Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngân hàng việt nam thịnh vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

TRẦN NGỌC VĨNH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trương Quang Thông

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hỗ trợ
từ PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG. Số liệu được nêu trong luận văn là trung
thực, các phân tích đánh giá của tôi là chưa được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm
trước Hội đồng cũng như kết quả cuối cùng của luận văn.
Tác giả luận văn

TRẦN NGỌC VĨNH



Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng.
Danh mục các sơ đồ hình vẽ.
Danh mục các biểu đồ.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .......................................................................................................... 1
1.2 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu................................................................................................. 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 3
1.6 Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................................ 5
1.6.1 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................... 5
1.6.2 Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................................. 6
1.7 Kết cấu của luận văn ....................................................................................................................... 8
1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ......................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH ........................................................................................... 9
2.1 Giới thiệu chung về công ty tài chính ............................................................................................. 9
2.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính ................................................. 10
2.2.1 Cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính .................................................................... 10
2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính.............................................. 11
2.2.3 Một số đặc điểm chung của hoạt động cho vay tiêu dùng .............................................. 12
2.2.4 Điểm khác biệt giữa công ty tài chính và ngân hàng trong cho vay tiêu dùng ............... 12
2.2.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng ......................................................................................... 14

2.2.6 Phân loại cho vay tiêu dùng ............................................................................................ 15
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vay tiêu dùng tại các công ty tài chính ............................ 18


2.3.1 Các nhân tố từ các công ty tài chính tiêu dùng ............................................................... 18
2.3.2 Các nhân tố từ phía người đi vay .................................................................................... 21
2.3.3 Các nhân tố từ môi trường kinh tế - xã hội ..................................................................... 22
2.4 Các yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng ......................................................... 24
2.4.1 Dư nợ cho vay................................................................................................................. 24
2.4.2 Doanh số cho vay............................................................................................................ 24
2.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn ............................................................................................................. 24
2.4.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận ....................................................................................................... 25
2.5 Kinh nghiệm từ những mô hình phát triển thị trường cho vay tiêu dùng trước đây ..................... 26
2.5.1 Mô hình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Home Credit Việt Nam ............... 26
2.5.2 Mô hình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của American Express ....................... 29
2.5.3 Mô hình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Tập đoàn Home Credit ................ 31
2.6 Nhận định về thị trường TDTD tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm. ....................................... 32
2.6.1 Theo Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược Ngân hàng ................................................ 32
2.6.2 Theo Kết quả khảo sát của công ty cổ phần StoxPlus .................................................... 33
2.6.3 Bài học kinh nghiệm ....................................................................................................... 34
Kết luận chương 2 ............................................................................................................................... 36

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG .............................................................. 37
3.1 Tổng quan về công ty.................................................................................................................... 37
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................................... 37
3.1.2 Các sản phẩm chủ chốt của VPB FC và Mạng lưới hoạt động ....................................... 38
3.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................................ 39
3.1.4 Đối tượng khách hàng mục tiêu ...................................................................................... 39

3.1.5 Quy trình cho vay mua hàng trả góp............................................................................... 40
3.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng..................................................................... 42
3.2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam ............................................................................................ 42
3.2.2 Xu hướng hoạt động cho vay tiêu dùng .......................................................................... 44
3.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của VPB FC ................................................... 47
3.3.1 Dư nợ cho vay................................................................................................................. 47
3.3.2 Doanh số cho vay............................................................................................................ 49


3.3.3 Phân tích nợ xấu ............................................................................................................. 51
3.3.4 Chi phí và lợi nhuận........................................................................................................ 53
3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ........................................................................ 57
3.4.1 Những ưu điểm và kết quả đạt được ............................................................................... 57
3.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 59
Kết luận chương 3 ............................................................................................................................... 63

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ................................................... 64
4.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của VPB FC................................................ 64
4.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ........................................................................ 65
4.2.1 Nghiên cứu đánh giá thị trường vay tiêu dùng ............................................................... 65
4.2.2 Xây dựng chính sách phù hợp......................................................................................... 67
4.2.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản .......................................................................................... 67
4.2.4 Hiện đại hóa công nghệ .................................................................................................. 68
4.2.5 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................ 69
4.2.6 Tăng cường huy động vốn .............................................................................................. 69
4.2.7 Đa dạng hóa các sản phẩm .............................................................................................. 71
4.2.8 Phát triển mở rộng mạng lưới, kênh phân phối............................................................... 71
4.2.9 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ..................................................................................... 72

4.2.10 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp .................................................................................. 72
4.3 Khuyến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ....................................................... 73
4.3.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ................... 73
4.3.2 Điều chỉnh cơ cấu ngành một cách cân đối hợp lý ......................................................... 74
4.3.3 Hoàn thiện môi trường pháp lý ....................................................................................... 74
4.3.4 Đầu tư cho hệ thống giáo dục phát triển nhân tố con người ........................................... 76
4.4 Khuyến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ................................................................ 76
4.4.1 Phát triển và nâng cao chất lượng thông tin Trung Tâm Thông Tin tín dụng ................ 76
4.4.2 Điều tiết thị trường tiền tệ một cách linh hoạt, hiệu quả................................................. 78
4.4.3 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể rõ ràng thống nhất.................. 78
4.4.4 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng ......................................... 79

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 80


Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phụ lục 01: Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn và kết quả tổng hợp
Phụ lục 02: Các hoạt động của công ty tài chính
Phụ lục 03: Phân loại công ty tài chính
Phụ lục 04: Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Phụ lục 05: Quy trình cho vay mua hàng trả góp
Phụ lục 06: Số liệu lấy từ các báo cáo tài chính và báo cáo tín dụng nội bộ


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải


CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

CMND

Chứng minh nhân dân

CTTC

Công ty tài chính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KH

Khách hàng

MTV

Một thành viên

NHNN


Ngân Hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

POS

Point of sale – điểm bán hàng

QTRR

Quản trị rủi ro

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDTD

Tín dụng tiêu dùng

TGĐ

Tổng giám đốc


TMCP:

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VPB FC

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng

VPBank

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Danh sách thẻ của công ty American Express

30


3.1

Chỉ tiêu GDP theo đầu người

43

3.2

Danh sách các công ty tài chính

45

3.3

3.4

Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng trên thị trường của đối thủ
canh tranh
Tổng dư nợ cho vay từ 2011 – 2013 của một số đối thủ cạnh
tranh

57

58

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ

Tên bảng


Trang

3.1

Cơ cấu tổ chức của VPB FC

39

3.2

Quy trình cho vay mua hàng trả góp của VPB FC

41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên bảng

Trang

3.1

Mức thu nhập trung bình

40

3.2


Tăng trưởng GDP trên bình quân đầu người

43

3.3

Tăng trưởng dư nợ theo sản phẩm

47

3.4

Cơ cấu dư nợ vay theo sản phẩm

48

3.5

Cơ cấu dư nợ vay theo kỳ hạn

49

3.6

Cơ cấu giải ngân theo thu nhập của khách hàng

50

3.7


Giá trị trung bình khoản giải ngân theo sản phẩm

50

3.8

Cơ cấu giải ngân phân bố theo địa lý

51

3.9

Tỷ lệ nợ xấu

51

3.10

Cơ cấu nợ xấu theo nhóm

52

3.11

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

53

3.12


Mức tăng trưởng theo lợi nhuận hàng năm

54

3.13

Tỷ lệ lãi cận biên

54

3.14

Thu nhập ngoài lãi

55

3.15

Chi phí hoạt động

56

3.16

Tổng dư nợ cho vay của một số đối thủ cạnh tranh

59

3.17


Thời gian phê duyệt các khoản vay tiêu dùng

61

3.18

Tỷ lệ nợ xấu một số đối thủ cạnh tranh

62


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo đó đời sống con
người cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Cùng
với đó, các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù
hợp hơn với nhu cầu của người mua. Tuy nhiên với mức thu nhập như hiện nay,
phần lớn người tiêu dùng khó có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc, đặc
biệt đối với những vật dụng đắt tiền. Vì thế mà hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời
nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nó được xem là các khoản cho vay cá
nhân dùng cho mục đích mua sắm những hàng hóa và dịch vụ phi đầu tư bao gồm:
cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay mua ô tô, cho vay mua các đồ dùng thiết bị gia
đình, cho vay phục vụ các hoạt động như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đám cưới,
du lịch hay các mục đích khác…
Do đó, thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, các TCTD vừa tạo nên sự hài
hòa giữa cung cầu trong lĩnh vực tiêu dùng, vừa kích cầu tiêu dùng cho nền kinh tế,
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế chung của toàn

xã hội.
Tuy nhiên, đây cũng là một dịch vụ cho vay mà chứa đựng nhiều rủi ro và
chi phí bỏ ra cao nhất vì thu nhập của người vay có thể thay đổi nhanh chóng
tùy theo tình trạng công việc, sức khỏe của họ hay sự thay đổi vĩ mô của nền kinh
tế.
So với lịch sử phát triển lâu dài của hoạt động tín dụng nói chung, cho vay
tiêu dùng mới chỉ ở giai đoạn đầu khởi phát. Xung quanh đó vẫn còn tồn tại rất
nhiều những quan điểm trái chiều về các vấn đề thuộc về cho vay tiêu dùng, làm
sao để duy trì thị trường phát triển lành mạnh và hiệu quả, cũng như tạo ra những
tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.


2

1.2 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nhu cầu vay tiêu dùng đã luôn tồn tại, song sự kém linh hoạt của các cơ chế
cho vay và trả nợ trong quá khứ, khi mà các sản phẩm cho vay còn đơn điệu và
kém phù hợp, đã khiến cho các nhu cầu vay tiêu dùng không được đáp ứng. Công
nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ ra đời các sản
phẩm cho vay tiêu dùng, cải thiện đáng kể năng lực của các nhà cung cấp trong
việc quản lý các khoản vay, đồng thời cho phép thực thi những cơ chế trả nợ linh
hoạt và phù hợp hơn. Cho vay tiêu dùng đã phát triển nhanh chóng như một xu
hướng tất yếu mang tính thời đại.
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển mạnh mẽ đó thì cho vay tiêu dùng
vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trên phạm vi thế giới, cũng như ở thị trường Việt
Nam. Các vấn đề như lãi suất cho vay tiêu dùng, chi phí hoạt động và rủi ro từ các
tổ chức cho vay tiêu dùng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các khách hàng
vay tiêu dùng… vẫn là những chủ đề nóng trong nghiên cứu cũng như tranh luận
chính sách (Nguyễn Thị Kim Thanh và cộng sự, 2013).
Cuối năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến cho

Dự thảo Thông tư về Quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của CTTC, trong đó
có quy định các NHTM muốn cho vay tiêu dùng phải thành lập CTTC để tách biệt
và hạn chế rủi ro đối với NHTM khi cho vay tiêu dùng đối với đối tượng khách
hàng phi chuẩn. Thêm vào đó, theo lộ trình tái cơ cấu, trong năm 2015, doanh
nghiệp nhà nước buộc phải thoái vốn ngoài ngành. Chưa kể, Thông tư 36/2014/TTNHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng phương án xử lý, thoái vốn nếu
có tỷ lệ sở hữu vượt mức quy định trong năm 2015.
Điều này giúp tạo sân chơi bình đẳng, tuân thủ luật cạnh tranh trong hoạt
động tín dụng tiêu dùng, góp phần thực hiện tái cơ cấu và bảo đảm các tổ chức tín
dụng nói chung, công ty tài chính nói riêng phát triển bền vững, phù hợp thực tiễn
Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Tất cả những điều trên đã làm dấy lên một làn sóng mua bán, sáp nhập,
thành lập mới CTTC từ phía các ngân hàng, nhằm mục đích sắp xếp ổn định hệ
thống cho vay tiêu dùng của mình thị trường được cho là rất “màu mỡ” và giàu


3

tiềm năng. Trong khi các Ngân hàng bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định nhằm
tránh rủi ro trong tín dụng, thêm vào đó thủ tục lâu và rườm rà, thì các CTTC gần
như được tự do trong việc quyết định đối tượng, thời gian, lãi suất, hình thức thế
chấp… trong lĩnh vực vay tiêu dùng. Với lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài
“Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Công ty Tài Chính TNHH MTV
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng”.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính trách nhiệm hữu
hạn một thành viên - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng như những mặt hạn
chế và thành tích mà công ty đã đạt được trong những năm vừa qua.
Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại
công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh

Vượng.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình cho vay tiêu dùng đang được
áp dụng tại công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng. Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập nội bộ của công ty thời
gian năm 2012-2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính. Trước tiên, phương pháp này
thực hiện bằng cách, nghiên cứu tài liệu các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước trước đây, Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập
dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như số liệu nội bộ, báo cáo tài chính công ty tài
chính THHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, tiến hành lập bảng biểu,
vẽ các đồ thị, biểu đồ nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
công ty.


4

Thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia để xác định lại tính thực tiễn
của cơ sở lý thuyết. Phỏng vấn được thực hiện lấy ý kiến 30 người làm việc tại các
ngân hàng với mục đích tìm hiểu sự đánh giá của người tham gia phỏng vấn, các
nhân tố khách quan lẫn chủ quan từ phía công ty tài chính, từ phía khách hàng, và
từ các chính sách kinh tế, chính trị xã hội trong nước để xác định các nhân tố nào là
nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tại các công ty tài chính
tiêu dùng.
Quy trình phỏng vấn đặt câu hỏi dựa theo các nhân tố ảnh hưởng đến đến
hoạt động cho vay tiêu dùng được tổng hợp từ những nghiên cứu trước đây cùng
với những câu hỏi mở nhằm phát hiện thêm những nhân tố mới cho nghiên cứu của
tác giả. Do giới hạn về thời gian, chi phí. Tác giả chỉ khảo sát và tiến hành phỏng
vấn các đối tượng đủ yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu.

Dựa vào kết quả tổng hợp được qua quá trình phỏng vấn tác giả đã nhận
thấy có 17 thành phần nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng
tại các công ty tài chính chia làm 3 nhóm: nhóm nhân tố từ công ty tài chính tiêu
dùng, nhóm nhân tố từ người đi vay, nhóm nhân tố từ môi trường kinh tế xã hội.
Nhóm nhân tố từ công ty tài chính tiêu dùng bao gồm các nhân tố: Chính sách
tín dụng của doanh nghiệp , Năng lực tài chính của doanh nghiệp, Công nghệ áp
dụng hiện tại và khả năng quản lý, Tính đa dạng của sản phẩm cho vay tiêu dùng,
Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng, Đạo đức của cán bộ tín dụng và thẩm
định, Mạng lưới kênh phân phối, Hệ thống thu thập thông tin bên ngoài, Chiến lượt
marketing của doanh nghiệp.
Nhóm nhân tố từ người đi vay: Khả năng tài chính của người đi vay, Thói quen
tiêu dùng của người đi vay, Ý thức trả nợ của người vay, Tài sản đảm bảo tín dụng.
Nhóm nhân tố từ môi trường kinh tế xã hội: Tình trạng kinh tế vĩ mô hiện tại,
Môi trường chính trị và các chính sách nhà nước, Môi trường văn hóa nơi doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng.
(Danh sách và kết quả phỏng vấn các chuyên gia được liệt kê chi tiết tại phụ lục 01)


5

1.6 Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan
1.6.1 Các nghiên cứu trong nước
1.6.1.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thanh và cộng sự
Bài nghiên cứu là kết quả khảo sát hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
vào tháng 6 năm 2013 có tên “Hoạt động cho vay tiêu dùng kinh nghiệm quốc tế
thực trạng và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” được tiến hành trên 5 tỉnh
thành trong cả nước bao gồm Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, Bắc Giang
và Hải Dương, cùng với sự tham gia của hơn 100 chi nhánh NHTM và các công ty
tài chính tiêu dùng, đã cho thấy, thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam cũng
đang đi theo xu hướng phát triển chung của thế giới, với sự mở rộng nhanh chóng

dư nợ cho vay tiêu dùng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng trong một
vài năm trở lại đây. Tác giả đã đưa ra những nét chính về những thông lệ quốc tế
trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như: sự phát triển của thị trường, mô hình hoạt
động cũng như rủi ro đối với các công ty tài chính tiêu dùng, lãi suất cho vay tiêu
dùng, một số biện pháp để bảo vệ người đi vay và tổ chức cho vay, duy trì thị
trường an toàn, ổn định. Đồng thời tác giả cũng đã mô tả những nét chi tiết về hoạt
động cho vay tiêu dùng Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu bao gồm: khuôn khổ
pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, hoạt động cho vay tiêu dùng tại
các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính tiêu dùng, từ đối tượng khách
hàng, cơ cấu sản phẩm, đến quy trình cho vay và quản trị rủi ro…
Bài viết mô tả khá chi tiết về thật trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt
Nam với các số liệu thống kê từ Viện chiến lược ngân hàng đã cho ta thấy được
phần nào xu hướng phát triển của hoạt động này trong thời gian tới. Đồng thời, tác
giả cũng đã nêu ra một số mặt hạn chế lúc bấy giờ như: chưa có sự khoanh vùng
quản lý riêng biệt hoạt động cho vay tiêu dùng, hệ thống quản trị rủi ro vay tiêu
dùng đối với NHTM chưa được hoàn thiện, lãi suất vay tiêu dùng vẫn còn khá cao,
thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động này. Qua đó, tác giả cũng đã đề sướng một
số biện pháp nhằm cải thiện những mặt hạn chế trên và phát triển hệ thống cho vay
tiêu dùng mạnh mẽ hơn, đại thể như: khoanh vùng quản lý riêng biệt hoạt động cho


6

vay tiêu dùng, khuyến khích canh tranh để giảm lãi suất, tạo điều kiện cho khách
hàng được trang bị kiến thức căn bản về tài chính tiêu dùng.
1.6.1.2 Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hương Nguyên
Bài nghiên cứu thực hiện việc xem xét phân tích hoạt động kinh doanh của
các CTTC ở Việt Nam năm 2013 có tên “Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh
doanh của các công ty tài chính tại Việt Nam”. Bài nghiên cứu cung cấp kiến thức
khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của CTTC như khái niệm, phân

loại CTTC, từ đó làm rõ sự khác biệt giữa các CTTC với ngân hàng thương mại và
vai trò của các CTTC trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, cũng chỉ ra những
nhân tố tác động đến hoạt động của các CTTC như bao gồm những nhân tố chủ
quan và khách quan, các rủi ro trong hoạt động của CTTC.
Bài nghiên cứu còn phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn, tín dụng,
đầu tư và các hoạt động khác; Từ đó đánh giá hoạt động của các CTTC, xác định
được thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn mà CTTC đang vướng
mắc. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoạt động khó khăn. Từ đó, đề xuất các giải
pháp cơ bản để hoàn thiện hoạt động CTTC nhằm phát huy tối đa chức năng nhiệm
vụ, có hướng đi phù hợp trong giai đoạn kinh tế. Mỗi giải pháp đều có những ưu
nhược điểm riêng và tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh mỗi công ty để áp
dụng biện pháp phù hợp. Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị đối với
Chính phủ, NHNN, và các tập đoàn kinh tế sở hữu CTTC nhằm mang lại một môi
trường tối ưu nhất để CTTC có thể phát huy được vị trí vai trò của mình.
1.6.2 Các nghiên cứu nước ngoài
1.6.2.1 Nghiên cứu của Stefano Cosma và Francesco Pattarin
Bài nghiên cứu này điều tra về tầm quan trọng của các yếu tố cá nhân và thái
độ đối với tín dụng có thể ảnh hưởng đến quyết định vay nợ cá nhân có tên
“Attitudes, personality factors and household debt Decisions” được đăng trên
CEFIN (Centro Studi di Banca e Finanza: Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Ngân
hàng, thuộc Đại học Modena and Reggio Emilia, Ý) số 31 tháng 2/2012. Nghiên
cứu bằng cách phân tích các kết quả của cuộc khảo sát về sự trông cậy vào tín dụng


7

tiêu dùng, được tiến hành trên những phân tích của một dữ liệu ban đầu thiết lập từ
một cuộc khảo sát trên 2000 hộ gia đình Ý
Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy người tiêu dùng tín dụng và không sử
dụng khác nhau đối với tiểu sử tâm lý của họ. Đặc biệt, thái độ đối với tín dụng

thuận lợi hơn trong số những người đã từng sử dụng tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra,
họ sẽ có thái độ tốt hơn đối với việc sử dụng tín dụng tiêu dùng khi kỳ vọng thu
nhập và thu nhập bình quân đầu người được cải thiện.
Động lực cho việc sử dụng tín dụng cũng có liên quan đến thái độ tiếp nhận
tính dụng tiêu dùng. Mặt khác, Các sở thích sẽ quyết định các hình thức khác nhau
của tín dụng chẳng hạn như các khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng hay cho vay qua
các điểm bán hàng…
1.6.2.2 Nghiên cứu của Daniel Gross
Bài nghiên cứu “Credit for the Recovery” được đăng trên tờ New York Times
tháng 5/2010. Nội dung bài viết xoay quanh thói quen tiêu dùng của người mỹ và
nhu cầu tín dụng tiêu dùng luôn chịu tác động bởi sự tăng giảm trong chu kỳ phát
triển kinh tế. Thực tế cho thấy tiêu dùng của người Mỹ rất cao (tỷ lệ tiết kiệm thấp),
họ chi tiêu qua thẻ tín dụng từ các ngân hàng, nói một cách đơn giản là chi tiêu từ
dòng tiền trong tương lai. Cũng chính từ điều này, nguy cơ thất nghiệp luôn là nỗi
ám ảnh, một khi dòng thu nhập bị cắt đứt, đồng nghĩa với việc mất nhà, mất xe…
Trong bài có đoạn cho thấy rằng, tỷ lệ tiết kiệm có lúc là con số âm trong năm 2005
khi đỉnh điểm của bong bóng tài sản. Sau khủng hoảng,”thói quen” này đã suy
giảm và người dân quan tâm đến tiết kiệm nhiều hơn và tín dụng tiêu dùng đang sụt
giảm liên tục cho đến khi kinh tế cho thấy dấu hiệu hồi phục.
Bằng chứng là kể từ khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng 2008, Số dư của
các tài khoản tín dụng tuần hoàn lên đến đỉnh điểm gần 1000 tỷ USD vào tháng
9/2008 và đã giảm trong 22 tháng liên tiếp còn 827 tỷ USD vào tháng 7/2010
1.6.2.3 Nghiên cứu của Richard Disney và John Gathergood
Bài nghiên cứu “Financial literacy and consumer credit portfolios” (Nhận
thức tài chính và danh mục vốn tín dụng tiêu dùng) thực hiện cuối năm 2011 đầu
2012 và được đăng trên ScienceDirect vào tháng 2/2013. Bài nghiên cứu sử dụng


8


số liệu điều tra của một nhóm các hộ gia đình Anh để phân tích mối quan hệ giữa
nhận thức tài chính và danh mục vốn tín dụng tiêu dùng. Họ đã chứng minh được
rằng: những khách hàng vay có nhận thức tài chính thấp nắm giữ tỷ trọng cao hơn
trong các khoản tín dụng chi phí cao trong danh mục vốn tín dụng của họ (chẳng
hạn như danh mục nợ thư đặt hàng và các khoản vay payday). Họ cũng ít có khả
năng tham gia vào các hành vi mà có thể giúp họ nâng cao nhận thức của họ về thị
trường tín dụng.
Những kết quả này cho thấy để tham gia vào thị trường tín dụng tiêu dùng
với mức độ thấp của khôn ngoan đều hiểu các yếu tố cốt lõi của giá cả của tín dụng
tiêu dùng và nợ. Có thể tin rằng chương trình giáo dục tài chính hoặc các biện pháp
chính sách công cộng khác để nâng cao sự hiểu biết cá nhân về các khái niệm cơ
bản về tài chính có thể mang lại lợi ích, các nghiên cứu hiện có cung cấp bằng
chứng khác nhau về hiệu quả của chương trình giáo dục tài chính.
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu,
chữ viết tắt, kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các công
ty tài chính
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Chương 4: Các giải phát phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại công
ty tài chính THHH MTV ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Kết quả đạt được của luận văn có thể được áp dụng vào thực tế hoạt động
cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho tay tiêu dùng,
đồng thời còn giúp công ty có chính sách phát triển khách hàng hợp lý và cải thiện
chất lượng cho vay tiêu dùng tốt hơn.



9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
2.1 Giới thiệu chung về công ty tài chính
 Khái niệm về công ty tài chính
Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức
năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu
tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ
khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán,
không được nhận tiền gửi dưới 01 năm (Chính Phủ, 2008).
 Các hoạt động cơ bản của công ty tài chính
Các hoạt động cơ bản của công ty tài chính bao gồm như: nhận tiền gửi có
kỳ hạn từ 1 năm trở lên, phát hành kỳ phiếu-trái phiếu-chứng chỉ tiền gửi, vay vốn
các tổ chức tín dụng trong ngoài nước, tiếp nhận vốn ủy thác, cho vay ngắn-trungdài hạn, cho vay tiêu dùng theo hình thức trả góp… Ngoài ra công ty tài chính còn
có thể thực hiện một số hoạt động khác theo quy định hiện hành của Luật các tổ
chức tín dụng và quy định của Ngân hàng nhà nước (Chi tiết xem tại phụ lục 02).
 Phân loại công ty tài chính
Theo nghị định số 39/2014/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH về hoạt động của công ty
tài chính và công ty cho thuê tài chính, việc phân loại công ty tài chính dựa trên 02
căn cứ: căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ và căn cứ vào mối quan hệ sở hữu.
-

Căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ thì công ty tài chính bao gồm: CTTC tổng hợp,
CTTC chuyên ngành, CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu dùng, công ty
cho thuê tài chính.

-


Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu bao gồm: sở hữu nhà nước, cổ phần hóa, trực
thuộc tổ chức tín dụng, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

(chi tiết phân loại xem tại phụ lục 03)


10

 Công ty tài chính tiêu dùng
Các công ty tài chính tiêu dùng thường chỉ tập trung vào một số phân khúc
thị trường cụ thể, chủ yếu là các sản phẩm tín dụng ngắn hạn. Hoạt động của các
công ty tài chính tiêu dùng có những đặc thù riêng, yêu cầu có hiểu biết chuyên sâu
về sản phẩm, khách hàng, thị trường… Các sản phẩm tài chính tiêu dùng thường rất
đa dạng, đơn giản và thường được thực hiện dưới hình thức trả góp. Phần lớn các
khoản vay điều không được đảm bảo. Một số sản phẩm tiêu biểu như: Thấu chi,
phiếu tín dụng mua đồ gia dụng, cầm đồ, vay payday, cho vay tiền mặt hộ gia đình,
cho vay tín dụng ngắn hạn, mua hàng trả góp qua bưu điện, mua hàng nhận nợ, vay
tín chấp, vay mua xe máy hoặc ô tô…
Các công ty tài chính tiêu dùng có thể phân phối các sản phẩm thông qua
nhiều kênh phân phối khác nhau như: phân phối trực tiếp, phân phối thông qua
điểm bán lẻ tại chỗ (POS) và thông qua quan hệ đối tác với các nhà cung cấp các
sản phẩm tài chính khác. Các kênh phân phối trực tiếp có thể kể đến như tại các chi
nhánh độc quyền hay các quầy trong các đơn vị kinh doanh khác, thông qua điện
thoại, mạng internet… Bằng cách tăng cường các kênh phân phối trực tiếp, các
công ty tài chính tiêu dùng có thể giảm sự phụ thuộc vào các trung gian cũng như
giảm chi phí giao dịch. Mặc dù vậy phân phối tại các điểm bán lẻ tại chỗ (POS)
mới là hình thức phân phối đặc trưng của các công ty tài chính tiêu dùng. Các đại
diện tại các cửa hàng bán lẻ có thể ngày lập tức tiến hành xử lý hồ sơ và thẩm định
tín dụng, phê duyệt tại chỗ để giúp khách hàng có thể tiếp cận và giải ngân khoản
vay một cách nhanh chóng (Nguyễn Thị Kim Thanh và cộng sự, 2013).

2.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính
2.2.1 Cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính
Cho vay tiêu dùng của công ty tài chính là hình thức cấp tín dụng của công
ty tài chính đối với khách hàng cá nhân là người tiêu dùng dưới các hình thức cho
vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng nhằm mục
đích tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài
chính giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá và dịch vụ mà họ mong muốn


11

trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống
tốt hơn.
Cho vay tiêu dùng được thực hiện tại các điểm bán hàng, giới thiệu dịch vụ
của bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, thời hạn cho vay không quá 5 năm.
Trong đó, bên cho vay thanh toán cho bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng do khách hàng mua, sử dụng. Khách hàng hoàn
trả tiền vay (bao gồm cả gốc và lãi) theo định kỳ được quy định tại hợp đồng cho
vay tiêu dùng.
2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính
Tại các công ty tại chính, hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu thông qua
các sản phẩm: cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cho vay qua thẻ
mua hàng.
-

Cho vay trả góp là hình thức cấp tín dụng theo đó tiền nợ gốc được trả thành
nhiều kỳ bằng nhau, tiền trả nợ lãi được tính trên số dư nợ gốc còn lại và số
ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ và trả cùng kỳ với kỳ trả nợ gốc.

-


Cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng, theo đó công ty tài
chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng tiêu dùng để mua hàng hóa tiêu
dùng, dịch vụ tại các địa điểm cung ứng hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ chấp nhận
thanh toán thẻ tín dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng được xác định trên cơ
sở khả năng trả nợ của khách hàng.

-

Thẻ mua hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó công ty tài chính phát hành cho
khách hàng thẻ mua hàng để sử dụng mua hàng hóa tiêu dùng tại các điểm bán
hàng chấp thuận thanh toán thẻ mua hàng.
Trong đó, hàng hóa tiêu dùng là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng, không dùng để

sản xuất hàng hóa khác, bao gồm cả các phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy, ô tô),
các thiết bị điện tử (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, điện thoại) và các loại vật
dụng nội thất, vật dụng gia đình khác. Dịch vụ tiêu dùng là dịch vụ tiêu thụ cuối
cùng, không dùng để cung ứng dịch vụ khác như dịch vụ khám chữa bệnh, học tập,
du lịch…


12

2.2.3 Một số đặc điểm chung của hoạt động cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu áp dụng cho khách hàng là cá nhân với
nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của người đi vay (Trầm Thị Xuân Hương,
2013, trang 99) và nguồn thu nợ này phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và
kinh nghiệm đối với công việc của người đi vay.
Hơn nữa, quy mô cho vay thường là nhỏ nhưng số lượng các khoản vay
nhiều nên phân tán được rủi ro nhưng bên cạnh đó thì tốn nhiều chi phí quản lý.

Ngoài ra, nhu cầu cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế.
Khi kinh tế chung tăng trưởng ổn định thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nhanh, còn
khi kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay khủng hoảng thì hoạt động này sẽ giảm theo
(Lữ Thị Thanh Thảo, 2011).
2.2.4 Điểm khác biệt giữa công ty tài chính và ngân hàng trong cho vay tiêu
dùng
Tín dụng tiêu dùng được thực hiện bởi ngân hàng, công ty tài chính tín dụng
tiêu dùng và các doanh nghiệp khác. Hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng
thương mại và công ty tài chính tín dụng tiêu dùng có sự khác biệt về đối tượng
khách hàng, sản phẩm, cách thức tiếp cận khách hàng, quản trị rủi ro… Cụ thể:
 Về đối tượng khách hàng
Ngân hàng: khách hàng có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng
cao, có lịch sử tín dụng tốt.
Công ty tài chính: khách hàng đại chúng (phi chuẩn) có thu nhập trung bình, thấp,
chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận dịch vụ ngân
hàng,...Đây là phân khúc khách hàng mà ngân hàng không hướng tới.
 Về sản phẩm cho vay
Ngân hàng: cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay trả góp để mua
phương tiện đi lại, trang thiết bị, đồ dùng gia đình; cho vay thấu chi; thẻ tín dụng;
cho vay tiền mặt phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân (du học, du lịch, chữa
bệnh,…). Ngân hàng cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm
bảo.


13

Công ty tài chính: cho vay trả góp; cho vay thấu chi (duyệt trước/không); cho vay
payday (là hình thức cho vay ngắn hạn, giá trị khoản vay nhỏ, lãi suất cao, cho vay
bằng tiền mặt hoặc bằng séc và trả theo ngày xác định); phiếu tín dụng mua đồ gia
dụng; cho vay tiền mặt; mua hàng trả góp qua đường bưu điện; thẻ tín dụng,.. trong

đó tập trung chủ yếu là cho vay trả góp mua phương tiện đi lại, trang thiết bị gia
đình; thẻ tín dụng; phát hành thẻ mua hàng. Phần lớn các sản phẩm cho vay của
công ty tài chính tiêu dùng là cho vay tín chấp, hoặc nếu có tài sản bảo đảm thì tài
sản bảo đảm thường là hàng hóa được mua từ nguồn vốn tín dụng được cấp.
 Hạn mức
Hạn mức cho vay tiêu dùng bình quân của ngân hàng thường cao hơn hạn mức
cho vay tiêu dùng bình quân của các công ty tài chính:
Ngân hàng: từ 6000 đến 8000 EUR (tương đương từ 165.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng);
Công ty tài chính: từ 4000 đến 8000 EUR (tương đương từ 110.000.000 đồng đến
250.000.000 đồng) đối với cho vay mua xe máy, ô tô; từ 500 đến 2500 EUR (tương
đương từ 13.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng).
 Thời hạn
Ngân hàng: Thời hạn cho vay thường dài, đặc biệt đối với các khoản cho vay để
mua nhà ở đến 20 năm.
Công ty tài chính: Thời hạn cho vay ngắn hơn ngân hàng, tối đa là 5 năm.
 Lãi suất
Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường cao hơn ngân hàng
do:
Chi phí vốn của công ty tài chính cao hơn chi phí vốn của ngân hàng: ngân hàng
được nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ thanh toán cho tổ chức, cá nhân, trong khi đó
công ty tài chính không nhận tiền gửi, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là đi vay tổ
chức tín dụng khác, phát hành trái phiếu,...
Công ty tài chính cho vay đối với khách hàng phi chuẩn qua điểm giới thiệu dịch
vụ, hồ sơ, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn, nhưng rủi ro cao, giá trị món vay


14

nhỏ (chi phí món vay cao). Công ty tài chính thường áp dụng lãi suất cao để bù đắp

chi phí, rủi ro.
 Cách thức giải ngân
Ngân hàng: giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay.
Công ty tài chính tiêu dùng: giải ngân trực tiếp cho nhà cung ứng hàng hóa, dịch
vụ.
 Kênh phân phối
Ngân hàng: trụ sở chính, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống ATM.
Công ty tài chính chủ yếu qua hệ thống cửa hàng bán lẻ/điểm giới thiệu dịch vụ.
 Quản trị rủi ro
Ngân hàng: chủ yếu sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách
hàng, tương tự các sản phẩm tín dụng khác.
Công ty tài chính: Để phù hợp với đối tượng khách hàng đại chúng và phương thức
tiếp cận đơn giản, nhanh chóng nhưng mức độ rủi ro cao, công ty tài chính sử dụng
thẻ chấm điểm tín dụng để đánh giá khách hàng vay.
(Cơ quan thanh tra – giám sát ngân hàng, 2014)
2.2.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng
 Đối với nền kinh tế:
Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng làm kích cầu cho nền kinh tế,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng
hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã
hội. Khi doanh nghiệp sản xuất phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động, giúp họ tăng thu nhập, cải thiện mức sống, góp phần tăng trưởng kinh tế của
quốc gia ... (Lữ Thị Thanh Thảo, 2011)
Ngoài ra, hoạt động cho vay tiêu dùng còn thay thế, làm giảm nhu cầu đối
với các dịch vụ tín dụng phi chính thức, do đó, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi
gây nên những tệ nạn tiêu cực cho xã hội.


15


 Đối với tổ chức tín dụng:
Trong xu thế kinh tế thế giới hội nhập, sản phẩm dịch vụ ngày càng phong
phú cho vay tiêu dùng đã góp phần làm đa dạng các sản phẩm cho vay. Từ đó làm
phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, gia tăng nguồn thu cho các TCTD.
Cho vay tiêu dùng cũng là một kênh thuận lợi để mở rộng đối tượng khách
hàng giao dịch, mở rộng thị phần (Trầm Thị Xuân Hương, 2013, trang 99).
 Đối với khách hàng vay:
Với nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, sản xuất ra
nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Tín
dụng tiêu dùng mở rộng sẽ hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu (như: mua,
xây sửa chữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học…) góp phần “nâng cao
chất lượng cuộc sống, cũng như giảm bớt sự biến động trong các chu kỳ tiêu dùng
của người dân” (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2013, trang 3). Nhu cầu chi tiêu được đáp
ứng sẽ giúp cho người lao động được thỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích
người dân lao động làm việc tích cực, sáng tạo, mang lại năng suất cao (Lê Minh
Sơn, 2009).
2.2.6 Phân loại cho vay tiêu dùng
Theo thông lệ quốc tế, cho vay tiêu dùng được phân loại theo các tiêu chí
khác nhau như sau:
 Theo mục đích vay
Cho vay tiêu dùng gồm cho vay tiêu dùng cư trú và vay tiêu dùng phi cư trú:
-

Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu mua,
xây dựng, sửa chữa nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.

-

Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay phục vụ cho mục đích
mua đồ dùng sinh hoạt gia đình, phương tiện vận chuyển, chi phí học hành

hoặc giải trí khác…

 Theo phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng gồm cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng phi trả
góp và cho vay tiêu dùng tuần hoàn (thông qua phát hành thẻ tín dụng hoặc phát
hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai):


16

-

Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức vay mà người đi vay sẽ trả nợ gốc
và lãi vay thành nhiều kỳ trong suốt thời gian trả nợ. Thường được áp dụng
cho các khoản vay với số tiền lớn, thời gian vay tương đối dài.

-

Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức vay mà tổ chức tín dụng sẽ thu
nợ gốc và lãi một lần duy nhất khi đến hạn. Thường được áp dụng cho các
khoản vay nhỏ, thời hạn cho vay ngắn (Trầm Thị Xuân Hương, 2013).

-

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là khoản vay mà tổ chức tín dụng sẽ cấp cho
khách hàng một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định, khách hàng có quyền vay và trả nhiều lần mà không vượt quá
hạn mức tín dụng của mình. Loại vay này thường được áp dụng cho vay
thấu chi, thẻ tín dụng. Loại vay tuần hoàn dễ áp dụng, thuận tiện cho khách
hàng trong việc chủ động sử dụng nguồn tiền linh hoạt, thông thường đây là

những khoản vay nhỏ, khách hàng có nguồn tiền ra vào thường xuyên
(Nguyễn Thị Phương Trang, 2011).

 Căn cứ nguồn gốc khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gồm cho vay tiêu dùng gián tiếp và cho vay tiêu dùng
trực tiếp:
 Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó TCTD mua các
khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ
cho người tiêu dùng. Hình thức này TCTD cho vay thông qua các doanh nghiệp
bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: TCTD ký hợp đồng mua bán nợ với công ty bán lẻ thỏa thuận
các điều kiện thực hiện.
Bước 2: Công ty bán lẻ ký hợp đồng bán trả chậm với người tiêu dùng.
Bước 3: Công ty bán lẻ giao tài sản, hàng hoá cho người tiêu dùng.
Bước 4: Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán trả chậm cho TCTD
Bước 5: TCTD thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
Bước 6: Người tiêu dùng trả góp cho TCTD.
Ưu điểm của hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp:


×