Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ CÔNG LUẬN

NGUYỄN TUẤN ANH

PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÚ ẨN AN TOÀN CỦA VÀNG ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
TẠI THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM
Mã số: 60340201
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP. Hồ Chí Minh – 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Kinh tế với đề tài “Phân tích sự ảnh
hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Sĩ.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, 2015
Tác giả

Lê Công Luận


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................
MỤC LỤC .........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 2
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................................ 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.6 Kết cấu luận văn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY .................................................................................................................. 5

2.1 Cơ sở lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến FDI ......................... 5
2.1.1 Đinh nghĩa về FDI ........................................................................ 5
2.1.2 Các hình thức chủ yếu của FDI .................................................... 6
2.1.3 Đặc điểm FDI................................................................................ 7
2.1.4 Một số lý thuyết giải thích động cơ đầu tư trực tiếp nước
ngoài ....................................................................................................... 8
2.1.4.1 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên của Mac.Dougall
(1960) ..................................................................................................... 8
2.1.4.2 Lý thuyết Hymer (1976) ................................................... 8
2.1.4.3 Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966) ........... 9


2.1.4.4 Lý thuyết quyền lực thị trường John Cant Well (1989). 10
2.1.4.5 Lý thuyết chiết trung....................................................... 11
2.2 Những nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài...................... 12
2.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam ........ 15
2.3.1 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai
đoạn 2000 – 2013 ................................................................................. 15
2.3.2 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
trong năm 2014 .................................................................................... 23
2.3.4 Tình hình thực hiện và kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp FDI trong năm 2014 ................................................................. 27
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây .............................................. 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1 Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 35
3.2 Mô tả các biến nghiên cứu ................................................................... 36
3.3 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 38
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 39
3.4.1 Phương pháp hồi quy..................................................................... 39
3.4.2 Các kiểm định mô hình ................................................................. 41

3.4.3 Phương pháp hồi quy khắc phục: Phương pháp GMM ................ 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU ................................................................. 47
4.1 Phân tích thống kê mô tả ..................................................................... 48
4.2 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến ...................................... 49
4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ................... 49
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................ 50


4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng
FEM

....................................................................................................................... 51
4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng

REM

....................................................................................................................... 51
4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM ..................................... 52
4.6 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư........................ 52
4.7 Kiểm định tự tương quan phần dư ..................................................... 53
4.8 Kiểm định tương quan phụ thuộc chéo .............................................. 54
4.9 Phân tích kết quả hồi quy .................................................................... 55
4.10 Hồi quy đối chiếu Daniel Hoechle ..................................................... 57

CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT KIẾN NGHỊ .................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
FDI

OECD

Cách viết tắt đầy đủ
Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Organization for Economic Co-operation and Development – Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế

IMF

International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế

WTO

World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

MNC

Multinational corporation – Công ty đa quốc gia

REM

Random effect regression - Mô hình tác động ngẫu nhiên

FEM

Fixed effect regression - Mô hình tác động cố định


GMM

Generalized Method of Moments


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ....................................16
Bảng 2.2: 10 nước đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam (Tính đến ngày 31/12/2012) ....18
Bảng 2.3: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư năm 2013 .................................................19
Bảng 2.4: FDI được cấp giấy phép tại Việt Nam theo ngành (Lũy kế tính đến
31/12/2012)......................................................................................................................20
Bảng 2.5: Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ, tính đến hết ngày 31/12/2012.....................22
Bảng 2.6: Tổng quan kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó
về quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến FDI ...........................................................33
Bảng 3.1: Cách tính các biến và nguồn dữ liệu ..............................................................35
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ................................................48
Bảng 4.2: Kết quả ma trận tự tương quan .......................................................................49
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai ..............50
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM .................................................51
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM.................................................51
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM....................................................52
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ..............................................53
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình .......................................................53
Bảng 4.9: Kiểm định tương quan chéo ...........................................................................54
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình ..............................................................................55
Bảng 4.11: Kết quả mô hình hồi quy mở rộng ...............................................................58


-1-


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét tác động của 4 nhân tố: Chi tiêu chính phủ, độ
mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tác động như thế nào đến dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 15 quốc gia
Đông Á – Thái Bình Dương từ giai đoạn 1992 đến năm 2014 thông qua đối chiếu 4
phương pháp hồi quy OLS, hồi quy hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect –
FEM), hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM),
và GMM, ngoài ra để củng cố kết quả kiểm định bài nghiên cứu còn sử dụng mô
hình hồi quy mở rộng đối chiếu - phương pháp hồi quy robust standard errors.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến chi tiêu chính phủ, độ mở thương mại
và tăng trưởng kinh tế đều có tương quan cùng chiều với dòng vốn FDI vào trong
nước. Điều này ngụ ý rằng chi tiêu công, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế
đều có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút vốn đầu tư FDI vào trong nước. Ngoài
ra, kết quả kiểm định mối tương quan giữa lạm phát và FDI là không rõ ràng, kết
quả hồi quy GMM không cho thấy biến lạm phát có ý nghĩa thống kê, hơn nữa qua
hồi quy mở rộng không tìm thấy được biến lạm phát có ý nghĩa thống kê tới FDI, từ
đó cho thấy nhân tố lạm phát không có ảnh hưởng tác động nhiều đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào trong nước.


-2-

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài
Những thập niên gần đây chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong mở rộng các

mối quan hệ kinh tế đối ngoại đi kèm với nó là sự gia tăng trong vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Rất nhiều nghiên cứu trước đây chẳng hạn của E. Borenszteina, J.
De Gregoriob, J-W. Leec (1998 ), Xiaoying Li, Xiaming Liu (2005) … đã chỉ ra
rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và
đời sống của các quốc gia, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng, gia tăng tiềm
năng phát triển kinh tế trong nước.
Nguồn vốn là một nhân tố rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của
mọi quốc gia, đặc biệt đối với những nền kinh tế đang phát triển hầu hết đều cần có
một lượng vốn đầu tư lớn để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Với đa
số các quốc gia đang phát triển, nguồn vốn tích lũy trong nước là không đủ để đáp
ứng nhu cầu đầu tư ngày một lớn của quốc gia, nếu không khắc phục được nhu cầu
vốn này nền kinh tế có thể lâm vào trì trệ, thậm chí suy thoái vì không thể tận dụng
được tiềm năng của mình trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do đó là rất cần thiết để bù đắp thiếu hụt vốn
trong nước.
Ngoài việc bổ sung nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế, đầu tư trực tiếp
nước ngoài còn là một kênh chuyển giao kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý tiên
tiến. Đây là lợi ích lâu dài và rất cần thiết của những nước được nhận đầu tư giúp
quốc gia theo kịp công nghệ và bí quyết quản lý đã được phát triển và tích lũy qua
nhiều năm của các nước phát triển. Thực tế cho thấy hầu hết các quốc gia nhận đầu
tư trực tiếp nước ngoài đều đã cải thiện đáng kể trình độ công nghệ kỹ thuật của
mình. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo ra nhiều công ăn việc làm giải
quyết một phần vấn nạn thất nghiệp vốn là tình trạng nan giải của nhiều quốc gia.
Nhất là đối với những quốc gia có lực lượng lao động trẻ, phong phú nhưng chưa
được khai thác sử dụng hợp lý như Việt Nam chúng ta.


-3-

Sự quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khiến việc thu hút vốn đầu
tư nước ngoài trở thành một vấn đề bức thiết đối với nhiều quốc gia trên thế giới

trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, FDI đã đóng một vai trò quan trọng
trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta. Với những tác động tích
cực của mình FDI đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện các mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển
giao công nghệ và giúp khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia.
Do đó, việc nghiên cứu và kiểm định tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất quan trọng để đưa ra gợi ý
cho các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và thực thi các chính sách vĩ mô
nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách hiệu quả.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá và phân tích các nhân tố tác động
đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là: chi tiêu chính phủ, độ mở
thương mại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cơ
sở dữ liệu các quốc gia khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, có đặc điểm khá
tương đồng với Việt Nam để từ đó đưa ra những gợi ý hữu ích trong việc thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố chi tiêu chính phủ, độ mở thương mại,
tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thời gian và phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào các quốc gia
Đông Á – Thái Bình Dương, cụ thể bao gồm 15 quốc gia: Cambodia, Trung Quốc,
Fiji, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mongolia, Papua New Guinea,
Philippines, Solomon Islands, Thái Lan, Tonga, Vanuatu, và Việt Nam. Số liệu
được thu thập từ World Bank giai đoạn năm 1992 đến năm 2014.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng trên dữ liệu bảng, gồm 4
phương pháp hồi quy đó là hồi quy OLS, hồi quy hiệu ứng tác động cố định (Fixed


-4-


effect – FEM), hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect –
REM), và GMM để so sánh mức độ đáng tin cậy và đồng nhất của tương quan các
biến trong mô hình. Ngoài ra, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy robust
standard errors trên dữ liệu bảng để so sánh kết quả,kiểm định tính vững(robustness
check) đưa ra hiệu quả ước lượng hệ số tốt hơn với độ lệch chuẩn ước lượng nhỏ
hơn.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Chi tiêu công có ảnh hưởng như thế nào đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài?
- Các nhân tố vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và lạm
phát có tác động như thế nào đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong
nước?
1.6. Kết cấu luận văn:
Bài luận văn được bố cục như sau:
-

Chương 1: Giới thiệu

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Trình bày kết quả mô hình


-

Chương 5: Tổng kết, khuyến nghị


-5-

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến FDI
2.1.1 Định nghĩa về FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ
lâu dài theo đó một tổ chức trong nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích
lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư
trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền
kinh tế đó.
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại đầu tư phản ánh mục
tiêu của việc thiết lập mối quan hệ lâu dài của một doanh nghiệp thường trú tại một
nền kinh tế (Đầu tư trực tiếp) trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp) là cư dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp. Sự quan tâm
lâu dài ngụ ý sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến việc quản lý
doanh nghiệp. Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền biểu quyết của
một dân cư doanh nghiệp trong một nền kinh tế bởi một cư dân trong một nền kinh
tế khác là bằng chứng của mối quan hệ như vậy
Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, điều 3: Đầu tư trực tiếp là hình
thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu
tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các
tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư.

Theo tổ chức thương mại WTO cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy
ra khi một nhà đầu tư từ một nước (Nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước
khác (Nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương tiện quản lý
là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong những trường hợp đó,
nhà đầu tư được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay các chi
nhánh công ty”.


-6-

Từ các khái niệm nêu trên về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta có thể
hiểu rằng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động tham gia đầu tư bằng
tiền hoặc bằng tài sản của một cá nhân hay tổ chức nước ngoài vào một thực thể
kinh tế trong nước, và có quyền tham gia điều hành, quản lý thực thể kinh tế này
nhằm mục tiêu sinh lời.
2.1.2 Các hình thức chủ yếu của FDI
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một
hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (Gọi là
bên hợp doanh) ký kết hợp đồng quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không cần hình thành pháp nhân
mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ thực
hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm. Các sản phẩm có kỹ thuật cao
đòi hỏi kết hợp thế mạnh của nhiều công ty trong các quốc gia khác nhau. Đây cũng
là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần xu hướng của sự
phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Doanh nghiệp liên doanh: Nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tư
trong nước để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty
cổ phần, công ty hợp danh, theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp
nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày nhận được

Giấy chứng nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài (Tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư
nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp giấy chứng
nhận đầu tư.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sát nhập, mua lại doanh
nghiệp: Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sát nhập, mua lại doanh nghiệp


-7-

để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp
luật có liên quan. Doanh nghiệp sát nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp bị sát nhập, mua lại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các
quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình
thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường, khi sát nhập, mua lại công ty chi nhánh
tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều kiện tập
trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng
điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Ngoài các hình thức cơ bản trên, trong các công trình xây dựng còn có các
hình thức:
-

BOT (Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao);

-


BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh);

-

BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao);

-

BCC (Hợp đồng phân chia sản phẩm).

2.1.3 Đặc điểm FDI:
Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là
tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư đặc biệt là các nước đang phát triển cần
lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng một hành lang pháp lý đủ
mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để định hướng nguồn vốn FDI vào mục
đích phát triển kinh tế trong nước tránh trường hợp FDI chỉ thuần phục vụ mục đích
tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài và gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh
tế trong nước.
Quyền quản lý điều hành các đối tượng đầu tư trong nước được quyết định
bằng mức độ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu mức góp vốn đạt mức 100%
thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. Lợi
nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và được phân
chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định. Tùy theo quy định của luật doanh
nghiệp mỗi quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng một số vốn pháp định tối


-8-

thiểu khi tham gia đầu tư trực tiếp. Quy định này thường không đồng nhất giữa các
quốc gia khác nhau.

Tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ sẽ quyết định đến quyền
và nghĩa vụ của các bên, lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỷ lệ góp vốn
Thu nhập mà chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư được quyền chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu
tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ đầu tư từ đó đưa ra quyết
định đầu tư có lợi nhất cho bản thân
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư
cũng như các kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các công ty đa quốc gia (MNCs).
2.1.4 Một số lý thuyết giải thích động cơ đầu tư trực tiếp nước ngoài:
2.1.4.1 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên của Mac.Dougall (1960)
Năm 1960, Mac.Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết phát triển từ lý thuyết
chuẩn của Hescher Ohlin – Samuaelson về sự vận động vốn. Ông cho rằng nguồn
vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước có lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi
đạt được trạng thái cân bằng (Lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư cả hai nước
trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với
trước đầu tư.
Trong giai đoạn đó lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận. Nhưng về sau
tình hình trở nên thiếu ổn định, tỷ suất đầu tư của Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ
suất trong nước tuy nhiên FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn tăng liên tục. Mô hình trên
không giải thích được vì sao một số nước đồng thời vừa có dòng vốn chảy vào vừa
có dòng vốn chảy ra. Do đó, lý thuyết này chỉ được xem là một bước khởi đầu hữu
hiệu để nghiên cứu FDI.
2.1.4.2 Lý thuyết Hymer (1976)
Hymer (1976) giải thích các lý thuyết của FDI bằng cách so sánh sự khác biệt
giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư theo danh mục đầu tư. Dựa theo lý thuyết


-9-


đầu tư danh mục, nguồn vốn di chuyển từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao
cho đến khi lãi suất cân bằng. Lý thuyết này giả định không có các rào cản đối với
việc luân chuyển vốn như các rủi ro và không chắc chắn. Tuy nhiên Hymer lập luận
rằng lý thuyết về đầu tư danh mục không giải thích được sự kiểm soát, trong đầu tư
danh mục các nhà đầu tư ở nước ngoài không có quyền kiểm soát doanh nghiệp mà
họ đầu tư vào.
Theo Hymer có hai lý do giải thích tại sao các nhà đầu tư tìm kiếm sự kiểm
soát đó là các nhà đầu tư kiểm soát doanh nghiệp của họ ở nước ngoài để đảm bảo
việc đầu tư của họ là an toàn và loại bỏ đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài và nước
khác. Hymer cho rằng các công ty đa quốc gia đang thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
do lợi thế nhất định mà họ nhận được thông qua kiểm soát các doanh nghiệp.
Hymer đã phân tích lợi thế của các nhà đầu tư nước ngoài so với các công ty nhận
đầu tư. Những lợi thế này đang nhận được các yếu tố của sản xuất với chi phí thấp
hơn, phương thức sản xuất, bằng sang chế, vốn … Ở nơi mà bất hoàn hảo thị trường
tồn tại (rào cản gia nhập thị trường, chi phí giao dịch cao) Các công ty đa quốc gia
muốn tham gia vào đầu tư trực tiếp hơn.
2.1.4.3 Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966)
Lý thuyết vòng đời sản phẩm được S.Hirsch đưa ra đầu tiên và sau đó được
Raymond Vernon phát triển một cách có hệ thống từ những năm 1966. Lý thuyết có
đóng góp đáng kể trong việc phân tích FDI. Nó phân tích bốn giai đoạn sản xuất bắt
đầu với việc phát minh ra sản phẩm mới thông qua hai ý tưởng:
Thứ nhất là: Mỗi sản phẩm có một vòng đời từ khi xuất hiện đến lúc bị đào thải,
vòng đời dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
Thứ hai là: Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ
độc quyền vì các nước này kiểm soát được khâu nghiên cứu và triển khai lợi thế
quy mô từ ưu thế đó.
Lý thuyết vòng đời sản phẩm cho một cái nhìn sâu sắc về câu hỏi tại sao và như
thế nào xuất khẩu được thay thế bằng đầu tư nước ngoài. Theo nghiên cứu này ban
đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và xuất



- 10 -

khẩu. Nhưng khi sản phẩm bắt đầu được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới
thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sau đó sản
phẩm sẽ được xuất khẩu lại nước đã phát minh nó. Cụ thể vòng đời quốc tế của một
sản phẩm gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi xem có thỏa mãn
nhu cầu khách hàng hay không và sản phẩm được bán trong nước cũng là để tối
thiểu hóa chi phí. Xuất khẩu sản phẩm trong giai đoạn này là không đáng kể. Người
tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Quy trình
sản xuất nhỏ.
Giai đoạn 2: Sản phẩm được chấp nhận, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các
đối thủ cạnh trong và ngoài nước xuất hiện. Nhưng dần dần nhu cầu trong nước
giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều và các nhà máy ở
nước ngoài bắt đầu được hình thành (Sản xuất thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài). Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.
Giai đoạn 3: Sản xuất được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên
thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận
hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, các thị
trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất tiếp tục được chuyển
sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhiều nước xuất khẩu trong giai đoạn trước (Trong đó có nước tìm ra sản phẩm)
nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm
trong nước không cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế.
2.1.4.4 Lý thuyết quyền lực thị trường John Cant Well (1989):
Theo lý thuyết này, các công ty thực hiện FDI vì các lý do sau:
Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm, trong khi đó
một số nước không đủ khả năng thăm dò và khai thác những nguồn nguyên liệu

mới. Vì vậy, các MNCs tận dụng lợi thế cạnh tranh (về kỹ thuật, công nghệ, vốn,
nhân lực) trên cơ sở khai thác những nguồn nguyên liệu ở nước sở tại. Điều đó góp
phần lý giải tại sao FDI theo chiều dọc thường được thực hiện ở nước đang phát


- 11 -

triển. FDI theo chiều dọc (hay còn gọi là liên kết dọc) là hình thức đầu tư khi các
công ty đầu tư ra nước ngoài nhằm sản xuất các sản phẩm trung gian, sau đó, được
xuất khẩu ngược trở lại và trở thành đầu vào sản xuất của chủ đầu tư.
Thứ hai, thông qua liên kết dọc, các doanh nghiệp đầu tư FDI có thể thiết lập
nên các hàng rào ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tiếp cận tới nguồn
nguyên liệu mới mà họ đang khai thác.
Thứ ba, FDI theo chiều dọc còn có thể tạo ra những lợi thế về chi phí thông qua
việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất và chuyển giao sản phẩm giữa
các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất.
2.1.4.5 Lý thuyết chiết trung:
Một trong những mô hình lý thuyết đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về FDI là
mô hình OLI, được phát triển bởi Dunning (1979, 1988, và 1993). Lý thuyết này
cho rằng thâm nhập vào thị trường nước ngoài nghĩa là các MNCs có điều kiện
công nghệ và vốn nhất định phải cạnh tranh được với các nhà sản xuất trong nước,
có hiểu biết tốt hơn về thị hiếu của người tiêu dùng, đặc điểm thị trường, cũng như
những mối quan hệ tốt hơn đối với các nhà lập chính sách. Bên cạnh đó, các MNCs
cũng tính đến những chi phí giao dịch cao hơn so với sản xuất ở trong nước như:
thuế quan, các khoản phí, chi phí vận tải, và các khoản chi phí liên kết dịch vụ
khác. Vì vậy, khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, theo Dunning, các MNCs chắc
chắn phải sở hữu một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước sở tại. Lý thuyết chiết trung giải thích nguyên nhân nhà đầu tư thực hiện đầu
tư ra nước ngoài khi hội tụ đủ ba yếu tố lợi thế: lợi thế về sở hữu (O - Ownership),
lợi thế về địa điểm (L - Location) và lợi thế về việc khai thác các quan hệ nội bộ

công ty (I - Internalization - lợi thế của việc nội bộ hóa các hoạt động và các giao
dịch).
Lợi thế về sở hữu (chủ yếu lợi thế về quyền sở hữu công nghiệp ): Nhà đầu tư
muốn tiến hành hoạt động đầu tư phải sở hữu loại tài sản đặc biệt như lợi thế về ý
tưởng, sáng chế, bí quyết kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi hàng hóa, các
chương trình phần mềm máy tính hoặc các kỹ năng quản lý.


- 12 -

Lợi thế về địa điểm (hay vị trí địa lý thực hiện hoạt động đầu tư): Là lợi thế có
được do việc tiến hành hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những
đặc thù riêng ( do điều kiện tự nhiên hoặc được tạo ra ). Nhà đầu tư lựa chọn địa
điểm thuận lợi cho hoạt động đầu tư như của nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
sự sẵn có của lực lượng lao động với giá rẻ, gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu,
thuận tiện cho vận tải, bến bãi, và đặc biệt thuận tiện cho việc phát triển các quan hệ
giao lưu kinh tế quốc tế.
Lợi thế về nội bộ hóa các hoạt động sản xuất hoặc các giao dịch, trước hết được
ưu tiên thực hiện ở trong nội bộ doanh nghiệp như giữa các chi nhánh, hoặc thực
hiện việc phân công và chuyên môn hóa trong việc tạo ra giá trị giữa công ty mẹ và
công ty con. Lợi thế của cách tổ chức thực hiện này là khắc phục được tình trạng
tiến hành sản xuất ở các chi nhánh làm ăn thua lỗ ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh nói chung của công ty, khai thác được những lợi thế của hoạt
động chuyển giá nội bộ, tránh được hàng rào thuế quan, hạn chế sự kiểm soát của
chính phủ nên tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh. Lợi thế này còn được thể hiện ở việc công ty không phải phụ thuộc quá
lớn vào các bạn hàng, góp phần tăng mức độ chủ động của các công ty trong quá
trình thực hiện chiến lược kinh doanh.
Lý thuyết này giải thích nguyên nhân thực hiện đầu của các MNCs với tiềm lực
về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, uy tín…. Tức là có đủ 3 yếu tố trên, và chỉ

khi hội tụ đủ 3 lợi thế này mới làm cho thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
Với 3 trụ cột của mình, lý thuyết chiết trung đã đề cập tới vai trò của FDI dưới
nhiều góc độ như tăng cường thu hút lợi nhuận cho nhà đầu tư, ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường đầu của nước tiếp nhận đối với hoạt động đầu tư, tác động tích
cực của FDI đối với nước tiếp nhận như tính toàn dụng nguồn lực ( về vốn, nhân
công, về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của quốc gia..)
2.2 Những nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Các lý thuyết trên đã phần nào đã giải thích lý do các MNCs muốn đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét những yếu tố nào của quốc gia


- 13 -

sở tại góp phần đáng kể trong việc thu hút FDI. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Toàn
(2010) có bốn nhóm động cơ chính ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư
FDI như sau:
 Nhóm động cơ về kinh tế
Nhân tố thị trường: Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong
những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi đề cập
đến quy mô của thị trường thì tổng giá trị GDP chỉ số đo lường quy mô của nền
kinh tế thường được quan tâm. Nhiều nghiên cứu cho rằng FDI là hàm số phụ thuộc
vào quy mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần
các công ty đa quốc gia thường thiết lập nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo
chiến lược thay thế nhập khẩu của nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng
tăng trưởng GDP cũng là một nhân tố tốt để thu hút FDI. Bên cạnh đó thì nhiều nhà
đầu tư nhạy bén, mạo hiểm đi tắt đón đầu sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có kỳ
vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có cơ hội mở rộng ra các thị trường lân
cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước các nhà đầu tư nước ngoài
cũng tập trung đến những khu vực đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ
Nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận là động cơ và mục tiêu của hầu như tất cả các nhà

đâu tư khi tham gia đầu tư và kinh doanh. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay,
việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương tiện rất hữu hiệu để
các MNCs tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thiết lập các mối liên hệ chặt chẽ với
khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh,
và tránh được các rào cản thương mại. Tuy nhiên, trong ngắn hạn lợi nhuận không
phải lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu.
Nhân tố chi phí: Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNCs đầu tư vào
các nước là để khai thác tiềm năng, lợi thế về chi phí. Lý thuyết OLI của Dunning
(1993) cũng đã minh chứng cho động cơ này của các MNCs. Trong đó lợi thế về chi
phí lao động thường được xem là lợi thế quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh
được hoặc giảm thiểu rất nhiều chi phí vận chuyển nhờ đó nâng cao năng lực cạnh


- 14 -

tranh, kiểm soát được trực tiếp nguồn nguyên vật liệu giá rẻ, nhận được các ưu đãi
về đầu tư và thuế cũng như chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các
khía cạnh chi phí khác, đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cũng giúp các MNCs tránh
được ảnh hưởng của hàng rào thuế quan, phi thuế quan cũng như giảm đáng kể chi
phí xuất nhập khẩu.
 Nhóm động cơ về tài nguyên
Nguồn nhân lực: Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang
phát triển, các MNCs cũng nhắm đến việc khai thác các lao động trẻ và tương đối
dồi dào ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông đáp ứng được đầy
đủ và thõa mãn yêu cầu của các công ty về công nhân lao động. Tuy nhiên, để tìm
được các nhà quản lý giỏi cũng như cán bộ có kỹ thuật và trình độ ở các thành phố
lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong
việc xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên: Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là một

nhân tố tích cực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Malaysia là một
trong những nước có nguồn tài nguyên cực kỳ thu hút FDI. Các nhà đầu tư nước
ngoài đổ xô đến nước này nhắm vào các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí
đốt, cao su, gỗ … Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam khai
thác tài nguyên thiên nhiên là một mục tiêu quan trọng của nhiều MNCs trong các
thập kỷ qua. Thực tế cho thấy trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh
vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có
thị trường rộng lớn và tài nguyên dồi dào. Chỉ 5 quốc gia là Brazil, Indonesia,
Malaysia, Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% vốn đầu tư FDI của thế giới
trong giai đoạn 1973-1984.
Vị trí địa lý: Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 1980-2005 đã xác định lợi thế về vị trí
địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng thị trường ra
xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập
trung hóa.


- 15 -

 Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
Chất lượng cơ sở hạ tầng và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan
trọng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước hoặc một địa
phương. Một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (Bao gồm hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông
và các dịch vụ tiện ích khác như hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính ) là điều
mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng của
cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức
khỏe, hệ thống giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, các giá trị đạo
đức xã hội, phong tục tập quán tôn giáo văn hóa…

 Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết
định bởi các yếu tố kinh tế mà còn chịu sự chi phối của yếu tố ổn định chính trị. Sự
ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với sự ổn định chính trị được xem là rất quan
trọng, các nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ của ổn định chính trị với việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ
cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
2.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam:
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi bổ sung năm 2005) có hiệu
lực, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong thu hút nguồn vốn FDI. Luật này
đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù
hợp với hoàn cảnh mới.
2.3.1 Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000
– 2013:
Thống kê cho thấy nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng từ 20.7 tỷ USD
trong giai đoạn 1991 - 2000 lên gần 70 tỷ USD trong những năm 2001 - 2011,
nhưng tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại giảm từ hơn 24.3% xuống còn
22.75% trong cùng giai đoạn. Từ năm 2000 đến 2013 đã có khoảng 13,842 dự án


- 16 -

FDI được cấp phép đăng ký tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 205,631.9
USD. Trong đó số vốn thực hiện là 76,126.9 triệu USD chiếm 37.02% tổng số vốn
đăng ký.
Trong giai đoạn 2000 – 2013, quy mô bình quân một dự án cũng có xu hướng
tăng. Trong những năm 2001 – 2005, quy mô bình quân một dự án còn dưới 10
triệu USD, thì giai đoạn sau đó đã tăng lên được trên 12 triệu USD/dự án.
Bảng 2.1. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 -2013


Năm

Số dự
án

Vốn đăng kí
(triệuUSD)

Tổng số vốn thực
hiện

Quy mô bình
quân 1 dựán

(triệuUSD)

(triệuUSD)

2000

391

2,838.9

2,413.5

16.06

2001


555

3,142.8

2,450.5

5.66

2002

808

2,998.8

2,591.0

3.71

2003

791

3,191.2

2,650.0

4.03

2004


811

4,574.9

2,852.5

5.61

2005

970

6,839.8

3,308.8

7.05

2006

987

12,004.0

4,100.1

12.16

2007


1544

21,347.8

8,030.0

13.8

2008

1171

71,700.0

11,500.0

61.22

2009

839

23,100.0

10,000.0

27.53

2010


1240

19,764.0

11,000.0

15.94

2011

1191

15,618.0

11,000.0

13.11

2012

1287

16,348.0

10,460.0

12.70

2013


1257

21,600.0

11,500.0

17.18

Tổng số

13842

205,631.9

76,126.9

14.86

Trích nguồn: Tổng cục thống kê


-18-

Với các số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng kết quả thu hút FDI vào Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2013 đã thể hiện một phần xu hướng tăng giảm đầu tư toàn cầu, cả
mức vốn đăng ký và mức vốn thực hiện đều đạt điểm cao nhất là vào năm 2008, sau
đó giảm dần đến năm 2013. Nguyên nhân của lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là
do ảnh hưởng bởi tình hình chung của kinh tế - tài chính thế giới như vụ khủng bố
11/9/2001 tại Mỹ,cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008…Ngoài ra, theo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự sụt giảm của lượng vốn FDI vào Việt Nam như hiện nay

là do sự vắng bóng của các dự án lớn.
Phân chia theo đối tác đầu tư:
Tính đến hết ngày 31/12/2012, Đài Loan là quốc gia có tổng số dự án FDI đầu
tư vào Việt Nam lớn nhất với 2,234 dự án với vốn đăng ký 27,129.1 triệu USD
chiếm 16.231% trong tổng số vốn đăng ký của 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam . Nhật Bản là quốc gia có số vốn đăng ký đầu tư lớn nhất với 28,699.6 tỷ USD
chiếm 17.170%. Theo sau là các nước Singapore, Hàn Quốc...
Bảng 2.2: 10 nước đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam (Tính đến ngày
31/12/2012)
Quốcgia

STT

Số dựán

Vốn đăng ký(triệuUSD)

Tỷ lệ%

1

NhậtBản

1,849

28,699,6

17.170

2


ĐàiLoan

2,234

27,129,1

16.231

3

Singapore

1,119

24,875,3

14.882

4

HànQuốc

3,197

24,816,0

14.847

5


Quần đảo Vigin(Anh)

510

15,386,4

9.205

6

Quần đảo hành chính Hồng
Kong(TQ)

705

11,966,7

7.159

7

HoaKỳ

648

10,507,2

6.286


8

Malaixia

435

10,196,4

6.100

9

Quần đảo CayMen

54

7,506,0

4.491


-19-

10

Thái Lan

Tổng số

298


6,063,7

3.628

11,049

167,146,4

100

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng quan đến năm 2013 tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22.35 tỷ
USD, tăng 35.9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 12 tháng của năm 2013 đã có 57
quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với số
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5.875 tỷ USD, chiếm 26.3% tổng
vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4.76 tỷ USD, chiếm 21.3% tổng vốn đầu tư; Hàn
Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4.46 tỷ
USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Phân chia theo hình thức đầu tư:
Nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài là nhà đầu tư lớn nhất cho Việt Nam với 1,325
dự án cấp mới năm 2013 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lên tới
15,402.97 triệu USD. Chiếm giữ vị trí số 2 là các doanh nghiệp liên doanh với 202
dự án cấp mới, 4,863 triệu USD. Trong năm 2013, đầu tư theo hình thức BOT, BT,
BTO và công ty cổ phần là rất hạn chế.
Bảng 2.3: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư năm 2013

T

T

Hình thức đầutư

1

100% vốn nước
ngoài

2

Liêndoanh

Số lượt
dự án
tăngvốn

Vốn đăng
ký tăng
thêm
(triệu
USD)

Vốn đăng
ký cấp mới
và tăng
thêm (triệu
USD)

10,878.47


528

4,524.50

15,402.97

1,540.99

57

3,322.01

4,863.00

Số dự án
cấpmới

Vốn đăng
ký cấp
mới (triệu
USD)

1,325
202


×