Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành gốm sứ tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
--------------------------------------

PHẠM MINH KHOA

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CỤM NGÀNH GỐM SỨ
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
--------------------------------------

PHẠM MINH KHOA

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CỤM NGÀNH GỐM SỨ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng
trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Minh Khoa


- ii -

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Thành Tự Anh đã nhiệt tình định hướng, góp ý và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin cám ơn thầy Lê Việt Phú đã góp ý, chỉ
dẫn, mở rộng góc độ tiếp cận để tôi hoàn thiện luận văn một cách đầy đủ và toàn diện.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả các Quý Thầy Cô, các cán bộ nhân viên trong Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và tập thể lớp MPP7 đã tạo những điều kiện tốt nhất để

tôi hoàn thành được chương trình học và đề tài nghiên cứu này.
Gửi lời cảm ơn đến các cán bộ địa phương cùng với các doanh nghiệp khảo sát đã nhiệt tình
cung cấp nguồn số liệu và đưa ra những góp ý, nhận xét quan trọng trong quá trình thực hiện
luận văn.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn động viên, hỗ trợ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian
qua, đây là động lực rất lớn để tôi hoàn thành luận văn này.

Phạm Minh Khoa
Học viên lớp MPP7, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


- iii -

TÓM TẮT
Gốm sứ là một ngành sản xuất truyền thống của tỉnh Bình Dương với lịch sử phát triển hàng
trăm năm. Dựa trên những điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động có
tay nghề cao, cấu trúc tổ chức sản xuất dựa trên nền tảng hộ gia đình và sự gắn kết trong
cộng đồng người Hoa đã làm cho cụm ngành nơi đây hình thành và phát triển. Tuy nhiên,
cụm ngành vẫn đối mặt với tình trạng phân mảnh, nhỏ lẻ; trình độ công nghệ sản xuất còn
lạc hậu. Bên cạnh đó, dù đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng ngành chỉ mới dừng
lại ở khâu sản xuất và xuất khẩu thô, chưa chiếm lĩnh được những công đoạn có giá trị gia
tăng cao làm cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến động của thị trường thế
giới. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân gây cản trở các doanh nghiệp nâng
cấp chuỗi giá trị cũng như các yếu tố then chốt quyết định đến năng lực cạnh tranh (NLCT)
để từ đó đưa ra khuyến nghị giúp cho cụm ngành phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp khó tiếp cận tới các phân đoạn có giá trị gia
tăng cao do thiếu vắng các viện nghiên cứu và nguồn thông tin về thị trường; chính sách phát
triển thương hiệu tập thể hiện nay chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, không khuyến
khích sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ để góp phần vào sự phát triển chung.
Từ góc độ cụm ngành, có thể thấy tuy cụm ngành đã được hình thành nhưng vẫn chưa được

hoàn thiện, các yếu tố nền tảng cấu thành nên NLCT thiếu bền vững. Trong đó, nhân tố có
tính quyết định đến sự tồn tại của cụm ngành là lực lượng nghệ nhân lành nghề. Tuy nhiên,
đội ngũ này đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng lực lượng kế thừa trẻ lại chưa kịp phát triển. Nguyên
nhân là do chính sách đào tạo lao động không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều này trở
thành nguy cơ lớn ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành trong tương lai.
Do đó, để có thể nâng cao NLCT của cụm ngành, tác giả đưa ra ba nhóm khuyến nghị. Thứ
nhất, cần phát triển thương hiệu tập thể trong đó huy động sự tham gia của các doanh nghiệp
nghiệp vừa và nhỏ cùng với cam kết hỗ trợ quảng bá thương hiệu chung từ nhà nước. Thứ
hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua sự kết hợp giữa ba nhóm đối tượng: các
tổ chức đào tạo, doanh nghiệp và nhà nước lấy thị trường làm yếu tố nền tảng. Thứ ba, hỗ
trợ hoạt động R&D thông qua chính sách chi trả một phần các đơn đặt hàng nghiên cứu từ
phía doanh nghiệp, cải thiện các vấn đề trong công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, từ đó
thúc đẩy năng lực sáng tạo của cụm ngành gốm sứ Bình Dương.


- iv -

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv
DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP .................................................................vii
DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................viii
Chương 1.

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1

1.1.


Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.6.

Nguồn thông tin....................................................................................................... 4

Chương 2.

Tổng quan cơ sở lý thuyết................................................................................ 5

2.1.

Lý thuyết về cụm ngành .......................................................................................... 5


2.2.

Lý thuyết về NLCT ................................................................................................. 5

2.3.

Lý thuyết về chuỗi giá trị ........................................................................................ 7

2.4.

Kết hợp khung phân tích cụm ngành và chuỗi giá trị ............................................. 9

2.5.

Các nghiên cứu trước .............................................................................................. 9

Chương 3.

Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành ............................................... 11

3.1.

Phân nhóm ngành gốm sứ ..................................................................................... 11

3.2.

Quá trình hình thành và phát triển của gốm sứ Bình Dương ................................ 12

3.2.1.


Lịch sử hình thành ......................................................................................... 12

3.2.2.

Quá trình phát triển ........................................................................................ 12

3.3.

Phân tích chuỗi giá trị gốm sứ Bình Dương .......................................................... 15

3.3.1.

Nghiên cứu và thiết kế ................................................................................... 15

3.3.2.

Khai thác và chế biến nguyên liệu ................................................................. 15

3.3.3.

Sản xuất.......................................................................................................... 18

3.3.4.

Phân phối, quảng bá và phát triển thương hiệu ............................................. 19


-v-


3.3.5.
3.4.

Đánh giá tính liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi giá trị ......................... 20

Phân tích cụm ngành gốm sứ Bình Dương ........................................................... 21

3.4.1.

Điều kiện nhân tố đầu vào ............................................................................. 21

3.4.2.

Điều kiện cầu ................................................................................................. 26

3.4.3.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan .............................................. 30

3.4.4.

Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp ................................................ 34

3.4.5.

Vai trò của nhà nước ...................................................................................... 39

3.4.6.

Sơ đồ cụm ngành ........................................................................................... 41


Chương 4.

Kết luận và khuyến nghị chính sách .............................................................. 43

4.1.

Kết luận ................................................................................................................. 43

4.2.

Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 44

4.2.1.

Chính sách phát triển thương hiệu tập thể Gốm Sứ Bình Dương .................. 45

4.2.2.

Nhóm chính sách phát triển nguồn nhân lực ................................................. 45

4.2.3.

Nhóm chính sách nâng cao năng lực R&D.................................................... 46

Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................... 47
Phụ lục ................................................................................................................................. 52


- vi -


DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

CIEM

IPP

Tên tiếng Việt

Trung ương
Institute Of Public Policy

Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM –
Viện Chính Sách Công

NGTK

Niêm giám thống kê

NLCT

Năng lực cạnh tranh

R&D


TP. HCM

UBND

Research and development

Nghiên cứu và phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh

Ủy Ban Nhân Dân


- vii -

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP
Bảng 3-1. Năng lực khai thác chế biến cao lanh công nghiệp tỉnh Bình Dương ................ 16
Bảng 3-2. Bảng xếp hạng chỉ số LPI của Việt Nam và một số quốc gia ............................ 31
Bảng 3-3. Danh sách các quyết định di dời của UBND tỉnh Bình Dương đối với ngành
gốm sứ.................................................................................................................................. 41
Biểu đồ 1-1. Tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang các nước năm 2014 ............................ 1
Biểu đồ 1-2. Kim ngạch xuất khẩu ngành gốm sứ (1000 USD) ............................................ 3
Biểu đồ 3-1. Số lượng sản phẩm ngành gốm dân dụng Bình Dương .................................. 13
Biểu đồ 3-2. Tỷ trọng ngành gốm sứ trong các ngành công nghiệp chế biến tỉnh Bình
Dương (2001 - 2014) ........................................................................................................... 14
Biểu đồ 3-3. Đồ thị so sánh các ngành công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương (2014)...... 14
Biểu đồ 3-4. Tốc độ nhập khẩu cao lanh so với sản lượng sản xuất .................................... 17
Biểu đồ 3-5. Năng suất các ngành công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương (2006 - 2011) . 25
Biểu đồ 3-6. Thống kê vật dụng trang trí nội thất nhà ở Việt Nam ..................................... 27

Biểu đồ 3-7. Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu nhà hàng và dịch vụ ăn uống năm 2015 ............. 28
Biểu đồ 3-8. Thống kê số lượng bằng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp ngành gốm sứ
Bình Dương (2003 - 2015)................................................................................................... 38
Biểu đồ 3-9. Biểu đồ mức thuế suất nhập khẩu gốm sứ tại các thị trường mới nổi............. 40
Sơ đồ 2-1. Mô hình kim cương .............................................................................................. 6
Sơ đồ 2-2. Sơ đồ chuỗi giá trị ................................................................................................ 7
Sơ đồ 2-3. Quá trình nâng cấp chuỗi giá trị ........................................................................... 8
Sơ đồ 3-1. Sản lượng khai thác cao lanh tỉnh Bình Dương qua các năm 2008 - 2014 ........ 22
Sơ đồ 3-2. Thị trường gốm sứ Việt Nam Tháng 11 năm 2012 ............................................ 26
Sơ đồ 3-3. Sơ đồ cụm ngành gốm sứ Bình Dương .............................................................. 42
Hộp 3-1. Lịch sử nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương năm 1910................................................ 12
Hộp 3-2. Vai trò của nguyên liệu trong sản xuất gốm sứ .................................................... 16
Hộp 3-3. Nguyên nhân thất bại thị trường nội địa ............................................................... 27
Hộp 3-4. Tình huống đầu tư vào công nghệ tại công ty Minh Long 1 ................................ 32


- viii -

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................................... 52
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát các doanh nghiệp trong cụm ngành gốm sứ Bình Dương .......... 53
Phụ lục 3. Kết quả khảo sát.................................................................................................. 63
Phụ lục 4. Doanh thu ròng của các thành phần trong chuỗi giá trị ngành gốm sứ .............. 69
Phụ lục 5. Lịch sử hình thành làng gốm sứ Bình Dương..................................................... 70
Phụ lục 6. Tỷ trọng các nhà sản xuất gốm sứ lớn tại Việt Nam (2012) ............................... 70
Phụ lục 7. Bản đồ vị trí tập trung các cơ sở sản xuất gốm sứ trên địa bàn phường Chánh
Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) .................................................................. 71
Phụ lục 8. Bản đồ vị trí tập trung các cơ sở sản xuất gốm sứ trên địa bàn phường Hưng
Định, Thị xã Thuận An (Bình Dương) ................................................................................ 71
Phụ lục 9. Bản đồ vị trí tập trung các cơ sở mua bán gốm sứ trên địa bàn chợ Lái Thiêu và

dọc đại lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An (Bình Dương) .................................................... 72
Phụ lục 10. Tiềm năng nguồn nguyên liệu đất tại Bình Dương .......................................... 72
Phụ lục 11. Tổng hợp tiềm năng cao lanh theo vùng triển vọng ......................................... 73
Phụ lục 12. Bảng thống kê các mỏ và điểm quặng cao lanh ở tỉnh Bình Dương ................ 74
Phụ lục 13. Số lượng lò/cơ sở sản xuất gốm sứ Bình Dương qua các thời kỳ .................... 75
Phụ lục 14. Đo lường các nhân tố của cụm ngành ............................................................... 76
Phụ lục 15. Danh sách 12 doanh nghiệp sử dụng thương hiệu tập thể “Gốm sứ Bình
Dương” ................................................................................................................................ 78


Chương 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu

Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, ngành gốm sứ Việt Nam đang dần khẳng định vị trí
trong nền kinh tế đất nước. Giờ đây, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà đã
trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ với tỷ lệ lên đến
40% (Cục Xúc tiến thương mại, 2013). Theo số liệu từ UN Comtrade, chỉ tính riêng trong
năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt 514 triệu USD. Trong đó, Nhật Bản là khách
hàng lớn nhất với tỷ lệ 16%, theo sau đó là các quốc gia phát triển như Đài Loan, Hoa Kỳ
và Thái Lan.
Biểu đồ 1-1. Tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang các nước năm 2014

Nhật Bản
16%

Đài Loan
13%
Khác

54%
Hoa Kỳ
10%
Thái Lan
7%

Nguồn: UNComtrade (2016)

Trong sự phát triển đó, không thể không nhắc đến vai trò của ngành gốm sứ Bình Dương,
một trong những tên tuổi có lịch sử phát triển lâu đời và liên tục dẫn đầu cả nước với tỷ trọng
lên đến 41% (Institute Mekong, 2013). Để có được kết quả này, ngành gốm Bình Dương đã
tận dụng các lợi thế về yếu tố đầu vào thuận lợi từ nguồn nguyên liệu cho đến lực lượng lao
động có tay nghề cao trải qua hàng trăm năm phát triển (UBND Bình Dương, 2010). Qua
đó, đã có những doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu thị trường và có khả năng cạnh tranh tại các
quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia thì cụm ngành gốm


-2-

sứ Bình Dương vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề như: sự thiếu tinh tế, tình trạng phân
mảnh với nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ rải rác cũng như có rất ít các cơ sở có trình độ công
nghệ sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao (Zerrillo, Catasti, & Ohlsson, 2012).
Hơn nữa, năng lực nâng cấp đổi mới của cụm ngành gốm sứ Bình Dương cũng bị đánh giá
là yếu kém. Cụm ngành đang thiếu vắng những cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu cùng các
thể chế hỗ trợ khác tương xứng với tiềm năng (Hiệp Hội Gốm Sứ Bình Dương, 2014). Từ
đó, nảy sinh tình trạng sao chép kiểu dáng làm cho doanh nghiệp không chỉ mất đi từ 20 –
30% lợi nhuận đến từ sự khác biệt, mà còn làm bào mòn sức sáng tạo (Nguyễn Trí, 2014).
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp gốm sứ Bình Dương cũng tham gia
mạnh mẽ vào chuỗi giá trị khi có đến 80% sản phẩm xuất khẩu, tuy nhiên, giá trị gia tăng lại
rất thấp (Vân Thị Thùy Trang và Phan Anh Tú, 2014). Nguyên nhân do hơn 90% sản phẩm

xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới dừng lại ở khâu sản xuất và xuất khẩu
thô, không có thương hiệu và hoàn toàn bị lệ thuộc vào các công ty trung gian nước ngoài
(Dương Quang, 2012). Điều này làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp nhận được rất ít
do phân đoạn sản xuất chỉ chiếm 20%1 doanh thu ròng trong chuỗi giá trị nhưng chi phí lại
rất cao (Rowley, 2008).
Việc các doanh nghiệp quá tập trung vào phân đoạn sản xuất mà không có khả năng nâng
cấp có thể đối mặt tình trạng dễ tổn thương lẫn nguy cơ sa sút (Kaplinsky & Morris, 2001).
Viễn cảnh đó đang dần trở thành hiện thực, trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2009, cầu xuất
khẩu các sản phẩm gốm sứ giảm khiến ngành gốm sứ Việt Nam nói chung và của Bình
Dương nói riêng rơi vào suy giảm nghiêm trọng. Tại Bình Dương, biến động của thị trường
đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn và đối mặt với nguy cơ đóng
cửa (Hiệp Hội Gốm Sứ Bình Dương, 2011). Đến năm 2010, mặc dù thị trường đã có sự hồi
phục đáng kể nhưng tiến trình phục hồi của ngành gốm sứ Bình Dương vẫn còn chậm chạp
so với sự phát triển chung của cả nước.

1

Phụ lục 4


-3-

Biểu đồ 1-2. Kim ngạch xuất khẩu ngành gốm sứ (1000 USD)
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000

50,000
0
2006

2007
Bình Dương

2008

2009

2010

Cả nước

Nguồn: UN Comtrade và Hiệp hội gốm sứ Bình Dương (2013)

Những vấn đề kể trên đã và đang là rào cản rất lớn cho sự phát triển của cụm ngành. Những
cơ hội dần bị bỏ lỡ, những thách thức mà cụm ngành gốm sứ Bình Dương phải đối mặt đang
dần lớn lên đặt cụm ngành vào tình thế ngày một khó khăn. Chính vì thế, vai trò của Nhà
nước cần làm là tìm ra những nguyên nhân gốc rễ và đề ra giải pháp nhằm tháo gỡ những
nút thắt còn tồn đọng, khắc phục được những yếu điểm không chỉ gói gọn trong phạm vi
cụm ngành mà còn tạo dựng nền tảng cho các ngành có liên quan phát triển.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Qua đề tài này, tác giả mong muốn tập trung nghiên cứu các yếu tố hình thành nên NLCT
của cụm ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển tính liên kết
dọc và liên kết ngang. Thông qua đó, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa NLCT

của cụm ngành gốm sứ Bình Dương cũng như thúc đẩy tác động lan tỏa đến các ngành hỗ
trợ khác, tạo nền tảng cho sự phát triển mang tính tổng thể.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ những định hướng như trên, đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
-

Nguyên nhân nào khiến các doanh nghiệp trong cụm ngành gốm sứ Bình Dương gặp
khó khăn khi phát triển lên các phân đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn?

-

Đâu là những yếu tố then chốt quyết định NLCT của cụm ngành gốm sứ Bình Dương
ở hiện tại và trong tương lai?

-

Chính sách nào để nâng cao NLCT cho cụm ngành gốm sứ tại tỉnh Bình Dương?


-4-

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cụm ngành gốm sứ Bình Dương trong đó chú trọng đến các mối liên
kết dọc và liên kết ngang trong cụm ngành.

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung hướng đến phân tích NLCT của cụm ngành gốm sứ Bình
Dương. Trong đó, chú trọng phân tích nhóm sản phẩm gốm sứ gia dụng, các sản phẩm gốm
sứ trang trí nội và ngoại thất. Đối với các địa phương lân cận là Tp. HCM và Đồng Nai, mặc
dù đã từng có truyền thống sản xuất gốm sứ nhưng cho đến nay số lượng doanh nghiệp hiện
còn rất khiêm tốn. Do đó đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Bình Dương.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính dựa trên các lý thuyết của Michael Porter
về NLCT và chuỗi giá trị toàn cầu. Dựa trên cơ sở đó cùng với các số liệu thống kê, kết quả
phỏng vấn, tác giả đưa ra phân tích về NLCT của cụm ngành.
1.6.

Nguồn thông tin

Nguồn số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Báo cáo xuất nhập khẩu của Hải quan và các
báo cáo của các sở ban ngành của tỉnh Bình Dương.
Nguồn số liệu sơ cấp thông qua quan sát thực địa và tiến hành phỏng vấn có cấu trúc với 20
doanh nghiệp trong cụm ngành. Trong đó các doanh nghiệp được lựa chọn theo phương pháp
phân tầng dựa trên vị trí, chủ yếu tại ba khu vực có lịch sử phát triển và mật độ tập trung cao
là Thành phố Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An và Huyện Tân Uyên (Phụ lục 1). Ngoài ra, để
làm rõ một số vấn đề trong bài nghiên cứu, tác giả có phỏng vấn phi cấu trúc đối với đại diện
Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Cục Đo lường Chất lượng
sản phẩm và Ban quản lý khu công nghiệp Đất Cuốc (Tân Uyên).


-5-

Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết

2.1.

Lý thuyết về cụm ngành

Khái niệm về cụm ngành đã sớm được đề cập bởi tác giả Alfred Marshall (Marshall, 1890)
để mô tả những ngành công nghiệp chuyên biệt tập trung tại một vị trí địa lý. Qua đó, những
ngành này không chỉ tận dụng được các lợi thế kinh tế nhờ quy mô mà còn là nơi hội tụ của
những người lao động có kỹ năng và các dịch vụ hỗ trợ, từ đó hình thành ngoại tác thúc đẩy
cụm ngành.
Dựa trên lý thuyết nền tảng đó, đã có nhiều nghiên cứu đóng góp mở rộng khái niệm này mà
một trong số đó là định nghĩa của Porter (1998) rằng cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa
lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như
của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực
đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”.
Định nghĩa này nhấn mạnh việc tập trung về mặt địa lý của các hoạt động kinh tế nhờ đó
thúc đẩy hiệu quả trong việc tiếp cận thông tin, nguồn nguyên liệu và lao động. Bên cạnh
đó, nó còn giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch phát sinh giữa các công ty, gia tăng khả
năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, tính liên kết hình thành trong ngành tạo ra được những ngoại tác tích cực thúc đẩy
các doanh nghiệp cùng phát triển. Các doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc tiếp cận,
học hỏi và chuyển giao các công nghệ mới với chi phí thay đổi là thấp nhất. Đồng thời, quá
trình cạnh tranh còn giúp các doanh nghiệp trong ngành hình thành nên áp lực thúc đẩy các
doanh nghiệp phải đổi mới, qua đó tạo nên tính năng động và sáng tạo cho cụm ngành.
2.2.

Lý thuyết về NLCT

Theo Porter (1998) thì khái niệm về lợi thế cạnh tranh được hiểu thông qua năng suất, đó
chính là giá trị sản phẩm được tạo ra trên mỗi đơn vị yếu tố đầu vào thông thường là vốn và
lao động. Chính năng suất sẽ quyết định đến mức sống của mỗi quốc gia, do đó việc cải thiện

NLCT sẽ nâng cao được đời sống của người dân, tạo dựng sự thịnh vượng.
Dựa trên lý thuyết đó thì nền tảng cho việc phân tích NLCT của cụm ngành được quyết định
bởi bốn yếu tố bao gồm: bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp; những điều
kiện nhân tố; những điều kiện cầu và các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan hình thành


-6-

nên bốn đỉnh của mô hình kim cương. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của một quốc gia còn
được lý giải bởi hai nhân tố là sự ngẫu nhiên và vai trò của chính phủ. Trong đó, yếu tố ngẫu
nhiên không được xem là một giải pháp cho phép các quốc gia tự cải thiện năng lực. Ngược
lại, yếu tố vai trò của chính phủ lại có một nhân tố quan trọng, có thể thay đổi nhằm thúc
đẩy hay kiềm chế bốn yếu tố chính yếu của mô hình.
Sơ đồ 2-1. Mô hình kim cương

Sự ngẫu nhiên

Bối cảnh chiến lược và cạnh
tranh của doanh nghiệp

 Những điều kiện trong một quốc
gia liên quan đến việc thành lập,
tổ chức và quản lý doanh nghiệp,
cũng như đặc tính của cạnh tranh
trong nước

Những điều kiện nhân tố
(Đầu vào)

 Vị thế của quốc gia về

các yếu tố sản xuất đầu
vào như lao động được
đào tạo hay cơ sở hạ
tầng, cần tiết cho cạnh
tranh trong một ngành
công nghiệp nhất định

Những điều kiện cầu

 Đặc tính của cầu trong
nước đối với sản phẩm
hoặc hàng hóa của ngành
đó

Các ngành CN hỗ trợ và có
liên quan

Chính phủ

 Sự tồn tại hay thiếu hụt những ngành
công nghiệp phụ trợ và liên quan có tính
cạnh tranh quốc tế ở quốc gia đó

Nguồn: Porter (1990, tr 148)

Tuy nhiên, đối với NLCT thì các yếu tố trong mô hình chỉ có ý nghĩa tương đối và việc lựa
chọn các đối thủ hay chuẩn so sánh (comparative benchmark) được xem là quan trọng (IPP
CIEM, 2013). Do đó, với cụm ngành gốm sứ Bình Dương trên cơ sở xem xét các đối thủ
trong khu vực và các yếu tố tương đồng về thị trường có thể thấy cụm ngành gốm sứ Bình
Dương đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cụm ngành gốm sứ truyền thống của Trung

Quốc (Cảnh Đức Trấn – Giang Tây). Đây là cơ sở cho việc đánh giá các yếu tố trong NLCT
của cụm ngành.


-7-

2.3.

Lý thuyết về chuỗi giá trị

Lý thuyết về chuỗi giá trị lần đầu được Porter (1985) đề xuất nhằm mô tả giá trị cho khách
hàng được tích lũy từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của một sản phẩm hay dịch vụ. Trong
đó bao gồm các xử lý nội bộ và hoạt động của công ty thực hiện “thiết kế, sản xuất, bán
hàng, phân phối và hỗ trợ sản phẩm”; được chia thành hai nhóm hoạt động chính yếu là các
hoạt động chủ yếu (primary activities) và các hoạt động hỗ trợ (support activities).
Sơ đồ 2-2. Sơ đồ chuỗi giá trị
HẠ TẦNG DOANH NGHIỆP

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
HOẠT ĐỘNG
HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
LỢI
NHUẬN

THU MUA

Chuẩn bị
sản xuất


Sản xuất

Hậu cần
sản xuất

Tiếp thị và
bán hàng

Dịch vụ
sau bán
hàng

HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Nguồn: Porter (1990, tr 103)

Tuy nhiên, khung phân tích của Porter khá hẹp khi chỉ xem xét chuỗi giá trị dưới góc độ của
một doanh nghiệp để từ đó đưa ra những kết quả phân tích nhằm hỗ trợ cho công tác quản
lý và điều hành (ADB, 2007). Để có thể phân tích rộng hơn về chuỗi giá trị trong thị trường
toàn cầu hóa hiện nay thì cần sử dụng đến lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value
Chain). Lý thuyết này được Gereffi (1994) giới thiệu, chú trọng vào tính liên kết giữa các
phân đoạn thể hiện trong phân tích chuỗi giá trị. Trong đó, ông phân định thị trường thành
hai nhóm: nhóm chuỗi giá trị do khách hàng điều phối và nhóm chuỗi giá trị do nhà sản xuất
điều phối. Đối với nhóm chuỗi giá trị do khách hàng điều phối thì các nhà bán lẻ, nhà tiếp
thị và nhà sản xuất thương hiệu đóng vai trò chính yếu trong việc thiết lập mạng lưới sản
xuất tại những nước đang phát triển. Ngược lại, nhóm chuỗi giá trị do những nhà sản xuất
điều phối chủ yếu tập trung tại những sản phẩm kỹ thuật cao và nhà sản xuất có quyền lực
trong việc quyết định chuỗi giá trị của mình.



-8-

Đối với ngành gốm sứ hiện nay, chuỗi giá trị là do khách hàng điều phối (Rowley, 2008).
Trong đó, các nhà bán lẻ và những nhà sản xuất có tên tuổi tận dụng chi phí sản xuất thấp
tại các quốc gia đang phát triển để thiết lập nên mạng lưới sản xuất tạo ra sản phẩm. Các đơn
vị lớn chỉ duy trì công tác thiết kế và quảng bá phân phối sản phẩm, chiếm lĩnh phân đoạn
mang giá trị cao của chuỗi giá trị hiện hữu (Gereffi & Memedovic, 2003).
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tại những quốc gia đang phát triển quá tập trung vào quá
trình chuyên môn hóa sản xuất trong một thị trường đầy sức cạnh tranh như hiện nay, sẽ
càng làm bào mòn đi sức sinh lợi do tỷ số giá ngoại thương giảm sút. Mức độ nghiêm trọng
càng gia tăng do tính chất dễ tổn thương đối với những công ty chuyên môn hóa trong chuỗi
giá trị. Giá trị gia tăng trong phân đoạn này quá thấp đã không cho phép các công ty gia tăng
hiệu quả để có thể chiếm hữu mắt xích thiết kế và thương hiệu của chuỗi giá tri (Kaplinsky
& Morris, 2001).
Do đó, để tránh khỏi viễn cảnh “cuộc đua xuống đáy”, yếu tố then chốt nằm ở khả năng đổi
mới và bảo đảm liên tục cải tiến hướng đến việc phát triển sản phẩm. Và để có thể thực hiện
được thì cần phải chú trọng đến quá trình học hỏi, điều này có ý nghĩa không chỉ cho ngành
sản xuất mà cả đối với sự đổi mới tổng thể của một quốc gia. (Lundvall, 1992; Nelson, 1993).
Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành đổi mới không vẫn chưa phải là đủ khi nó không thể vượt qua
được các đối thủ cạnh tranh, mà nó còn cần đến một quá trình nâng cấp (Kaplinsky & Morris,
2001) với 4 giai đoạn sau:
Sơ đồ 2-3. Quá trình nâng cấp chuỗi giá trị

NÂNG CẤP
QUY TRÌNH
Gia tăng hiệu quả
sản xuất thông qua
việc cải tiến các quy
trình nội bộ thúc đẩy
khả năng cạnh tranh

đối với các đối thủ

NÂNG CẤP
SẢN PHẨM
Đẩy mạnh việc giới
thiệu sản phẩm mới,
cải tiến sản phẩm cũ.
Điều này đòi hỏi quá
trình thay đổi trong
việc phát triển sản
phẩm cũng như cải
tiến các mắt xích

NÂNG CẤP
CHỨC NĂNG
Nâng cao giá trị gia
tăng thông qua việc
chuyển dịch lĩnh
vực hoạt động
nhằm hướng đến
những mắt xích cao
hơn trong chuỗi giá
trị

Nguồn: (Kaplinsky & Morris, 2001)

NÂNG CẤP
CHUỖI GIÁ TRỊ
Dựa trên nền tảng
cũ để chuyển sang

chuỗi giá trị hoàn
toàn mới có giá trị
cao hơn.


-9-

2.4.

Kết hợp khung phân tích cụm ngành và chuỗi giá trị

Nhìn nhận một lĩnh vực dưới cách thức tiếp cận của cụm ngành cho phép xem xét các mối
liên kết giữa các doanh nghiệp với các thể chế hỗ trợ. Ngược lại, khi xem xét dưới góc nhìn
của chuỗi giá trị sẽ cho thấy sự tương tác giữa các phân đoạn khác nhau trên phạm vi toàn
cầu. Mặc dù cách thức tiếp cận có thể khác nhau nhưng cả hai đều tập trung vào khả năng
nâng cấp và NLCT trong thị trường toàn cầu hóa hiện nay. Đồng thời, vai trò của quản trị
đều được cả hai nhấn mạnh đến khả năng nâng cấp và điều phối các mối quan hệ phi thị
trường. Quản trị tốt sẽ cho phép thay đổi, chuyển giao và lan tỏa kiến thức từ đó đưa đến sự
đổi mới và cho phép các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất hoạt động. Chính những nét tương
đồng trong hai cách tiếp cận là nền tảng cho sự kết hợp (Humphrey & Schmitz, 2002). Và
dù cho có sự khác biệt giữa chúng thì việc kết hợp sẽ cho phép giữ lại những ưu điểm và bổ
khuyết những nhược điểm để từ đó đưa ra một góc nhìn toàn diện hơn. Trong đó, nhìn nhận
các mối liên kết theo chiều dọc dưới góc nhìn của chuỗi giá trị và mối liên kết theo chiều
ngang dưới góc nhìn của cụm ngành (IPP CIEM, 2013). Với cách tiếp cận đó, ta có sơ đồ
kết hợp giữa chuỗi giá trị và cụm ngành sẽ được xây dựng theo 3 bước:


Bước 1: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị toàn cầu.




Bước 2: Vẽ sơ đồ cụm ngành cho Vùng.



Bước 3: Xác định mối liên kết trong chuỗi giá trị và cụm ngành từ đó xác định phạm
vi của chuỗi giá trị và cụm ngành.

2.5.

Các nghiên cứu trước

Nghiên cứu này được dựa trên hai nghiên cứu đi trước bao gồm:
IPP CIEM (2013), Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa
bàn TP. HCM và một số địa phương lân cận. Nghiên cứu này sử dụng khung phân tích mô
hình kim cương của M.Porter và lý thuyết về chuỗi giá trị. Trong đó ngành dệt may cũng
thuộc nhóm chuỗi giá trị do khách hàng điều phối, việc nâng cấp chuỗi cũng gặp nhiều khó
khăn, trong đó những yếu điểm vẫn là phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, yếu kém
trong khâu thiết kế và phân phối sản phẩm, cũng như có nhiều nét tương đồng trong nhận
dạng các đặc điểm trong mô hình kim cương với cụm ngành gốm sứ. Tuy nhiên, giữa gốm
sứ và ngành dệt may vẫn còn nhiều điểm khác biệt đặc biệt là các yếu tố nền tảng đặc thù
hình thành nên năng lực cạnh tranh cho cụm ngành. Đối với ngành gốm sứ hiện nay, yếu tố


- 10 -

đặc thù vẫn là nguồn nguyên liệu sẵn có cũng như những kiến thức đúc kết từ quá trình phát
triển lâu đời của các nghệ nhân trong cụm ngành. Bên cạnh đó là các yếu tố khác biệt trong
cách thức tổ chức và liên kết doanh nghiệp. Từ những điểm chung cũng như những khác biệt
đặc thù của mỗi cụm ngành là nền tảng quan trọng giúp tác giả định hướng, thiết kế chiến

lược nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và cấu trúc luận văn.
Nguyễn Thị Thu Trang (2010), Phân tích chuỗi giá trị hàng đan thủ công xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường châu Âu. Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu
cho ngành thủ công xuất khẩu. Mặc dù chỉ sử dụng lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu cũng
như chỉ phân tích tổng thể vào nhóm thủ công mỹ nghệ trên cả nước. Nhưng qua đó cũng
cho thấy bức tranh tổng thể về chuỗi giá trị toàn cầu của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Đây
là nền tảng giúp tác giả trong thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và định hướng nghiên cứu trong
phân tích chuỗi giá trị của đề tài.


- 11 -

Chương 3. Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành
3.1.

Phân nhóm ngành gốm sứ

Theo định nghĩa từ NZ Research (2010) gốm sứ được xếp vào nhóm các vật liệu vô cơ rắn
là sản phẩm được hình thành từ hợp chất. Trong đó, thành phần có sự kết hợp của cả kim
loại và phi kim loại. Các sản phẩm được tạo hình và sau đó được làm cứng bằng cách nung
ở nhiệt độ cao. Đặc điểm chính của gốm sứ là rắn chắc, chống ăn mòn nhưng lại rất dễ gãy.
Hiện nay, có nhiều cách thức phân loại các sản phẩm thuộc nhóm gốm sứ nhưng theo Rajput
(2008) có thể chia thành các nhóm sau:
-

Nhóm sản phẩm gốm sứ truyền thống:



Đồ sứ




Đồ gốm



Gạch lát



Gạch xây dựng

-

Nhóm sản phẩm gốm sứ kỹ thuật và công nghệ cao:



Vật liệu chịu nhiệt



Chất bán dẫn



Bộ phận giả (y khoa)




Các dụng cụ kỹ thuật

Trong đó, ngành gốm sứ Bình Dương với xuất phát điểm là nhóm sản phẩm truyền thống
phục vụ nhu cầu dân dụng hàng ngày cũng như các sản phẩm gốm mỹ thuật trang trí nội và
ngoại thất. Với quá trình phát triển đó, cho đến nay những mặt hàng truyền thống vẫn tiếp
tục được duy trì và phát triển; ngoài ra, một số ít doanh nghiệp mở ra một hướng phát triển
mới cao hơn hướng đến các sản phẩm gốm sứ kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm gốm cách
điện phục vụ cho lĩnh vực công nghệ cao, tuy nhiên, số lượng vẫn còn rất hạn chế. Do đó,
trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào 2 nhóm sản phẩm chính yếu là gốm sứ dân dụng và
gốm sứ mỹ nghệ.


- 12 -

3.2.

Quá trình hình thành và phát triển của gốm sứ Bình Dương

3.2.1. Lịch sử hình thành
Cùng với Sài Gòn và Đồng Nai, Bình Dương được xem là một trong ba cái nôi của dòng
gốm Nam Bộ xưa. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc và thời điểm
xuất hiện, nhưng không thể phủ nhận quá trình phát triển lâu đời của nghề gốm nơi đây mà
trong đó phải kể đến vai trò của những người Hoa lưu tán góp phần không nhỏ trong việc
hình thành. Theo Phí Ngọc Tuyến (2013), những làng nghề gốm đã xuất hiện tại Bình Dương
vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Trong đó, ba làng nghề nổi tiếng vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay là gốm Lái Thiêu, Tân Phước Khánh và Chánh Nghĩa (Phụ lục 5).
3.2.2. Quá trình phát triển
3.2.2.1.


Giai đoạn 1858 – 1975

Khi người Pháp áp đặt chính sách cai trị lên vùng đất Bình Dương, họ đã sớm nhận ra những
nguồn lợi từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ dân dụng.
Chính vì vậy, họ đã triệu tập những người thợ thủ công lành nghề phối hợp với các chuyên
gia người Pháp hình thành nên Trường Bá nghệ (1901) là nơi đào tạo nên lớp nghệ nhân
lành nghề và có tri thức về văn hóa nghệ thuật (UBND Bình Dương, 2010).
Hộp 3-1. Lịch sử nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương năm 1910
Theo ghi nhận trong tập tài liệu Monographie De La Province De Thudaumot, được Hội nghiên cứu
Đông Dương xuất bản năm 1910, người Pháp viết về nghề gốm Lái Thiêu như sau: “Trong tỉnh
(Thủ Dầu Một), có được khoảng 40 lò gốm, trong đó An Thạnh 5 lò, Tân Thới 1 lò, Phú Cường 11
lò, Bình Chuẩn 3 lò, và 9 lò ở Tân Khánh. Xưởng chính ở Lái Thiêu và nơi đây là trung tâm phát
triển nhất về nghề gốm. Ngoài 3 lò của người Việt, số còn lại là của tư sản Hoa kiều. Các lò này
cung cấp đồ gốm cho cả xứ Nam Kỳ.”

Trong giai đoạn từ 1954-1975, ngành tiểu thủ công nghiệp ở Bình Dương nói chung và ngành
gốm nói riêng có nhiều bước tiến theo chiều hướng ngày một đa dạng. Các sản phẩm làm ra
không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà mở rộng ra cả vùng đất Nam Bộ. Với sự
tiếp thu những kiến thức mới đặc biệt là khoa học kỹ thuật từ nước ngoài và giao lưu về văn
hóa, các sản phẩm ngày một hoàn thiện và bước đầu tham gia vào thị trường thế giới.


- 13 -

Giai đoạn 1975 – 2005

3.2.2.2.

Từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, ngành gốm Bình Dương có phần bị sụt giảm,
trong đó cơ chế quản lý theo kế hoạch hóa tập trung là nguyên nhân của vấn đề. Sự chậm

chạp trong thay đổi mẫu mã, cải tiến chất lượng kỹ thuật cùng với quá trình sản xuất trì trệ,
thiếu ổn định đã làm cho những người thợ thủ công gặp không ít khó khăn khi sống với nghề
(UBND Bình Dương, 2010).
Ngành gốm Bình Dương chỉ thật sự được cởi trói từ sau quá trình Đổi Mới để bước vào giai
đoạn phát triển. Nếu như năm 1910, chỉ mới có 40 cơ sở với số lượng thợ vào khoảng 500
người, thì đến năm 1975 đã có tất cả 117 cơ sở với khoảng 6.000 thợ thủ công và đến năm
1985 có khoảng 273 cơ sở và đến 1988 có khoảng 500 cơ sở với hơn 23.000 thợ (UBND
Bình Dương, 2010). Đây cũng chính là giai đoạn bước đệm cho một số doanh nghiệp trong
ngành bắt đầu dần khẳng định tên tuổi trên trường quốc tế.
Giai đoạn hiện nay

3.2.2.3.

Trong giai đoạn hiện nay, việc sản xuất của ngành gốm Bình Dương có phần giảm so với
trước. Nếu như năm 2007 có đến 362 đơn vị thì từ 2008 đến nay ngành gốm sứ Bình Dương
gặp không ít khó khăn khiến cho số lượng doanh nghiệp bị suy giảm khi đến cuối năm 2010
chỉ còn khoảng 230 doanh nghiệp gốm sứ tồn tại (Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, 2010).
Trong bối cảnh đó, bước qua giai đoạn đỉnh cao những năm 2006-2007, số lượng sản phẩm
gốm sứ dân dụng sản xuất trong tỉnh cũng có sự biến động mạnh và có xu hướng giảm sút.
Biểu đồ 3-1. Số lượng sản phẩm ngành gốm dân dụng Bình Dương
Số lượng (1000 sản phẩm)

160,000
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000

0
2006

2008

2009

2010

2011

2012

Năm
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương (2008,2014)

2013

2014


- 14 -

Bên cạnh đó, nền kinh tế Bình Dương đang dần dịch chuyển sang hướng công nghiệp với
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài nhắm đến các ngành như thực phẩm, đồ uống, dệt may làm
cho các ngành này gia tăng mạnh về quy mô và tỷ trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Ngược
lại, ngành gốm sứ đã không bắt kịp được xu hướng nên tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm, tỷ
trọng trong nền kinh tế ngày càng thu hẹp.
Biểu đồ 3-2. Tỷ trọng ngành gốm sứ trong các ngành công nghiệp chế biến tỉnh Bình
Dương (2001 - 2014)

12%

Tỷ trọng (%)

10%
8%
6%
4%
2%
0%
2001

2005

2010

2014

Năm
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương (2008,2014)

Biểu đồ 3-3. Đồ thị so sánh các ngành công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương (2014)
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
từ năm 2010 - 2014 (%)

70%
Kích thước 10.000 tỷ đồng

60%
Đồ uống


50%
Điện điện tử

40%
30%

Hóa dược
Gỗ

20%

Giấy

Da Kim loại
Dệt
Hóa chất

Phương tiên vận tải

10%

Thuốc lá Gốm sứ
Động cơ

Nội thất

Thực phẩm

Thiết bị điện


0%
0%

2%

4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
Tỷ trọng trong ngành công nghiệp chế biến của tỉnh (%)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương (2014)

18%

20%


- 15 -

Với sự suy giảm như trên thì rõ ràng theo lý thuyết “các doanh nghiệp trong ngành khi quá
tập trung vào một phân đoạn sản xuất sẽ bị bào mòn đi lợi nhuận” đang dần trở thành hiện
thực. Ngành gốm sứ sẽ bị mất đi lợi thế vốn có của mình và có nguy cơ đi vào tàn lụi nếu
không có những chính sách kịp thời (Vân Thị Thùy Trang và Phan Anh Tú, 2014).
3.3.


Phân tích chuỗi giá trị gốm sứ Bình Dương

3.3.1. Nghiên cứu và thiết kế
Mặc dù tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng năng lực nghiên cứu và thiết kế
của ngành vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu khảo sát, 35%2 doanh nghiệp tự đánh giá
không có năng lực hoặc năng lực yếu trong nghiên cứu và phát triển (R&D). Do đó, các
doanh nghiệp rất mong muốn dựa vào các tổ chức nghiên cứu độc lập với 70%3 các doanh
nghiệp được khảo sát đánh giá cao vai trò của các cơ sở này. Thế nhưng, số lượng thực tế
vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng khi mà 60%4 doanh nghiệp cho biết hầu như không có các
cơ sở R&D tại Bình Dương.
Nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu của ngành gốm sứ là
do khách hàng điều phối (Rowley, 2008). Các nhà bán lẻ mang thương hiệu quốc tế đã nắm
bắt được thông tin về sở thích và thị hiếu của thị trường để từ đó đưa ra những mẫu thiết kế
phù hợp. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất tại Bình Dương chỉ thực hiện những hợp đồng gia
công từ các nhà phân phối nước ngoài theo các quy cách, mẫu mã đã được chuẩn bị trước
(Nguyễn Văn Thủy, 2010). Vì vậy, các doanh nghiệp gốm sứ không trực tiếp tiếp cận được
với người tiêu dùng nên rất khó nắm bắt được thông tin thị hiếu để phát triển hoạt động
nghiên cứu và thiết kế sản phẩm.
3.3.2. Khai thác và chế biến nguyên liệu
Trong sản xuất gốm sứ, vai trò của nguồn nguyên liệu là đặc biệt quan trọng nó quyết định
đến chất lượng và giá trị sản phẩm. Điều này được khẳng định thông qua kinh nghiệm đúc
kết từ các nghệ nhân làm gốm “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí”. Tùy thuộc vào thành
phần nguồn nguyên liệu cũng như bí quyết phối trộn sẽ tạo nên những nét đặt trưng riêng

2

Phụ lục 3 - Bảng 2-6
Phụ lục 3 - Bảng 2-7
4
Phụ lục 3 - Bảng 2-7

3


×