Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô việt nam trong ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG THI

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH
TÀI KHÓA ĐẾN NỀN KINH TẾ VĨ
MÔ VIỆT NAM TRONG NGẮN HẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015


`

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG THI

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH
TÀI KHÓA ĐẾN NỀN KINH TẾ VĨ
MÔ VIỆT NAM TRONG NGẮN HẠN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hƣởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế
vĩ mô Việt Nam trong ngắn hạn” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.

Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả
TRẦN THỊ PHƢƠNG THI


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa............................................................................................. .
Lời cam đoan..............................................................................................
Mục lục........................................................................................................
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................
Danh mục các bảng biểu..............................................................................
Danh mục hình vẽ.......................................................................................
Tóm tắt....................................................................................................................
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU………………………………………………………1


1.1. Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. .4
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................4

1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................5
1.5. Điểm mới của đề tài ............................................................................................. 5
1.6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY……………7

2.1. Các lý thuyết tiền đề...................................................................................................7
2.1.1. Học thuyết của Keynes ................................................................................ 8
2.1.2. Học thuyết của Trường phái Tân Cổ điển ................................................... 9

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ......................................................... 12
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển 12
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đối với các quốc gia có nền kinh tế “mới nổi”16
2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ...................................................18

2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc đây ..............................................19
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………....22


3.1. Cơ sở chọn mô hình nghiên cứu ................................................................ 22
3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 22
3.2.1. Mô hình cơ sở ................................................................................................... 22
3.2.2. Mô hình VAR đệ quy............................................................................................23
3.3. Cơ sở dữ liệu ............................................................................................................ 25

3.3.1. Mô tả biến ................................................................................................ ..25
3.3.2. Biến động của các biến trong mô hình ..................................................... ..30

3.4. Phƣơng pháp kiểm định mô hình........................................................................ 32
3.4.1. Kiểm định tính dừng ...................................................................................... 32
3.4.2. Xác định độ trễ ưu của mô hình ..........................................................................33
3.4.3. Kiểm định nhân quả Granger .....................................................................33
3.4.4. Kiểm tra tính ổn định của mô hình .............................................................34
3.4.5. Hàm phản ứng thúc đẩy (IRF) ....................................................................34
3.4.6. Phân rã phương sai (Variance decomposition) ..........................................34
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………35

4.1. Kiểm định nhân quả Granger .................................................................... 35
4.2. Hồi quy mô hình VAR đệ quy .................................................................... 38
4.2.1. Hồi quy mô hình VAR đệ quy 5 biến ........................................................38
4.2.1.1 Kiểm định tính dừng ................................................................................... 38
4.2.1.2 Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ..................................................................41
4.2.1.3 Kiểm tra tính ổn định của mô hình .............................................................41
4.2.1.4 Phân tích hàm phản ứng thúc đẩy ( IRF) ...................................................42
4.2.1.5 Phân tích phân rã phương sai ...................................................................46
4.2.2. Hồi quy mô hình VAR 6 biến .....................................................................49
4.2.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến mới ....................................................49
4.2.2.2 Hồi quy mô hình VAR 6 biến có bổ sung biến tiêu dùng cá nhân ..........51
4.2.2.3 Hồi quy mô hình VAR 6 biến có bổ sung biến đầu tư tư nhân ................ 55
4.2.2.4 Hồi quy mô hình VAR 6 biến có bổ sung biến tỷ lệ thất nghiệp ............. 58


4.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và so sánh ...................................................... 62
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN…………………………………………………………65


5.1. Kết quả nghiên cứu và kiến nghị chính sách............................................. 65
5.1.1. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................65
5.1.2. Kiến nghị chính sách ............................................................................... 67
5.2. Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 68
5.2.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 68
5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 69
Tài liệu tham khảo.....................................................................................
Phụ lục........................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IRF

Impulse Reponse Funtion

Hàm phản ứng thúc đẩy

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

SVAR

Structural Vector Auto Regression

Tự hồi quy véctơ cấu trúc

VAR

Vector Auto Regression

Tự hồi quy véctơ


tắt

Kinh tế


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước đây .............................................................. 19
Bảng 3.1.Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu......................................................... 26
Bàng 3.2.Kết quả thống kê mô tả các biến sử dụng trong nghiên cứu ......................... 28
Bảng 4.1.Kết quả kiểm định nhân quả Granger............................................................35
Bảng 4.2.Kết quả kiểm định tính dừng theo tiêu chuẩn ADF và PP ........................... .39
Bảng 4.3.Kết quả kiểm định tính dừng biến rt sau khi lấy sai phân bậc 1 theo ADF ... 40
Bảng 4.4.Kết quả kiểm định tính dừng biến rt sau khi lấy sai phân bậc 1 theo PP....... 40
Bảng 4.5.Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình ................................................ 41
Bảng 4.6.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng bảng ....................... 42
Bảng 4.7.Phân rã phương sai GDP thực ....................................................................... 47
Bảng 4.8.Phân rã phương sai lạm phát ......................................................................... 47
Bảng 4.9.Phân rã phương sai lãi suất cho vay theo quý ............................................... 48
Bảng 4.10.Kết quả kiểm định tính dừng của các biến mới ......................................... 50
Bảng 4.11.Kết quả kiểm định tính dừng của biến tỷ lệ lao động sau khi đã lấy sai phân
bậc 1 .......................................................................................................................... 50
Bảng 4.12.Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình VAR khi thêm biến tiêu dùng
cá nhân ...................................................................................................................... 51
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng bảng ................... 52
Bảng 4.14.Phân rã phương sai tiêu dùng cá nhân ....................................................... 54
Bảng 4.15.Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình VAR khi thêm biến đầu tư tư
nhân .......................................................................................................................... 55
Bảng 4.16.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng bảng .................... 56

Bảng 4.17.Phân rã phương sai đầu tư tư nhân ............................................................ 58
Bảng 4.18.Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình VAR khi thêm biến tỷ lệ thất
nghiệp ............................................................................................................................ 59
Bảng 4.19.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng bảng .................... 59
Bảng 4.20.Phân rã phương sai tỷ lệ thất nghiệp ......................................................... 61
Bảng 4.21.Tổng hợp các kết quả của đề tài ................................................................ 62
Bảng 4.22.So sánh với kết quả của bài nghiên cứu gốc .............................................. 63


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1.Biến động của các biến trong mô hình VAR đệ quy 5 biến ........................ 30
Hình 3.2.Biến động của các biến được thêm vào sau để tạo thành mô hình VAR 6 biến
..................................................................................................................................... 31
Hình 4.1.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng biểu đồ ................. 41
Hình 4.2.Tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ ....................................................... 43
Hình 4.3.Tác động của cú sốc doanh thu thuế ............................................................ 45
Hình 4.4.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng biểu đồ ................. 52
Hình 4.5.Tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ ....................................................... 53
Hình 4.6.Tác động của cú sốc doanh thu thuế ............................................................ 53
Hình 4.7.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng biểu đồ ................. 56
Hình 4.8.Tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ ....................................................... 56
Hình 4.9.Tác động của cú sốc doanh thu thuế ............................................................ 57
Hình 4.10.Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình theo dạng biểu đồ ............... 59
Hình 4.11.Tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ ..................................................... 60
Hình 4.12.Tác động của cú sốc doanh thu thuế .......................................................... 61


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô ở

Việt Nam trong ngắn hạn từ quý 1 năm 1996 đến quý 4 năm 2014 bằng mô hình
VAR đệ quy năm biến, bao gồm GDP thực, chi tiêu chính phủ, doanh thu thuế, lạm
phát và lãi suất cho vay theo quý. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng mô hình
VAR sáu biến thêm lần lượt các biến tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân, tỷ lệ thất
nghiệp để xem xét thêm tác động của chính sách tài khóa lên các biến vĩ mô trên
theo cách tiếp cận của Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011).
Thông qua chuỗi dữ liệu về các biến vĩ mô như GDP thực, lãi suất, lạm phát,
tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân và tỷ lệ thất nghiệp được thu thập từ 1996-2014,
đề tài tìm thấy rằng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam phản ứng tiêu cực khi xảy ra cú sốc
tăng chi tiêu chính phủ. Cụ thể là khi có sự mở rộng của chi tiêu chính phủ thì lập
tức GDP phản ứng sụt giảm ngay trong ngắn hạn, đồng thời làm phát cũng gia tăng
nhanh trong ngắn hạn và đạt mức cao trong dài hạn. Cú sốc chi tiêu chính phủ cũng
làm cho lãi suất cho vay theo quý tăng trong ngắn hạn, tuy nhiên chậm hơn một quý
và mức độ ảnh hưởng của cú sốc chi tiêu chính phủ đối với lãi suất cũng nhỏ hơn so
với GDP thực và lạm phát. Bên cạnh đó, qua kết quả phân tích của đề tài ta cũng có
thể nhận thấy tác động chèn lấn của việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng
cách tăng chi tiêu chính phủ ra ngoài khu vực tư nhân thể hiện qua việc khi tăng chi
tiêu chính phủ thì tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân đều giảm xuống.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động của cú sốc doanh thu thuế trong kỳ
nghiên cứu là hết sức mờ nhạt và hầu như không tác động đến các biến kinh tế vĩ
mô (các kết quả đều không có ý nghĩa thống kê), ngoại trừ biến lạm phát.
Ngoài ra, kết quả của đề tài cũng thể hiện việc sử dụng chính sách tài khóa để
giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam là không có cơ sở thực nghiệm, do tác
động của các cú sốc chính sách tài khóa đối với biến tỷ lệ thất nghiệp đều không có
ý nghĩa thống kê.


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do thực hiện đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ
mô Việt nam, tuy nghiên, các nhiên cứu chỉ dừng tại một khía cạnh, hay nghiên cứu
tác động của chính sách tài khóa đến một biến vĩ mô như lạm phát, lao động hoặc
chỉ giải thích trên sự biến động của các chỉ tiêu vĩ mô, mà chưa có một nghiên cứu
nào thật sự tổng quát, cụ thể về tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ
mô có áp dụng mô hình kinh tế, phân tích định lượng. Bên cạnh đó, trong các
nghiên cứu tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu định lượng về những tác động của việc
điều chỉnh chính sách thuế đến việc tiêu thụ và đầu tư; rất ít những nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của việc gia tăng chi tiêu chính phủ tới GDP, giá cả và lãi suất.
Chính sách tài khóa đã được thực hiện trên nhiều nước có nền kinh tế phát
triển, là một công cụ được đánh giá là hiệu quả để thực hiện ổn định nền kinh tế vĩ
mô. Như đối với Mỹ, nền kinh tế đứng đầu thế giới, trong suốt những năm 1970,
vấn đề thâm hụt ngân sách đã từng là một mối quan tâm lớn của nền kinh tế Mỹ và
đến thập niên 80, thâm hụt ngân sách lại tiếp tục gia tăng khi Tổng thống Ronald
Reagan (1981 - 1989) theo đuổi một chương trình cắt giảm thuế và tăng chi tiêu
quân sự. Đặc biệt là năm 1986, thâm hụt ngân sách đã vọt lên đến 221 tỉ USD,
chiếm hơn 22% tổng chi tiêu của liên bang. Cuối những năm 90, các nhà hoạch định
chính sách ít có khả năng hơn trong việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để
đạt được những mục tiêu kinh tế; do vậy, họ tập trung vào những thay đổi chính
sách hẹp hơn với mục đích đưa nền kinh tế tăng tới cận biên. Tổng thống Ronald
Reagan và người kế nhiệm ông, George H. W. Bush (1989 - 1993) tìm cách giảm
thuế lợi nhuận - tức là những khoản tài sản gia tăng từ kết quả đánh giá lại giá trị tài
sản như bất động sản hoặc cổ phiếu, cho rằng sự thay đổi như vậy sẽ khuyến khích
tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn; kết quả là thâm hụt ngân sách đã được thu hẹp. Tổng
thống Bill Clinton (1993 - 2001) đã chấp thuận giảm mức thuế lợi nhuận cao nhất từ


2


28% xuống còn 20% vào năm 1996. Trong khi đó, Bill Clinton cũng tìm cách tác
động vào nền kinh tế bằng việc xúc tiến các chương trình giáo dục và đào tạo nghề
khác nhau nhằm phát triển lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao hơn, và do
đó cũng nâng cao hơn năng suất và tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã cho thấy sự
thiếu thông tin thực nghiệm về các mối liên kết giữa chính sách tài khóa và nền kinh
tế vĩ mô đã dẫn đến các chính sách tài khóa được triển khai thực hiện bởi các nước
công nghiệp (trong đó có cả Mỹ) và một số nước có nền kinh tế mới nổi nhằm bù
đắp cho hậu quả của cuộc khủng hoảng là không hiệu quả, nhiều nền kinh tế đi vào
giai đoạn khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng phải đi đến phá sản. Do đó,
sau cuộc khủng hoảng kinh tế, khi chu kỳ tăng trưởng toàn cầu thay đổi nhiều nước
ở khu vực Đông Á cũng điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ, nhiều nước đã
tránh áp dụng các gói kích cầu lớn để đạt tăng trưởng và một số nước đã bắt đầu
giải quyết vấn đề bền vững tài khóa liên quan đến các chính sách tăng trưởng trước
đây.
Đối với Chính phủ Việt Nam, giai đoạn 1991 – 2007 chính sách tài khóa đã có
những thay đổi cơ bản như giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương
trình cải cách thuế bước hai và ba; đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các
chương trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ...
Đến giai đoạn 2007 – 2008, Chính phủ nước ta thực hiện tăng cường công tác thu
ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế,
chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương
cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không
có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an
sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn
thị trường. Từ sau khủng hoảng kinh tế, một trong những giải pháp chủ yếu để khôi
phục nền kinh tế và khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng là chính sách tài khóa
mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ
trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng



3

8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản
xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất
thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu. Việc thực hiện một
cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã
giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng.
Việc xác định ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô Việt
Nam trong ngắn hạn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn cụ thể, chi
tiết hơn về việc thiết lập thời điểm áp dụng chính sách tài khóa, cũng như việc áp
dụng các chính sách tài khóa phù hợp với từng thời điểm nhằm giúp ổn định và thúc
đẩy nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các chính
sách tài khóa trong thời gian tới.
Trước đây, mô hình VAR đệ quy cũng đã được sử dụng để đánh giá tác động
của các cú sốc chính sách tiền tệ, tại Việt Nam cũng đã có nhiều bài nghiên cứu sử
dụng mô hình VAR đệ quy để nghiên cứu sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Tuy
nhiên, từ cuối những năm 1990, mô hình này đã được sử dụng để đánh giá tác động
của những cú sốc chính sách tài khóa, đặc biệt là đối với Mỹ và các nước Châu Âu.
Đối với các nền kinh tế mới nổi việc sử dụng các mô hình VAR đệ quy để đánh giá
các tác động của chính sách tài khóa đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là rất khan hiếm,
chủ yếu là do thiếu các dữ liệu chất lượng tốt vì mô hình đòi hỏi dữ liệu hàng quý
trong khoảng thời gian đủ dài. Bài nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu hàng quý
và hàng năm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (gọi tắt là IMF: International Monetary Fund)
về Việt Nam. Ảnh hưởng của những cú sốc tài khóa được đánh giá trên GDP, tiêu
dùng cá nhân, đầu tư tư nhân, lạm phát, lãi suất cho vay theo quý và tỷ lệ thất
nghiệp.
Do vậy, để có được sự đánh giá tổng quan về ảnh hưởng của chính sách tài
khóa đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong ngắn hạn, trong đó sử dụng các phương
pháp định lượng cụ thể đã được các nhà nghiên cứu áp dụng cho các nước trên thế

giới, từ đó nhằm đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho các nhà hoạch định chính


4

sách tài khóa tại Việt Nam giúp ước lượng được hiệu quả của các chính sách tài
khóa trong thời gian qua, từ đó giảm thiểu rủi ro và có hướng đi đúng đắn hơn trong
việc xây dựng các chính sách tài khóa trong tương lai. Và đó cũng là lý do tác giả
chọn đề tài “Ảnh hƣởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô Việt
Nam trong ngắn hạn”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng của chính sách tài
khóa nên nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong ngắn hạn.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Chính sách tài khóa ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam
trong ngắn hạn?
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Chính sách tài khóa bao gồm chi tiêu chính phủ và doanh thu thuế; các biến
kinh tế vĩ mô bao gồm GDP thực, lãi suất, lạm phát, tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư
nhân, tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1996 đến nay. Lý do chọn kỳ nghiên cứu này là do
năm 1996 Quốc hội thông qua Luật Ngân sách nhà nước trong đó quy định rõ các
khoản thu, chi ngân sách nhà nước cũng như việc phân cấp thu chi được quy định
chi tiết, cụ thể hơn so với giai đoạn trước. Bên cạnh đó, năm 1996 là năm bắt đầu
chính sách cải cách thuế giai đoạn 2 của Chính phủ; đồng thời, trong giai đoạn này
Chính phủ cũng bắt đầu hoàn chỉnh các quy định về thuế, ban hành các Luật thuế
mới (Luật thuế giá trị gia tăng thay thế cho Luật thuế doanh thu và Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế lợi tức) có thể coi là bước đột phá quan
trọng nhất của công cuộc cải cách Thuế tại Việt Nam, cho thấy hệ thống thuế của
Việt Nam trong giai đoạn này đã bắt đầu hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước năm

1996.
- Dữ liệu nghiên cứu được thu thập, xử lý từ năm 1996 đến năm 2014.


5

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng hai
phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến gồm:

- Phương pháp phân tích định tính: Đề tài thực hiện sưu tầm, thống kê và
phân tích dữ liệu các biến để đánh giá sự biến động của chính sách tài khóa và các
biến vĩ mô trong kỳ nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích định lượng: Đề tài sử dụng mô hình VAR đệ quy
với phân tích Cholesky bằng phần mềm Eviews 6.0 cho việc xem xét sự tác động
của cú sốc chính sách tài khóa đến các biến kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn.
1.5. Điểm mới của đề tài
Hầu hết các nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ
mô Việt nam chỉ dừng tại một vài khía cạnh, hay nghiên cứu tác động của chính
sách tài khóa đến một biến vĩ mô như lạm phát, lao động hoặc chỉ giải thích trên sự
biến động của các chỉ tiêu vĩ mô, mà chưa có một nghiên cứu nào thật sự tổng quát,
cụ thể về tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô có áp dụng mô
hình kinh tế, phân tích định lượng. Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu tại Việt Nam
có rất ít nghiên cứu định lượng về những tác động của việc điều chỉnh chính sách
thuế đến việc tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân; rất ít những nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của việc gia tăng chi tiêu chính phủ tới GDP, lạm phát và lãi
suất.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình đề tài áp dụng phân tích định lượng để
đánh giá tác động của việc điều chỉnh chi tiêu chính phủ và chính sách thuế đến sản

lượng quốc gia, lãi suất, lạm phát, tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân, tỷ lệ thất
nghiệp tại Việt Nam trong ngắn hạn.
1.6. Kết cấu của đề tài
Nhằm để trả lời cho những vấn đề nêu trên, đề tài chia bố cục bài viết làm năm
chương:


6

Chƣơng 1: Giới thiệu
Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 5: Kết luận


7

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.1. Các lý thuyết tiền đề
Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính,
thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm
tác động đến các định hướng phát triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi
trong kế hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các khoản
thu về thuế).
Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng, chính
sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt, cụ thể như sau:
- Chính sách tài khoá cân bằng là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu
của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu

khác mà không phải vay nợ.
- Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là
chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách: gia
tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc giảm nguồn thu từ
thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ đồng
thời giảm nguồn thu từ thuế.
- Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là
chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách: chi tiêu của
chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ
thuế; hoặc vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.
Thông qua việc thu thập và tìm hiểu các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy
rằng khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô
của một quốc gia, các nhà kinh tế thường tập trung chứng minh hai lý thuyết chính
là học thuyết của Keynes và học thuyết của Trường phái Tân cổ điển:


8

2.2.1. Học thuyết của Keynes
John Maynard Keynes (1883 - 1946) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh.
Ông là giáo sư Trường Đại học Cambridge và là chủ bút tờ Tạp chí Kinh tế
(Economic Journal). Ông là một chuyên gia về tài chính và tiền tệ trong Bộ tài
chính Anh và giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mọi chủ trương, chính sách
của Hiệp hội Kinh tế Hoàng gia Anh. Ông cũng là người có công trong việc sáng
lập ra Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Học thuyết của trường phái Keynes khẳng định những cú sốc do tăng chi tiêu
công và các cú sốc do giảm thuế có tác động lớn và tích cực đến GDP, tiêu dùng,
đầu tư tư nhân và tỷ lệ thất nghiệp.
Keynes giải thích tác động trên thông qua khái niệm số nhân của chính sách tài
khóa, cụ thể:

Ta có Y = C + I + G + EX- IM
Trong đó:
Y: Tổng cầu của nền kinh tế (thu nhập quốc dân)
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của chính phủ
EX: Xuất khẩu
IM: Nhập khẩu
Nhà nước có khả năng tác động tới tổng cầu qua nhiều hình thức. Thứ nhất,
nhà nước có thể tác động lên tổng lượng chi tiêu của chính phủ đối với các hàng hóa
và dịch vụ trong nước, G. Thay đổi G sẽ làm thay đổi tổng cầu Y. Tuy nhiên đây
không phải là cách duy nhất chính phủ có thể tác động đến tổng cầu. Chính phủ có
thể gián tiếp tăng tiêu dùng, C, và đầu tư I, thông qua hình thức cắt giảm thuế. Việc
chính phủ tăng chi tiêu có tác động lên nền kinh tế theo cấp số nhân. Một sự thay


9

đổi trong chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển đường tổng cầu, tuy nhiên, độ lớn
của sự dịch chuyển đường tổng cầu sẽ lớn hơn độ lớn của mức thay đổi chi tiêu
chính phủ. Trước hết, tăng chi tiêu chính phủ G làm tăng Y, dẫn tới mức tăng thu
nhập khả dụng của hộ gia đình, vì vậy họ chi tiêu nhiều hơn và Y tiếp tục tăng nhiều
hơn. Đây chính là hiệu ứng số nhân của chính sách tài khóa.
Bằng các lý luận của mình J.M Keynes khẳng định để nâng cao tổng cầu
Chính phủ phải tăng chi tiêu, hoặc giảm thuế cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao
mức tiêu dùng trong nền kinh tế và hiệu lực của cơ chế số nhân sẽ khiến cho sản
lượng tăng và việc làm trong xã hội tăng lên. Ông cho rằng khi chính phủ tăng chi
tiêu (chuyển giao hoặc đầu tư công), thì sự chi tiêu tăng thêm này sẽ trở thành thu
nhập khả dụng tăng thêm và được tiêu xài. Khoản tiêu dùng tăng thêm này cũng
chuyển đổi thành thu nhập khả dụng tăng thêm vòng thứ hai. Cứ mỗi vòng tiếp theo

thì tác động lên cầu sẽ giảm đi, nhưng tổng tác động là lớn hơn nhiều so với vòng
chi tiêu đầu. Keynes gọi tác động tích lũy của việc tăng chi tiêu là hệ số nhân, đây là
ý tưởng trọng tâm cho kết luận của ông rằng tăng chi tiêu của chính phủ trong thời
kỳ suy thoái có thể đẩy nền kinh tế đi đến toàn dụng lao động. Các vòng tiêu dùng
kế tiếp nhau có nghĩa là tác động của đợt kích thích ngân sách là lớn hơn bản thân
gói kích thích đó, có lẽ không được 5 lần vì sẽ có rò rỉ vào hàng nhập khẩu và thuế,
nhưng Keynes tin rằng tác động này lớn hơn 1. Ông cho rằng hệ số nhân có thể lớn
hơn khi thất nghiệp cao, nói cách khác khi nền kinh tế đang sản xuất thấp hơn nhiều
so với sản lượng tiềm năng.
Ông cũng cho rằng, sự thay đổi trong chính sách thuế có thể tác động đến
khuynh hướng tiêu dùng, thông qua thuế, chuyển giao ngân sách, hàng hóa, dịch vụ
nhà nước tạo ra hiệu ứng kích thích tiêu dùng và đầu tư.
2.2.2. Học thuyết của Trƣờng phái Tân cổ điển
Học thuyết của Trường phái Tân cổ điển phản đối những khẳng định của học
thuyết Keynes khi cho rằng những cú sốc do tăng chi tiêu công và các cú sốc do


10

giảm thuế có tác động tiêu cực đến GDP, tiêu dùng, đầu tư tư nhân, làm gia tăng
lạm phát và không thể giải quyết các vấn đề về việc làm.
Những nhà kinh tế theo Trường phái Tân cổ điển cho rằng khi chính phủ tăng
chi tiêu thì sẽ phải thực hiện hai biện pháp tăng thuế hoặc đi vay để bù đắp phần chi
tiêu tăng lên. Việc chính phủ tăng nhu cầu vay mượn sẽ làm tăng lãi suất của nền
kinh tế, lãi suất tăng lên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn đầu tư của khu vực
doanh nghiệp cũng như nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng của khu vực hộ gia đình từ
đó làm giảm tiêu dùng và đầu tư tư nhân, trong dài hạn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng
quốc gia. Đối với việc tăng thuế sẽ làm giảm hành vi sản xuất vì thuế đánh vào thu
nhập từ lao động, tiết kiệm, đầu tư hay những hình thức khác. Thuế thu nhập cá
nhân làm giảm thu nhập khả dụng của người lao động, không khuyến khích họ làm

việc nhiều và thậm chí còn làm nản chí trong việc tìm kiếm việc làm. Lao động
giảm dẫn đến giảm tổng cung trong khi thu nhập giảm dẫn đến giảm tổng cầu. Thuế
thu nhập doanh nghiệp làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp và dẫn đến tổng cung giảm. Thuế đánh vào tiết kiệm làm giảm động
cơ tiết kiệm và do đó, tạo được ít nguồn vốn hơn cho đầu tư của các doanh nghiệp
sản xuất. Đồng thời, để thực hiện bù đắp cho nguồn ngân sách thiếu hụt khi tăng chi
tiêu chính phủ quá mức là chính phủ có thể thực hiện phát hành thêm tiền bằng cách
ngân hàng nhà nước thực hiện in tiền, điều này sẽ gây ra lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ
mô.
Ngoài ra, các nhà kinh tế học tân cổ điển còn cho rằng đầu tư công sẽ “lấn át”
đầu tư tư nhân, đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vực tư nhân bị thu hẹp lại.
Lý do là nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng,
nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân.
Ngoài ra, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường được thực
hiện bởi tăng thuế hay vay nợ, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân
trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Với quan
điểm được đồng thuận là đầu tư công thường có hiệu quả thấp hơn đầu tư tư nhân,
thì giả thiết “lấn át” đưa ra khuyến nghị cắt giảm đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng.


11

Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế cho rằng một số khoản chi tiêu chính phủ
khuyến khích việc lựa chọn những hành vi tiêu cực. Nhiều chương trình trợ cấp của
chính phủ dẫn đã dẫn đến những quyết định không mong muốn về mặt kinh tế, các
chương trình phúc lợi khuyến khích mọi người lựa chọn nghỉ ngơi thay vì lao động,
các chương trình bảo hiểm thất nghiệp làm giảm động cơ tìm việc.... điều này cho
thấy việc tăng chi tiêu của chính phủ có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm giảm
sản lượng quốc gia bởi vì chúng thúc đẩy sự phân bổ và sử dụng nguồn lực một
cách sai lầm.

Đồng thời, các nhà kinh tế của Tân cổ điển cũng cho rằng chi tiêu tăng thêm
của chính phủ sẽ không có tác động lên mức thu nhập vì người dân sẽ lập tức bắt
đầu tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm phát cao
hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại.
Ngoài ra, vào năm 1968, Friedman công bố lý thuyết về “thất nghiệp tự
nhiên.” Lý thuyết này cho rằng không thể dùng chính sách kích thích kiểu Keynes
để đẩy nền kinh tế tới toàn dụng nhân công trong một thời gian dài. Thường thì cái
giá phải trả cho chính sách kích thích thích như thế là lạm phát và nếu cứ theo đuổi
mong muốn giảm thiểu thất nghiệp, nền kinh tế sẽ rơi vào cảnh lạm phát triền miên.
Và nguy hiểm hơn nữa, khi lạm phát đã thành kinh niên thì tất cả cùng chia sẻ một
mức kỳ vọng về lạm phát và cùng đòi hỏi tăng giá theo cùng một mức đó, thì khi đó
tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở nên ổn định như khi không có chính sách can thiệp. Tóm lại,
Friedman cho rằng cần thừa nhận và chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên”
trong nền kinh tế, các chính sách không nên cố cưỡng bức nền kinh tế giảm mức
thất nghiệp xuống dưới mức này thông qua các chính sách kích thích, vì kết quả sẽ
chỉ là lạm phát triền miên mà thôi.


12

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm đối với các quốc gia có nền kinh tế
phát triển
Trong thời gian qua, trên thế giới đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về ảnh
hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn
nhưng chủ yếu là nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các nước phát triển. Trong đó, các
tác giả đã sử dụng các mô hình định lượng để kiểm định các lý thuyết về sự tác
động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô của quốc gia. Kết quả là nhiều
nhà nghiên cứu đã đưa ra các ý kiến, nhận định khác nhau về sự tác động của chính
sách tài khóa đến các biến vĩ mô của nền kinh tế, tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các

nghiên cứu đều khẳng định: chính sách tài khóa có ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô
của một quốc gia; đồng thời, tùy theo các điều kiện giả định, dữ liệu thu thập, các
thể chế chính trị, xã hội của từng quốc gia và thời kỳ nghiên cứu mà các tác giả đã
đưa ra những kết quả thực nghiệm chứng minh cho các lý thuyết trên.
Đầu tiên, nghiên cứu Một thực nghiệm mô tả tác động thúc đẩy của sự thay
đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế đối với sản lượng đầu ra của Olivier Blanchard
và Roberto Perotti năm 2002 là một trong những nghiên cứu tiền đề về tác động của
chính sách tài khóa đến biến vĩ mô có sử dụng mô hình định lượng và phương pháp
Blanchard – Perotti cũng đã được nhiều tác giả áp dụng khi phân tích đề tài này.
Mục tiêu chính của các tác giả của bài nghiên cứu này là mô tả một cách chi tiết
nhất sự biến động của sản lượng đầu ra đối với các cú sốc thuế và các cú sốc chi
tiêu trong thời kỳ sau chiến tranh tại Mỹ. Các tác giả đã sử dụng một mô hình VAR
ba biến trong đó bao gồm chi tiêu chính phủ, thuế ròng và GDP thực tế cho dữ liệu
của Mỹ, từ đó đưa ra những kết luận sau: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu là phù hợp
lý thuyết tiêu chuẩn: khi tăng chi tiêu chính phủ thì sản lượng tăng và khi tăng thuế
thì sản lượng giảm. Thứ hai, các tác giả tiếp tục phân tích chi tiết sự tác động của
những cú sốc chi tiêu trên những thành phần khác nhau của sản lượng đầu ra. Các
tác giả đã chia sản lượng đầu ra thành hai thành phần là tiêu dùng cá nhân và đầu tư


13

tư nhân; kết quả thu được là sau cú sốc chi tiêu, trong khi tiêu dùng cá nhân tăng lên
thì đầu tư tư nhân lại giảm xuống một mức đáng kể, cả xuất khẩu và nhập khẩu
cũng giảm.
Kết quả của nghiên cứu này là phù hợp với khẳng định của Keynes về những
cú sốc do tăng chi tiêu công và các cú sốc do giảm thuế có tác động lớn và tích cực
đến GDP và tiêu dùng. Tuy nhiên, khi chi tiêu công tăng thì phản ứng của đầu tư tư
nhân là giảm (và giảm thuế là tăng), phù hợp hơn với lý thuyết của trường phái tân
cổ điển.

Một phương pháp nghiên cứu tương tự đã được sử dụng bởi Perotti (2004) và
Galí và các cộng sự (2006) nhưng với các thông số kỹ thuật trong mô hình VAR
khác nhau. Trong nghiên cứu của Perotti, một mô hình VAR năm biến được sử
dụng đối với năm nước thuộc OECD, bao gồm cả đánh giá tác động của chính sách
tài khóa đến lãi suất ngắn hạn và giá cả. Kết quả chính của nghiên cứu này cho thấy
những tác động của chính sách tài khóa đối với GDP có xu hướng nhỏ hơn và yếu
hơn đáng kể theo thời gian và chỉ có trong các kỳ sau năm 1980, có một số bằng
chứng (nhỏ) về tác động tích cực của chi tiêu chính phủ đối với lãi suất . Trong
trường hợp của Galí và các cộng sự, các tác giả đã sử dụng một mô hình VAR bốn
biến, bao gồm việc làm và lãi suất thực tế được đánh giá dựa trên dữ liệu của Mỹ.
Kết quả của họ cho thấy GDP và tiêu dùng gia tăng để đáp ứng với một cú sốc tăng
chi tiêu công; các biến việc làm phản ứng tương tự.
Một kỹ thuật nghiên cứu khác được sử dụng bởi Fata và Mihov (2001), các tác
giả đã sử dụng một mô hình VAR năm biến cho dữ liệu của Mỹ và tập trung vào tác
động của chi tiêu công. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng trong chi tiêu là
nhân tố thúc đẩy dẫn đến sự gia tăng liên tục trong đầu ra của tiêu dùng tư nhân và
đầu tư nhà ở. Chính sách nới lỏng tài khóa gắn liền với tăng tiền lương sản xuất và
tăng tổng số việc làm tư nhân. Ngoài ra, phản ứng của lãi suất thực luôn là tích cực
và đáng kể.


14

Ngoài ra, đối với Mỹ năm 2008 đã có nghiên cứu Những ảnh hưởng nào từ
những cú shock tài khóa? Một phân tích so sánh dựa trên phương pháp VAR của
Dario Caldara và Christophe Kamps; trong đó, tác giả đã thử nghiệm những phương
pháp tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu những cú sốc tài khóa như phương pháp
đệ quy, phương pháp Blanchard-Perotti, phương pháp giới hạn dấu hiệu và phương
pháp nghiên cứu tình huống, theo số liệu hàng quý của Mỹ trong giai đoạn 19952006, các phương pháp trên đều cho những kết quả tương tự nhau. Nghiên cứu đã
tách biệt cú sốc tài khóa thành hai loại sốc về thuế và cú sốc về chi tiêu chính phủ.

Nghiên cứu này đã cung cấp những phương pháp đánh giá tác động khác nhau của
các cú sốc tài khóa lên các biến số vĩ mô trên cơ sở sử dụng hai mô hình VAR năm
biến và sáu biến để tính toán những thay đổi trong những chỉ số vĩ mô (như GDP,
chi tiêu của chính phủ, thuế thuần, lạm phát, lãi suất, việc làm và tiền lương).
Nghiên cứu nhân thấy cú sốc chi tiêu chính phủ tăng thì GDP thực, tiêu dùng cá
nhân và tiền lương thực tế đều phản ứng tăng lên một cách đáng kể, trong khi đó
việc làm không phản ứng. Trong khi đó cú sốc thuế phản ứng tùy thuộc vào phương
pháp phân tích và ước lượng với kết quả phản ứng là từ không ảnh hưởng đến các
biến kinh tế vĩ mô đến có ảnh hưởng mạnh lên các biến kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh của các nước EU, Marcellino (2002) đã áp đặt các hạn chế
đương thời để xác định một mô hình VAR cho Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Tác
giả đã tìm thấy kết quả không đồng nhất từ các quốc gia trên, cùng với một số hiệu
ứng không mong muốn. Giordano và các cộng sự (2005) đã thực hiện nghiên cứu
đối với Ý, Biau và Girard (2005) đối với Pháp, De Castro (2006) đối với Tây Ban
Nha và Perotti (2005) và Heppke-Falk và cộng sự (2006) đối với Đức; các tác giả
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tương tự nhau. Các kết quả cho nền kinh tế EU
là rất nhiều nhưng nhìn chung bao gồm các vấn đề sau: Một là, tác động ngắn hạn
của những cú sốc chi tiêu là rộng và đối với phần lớn các trường hợp nghiên cứu, số
nhân đầu ra là lớn hơn một. Hai là, tác động tích cực đối với tiêu dùng cá nhân
tương tự như các kết quả trước đó. Ba là, những cú sốc của thuế ròng có tác động
không đáng kể trên phần lớn các biến số kinh tế vĩ mô và trong một số trường hợp


15

nghiên cứu, các dấu hiệu này trái ngược với lý thuyết của Keynes. Bốn là, phản ứng
của lạm phát và lãi suất đối với các chính sách tài khóa mở rộng là tích cực. Và cuối
cùng là không có kết luận về tác động lên đầu tư tư nhân.
Đối với Bồ Đào Nha, gần đây đã có nghiên cứu của António Afonso và
Ricardo M. Sousa, 2010 về Những tác động kinh tế vĩ mô đến chính sách tài khóa

tại Bồ Đào Nha: một phân tích SVAR kiểu Bayes. Trong đó, bài viết đã đánh giá
những tác động của chính sách tài khóa đến kinh tế vĩ mô ở Bồ Đào Nha trong thời
gian từ quý 1 năm 1979 đến quý 4 năm 2007, dựa trên dữ liệu hàng quý mới được
xây dựng từ dữ liệu hàng tháng của Chính quyền trung ương. Bằng chứng thực
nghiệm của nghiên cứu này cho thấy rằng, những cú sốc chi tiêu chính phủ: nói
chung, tác động tiêu cực trên GDP; dẫn đến sự sụt giảm của cả tiêu dùng cá nhân và
đầu tư tư nhân; làm tăng mức giá liên tục; đồng thời, cũng có tác dụng hỗn hợp trên
chi phí trung bình của việc tái cấp vốn cho các khoản nợ. Cụ thể hơn, một cú sốc
tăng 1% chi tiêu chính phủ có tác động tăng tối đa 0,1% GDP, trong khi tác động
đến cả tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân với mức giảm tương ứng là 0,12% và
0,2%. Ngoài ra, các cú sốc thuế có tác động tiêu cực đến GDP, cả tiêu dùng cá nhân
và đầu tư tư nhân, mặc dù phản ứng xuất hiện với độ trễ khoảng bốn quý. Trong
thực tế, ở giai đoạn đầu, một cú sốc tăng 1% thuế của chính phủ có thể tạo ra một
phản ứng tăng của 0,06% GDP, làm tăng cả tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân
tương ứng là 0,04% và 0,14%. Sau đó, những tác động của cú sốc thuế làm cho các
biến vĩ mô bị giảm xuống và thậm chí trở thành tiêu cực. Những kết quả này cho
thấy sự mở rộng của chi tiêu chính phủ có liên quan đến một đợt suy thoái tài chính.
Tương tự như vậy, sự gia tăng thuế của chính phủ được theo sau bởi một chính sách
tài khóa phần nào ít tuân theo các quy tắc. Khi chúng ta xem xét một cách rõ ràng
các phản ứng trước cú sốc từ nợ chính phủ, lãi suất (dài hạn) trở nên nhạy cảm hơn,
phản ứng của GDP là nhẹ và ít đáp ứng, và những tác động của chính sách tài khóa
trên các biến này cũng trở nên dai dẳng hơn. Ngoài ra, các kết quả cung cấp bằng
chứng yếu nhưng ổn định về tác động của mức nợ trên cán cân ngân sách cơ bản.


×