Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 49 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hay ARI (Acute Respiratory Infection) là
một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hầu hết các nước đang phát
triển. Tại hội nghị Tham khảo Quốc tế về chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
(NKHHCT) lần thứ nhất tổ chức tại Washington năm 1991, cho biết hàng
năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em <5 tuổi đã chết vì nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Đến tháng 7 năm 1997, hội
nghị quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tại Canberra đã tổng kết là
tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới chiếm 19% tử vong ở trẻ em <5
tuổi [4], [7].
Do vậy, từ năm 1982 Tổ chức Y tế thế giới đã có một chương trình toàn
cầu về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, năm 1983 nhóm tư vấn
chuyên môn kỹ thuật của chương trình đã được thành lập tại Geneva [32]
Tại Việt Nam, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia bắt
đầu thực hiện năm 1984 nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm tử vong do nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó đặc biệt là viêm phổi [7].
Sau một thời gian nghiên cứu và triển khai, tỷ lệ tử vong từ 1 đến 5 tuổi
có giảm rõ rệt. Tuy vậy, tỷ lệ tử vong dưới 1 tuổi vẫn còn cao kể cả khu vực
cộng đồng và bệnh viện [2], [9]
Với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao và
chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ Y tế có nhiều tiến bộ và mở
rộng, kỷ năng chẩn đoán và xử trí các bệnh cấp tính ở trẻ em các tuyến Y tế
đặc biệt là Y tế cơ sở đã được nâng cao do chương trình được triển khai mở
rộng, nguồn thuốc phong phú và cung cầu tương đối đầy đủ, nhưng nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em vẫn là nguyên nhân có số mắc và tử vong cao
nhất ở nhóm dưới 5 tuổi, nhất là những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu
vùng xa [7].
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tỷ lệ nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi còn cao năm 2009 là 19,50 %, trong đó có
huyện A Lưới là một huyện miền núi nghèo của tỉnh, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi chiếm rất cao năm 2009 là 35.00 %, đời sống


nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em
dưới 5 tuổi vẫn là một vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên [16].
Để góp phần đánh giá thêm tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và
các yếu tố nguy cơ sau nhiều năm thực hiên chương trình phòng chồng nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế” nhằm mục tiêu sau
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5
tuổi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của
trẻ em dưới 5 tuổi.
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nhiễm khuẩn hô hấp vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở các
nước đang phát triển. Tần suất nhiễm vi khuẩn so với nhiễm virus đường hô
hấp dưới ở các nước đang phát triển khó xác định vì thiếu sự đánh giá độ nhạy
và độ đặc hiệu của của đa số các xét nghiệm phát hiện nhiễm khuẩn. Tỷ lệ
bệnh hô hấp dưới gây bởi vi khuẩn so với virus thay đổi từ chưa đến 15% cho
đến hơn 50% [6].
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) ở trẻ em là bao gồm
các trường hợp nhiễm trùng ở:
- Đường hô hấp trên gồm: - Tai giữa - Mũi - họng.
- Nắp thanh quản, mốc chia đường hô hấp trên và dưới.
- Đường hô hấp dưới gồm: - Thanh quản - Phế quản - Phế nang.
1.1.1. Định nghĩa
NKHHCT bao gồm các nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô
hấp, bao gồm mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản,
phổi. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14
ngày [6],[7].

1.2. MỘT SỐ PHÂN LOẠI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
1.2.1 Phân loại theo vị trí giải phẫu
Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng thống nhất với chuyên gia
của TCYTTG là lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Tổn thương phía trên nắp thanh quản
thường hay gặp (chiếm khoảng 96%)và nhẹ gồm:
+ Viêm mũi-họng cấp, viêm V.A.
+ Viêm Amygdales
+ Viêm tai giữa cấp
+ Viêm xoang cấp
+ Các trường hợp ho cảm lạnh
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Tổn thương dưới nắp thanh quản ít
gặp hơn, nhưng thường là nặng, bao gồm:
+ Viêm thanh quản
+ Viêm khí quản
+ Viêm phế quản
+ Viêm tiểu phế quản
+ Viêm phổi
1.2.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
Phân loại này thực tế hay dùng để đánh giá và xử trí kịp thời các trường
hợp NKHHCT.
NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như sốt, chảy mũi
nước, ho, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở khò
khè, tím tái…
Theo TCYTTG thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh,
rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ
nặng nhẹ của bệnh [2], [6]
- Không viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp thể nhẹ): Trẻ có dấu hiệu ho,
chảy mũi nước, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực

- Viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa): Trẻ có dấu hiệu khở nhanh,
không có rút lõm lồng ngực
- Viêm phổi nặng (nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng): Trẻ có dấu hiệu rút
lõm lồng ngực
- Bệnh rất nặng: Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau:
Không uống được, co giật, ngũ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy
dinh dưỡng nặng. Ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ
nhiệt, thở khò khè
1.3. TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH TRẺ EM
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới
Hiện nay tại các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm trùng chiếm
74% trường hợp ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó NKHHC là nguyên nhân hàng
đầu, cao hơn nhiều so với các bệnh tiêu chảy và các bệnh phòng ngừa được
bằng tiêm chủng. Theo số liệu TCYTTG của Hội Nghị quốc tế tại Canberra
(1997) số đợt NKHHCT hàng năm tại khu vực thành phố Baghdad (Irak) là
39,3%, Luân Đôn (Anh) 35,5%, Brazil(41,8%), Australia(34,0%), Ethiopia
(25,5%). Tỷ lệ đến khám bệnh vì NKHHCT tại các cơ sở y tế ở một số nước
như sau: Bangladesh (35,8%), Myanmar (31.5%), Pakistan (33,6%), Zambia
(35,0%), Khoa Nhi, BV Huế 25,3% [7]
Năm 1991 tại hội nghị Washington đã thông báo số lần mắc bệnh viêm
phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Ấn độ là 13,0, Kenia là 18,0, Thái lan là 7,0 ,
Mỹ là 3,0. Số lần mắc hàng năm ở Costarica là 5,9 (trẻ dưới 5 tuổi), và 7,2
(trẻ từ 1- 2 tuổi), ở Nigeria là 7,5, Ấn Độ là 5,6 và 5,3, Mỹ là 4,5 và 5,0.
Chúng ta thấy tỷ lệ mắc NKHHCT mọi thể (nặng, nhẹ ) không có sự
chênh lệch nhiều giũa các quốc gia nhưng số lần mắc viêm phổi là những thể
nặng dể đưa đến tử vong ở các nước nghèo đang phát triển cao gấp 5 lần so
với Hoa Kỳ [4], [7]. Các số liệu trên chứng tỏ NKHHC là bệnh phổ biến các
nước đang phát triển, bệnh có tỷ lệ mắc nhiều và tỷ lệ tử vong cao.
1.3.2. Tình hình về trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay kinh tế đang trên đường phát triển, hệ thống và dịch

vụ y tế đã có nhiều tiến bộ, rất nhiều các chương trình, dự án về y tế được
triển khai, trong đó có chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em nói chung đã có
kết quả tương đối tốt. Tuy vậy hiện nay NKHHCT vẫn là nguyên nhân gây
mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt là những vùng
khó khăn, vùng sâu, vùng xa [4], [19].
NKHHCT phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở nước
ta tăng lên vào tháng 4,5 và tháng 9, 10 (Viên Lao và Bệnh Phổi
1984).Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió mùa Việt Nam.
- Trung bình 1 xã 8000 dân có 1000 trẻ dưới 5 tuổi, hàng năm sẽ có
khoảng 1600 - 1800 lượt mắc NKHHCT, trong đó khoảng 400 - 450 lượt là
viêm phổi và khoảng 40 - 50 lượt viêm phổi nặng.
- Bệnh viện St. Paul (Hà Nội) từ 1987 - 1989 : số trẻ đến khám do bệnh
hô hấp là 37.416, do bệnh tiêu hóa 8.481. Số vào điều trị do bệnh hô hấp là
6.115, do bệnh tiêu hóa 2.287. Số tử vong do bệnh hô hấp là 530, do bệnh tiêu
hoá là 52. Tỉ lệ tử vong trong điều trị do bệnh hô hấp là 8,6%, do bệnh tiêu
hoá là 2,5%.
- T.P. Hồ Chí Minh (1991): số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là 138.020,
do bệnh tiêu chảy 31.092. Số vào viện do bệnh hô hấp là 24.258, do bệnh tiêu
chảy 12.182. [4], [6], [11],
Đào Minh Tuấn (2010) nghiên cứu nguyên nhân dịch tễ học lâm sàng
viêm phổi nặng tại Khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2008 [24].
Nguyễn Thị Vân Anh (2007), khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh
trong và trong quá trình điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Khoa Nhi bệnh viện
bạch Mai năm 2006 [1]
Danh Tý, Bùi Quốc Thắng (2008) khảo sát 384 trường hợp nhập Khoa
cấp cứu Bênh viện Nhi đồng 1. Nguyên nhân suy hô hấp cấp chủ yếu tập
trung vào sơ sinh (45,1%), trẻ < 5 tuổi (48,4%), tử vong 16,9% [25]
Kết quả điều tra tại cộng đồng của dự án NKHHCT trẻ em cho thấy tần
xuất mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 4 – 5 lần/ trẻ/ năm . Ước tính ở
nước ta hiện nay có 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì mỗi năm có khoảng 36 – 45

triệu lượt trẻ mắc NKHHCT ở các thể [8],[23]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
chiếm tỷ lệ cao nhất (40- 50%) trong tổng số trẻ đến khám và chữa bệnh tại
các cơ sở y tế. Hiện nay tại các cơ sở chữa bệnh từ tuyến Trung ương, tuyến
tỉnh, đến tuyến huyện đều quá tải do trẻ mắc NKHHCT vào điều trị [6].
Điều tra tại nhà 760 trẻ 5 tuổi dân tộc Sán Dìu và Mông về tình hình
mắc bệnh và thu thập thông tin về một số nguy cơ nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh
NKHHCT tại xã Sán Diều (27,2%), H'Mông (25,3%) theo Phan Trung Kiên,
Lê Thị Nga (Đại học Y Dược Thái Nguyên) [13]
Theo Hồ Dụy (2005) nghiên cứu tình hình NKHHC ở trẻ < 5 tuổi tại
Hải Lăng, Quảng Trị tỷ lệ NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi là 32,12%[10]
Nguyễn Ngọc phúc (2006) điều tra tại 8 xã/phường tỉnh Bình Định
NKHHCT là 37,44%, tiêu chảy 9,47 %, các nhiễm trùng khác 9,4%, bệnh
khác 5,09 % ở trẻ dưới 5 tuổi [18]
Điều tra về mắc bệnh NKHHCT trẻ dưới 5 tuổi tại xã Cát Lâm-Phù
Cát-Bình Định trẻ mắc bệnh NKHHCT là 38,82%, tiêu chảy 10,29%, Bệnh
khác 6,18% của Phan Sỹ Hòa (2006) [12]
* Tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nghèo ở miền trung, tình hình thời tiết hết
sức khắc nghiệt luôn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, công nông
nghiệp phát triển chậm, đời sống kinh tế nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ
lệ trẻ NKHHCT còn phổ biến 19,50 % [19]
A lưới là huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, cách
thành phố Huế 70 km đường bộ, dân số: 42.894 người, trong đó có 70% dân
tộc thiểu số, 30% dân tộc kinh, số trẻ dưới 5 tuổi 4150 trẻ. Đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, có 18/21 xã có chương trình 135 (xã đặc biệt khó
khăn). Thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/người/năm (nguồn số liệu phòng
thống kê huyện năm 2008). Phương tiện sinh hoạt còn quá hạn chế: Nhà cửa,
nguồn nước hợp vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh chỉ 55%, nhà tắm làm ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt trẻ em.
Trình độ dân trí còn hạn chế, cộng đồng còn thụ động trong việc tham

gia các chương trình Y tế. Kiến thức của nhân viên Y tế xã và Y tế thôn bản
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cộng đồng. Việc
phối hợp liên ngành về các chương trình, dự án trên địa bàn chưa đồng bộ.
Trong cộng đồng còn tồn tại nhiều phong tục tập quán và thói quen không có
lợi cho sức khỏe của trẻ em nói riêng và người dân nói chung. Hằng năm có
nhiều bệnh tật như ỉa chảy, lỵ, suy dinh dưỡng, đã ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe và tình trạng NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi.
Để đánh giá các hoạt động có liên quan đến NKHHCT, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần đánh giá tỷ lệ NKHHCT trẻ em
dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan, đồng thời kiến nghị một số giải pháp
can thiệp trước những thách thức tại huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2009.
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẪN HÔ HẤP
CẤP TÍNH TRẺ EM
1.4.1. Nhận thức và hành vi bà mẹ về NKHHCT
Theo TCYTTG có đến 75% bệnh NKHHCT được điều trị, chăm sóc
tại nhà. Vì phần lớn NKHHCT, sự hiểu biết về bệnh và có hành vi đúng là vô
cùng quan trọng để phòng bệnh, phát hiện sớm NKHHCT và đưa trẻ đến cơ
sở Y tế kịp thời.
Nghiên cứu 393 bà mẹ có con dưới 5 tuổi Bình Chánh thành phố Hồ
Chí Minh (2006), của Lý Văn Xuân, Phạm Ngọc Hà [ 28] cho thấy tỷ lệ bà
mẹ biết biết đúng dấu hiệu về NKHHCT (42,0%), biết đúng các dấu hiệu
viêm phổi (48,6%), biết đúng nơi khám bệnh NKHHCT (98%).
Nguyễn Thanh Long (2002), đánh giá hiệu quả của việc hướng dẫn
phòng NKHHCT ở trẻ của < 5 tuổi cho 255 bà mẹ thuộc xã Hương Hồ Thừa
Thiên Huế. Các bà mẹ được phỏng vấn về các kiến thức liên quan phòng
chống NKHHCT trước và sau can thiệp cho kết quả các bà mẹ về 2 lĩnh vực
phòng và xử trí NKHHCT đã có sự tiến bộ rõ rệt ( p< 0,01) [14], [15].
1.4.2. Suy dinh dưỡng
Các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới NKHHCT bao gồm cân

nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng, sữa mẹ, nồng độ vitamin A và các vi
chất dinh dưỡng khác. Trẻ em suy dinh dưỡng đáp ứng miễn dịch kém và dễ
bị nhiễm khuẩn hơn so với trẻ không bị suy dinh dưỡng.
Theo y văn và nghiên cứu các nhiều tác giả về liên quan giữa suy dinh
dưỡng với NKHHCT cho rằng SDD ở trẻ là yếu tố có nguy cơ cao gây
NKHHCT. Sau khi can thiệp vào vấn đề suy dinh dưỡng, số đợt mắc
NKHHCT trung bình ở nhóm trẻ can thiệp đã giảm xuống 2,24 lần so với
nhóm không được can thiệp [2],[6], [22].
Suy Dinh Dưỡng dễ bị viêm phổi và thời gian viêm phổi kéo dài hơn
trẻ không SDD (Tạ Thị Ánh Hoa,1997) [11]
Phan Sỹ Hòa (2006) nghiên cứu ở 340 trẻ cho thấy nhóm trẻ SDD mắc
NKHHCT (56,72%) cao hơn nhiều so với nhóm không SDD (34,43%) [12].
Hồ Dụy (2005) nghiên cứu 386 trẻ < 5 tuổi tại Quảng Trị nhóm trẻ
SDD mắc NKHHCT (42%) cao hơn với nhóm không SDD (30,65%)
1.4.3. Thiếu sữa mẹ
Sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ chống lại NKHHCT thông qua một số cơ chế
như là: sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus, tế bào hoạt tính
miễn dịch và các chất kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ.
Một nghiên cứu đã cung cấp thông tin về tử vong đặc hiệu do nhiễm
khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới liên quan tới trẻ nuôi bằng sữa mẹ, những
đứa trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,6 lần và
những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
3,6 lần so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ
ra rằng trẻ em không được nuôi sữa mẹ có nguy cơ vào viện do NKHHCT cao
gấp từ 1,5 đến 4 lần.
Nguyễn Ngọc Phúc (2006) nghiên cứu NKHHCT ở Bình Định cho thấy
trẻ không được bú sữa mẹ hay mẹ vì lý do nào đó thiếu sữa cho con bú thì con
mắc NKHHCT chiếm tỷ lệ 72,00% cao hơn nhóm trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ
(50,96%) [18]
1.4.4. Thuốc lá

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), một nửa những người nghiện thuốc
lá hiện nay (khoảng 650 triệu người trong tổng số 1,3 tỷ người hút thuốc) sẽ
bị chết sớm vì các bệnh liên quan đến hút thuốc. Đáng báo động hơn là hàng
trăm ngàn người chưa bao giờ hút thuốc vẫn phải chết mỗi năm vì những bệnh
do hít phải khói thuốc của người khác (hút thuốc thụ động). Khói thuốc thụ
động là mối nguy cơ sức khoẻ cho tất cả những người tiếp xúc, Khói thuốc
cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp,
ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động. Trong đó, trẻ
em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc.
Tạ Thị Ánh Hoa (1997), nguy cơ viêm phổi cao gấp 2 lần ở trẻ thường
xuyên phơi nhiễm khói thuốc lá [11].
Mai Anh Tuấn (2008) khảo sát 552 trẻ < 5 tuổi ở các xã miền núi Bắc
Kạn cho thấy Nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có người lớn hút thuốc lá,
lào trong nhà có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 1,39 lần so với trẻ nhóm
sống trong các hộ gia đình có người lớn hút thuốc lá, lào trong nhà [ 22]
1.4.5. Tiêm chủng
Theo TCYTTG ước tính hàng năm có khoảng 10 triệu trẻ em chết do 6
bệnh truyền nhiễm: Lao, ho gà, uốn ván, bạch hầu, sởi, bại liệt.
Tình trạng tiêm chủng của trẻ có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ mắc
NKHHCT. Nghiên cứu của Mai Anh Tuấn (2008) cho biết các trẻ được tiêm
chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch có nguy cơ mắc NKHHCT
cao hơn hẳn (gấp 7,92 lần) các trẻ được tiêm chủng đủ và đúng lịch [22]
Phan Sỹ Hòa (2006) nghiên cứu ở 340 trẻ cho thấy nhóm trẻ không
được tiêm chủng mắc NKHHCT (50,0%) cao hơn nhiều so với nhóm không
được tiêm chủng đầy đủ (38,62%) [12]
Nguyễn Ngọc Phúc (2006) nghiên cứu NKHHCT ở Bình Định cho thấy
trẻ không được tiêm chủng đầy đủ mắc NKHHCT chiếm tỷ lệ 72,00% cao
hơn nhóm trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ (50,96%) [18]
1.4.6. Số người trong gia đình
Nguy cơ NKHHCT tăng lên theo diện tích nhà và theo số người trong

gia đình, gia đình đông con có từ 3 con trở lên mắc NKHHCT 38,20% [18].
Gia đình có từ 5 con trở lên mắc NKHHCT cao 2,47% lần hơn gia đình có 1
con và 2,06 lần hơn gia đình có 02 con ( Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán,
2001 ) [8]
1.4.7. Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên theo TCYTTG thì điều kiện kinh tế thấp, nhà ở
chật chội, đông người, trình độ học vấn người mẹ… là những yếu tố nguy cơ
gây NKHHCT.
Yếu tố nguy cơ
củaNKHHCT
Yếu tố nguy cơ
củaNKHHCT
Tiếp xúc với không
khí bị ô nhiễm
Khói thuốc lá ,
khói bếp
Tiếp xúc với không
khí bị ô nhiễm
Khói thuốc lá ,
khói bếp
Trẻ đẻ non, sinh khó
Thiếu sữa mẹ.
Cân nặng lúc đẻ thấp
Trẻ đẻ non, sinh khó
Thiếu sữa mẹ.
Cân nặng lúc đẻ thấp
Suy dinh dưỡng
Kinh tế gia đình
Suy dinh dưỡng
Kinh tế gia đình

Thiếu kiến thức
nuôi dưỡng
Chăm sóc trẻ kém
Tuổi nhỏ
Thiếu kiến thức
nuôi dưỡng
Chăm sóc trẻ kém
Tuổi nhỏ
Tiêm chủng không
đầy đủ
Ăn dặm sớm, ỉa
chảy
Tiêm chủng không
đầy đủ
Ăn dặm sớm, ỉa
chảy
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Quần thể nghiên cứu: trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5
tuổi huyện A lưới
Trẻ dưới 5 tuổi là những trẻ sinh ra trong khoảng từ ngày 10 tháng 3
năm 2005 đến ngày 9 tháng 3 năm 2010.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, điều tra ngang
2.2.3. Cở mẫu
Sử dụng công thức:
2
2

)1(
2
d
pp
n
Z

=
α

Trong đó:
n: Số mẫu tối thiểu cần tìm
P: Ước đoán tỷ lệ NKHHC có trong quần thể nghiên cứu ( Từ mẫu thăm dò
ta có p = 0,35 )
d: Sai số chọn. Chấp nhận sai số d = 0.05 ( 5 % )

Z
2
2
α
: Độ tin cậy: Với xác xuất 95 % có Z = 1,96 ( Tra từ bảng Z, tính được
n = 349 )
Chọn mẫu 2 bậc nên cở mẫu hợp lý là 2n = 698.
Thêm 10% sai số điều tra công đồng 698 + 70 = 768
Cỡ mẫu của nghiên cứu là: 768 trẻ
2.2.4. Chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên, lập danh sách 21 xã/thị trấn huyện A lưới tỉnh
Thừa Thiên Huế, bóc thăm ngẫu nhiên 3 xã/thị trấn trong huyện ,tỉnh
Sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn:
+ Khung mẫu: Danh sách 883 trẻ < 5 tuổi của 3 xã : Hồng Thủy 299

trẻ; A Ngo 304 trẻ; A Đớt 280 trẻ ( dựa vào danh sách cân trẻ đánh giá dinh
dưỡng năm 2008 )
+ Lập danh sách các trẻ dưới 5 tuôi trong xã và các bà mẹ có trong
xã. Mỗi xã chọn 250 trẻ
+ Dùng bảng số ngẫu nhiên đơn chọn ra n trẻ để đưa vào mẫu nghiên
cứu
2.2.5. Nội dung nghiên cứu
2.2.5.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ chung trẻ em NKHHCT.
- Tỷ lệ trẻ NKHHCT theo giới, theo tuổi.
- Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh khác.
2.2.5.2. Tình hình một số các yếu tố liên quan đến trẻ nhiễm khuẫn hô
hấp cấp tính
Về phía trẻ
+ Cân nặng lúc sinh
+ Tuổi thai lúc sinh
+ Tình trạng lúc sinh trẻ
+ Sữa mẹ
+ Thời gian ăn dặm
+ Tình trạng dinh dưỡng
+ Yếu tố tiêm chủng
Về phía mẹ
+ Trình độ học vấn của bà mẹ, hoặc người chăm sóc trẻ
+ Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT
+ Cách xử trí khi trẻ bị NKHHCT
Về phía gia đình
+ Số con trong gia đình
+ Kinh tế
+ Địa điểm chăm sóc trẻ
+ Người chăm sóc trẻ

+ Khói thuốc lá
+ Nơi điều trị đầu tiên khi trẻ bị NKHHCT
2.2.6. Một số định nghĩa về chỉ số nghiên cứu
2.2.6.1. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ( Phân loại nhiễm khuẫn hô hấp
cấp tính theo tổ chức y tế thế giới )
+ Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Triệu
chứng
- Không uống được - Co giật
- Ngủ li bì khó đánh thức - Thở rít khi nằm yên
- Suy dinh dưỡng nặng
Chẩn đoán - Bệnh rất nặng ( khi chỉ cần có 1 trong 5 triệu chứng trên )
Xử trí - Chuyển ngay đi bệnh viện - Tiêm ngay một liều kháng
sinh
- Dùng thuốc hạ nhiệt (nếu có sốt) - Điều trị thở sò sè (nếu có)
- Nếu ở vùng sốt rét: Thì cho thuốc chống sốt rét
Triệu chứng * Dấu rút lõm lồng
ngực
* Thở nhanh * Không rút lõm
lồng ngực
* Không thở nhanh
Chẩn đoán Viêm phổi nặng Viêm phổi Không viêm phổi
Xử trí * Gửi ngay đi bệnh
viện
* Chăm sóc tại
nhà
* Nếu ho trên 30
ngày thì gửi đi
* Tiêm ngay một liều
kháng sinh

* Điều trị sốt và sò sè
(nếu có)
Nếu không có điều
kiện chuyễn tuyến trên,
có thể điều trị bằng
kháng sinh và theo dõi
sát.
* Cho một liều
kháng sinh
* Điều trị sốt và
sò sè (nếu có)
Nhắc bà mẹ bế
con trở lại sau 2
ngày hoặc sớm
hơn nếu trẻ trở
nên xấu đi.
khám
* Điều trị viêm tai ,
viêm họng (nếu có)
* Khám và chữa
bệnh khác
* Chăm sóc tại nhà
* Điều trị sốt và sò
sè (nếu có)
Khám lại sau 2 ngày dùng kháng sinh
Triệu
chứng
* Không uống được
*Có dấu rút lõm
*Có dấu nguy cơ khác

* Thở chậm
* Đỡ sốt
* Ăn được
Xử trí Chuyển đi bệnh viện Đổi kháng sinh hoặc
chuyển viện.
Điều trị tiếp kháng
sinh cho đủ 5
ngày.
+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi
Triệu
chứng
* Bú kém * Co giật
* Ngủ li bì khó đánh thức * Thở rít lúc nằm
* Sốt cao hoặc lạnh toát toàn thân
Chẩn đoán Bệnh rất trầm trọng ( khi chỉ cần có 1 trong 5 triệu chứng trên )
Xử trí * Chuyển ngay đi bệnh viện
* Tiêm ngay một liều kháng sinh
* Giữ ấm cho trẻ
Triệu
chứng
*Rút lõm lồng ngực hoặc
*Thở nhanh( > 60lần/phút )
*Không rút lõm lồng ngực
*Không thở nhanh
Chẩn đoán Viêm phổi nặng Không viêm phổi
Xử trí *Chuyển ngay đi bệnh viện *Hướng dẫn cho bà mẹ chăm sóc
* Giữ ấm cho trẻ
* Tiêm ngay một liều kháng
sinh. Nếu không có điều kiện
chuyển có thể điều trị bằng

kháng sinh và phải theo dõi
chặt chẽ
tại nhà
*Giữ ấm cho trẻ
*Tăng cường cho trẻ bú
*Làm sạnh, thông mũi để trẻ dễ
bú mẹ
*đưa ngay đến trạm y tế nếu
thấy trẻ:
- Khó thở hơn - Bú khó khăn
- Thở nhanh hơn - Mệt nặng
hơn
2.2.6.2. Tuổi
Khi tiến hành điều tra, tuổi của trẻ cần được xác định tuổi thật của trẻ
khi tiếp xúc với người mẹ.
Nếu tuổi khai sinh không đúng với tuổi thật hoặc đứa trẻ không có tờ
khai sinh, bà mẹ xác định ngày sinh dương lịch hoặc âm lịch. Trường hợp này
cần phải đối chiếu phù hợp. Trong nghiên cứu này chúng tôi chia lô ra làm 3
đối tượng: 1 tuổi; 2 - 3 tuổi; 4 - 5 tuổi.
2.2.6.3. Tiêu chảy
Khi số lần đi tiêu của trẻ trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, bất thường.
2.2.6.4. Cân nặng lúc sinh
- Đủ gram: Khi trẻ sinh ra cân nặng > 2.500gr
- Thiếu gram: Khi trẻ sinh ra cân nặng < 2.500gr
2.2.6.5. Tuổi thai lúc sinh đẻ
- Sinh thiếu tháng: Theo TCYTTG trẻ sinh ra sống được trước tuần 27
tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.
- Sinh đủ tháng: Là những trẻ sinh trong tháng từ tuần 38 -42 tính từ
ngày đầu của kỳ kinh cuối.
2.2.6.6. Tình trạng sinh đẻ

- Sinh khó: Khi sinh có can thiệp thủ thuật sản khoa.
- Sinh thường: Khi sinh không có can thiệp thủ thuật sản khoa
2.2.6.7. Bú mẹ
Thiếu sữa mẹ được định nghĩa là trẻ không được bú mẹ hoàn toàn
trong 4 - 6 tháng đầu hoặc cai sữa sớm hơn 18 tháng.
2.2.6.8. Tiêm chủng
Tiêm chủng đầy đủ là trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 6 loại văc xin ( lao,
bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi ) và viêm gan B theo lịch. Tuy nhiên
những trẻ dưới 1 tuổi đang tiêm phòng theo lịch ( nhưng chưa đủ 6 loại văc
xin như trên ) Thì cũng được xem là tiêm chủng đầy đủ.
2.2.6.9. Thời gian ăn dặm
Ăn dăm sớm là trẻ được cho ăn trước 4 tháng kể từ lúc sinh.
2.2.6.10. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Dùng cân để cân và xác định trẻ có bị nhẹ cân so với tuổi hay không
( Theo tiêu chí của chương trình phòng chống SDD quốc gia ) gồm: Kênh A,
Kênh B, Kênh C, Kênh D. Trẻ có cân nặng nằm ở kinh A là bình thường, trẻ
nằm ở Kênh B, Kênh C, Kênh D. suy dinh dưỡng.
2.2.6.11. Trình độ học vấn người mẹ
- Mù chữ: Không biết đọc và biết viết chữ.
- Tiểu học: Học hết lớp 1 và/hoặc đến hết lớp 5
- Phổ thông cơ sở:Học hết lớp 6 và/hoặcđến hết lớp 9
- Phổ thông trung học: Học hết lớp 10 và/hoặcđến hết lớp 12
2.2.6.12. Kiến thức của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
- Kiến thức không đúng: Khi trẻ bị bệnh có kiêng ăn uống và không
quan tâm chăm sóc trẻ, không kể đúng các dấu hiệu trẻ bệnh, các dấu hiệu
theo dõi hô hấp trẻ hoặc các dấu hiệu trẻ mắc bệnh nặng.
- Kiến thức đúng: Khi trẻ bị bệnh ăn uống đầy đủ và quan tâm chăm sóc
trẻ, kể đúng các dấu hiệu trẻ bệnh, các dấu hiệu theo dõi hô hấp trẻ hoặc các
dấu hiệu trẻ mắc bệnh nặng.
2.2.6.13. Số con trong gia đình

Số con đông trong gia đình: Gia đình có từ 3 con trở lên.
2.2.6.14. Kinh tế gia đình
- Nghèo: - Có sổ nghèo
- Vay nợ ăn, uống và chữa bệnh (trong năm qua chưa trả
được)
- Không nghèo: Không thuộc diện trên.
2.2.6.15. Thuốc lá
Nhà có một người hút thuốc lá thường xuyên hàng ngày, làm ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh trẻ.( ngày trên 10 điếu )
2.2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Khám trực tiếp trẻ
- Phỏng vấn bà mẹ có con dưới 5 tuổi bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
+ Điều tra viên là cán bộ y tế xã, huyện khám bệnh
+ Điều tra viên là các thành viên cô giáo tại các trường mẫu giáo ở các

2.2.8. Xử lý số liệu
Phân tích, xử lý số liệu bằng các phương pháp thống kê y học thông
thường với sự hỗ trợ của phần mềm Epi info.
Test thống kê trong phân tích số liệu là test χ
2
.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
CẤP TÍNH TAI HUYÊN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Tình hình trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo giới
Bảng 3.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo giới
Giới
NKHHCT Không bệnh Tổng cộng

Số lượng Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nam 140 39,00 219 61,00 359 46,74
Nữ 148 36,19 261 63,81 409 53,26
Tổng cộng 288 37,50 480 62,50 768 100
p
χ
2
=0,64 p > 0,05

Biểu đồ 3.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo giới
Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ nam là 39%, trẻ nữ (36,19%). Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tinh theo lứa tuổi
Bảng 3.2. Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo lứa tuổi:
Nhóm tuổi
NKHHCT Không bệnh Tổng cộng
Số lượng Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
1 tuổi 106 55,50 85 44,50 191 24,87
2-3 tuổi 110 31,70 237 68,30 347 45,18
4-5 tuổi 72 31,30 158 68,70 230 29,95
Tổng cộng 288 37,50 480 62,50 768 100,00
p
χ
2

=35,11 p < 0,01

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấpcấp tính theo lứa tuổi
Tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm 1 tuổi chiếm 55,50%, nhóm 2-3 tuổi và
nhóm 4-5 tuổi có tỷ lệ tương đương (31,30% - 31,70%). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ( p < 0,01)
3.1.3. Tình hình trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và các bệnh khác
Bảng 3.3. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và các bệnh khác
Bệnh hiện tại Số trẻ điều tra Số lượng Tỷ lệ
NKHHCT 768 288 37,50
Tiêu chảy 768 77 10,03
Bệnh khác 768 43 5,60

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ trẻ em mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và trẻ em mắc các
bệnh khác
Trong cùng thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ mắc NKHHCT chiếm 37,5%
cao hơn nhiều so với bệnh tiêu chảy (10,3%) và bệnh khác (5,6%).
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP
CẤP TÍNH CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN A LƯỚI
3.2.1. Các yếu tố của trẻ và bệnh NKHHCT
3.2.1.1. Yếu tố trọng lượng lúc sinh
Bảng 3.4. Trọng lương lúc sinh và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Trọng lượng NKHHCT Không bệnh Tổng cộng
lúc sinh SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
< 2500 gr 85 49,13 88 50,87 173 22,53
> 2500gr 203 34,12 392 65,88 595 77,47
Tổng cộng 288 37,50 480 62,50 768 100
p
χ
2

=12,89 p < 0,01, OR =1,87
Trẻ có trọng lượng lúc sinh < 2500 g có tỷ lệ bệnh NKHHCT (49,13%)
cao hơn nhóm trẻ có trọng lượng < 2500 g (34,12%), nguy cơ trẻ thiếu cân
mắc NKHHCT gấp 1,87 lần (OR =1,87). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p< 0,01)
3.2.1.2. Tuổi thai lúc sinh của trẻ
Bảng 3.5. Tuổi thai lúc sinh và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Tuổi thai
NKHHCT Không bệnh Tổng cộng
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Thiếu tháng 20 71,43 8 28,57 28 3,65
Đủ tháng 268 36,22 472 63,78 740 96,35
Tổng cộng 288 37,50 480 62,50 768 100
p
χ
2
=14,27 p < 0,01, OR=4,40
Trẻ sinh thiếu tháng có tỷ lệ bệnh NKHHCT (71,43%) cao gấp 2 lần
nhóm trẻ sinh đủ tháng (36,22%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,01).
3.2.1.3. Tiền sử lúc sinh đẻ
Bảng 3.6. Tình trạng lúc sinh trẻ và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Tiền sử sinh
của trẻ
NKHHCT Không bệnh Tổng cộng
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Sinh khó 22 55,00 18 45,00 40 5,21
Sinh thường 266 36,54 462 63,46 728 94,79
Tộng cộng 288 37,50 480 62,50 768 100,00
p
χ

2
=5,51 p < 0,05 , OR = 2,12
Nhóm trẻ tiền sử sinh khó có tỷ lệ NKHHCT chiếm 55,0%, cao hơn
nhóm trẻ sinh thường (36,54%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05)
3.2.1.4. Yếu tố sữa mẹ
Bảng 3.7. Tình hình trẻ lúc bú sữa mẹ và mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính
Bú sữa mẹ
NKHHCT Không bệnh Tổng cộng
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Không đầy đủ 133 71,89 52 28,11 185 24,09
Đầy đủ 298 51,11 285 48,89 583 75,91
Tổng cộng 431 56,12 337 43,88 768 100,00
p
χ
2
=24,62 p < 0,01, OR=2,45
Trẻ bú sữa mẹ không đầy đủ có tỷ lệ bệnh NKHHCT chiếm 71,89%
cao hơn nhóm bú sữa mẹ đầy đủ (51,11%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
( p< 0,05)
3.2.1.5. Thời gian ăn dặm
Bảng 3.8. Tình hình trẻ ăn dặm và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Thời gian
ăn dặm
NKHHCT Không bệnh Tổng cộng
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
< 4 tháng 84 60,43 55 39,57 139 18,10
> 4 tháng 204 32,43 425 67,57 629 81,90
Tổng cộng 288 37,50 480 62,50 768 100
p

χ
2
=30,08 p < 0,01, OR =3,18
Số trẻ với thời gian ăn dặm < 4 tháng có tỷ lệ NKHHCT chiếm 60,43%
cao hơn nhóm trẻ > 4 tháng (32,43%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<
0,01)
3.2.1.6. Trình trạng suy dinh dưỡng
Bảng 3.9. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

×