng yếu thế nhằm giúp họ có điều kiện chăm lo tốt hơn về sức khỏe, tinh
thần để vươn lên trong cuộc sống.
-

Trợ cấp đột xuất gồm: hỗ trợ lương thực, nhà ở, tạo việc làm, phát triển sản

xuất, hỗ trợ điều trị người thương nặng, hỗ trợ mai táng cho các đối tượng không
may bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc do lý do bất khả kháng gây ra nhằm ổn định cuộc
sống.


9

-

Hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng

tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội gồm: hỗ trợ vật chất, y tế, vật sung sinh hoạt,
giáo dục đào tạo, việc làm, mai táng.

Trên cơ sở mức khuyết tật, khả năng tự phục vụ, mức độ rủi ro, chính sách
trợ giúp xã hội quy định các định mức trợ giúp phù hợp với từng đối tượng và khả
năng ngân sách.
1.3.

Người cao tuổi và chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi

1.3.1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta
thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay thuật ngữ
người cao tuổi ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không
khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, người cao tuổi là thuật ngữ mang tính
tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền
với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định Người
cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo Tổ chức y tế Thế giới - WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ,… lại quy định người cao tuổi là
những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác
nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau.
Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của
người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn
hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
Theo quan điểm của Công tác xã hội, với đặc thù là một nghề trợ giúp xã
hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những
thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn,
vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng
cần sự trợ giúp của công tác xã hội.



10

Trong nghiên cứu này, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở
lên theo quy định của Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 ban hành ngày 23
tháng 11 năm 2009.
1.3.2. Chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
Xuất phát từ cơ sở lý thuyết về người cao tuổi và chính sách trợ giúp xã hội,
có thể hiểu chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi là những quy định của
nhà nước về đối tượng trợ giúp là người cao tuổi, điều kiện trợ giúp, chế độ trợ
giúp, hình thức trợ giúp và quy trình thủ tục thực hiện chính sách trợ giúp, để người
cao tuổi có cuộc sống ổn định và hoà nhập cộng đồng. Cụ thể là các chính sách trợ
giúp thường xuyên bao gồm thu nhập hàng tháng, nhà ở, lương thực, bảo hiểm, dịch
vụ y tế, mai táng, chăm sóc đời sống tinh thần qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao, các đoàn thể,… Tùy thuộc vào khái niệm người cao tuổi và điều kiện
người cao tuổi thay đổi mà các chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
thời gian qua đã có nhiều sự đổi mới thích nghi với thực tế.
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CT-CP “Về chăm sóc
người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam”. Chỉ thị
khẳng định: “Kính lão đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và
nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người
cao tuổi là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân.
Các cấp chính quyền đã đề ra nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đó.
Pháp lệnh Người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành
năm 2000. Nghị định số 30/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định
và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi”. Điều 9 nêu rõ:
người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sức khoẻ
nhân dân ngày 11 tháng 8 năm 1989; Người cao tuổi được hưởng dịch vụ ưu tiên
khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/NĐ-HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24 tháng 01 năm 1991 về Điều lệ khám,

chữa bệnh và phục hồi chức năng; Người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn
phí thẻ bảo hiểm y tế.


11

Thông tư số 02/2004/TT- BYT hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức
khoẻ người cao tuổi trong đó quy định: người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ,
được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được
ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm
đảm bảo chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương.
Theo Thông tư số 24/2003/TT-BLĐTBXH ngày 06/11/2003 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các
chế độ bảo hiểm y tế theo quy định.
Luật người cao tuổi được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2010 đã nhấn mạnh “Trách nhiệm của gia đình,
Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người
cao tuổi”. Điều 4 Luật người cao tuổi quy định một số chính sách của Nhà nước đối
với người cao tuổi, cụ thể như sau:
- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và
phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh
tế - xã hội.
- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người
cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia
học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn
trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo
dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao
tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc
chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.


12

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những chính sách này được cụ thể hóa trong các điều khoản của Luật người
cao tuổi. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các điều của luật người cao tuổi quy định, các
Bộ ngành cũng đã ban hành các văn bản để tập trung thực hiện các chính sách đối
với người cao tuổi như:
- Bộ Văn hóa Thể Thao du lịch ban hành Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL
ngày 14/5/2012 về quy định chi tiết thi hành nghị định 06 của Chính phủ về hỗ trợ
người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và tổ chức mừng
thọ cho người cao tuổi.
- Bộ Y tế có Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 về hướng
dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi, trong đó hướng dẫn người
cao tuổi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại
cộng đồng .
- Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội quy định về hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội
hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã
hội.
- Văn bản thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi.
- Bộ Tài chính có Thông tư 21/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2011 về quy

định quản lý và sử dụng kinh phí, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại
nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng đối với người cao tuổi.
- Bộ Giao thông vận tải có công văn số 3873/BGTVT ngày 01 tháng 7 năm
2011 về triển khai thực hiện quy định về giảm giá vé, giá dịch vụ cho người cao
tuổi khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách và máy
bay chở khách.
Trong những năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước ta đã
có những chính sách ưu đãi đối với những người cao tuổi, các chính sách trợ giúp
được cụ thể hóa trong hệ thống văn bản Nhà nước thể hiện một số khía cạnh cuộc


13

sống qua các chính sách về vật chất, tinh thần như: chính sách bảo trợ xã hội, giảm
giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ và chính sách chúc thọ mừng thọ.
Về chính sách bảo trợ xã hội, đối với người cao tuổi từ đủ 60 đến 80 tuổi
thuộc hộ gia đình nghèo không có người phụng dưỡng, hoặc có người phụng dưỡng
nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, thì được hưởng
mức trợ cấp 180 nghìn đồng/người/tháng. Đối với người cao tuổi từ 80 trở lên thuộc
hộ gia đình nghèo không có người phụng dưỡng, hoặc có phụng dưỡng nhưng
người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, thì được hưởng mức trợ
cấp 270 nghìn đồng/người/tháng. Đối với người cao tuổi được nhận nuôi dưỡng
trong các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 2 điều 18 Luật người cao tuổi, thì
được hưởng mức trợ cấp 360 nghìn đồng/người/tháng.
Đối với người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong các cơ sở bảo
trợ xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng theo quy định thì được
hưởng mức trợ cấp 360 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài mức trợ cấp trên, khi người
cao tuổi qua đời, còn được Nhà Nước hỗ trợ chi phí mai táng 3.000.000 đồng theo
quy định của Luật Người cao tuổi.
Đối với chính sách giảm giá vé, giá dịch vụ, theo Nghị định 06/2011/NĐ-CP

ban hành ngày 14/01/2011 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao
tuổi, thì người cao tuổi còn được giảm giá vé dịch vụ, tham quan di tích văn hóa
lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, tập luyện thể dục thể thao tại các cơ sở có
bán vé, được giảm ít nhất từ 15% đến 20%.
Đối với chính sách chúc thọ, mừng thọ, người thọ 100 tuổi được Chủ tịch
nước chúc thọ và tặng quà, người thọ 90 tuổi được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà. UBND xã, phường, thị trấn phối hợp
với Hội người cao tuổi tại địa phương tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi từ 70
đến 100 tuổi trở lên vào các ngày như: Ngày người cao tuổi Việt Nam 06/6; Ngày
quốc tế người cao tuổi 01/10; tết Nguyên đán hoặc ngày sinh nhật người cao tuổi.
Cùng với chính sách bảo trợ xã hội, thực hiện Nghị định số 06/NĐ-CP năm
2011 của Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 21/TT-BTC ngày
18/02/2011 quy định rất cụ thể về quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe


14

ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ, biểu dương, khen
thưởng đối với người cao tuổi.
Những nội dung trên cho thấy nhiều chính sách đối với người cao tuổi được
ban hành và được cụ thể hóa qua các văn bản, hướng dẫn qua đó từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Trên thực tế mặc dù đã có các văn bản
quy định cụ thể các chính sách đối với người cao tuổi nhưng vẫn còn tình trạng
người cao tuổi chưa được hưởng các chính sách, chương trình phục vụ của nhà
nước, vẫn còn xảy ra tình trạng người cao tuổi thiếu thốn về kinh tế, không được
người thân chăm sóc nuôi dưỡng…
1.3.3. Đánh giá chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
1.3.3.1.

Ưu điểm


Công tác chăm sóc người cao tuổi ngày càng được các cấp chính quyền và xã
hội quan tâm thực hiện rộng rãi, đặc biệt là việc thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng
tại cộng đồng cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp
bảo hiểm xã hội hàng tháng được kịp thời và đầy đủ.
Phần lớn, người cao tuổi ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình “Tuổi cao –
Gương sáng” trong gia đình và xã hội. Người cao tuổi tích cực tham gia phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư mà còn đóng góp ngày
công và vận động cùng đóng góp để xây dựng giao thông nông thôn và phong trào
xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Các hoạt động truyền thông trên báo, đài, các cuộc mít tinh,… đã tác động
góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về công tác
chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. Công tác đào tạo
được đội ngũ Giảng viên nguồn làm nồng cốt cho công tác đào tạo nâng cao nhận
thức về công tác người cao tuổi và mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau
được tỉnh quan tâm.
Công tác chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi ngày
càng được nâng lên, được xã hội quan tâm nên việc triển khai thực hiện các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước về người cao tuổi được người dân đồng
thuận và hưởng ứng.


15

1.3.3.2.

Hạn chế

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc và phát huy
vai trò người cao tuổi mặc dù được triển khai trong hệ thống chính trị và cộng đồng

dân cư để toàn dân thực hiện chăm sóc người cao tuổi nhưng chưa rộng khắp và đi
vào chiều sâu.
Việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày
15/10/2011 của Bộ Y tế mặc dù đã được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện nhưng
hiện nay tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh chưa
bố trí giường bệnh điều trị nội trú và buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại
khoa khám bệnh; công tác khám chữa bệnh cho người cao tuổi ở Trạm y tế cấp xã
gặp nhiều khó khăn do thiếu về nhân lực và cơ sở vật chất còn hạn chế.
Chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng theo
Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ Giao thông Vận tải thực
hiện khó khăn vì hiện nay, các loại hình kinh doanh vận tải hành khách công cộng
trên địa bàn tỉnh thực hiện xã hội hóa, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, Nhà
nước không trợ giá nên các đơn vị vận tải chưa thực hiện miễn, giảm giá vé cho
người cao tuổi mà chỉ hỗ trợ người cao tuổi bằng hình thức ưu tiên mua vé tại các
quầy vé, giúp người cao tuổi được ngồi chỗ ưu tiên, hỗ trợ lên xe, xuống xe, sắp xếp
hành lý.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc
thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng đối với người cao tuổi theo Thông tư số
21/2011/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và
sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc
thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng thực hiện chưa đồng bộ do ngân sách
cấp xã khó khăn.
Mô hình câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình mới tỉnh được Dự án
UNFPA hỗ trợ thành lập 6 Câu lạc bộ, đến nay đã nhân rộng được 17 Câu lạc bộ,
nhưng hiện nay tỉnh khó khăn trong vận động nguồn lực để nhân rộng mô hình Câu
lạc bộ theo Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (đến nay chỉ đạt
10,37% so với 15% so với kế hoạch đề ra).



×