Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của các nước trong khu vự asean luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGÔ QUANG THANH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG
VỐN FDI CỦA CÁC NƯỚC TRONG
KHU VỰC ASEAN
Chuyên ngành:

Tài chính-Ngân hàng

Mã số:

60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................... 2
1.6. Bố cục luận văn: .......................................................................................... 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN KẾT QUẢ CÁC
NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................................................................ 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 5
2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................. 5
2.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 6
2.1.3. Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................... 6
2.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................. 9
2.2. Tổng quan về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước
trong khu vực ASEAN ...................................................................................... 11
2.2.1. Tình hình kinh tế một số nước trong khu vực ASEAN....................... 11
2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài một số nước trong khu vực
ASEAN .......................................................................................................... 15


2.3. Các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 17
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 17
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 21
2.4. Hạn chế của các nghiên cứu trước đây và đề xuất mô hình nghiên cứu ... 22
CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 25
3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 25
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 28
3.2. Các biến nghiên cứu trong mô hình ........................................................... 36
3.2.1. Quy mô thị trường ............................................................................... 36
3.2.2. Độ ổn định của nền kinh tế .................................................................. 37

3.2.3. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 37
3.2.4. Rủi ro chính trị .................................................................................... 38
3.2.5. Độ mở thương mại .............................................................................. 39
3.2.6. Thuế ..................................................................................................... 40
3.2.7. Tiền lương ........................................................................................... 40
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 41
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................... 44
4.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 44
4.1.1. Thống kê mô tả .................................................................................... 44
4.1.2. Hệ số tương quan................................................................................. 45
4.1.3. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình ............................... 46
4.1.4. Kiểm tra biến nội sinh ......................................................................... 48
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 49


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................... 60
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 60
5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................ 61
5.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .............................................................. 61
5.2.2. Về chính sách mở cửa thương mại ...................................................... 61
5.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................................... 61
5.2.4. Sự ổn định của nền kinh tế .................................................................. 62
5.2.5. Về thể chế ............................................................................................ 62
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu ....................................................................... 62
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BLUE: Ước lượng không chệch tuyến tính tốt nhất
FDI: Dòng vốn đầu tư nước ngoài
FEM: Mô hình tác động cố định
FGLS: Ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OLS: Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
REM: Mô hình tác động ngẫu nhiên
WTO: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tốc độ phát triển của một số nước trong khu vực ASEAN .................................... 12
Bảng 2.2. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của một số nước trong khu vực ASEAN ..... 16
Bảng 3.3. Các biến sử dụng trong mô hình ............................................................................. 27
Bảng 4.1. Thống kê mô tả........................................................................................................ 44
Bảng 4.2. Hệ số tương quan .................................................................................................... 46
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tính dừng qua nghiệm đơn vị ................................................... 47
Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra biến nội sinh ................................................................................ 48
Bảng 4.5. Kết quả lựa chọn mô hình ước lượng...................................................................... 49
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF ............. 51
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của phần dư .............................................. 52
Bảng 4.8. Kiểm định tự tương quan của phần dư .................................................................... 54
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến FDI theo FGLS .................................... 55
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. So sánh tốc độ phát triển của một số nước trong khu vực ASEAN ........................ 12
Hình 2.2. Tình hình thu hút FDI của một số nước trong khu vực ASEAN ............................ 16

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu tóm tắt ................................................................................. 29


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động
chủ yếu của nền kinh tế, mở cửa và hội nhập các nền kinh tế quốc gia và khu vực
trở thành điều kiện bắt buộc của sự phát triển. Nhất là sau cuộc khủng hoàng toàn
cầu năm 2008, các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển hiện nay phải đối
mặt vấn đề nguồn vốn để phục hồi nền kinh tế của quốc gia mình. Nguồn vốn
được quan tâm nhất là dòng vốn FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế dựa trên
cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia. Do đó, FDI có một vai
trò quan trọng đó là cơ hội cho các nước kém phát triển tiếp cận được nguồn vốn
bên ngoài đầu tư vào trong nước. Không phải quốc gia nào cũng thu hút được
lượng vốn đầu tư trực tiếp, bởi nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: phát triển kinh tế,
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng… Do vậy, làm sao để thu hút FDI là vấn đề mà
chính phủ các nước luôn quan tâm và các những chính sách khuyến khích, thu
hút khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố nên
đề tài “Các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của các nước trong khu vực
ASEAN” được chọn để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của
một số nước trong khu vực ASEAN. Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả lần lượt
thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Một là, các yếu tố quy mô thị trường, lạm phát, rủi ro chính trị, cơ sở hạ
tầng, độ mở thương mại, tiền lương, thuế có tác động đến dòng vốn FDI?
Hai là, Các yếu tố này tác động tích cực hay tiêu cực đến dòng vốn FDI

của các nước trong khu vực ASEAN?


2

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Pooled OLS để ước lượng tổng thể
mối quan hệ giữa các biến đại diện cho các yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp Fixed Effects
và Random Effects để kiểm định mối quan hệ của các yếu tố tác động tới đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia khác nhau, thời gian khác nhau. Ngoài ra,
phương pháp FGLS được sử dụng để góp phần khắc phục hiện tượng phương sai
thay đổi và tự tương quan.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quy mô thị trường, độ mở thương mại, lạm phát,
cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, thuế, rủi ro chính trị.
Phạm vi nghiên cứu: nước trong khu vực ASEAN (Vietnam, Thailand,
Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia).
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu này đưa vào một số biến khác tác động đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài để giúp các quốc gia có cái nhìn tổng quát hơn về các yếu tố tác
động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ đó có những chính sách thích hợp để
thu hút đầu tư tốt hơn.
1.6. Bố cục luận văn:
Bố cục luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả trình bày lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, sơ bộ về phương pháp nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan kết quả các nghiên cứu trước đây.
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết, tổng quan về tình hình kinh



3

tế và thu hút FDI các nước trong khu vực ASEAN, tóm lược lại kết quả nghiên
cứu trước đây, hạn chế của các nghiên cứu trước.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, nguồn
gốc của dữ liệu, cách xây dựng biến trong bài nghiên cứu sẽ được trình bày lần
lượt, mô hình nghiên cứu, phương pháp thực hiện bài nghiên cứu.
Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu. Trong chương này sẽ
trình bày về kết quả hồi quy. Thông qua kết quả hồi quy này, bài nghiên cứu sẽ
lần lượt trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong chương 1, phần mục
tiêu nghiên cứu và thảo luận kết quả.
Chương 5: Kết luận, kiến nghị. Chương này sẽ trình bày tổng quát lại các
vấn đề mà bài nghiên cứu đạt được, đồng thời đưa ra và trình bày một số hạn chế
cũng như hướng phát triển tiếp theo của đề tài.


4

Kết luận Chƣơng 1
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư nội địa thì đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia.
Nguồn vốn này góp phần bổ sung thiếu hụt cho nguồn vốn trong nước, góp phần
giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh cho quốc gia trên thị
trường. Bên cạnh đó, nguồn vốn này giúp các quốc gia tiếp cận nền khoa học kỹ
thuật hiện đại và hội nhập càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Và để có những
chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tác giả đã nghiên cứu
những nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn này. Và ở chương này tác giả cho thấy
cái nhìn tổng quan về bài nghiên cứu thực hiện.



5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN KẾT QUẢ CÁC
NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh doanh quốc tế
dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do
các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó
chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn
đầu tư.
Theo IMF (1993) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là một
khoản đầu tư bao gồm các mối quan hệ dài hạn, phản ánh sự quan tâm lâu dài và
được kiểm soát bởi những thực thể cư trú của nền kinh tế này (nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) vào một công ty cư trú của một nền kinh tế khác
với nền kinh tế của nhà đầu tư.
Theo WTO (1996) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu
tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu
hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Trong phần
lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là
các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là
“công ty mẹ” và các tài sản là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo OECD (1996) cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh mục
tiêu có được một lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh
tế (chủ đầu tư trực tiếp) với một cư dân thực thể trong một nền kinh tế khác hơn
của các nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Các lợi ích lâu dài này ngụ ý
sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp, doanh

nghiệp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến quản lý của doanh nghiệp. Đầu tư
trực tiếp liên quan đến cả giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và tất cả các giao


6

dịch vốn giữa họ và giữa các doanh nghiệp trực thuộc, trong trường hợp cả hai
hợp nhất hay chưa hợp nhất.
Theo Luật Đầu tư (2014) của Việt Nam thì đầu tư nước ngoài là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp để
tiến hành hoạt động đầu tư.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu tư góp vốn bằng
tiền và các tài sản hợp pháp khác vào các nước khác với nước của các nhà đầu tư
nhằm mục đích hoạt động, tìm kiếm lợi nhuận lâu dài và gắn liền với quyền điều
hành của doanh nghiệp.
2.1.2. Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Duce và Espana (2003) phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài thành 3
nhóm chính sau đây:
 Đầu tư vốn chủ sở hữu: đầu tư vào các công ty con, chi nhánh,
cũng như các phần góp vốn vào các công ty khác.
 Tái đầu tư thu nhập: mở rộng đầu tư bằng các nguồn lợi nhuận
chưa phân phối như lợi nhuận của công ty con, công ty liên kết.
 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp khác: bao gồm vay và cho vay các
nguồn vốn khác như chứng khoán nợ, tín dụng thương mại giữa
nhà đầu tư và công ty đầu tư, giữa các công ty đầu tư với nhau.
2.1.3. Đặc điểm của nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Theo Dunning (1993) đã chỉ ra có 3 nhân tố chính của dòng vốn FDI dựa
vào động cơ sau sự đầu tư đó là sự trông mong của các nhà đầu tư:
Yếu tố thứ nhất của dòng vốn FDI chính là tìm kiếm thị trường. Dòng vốn
FDI chủ yếu này hướng tới các thị trường trong nước và trong khu vực hay còn

gọi là dòng vốn FDI thay thế.


7

 Dòng vốn FDI thứ hai đó là dòng vốn tìm kiếm nguồn lực, dòng
vốn này nhằm hướng đến tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nguồn lao động rẻ.
 Một dòng vốn nữa đó là tìm kiếm hiệu quả.
2.1.3.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc
Helpman và Sibert, Richard S.Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng
suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được dùng
thêm một đơn vị yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thì
thường có năng suất cận biên thấp hơn, còn một nước thiếu vốn thường có năng
suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi
thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các
nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên, như vậy không có
nghĩa là hoạt động nào có năng suất cận biên cao hơn mới được các doanh
nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của
doanh nghiệp thị họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó có năng suất cận biên
thấp.
2.1.3.2. Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ
sống của sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn sản phẩm mới,
giai đoạn sản phẩm chín mùi, giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname
(1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu
tư, sau đó mới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm
của sản phẩm mới làm nhu cầu của thị trường bản địa tăng lên, nước nhập khẩu
chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách dựa vào
nguồn vốn, kỹ thuật của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín mùi). Khi nhu cầu

thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất
khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo
chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành dòng vốn FDI. Raymond Vernon (1966)


8

lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ
phát triển của mình cũng là lúc sản phẩm này có nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn
này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới
quyết định giảm giá và do đó dẫn tới cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để
các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước có chi phí sản xuất
thấp hơn.
2.1.3.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymer (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua
những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có
điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy lợi thế đặc thù nói
trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế mạnh về vốn và công nghệ đầu
tư ra các nước có sẵn nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và có thị trường tiêu
thụ tiềm năng...
2.1.3.4. Tiếp cận thị trƣờng và giảm xung đột thƣơng mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương
mại song phương. Chẳng hạn Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn
do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại
trong quan hệ song phương. Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp
vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu
để giảm xuất khẩu cho các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực

tiếp vào các nước thứ ba, từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu.
2.1.3.5. Khai thác chuyển giao công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ các nước phát triển sang nước kém
phát triển hơn, chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Chẳng hạn, Nhật
Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở


9

Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô ở Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để
sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính Nhật Bản cũng vậy.
Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ mà các nước công nghiệp phát triển khác
cũng có chính sách tương tự, Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ như việc công ty đa quốc gia quốc tịch
Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa
quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM để tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu
việt.
2.1.3.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn tài nguyên thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư
vào những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Làn sóng đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản trong những năm của thập niên 1950 là vì
mục đích này và hiện nay thì Trung Quốc cũng có những chính sách tương tự.
2.1.4. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.1.4.1. Bổ sung nguồn vốn trong nƣớc
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,
trong đó có vốn FDI. Bên cạnh đó FDI là môt trong những nguồn vốn quan trọng
để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là
những nước kém phát triển.

Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng lẫn quẩn, đó là: thu
nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và hậu quả là thu nhập thấp.
Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn nhất mà các nước này phải
vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm
vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn vào tạo ra được
điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng lẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất
đối với các nước này là vốn đầu tư, tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ


10

trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sự tụt hậu trong sự phát
triển chung của thế giới. Do đó, FDI là cú huých đột phá cái vòng luẩn quẩn này.
2.1.4.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vấn có thể huy
động được phần nào bằng chính sách thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, công nghệ
và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ
các công ty đa quốc gia sẽ giúp một số nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý kinh doanh mà cá công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều
năm, bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và
bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng
lực tiếp thu của đất nước.
2.1.4.3. Tham gia mạng lƣới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả xí nghiệp khác trong nước có quan hệ
làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực.
Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn
cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1.4.4. Tăng số lƣợng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt

được chi phí thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều
lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải
thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá
trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp mà trong nhiều trường hợp
là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển để thu hút FDI, sẽ được xí
nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút
FDI. Không chỉ có lao động thông thường mà có cả nhà chuyên môn địa phương
cũng có cơ hội làm việc và bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư


11

nước ngoài. Do vậy, nhờ vào nguồn vốn FDI này mà các quốc gia có thể phát
triển mạnh hơn nữa trình độ chuyên nghiệp của người lao động.
2.1.4.5. Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển hoặc đối với nhiều địa phương thuế do
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan
trọng.

2.2. Tổng quan về tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các
nƣớc trong khu vực ASEAN
2.2.1. Tình hình kinh tế một số nƣớc trong khu vực ASEAN
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hiện nay thì khu vực Đông Nam
Á được coi là một trong những khu vực năng động nhất thế giới, bằng chứng sau
cuộc khủng hoảng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ASEAN trong 10 năm
qua đã dao động và tăng 2,9% đối với Thailand, 5,9% ở Vietnam và Indonesia.
Theo tổ chức OECD thì nền kinh tế các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
mạnh trong năm 2015, cụ thể trung bình 5,9% năm 2014 và 5,5% năm 2015. Và
đặc biệt là tăng mạnh nhất trong năm 2016, trung bình sẽ tăng 5,6% từ năm
2012-2016. Theo như Hình 2.1 thì ta có thể thấy tốc độ phát triển của Singapore

dẫn đầu trong khu vực và luôn ở mức cao, mặc dù sau cuộc khủng hoảng năm
2008 có giảm xuống mạnh nhưng lại tăng vượt bậc ngay sau đó. Trong giai đoạn
2005-2014 thì tốc độ tăng trưởng của Singapore là 5,9%, tiếp sau vẫn giữ vững
ổn định là Vietnam với tỷ lệ là 6,2%, có thể thấy nền kinh tế của Vietnam và
Indonesia ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. So với các
nền kinh tế Vietnam, Thailand, Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia thì
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài,
hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.


12

Bảng 2.1. Tốc độ phát triển của một số nƣớc trong khu vực ASEAN
(Đơn vị tính: %)
Năm

Vietnam

Thailand

Singapore

Philippines

Malaysia

Indonesia

2005


7,55

4,60

7,49

4,78

5,33

5,69

2006

6,98

5,09

8,86

5,24

5,58

5,50

2007

7,13


5,04

9,11

6,62

6,30

6,35

2008

5,66

2,48

1,79

4,15

4,83

6,01

2009

5,40

-2,33


-0,60

1,15

-1,51

4,63

2010

6,42

7,81

15,24

7,63

7,43

6,22

2011

6,24

0,08

6,21


3,66

5,19

6,17

2012

5,25

6,49

3,41

6,80

5,64

6,03

2013

5,42

2,89

4,44

7,18


4,73

5,58

2014

5,98

0,71

2,92

6,10

6,03

5,02

(Nguồn: Worldbank)
Tốc độ phát triển (%) GDP
18
16
14
12

Vietnam

10

Thailand


8

Singapore

6

Philippines

4

Malaysia
Indonesia

2
0

-2

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

2014

-4

Hình 2.1. So sánh tốc độ phát triển của một số nƣớc trong khu vực ASEAN


13

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao
hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu,
công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có
12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông
(Jurong). Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng
bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở
Châu Á.Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền
kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến
Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới
mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm
kinh doanh. Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành
công. Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham
nhũng, giá cả ổn đỉnh, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hẩu
hết các nước phát triển khác. Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc

biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm,
và lĩnh vực dịch vụ tài chính. Nền kinh tế sụt giảm 0,6% trong năm 2009 do hệ
quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại hồi phục 15,2 % trong
năm 2010 và 6,2% trong năm 2011, với sức mạnh của xuất khẩu. Về lâu dài,
Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng mới tập trung vào nâng
cao năng suất Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản xuất dược phẩm và
công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung tâm tài chính
và công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á.
Tiếp theo là Indonesia cũng có nền kinh tế phát triển tương đối khá mạnh,
trong giai đoạn 2005-2014 thì tỷ lệ phát triển là 5,7% tuy nhiên hiện nay,
Indonesia phải đối mặt với cơ sở hạ tầng phát triển chưa vững, tình trạng tham
nhũng cao, đây là một thách thức đối với quốc gia này.
Thailand được coi là một quốc gia có lợi thế về nhu cầu trong nước, một
thị trường nội địa rộng lớn là kết quả của chính sách phát triển kinh tế dài hạn
cho cách nhà hoạch định chính sách tại Thailand, đó là kết quả của một sự nỗ lực


14

cân bằng lại nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro của biến động kinh tế toàn cầu. Tuy
nhiên hiện nay, tại Thailand người ta e ngại sẽ có các cuộc bạo động chính trị xảy
ra, gây bất ổn tình hình chính trị và sau đó là tình hình kinh tế.
Malaysia được cho là quốc gia có độ mở cửa cao trong khu vực ASEAN.
Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu là các thiết bị điện, linh kiện điện tử, dầu cọ và
khí tự nhiên. Malaysia cũng là quốc gia có sức cạnh tranh mạnh trên thế giới,
đứng thứ 12 (trong 135 nền kinh tế) trong Ngân hàng Thế giới năm 2013.
Malaysia đã tăng trưởng nền kinh tế của mình từ một quốc gia sản xuất nguyên
vật liệu thô, chẳng hạn như thiếc, cao su, trong những năm 1970 để trở thành một
nền kinh tế đa dạng hóa tăng trung bình 7,4% từ năm 1985 đến năm 1995. Sau
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998, Malaysia đã tiếp tục giữ tốc

độ tăng trưởng vững chắc, trung bình 5,0% mỗi năm từ năm 2005-2014. Tăng
trưởng được đi kèm với giảm đảng kể trong tỷ lệ nghèo đói, từ 12,3% năm 1984
xuống 2,3% trong năm 2009. Trong năm 2010, Malaysia đưa ra mô hình kinh tế
mới nhằm mục đích để đạt được mức thu nhập cao vào năm 2020 trong khi đảm
bảo phát triển bền vững và toàn diện. Các mô hình kinh tế mới này cho rằng tăng
trưởng kinh tế mà chủ yếu do khu vực tư nhân và trong đó di chuyển nền kinh tế
Malaysia vào các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn trong cả hai ngành công
nghiệp và dịch vụ. Để đạt được những mục tiêu này, Malaysia sẽ cần những kỹ
năng tốt hơn, cạnh tranh hơn, một khu vực công gọn gàng hơn, một nền tảng kiến
thức tốt hơn và nổ lực hơn nữa để đảm bảo môi trường bền vững. Tuy nhiên,
nghèo đói và bất bình đẳng trong thu nhập là những vấn đề lớn cần giải quyết của
quốc gia này.
Philippines là quốc gia đảo có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đang dần hồi phục
trong những năm gần đây, được các nhà đầu tư đánh giá cao trong việc thu hút
các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên, Philippines đang phải đối
mặt với một khó khăn rất lớn đó là điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho các
nhà đầu tư, theo thống kê của các nhà khí tượng thủy văn thì hàng năm


15

Philippines phải hứng chịu hơn 20 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Đây là yếu tố bất
lợi nhất đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường này.
Trong khi đó, nền kinh tế Vietnam được các chuyên gia đánh giá là một
quốc gia đang phát triển với một tỷ lệ dân số đông với cơ cấu “dân số vàng”.
Tăng trưởng tiếp tục tăng dần từ 5,2% trong năm 2012 lên 6,0% năm 2014. Tuy
nhiên, hiện nay Vietnam đang phải đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô như
chính sách thắt chặt tiền tệ vì giảm lạm phát. Và đang cơ cấu lại nền kinh tế, đây
là một vấn đề mà nhà đầu tư đang quan tâm. Bên cạnh đó, Vietnam có những lợi
thế hơn các nền kinh tế khác khi đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với

trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, có một tình hình chính trị ổn
định, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và hiện nay có một số chính sách khuyến
khích đầu tư nước ngoài như bằng những quy định về pháp chế, thuế thu nhập
doanh nghiệp...
2.2.2. Tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài một số nƣớc trong khu vực
ASEAN
Đông Nam Á có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trên thế giới hiện
nay. Khu vực này năm án ngữ trên tuyến đường vận tải biển quan trọng của thế
giới. Đây là tuyến đường ngắn nhất để kết nối các quốc gia phát triển ở Châu Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với các quốc gia phát triển ở Châu Âu,
cùng các quốc gia Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, nơi cung cấp nguồn nguyên
liệu chủ yếu phục vụ cho nền kinh tế của các quốc gia này. Đặc biệt là Trung
Quốc, với nền kinh tế ngày càng vươn lên mạnh mẽ.

Bên cạnh đó nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú cùng nguồn lao động dồi dào đã khiến cho khu
vực Đông Nam Á trở thành một điểm đến hoàn hảo cho các nhà đầu tư muốn tìm
kiếm thị trường rộng lớn và hạ thấp chi phí sản xuất. Đầu tư nước ngoài vào các
quốc gia Đông Nam Á từ năm 2005 trở lại đây có xu hướng ngày càng tăng, dù
có một số giai đoạn nguồn đầu tư này suy giảm do ảnh hưởng của các cuộc suy
thoái của khu vực và trên thế giới, nhưng nhìn chung xu hướng gia tăng đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào khu vực.


16

Bảng 2.2. Tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của một số nƣớc trong khu
vực ASEAN
(Đơn vị tính: triệu USD)

Năm

Vietnam

Thailand

Philippines

Singapore

Malaysia

Indonesia

2005

1.954

8.055

1.664

18.090

3.925

8.336

2006


2.400

9.455

2.707

36.924

7.691

4.914

2007

6.700

11.327

2.919

47.733

9.071

6.928

2008

9.579


8.538

1.340

12.201

7.573

9.318

2009

7.600

4.854

2.065

23.821

115

4.877

2010

8.000

9.104


1.070

55.076

10.886

15.292

2011

7.430

2.468

2.007

48.002

15.119

20.565

2012

8.368

12.895

3.215


56.659

9.734

21.201

2013

8.900

14.305

3.737

64.793

11.583

23.282

2014

9.210

12.820

6.201

67.523


12.383

25.890

(Nguồn: Worldbank)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu USD)

Hình 2.2. Tình hình thu hút FDI của một số nƣớc trong khu vực ASEAN
Từ Hình 2.2 có thể thấy Singapore luôn dẫn đầu về dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, bình quân trong giai đoạn 2005-2014 là 43.082 triệu USD. Tuy


17

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Đông Nam Á nhưng hầu hết nguồn
vốn đầu tư này lại tìm đến Singapore. Điều này phản ánh đúng thực tế là
Singapore luôn là quốc gia có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới. Các quốc gia
đang phát triển còn lại tuy không có môi trường đầu tư tốt bằng Singapore nhưng
cũng đã có nhiều nổ lực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.3. Các nghiên cứu trƣớc đây
Hiện nay, có rất nhiều bài báo của các nhóm tác giả khác nhau nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI, dưới đây tác giả xin trình bày tóm
lược một vài nhiên cứu điển hình vấn đề này:
2.3.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nghiên cứu “The determiants of foreign direct invesment in Transition
Economies”- Alan A. Bevan and Saul Estrin, 2000. Tác giả đã sử dụng dữ liệu
bảng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của các nước Trung và
Đông Âu, tác giả nghiên cứu trên 18 nước với nền kinh tế thị trường và 11 nước
có nền kinh tế chuyển đổi từ giai đoạn 1994 đến 1998. Các nước đầu tư (EU-14,

as Belgium and Luxembourg are merged, Korea, Japan, Switzerland and The
USA) và các nước nhận đầu tư (Bulgari, Czech Republic, Estonia, Hungary,
Latvia, Litthuania, Poland, Romania, Slovenia and Ukraine). Tác giả đã phát hiện
ra các yếu tố như rủi ro quốc gia, chi phí lao động, quy mô thị trường nước nhận
đầu tư và các nhân tố quan trọng khác đã tác động mạnh đến việc thu hút dòng
vốn FDI. Đồng thời sự phát triển đầu tư tư nhân, công nghiệp hoá, cân bằng ngân
sách chính phủ, tổng dự trữ quốc gia, tham nhũng thì có tác động mạnh đến sự
cảm nhận rủi ro rủi các nhà tư. Tác giả cho rằng, rủi ro quốc gia có tác động
mạnh đến phát triển nguồn vốn tư nhân, phát triển công nghiệp, công bằng chính
phủ, dự trữ và tham nhũng tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Ngoài ra, tác
giả cũng phát hiện các nước không thuộc khối EU, điển hình là các nước có quá
trình chuyển đổi chậm, thì khả năng thu hút dòng vốn FDI thấp.


18

Nghiên cứu “Analysis of factors affeeting foreign direct invesment in
developing countries”- Bushra Yasmin, Amrah Hussain and Muhammad Ali
Chaudhary, 2003. Nhóm tác giả nghiên cứu trên 15 nước và 5 nước mỗi nhóm,
nước có thu nhập cao, trung bình và thấp, dùng panel data bằng các phương pháp
ước lượng: common intercept model, random effects and fixed effects model để
xác định các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI. Bài nghiên cứu cũng tìm ra các
nhân tố tác động đến dòng vốn FDI tại các nước có thu nhập thấp đó là: đô thị
hoá, GDP bình quân đầu người, mức sống, lạm phát, tài khoản vãng lai, lương.
Trong đó, dòng vốn FDI của các nước có thu nhập thấp, trung bình lại chịu sự tác
động của yếu tố đô thị hoá, mức độ đầu tư trong nước, lực lượng lao động, nợ
bên ngoài, độ mở thương mại, lương của người lao động. Và các yếu tố mức độ
đô thị hoá, lao động, GDP bình quân đầu người, đầu tư trong nước, độ mở
thương mại, nợ bên ngoài ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của các nước có thu
nhập cao.

Nghiên cứu “The determinants of foreign direct invesment: An extreme
bounds analysis” Mossa, I and Cardak, B., 2003”. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng
với phương pháp Extreme Bounds Analysis để nghiên cứu các yếu tố tác động
tới FDI của 140 nước trên thế giới. Biến GDP thực bình quân đầu người tỷ lệ
tăng trưởng GDP, xuất khẩu tính theo % GDP, số điện thoại bình quân trên 1000
người, mức độ sử dụng năng lượng bình quân đầu người, chi phí R&D tính theo
tỷ lệ thu nhập quốc gia, tỷ lệ học sinh cấp 3 trên dân số, rủi ro quốc gia. Trong
đó, GDP thực bình quân đầu người được sử dụng như là một biến tự do, kết quả
chỉ có 2 biến có tính vững là xuất khẩu và số lượng điện thoại bình quân.
Nghiên cứu “The determiants of foreign direct invesment a panel data
study for the OECD countries”- G.M. Agiomiranakis, D. Asteriou, K.Papathoma
2004. Nhóm tác giả muốn phân tích các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI bằng
cách sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu cho 20 quốc gia thuộc khối OECD
trong 23 năm, từ giai đoạn 1975-1997. Tác giả đã sử dụng phương pháp common
constant, fixed and random effects để hồi quy các biến như: quy mô thị trường,


×