Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Mối quan hệ giữa giao dịch nhà đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi TTCK tại một số quốc gia châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MINH TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA
GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TỶ
SUẤT SINH LỢI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MINH TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA
GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TỶ
SUẤT SINH LỢI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS Trần Thị Thùy Linh

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Mối quan hệ giữa giao
dịch nhà đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán tại một số
quốc gia châu Á” là công trình nghiên cứu của tôi cùng với sự hỗ trợ của Giảng viên
hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thùy Linh và chưa từng được công bố trước đây.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội
dung tôi đã trình bày trong luận văn này.
TP Hồ Chí Minh, Ngày

tháng 05 năm 2016

Người thực hiện

Trần Thị Minh Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................... 2

1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu..................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung................................................................. 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
1.5. Bố cục bài nghiên cứu..................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY... 6
2.1. Lý thuyết tổng quan.....................................................................................6
2.1.1. Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư nước ngoài................................ 6
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc vi mô thị trường.................................................... 7
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giao dịch của nhà đầu tư
nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán.................................. 9
2.2.1. Các yếu tố toàn cầu ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài...............................................................................................................9
2.2.2. Hành vi giao dịch phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề bất
cân xứng trong hành vi giao dịch phản ứng................................................ 11
2.2.3. Ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lên tỷ suất


sinh lợi thị trường chứng khoán địa phương...............................................12
2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm......................................... 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 17
3.1. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 17
3.2. Mô tả biến nghiên cứu............................................................................... 18
3.2.1. Biến nội sinh (biến địa phương)........................................................18
3.2.2. Biến ngoại sinh (nhân tố toàn cầu)....................................................19
3.3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định................................... 23

3.3.1. Mô hình nghiên cứu...........................................................................23
3.3.2. Phương pháp kiểm định.....................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................33
4.1. Phân tích kiểm định................................................................................... 33
4.1.1. Thống kê mô tả.................................................................................. 33
4.1.2. Kiểm định tính dừng..........................................................................34
4.1.3. Kiểm định nhân quả Granger............................................................ 35
4.1.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình.................................................37
4.2. Kết quả thực nghiệm..................................................................................37
4.2.1. Vai trò của các yếu tố toàn cầu trong biến động của dòng vốn nước
ngoài ròng và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán địa phương............38
4.2.2. Hành vi giao dịch phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề bất
cân xứng trong hành vi giao dịch phản ứng................................................46
4.2.3. Tác động của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán địa phương
đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.................................................. 50
4.3. Tổng hợp thảo luận kết quả nghiên cứu..................................................52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN........................................................................................56
5.1. Kết luận....................................................................................................... 56
5.2. Hạn chế của luận văn.................................................................................57
5.3 Những gợi ý về hướng nghiên cứu tiếp theo............................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phụ lục 1: KIỂM ĐỊNH TỔNG QUAN
Phụ lục 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
W


: Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đã phát triển

CS

: Phần bù rủi ro - khẩu vị rủi ro

EM

: Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán châu Á đang phát triển

F

: Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng

R

: Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán địa phương

HoSE

: Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

VAR

: Vector Auto - Regressive - Vector tự hồi quy

SVAR

: Structural Vector Auto - Regressive - Vector tự hồi quy cấu trúc


IRF

: Impulse Response Function - hàm phản ứng xung

MSCI

: Tổ chức MSCI

TPP

: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Bảng 3.1

: Tổng hợp các biến số trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.1

: Kết quả thống kê mô tả

Bảng 4.2

: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu


Bảng 4.3

: Kiểm định nhân quả Granger

Bảng 4.4

: Lựa chọn độ trễ tối ưu

Bảng 4.5a : Kết quả phân rã phương sai theo trật tự W - CS - EM
Bảng 4.5b : Kết quả phân rã phương sai theo trật tự EM - CS - W
Bảng 4.5c : Kết quả phân rã phương sai theo trật tự W - EM - CS

DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
Hình 4.1a : IRFs của dòng vốn đầu tư nước ngoài với EM
Hình 4.1b : IRFs của tỷ suất sinh lợi thị trường với EM
Hình 4.1c : IRFs của dòng vốn đầu tư nước ngoài với W
Hình 4.1d : IRFs của tỷ suất sinh lợi thị trường với W
Hình 4.1e : IRFs của dòng vốn đầu tư nước ngoài với CS
Hình 4.1f

: IRFs của tỷ suất sinh lợi thị trường với CS

Hình 4.2

: Phản ứng xung của dòng vốn nước ngoài ròng với tỷ suất sinh lợi địa

phương
Hình 4.3

: Phản ứng của dòng vốn nước ngoài ròng với tỷ suất sinh lợi âm và


dương
Hình 4.4
ngoài ròng

: Phản ứng xung của tỷ suất sinh lợi địa phương với dòng vốn nước


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa giao dịch nhà đầu tư nước ngoài và tỷ
suất sinh lợi thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan
trong giai đoạn từ tháng 01/2007 đến 06/2015. Tác giả cũng so sánh kết quả tại thị
trường cận biên Việt Nam với kết quả tại ba thị trường đang phát triển Hàn Quốc,
Thái Lan và Đài Loan. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR cấu trúc (SVAR)
để phân tích dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng, ngoài tỷ suất sinh lợi thị trường chứng
khoán đã phát triển thì khẩu vị rủi ro và đặc biệt là thông tin toàn cầu liên quan đến
thị trường đang phát triển cũng ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài ròng đến các
thị trường đang phát triển. Phát hiện hành vi giao dịch phản ứng ngược chiều của
nhà đầu tư nước ngoài với một cú sốc trong tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán
địa phương. Nghiên cứu cũng xem xét vấn đề bất cân xứng trong hành vi giao dịch
phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài bán sau một sự gia tăng
trong tỷ suất sinh lợi thị trường địa phương nhưng lại không mua sau một sự sụt
giảm của tỷ suất sinh lợi thị trường địa phương.
Từ khóa: giao dịch phản ứng, các nhân tố toàn cầu, giao dịch nhà đầu tư nước
ngoài, tỷ suất sinh lợi địa phương, thị trường cận biên.


2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Vai trò và ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến thị trường
tài chính nói chung và thị trường chứng khoán của quốc gia tiếp nhận đầu tư nói
riêng đã được biết đến trong rất nhiều nghiên cứu đặc biệt là tại các quốc gia có thị
trường chứng khoán đã và đang phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp có vai trò rất lớn
trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường, nâng cao năng lực quản lý và cạnh
tranh, nâng cao tính minh bạch cho thị trường và giảm chi phí vốn cho các doanh
nghiệp... Bên cạnh đó là quá trình Việt Nam đang tham gia đàm phán hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có vấn đề về đầu tư và dịch vụ
tài chính. Hiệp định TPP được ký kết thành công và thông qua sẽ giúp Việt Nam trở
thành một thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ dần tháo bỏ những quy
định hạn chế trong dòng vốn và cuối cùng là mở cửa thị trường tài chính hoàn toàn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện thì
số lượng nghiên cứu về mối quan hệ này hầu như chưa được thực hiện tại một thị
trường chứng khoán cận biên như Việt Nam.
Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư nước ngoài và thị
trường chứng khoán của tại những thị trường đang phát triển ở châu Âu đã được
nghiên cứu khá nhiều như tại Tây Ban Nha (Porras và Ülkü, 2015), Thổ Nhĩ Kỳ
(Ülkü, İkizlerli, 2012), Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Balan (İkizlerli, 2011), Thổ Nhĩ Kỳ,
Hy Lạp, Hungary, Balan, Cộng hòa Séc, Slovenia, Romania và Bulgaria (Ülkü,
2015)... nhưng tại những quốc gia đang phát triển ở châu Á thì vẫn chưa được
nghiên cứu nhiều như Choe và các cộng sự, 1999; Griffin và các cộng sự, 2004;
Richards, 2005; Dvořák, 2005; Choe và các cộng sự, 2005; Bailey và các cộng sự,
2007; Samarakoon, 2009 vì tính sẵn có của dữ liệu.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa giao dịch của nhà đầu


3


tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán tại một số quốc gia
châu Á” để thực hiện một nghiên cứu chính thức về mối quan hệ giữa giao dịch của
đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán tại Việt Nam - một thị trường cận biên
theo xếp loại của tổ chức MSCI. Nghiên cứu mối quan hệ này tại Việt Nam sẽ bổ
sung thêm kết quả thực nghiệm cho chuỗi nghiên cứu về mối quan hệ giữa dòng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán tại tất cả
các dạng thị trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thực hiện so sánh mối quan hệ
này tại Việt Nam với một số thị trường đang phát triển tại khu vực châu Á để thấy
được những khác biệt của mối quan hệ này tại những thị trường đang phát triển. Tác
giả lựa chọn bài nghiên cứu của tác giả Ülkü (2015) xem xét mối quan hệ giữa dòng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán tại các
thị trường đang phát triển châu Âu làm bài tham khảo chính cho nghiên cứu của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Bài nghiên cứu tập trung xem xét mối quan hệ giữa giao dịch của nhà đầu tư
nước ngoài và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Hàn Quốc,
Thái Lan và Đài Loan và so sánh kết quả thực nghiệm với các nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng xem xét vai trò của các yếu tố thông tin toàn cầu
tác động như thế nào đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến các thị trường
chứng khoán đang phát triển.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu chung, tác giả thực hiện ước lượng mục tiêu
nghiên cứu chính bằng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
(1) Ảnh hưởng của các nhân tố toàn cầu: tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đã
phát triển, phần bù rủi ro và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đang phát
triển lên sự biến động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và tỷ suất sinh
lợi thị trường chứng khoán địa phương như thế nào?



4

(2) Hành vi giao dịch phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Và có tồn
tại bất cân xứng trong hành vi giao dịch phản ứng hay không?
(3) Ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài lên tỷ suất sinh lợi địa phương như thế
nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu


Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán của Việt
Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan.



Chỉ số chứng khoán chính của các quốc gia: Vn-index, Kospi, SET và TAIEX
lần lượt của Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng, tỷ suất sinh
lợi của một chỉ số chứng khoán chính của các quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc,
Thái Lan và Đài Loan tại tần suất tháng; mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán. So sánh kết quả
thực nghiệm giữa các quốc gia.




Bài nghiên cứu sử dụng số liệu được công bố tại sở giao dịch chứng khoán của
các quốc gia trong giai đoạn từ tháng 1/2007 đến tháng 06/2015.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm Jmulti 4.4
để tiến hành chạy và hồi quy mô hình SVAR (VAR cấu trúc) để xem xét cả phản
ứng hiện tại và phản ứng trễ trong những cú sốc của các biến trong mô hình nghiên
cứu. Bên cạnh đó là tiến hành phân rã phương sai để đo lường ảnh hưởng của các
nhân tố toàn cầu đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến các thị trường.
1.5. Bố cục bài nghiên cứu
Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, bố cục luận văn bao gồm 5 chương, cụ


5

thể:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan các nội dung của luận văn và các vấn đề
nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày những nội dung cơ bản của bài
nghiên cứu cũng như lý do dẫn tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu này.
Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây. Trong chương này tác
giả trình bày những lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước đây về
mối quan hệ giữa giao dịch nhà đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường
chứng khoán.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả trình bày những lý
thuyết kinh tế lượng cơ bản, mô tả biến và mô hình được sử dụng trong bài nghiên
cứu.
Chương 4: Các kết quả nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày kết quả
nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên bộ dữ liệu tác giả thu thập tại các thị
trường nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận. Chương này tác giả trình bày những kết luận cuối cùng

được rút ra được từ bài nghiên cứu. Đưa ra những hạn chế của bài nghiên cứu và
định hướng cho các nghiên cứu sau này.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Lý thuyết tổng quan
Nhà đầu tư quốc tế được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường các quốc

gia đang phát triển, hành vi giao dịch phản ứng cùng chiều và mối quan hệ giữa
giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường vốn địa phương
được tập trung trong lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư nước ngoài và lý thuyết
cấu trúc vi mô thị trường. Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư nước ngoài xem xét
hành vi của nhà đầu tư nước ngoài khi có những cú sốc ngoài kỳ vọng trong tỷ suất
sinh lợi thị trường chứng khoán đang phát triển, thông tin toàn cầu, rủi ro và vấn đề
bất cân xứng thông tin. Lý thuyết cấu trúc vi mô thị trường xem xét về giá của tài
sản tài sản tài chính được thiết lập như thế nào và chênh lệch giữa giá mua và giá
bán.
2.1.1.

Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư nước ngoài

Lý thuyết về tái cân bằng dự báo một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất sinh
lợi thị trường đã phát triển và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến các thị
trường đang phát triển được xem như là ảnh hưởng của tái cân bằng tài sản và danh
mục [Bohn và Tesar, 1996; Kyle và Xiong, 2001; Kodres và Pritsker, 2002; Griffin

và cộng sự, 2004]. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư trên nhiều thị trường khác nhau
nhằm tìm kiếm lợi nhuận bằng việc đa dạng hóa rủi ro. Khi tỷ suất đầu tư tại các thị
trường đang phát triển tăng (giảm), nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng tăng
(giảm) đầu tư tại các thị trường đang phát triển.
Các thị trường vốn đang phát triển thiết lập một phân lớp tài sản rủi ro cao, do
đó dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến các thị trường này có thể phản ứng với
những thay đổi trong khẩu vị rủi ro. Khi nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy thị trường
vốn các nước đang phát triển có rủi ro cao sẽ khiến cho nhà đầu tư nước ngoài có
tâm lý e ngại đầu tư nếu không có những thông tin mới rõ ràng hơn.


7

Nhà đầu tư nước ngoài được cho là có thể định thời gian cho các khoản đầu tư
của mình dựa trên những thông tin về điều kiện vĩ mô toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tất
cả các thị trường đang phát triển, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có thể tương
quan với tỷ suất sinh lợi của chỉ số thị trường đang phát triển toàn cầu đại diện cho
kỳ vọng cho hoạt động vĩ mô toàn cầu trong tương lai. Ý tưởng thông tin riêng toàn
cầu ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài đã được nghiên cứu trong Albuquerque và
cộng sự (2009). Tái cân bằng giữa các thị trường đang phát triển cũng có thể ảnh
hưởng đến dòng vốn nước ngoài cũng đã được đưa ra trong Kyle và Xiong (2001).
Lý thuyết ban đầu về đầu tư gián tiếp quốc tế cho rằng nhà đầu tư nước ngoài là
những nhà giao dịch cùng chiều thiếu thông tin với tỷ suất sinh lợi địa phương
[Brennan và Cao (1997); Griffin và cộng sự (2004); Albuquerque và cộng sự (2007)
nhấn mạnh vào tính không đồng nhất trong nhóm các nhà đầu tư]. Trực giác xuất
phát từ tiên đề cho rằng đánh giá thông tin địa phương của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
tốn kém hơn, do đó khi xuất hiện những thông tin chung thì nhà đầu tư nước ngoài
sẽ tập trung khai thác nhiều hơn. Do đó, nhà đầu tư trong nước tích lũy những lợi
thế về thông tin có thể dẫn đến một mối quan hệ cùng chiều giữa dòng vốn nước
ngoài ròng hiện tại và tỷ suất sinh lợi địa phương hiện tại và những kỳ trễ.

Nghiên cứu trước đây chỉ ra mức độ giới hạn về khả năng dự báo tại những
khoảng thời gian ngắn tại mức độ toàn thị trường (Dahlquist và Robertsson, 2004;
Froot và Ramadorai, 2001; Froot và cộng sự, 2001; Griffin và công sự, 2004;
Kamesaka và cộng sự., 2003; Richards, 2005). Lý do được cho là sự ổn định trong
những dòng vốn, như dòng vốn hiện tại dự báo dòng vốn tương lai nhưng nó lại có
mối tương quan cùng chiều với tỷ suất sinh lợi hiện tại. Nhiều nghiên cứu kết luận
rằng nhà đầu tư nước ngoài là những nhà giao dịch phức tạp (Chen và cộng sự,
2009) nhưng thiếu thông tin (Dvořák, 2005).
2.1.2.

Lý thuyết cấu trúc vi mô thị trường

Một định nghĩa phổ biến của cấu trúc vi mô thị trường là nghiên cứu về những
cơ chế giao dịch được sử dụng cho chứng khoán tài chính. Giáo sư Maureen O’Hara


8

của trường đại học Cornell, một tác giả có uy tín trong cấu trúc vi mô thị trường
diễn tả cấu trúc vi mô thị trường như là nghiên cứu về quá trình và kết quả của giao
dịch những tài sản dưới một bộ những nguyên tắc đặc biệt.
Cấu trúc vi mô thị trường liên quan đến định giá tài sản, tài chính quốc tế và tài
chính doanh nghiệp. Tiên đề nền tảng của lý thuyết cấu trúc vi mô thị trường là giá
tài sản không cần phản ánh toàn bộ giá trị kỳ vọng của thông tin vì có rất nhiều
tranh cãi. Do đó, cấu trúc vi mô thị trường liên quan đến giá cân bằng của tài sản tài
chính trong lĩnh vực đầu tư. Cấu trúc vi mô thị trường cũng có mối tương quan với
tài chính doanh nghiệp truyền thống vì sự khác biệt giữa giá cả và giá trị có khả
năng ảnh hưởng đến quyết định tài trợ và cấu trúc vốn của những nhà quản lý.
Theo O’Hara (2003) thị trường có hai vai trò chính là cung cấp tính thanh
khoản và xác lập giá. Giá được hình thành trên thị trường bởi những người chơi và

hệ thống giao dịch hiện tại. Lý thuyết cấu trúc vi mô thị trường truyền thống chia
nhà đầu tư ra thành hai dạng là nhà đầu tư có thông tin và nhà đầu tư không có
thông tin dựa trên hệ thống thông tin của họ. Nhà đầu tư có thông tin tận dụng
những thông tin mà họ có được khi giao dịch với những nhà đầu tư khác.
Về vấn đề thông tin và tính minh bạch, Madhavan (2000) định nghĩa minh bạch
của thị trường là khả năng những người tham gia thị trường theo dõi thông tin về
quá trình giao dịch. Thông tin trong định nghĩa này thiên về những hiểu biết về giá,
đặt giá, khối lượng, các nguồn lệnh và xác định những thành phần tham gia thị
trường.
Cấu trúc vi mô thị trường cũng nghiên cứu về chênh lệch giữa giá hỏi mua và
giá bán. Amihud và Mendelson (1986) kiểm định mối quan hệ giữa chênh lệch giữa
giá hỏi mua - giá bán và tỷ suất sinh lợi chứng khoán chỉ ra rằng nếu nhà đầu tư
đánh giá giá trị của một chứng khoán dựa trên tỷ suất sinh lợi ròng của chi phí giao
dịch, sau đó họ sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn cho chênh lệch cao hơn để
đem lại cho họ chi phí giao dịch cao hơn. Vì thế, quyết định đầu tư nên kết hợp giữa
tính thanh khoản và rủi ro. Một nhà đầu tư có thể giảm rủi ro bằng việc nắm giữ một


9

danh mục được đa dạng hóa, chi phí của thanh khoản thấp không thể được đa dạng.
Chi phí của chênh lệch mua - bán sẽ giảm đi khi nắm giữ chứng khoán trong một
giai đoạn đủ dài. Vì thế những nhà đầu tư dài hạn có thể nắm giữ những chứng
khoán có chênh lệch mua - bán cao và ngược lại những nhà đầu tư ngắn hạn nên
nắm những chứng khoán có chênh lệch mua - bán thấp.
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giao dịch của nhà đầu tư

nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán.

2.2.1. Các yếu tố toàn cầu ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài
Griffin, J.M., Nardari, F., Stulz, R.M. (2004) dựa trên số liệu tại những thị
trường đang phát triển như Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipins, Đài Loan, Ấn
Độ,.......cho thấy rằng, khi những rào cản đối với đầu tư quốc tế và khi những kỳ
vọng của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn của những nhà đầu tư trong nước, tỷ suất
sinh lợi thế giới và địa phương cao ngoài kỳ vọng dẫn đến dòng vốn ròng vào
những nước nhỏ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những dòng vốn có tương quan với
tỷ suất sinh lợi địa phương cũng như hiệu quả thị trường nước ngoài tại tần suất
ngày, trong khi những ảnh hưởng này đáng kể tại tần suất ngày, chúng biến mất
nhanh chóng. Kết quả chỉ ra rằng những dòng vốn vào những quốc gia nhỏ tương
quan cùng chiều với tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán Mỹ. Một số đã tranh
luận rằng những dòng vốn không thể được giải thích bằng những tiến bộ về cơ bản
và phải là vì một vài hoạt động lan truyền.
Bekaert, G., Harvey, C.R., Lumsdaine, R.L. (2002) xem xét mối quan hệ giữa
dòng vốn, tỷ suất sinh lợi, lợi tức từ cổ tức và lãi suất thế giới tại 20 thị trường đang
phát triển của giai đoạn trước và sau hội nhập tài chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng sau
hội nhập, dòng vốn nước ngoài tăng 1,4% so với vốn hóa thị trường. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng những cú sốc trong dòng vốn ban đầu sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh
lợi, nó phù hợp với giả thuyết áp lực của giá. Ảnh hưởng sẽ giảm qua thời gian dù
nó cũng xuất hiện một tác động lâu dài. Điều này phù hợp với một mô hình trong đó


10

nhà đầu tư tái cân bằng danh mục của họ đầu tư tại các thị trường đang phát triển.
“Nhân tố đẩy” từ lãi suất trên thế giới đến dòng vốn xuất hiện nhưng với ảnh hưởng
rất nhỏ. Lãi suất giảm nhiều nhưng sự gia tăng của tỷ suất sinh lợi rất ngắn. Nghiên
cứu cũng cho thấy những cú sốc không mong đợi đến dòng vốn có một tác động
dương đồng thời lên tỷ suất sinh lợi. Ảnh hưởng biến mất ngay lập tức nhưng sự

đảo chiều không hoàn toàn ám chỉ một vài tác động lâu dài. Bên cạnh đó, nghiên
cứu phát hiện ra chứng cứ cho rằng những cú sốc của tỷ suất sinh lợi dương được
theo sau bởi sự gia tăng của dòng vốn ngắn hạn thể hiện tác động có tính xu hướng.
Đi cùng với vấn đề thông tin toàn cầu ảnh hưởng lên dòng vốn đầu tư nước
ngoài, Albuquerque, R., Bauer, G., Schneider, M., (2009) đưa ra vấn đề “global
private information” là những thông tin riêng nhưng có giá trị cho việc thực hiện
giao dịch tại nhiều thị trường cùng một lúc. Mô hình của các tác giả dự báo sự theo
đuổi tỷ suất sinh lợi toàn cầu - chuyển động cùng chiều với hoạt động mua ròng của
nhà đầu tư Mỹ với tỷ suất sinh lợi tại nhiều quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
giao dịch khi có những thông tin riêng có tương quan mạnh mẽ giữa các quốc gia.
Nhân tố toàn cầu đại diện cho hơn một nửa sự biến động trong những giao dịch so
với thông tin riêng giữa tám quốc gia được nghiên cứu. Cùng lúc đó, thông tin riêng
đại diện cho gần một nửa tổng sự biến động trong các giao dịch. Vì vậy, các tác giả
cho rằng thông tin riêng toàn cầu có vai trò quan trọng trong thị trường vốn quốc tế,
nó giải thích xấp xỉ 30% về giao dịch nước ngoài của nhà đầu tư Mỹ. Nghiên cứu
cũng tìm ra rằng phần lớn khả năng dự báo của dòng vốn có được từ những dòng
vốn có độ trễ và tổng các dòng vốn có thể được dự báo cao hơn những dòng vốn
ròng. Mặc dù những giao dịch của nhà đầu tư Mỹ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng
giá trị vốn hóa thị trường của các nước, nhưng những dòng vốn bất ngờ có thể dự
báo tỷ suất sinh lợi.
Và để kiểm soát toàn diện hơn vấn đề thông tin toàn cầu, Ülkü (2015) đã đưa
thêm khẩu vị rủi ro và thông tin riêng trong nghiên cứu mối quan hệ với dòng vốn
đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường địa phương. Nghiên cứu chỉ ra rằng
những yếu tố toàn cầu như khẩu vị rủi ro và thông tin toàn cầu có ảnh hưởng đáng


11

kể đến dòng vốn nước ngoài đến những thị trường đang phát triển và phản ứng này
kéo dài là một điểm đáng chú ý. Nghiên cứu cũng chỉ ra giao dịch phản ứng ngược

chiều của nhà đầu tư nước ngoài với tỷ suất sinh lợi thị trường có độ trễ thể hiện sự
bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư địa phương. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Curcuru và cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu
TIC được điều chỉnh cho độ lệch trung tâm tài chính và lý thuyết của Hau và Rey
(2004, 2006) về tái cân bằng để đưa tỷ giá hối đoái mới về mức ban đầu trước đó.
Tuy nhiên có một sự khác biệt với lý thuyết của Hau và Rey (2004, 2006) là phản
ứng ngược chiều diễn ra với một độ trễ chứ không phải kỳ hiện tại như lý thuyết
đưa ra. Bài nghiên cứu cũng cho thấy phản ứng cùng chiều của dòng vốn nước
ngoài với tỷ suất sinh lợi thị trường hiện tại trên hầu hết các thị trường trong mẫu
nghiên cứu. Đây là kết quả mà phần lớn các nghiên cứu trước đây đã trình bày tại
nhiều tần suất khác nhau như Brennan và Cao (1997) sử dụng dữ liệu theo quý,
Dahlquist và Robertsson (2004) sử dụng dữ liệu tháng, Karolyi (2002) và Kamesaka
và cộng sự (2003) sử dụng dữ liệu theo tuần, Kim và cộng sự (2008) sử dụng dữ
liệu theo ngày...Bên cạnh đó tác giả còn phát hiện ra sự đảo chiều trong phản ứng
của dòng vốn đầu tư nước ngoài sau 5 kỳ ở tần suất tháng và 50 kỳ ở tần suất ngày.
Từ đó cho thấy hành vi giao dịch phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài rất phức tạp.
2.2.2. Hành vi giao dịch phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề bất
cân xứng trong hành vi giao dịch phản ứng
Nhà đầu tư nước ngoài có ít thông tin hơn những nhà đầu tư trong nước về thị
trường chứng khoán của nước địa phương được đưa ra trong mô hình của Brennan
và Cao (1997). Vì bất lợi thông tin của họ, những nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt
nhiều hơn từ những thông tin đại chúng. Những công bố thông tin tốt dẫn họ đến
việc mua chứng khoán từ những nhà đầu tư địa phương. Các tác giả cũng tranh luận
rằng mua chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường địa phương có thể
liên quan đến tỷ suất sinh lợi cao tại thị trường trong nước vì những hiệu ứng tài sản.
Sử dụng dữ liệu theo quý, các tác giả phát hiện ra rằng hoạt động mua chứng khoán
của những nhà đầu tư Mỹ tại các thị trường chứng khoán nước ngoài có mối quan


12


hệ cùng chiều với hiệu quả của thị trường nước ngoài nhưng không liên quan đến tỷ
suất sinh lợi của vốn tại thị trường Mỹ.
Dvořák (2003) phát hiện hành vi trong tổng dòng vốn có thể xác định nguồn
gốc của những bất cân xứng thông tin trên những thị trường vốn quốc tế. Bất cân
xứng thông tin giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài chỉ ra một mối
tương quan giữa những dòng vốn ròng và tỷ suất sinh lợi. Thông tin bất cân xứng
trong những nhóm những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ ra rằng tổng
dòng vốn và tỷ suất sinh lợi tuyệt đối có mối tương quan. Nghiên cứu của Dvořák
(2003) còn xem xét vấn đề bất cân xứng thông tin trong từng quốc gia. Nghiên cứu
chỉ ra rằng bất cân xứng thông tin trong từng quốc gia quan trọng hơn bất cân xứng
giữa các quốc gia.
Hành vi giao dịch phản ứng với những thông tin sẵn có của nhà đầu tư nước
ngoài rất phức tạp đã được Gábor (2011) chỉ ra. Kết quả nghiên cứu chỉ ra giao dịch
phản ứng ngược chiều của nhà đầu tư nước ngoài tại Hà Lan theo dữ liệu tháng (bán
sau khi thị trường tăng) tương ứng với lợi nhuận đã được chuyển đổi theo đồng tiền
địa phương. Ảnh hưởng này sẽ yếu đi nhiều nếu tỷ suất sinh lợi được tính theo
ngoại tệ. Tuy nhiên, kết quả với dữ liệu ngày sử dụng mô hình SVAR chỉ ra giao
dịch phản ứng cùng chiều mạnh mẽ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ
suất sinh lợi của thị trường đã phát triển, rủi ro quốc gia gia tăng và tỷ suất sinh lợi
của những thị trường mới nổi toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến dòng vốn nước ngoài
ròng đến thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển ở châu Âu. Mua
ròng của nhà đầu tư nước ngoài tăng sau khi có một cú sốc không được kỳ vọng
trong tỷ suất sinh lợi của thị trường đã phát triển và đang phát triển, nhưng giảm sau
một sự gia tăng trong phần bù tín dụng và xếp hạng rủi ro quốc gia.
2.2.3. Ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lên tỷ suất sinh
lợi thị trường chứng khoán địa phương
Lợi ích của hội nhập đã tài chính đã được Stulz (1999) nghiên cứu và chỉ ra
rằng hội nhập tài chính sẽ làm giảm chi phí vốn và những nhà đầu tư trong nước có



13

thể chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
dường như có ảnh hưởng tích cực lên việc định giá. Tuy nhiên lại không có chứng
cứ thực nghiệm cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm cho rằng dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài làm gia tăng tính bất ổn của tỷ suất sinh lợi chứng khoán và
ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả của thị trường vốn. Chứng cứ chỉ ra rằng nhà đầu tư
tìm kiếm những giao dịch có nhiều thông tin về một thị trường đang phát triển sẽ
giúp cho nhà đầu tư đánh giá những thị trường đang phát triển khác. Bên cạnh đó,
việc mở cửa nền kinh tế sẽ làm gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi
nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư tốt. Tuy nhiên, quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu
tư gián tiếp chỉ có thể tận dụng được những lợi ích này khi nền kinh tế đó là nền
kinh tế thị trường, nhà đầu tư nước ngoài theo đuổi những cơ hội đầu tư tốt nhất có
sẵn mà họ nhìn thấy. Những nhà đầu tư khó có thể loại bỏ được những hiệu ứng lan
truyền bất hợp lý khi ở trong thế bị động khi chính phủ cố gắng duy trì tỷ giá hối
đoái và lãi suất.
Richards (2005) sử dụng dữ liệu tổng giao dịch theo ngày của tất cả nhà đầu tư
nước ngoài tại sáu thị trường vốn mới nổi châu Á đã chỉ ra rằng: đầu tiên, những
dòng vốn nước ngoài đến một vài thị trường thể hiện giao dịch phản ứng cùng chiều
với tỷ suất sinh lợi thế giới cũng như trong nước. Đặc biệt, những nhà đầu tư nước
ngoài có xu hướng là người mua trên những thị trường này trong ngày sau đó khi có
sự tăng giá tại những thị trường này hoặc tại thị trường Mỹ. Nguyên nhân được cho
là do những nhân tố mang tính hành vi hoặc trích lọc thông tin từ tỷ suất sinh lợi
gần đây hơn là ảnh hưởng tái cân bằng danh mục. Tiếp theo là ảnh hưởng của giá
liên quan đến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn những nghiên cứu trước
đây. Kết quả cho thấy rằng những nhà đầu tư nước ngoài và những điều kiện bên
ngoài có một ảnh hưởng lớn hơn tại những thị trường mới nổi đã được chỉ ra trong
các nghiên cứu trước đây.
2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Tác giả thống kê lại thành bảng các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao dịch


14

nhà đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đã được thực hiện
trước đây nhằm nắm rõ hơn các kết quả chính của các nghiên cứu như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Biến

Nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Kết quả



Kodres và Pritsker (2002)



Griffin và cộng sự (2004)

Các nghiên cứu xem xét và Có ảnh
sử dụng các biến kiểm soát hưởng

Ảnh




Richards (2005)

toàn cầu như tỷ suất sinh lợi

hưởng



Griffin và cộng sự (2004)

của



Ülkü (2015)

của Mỹ, Nhật, tỷ suất sinh
lợi của các thị trường đã

nhân tố



Albuquerque và cộng sự

phát triển, đang phát triển,

(2009)


khẩu vị rủi ro trong việc xác

toàn

cầu đến Bekaert, Harvey, Lumsdaine
F, R
(2002)

định ảnh hưởng của các Không có
nhân tố lên dòng vốn đầu tư ảnh hưởng
gián tiếp nước ngoài.



Brennan và Cao (1997)



Stulz (1999), Bekaert và
cộng sự (2002)



Dahlquist và Robertsson
(2004)



Karolyi (2002)




Kamesaka và cộng sự

Phản
ứng của −
F đối −
với R

(2003)
Choe và cộng sự (1999)
Froot và cộng sự (2001)



Griffin và cộng sự (2004)



Richards (2005)



Kim và cộng sự (2008)



Jeon và Moffet (2010)




Ülkü (2015) ở kỳ hiện tại



Gábor (2011)



Curcuru và cộng sự (2011)



Ülkü (2015) có độ trễ

Các nghiên cứu xem xét
phản ứng của dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài khi

(+)

có cú sốc trong tỷ suất sinh
lợi thị trường chứng khoán
địa phương (quốc gia tiếp
nhận đầu tư).

(-)


15




Brennan và Cao (1997)



Griffin và cộng sự (2004)

Bất cân −
xứng
thông



tin của
F

Albuquerque và cộng sự
(2007)
Albuquerque và cộng sự
(2009)

Tồn tại bất
Các nghiên cứu xem xét vấn cân xứng
đề bất cân xứng thông tin trong hành
trong hành vi giao dịch vi giao
phản ứng của nhà đầu tư dịch phản
nước ngoài với tỷ suất sinh ứng của
lợi thị trường chứng khoán nhà đầu tư

địa phương.

nước
ngoài.

Ảnh
hưởng




Các nghiên cứu xem xét tác Có khả
Dahlquist và Robertsson động ngược lại của dòng năng dự
vốn đầu tư gián tiếp nước báo
(2004)



Richards (2005)



Ülkü và Weber (2012)

của F
lên R
(khả

Clark và Berko (1997)


năng dự
báo của
F)

ngoài lên tỷ suất sinh lợi thị
trường chứng khoán địa Không có
phương hay khả năng dự khả năng
báo của dòng vốn đầu tư dự báo
gián tiếp nước ngoài.

Bảng tóm tắt các biến ở trên cho thấy mối quan hệ giữa giao dịch của nhà đầu
tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán diễn ra như thế nào còn tùy
thuộc vào diễn biến của thị trường các nước đã phát triển, những thông tin trong
khu vực, đặc điểm của thị trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư như độ mở hay hội
nhập của nền kinh tế, kiểm soát nguồn vốn của chính phủ... Chính vì vậy cần một
nghiên cứu cho thị trường cận biên như Việt Nam. Tác giả lựa chọn bài nghiên cứu
của Ülkü (2015) làm bài nghiên cứu gốc vì:


Tác giả Ülkü của bài nghiên cứu gốc đã thực hiện nhiều bài nghiên cứu mối
quan hệ này tại nhiều thị trường khác nhau trước đây như Ülkü và Weber (2012)
tại Hàn Quốc, Ülkü và İkizlerli (2012) được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, Porras và
Ülkü (2015) tại Tây Ban Nha nên bài nghiên cứu sẽ có tính cập nhật về biến
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp và kết quả nghiên cứu mang tính
cập nhật hơn.


16




Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan là 3 quốc gia tác giả lựa chọn trong bài nghiên
cứu cùng với thị trường Việt Nam nhằm để so sánh giữa hai dạng thị trường
khác nhau. Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng thực hiện chính sách quản lý
dòng vốn đầu tư nước ngoài nên sẽ có những nét tương đồng về mặt chính sách
quản lý đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.



Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí được xếp hạng uy tín về kinh tế nên
phương pháp, nội dung và kết quả nghiên cứu đã được kiểm duyệt một cách
nghiêm ngặt.
Vì vậy, tác giả nhận thấy việc lựa chọn bài nghiên cứu gốc và quốc gia trong

mẫu nghiên cứu là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu khi thực hiện bài nghiên cứu
này.


17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và tỷ suất sinh lợi thị
trường chứng khoán của bốn quốc gia khu vực châu Á là Việt Nam, Hàn Quốc, Thái
Lan và Đài Loan trong giai đoạn từ tháng 01/2007 đến 06/2015.
Bộ dữ liệu nghiên cứu tháng gồm 102 quan sát tháng cho từng thị trường liên
quan đến:


Hai biến chính của từng thị trường là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng

và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán. Chỉ số sinh lợi thị trường lần lượt
cho Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan là VN-index, Kospi, SET và
TAIEX. Dữ liệu của Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan được tổng hợp từ sàn
giao dịch chứng khoán của từng quốc gia. Riêng đối với trường hợp Việt Nam,
dữ liệu được lấy từ chuyên trang chứng khoán vietstock, là nơi tổng hợp và
cung cấp các thông tin kinh tế và dữ liệu liên quan đến thị trường chứng khoán
Việt Nam và thế giới tại Việt Nam. Dữ liệu cũng được so sánh với dữ liệu tại
Ủy ban chứng khoán Nhà nước nếu có để kiểm tra độ chính xác của dữ liệu.



Và ba biến kiểm soát toàn cầu là tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đã phát
triển, phần bù rủi ro và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đang phát triển.
Đưa ba biến kiểm soát toàn cầu vào mô hình vì hầu hết các thị trường đều hội
nhập tài chính toàn cầu nên việc bị ảnh hưởng bởi những thông tin này là không
thể tránh khỏi [tham khảo Kodres và Pritsker, 2002, Griffin và cộng sự (2004),
Richards (2005), Ülkü (2015), Albuquerque và cộng sự (2009), Bekaert, Harvey,
Lumsdaine, (2002)].
Giai đoạn từ tháng 01/2007 đến 06/2015 được xem là giai đoạn có rất nhiều

biến động của nền kinh tế thế giới. Đây là giai đoạn từ bắt đầu cuộc khủng hoảng
kinh tế - tài chính toàn cầu cho đến giai đoạn hồi phục sau cuộc khủng hoảng với
những dấu hiệu tích cực nhưng chưa chắc chắn làm dấy lên lo ngại một cuộc suy
thoái lần 2. Bên cạnh đó là tâm lý lo sợ việc cục dự trữ liên bang Mỹ FED có tiến
hành tăng lãi suất hay không cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Với


×