Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường phúc thắng, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ
HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƢỚI 5 TUỔI TẠI
PHƢỜNG PHÚC THẮNG, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

HÀ NỘI- 2016


LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô khoa GDMN và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Bệnh Học
Trẻ Em đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho
em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo -TS. Trần Thị
Phương Liên, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân phường Phúc Thắng và tập thể cán bộ Trạm y tế phường Phúc
Thắng, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong 4 tổ dân phố: Xuân Mai 2. Xuân
Mai 3, Xuân Thượng 1, Xuân Bến, trong thời gian em thực hiện đề tài đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong việc cung cấp các số liệu, thông
tin để em có thể hoàn thành khóa luận của mình.


Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè đã
động viên, ủng hộ, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

năm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới và Việt Nam .......... 4
1.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới ............................. 4
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam .............................. 6
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?........................................................... 8
1.2.1. Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ ..................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ................................................ 9
1.2.3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi ......................................................................................................... 9
1.2.4. Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi ..................... 14
1.2.5. Điều trị một số nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi ............ 16
1.2.6. Các biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5
tuổi ................................................................................................................... 18
1.3. Khái quát về phường Phúc Thắng ............................................................ 20
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................... 23
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 23
2.2.2. Phương pháp điều tra ............................................................................ 23
2.2.3. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu ...................................................... 23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 24



3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 24
3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường
Phúc Thắng...................................................................................................... 29
3.3. Kết quả về các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi. ...................................................................................................... 32
3.4. Bàn luận.................................................................................................... 36
3.4.1. Tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội tại địa điểm nghiên cứu. ................ 36
3.4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi................... 36
3.3.3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến NKHHCT ở trẻ. ....................................... 37
KẾT LUẬN .................................................................................................... 40
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

WHO

: World Health Oganizations : Tổ chức Y tế Thế giới

UNICEF


: United Nations Children’s Fund: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp

Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu tử vong ở trẻ em do NKHHCT tại một số nước trên thế giới
Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo tình hình kinh tế hộ gia đình
Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ
Bảng 3.4. Phân bố trẻ theo tình trạng bếp đun bằng than, củi
Bảng 3.5. Phân bố trẻ theo tình trạng hút thuốc của người thân trong gia đình
Bảng 3.6. Khoảng cách từ nhà của trẻ đến chuồng gia súc
Bảng 3.7. Tình trạng tiêm chủng của trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi
Bảng 3.10. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo nghề nghiệp của mẹ
Bảng 3.11. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo trình độ học vấn của các bà mẹ
Bảng 3.12. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo tình trạng hút thuốc của người thân
trong gia đình
Bảng 3.13. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo cân nặng khi sinh của trẻ
Bảng 3.14. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo tình trạng tiêm chủng
của trẻ
Bảng 3.15. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo tình trạng nhà ở
Bảng 3.16. Thái độ của các bà mẹ với NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.17. Hiểu biết của các bà mẹ về cách phòng bệnh NKHHCT cho trẻ
Bảng 3.18. Hiểu biết của bà mẹ về biện pháp xử trí NKHHCT cho trẻ


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi theo tình hình kinh tế hộ gia đình
Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi theo trình độ học vấn của mẹ
Biểu đồ 3.3. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ
Biểu đồ 3.4. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi theo tình trạng tiêm chủng
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT theo nhóm tuổi
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực mới cho xã
hội. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện đã và đang nhận được rất
nhiều sự quan tâm, chú ý của các gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Sức
khỏe trẻ con hay có những diễn biến bất thường gây ảnh hưởng cả về mặt thể
chất, tinh thần lẫn trí tuệ nên trẻ luôn là tâm điểm của mọi người trong gia
đình. Việc quan tâm theo dõi sức khỏe cho trẻ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh
đó, các bậc cha mẹ cũng không ngừng trang bị cho mình những kiến thức về
đặc điểm tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển của trẻ để đảm bảo an toàn,
chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có những phòng ngừa và xử lí thích hợp.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Các thông báo
chính tại Hội nghị quốc tế về nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho biết hàng năm trên
thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp
cấp trong đó chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý là trên 90% số tử vong này tập
trung ở các nước đang phát triển (số liệu đưa ra từ hội nghị Tham khảo Quốc
tế về chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp lần thứ 1 tổ chức tại Washington năm
1991)[10][21]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỉ lệ mắc cao
mà còn mắc nhiều lần trong năm, theo ước tính trung bình mỗi năm một đứa
trẻ mắc 4-9 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (theo WHO) gây ảnh hưởng đến

ngày công lao động của bố mẹ và là gánh nặng của xã hội. Do nhiễm khuẩn
hô hấp cấp có tầm quan trọng như vậy nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và
UNICEF đã đưa ra chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ
em trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu cụ thể là giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm
khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhập viện và tử vong do
nhiễm khuẩn hô hấp cấp là rất cao, xếp hàng đầu trong các bệnh thường gặp ở
1


trẻ em. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở thành thị phổ biến hơn ở khu vực nông
thôn, tỉ lệ mắc tăng lên vào thời điểm giao mùa. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính có thể phân loại theo các cách khác nhau cùng với các biểu hiện đi
kèm ở các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung và viêm
phổi nói riêng là do virus, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm. Bên cạnh đó còn có
các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh như: Môi trường sống (ô
nhiễm, chật chội, đông đúc), ô nhiễm không khí (khói bụi, khí thải nhà máy,
khói thuốc…), dinh dưỡng, yếu tố tuổi tác, hiểu biết của các bà mẹ, tiêm
chủng,… đểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh ở trẻ.
Tích cực thực hiện chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở
trẻ em chính là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời
sống của người dân nói chung và trẻ em nói riêng, tham gia tích cực vào việc
thực hiện Luật “Bảo vệ sức khỏe trẻ em”.
Phúc Thắng là một phường thuộc thị xã Phúc Yên – nơi có trình độ dân
trí khá phát triển, mật độ dân số đông. Điều kiện kinh tế - xã hội đang từng
bước đi lên, là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp nhất khu vực, kèm theo
sự phát triển đó là sự ô nhiễm không khí: khói bụi, khí thải từ các nhà máy.
Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân đặc
biệt là trẻ nhỏ, gây khó khăn trong công tác phòng chống và điều trị bệnh

nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: nghiên cứu tình hình
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại
phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên.

2


- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ dưới 5 tuổi tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại phường Phúc
Thắng, thị xã Phúc Yên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ dưới 5 tuổi.
- Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi
tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên.
- Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở
trẻ dưới 5 tuổi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

3



CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được thống kê là
bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ dưới
5 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),mỗi trẻ trung bình
trong một năm mắc NKHHCT từ 4- 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có
khoảng 2 tỷ lượt trẻ mắc NKHHCT, trong đó có khoảng 40 triệu lượt là viêm
phổi và cũng theo thống kê của WHO hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong, trong đó 4,3 triệu trẻ em chết do viêm phổi cấp tính. Như
vậy có khoảng trên 10.000 trẻ chết do viêm phổi mỗi ngày, trong đó hơn 90%
số tử vong tập trung ở các nước đang phát triển [3][21].
Theo Ruan I (2005), ước lượng tỉ lệ viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi trên
toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: Tỉ lệ mới mắc
các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/ năm/ trẻ, ở các nước
phát triển là 0,026 đợt/ năm/ trẻ và trên 90% các đợt viêm phổi ở trẻ em trên
thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển [17].
Năm 2004, Micheal Ostapchuk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình
hình viêm phổi ở cộng đồng thuộc Châu Âu và Bắc Mĩ cho thấy viêm phổi
mắc phải cộng đồng (Community Acquired Pneumonia – CAP) là một trong
những nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em với số mới mắc phải hàng năm là
từ 30-40 ca/1000 trẻ. Mặc dù tỉ lệ tử vong do viêm phổi mắc phải cộng đồng
là hiếm gặp nhưng lại phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi [18].
Nghiên cứu về nguyên nhân tử vong ở trẻ em theo báo cáo của WHO
(2005) cho thấy trên thể giới 73% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là
do 6 nguyên nhân chính trong đó: Viêm phổi (19%), tiêu chảy (18%), sốt rét
(8%), viêm phổi sơ sinh (10%), đẻ non (10%) và tử vong do ngạt thở lúc sinh

4



là 8%. Từ đó có thể thấy viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ
dưới 5 tuổi [14].
Trẻ càng nhỏ tuổi thì tử vong do NKHHCT càng cao. Thống kê hàng
năm tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do NKHHCT xảy ra ở trẻ dưới
2 tháng tuổi dao động từ 20-25% chết, ở trẻ dưới 1 tháng tỷ lệ tử vong dao
động từ 50-60%, rất ít tử vong xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi [3].
Báo cáo về tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi khu vực Đông Nam Á cho thấy:
tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm tỉ lệ cao nhất (25%) trong
tổng số trẻ tử vong trong khu vực, tiếp đến là tiêu chảy 14%, còn lại là các
nguyên nhân khác [1].
Nghiên cứu ở 19 điểm tại 16 nước đang phát triển đã cho thấy tỷ lệ tử
vong do NKHHCT chiếm khoảng 1/3 so với tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi,
dao động từ 21%- 62% và như vậy trung bình có khoảng 7- 20 trẻ chết/ 1000
trẻ/ năm là do NKHHCT. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ tử vong
do viêm phổi chiếm 75,4% trong tổng số tử vong; tại Nepal, tỷ lệ này là rất
cao 79,8% [3].
Bảng 1.1. Số liệu tử vong ở trẻ em do NKHHCT tại một số nước trên thế
giới [21]
Tử vong
Địa điểm nghiên
cứu

NKHHCT/1000 trẻ đẻ
ra còn sống/ năm (%)

Tử vong chung
ở trẻ dƣới 5 tuổi (%)


Abotabad (Pakistan)

14

35,0

Tekney (Banglades)

18

30,0

Gadchiro 1 (India)

18

43,0

Kanmadu (Nepal)

20

31,0

Tari (Papua New Guinea)

13

36,0


Bagamoyo (Tanzania)

14

30,0

5


Từ đó có thể thấy tỷ lệ trẻ tử vong do NKHHCT trên thế giới chiếm tỷ lệ
khá cao so với tỷ lệ tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi, tiêu biểu là ở Nepal và
Bangladesh tỷ lệ này chiếm tới > 50 %.
Như vậy NKHHCT thực sự là vấn đề thời sự của nhiều nước trên thế
giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển mạnh mẽ, đi lên về mọi
mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó phải kể đến hệ thống y tế; các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe; các dự án, chương trình y tế được triển khai trong đó có
chính sách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em nói chung đã đạt kết quả tương
đối tích cực. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vẫn là bệnh lí phổ biến
và là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ở
thời điểm giao mùa.
Theo Niên giám thống kê Y tế 2007 cho thấy: viêm phổi đứng đầu trong
10 bệnh mắc cao nhất trên toàn quốc [4].
Báo cáo “Đánh giá hoạt động y tế cơ sở” năm 2006 của dự án NKHHCT
trẻ em cho biết: hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất
(31,3%) trong số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ, cao gấp 6 lần so với tử
vong do tiêu chảy (5,1%). Trong số trẻ chết do viêm phổi chỉ có 52% trẻ được
chăm sóc trước khi tử vong [3].
Theo số liệu của Bộ y tế năm 2006 cho thấy tình hình mắc bệnh và tử

vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tại một số bệnh viện như sau:
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ nhập viện do NKHHCT là 32,5%, tỉ
lệ tử vong 20,2% trong tổng số trẻ, tỉ lệ nhập viện cao gấp 2 lần so với bệnh
tiêu chảy cấp (17,7%) đứng đầu trong các nguyên nhân nhập viện ở trẻ [3]. Số
trẻ mắc NKHHCT vào điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa thành phố Đà
Nẵng là 45,6%, số trẻ chết do viêm phổi là 32,5%. Bệnh viện đa khoa Sơn La
tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 63,2% trong tổng số tử vong ở trẻ dưới
6


5 tuổi. Tại Bệnh viện Chiêm Hóa, Tuyên Quang tỷ lệ mắc bệnh vào điều trị là
92,8%, trong đó tử vong do viêm phổi 88,9% trong tổng số trẻ [3][10][15].
Qua đó có thể thấy tỷ lệ trẻ nhập viện do NKHHCT tại các bệnh viện nói trên
là khá cao và tỷ lệ trẻ tử vong trong số đó lại chiếm tới hơn 50%.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vẫn là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (40-50%)
trong tổng số trẻ đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Hiện nay tại các
cơ sở chữa bệnh từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện đều quá tải
do trẻ mắc NKHHCT vào điều trị [3].
Tác giả Nguyễn Thu Nhạn (2001) cũng nhận thấy tình hình tử vong của
trẻ em tại các khoa Nhi bệnh viện tỉnh trong 2 năm 1998-1999 tập trung vào
10 nhóm bệnh và đứng đầu vẫn là nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Trong khi
tỷ lệ tử vong chung ngày một giảm thấp, thì tỷ lệ tử vong do viêm phổi chưa
giảm nhiều (năm 1970 là 37%, năm 1990 là 42%, năm 1995 là 35% và 2000
là 40%). Như vậy tỷ lệ tử vong do viêm phổi hầu như không giảm trong suốt
30 năm qua [17][18].
Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh viện Phổi Trung ương, Dự án nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt
động dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em các tỉnh trọng điểm trong
năm 2007 và giai đoạn 2007- 2010” cho thấy tình hình mắc ở trẻ miền núi cao
nhất (62,8%), sau đó là các tỉnh miền Trung (42,9%), đồng bằng tỉ lệ mắc

bệnh ít hơn (34,8%). Đối với tình hình tử vong ở trẻ do nhiễm khuẩn hô hấp
cấp ở miền núi (0,28%) cao hơn so với đồng bằng (0,06%) [5].
Như vậy, qua một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tình
hình mắc và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi ở các
nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng còn cao. Do đó, đây là
vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm
giảm tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

7


1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?
1.2.1. Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ
Bộ máy hô hấp của trẻ em khác với người lớn, nhỏ hơn về kích thước và
có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý, các tổ chức tế bào của
bộ phận hô hấp nói chung và phổi nói riêng chưa hoàn toàn biệt hóa và đang ở
giai đoạn phát triển. Hệ hô hấp bao gồm từ mũi, họng đến thanh quản, khí
quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi, màng phổi. Dựa vào vị trí các đoạn của
bộ máy hô hấp, người ta phân chia thành hai phần: đường hô hấp trên và
đường hô hấp dưới. Ranh giới phân chia là nắp thanh quản.
Ở trẻ nhỏ, khoang mũi tương đối nhỏ và ngắn nên không khí vào mũi
không được lọc sạch, sưởi ấm một cách đầy đủ. Niêm mạc mũi mềm mại, có
nhiều mạch máu dẫn đến khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc yếu.
Họng, hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hình phễu hẹp, sụn mềm và
nhẵn. Ở họng có hệ thống limpho bao gồm các amidan vòm họng (VA), vòi
nhĩ, đáy lưỡi, khẩu cái và nhiều tổ chức limpho rải rác ở niêm mạc họng, đó là
hệ thống miễn dịch, vai trò làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể mỗi khi
va chạm với virus và vi khuẩn. Khi VA bị viêm gây xuất tiết, phù nề vùng
họng, làm trẻ phải thở bằng miệng. Thở bằng miệng không được sâu, không
khí không được sưởi ấm, số lượng khí trao đổi ít hơn lâu dần gây rối loạn toàn

thân do thiếu khí kéo dài.
Thanh, khí, phế quản thường có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát
triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, có nhiều mạch máu, do đó, khi bị viêm
nhiễm dễ bị khó thở, giãn phế quản.
Phổi ở trẻ em lớn dần theo độ tuổi. Ở trẻ nhỏ phổi có nhiều mạch máu,
các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn cũng nhiều hơn nhưng lại ít tổ chức đàn
hồi. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động
kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, dãn các phế nang khi bị viêm phổi, đồng thời màng

8


phổi mỏng, dễ bị giãn khi hít vào sâu, hoặc khi bị tràn khí, tràn dịch màng
phổi [10].
Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn người lớn. Ở trẻ dưới
3 tuổi, lượng không khí hít vào trong 1 phút (theo đơn vị trọng lượng của trẻ)
nhiều gấp đôi so với người lớn. Sự trao đổi O2 và CO2 giữa phế nang và máu
cũng được thực hiện mạnh hơn. Nhưng sự cân bằng về trao đổi rất dễ biến đổi
theo ngoại cảnh, nên trẻ dễ bị rối loạn hô hấp. Mặt khác, khi trẻ bị những tổn
thương ở phổi thường kèm theo rối loạn tuần hoàn phổi và giảm khả năng trao
đổi khí ở phổi. Do những đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận hô hấp ở trẻ em
như đã mô tả ở trên mà trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường hô hấp,
đặc biệt là viêm phổi [10][21].
1.2.2. Khái niệm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Bộ máy hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Người ta có
thể nhịn ăn trong nhiều ngày, nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Hệ hô
hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi - có
chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp O2 cho cơ thể,
đồng thời thải khí CO2 ra bên ngoài.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một nhóm bệnh do virus hoặc vi khuẩn

gây nên viêm nhiễm cấp tính của đường thở nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường
dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản) cho đến phổi. Thời gian trị bệnh
không quá 30 ngày. Đây là bệnh phổ biến nhất, nguyên nhân nhập viện và tử
vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi [13]. Nếu được chăm sóc tốt,
đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên, khoảng 20-25% trẻ bị
NKHHCT sẽ tiến triển thành viêm phổi, cần điều trị kháng sinh để tránh biến
chứng và tử vong.
1.2.3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ dưới 5 tuổi
1.2.3.1. Nguyên nhân
9


- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virus và vi khuẩn gây nên,
nhưng phần lớn do virus vì đa số virus có ái lực với đường hô hấp, khả năng
lây lan của virus dễ dàng, tỉ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch
với virus yếu và ngắn. Các virus thường gặp:
+ Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus)
+ Virus cúm (Influenzae virus)
+ Virus sởi
+ Virus hạch (Adenovirus)
- Do vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân
quan trọng gây NKHHCT ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp gây NKHHCT
ở trẻ em là:
+ Liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A
+ Hemophilus influenzae
+ Phế cầu (Streptococus pneumoniae)
+ Tụ cầu (Streptococus auerus)
Đặc biệt là liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A gây nhiều biến chứng
nguy hiểm.

- Một số trường hợp do nhiễm kí sinh trùng hoặc do nấm Candida
albicans gây nên.
- Các vi khuẩn và virus sống ở mũi, họng gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây
bệnh.
1.2.3.2. Yếu tố thuận lợi
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rất nhiều yếu tố nguy cơ
dẫn đến NKHHCT ở trẻ em. Các yếu tố nguy cơ có thể được xếp vào một số
nhóm như sau: Yếu tố dinh dưỡng, tuổi và cân nặng, môi trường, hiểu biết về
NKHHCT của các bà mẹ, tiêm chủng.
- Yếu tố dinh dưỡng:

10


+ Các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến NKHHCT bao gồm:
Tình trạng dinh dưỡng, sữa mẹ, nồng độ vitamin A và các vi chất dinh dưỡng
khác. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả
năng biệt hóa của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hóa niêm mạc, đặc biệt là
niêm mạc đường hô hấp, do đó trẻ dễ mắc NKHHCT.
Trẻ em suy dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh
nhiễm khuẩn hơn các trẻ không bị suy dinh dưỡng. Và nhiễm khuẩn lại là
nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Do đó, dinh dưỡng không hợp lý và
nhiễm trùng là một vòng khép kín làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Hà về suy dinh dưỡng với NKHHCT kết luận rằng suy dinh
dưỡng ở trẻ là yếu tố có nguy cơ cao gây NKHHCT. Sau khi can thiệp vào
vấn đề dinh dưỡng, số đợt mắc NKHHCT trung bình ở nhóm trẻ can thiệp đã
giảm xuống 2,24 lần so với nhóm không được can thiệp [11].
+ Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ có thể
giúp trẻ tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi NKHHCT vì trong sữa mẹ có các
chất kháng khuẩn và kháng virus, tế bào hoạt tính miễn dịch và các chất kích

thích hệ thống miễn dịch của trẻ. Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không
được nuôi bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Một
nghiên cứu ở Brazin (1985) cho thấy: Nếu nguy cơ tương đối (RR) của tử
vong do viêm phổi ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ là 1 thì ở trẻ được nuôi bằng
sữa mẹ + sữa bò là 1,2 và trẻ chỉ được nuôi bằng sữa bò là 3,3.
- Yếu tố tuổi và cân nặng:
Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn non yếu. Trẻ đẻ
non, đẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh, khi mắc thường rất
nặng, dễ dẫn đến tử vong.
Trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp hoặc một số trường hợp giảm cân do
viêm phổi hay tiêu chảy đều có nguy cơ vào viện gấp 2 lần khi so sánh với trẻ
bình thường. Điều này giải thích là do đáp ứng miễn dịch kém, chức năng
11


phổi bị tổn thương do đường kính của đường hô hấp trên nhỏ hơn và có
khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi [11].
- Yếu tố môi trường:
Yếu tố nguy cơ môi trường thường được nghiên cứu nhiều nhất bao gồm
phơi nhiễm với khói bếp, khói thuốc lá, khói bụi, nhà ở chật chội , đông đúc,
phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt [11].
+ Ô nhiễm không khí: Không khí có nhiều khói bụi dễ gây bệnh. Trong
các hộ gia đình đặc biệt ở vùng nông thôn khói đun bếp rạ, bếp than, bếp củi
cũng là nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em, quá trình này ảnh
hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết
chất nhầy globulin miễn dịch do đó trẻ dễ bị NKHHCT.
Khói thuốc lá là một tác nhân nguy hiểm gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp vì
trong khói thuốc có nhiều chất gây ô nhiễm tác động không tốt đến hệ hô hấp
đặc biệt là khi hít phải khói thuốc thụ động. Người ta đã phát hiện hơn 30 chất
độc hại có trong khói thuốc, trong đó hai chất được biết đến rõ nhất là CO và

Nicotin là những chất gây hại đến hô hấp, tim mạch.
Mai Anh Tuấn (2008) khảo sát 552 trẻ dưới 5 tuổi ở các xã miền núi Bắc
Cạn cho thấy nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có người lớn hút thuốc
trong nhà có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 1,39 lần nhóm trẻ sống trong
gia đình không có người lớn hút thuốc trong nhà [14].
+ Chật chội, đông đúc: Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, gia đình có đông
người, nhà ở tối tăm, chật chội, điều kiện vệ sinh kém. Ở các vùng đông dân
cư, các vùng đô thị, trường học, nhà trẻ là những nơi dễ lây lan bệnh.Yếu tố
nhân khẩu cũng góp phần ảnh hưởng tới tình trạng NKHHCT ở trẻ: Gia đình
có từ 5 con trở lên có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 2,47% gia đình có một
con và 2,06 lần gia đình có 2 con (Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán, 2001).
+ Phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng
NKHHCT ở trẻ. Thời tiết khí hậu lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột
12


ngột làm mất nhiệt độ trên da gây phản ứng co mạch, lần lượt là bàn chân,
bàn tay, mặt, toàn thân. Ở trẻ em, diện tích da so với cơ thể lớn hơn ở người
lớn cho nên trẻ dễ bị nhiễm lạnh hơn, dẫn đến dễ bị NKHHCT. Ở Việt Nam,
qua nghiên cứu của Viện Lao và viện Phổi (1984) cho thấy trẻ dễ mắc bệnh
không phải vào thời điểm lạnh nhất mà vào thời điểm giao mùa thời tiết là
tháng 4, 5 và tháng 9,10 hàng năm. Điều tra tại Tripura (Ấn Độ) cho thấy tử
vong do viêm phổi cao một cách đáng kể vào những tháng mùa đông và có
liên quan đến số trẻ sống trong nhà tạm, nền nhà chưa được lát (nền đất) và
trẻ phải ngủ dưới nền nhà [17].
- Hiểu biết về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mẹ:
Nghiên cứu của WHO đã chỉ ra rằng nếu bà mẹ biết dấu hiệu của viêm
phổi và đưa đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời nếu trẻ được xử lý đúng thì sẽ
giảm được tỉ lệ mắc và tử vong do viêm phổi ở trẻ [3]. Nhưng phần lớn hiểu
biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHCT trẻ em của cộng đồng nói

chung và bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó, hầu
hết trẻ được phát hiện bệnh và đưa đến cơ sở y tế khi tình trạng đã nặng.
Vì thế cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về
NKHHCT cho các bà mẹ đặc biệt là cách nhận biết các biểu hiện của viêm
phổi và viêm phổi nặng.
- Tiêm chủng:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có khoảng 10
triệu trẻ em chết do 6 bệnh truyền nhiễm: Lao, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt.
Tình trạng tiêm chủng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc NKHHCT. Nghiên
cứu của Mai Anh Tuấn (2008) cho biết các trẻ được tiêm chủng không đủ
hoặc đủ nhưng không đúng lịch có nguy cơ mắc cao hơn hẳn (gấp 7,92 lần)
các trẻ được tiêm chủng đủ và đúng lịch [14]. Tiêm chủng là hoạt động quan
trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trẻ được tiêm chủng đủ,
đúng lịch sẽ tạo được miễn dịch bền vững cho trẻ chống lại 6 bệnh truyền
13


nhiễm nguy hiểm [8]. Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc đủ nhưng
không đúng lịch sẽ không có kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và là
các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ nhỏ.
1.2.4. Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi
- Dựa trên tác nhân gây bệnh:
+ Do virus: Có tiên lượng khả quan, ngoại trừ một số bệnh nặng như
viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do adenovirus ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử
vong, đa số các trường hợp này không cần đến kháng sinh.
+ Do vi khuẩn: Phần lớn đều nguy hiểm và cần dùng đến kháng sinh.
Đặc biệt là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh quản do H.influenzae.
- Dựa theo mức độ của bệnh:
+ Thể bệnh nhẹ:
Trẻ có các triệu chứng ho, hắt hơi, xổ mũi, khò khè. Có thể sốt hoặc

không (không có nhịp thở nhanh, không co rút lõm lồng ngực, không có dấu
hiệu của bệnh nặng).
+ Thể vừa [22]
Trẻ có 2 triệu chứng: Ho, nhịp thở nhanh.
Ngoài ra, trẻ có thể sốt hoặc không, không co rút lõm lồng ngực, không
có dấu hiệu của bệnh nặng.
Muốn xác định nhịp thở nhanh phải dựa vào đếm nhịp thở. Có 2
nguyên tắc đếm nhịp thở trẻ em:
 Đếm khi trẻ yên tĩnh
 Đếm trọn trong một phút
Cách đếm nhịp thở: Dùng đồng hồ có kim giây hoặc đồng hồ cát. Đếm
nhịp thở lúc trẻ nằm yên hoặc đang ngủ. Quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở
trong vòng 1 phút.
Ngưỡng nhịp thở nhanh theo tuổi:
- Trẻ < 2 tháng tuổi: Nhịp thở 60l/ phút trở lên
14


- Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở 50l/ phút trở lên
- Trẻ từ 12- 60 tháng: Nhịp thở 40l/ phút trở lên
Lưu ý : Đối với trẻ < 2 tháng tuổi khi đếm lần 1 nhịp thở nhanh phải đếm
lại lần 2 và lấy kết quả lần 2.
+ Thể nặng và rất nặng:
Thể nặng [22]
 Đối với trẻ từ 2- 5 tháng tuổi
Thể viêm phổi nặng: Khi trẻ có 2 triệu chứng ho, rút lõm lồng ngực.
Ngoài ra có thể sốt, nhịp thở nhanh hoặc không.
Thể bệnh rất nặng: Có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, hoặc là hậu
quả của nhiều bệnh, trong đó phần lớn là do nhiễm khuẩn đường hô hấp gây
nên. Trẻ được phân loại vào thể bệnh này khi có 1 trong các dấu hiệu sau: li

bì, khó đánh thức, co giật, không uống được, thở rít khi nằm yên, suy dinh
dưỡng nặng.
 Đối với trẻ < 2 tháng tuổi
Thể viêm phổi nặng khi có hai dấu hiệu chính là: ho, nhịp thở nhanh
hoặc rút lõm lồng ngực.
Lứa tuổi này khác với trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi chỉ cần nhịp thở nhanh đã
phân loại là viêm phổi nặng.
Thể bệnh rất nặng:
Khi có một trong các dấu hiệu sau: Bú kém hoặc bỏ bú, co giật, li bì khó
đánh thức, khò khè, thở rít khi nằm yên, sốt cao hoặc hạ nhiệt độ.
-Dựa trên vị trí giải phẫu học của tổn thương:
Người ta phân chia bộ máy hô hấp thành hai phần: đường hô hấp trên và
đường hô hấp dưới. Ranh giới phân chia là nắp thanh quản. Đoạn trên nắp
thanh quản là đường hô hấp trên, đoạn dưới nắp thanh quản là đường hô hấp
dưới [22].

15


+ NKHHCT trên (phần lớn trẻ mắc phải): Là viêm nhiễm vùng tai- mũihọng, thường do virus, nếu chăm sóc tốt đa số bệnh sẽ tự khỏi. Một số bệnh
thường gặp:
 Viêm mũi họng cấp
 Viêm họng cấp và viêm họng- amidan cấp
 Viêm xoang cấp
 Viêm tai giữa cấp
+ NKHHCT dưới (ít gặp hơn nhưng thường là nặng và dễ tử vong) : Bao
gồm những bệnh lý viêm nhiễm từ thanh quản trở xuống như:
 Viêm thanh quản do virus hoặc bạch cầu
 Viêm nắp thanh quản do H.influenzae
 Viêm thanh khí phế quản cấp

 Viêm phế quản cấp
 Viêm phổi các loại
 Viêm tiểu phế quản cấp
Trong đó, viêm phổi là nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ
dưới 5 tuổi. Vì vậy, trẻ cần được phát hiện sớm viêm phổi để được điều trị kịp
thời tránh biến chứng và tử vong.
1.2.5. Điều trị một số nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi
- Thể nhẹ:
+ Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng
cho trẻ.
+ Ăn đủ chất, uống đủ nước
+ Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở.
- Thể vừa và nặng:
Khi thấy trẻ ho, sốt cao > 38,50, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím
tái cần chuyển trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

16




Xử trí một trẻ từ 2- 5 tháng tuổi bị ho hoặc khó thở (theo phác đồ

điều trị của WHO)
- Bệnh rất nặng:
+ Dấu hiệu:
Trẻ được xếp vào loại này nếu có 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch:
Trẻ không uống được hoặc bỏ bú
Co giật
Ngủ li bì, khó đánh thức

Thở rít khi nằm yên
Suy dinh dưỡng nặng
+ Xử trí:
Gửi đi cấp cứu bệnh viện
Cho liều kháng sinh đầu trước khi gửi đi bệnh viện.
Điều trị sốt (nếu có): Cho trẻ nằm thoáng mát; nới rộng quần áo, tã lót;
cho trẻ uống nhiều nước; chườm mát.
Điều trị khò khè (nếu có)


Xử trí một trẻ dưới 2 tháng tuổi bị ho hoặc khó thở.

- Bệnh rất nặng:
+ Dấu hiệu: Trẻ được xếp vào nhóm này nếu có 1 trong 6 dấu hiệu nguy
kịch:
Bú kém hoặc bỏ bú
Co giật
Ngủ li bì khó đánh thức
Thở rít khi nằm yên
Thở khò khè
Sốt hoặc hạ nhiệt độ
+ Xử trí:
Gửi đi bệnh viện
17


×