Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Lợi ích kế toán của ERP và sự hài lòng của người sử dụng trong môi trường kế toán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

_______________

TRẦN THỊ THU HIỀN

LỢI ÍCH KẾ TOÁN CỦA ERP VÀ SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG TRONG MÔI
TRƢỜNG KẾ TOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

______________

TRẦN THỊ THU HIỀN

LỢI ÍCH KẾ TOÁN CỦA ERP VÀ SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG TRONG MÔI
TRƢỜNG KẾ TOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Võ Văn Nhị

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Võ Văn Nhị. Việc thu thập
số liệu do tôi thực hiện, không sao chép hay lấy bất kỳ một bài nghiên cứu khoa học
nào khác. Đồng thời, các nội dung tham khảo ở các bài nghiên cứu khác tôi đã trích
dẫn nguồn đầy đủ kèm theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết của mình.

TP.HCM, ngày 03 tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................................... 5

1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH KẾ TOÁN CỦA ERP VÀ SỰ HÀI
LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ERP ............................................................................. 16
2.1 Giới thiệu tổng thể ERP .............................................................................................. 16
2.1.1 Khái niệm ERP .................................................................................................... 16
2.1.2 Phân loại ERP ...................................................................................................... 16
2.1.3 Đặc điểm cơ bản của hệ thống ERP .................................................................... 18
2.2 Lợi ích kế toán của ERP .............................................................................................. 19
2.2.1 Khái niệm lợi ích kế toán của ERP...................................................................... 19
2.2.2 Những lợi ích kế toán của ERP ........................................................................... 20
2.3 Sự hài lòng của ngƣời sử dụng ERP........................................................................... 22
2.3.1 Khái niệm sự hài lòng của ngƣời sử dụng ERP................................................... 22
2.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng .................................. 23
2.4 Các lý thuyết nền tảng ................................................................................................. 24
2.4.1 Theo lý thuyết các bên liên quan - Stakeholder theory ....................................... 24
2.4.2 Lý thuyết Actor Network..................................................................................... 25
2.4.3 Lý thuyết diễn ngôn (Discourse Theory) ............................................................. 26
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 27
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 27
3.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................................... 28
3.2.1 Phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................................................... 28
3.2.2 Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................ 31
3.3 Phƣơng pháp thống kê mô tả ...................................................................................... 31


3.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá ................................ 32
3.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phƣơng pháp Cronbach Alpha ..................... 32
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 33
3.5 Xây dựng mô hình thực nghiệm xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của
ngƣời sử dụng ERP ............................................................................................................ 34

3.5.1 Mô hình thực nghiệm .......................................................................................... 34
3.5.2 Các bƣớc thực hiện .............................................................................................. 38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................ 40
4.1 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 40
4.1.1 Kết quả thống kê mô tả ........................................................................................ 40
4.1.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................................ 41
4.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 44
4.1.4 Kết quả kiểm định Kruskal Wallis ...................................................................... 46
4.1.5 Kết quả mô hình thực nghiệm ............................................................................. 48
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 53
4.2.1 Những lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp Việt Nam
...................................................................................................................................... 53
4.2.2 Sự khác biệt về nhận thức của kế toán viên và nhà quản trị ................................ 55
4.2.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng ERP ..................... 57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 60
5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 60
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 62
5.2.1 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp áp dụng ERP .............................................. 62
5.2.2 Kiến nghị đối với đội ngũ triển khai ERP ........................................................... 63
5.3 Han chế của đề tài ........................................................................................................ 63
5.3.1 Hạn chế về dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 63
5.3.2 Hạn chế về phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 64
5.4 Hƣớng nghiên tiếp theo ............................................................................................... 64
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

 ERP: Enterprise Resource Planning

 ROA: Return on assets
 ROI: Return on investment
 ROS: Return on sales
 OIS: Operating income over sales
 IT: Information technology
 IS: Information system
 SME: Small and Medium Enterprises
 MBA: Master of Business Administration
 KW: Kruskal Wallis
 CP: Cổ phần
 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
 EFA: Exploratory Factor Analysis
 PCA: Principal Component Analisys
 VIF: Variance inflation factor


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thống kê số liệu khảo sát
Bảng 2: Thống kê đánh giá lợi ích của ERP và sự hài lòng của ngƣời sử dụng
Bảng 3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Bảng 4: Ma trận xoay nhân tố
Bảng 5: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis
Bảng 6: Kết quả hồi quy cho mô hình hồi quy đa biến


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Trên một thập niên trƣớc đây, các tổ chức trên toàn thế giới đã từng bƣớc áp
dụng hệ thống quản lý tổng thể (ERP) trong công tác kế toán, tuy nhiên ERP ở Việt
Nam là khá mới mẻ và số lƣợng các công ty triển khai ERP rất hạn chế, các doanh
nghiệp triển khai chủ yếu là những doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn hoặc
những công ty đa quốc gia. Đến nay, theo thống kê của các tổ chức triển khai thì có
rất nhiều những dự án thực hiện không thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân có thể do trình độ hiểu biết về ERP của nhân viên cũng nhƣ các nhà
quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Những ngƣời sử dụng vẫn chƣa thấy đƣợc lợi
ích kế toán mà ERP mang lại, đồng thời những tổ chức tƣ vấn triển khai vẫn chƣa
xem xét những vấn đề cần thiết để giúp ngƣời sử dụng có đƣợc sự hài lòng. Một khi
các doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức triển khai hiểu đƣợc vấn đề này thì việc ứng
dụng ERP ở Việt Nam sẽ trở nên phổ biến hơn, công tác triển khai sẽ có nhiều
thuận lợi và dễ thành công hơn. Chính vì những lý do đó việc thực hiện đề tài “Lợi
ích kế toán của ERP và sự hài lòng của ngƣời sử dụng trong môi trƣờng kế
toán Việt Nam” là cần thiết.
Đặc biệt trong lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chƣa có một nghiên cứu chuyên
sâu nào thực hiện nhằm khám phá những lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP,
cũng nhƣ chƣa có một nghiên cứu nào xem xét những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài
lòng của ngƣời sử dụng. Kết quả bài nghiên cứu một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp
thấy đƣợc những lợi ích mà ERP có thể mang lại, cũng nhƣ dựa trên đánh giá sự hài
lòng của ngƣời sử dụng mà doanh nghiệp sẽ đánh giá đƣợc nhu cầu và tiến hành
triển khai ERP phù hợp với doanh nghiệp mình. Bênh cạnh đó, các doanh nghiệp tƣ
vấn triển khai sẽ có cơ sở để tập trung tƣ vấn nhằm đạt đƣợc sự hài lòng của khách
hàng. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng đóng góp một bằng chứng thực nghiệm mới
trong lĩnh vực nghiên cứu ERP cho riêng môi trƣờng kế toán ở Việt Nam, một mặt


2

khám phá những nhân tố mới một mặt cũng cố cho kết quả của các nghiên cứu

trƣớc đây.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc 3 mục tiêu nhƣ sau: Thứ nhất,
tìm ra đƣợc những lợi ích kế toán có đƣợc từ việc ứng dụng hệ thống ERP trong
môi trƣờng kế toán Việt Nam. Thứ hai, đánh giá sự khác biệt giữa hai đối tƣợng sử
dụng quan trọng nhất là kế toán viên và nhà quản trị trong việc đánh giá lợi ích kế
toán trong ứng dụng ERP và sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Cuối cùng, bài nghiên
cứu cố gắng tìm kiếm những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng
bao gồm những lợi ích kế toán và một số yếu tố khác.
-Câu hỏi nghiên cứu:
Từ những mục tiêu ban đầu bài nghiên cứu sẽ trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
Thứ nhất: những lợi ích kế toán nào doanh nghiệp có đƣợc từ việc triển khai
và ứng dụng hệ thống ERP?
Thứ hai: Có sự khác biệt trong nhận thức về những lợi ích kế toán từ việc
ứng dụng ERP và mức độ hài lòng giữa kế toán viên và nhà quản trị hay không?
Thứ ba: Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng
ERP?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1

Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn này, đối tƣợng nghiên cứu là những lợi ích kế toán của ERP
và sự hài lòng của ngƣời sử dụng ERP trong môi trƣờng kế toán ở Việt Nam.


3


3.2

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp có ứng
dụng hệ thống ERP trong công tác kế toán ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp với định lƣợng, trong
đó nghiên cứu định lƣợng đóng vái trò chủ đạo.
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh bổ sung những lợi ích kế
toán từ việc ứng dụng ERP. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua việc
tìm hiểu các lý thuyết về ERP từ các nghiên cứu trƣớc đây đồng thời cũng tham
khảo ý kiến từ những ngƣời sử dụng ERP.
Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc thực hiện nhằm giải quyết lần lƣợt các câu hỏi
nghiên cứu ban đầu, cụ thể nhứ sau:
Thứ nhất, để khám phá những lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP bài
nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả dữ liệu khảo sát kết hợp với phân
tích nhân tố khám phá EFA.
Thứ hai, để xem xét sự khác biệt về nhận thức những lợi ích kế toán từ việc
ứng dụng ERP cũng nhƣ sự hài lòng của hai nhóm đối tƣợng sử dụng khác nhau là
kế toán viên và nhà quản trị, bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả
kết hợp với kiểm định giá trị trung bình.
Cuối cùng, nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời
sử dụng, bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp OLS trong việc xây dựng mô hình
hồi quy đa biến.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt khoa học, bằng phƣơng pháp định lƣợng, bài nghiên cứu góp phần
bổ sung và cũng cố cho những nghiên cứu về ERP trên thế giới, góp phần tìm ra
những lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài



4

lòng của ngƣời sử dụng tại một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đặc biệt ở
Việt Nam, đây đƣợc xem là nghiên cứu đầu tiên về những vấn đề này. Ngoài ra,
việc xem xét sự khác biệt về nhận thức về lợi ích kế toán và sự hài lòng giữa kế toán
viên và nhà quản trị vẫn là một vấn đề mà các nghiên cứu ở Việt Nam cũng nhƣ trên
thế giới còn bỏ ngõ.
- Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu giúp kế toán viên và nhà quản trị thấy
đƣợc những lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP, đồng thời giúp các doanh nghiệp
triển khai ERP tại thị trƣờng Việt Nam sẽ có cơ sở để cải thiện chất lƣợng, giúp
ERP trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ công tác kế toán ở các doanh
nghiệp. Một mặt các doanh nghiệp đang có ý định triển khai ERP nhằm hỗ trợ công
tác kế toán doanh nghiệp sẽ có cơ sở để lựa chọn cho mình những hệ thống ERP
phù hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, bài luận văn gồm có 5 chương lần lượt như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về lợi ích kế toán của ERP và sự hài lòng của
ngƣời sử dụng ERP
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Trong các nghiên cứu liên quan trƣớc đây, có những nghiên cứu tập trung

vào sự tƣơng tác giữa hệ thống ERP và công tác kế toán. Spathis và Constantinides
(2004) cho thấy rằng ba động cơ quan trọng nhất dẫn đến việc áp dụng ERP là tăng
nhu cầu về tốc độ xử lý thông tin, tạo ra thông tin để ra quyết định và cần thiết để
tích hợp các ứng dụng. Những lợi ích quan trọng nhất đối với kế toán do ứng dụng
ERP là tăng tính linh hoạt trong việc phát sinh thông tin, tăng cƣờng sự tích hợp của
các ứng dụng kế toán, cải thiện chất lƣợng của báo cáo, cải thiện các quyết định dựa
trên các thông tin kế toán kịp thời và đáng tin cậy và giảm thời gian cho việc trình
bày kế toán hàng năm.
Nghiên cứu đã tập trung vào những lợi ích thu đƣợc từ việc áp dụng ERP đã
chỉ ra rằng việc triển khai các hệ thống này thƣờng theo sau là những cải tiến quá
trình ra quyết định và tăng tính tích hợp trong doanh nghiệp nhƣ Colmenares
(2009). Tƣơng tự, nhiều nghiên cứu cũng phát hiện rằng hệ thống ERP cải thiện quá
trình ra quyết định trong một tổ chức nhƣ Spathis (2006); Kanellou và Spathis
(2007). Các lợi ích khác có nguồn gốc từ việc triển khai ERP là báo cáo kế toán
chính xác hơn và cải thiện dịch vụ kế toán trong công tác kế toán nhƣ Velcu (2007);
Colmenares (2009). Gattiker và Goodhue (2004) đã phân tích những lợi ích mà một
công ty triển khai hệ thống ERP đã trải qua. Họ chỉ ra rằng hệ thống ERP mang đến
nhiều lợi ích cho các tổ chức nhƣ cải tiến trong việc điều phối trong các doanh
nghiệp, và giảm bớt các báo cáo cũng nhƣ các công việc nhập dữ liệu. Chang
(2006) lƣu ý rằng các ứng dụng ERP liên kết các chức năng kinh doanh truyền
thống nhƣ tài chính, sản xuất, lƣu kho và bán hàng vào một hệ thống tích hợp duy
nhất dựa trên một cơ sở dữ liệu đƣợc chia sẽ, loại bỏ nhập dữ liệu trùng. Olhager và
Selldin (2003) cho rằng công ty áp dụng hệ thống ERP hoạt động hiệu quả hơn từ
thông tin dự báo. Họ giải thích rằng việc triển khai ERP sẽ cải thiện tính sẵn có của


6

thông tin, tích hợp các quy trình và chức năng kinh doanh và nâng cao chất lƣợng
thông tin.

Theo các nghiên cứu gần đây, việc triển khai hệ thống ERP ảnh hƣởng đến
quy trình kế toán và vai trò của kế toán viên. Booth et al. (2000) đã kiểm tra việc
mở rộng phạm vi ứng dụng của một hệ thống ERP có thể dẫn đến việc áp dụng quy
trình kế toán mới trong một doanh nghiệp. Tác giả thấy rằng các hệ thống ERP tạo
nên nguồn dữ liệu cho quy trình kế toán mới và có thể hỗ trợ quy trình này. Cụ thể
hơn, Rom và Rohde (2006) thấy rằng hệ thống ERP có thể hỗ trợ việc thu thập dữ
liệu và mở rộng quản trị kế toán của tổ chức. Điều này đƣợc khẳng định thêm bởi
Järvenpää (2007), tác giả đã lƣu ý rằng hệ thống nhƣ vậy có thể giúp việc quản trị
kế toán hoạt động thƣờng xuyên có hiệu quả hơn, xử lý các cơ sở dữ liệu lớn một
cách nhanh chóng hơn báo cáo nhanh hơn và theo nhiều cách linh hoạt hơn.
Granlund và Malmi (2002) cũng đã cố gắng để khám phá những ảnh hƣởng của việc
tích hợp hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp đến việc quản trị trong kế toán và vai
trò của kế toán viên quản trị. Phát hiện của họ chỉ ra rằng lợi ích quan trọng nhất
của ERP liên quan đến kế toán là xử lý khối lƣợng văn bản, trong đó cung cấp cho
kế toán viên quản trị nhiều thời gian hơn để tập trung vào phân tích và hỗ trợ quá
trình kinh doanh. Những phát hiện này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Scapens và Jazayeri (2003), ngƣời phát hiện ra rằng công việc của kế toán viên
quản trị đã bị thay đổi do việc triển khai ERP từ vai trò truyền thống (tập trung vào
các hoạt động kế toán) đến vai trò nghệ thuật hơn và đã đƣa kế toán viên lên vị trí
chuyên gia tƣ vấn và các nhà phân tích. Những phát hiện của một nghiên cứu khác
Hyvönen et al (2008), trong đó trình bày sự phát triển của hệ thống kiểm soát kế
toán quản trị, đã đề xuất rằng các giải pháp kế toán kết hợp với IT sẽ không chỉ
buộc kế toán nghiên cứu tính logic của các giải pháp, mà còn để tìm ra cách kết hợp
kế toán và tính hợp lý trong quản lý. Newman và Westrup (2005) cũng vậy, các tác
giả sử dụng bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng mặc dù mối quan hệ của các
kế toán và công nghệ nhƣ ERP đã trở nên ngày càng gắn bó với nhau, nhƣng kế
toán tiếp tục sử dụng vị trí của mình để thay đổi và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ


7


của họ. Grabski et al. (2011) lƣu ý rằng hệ thống ERP là một nguồn lực biến đổi
trong nghề kế toán và các tổ chức luôn muốn tìm hiểu làm thế nào để sử dụng các
hệ thống này và thu đƣợc các giá trị từ chúng, sẽ có một sự thay đổi đáng kể trong
vai trò của các kế toán quản trị, cũng nhƣ nhiệm vụ mà họ cần thực hiện và yêu cầu
về các kỹ năng của họ.
O'Leary (2004) đã cố gắng phân tích và đo lƣờng lợi ích hệ thống ERP và
xem xét liệu có sự khác nhau giữa các ngành hay không. Những lợi ích đƣợc liệt kê
mà tác giả đã sử dụng và việc phân loại các lợi ích hữu hình và vô hình mà tác giả
áp dụng đƣợc phát triển bởi nghiên cứu Deloitte Consulting (1998). Nghiên cứu của
O'Leary (2004) thêm một số lợi ích bổ sung vào danh sách đó là việc giảm hàng tồn
kho, giảm vòng quay tài chính, giảm nhân sự, cải tiến quản lý, giảm chi phí IT, giao
hàng kịp thời, thông tin, tầm nhìn, tính tích hợp, linh hoạt, ra quyết định tốt hơn,
kiểm soát tài chính.
Trong một nghiên cứu của Shang và Seddon (2002) đã phân loại lợi ích ERP
vào năm hƣớng: hoạt động, quản lý, chiến lƣợc, cơ sở hạ tầng IT và tính tổ chức.
Esteves (2009) dựa trên phân loại này để phát triển một tập hợp các lợi ích do việc
sử dụng ERP đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Phân tích của tác giả
cho thấy lợi ích ERP theo các hƣớng đƣợc kết nối với nhau và các nhà quản lý nên
nhận thức các lợi ích này nhƣ một chu kỳ liên tục theo thời gian triển khai ERP.
Một số lợi ích đã đƣợc kiểm tra bởi Esteves (2009) là giảm chu kỳ thời gian, giảm
chi phí, nâng cao chất lƣợng, cải thiện việc ra quyết định, hỗ trợ thay đổi của tổ
chức, tăng cƣờng năng lực IT và hoạt động kinh doanh linh hoạt.
Spathis (2006) cũng đã thông qua việc phân loại lợi ích của Shang và Seddon
(2002) để phân loại và kiểm tra lợi ích kế toán thu đƣợc từ việc áp dụng ERP.
Spathis (2006) đã phân loại hệ thống lợi ích doanh nghiệp thành: lợi ích của tổ
chức, lợi ích hoạt động, lợi ích quản lý và lợi ích IT. Trong phân tích của ông, ông
giải thích rằng những lợi ích kế toán có thể đƣợc giải thích bởi các biến số sau: số
lƣợng các lý do triển khai hệ thống doanh nghiệp, số lƣợng các phân hệ, chi phí của



8

việc triển khai - là tỷ lệ phần trăm của doanh thu và tổng tài sản của công ty. Theo
khảo sát này, lợi ích kế toán quan trọng nhất mà một công ty có đƣợc là do các bộ
phận kế toán trong hệ thống ERP đƣợc tăng tính linh hoạt trong hệ thống thông tin,
tăng cƣờng sự tích hợp của các ứng dụng, cải thiện chất lƣợng của báo cáo, nâng
cao khả năng ra quyết định dựa trên các thông tin kế toán kịp thời và đáng tin cậy
và giảm thời gian cho việc đóng tài khoản hàng năm. Những kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Spathis và Ananiadis (2005) và Kanellou và Spathis (2007).
Nicolaou (2004) cũng đã cố gắng để đo lƣờng hiệu quả tài chính sau khi triển
khai một hệ thống ERP bằng cách sử dụng một bộ tám chỉ số tài chính khác nhau,
chẳng hạn nhƣ ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản), ROI (lợi nhuận trên vốn đầu tƣ),
ROS (lợi nhuận trên doanh thu) và OIS (thu nhập hoạt động trên doanh thu). Ông
cũng đã đo bốn chỉ số triển khai ERP và một trong số chúng là “Kiểu phân hệ đƣợc
triển khai”. Ông phân loại các phân hệ thành hai loại: phân hệ chính và phân hệ hỗ
trợ. Các kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng các loại phân hệ triển khai có ảnh
hƣởng đến hiệu quả tài chính sau khi triển khai ERP.
Mặc dù lợi ích ERP đã đƣợc kiểm tra phân tích trong các nghiên cứu trƣớc
đây nhƣng các nghiên cứu này chỉ tìm hiểu những lợi ích tổng thể của doanh nghiệp
và chƣa có nghiên cứu tập trung khám phá những lợi ích kế toán có đƣợc từ việc
ứng dụng ERP.
Ngoài ra khi nghiên cứu những cảm nhận về lợi ích giữa những đối tƣợng sử
dụng, một số nghiên cứu cũng có đƣợc những kết quả khác nhau. Nhƣ Freeman
(1984) đã cố gắng để trình bày và phân tích lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder
theory) và cho rằng việc xem xét sự ảnh hƣởng đến các bên liên quan của tổ chức là
cần thiết. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tầm quan trọng của việc kiểm tra tính
hiệu quả hay thành công của IT từ nhiều quan điểm đánh giá trong các tổ chức nhƣ
Hamilton và Chervany (1981). Myers et al (1997). Hamilton và Chervany (1981)
lập luận rằng việc đánh giá hiệu quả hệ thống thông tin “là một nhiệm vụ khó khăn



9

do tính đa chiều của chúng, các khía cạnh định tính và định lƣợng thƣờng đa dạng
theo các quan điểm đánh giá khác nhau.
Trong các nghiên cứu gần đây, có những nghiên cứu nhƣ Dechow và
Mouritsen (2005), Quattrone và Hopper (2005) góp phần vào lĩnh vực này dựa trên
lý thuyết Actor-Network để minh chứng cho nhiều ngƣời chịu những ảnh hƣởng bởi
việc áp dụng ERP. Quattrone và Hopper (2005) đã cố gắng để tìm hiểu sâu việc
ERP loại bỏ khoảng cách và mối quan hệ của nó với việc kiểm soát quản lý. Để đáp
ứng mục đích nghiên cứu, tác giả đã phỏng vấn nhân viên tại các địa điểm khác
nhau và thu thập tài liệu có liên quan. Calas và Smircich (1999) cho rằng: “lý thuyết
actor network cung cấp một cách rất tốt trong việc đánh giá những yếu tố ảnh
hƣởng từ việc triển khai ERP. Granlund (2011) đã chỉ ra rằng những nghiên cứu áp
dụng lý thuyết actor-network sẽ có giá trị cao trong việc đƣa ra cái nhìn toàn diện
hơn về lĩnh vực nghiên cứu.
Một số nghiên cứu khác trong lĩnh này vực tập trung vào tính “lai tạp” về vai
trò của kế toán viên và các nhóm chuyên gia khác nhƣ theo một số nghiên cứu của
Caglio (2003); Scapens và Jazayeri (2003); Newman và Westrup (2005). Granlund
(2011) định nghĩa tính “lai tạp” nhƣ một tình huống trong đó các nhóm chuyên
nghiệp nhƣ các chuyên gia IT và cá nhân phi kế toán khác bắt đầu thực hiện các quy
trình kế toán do áp dụng công nghệ mới nhƣ ERP. Ông cũng cho rằng sẽ có lợi nếu
có một số liên kết trực tiếp đến lĩnh vực hành nghề kế toán cả từ các nhân viên kế
toán và các nhân viên khác. Trong nghiên cứu này, tác giả xuất phát từ “lý thuyết
các bên liên quan”, “lý thuyết actor-network”, và tính “lai tạp” và cố gắng để đánh
giá lợi ích kế toán và sự hài lòng ngƣời sử dụng từ quan điểm của hai nhóm sử dụng
khác nhau là kế toán và nhà quản lý.
Grabski et al. (2009) lƣu ý rằng quản trị viên kế toán là những ngƣời dùng
thích hợp để đánh giá và xây dựng lợi ích sau triển khai, quá trình theo dõi nhƣ là

một phần của việc triển khai. Một số nghiên cứu nhƣ Ifinedo và Nahar, (2007) lại
nghiên cứu với nhóm chuyên gia IT. Lý do họ chọn nhóm này là vì việc sử dụng


10

các hệ thống thông tin đang ngày phát triển và các tổ chức nhận ra tầm quan trọng
của các hệ thống trong hoạt động của mình và tầm quan trọng của các chuyên gia
IT. Rose và Kræmmergaard (2006) nhắc đến chức năng của bộ phận IT thay đổi
hoàn toàn theo định hƣớng cả về kỹ thuật và kinh doanh do triển khai ERP. Hơn
nữa, nhiều nghiên cứu trƣớc đây cố gắng đánh giá nhận thức về hiệu quả và thành
công của ERP giữa các nhóm liên quan khác nhau nhƣ nghiên cứu của Sedera et al
(2004); Chang (2006); Ifinedo và Nahar (2007).
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trƣớc đây đã cố gắng để kiểm tra sự khác
biệt về quan điểm liên quan đến lợi ích ERP và sự hài lòng giữa các nhóm sử dụng
khác nhau. Chang (2006) so sánh sự tích hợp hệ thống thông tin trong các tổ chức
công nghệ cao từ các quan điểm IT và các nhà quản lý. Tất cả các tổ chức tham gia
vào cuộc nghiên cứu đã triển khai và sử dụng một hệ thống ERP. Kết quả cho thấy
rằng nhân viên IT và nhà quản lý nhận thức về IS là rất giống nhau.
Mục tiêu của một số nghiên cứu khác là xác định xem sự khác biệt tồn tại
trong nhận thức liên quan đến hiệu suất ERP giữa hai nhóm tổ chức liên quan:
nhóm quản lý kinh doanh và các chuyên gia IT. Kết quả cho thấy không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, tồn tại giữa hai nhóm theo chiều hƣớng đánh giá sự thành
công ERP tức là đánh giá chất lƣợng nhà cung cấp nhƣ theo Ifinedo và Nahar
(2007). Esteves (2009) cũng đã cố gắng để kiểm tra sự khác biệt trong nhận thức về
lợi ích ERP giữa các nhà quản lý doanh nghiệp và sinh viên MBA với kinh nghiệm
làm việc trong các SME. Kết quả cho thấy rằng sự khác biệt giữa hai mẫu dữ liệu
không có ý nghĩa lớn trong bất kỳ khía cạnh lợi ích ERP nào.
Trong việc kiểm tra nhận thức các vấn đề về ERP, một số nghiên cứu trƣớc
đây cũng chứng minh rằng có sự khác biệt về nhận thức giữa các đối tƣợng nghiên

cứu, nhƣng cũng có một số nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt. Các nghiên cứu
này xem xét các đối tƣợng khác nhau nhƣng chƣa tập trung xem xét 2 nhóm đối
tƣợng quan trọng nhất là kế toán viên và nhà quản trị. Đây là nhóm đối tƣợng làm
việc trực tiếp và sử dụng trực tiếp kết quả từ công tác kế toán.


11

Cuối cùng, khi xem xét những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời
sử dụng cũng có nhiều nghiên cứu cố gắng đánh giá sự thành công và hiệu quả tổng
thể của một hệ thống thông tin nói chung hoặc một hệ thống ERP đặc biệt thông qua
việc đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời sử dụng. Somers et al (2003) mô tả sự hài lòng
ngƣời sử dụng nhƣ mức độ mà một ngƣời sử dụng nhận thấy rằng một hệ thống đáp
ứng yêu cầu thông tin của ngƣời đó. Các tác giả lƣu ý rằng ngƣời sử dụng hài lòng
với hệ thống thông tin là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của sự
thành công của các hệ thống. DeLone và McLean (1992) cho rằng có ít nhất ba lý
do tại sao “ngƣời sử dụng sự hài lòng” đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là một thƣớc
đo sự thành công của IS: Đầu tiên, là “sự hài lòng của ngƣời sử dụng” có một mức
độ cao về tính giá trị. Thứ hai, là sự phát triển của các công cụ đo lƣờng đáng tin
cậy và phù hợp cho biến này. Lý do thứ ba là những điểm yếu của các công cụ thay
thế hiện có.
Bailey và Pearson (1983) phát triển một công cụ để đánh giá “sự hài lòng của
ngƣời sử dụng” với các hệ thống thông tin, bao gồm 39 loại (nhƣ độ chính xác, kịp
thời, độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, tiện ích nhận thức, tài liệu, bảo mật dữ liệu, vv).
Dựa trên công việc của Bailey và Pearson (1983), Ives et al. (1983) đề xuất một
công cụ chỉnh sửa bao gồm 13 hạng mục, trong đó đã bao gồm trong ba nhân tố đo
lƣờng: sản phẩm thông tin, nhân viên và dịch vụ IS, và kiến thức ngƣời dùng. Một
vài năm sau, Doll và Torkzadeh (1988) xây dựng dựa trên Ives et al. (1983) đã phát
triển một công cụ cụ khảo sát 12 loại để do lƣờng mức độ hài lòng của ngƣời sử
dụng. Những loại này đƣợc tóm tắt trong năm dạng: Nội dung, độ chính xác, định

dạng, dễ sử dụng và tính kịp thời. Khi các công ty bắt đầu triển khai ERP, nhiều nhà
nghiên cứu nhƣ Somers et al (2003), Zviran et al (2005), Law và Ngai (2007); Wu
và Wang (2007) dựa trên công cụ của Doll và Torkzadeh (1988) để đánh giá và
kiểm tra sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với hệ thống ERP. Hầu hết các nghiên
cứu kiểm tra “sự hài lòng của ngƣời sử dụng” nhƣ là một biến phụ thuộc. Somers et
al. (2003) kiểm tra lại các công cụ của Doll và Torkzadeh (1988) và các kết quả


12

nghiên cứu của họ xác nhận rằng công cụ này luôn đạt kết quả ổn định khi áp dụng
cho ngƣời sử dụng các phần mềm ứng dụng ERP.
Wu và Wang (2007) đồng ý rằng sự hài lòng của ngƣời sử dụng là một cơ
chế đánh giá sự thành công của hệ thống và do đó nghiên cứu của họ nhìn ở khía
cạnh sự hài lòng của những ngƣời dùng chính nhƣ một phƣơng tiện để xác định hệ
thống thành công hay không. Nghiên cứu của họ đƣợc thực hiện tại Đài Loan và
205 bảng câu hỏi đã đƣợc hoàn thành bởi chính ngƣời sử dụng hệ thống ERP trong
một số lƣợng lớn các công ty. Kết quả chỉ ra rằng có một mối quan hệ giữa sự hài
lòng của ngƣời dùng dùng chính và nhận thức về sự thành công hệ thống. Nghiên
cứu của họ đã xác định rằng sự hài lòng của ngƣời sử dụng hệ thống ERP là đa
chiều và liên quan đến “sản phẩm ERP”, “dịch vụ nhà thầu” và “kiến thức.” Law và
Ngai (2007) đã kiểm tra mối quan hệ giữa sự thành công trong việc triển khai hệ
thống ERP và mức độ cải thiện hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Họ tìm hiểu “sự
hài lòng của ngƣời sử dụng” bằng cách sử dụng 12 loại công cụ của Doll và
Torkzadeh (1988).
DeLone và McLean (1992) đã đề xuất một mô hình IS thành công gồm sáu
yếu tố chính. Họ mô tả mô hình của họ nhƣ sau: “chất lƣợng hệ thống và chất lƣợng
thông tin đáng chú ý cùng ảnh hƣởng đến việc sử dụng và sự hài lòng của ngƣời sử
dụng. Việc sử dụng và sự hài lòng của ngƣời dùng là tiền thân trực tiếp đến tác
động lên cá nhân; và cuối cùng, hiệu quả cá nhân sẽ tác động lên tổ chức”. Mƣời

năm sau DeLone và McLean (2003) đề xuất cải tiến mô hình của họ. Đặc biệt, họ đề
xuất một mô hình trong đó “chất lƣợng thông tin”, “chất lƣợng hệ thống” và “chất
lƣợng dịch vụ” ảnh hƣởng đến “ý định sử dụng, việc sử dụng” và “sự hài lòng của
ngƣời sử dụng.” Ngoài ra, “ý định sử dụng, việc sử dụng” và “ sự hài lòng của
ngƣời sử dụng “ ảnh hƣởng đến biến “lợi ích ròng”.
Calisir và Calisir (2004) cho rằng trong khi doanh nghiệp sẵn sang sử dụng
nhiều tiền để triển khai hệ thống ERP, thì các nghiên cứu trƣớc đây đã chứng minh
rằng ngƣời sử dụng tiềm năng có thể không sử dụng chúng. Họ đã tiến hành một


13

cuộc khảo sát với mục tiêu kiểm tra các yếu tố về năng lực sử dụng khác nhau ảnh
hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời dùng cuối cùng đối với hệ thống ERP. Dữ liệu
đƣợc thu thập từ 51 ngƣời dùng cuối cùng trong 24 công ty. Kết quả cho thấy nhận
thức tính hữu dụng cũng nhƣ khả năng tìm hiểu là yếu tố quyết định đến sự hài lòng
của ngƣời sử dụng hệ thống ERP. Ngoài ra, nhận thức đƣợc sự dễ dàng khi sử dụng
và kích thƣớc hệ thống có thể ảnh hƣởng đến nhận thức về tính hữu dụng, trong khi
yếu tố hƣớng dẫn ngƣời dùng ảnh hƣởng đến cả hai yếu tố: nhận thức tính hữu dụng
và khả năng tìm hiểu.
Koh et al. (2006) đã nghiên cứu việc áp dụng ERP của các công ty Hy Lạp
và khám phá những ảnh hƣởng của sự không chắc chắn về hiệu quả của các hệ
thống này thông qua nghiên cứu sáu trƣờng hợp. Họ phát hiện ra rằng có sự khác
biệt lớn giữa việc áp dụng ERP trong các công ty Hy Lạp và các công ty ở các nƣớc
khác.
Saatcioglu (2009) đã cố gắng xác định những tác động của lợi ích, các rào
cản và rủi ro về sự hài lòng của ngƣời sử dụng trong các dự án ERP. Ông thấy rằng
năm lợi ích quan trọng nhất để xác định ngƣời sử dụng sự hài lòng là “quản lý và
kiểm soát các chức năng tốt hơn”, “kiểm soát dòng tiền”, “kiểm soát thông tin”, “sự
tăng lên về năng lực cơ sở hạ tầng IT “ và “kiểm soát hàng hóa.” Longinidis và

Gotzamani (2009) cũng vậy, xác định ba yếu tố mà dƣờng nhƣ ảnh hƣởng đến sự
hài lòng của ngƣời sử dụng ERP: Sự tƣơng tác với bộ phận IT, các quy trình trƣớc
triển khai và khả năng thích ứng. Floropoulos et al. (2010) cũng đã tiến hành một
cuộc khảo sát ở Hy Lạp, nghiên cứu của họ đƣợc dựa trên mô hình của DeLone và
McLean (2003). Kết quả chỉ ra rằng chất lƣợng thông tin và chất lƣợng dịch vụ là
yếu tố quan trọng quyết định sự hài lòng của nhân viên.
Nhìn chung, khi xem xét những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời
sử dụng các nghiên cứu trƣớc đây có khe hỏng chung là chỉ tập trung vào những lợi
ích của ERP hoặc những yếu tố đặc thù về ERP mà thiếu sự xem xét một cách tổng
hợp những yếu tố này. Do đó cần thiết phải xem xét một cách tổng hợp tất cả những


14

yếu tố liên quan đến những lợi ích do ERP mang lại và những yếu tố khác liên quan
đến việc triển khai ERP.

1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Do ERP mới phát triển những năm gần đây nên các nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực ERP không nhiều. Một nghiên cứu chuyên sâu tiêu biểu nhƣ Nguyễn Bích
Liên (2012) khi tiến hành phân tích, tìm kiếm những nhân tố ảnh hƣởng chất lƣợng
thông tin kế toán trong môi trƣờng ứng dụng ERP. Bài nghiên cứu tìm ra 6 yếu tố
mới ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin theo nhƣ đánh giá của ngƣời dùng từ 143
doanh nghiệp bao gồm: (1) Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức nhà tƣ
vấn triển khai; (2) Kinh nghiệm, phƣơng pháp nhà tƣ vấn triển khai và chất lƣợng
dữ liệu; (3) chất lƣợng phần mềm ERP; (4) Thử nghiệm hệ thống và huấn luyện
nhân viên; (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; (6) Chính sách nhân sự và
quản lý thông tin cá nhân. Tác giả cũng tiến hành phân tích so sánh mức độ đánh
giá của ba nhóm đối tƣợng khác nhau bao gồm: nhà tƣ vấn triển khai, doanh nghiệp
sử dụng và các nhà nghiên cứu, giảng viên. Kết quả cho thấy rằng, đánh giá về

những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin kế toán của ba nhóm này là khác
nhau.
Một số nghiên cứu khác về ERP nhƣ Nguyễn Hữu Hoàng Thọ (2012) nghiên
cứu về những yếu tố ảnh hƣởng đến việc triển khai thành công của ERP. Nghiên
cứu dựa trên nghiên cứu của DeLone và McLean (2003) khi cho rằng yếu tố quyết
định sự thành công của việc triển khai thuộc 3 nhóm yếu tố bao gồm: chất lƣợng hệ
thống, chất lƣợng thông tin và chất lƣợng dịch vụ. Nghiên cứu phát hiện rằng cả 3
yếu tố đều ảnh hƣởng lớn đến sự thành công của việc triển khai vì ngƣời sử dụng
đánh giá đó là những yếu tố rất cần thiết cho một hệ thống ERP. Trong đó, yếu tố
chất lƣợng đạo tạo là yếu tố quan trọng nhất, và ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự thành
công của việc triển khai. Hay nghiên cứu khác của Ngô Duy Hinh (2013) nghiên cứ
về những yếu tố quyết định sự thành công của việc triển khai. Nghiên cứu phát hiện
ra rằng triển khai thành công ERP chịu tác động dƣơng của 6 nhân tố: (1) sự tham


15

gia của lãnh đạo, (2) quản lý dự án hiệu quả; (3) tái cấu trúc quy trình kinh doanh;
(4) sự phù hợp phần mềm và phần cứng; (5) đào tạo; (6) ngƣời sử dụng. Trong đó
nhân tố sự tham gia của lãnh đạo, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, ngƣời sử dụng,
quản lý dự án hiệu quả tác động mạnh đến triển khai thành công ERP.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu về ERP trong một số doanh nghiệp cụ thể,
nhƣ nghiên cứu của Trần Thanh Thúy (2011), Phạm Hồng Thái (2013), tuy nhiên
các nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những một cách tổng quát, không chuyên
sâu và đặc biệt là chỉ phân tích trong nội bộ một tổ chức.
Nhìn chung, các nghiên cứu về lĩnh vực của ERP ở Việt Nam không nhiều,
chƣa có nghiên cứu khám phá những lợi ích riêng về kế toán, chƣa có nghiên cứu về
sự khác nhau trong nhận thức về những lợi ích này giữa các nhóm đối tƣợng khác
nhau cũng nhƣ chƣa có nghiên cứu chuyên sâu về những yếu tố ảnh hƣởng đến sự
hài lòng của ngƣời sử dụng ERP. Vì vậy, việc có một đề tài nghiên cứu nhƣ vậy là

hoàn toàn cần thiết.
Kết luận: Chƣơng 1 trình bày những nghiên cứu liên quan đến 3 vấn đề bao
gồm những lợi ích kế toán từ việc ứng dụng ERP, sự khác biệt trong nhận thức về
lợi ích kế toán và sự hài lòng của ngƣời sử dụng và những yếu tố ảnh hƣởng đến lợi
sự hài lòng của ngƣời sử dụng ERP. Đối với các nghiên cứu trên thế giới có rất ít
các nghiên cứu tập trung nghiên cứu về những lợi ích kế toán của ERP và tác động
của chúng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng, nhất là ở Việt Nam nghiên cứu về
vấn đề này vẫn chƣa đƣợc một tác giả nào thực hiện. Đặc biệt, vấn đề xem xét sự
khác biệt trong nhận thức giữa hai đối tƣợng sử dụng là kế toán viên và nhà quản trị
vẫn chƣa một nghiên cứu chuyên sâu nào thực hiện. Chính từ những lỗ hổng nghiên
cứu này, bài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm cố gắng bổ sung cho các nghiên cứu
trƣớc đây, góp phần cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mới khi nghiên cứu về
ERP trong môi trƣờng kế toán ở quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam.


16

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH KẾ TOÁN
CỦA ERP VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ERP

2.1 Giới thiệu tổng thể ERP
2.1.1 Khái niệm ERP
Từ nhiều góc độ, ERP đã đƣợc xác định bởi các tác giả khác nhau nhƣng
không có nhiều sự khác biệt. Rosemann (1999) định nghĩa hệ thống ERP nhƣ là một
phần mềm tùy biến, phần mềm ứng dụng tiêu chuẩn bao gồm các giải pháp tích hợp
kinh doanh cho các quy trình cốt lõi (ví dụ nhƣ lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát,
quản lý kho) và các chức năng quản lý chính (ví dụ, kế toán, quản lý nguồn nhân
lực) của một doanh nghiệp. Một khái niệm tƣơng tự theo Marnewick và
Labuschagne, 2005, hệ thống ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tự
động và tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung cho các hoạt

động toàn doanh nghiệp, tạo ra và cho phép truy cập thông tin trong môi trƣờng thời
gian thực. Theo hƣớng tiếp cận khác, Gable (1998) lại cho rằng ERP nhƣ là một gói
phần mềm tìm kiếm cách tích hợp đầy đủ toàn diện các quy trình kinh doanh để thể
hiện một cái nhìn toàn diện về kinh doanh từ một thông tin đơn lẽ và kiến trúc IT.
2.1.2 Phân loại ERP
Hiện nay, các loại phần mềm ERP ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới là rất
nhiều, ngoài những phầm lớn của những công ty đa quốc gia thì ở từng thị trƣờng
riêng lẽ cũng có những công ty cung cấp những phần mềm nội địa với quy mô nhỏ
hơn. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại ERP, ở đây bài nghiên cứu chỉ đƣa ra
một vài tiêu chí cụ thể nhƣ sau:
-

Phân loại theo nguồn gốc

• Phần mềm ERP nƣớc ngoài: là những phần mềm của các công ty, tập đoàn
lớn trên thế giới ngoài Việt Nam, hiện nay các phần mềm nƣớc ngoài ở nƣớc ngoài


17

ở Việt Nam chủ yếu đƣợc triển khai ở những doanh nghiệp quy mô lớn và chủ yếu
là những phần mềm ERP lớn với giá trị rất cao.
• Phần mềm ERP nội địa: là những phần mềm có nguồn gốc từ những doanh
nghiệp nội địa, các phần mềm này có giá trị tƣơng đối thấp và thích hợp cho những
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thậm chí ở một số doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam,
phần mềm nội địa rất phổ biến do giá thành triển khai không cao, sử dụng ngôn ngữ
Việt Nam nên dễ sử dụng và đƣợc các doanh nghiệp nội địa ƣa chuộng.
-

Phân loại theo quy mô của phần mềm


• Phần mềm ERP quy mô nhỏ. Đây là các phần mềm do các doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ triển khai và ứng dụng. Nó chỉ hiệu quả đối với các hoạt động
kế toán và quản trị đơn giản. Thuộc loại này có Quickbooks, Peach Tree và MyOB
và một số phần mềm nội địa ở Việt Nam nhƣ Asia Enterprice, Effect, Lạc Việt…
Những phầm mềm loại này thƣờng chi phí triển khai thấp, trung bình khoản dƣới
20.000 USD hay dƣới 500 triệu đồng.
• Phần mềm ERP quy mô trung bình với mức chi phí không quá lớn có giá trị
trung bình từ 20.000 USD đến 150.000USD kể cả chi phí triển khai, chẳng hạn nhƣ
SunSystems, MS Solomon, Navision, Scala, Accpac, Intuitive ERP, Marcam… Một
số loại ERP ở Viêt Nam nhƣ Asoft, Bravo, Fast… Tuy nhiên, tùy nhu cầu và mức
sử dụng, giá trị của phần mềm có thể tăng thêm hoặc giảm bớt. Các phần mềm này
đều hỗ trợ hầu hết các qui trình kinh doanh nhƣ mua hàng, bán hàng, sản xuất, kế
toán, nhân sự, kho hàng và đƣợc thiết kế cho việc sử dụng trên hệ thống mạng với
cấu trúc khách/chủ, trong đó phần mềm chính chạy trên một máy chủ và cho phép
máy khách truy cập từ mạng cục bộ. Ở Việt Nam do các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm tỷ lệ rất lớn nên những phần mềm thuộc loại này rất phổ biến.
• Phần mềm ERP quy mô lớn với giá trị trung bình hàng trăm ngàn cho tới cả
triệu USD. Đây là các phần mềm đƣợc thiết kế cho mục đích chính là các công ty
đa quốc gia có nhiều địa điểm hoạt động, nhiều chi nhánh và nhiều ngƣời sử dụng
cùng một lúc nhằm phục vụ các qui trình kinh doanh phức tạp với các yêu cầu hoạt


18

động khắt khe. Ví dụ nhƣ: Oracle, SAP, PeopleSoft, QAD, Microsoft AX... Những
phần mềm thuộc loại này chủ yếu là các sản phẩm của các tập đoàn phần mềm lớn
trên thế giới, ở Việt Nam vẫn chƣa có phần mềm nào có quy mô nhƣ vậy.
-


Phân loại ERP theo thị phần tƣơng ứng qui mô doanh nghiệp triển khai
ERP

Theo thống kê của Forbes 2013, hơn một nữa thị phần ERP tập trung vào top
5 ERP lớn nhất là SAP, Oracle, Sage, Infor, Microsoft. Cụ thể thị phần SAP chiếm
24%, Oracle 12%, Sage và Infor 6%, Microsoft 5% còn lại là các ERP khác. Các
phần mềm lớn đƣợc triển khai ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam, tuy nhiên ở thị trƣờng Việt Nam, do chi phí quá lớn so với quy mô doanh
nghiệp nên xét về mặt số lƣợng doanh nghiệp áp dụng thì những phần mềm này lại
bị các phần mềm ERP nhỏ hơn qua mặt. Các ERP lớn nhƣ SAP hay Oracle…
thƣờng đƣợc các doanh nghiệp quy mô rất lớn áp dụng.
2.1.3 Đặc điểm cơ bản của hệ thống ERP
ERP là một hệ thống có tính đa phân hệ. Phần mềm có cấu trúc phân hệ là
một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức năng riêng.
Từng phân hệ có thể hoạt động độc lâp nhƣng do bản chất của hệ thống ERP, chúng
kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhau nhằm tạo
nên một hệ thống mạnh hơn. Tùy vào nhu cầu mỗi doanh nghiệp mà một hệ thống
ERP có thể có nhiều phân hệ khác nhau.
ERP giúp cơ sở dữ liệu đƣợc quản lý tập trung. Tất cả các dữ liệu của các
phân hệ trong một hệ thống ERP sẽ đƣợc quản lý tập trung và tổ chức theo kiểu hệ
quản trị cơ sở dữ liệu (database management system). Các phân hệ đều có thể truy
cập và sử dụng chung nguồn dữ liệu này theo các cấp phân quyền cụ thể. Cách tổ
chức dữ liệu tập trung này giúp việc thu thập và lƣu trữ dữ liệu không bị trùng lắp,
không mâu thuẫn với nhau, giúp nguồn dữ liệu trở nên tinh gọn, các dữ liệu đƣợc sử
dụng hiệu quả cao.


×