BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TẤN TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƢỜI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2007 – 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TẤN TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƢỜI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2007 – 2014
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế
vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 – 2014'' là nghiên cứu do tôi thực
hiện.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ
chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Tấn Tài
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình
Danh sách các chữ viết tắt
Tóm tắt
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................... 3
1.7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1. Khái niệm và lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.......................................................... 4
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế......................................................................... 4
2.1.2. Tổng luận các mô hình tăng trưởng kinh tế .................................................... 4
2.1.3. Cách tính tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 100
2.2. Khái niệm và lý thuyết về vốn con người ............................................................... 11
2.2.1. Khái niệm vốn con người .............................................................................. 11
2.2.2. Các thước đo vốn con người ......................................................................... 12
2.2.3. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế ................................. 18
2.3. Hàm sản xuất Cobb – Douglas ................................................................................ 21
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ................................................................... 23
2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 23
2.4.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................. 25
2.5. Khung phân tích ...................................................................................................... 29
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 32
3.1. Mô hình kinh tế lượng ............................................................................................. 32
3.2. Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 33
3.3. Giả định của mô hình .............................................................................................. 38
3.4. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 39
3.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 39
3.6. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 43
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 47
4.1. Tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế và lao động khu vực ĐBSCL ........... 47
4.1.1. Tổng quan khu vực ĐBSCL .......................................................................... 47
4.1.2. Tăng trưởng kinh tế khu vực ĐBSCL ........................................................... 49
4.1.3. Lao động khu vực ĐBSCL ............................................................................ 49
4.2. Phân tích .................................................................................................................. 51
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 51
4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình ............................... 54
4.2.3. Kiểm định lợi thế kinh tế theo quy mô của mô hình nghiên cứu .................. 57
4.3. Kết quả kinh tế lượng .............................................................................................. 58
4.3.1. Kết quả hồi quy bằng 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM ...................... 58
4.3.2. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ........................................................... 59
4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 63
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 65
5.1. Khám phá của nghiên cứu ....................................................................................... 65
5.2. Một số đề xuất và khuyến nghị ............................................................................... 66
5.3. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 67
5.4. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Bảng tóm lược về kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và
ngoài nước ...................................................................................................................... 27
Bảng 3.1: Chi tiết tính toán biến vốn con người (H) ..................................................... 34
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các biến sử dụng trong luận văn và các dấu kỳ vọng ........... 37
Bảng 4.1: Dân số trung bình phân theo khu vực của cả nước qua các năm .................. 48
Bảng 4.2: Lực lượng lao động theo khu vực của cả nước qua các năm ........................ 50
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình giai đoạn 2007 – 2014 ........... 52
Bảng 4.4: Ma trận tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu chưa logarit hóa ... 56
Bảng 4.5: Ma trận tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu đã logarit hóa ....... 56
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng của mô hình Pooled – OLS, FEM và REM .................... 59
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman ......................................................................... 60
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier cho mô hình
hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) ........................................................................................... 61
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy đa biến theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) điều
chỉnh, đã khắc phục phương sai thay đổi ....................................................................... 62
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Giới hạn của sự tăng trưởng ............................................................................. 6
Hình 2.2: Khung phân tích ............................................................................................. 30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 45
Hình 4.1: Bản đồ các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long ................................ 48
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước và khu vực ĐBSCL giai đoạn 2007 –
2014 ................................................................................................................................ 49
Hình 4.3: Lao động theo trình độ ................................................................................... 51
Hình 4.4: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ............................. 55
.
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
FEM: Mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effect Model)
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
ICOR: Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm (Incremental Capital – Output Ratio)
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)
Pooled – OLS: Mô hình hệ số không thay đổi (Pooled Regression Model)
REM: Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model)
TCTK: Tổng cục Thống kê
TÓM TẮT
Với mục đích đo lường tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ các lý thuyết kinh tế học và các nghiên cứu
thực nghiệm trước, đặc biệt là của Ng và Leung (2004), đề tài sử dụng hàm sản xuất
Cobb – Douglas mở rộng với biến phụ thuộc là sản lượng và các biến độc lập bao gồm:
Vốn vật chất, lực lượng lao động, vốn con người, độ mở của nền kinh tế, tỷ trọng nông
nghiệp, chi tiêu chính phủ, ảnh hưởng của doanh nghiệp nhà nước và ảnh hưởng của
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, biến vốn con người được đo bằng số năm
đi học bình quân của lực lượng lao động.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giai
đoạn 2007 – 2014 và đề cập ba mô hình ước lượng cơ bản như sau: Mô hình hệ số
không thay đổi (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng
ngẫu nhiên (REM). Trong đó, mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì
vậy, thông qua các kiểm định tác giả có thể lựa chọn được mô hình mang lại ước lượng
vững và tính hiệu quả cao cho nghiên cứu.
Kết quả cho thấy mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) là mô hình có thể đem lại
ước lượng vững, tính hiệu quả cao nhất trong ba mô hình đề xuất của nghiên cứu và
vốn con người có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với ước lượng khoảng
0,29% trên mỗi phần trăm tăng thêm của số năm đi học bình quân. Với kết quả đó, luận
văn khuyến nghị chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là đầu tư và phát triển giáo
dục, có nghĩa là tích lũy nâng cao vốn con người từ đó đem lại lợi ích cho xã hội thông
qua nhiều kênh, góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, phát triển giáo dục
chính là cách khả thi để nâng cao tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung
và vùng kinh tế ĐBSCL nói riêng.
Từ khóa: Vốn con người, tăng trưởng kinh tế, dữ liệu bảng, hàm sản xuất Cobb –
Douglas.
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Vốn con người được xem là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở
các vùng, quốc gia trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Mankiw và cộng sự (1992) chỉ ra
rằng vốn con người là yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng. Romer (1990) cũng
khẳng định vai trò quan trọng của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế thông qua
tác động gián tiếp đến công nghệ.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, tập trung
sản xuất hàng hóa nông nghiệp trong cả nước. Theo Tổng cục Thống kê (2014), tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân giai đoạn 2007 – 2014 đạt
10,71%; Năm 2013 và 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng là 8,72% và 9,02%.
Mức độ tăng trưởng này có tỷ lệ cao hơn ở các vùng trong nước.
Theo Hayami (1998), trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, mô hình
tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào vốn vật chất và khi chuyển sang giai đoạn phát
triển khác thì yếu tố vốn con người chiếm vị trí quan trọng. Có khá nhiều nghiên cứu
về mối quan hệ giữa vốn con người với tăng trưởng kinh tế, nghèo, thu nhập ở các
nước trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam còn
hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đối với vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, lực
lượng lao động khu vực ĐBSCL có trình độ tương đối thấp, cụ thể theo Tổng cục
Thống kê (2014) trong tổng lực lượng lao động của khu vực ĐBSCL thì lao động mù
chữ chiếm 5%, chưa hoàn thành bậc tiểu học chiếm 25%, hoàn thành tiểu học chiếm
36%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 19% và lực lượng lao động tốt nghiệp trung học
phổ thông trở lên của khu vực ĐBSCL chỉ chiếm 15%. Vì vậy, vấn đề đặt ra là tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở vùng ĐBSCL trong thời gian gần đây chịu sự tác động của vốn
con người như thế nào? Nghiên cứu này nhằm kiểm chứng và đánh giá ảnh hưởng của
vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2007-2014. Đồng
2
thời, nghiên cứu cũng đưa ra những kết luận và gợi ý chính sách đối với vốn con người
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu phân tích.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này với mục tiêu là đánh giá tác động của yếu tố vốn con người đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL giai đoạn 2007-2014. Kết quả nghiên cứu về
sự đóng góp của yếu tố này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các khuyến nghị chính sách
phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời câu hỏi như sau: Tác
động của yếu tố vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL như thế nào?
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính như sau:
(i) Phương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích số liệu về GDP, vốn vật chất, lực
lượng lao động, vốn con người, độ mở nền kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp, chi tiêu chính
phủ, tỷ trọng sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tỷ trọng
sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) trích từ Tổng cục
Thống kê, Niên giám Thống kê hàng năm của vùng;
(ii) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Để lượng hóa tác động của các yếu tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL, đề tài thực hiện chạy các mô hình
hồi quy trong dữ liệu bảng như: Mô hình hệ số không thay đổi (Pooled – OLS), mô
hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được sử dụng để
ước lượng tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, đề tài thực
hiện các kiểm định cần thiết nhằm giảm thiểu hiện tượng ước lượng chệch. Cụ thể
phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ở chương 3.
3
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các
yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL
giai đoạn 2007 – 2014. Phạm vi nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu tác động của
vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế tại ĐBSCL, từ đó đưa ra những kết luận và
khuyến nghị liên quan dựa trên kết quả nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng để khuyến nghị các chính
sách liên quan đến việc đầu tư vào vốn con người góp phần tăng trưởng kinh tế vùng
ĐBSCL.
1.7. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu;
Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm trong và
ngoài nước có liên quan đến đề tài. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm này, tác
giả xây dựng mô hình phân tích; Chương 3 tác giả tiến hành xây dựng phương pháp,
quy trình và mô hình nghiên cứu. Đồng thời, giới thiệu dữ liệu và mô tả các biến số
cũng như đưa ra các giả thuyết trong nghiên cứu; Chương 4 giới thiệu tổng quan về
tình hình tăng trưởng kinh tế và lao động khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, chương này
trình bày kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi quy và giải thích kết quả xuất hiện
trong mô hình; Cuối cùng là chương 5, tác giả tóm lược những vấn đề mà đề tài đã giải
quyết. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách đồng thời trình bày một số hạn chế của đề
tài nhằm mở rộng cho những nghiên cứu tiếp theo.
4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mục đích của chương 2 nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và
vốn con người. Chương này được chia làm ba phần: Phần đầu tiên của chương, trình
bày các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, các lý thuyết về vốn con người và lý thuyết về
hàm sản xuất Cobb – Douglas; Phần thứ hai cung cấp các nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; Phần cuối cùng của chương là xây dựng
khung phân tích cho vấn đề nghiên cứu.
2.1. Khái niệm và lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế
2.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Theo Soubbotina (2001) tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản
lượng của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) của một nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, GDP là giá trị bằng tiền của tất cả sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong
một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
2.1.2. Tổng luận các mô hình tăng trƣởng kinh tế
Từ trước đến nay, qua mỗi thời kỳ kinh tế thay đổi đều hình thành những lý thuyết
và mô hình kinh tế đặc trưng tương ứng. Các lý thuyết, mô hình đó đóng vai trò quan
trọng diễn tả những quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế qua từng giai đoạn
thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Do đó, các lý thuyết cùng mô
hình kinh tế cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện dựa trên cơ sở kế thừa, phát
triển các lý thuyết và mô hình trước đó để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Sau đây, tác giả trình bày tóm tắt một số mô hình tăng trưởng kinh tế với những quan
điểm về yếu tố nguồn lực và tác động của chúng tới tăng trưởng kinh tế như sau:
5
Mô hình tăng trƣởng của David Ricardo (trƣờng phái Cổ Điển)
Trường phái Cổ Điển xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ 17 và phát triển
mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nữa cuối thế kỷ 19 với hai đại diện tiêu biểu là Adam
Smith và David Ricardo. Adam Smith (1723 – 1790) là một nhà kinh tế chính trị học,
ông được coi là người mở đường cho phát triển lý luận kinh tế với tác phẩm tiêu biểu
là “của cải của đất nước”, theo ông chính lao động được sử dụng trong những hoạt
động có ích, có hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị của xã hội. Số công nhân “hữu ích
và hiệu quả” cũng như năng suất lao động của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích lũy,
Adam Smith coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Ông
đưa ra hai học thuyết cơ bản là học thuyết về “Giá trị lao động” và học thuyết về “Bàn
tay vô hình”.
David Ricardo (1772 – 1823) ông được coi là tác giả xuất sắc nhất của trường phái
Cổ Điển. Ông đã sử dụng ý tưởng của Adam Smith và của T.H Malthus để sáng lập ra
học thuyết của riêng mình “Mô hình tăng trưởng của Ricardo”.
Theo Ricardo có 3 yếu tố tác động tới tăng trưởng gồm lao động (L), vốn (K), và tài
nguyên (R). Trong 3 yếu tố nêu trên thì tài nguyên (R) là yếu tố quan trọng nhất. Tài
nguyên chính là giới hạn của tăng trưởng bởi vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên
những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó, tiền
lương danh nghĩa tăng lên, lợi nhuận của nhà tư bản giảm. Khi tài nguyên đạt điểm
dừng tại Ro và Y sẽ đạt sản lượng tối đa, thì điểm đó sẽ là giới hạn của tăng trưởng
(hình 2.1), lúc này nền kinh tế chia làm hai khu vực, khu vực 1 là nông nghiệp trì trệ
tuyệt đối, khu vực 2 là khu vực công nghiệp. Như vậy, khi chưa đến điểm dừng Ro thì
R là yếu tố quyết định tăng trưởng, khi đạt điểm dừng Ro thì tích lũy cho khu vực công
nghiệp mới là yếu tố quyết định tăng trưởng.
6
Hình 2.1: Giới hạn của sự tăng trƣởng
R
Y
R0
K, L
Nguồn: Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa (Ricardo, 2002)
Vậy, lý luận của Ricardo là: Tăng trưởng là hàm của tích lũy, tích lũy là hàm của
lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí sản xuất
lương thực phụ thuộc vào đất đai. Do đó, đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng.
Mô hình tăng trƣởng của trƣờng phái Tân Cổ Điển (mô hình Cobb – Douglas)
Trường phái Tân Cổ Điển xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự
chuyển biến mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật với một loạt các phát minh khoa học và
nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Người đứng đầu của
trường phái này là Marshall (1842 – 1924) với tác phẩm chính “các nguyên lý của kinh
tế học”.
Theo mô hình của trường phái Tân Cổ Điển, các yếu tố tác động tới tăng trưởng
gồm: Lao động (L), vốn (K), tài nguyên thiên nhiên (R) và khoa học – công nghệ (T).
Trong mô hình này, các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển đã chia các yếu tố nguồn lực ra
làm 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng (gồm: K, L và R) và nhóm
yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu (T).
7
Theo hàm sản xuất Cobb – Douglas, đã mô hình hóa sự phát triển qua số liệu của
các nước và đã lượng hóa cụ thể sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực tới tăng trưởng
kinh tế. Đồng thời, các nhà kinh tế của trường phái Tân Cổ Điển cũng cho rằng công
nghệ có vai trò quan trọng nhất tới tăng trưởng kinh tế.
Các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển bác bỏ quan điểm sản xuất đòi hỏi tỷ lệ nhất định
giữa lao động và vốn, do đưa yếu tố công nghệ vào họ cho rằng có nhiều cách kết hợp
giữa lao động và vốn trong sản xuất và phát triển. Do đó, có nhiều con đường để tăng
trưởng kinh tế bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau phù hợp với điều kiện của
mỗi quốc gia.
Trường phái Tân Cổ Điển đã kế thừa và phát triển mô hình tăng trưởng của trường
phái Cổ Điển. Đồng thời, cũng giống như mô hình tăng trưởng của trường phái Cổ
Điển mô hình của trường phái Tân Cổ Điển cũng bao gồm các yếu tố: Lao động (L),
vốn (K) và đất đai (R) là các nhân tố tăng trưởng kinh tế. Cả hai mô hình đều phủ nhận
vai trò của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế, ủng hộ thị trường tự do chịu điều
tiết của “Bàn tay vô hình”.
Tóm lại, mô hình tăng trưởng của trường phái Tân Cổ Điển đã nhận ra vai trò của
yếu tố công nghệ và cho rằng nó là yếu tố quan trọng nhất tác động tới tăng trưởng,
nhờ có công nghệ mà có nhiều cách kết hợp đầu vào trong sản xuất.
Mô hình tăng trƣởng Harrod – Domar (mô hình tăng trƣởng của trƣờng phái
Keynes)
Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 20
sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, khi mà các lý thuyết trước đó
đã không còn phù hợp với điều kiện mới. Năm 1936, J.Maynard Keynes (1883 – 1946)
cho ra đời tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã đánh dấu sự ra
đời của trường phái Keynes.
8
Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar đã kế thừa và phát triển từ mô hình tăng
trưởng của Ricardo. Theo đó, đầu tiên các nhân tố tác động tới tăng trưởng chỉ gồm có
lao động (L) và nguồn vốn (K). Tiếp đến, để tăng trưởng kinh tế cần đầu tư vào vốn dự
trữ. Nói cách khác tiết kiệm (S) và đầu tư (I) là yếu tố quyết định tăng trưởng trong mô
hình Harrod – Domar. Chính vì vậy ở đây đã có sự xuất hiện vai trò của chính phủ
trong việc điều tiết các nguồn tiết kiệm, tích lũy và đầu tư.
Mô hình cũng đưa ra cách tính hệ số ICOR có ý nghĩa thực tế trong việc đánh giá
năng lực quản lý, giá cả của đầu tư trong hoàn cảnh yếu tố công nghệ như nhau, trình
độ công nghệ và mức độ khan hiếm của các yếu tố nguồn lực.
Có thể nói mô hình Harrod – Domar được thể hiện bằng hàm sản xuất giản đơn
nhất và nổi tiếng nhất được sử dụng trong nghiên cứu, phân định và phát triển kinh tế.
Mô hình được sử dụng phổ biến trong các nước đang phát triển, được xem là một
phương pháp đơn giản để xem xét mối quan hệ tăng trưởng và nhu cầu tư bản. Đặc
biệt, trong một số trường hợp nó tỏ ra rất hữu ích trong tăng trưởng của các quốc gia
trên thế giới thông qua việc huy động vốn.
Như vậy, mô hình cho thấy sự tiến bộ là đã khẳng định được vai trò quan trọng của
chính phủ trong việc điều tiết, ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. Yếu tố nguồn lực R
ở đây không chỉ đơn thuần là đất đai mà được mở rộng lên thành tài nguyên thiên
nhiên.
Mô hình tăng trƣởng của Solow (1956)
Năm 1956 dựa trên tư tưởng thị trường tự do của trường phái Tân Cổ Điển Robert
Solow đã xây dựng mô hình tăng trưởng mới. Ông chia các yếu tố nguồn lực ra làm hai
nhóm: Lao động (L), nguồn vốn (K) là nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng.
Trong khi đó, công nghệ (T) là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu và vẫn là yếu tố ngoại
sinh. Ông cho rằng công nghệ (T) mới là yếu tố quyết định tới tăng trưởng, các nhân tố
9
còn lại sẽ vấp phải điểm dừng tại giới hạn của nó, chỉ có công nghệ (T) mới tạo nên
tăng trưởng liên tục.
Mô hình này cho thấy tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng
như thế nào tới sản lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong mô hình
này Solow đã đưa những tính toán của mình dựa vào các con số bình quân trên đầu
người, điều này đảm bảo cho sự tăng trưởng một cách hợp lý, công bằng hơn và đơn
giản hóa tính toán. Solow cũng giải thích được sự có khoảng cách của các nền kinh tế,
các tính chất hội tụ của nền kinh tế hay sự san bằng cách biệt giàu nghèo giữa các quốc
gia.
Với các lý thuyết trong mô hình tăng trưởng của mình, Solow đã kế thừa và hoàn
thiện mô hình tăng trưởng của Harrod – Domar, với việc thêm yếu tố công nghệ (T)
vào mô hình tăng trưởng đã khắc phục được khiếm khuyết của mô hình Harrod –
Domar. Mặc dù là nhà kinh tế của trường phái Tân Cổ Điển ủng hộ thị trường tự do
nhưng Solow cũng không phủ định hoàn toàn vai trò của chính phủ. Như vậy, mô hình
của Solow đã có sự kế thừa kết hợp cả hai mô hình tăng trưởng của hai trường phái
Tân Cổ Điển và Keynes. Đồng thời, Solow phát triển lên thành một mô hình tăng
trưởng mới của mình.
Mô hình tăng trƣởng hiện đại của Samuelson (1948)
Sau một thời gian áp dụng lý thuyết của trường phái Keynes, các quốc gia có xu
hướng quá nhấn mạnh vai trò của các chính sách kinh tế nên hạn chế mức độ tự điều
chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại mới cho quá trình tăng trưởng. Trong
bối cảnh đó, một trường phái kinh tế mới ra đời vào những năm 40 của thế kỷ 20, lý
thuyết kinh tế mới này ủng hộ xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp có sự kết hợp một
cách hợp lý giữa “Bàn tay hữu hình” và “Bàn tay vô hình”. Thực chất đó là sự xích lại
gần nhau của học thuyết kinh tế Tân Cổ Điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Tuy
10
nhiên đó không chỉ là một phép cộng toán học đơn thuần mà là một sự kết hợp với
những sự phát triển quan trọng.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với sự xác định mô hình kinh tế
Tân Cổ Điển về các yếu tố nguồn lực là nguồn vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R),
công nghệ (T) và nâng tài nguyên (R) lên thành tài nguyên thiên nhiên chứ không phải
chỉ là đất đai như trước. Đồng thời, lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng thống
nhất kiểu phân tích của hàm Cobb – Douglas về sự tác động của các yếu tố nguồn lực.
Các nhà sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn sử dụng công nghệ nhiều vốn hoặc nhiều
lao động. Do đó, mô hình cũng thống nhất với mô hình Harrod – Domar về vai trò của
vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế.
Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại là
“kỹ thuật tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó, vốn là yếu tố quan
trọng để phát huy tác động của yếu tố khác, quy luật cận biên không bị chi phối bởi có
hai loại đầu tư, đó là đầu tư vào tư bản cố định và đầu tư vào tri thức, giáo dục, công
nghệ. Vì vậy, trong tính toán kinh tế ngày nay hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác
định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, lý thuyết kinh tế học hiện đại đã giải quyết các vướng mắc, khắc phục
những nhược điểm của các mô hình kinh tế trước đó. Hơn thế nữa, nó đã đánh giá một
cách có hệ thống chính xác, đầy đủ, rõ ràng vai trò của các yếu tố nguồn lực là nguồn
vốn (K), lao động (L), đất đai (R), công nghệ (T) và vốn đầu tư đối với tăng trưởng
kinh tế, cũng như cho thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố nguồn lực này.
2.1.3. Cách tính tăng trƣởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng
trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức
tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
11
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế
kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%)
Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế (được đo bằng GDP hoặc GNP) và y là tốc
độ tăng trưởng.
Blanchard (2000) cho rằng có hai cách để định nghĩa về GDP: Thứ nhất, GDP là
giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (được tính bởi phần tiêu dùng cuối cùng) được
sản xuất ra trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thứ hai, GDP là
tổng giá trị tăng thêm trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. GDP
thường được tính bằng ba cách: Thứ nhất là phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp
sản xuất), thứ hai là phương pháp chi tiêu và cuối cùng là phương pháp thu nhập (phụ
lục 1).
2.2. Khái niệm và lý thuyết về vốn con ngƣời
2.2.1. Khái niệm vốn con ngƣời
Theo OECD (1998), vốn con người (Human Capital) được hiểu là những gì liên
quan đến tri thức, kỹ năng và những thuộc tính tiêu biểu khác của một cá nhân ảnh
hưởng đến các hoạt động kinh tế. Đây là một khái niệm phức tạp và có nhiều phương
pháp đo lường khác nhau. Có thể hiểu vốn con người là kết quả của các quá trình đầu
tư vào các hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động cá nhân như giáo dục, đào tạo,
y tế và các yếu tố khác.
Cơ sở lý thuyết vốn con người đề cập đến sự đầu tư vào con người nhằm gia tăng
năng suất lao động. Becker (1993) cho rằng sự đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cập
trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc. Đào tạo phổ cập là
loại hình đào tạo có ích lợi như nhau (làm tăng năng suất) trong mọi doanh nghiệp.
12
Đào tạo chuyên môn là loại hình đào tạo chỉ làm tăng năng suất tại những doanh
nghiệp liên quan và giá trị đào tạo sẽ mất đi khi người lao động rời khỏi loại hình
doanh nghiệp này. Lý thuyết vốn con người nhấn mạnh đến khái niệm các cá nhân là
những nhà đầu tư, cũng giống như các công ty trong các lý thuyết đầu tư vốn hữu hình.
Lý thuyết này cho rằng các cá nhân sẽ đầu tư vào giáo dục để kiếm được lợi ích cao
hơn vào những năm sau khi học. Sự đầu tư này bao gồm các chi phí học tập và thu
nhập bị giảm trong ngắn hạn do dành thời gian cho việc đi học. Tuy nhiên, nhà đầu tư
hy vọng sẽ kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai. Khác với vốn vật chất, vốn
con người có khả năng tăng lên và tự sinh ra khi sử dụng (liên quan đến kinh nghiệm).
Mặt khác, nó có khả năng di chuyển và chia sẻ do vậy không tuân theo quy luật “năng
suất biên giảm dần” như vốn vật chất. Lý thuyết vốn con người là nền tảng cho sự phát
triển nhiều lý thuyết kinh tế. Mincer (1989) đã tóm tắt những đóng góp như sau: “Vốn
con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (i) Nó là các kỹ
năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản
xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản
phẩm; (ii) Nó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh
tế”.
Theo Laroche (1999), vốn con người có các đặc điểm như sau: (i) Vốn con người
có cả lượng và chất; (ii) Vốn con người là hàng hóa bất khả thương; (iii) Vốn con
người vừa mang tính cá nhân và vừa mang tính cộng đồng.
2.2.2. Các thƣớc đo vốn con ngƣời
Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đã công nhận vốn con người là
một loại tài sản cơ bản của các nền kinh tế tri thức, do đó việc đo lường loại tài sản này
vô cùng quan trọng. Sau đây, tác giả trình bày một số thước đo cơ bản về vốn con
người đã được vận dụng trong các nghiên cứu trước đây:
13
Thƣớc đo vốn con ngƣời dựa trên số năm đi học bình quân
Trong các nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã sử dụng nhiều thước đo vốn con
người như tuổi thọ, tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học ở các cấp, tỷ lệ học sinh –
giáo viên, tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong GDP và nhiều thước đó khác. Những
thước đo này phần nào cho biết mức vốn con người của mỗi quốc gia nhưng độ chính
xác của thước đo phụ thuộc vào giả thiết chúng tương quan đến mức nào với vốn con
người của quốc gia đó.
Những nghiên cứu về tăng trưởng trong thời kỳ đầu thường sử dụng tỷ lệ biết chữ ở
người trưởng thành và tỷ lệ nhập học để đo mức vốn con người của một quốc gia. Ví
dụ, Romer (1990) lấy tỷ lệ biết đọc biết viết làm thước đo vốn con người; Barro (1991)
sử dụng tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học; Mankiw, Romer và Weil (1992) sử dụng tỷ lệ
nhập học ở bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, khả năng biết đọc biết viết hay số lượng
nhập học đều chỉ là bước đi đầu tiên trong quá trình tạo dựng nên vốn con người.
Những biến số này có sẵn ở nhiều quốc gia nhưng không thể đo mức vốn con người
phục vụ cho sản xuất của các quốc gia đó một cách chính xác. Tỷ lệ nhập học các cấp
phản ánh một loại biến kỳ của giáo dục và tích lũy những biến kỳ này chỉ là một trong
những nhân tố hình thành nên vốn con người trong tương lai. Tỷ lệ biết chữ ở người
trưởng thành đo được một yếu tố của mức vốn con người ở hiện tại, nhưng lại không
bao gồm kiến thức và những kỹ năng mà con người có được sau khi đã trải qua các lớp
học đầu tiên ở cấp tiểu học.
Sau khi Barro và Lee (1993) tính toán được phân bố trình độ giáo dục cho nhiều
quốc gia trong giai đoạn 1960-1990, thì thước đo mức vốn con người thông dụng nhất
chính là số năm đi học bình quân của lực lượng lao động. Số năm đi học bình quân
được tính bằng tổng các tích giữa số năm đi học nhân với số người trong mỗi nhóm
trình độ, rồi sau đó chia cho tổng số người. Lợi thế của việc sử dụng số năm đi học
bình quân so với tỷ lệ biết chữ ở chỗ là nó có thế phản ánh trực tiếp và toàn diện khái
14
niệm vốn con người có trong dân số của một quốc gia. Hơn thế nữa, số liệu về tỷ lệ
nhập học ở hiện tại phải được lấy trễ một kỳ (3-5 năm) nhằm đảm bảo học sinh hoàn
thành cấp học và bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, chưa kể đến những vấn đề
do sai số phép đo 1 gây ra, thì số năm đi học bình quân cũng chưa hẳn đã là thước đo
vốn con người tốt nhất, bởi một số nguyên nhân sau: Đầu tiên, thước đo này giả định
rằng mỗi người lao động trong mỗi nhóm trình độ giáo dục đều là sự thay thế hoàn hảo
cho người lao động ở các nhóm trình độ khác. Thứ hai, nó giả định rằng sự chênh lệch
về năng suất lao động giữa những người lao động có trình độ giáo dục khác nhau tỷ lệ
thuận với số năm đi học của họ (ví dụ, theo Mulligan và Sala-i-Martin (1995, 1997)
người lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có năng suất làm việc cao gấp 12
lần so với người lao động mới trải qua 1 năm đi học). Thứ ba, độ co giãn thay thế giữa
những người lao động thuộc các nhóm trình độ khác nhau được giả định là không thay
đổi ở mọi nơi và tại mọi thời điểm, bất kể lĩnh vực học tập, chất lượng giáo viên hay hạ
tầng cơ sở giáo dục luôn có sự khác nhau theo thời gian và không gian (Mulligan và
Sala-i-Martin, 2000).
Ngoài ra, những chuỗi số liệu vốn con người được xây dựng dựa trên số năm đi học
bình quân không xét đến chi phí thực tế tương đối cho một năm tiểu học so với một
năm học ở các bậc cao hơn. Bên cạnh đó, nguồn lực dành cho một năm học mỗi cấp có
sự thay đổi lớn theo thời gian và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Vì vậy, Judson
(1995, 2002) cho rằng rất khó để so sánh số năm đi học với mức vốn vật chất, GDP
hay những biến số kinh tế vĩ mô khác.
Thƣớc đo vốn con ngƣời dựa trên thu nhập
Theo Mulligan và Sala-i-Martin (1995, trang 2), “trình độ của một con người liên
quan đến mức tiền lương người đó nhận được trên thị trường”. Nếu hình thức giáo dục
1
Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng số liệu về thời gian đi học trung bình của các quốc gia không đảm
bảo độ chính xác, chủ yếu là vì chúng được tính toán dựa trên các tỷ lệ nhập học hàng năm (Krueger, 2001).
15
của một người nhận được là có ích, thì thị trường sẽ mang lại cho người đó mức lương
cao. Do đó, Mulligan và Sala-i-Martin (1997) đo vốn con người cho mỗi nền kinh tế
bằng cách cộng gia quyền số người lao động của nền kinh tế đó với quyền số là tỷ lệ
giữa tiền lương của họ với tiền lương của người lao động có mức vốn con người bằng 0
(tức là người lao động chưa trải qua năm đi học nào).
Mulligan và Sala-i-Martin (1997) cho rằng đối với thước đo vốn con người, việc
cho những người lao động khác nhau có trọng số khác nhau là một ý tưởng hay vì hai
nguyên nhân: Trước hết, giáo dục ở những nơi khác nhau và tại những thời điểm khác
nhau có chất lượng khác nhau. Thứ hai, những loại và lượng giáo dục khác nhau cũng
thích hợp với những không gian và thời gian khác nhau. Để thước đo vốn con người
bao hàm được các khái niệm chất lượng giáo dục và mức độ phù hợp của giáo dục với
thị trường lao động, thì việc áp những trọng số khả biến là điều cần thiết.
Mulligan và Sala-i-Martin (1997) bắt đầu quá trình xây dựng chuỗi số liệu tổng vốn
con người cho một nền kinh tế bằng tổng số lao động (đã được điều chỉnh dựa trên chất
lượng – trình độ của người lao động) có trong dân số:
(2.6)
Trong đó
biểu thị số lao động trong nền kinh tế i tại thời điểm t mà đã có s
năm đi học. Mỗi người lao động đóng góp vào tổng vốn con người của nền kinh tế
thông qua tham số hiệu quả
của người đó. Những tham số hiệu quả này được đo
bằng tỷ lệ tiền lương như đã nói ở trên:
(2.7)
Giả thiết cho cách tính này là mức tiền lương của một cá nhân chịu ảnh hưởng của
hai yếu tố: Một là, khả năng của người lao động đó và hai là số lượng vốn con người