Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ảnh hưởng của tập trung hệ thống ngân hàng lên thất nghiệp ở các nước thành viên khối APEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------------------------

NGUYỄN TIỂU MY

ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG LÊN THẤT NGHIỆP Ở CÁC
NƯỚC THÀNH VIÊN KHỐI APEC
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


Lời Cam Đoan
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng
được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Tiểu My


Mục lục


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. ......................................................................................... 2
1.3 Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
1.7 Bố cục của Luận văn.......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG
NGÂN HÀNG LÊN THẤT NGHIỆP .......................................................................................... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết về ngân hàng: .............................................................................. 7
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ................................................................7
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ...........................................8
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................................8
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn....................................................................................8
2.1.2.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ ............................................................................9


2.2. Tổng quan về tập trung ngân hàng:..................................................................... 10
2.2.1. Thuyết Pro-Concentration ................................................................................10
2.2.2. Thuyết Pro-Deconcentration (PD) ..................................................................12
2.2.3. Các chỉ số để tính mức độ tập trung ngân hàng .............................................15
2.3. Tổng quan về thất nghiệp. .................................................................................. 17
2.3.1. Định nghĩa thất nghiệp......................................................................................17
2.3.2. Các nguyên nhân đến thất nghiệp ....................................................................17

2.3.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến kinh tế xã hội................................................22
2.4. Cơ sở lý thuyết về việc tập trung ngân hàng ảnh hưởng lên thất nghiệp...................23
2.4.1. Mô hình cơ cấu - hành vi - hiệu quả (Structure-Conduct-Performance
paradigm)............................................................................................................................23
2.4.2. Thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure Hypothesis) ............................25
2.5. Kết quả các nghiên cứu lý thuyết: .................................................................. 26
2.6. Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm: ............................................................ 27
2.6.1.Tác động của tập trung ngân hàng lên chi phí của các trung gian tài chính (lãi
biên, khả năng sinh lởi) ......................................................................................................27
2.6.2.Tác động của tập trung ngân hàng sự thành lập và tăng trưởng doanh
nghiệp.................................................................................................................................31
2.6.3.Tác động của tập trung ngân hàng lên sự thành lập và tăng trưởng doanh
nghiệp.................................................................................................................................33
2.6.4. Tác động của tập trung ngân hàng lên thất bại ngân hàng và khủng hoảng
ngân hàng hệ thống ............................................................................................................35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TẬP TRUNG NGÂN HÀNG VÀ THẤT NGHIỆP
Ở CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APEC .................................. ........................................38
3.1. Tổng quan về APEC .................................................................................................... 38


3.2. Mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên khối APEC ...................................... 39
3.3. Thực trạng tập trung ngân hàng ở các nước thành viên khối APEC ........................ 41
3.4. Thực trạng thất nghiệp ở các nước thành viên khối APEC ....................................... 51
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...... 53
4.1. Mô hình thực nghiệm ........................................................................................ 53
4.1.1. Giới thiệu các biến độc lập và phụ thuộc được sử dụng trong mô hình ........53
4.1.2. Mô hình thực nghiệm........................................................................................58
4.2. Ưu điểm phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 59
4.3. Dữ liệu và mẫu quan sát..................................................................................... 61
4.3.1. Thu thập và xử lý dữ liệu ..................................................................................61

4.3.2 Sự phù hợp của kích thước mẫu.......................................................................62
4.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 63
4.4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình: ................................................. 63
4.4.2. Kết quả hồi quy mô hình ......................................................................... 64
4.4.2.1. Ma trận tương quan giữa các biến.................................................................64
4.4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ...............................................................65
4.4.2.3 Kết quả hồi quy ..............................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
5.1 Kết luận: ........................................................................................................... 75
5.2 Hạn chế của đề tài.: .......................................................................................... 77
5.3 Gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả tích cực của tập trung ngân hàng: 78
5.3.1. Gợi ý một số giải pháp chung cho các quốc gia thành viên khối APEC.......78
5.3.2 Gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả tập trung ngân hàng đối với Việt
Nam.....................................................................................................................................82


5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................... ………88
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình lý thuyết có thể giúp xác định tác động của tập trung
ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp...............................................................26
Bảng 2.5: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm tác động của tập trung ngân hàng ảnh
hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp.......................................................................................37
Bảng 3.1: biểu đồ thể hiện thực trạng bình quân tập trung ngân hàng của các nước
APEC........................................................................................................................42

Bảng 3.2: Các thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015…47
Bảng 3.3: Thực trạng tình hình thất nghiệp ở các quốc gia thành viên
APEC........................................................................................................................51
Bảng 4.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các biến kiểm soát ảnh hưởng tỷ lệ thất nghiệp
dùng trong mô hình thực nghiệm.............................................................................57
Bảng 4.2: Nguồn dữ liệu........................................................................................ ..61
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến.................................................................... ….63
Bảng 4.4: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến.........................................64
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
VIF............................................................................................................................65
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi phần dư - Greene
(2000)........................................................................................................................66
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra kiểm tra hiện tượng tự tương quan phần dư Wooldridge
(2002) và Drukker (2003).........................................................................................67


Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình hồi quy GMM sử dụng biến công
cụ..............................................................................................................................68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EH (Efficient Structure
Hypothesis)

Thuyết cấu trúc hiệu quả

EFW (Economic Freedom of the Tự do kinh tế thế giới
World)
FEM (Fixed effects model)


Mô hình tác động cố định

GMM (Generalized Least
Square)

Phương pháp moment tổng quát

PD (Pro-Deconcentration)

Thuyết không ủng hộ tập trung ngân hàng

SCP (Structure-ConductPerformance)

Thuyết cơ cấu – hành vi – hiệu quả.

2SLS (Two Stage Least
Square)

Phương pháp bình phương bé nhất 2 giai đoạn

M&A

Sáp nhập và mua lại

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

NHNN


Ngân hàng Nhà Nước

NH

Ngân hàng

TCTD

Tổ chức Tín Dụng

APEC

Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên

TPP

Thái Bình Dương

TS

Tiến sĩ

PGS

Phó Giáo sư

Maritime Bank

Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam


HDBank

Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Sài Gòn, SCB

Ngân hàng Sài Gòn

SHB

Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội

Sacombank

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tài sản


ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


Ficombank

Ngân hàng TMCP Đệ Nhất

TinNghiaBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

WesternBank

Ngân hàng TMCP Phương Tây
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng

MHB

Sông Cửu Long

MDB

Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kong

Habubank

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

Đại Á bank

Ngân hàng Đại Á

UR


tỷ lệ thất nghiệp

BC

Tập trung ngân hàng

BCre

Biến Tín dụng ngân hàng

CMR

Quy tắc thị trường tín dụng

CCB

Thương lượng tập trung

FDIin, FDIout

Dòng vốn FDI vào và ra

GDPCa

GDP bình quân đầu người

Itax

Tỷ lệ thuế thu nhập biên


INF

Tỷ lệ lạm phát

Ogap

Chênh lệch sản lượng

Open

Mở cửa

RIR

Lãi suất thực tế

SMA

Hoạt động thị trường chứng khoán

ET

Căng thẳng sắc tộc


1

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu,
nó không loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay
nước có nền công nghiệp phát triển. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt
kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Những hậu quả mà nó gây ra không dễ
gì khắc phục được trong một thời gian ngắn.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới đây đã công bố những vấn đề thu hút
mối quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo quốc tế trong vòng 12-18 tháng tới và
thất nghiệp đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các vấn đề "nóng" toàn cầu là tình
trạng thiếu việc làm. Dù kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng
nhưng số người thất nghiệp trên thế giới không ngừng tăng. Rõ ràng, tổ chức này
đang không thể lạc quan với vấn nạn này. Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm trở
lại đây, "thất nghiêp" trở lại trong bản báo cáo thường niên.
Không riêng đối với Việt Nam, xuất phát từ một nước nghèo, có nền kinh tế
kém phát triển, dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp (đặc biệt là
thất nghiệp ở khu vực thành thị) là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà
hoạch định chính sách cũng như sự lo lắng đối với từng người lao động.
Do vậy, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm
việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi
quốc gia. Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập thường xuyên như: chất lượng
lao động thấp, cung cầu lao động mất cân đối, suy giảm tăng trưởng kinh tế…tác giả
muốn nhắc tới một yếu tố chưa từng được nhắc đến nhưng có tác động đáng kể đến
tình trạng thất nghiệp đó là sự tập trung của hệ thống ngân hàng. Trong khi hệ thống
ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống tài chính và ngân
hàng bị căng thẳng, để lộ nhiều điểm yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền



2

kinh tế. Chủ đề tập trung ngân hàng cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cuộc
tranh luận trong những năm gần đây (điển hình là Việt Nam) vì nhiều lý do (như sự
toàn cầu hóa trong vĩnh vực ngân hàng). Nhiều thị trường ngân hàng quốc gia đã hợp
nhất đáng kể, làm ảnh hưởng, thay đổi các quy định và công nghệ. Hiện đã có các
hoạt động sáp nhập đáng kể giữa các nhóm ngân hàng lớn (bao gồm cả việc mở rộng
qua biên giới), làm tăng vấn đề về tác động của việc gia tăng tập trung cả ở mức độ
toàn cầu và quốc gia. Trong đó ảnh hưởng của tập trung ngân hàng đến các kênh mà
thông qua đó nó tác động đến tỷ lệ thất nghiệp là không hề nhỏ. Hơn nữa, do hệ quả
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, nhiều quốc gia công nghiệp, đặc
biệt ở các nước đang phát triển đã trải qua cả việc gia tăng của tập trung hệ thống
ngân hàng và suy giảm trong hoạt động thị trường lao động. Như vậy, việc hiểu và
đo lường hiện trạng thất nghiệp do xu hướng này gây ra rất có ý nghĩa đối với các
nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, nhất là sau giai đoạn khủng hoảng tài
chính như hiện nay.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng
của tập trung hệ thống ngân hàng lên thất nghiệp ở các nước thành viên APEC”
để làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định tập trung ngân hàng có thực ảnh
hưởng đến tình trạng thất nghiệp của các quốc gia khối APEC không? Nếu có ảnh
hưởng thì ảnh hưởng ra sao, mức độ tác động của việc tập trung ngân hàng đó như
thế nào?
1.3


Vấn đề nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, đúc kết và tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tập
trung ngân hàng ảnh hưởng đến những yếu tố mà đồng thời có ảnh hưởng đến tỷ lệ
thất nghiệp.


3

Hai là, dùng mô hình thực nghiệm để kiểm định tập trung ngân hàng ảnh
hưởng như thế nào đến tỷ lệ thất nghiệp, mức độ tác động của nó ra sao?
Ba là, dựa trên các kết quả nghiên cứu để đưa ra các gợi ý về mặt chính sách
nhằm gia tăng những tác động có lợi của tập trung ngân hàng cũng như giảm thiểu
mặt hạn chế nhằm cải thiện tình hình thất nghiệp.
1.4

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ năm 1996 đến năm 2014 để tạo
ra bộ dữ liệu bảng (Panel data) theo dạng bảng động (Dynamic data). Dữ liệu được
thu thập và tổng hợp từ IMF và World Bank.
Bài nghiên cứu áp dụng mô hình tác động cố định (Fixed effect model) và ước
lượng bình phương tối thiểu (OLS) với hai phương pháp bình phương bé nhất hai giai
đoạn (Two - Stage Least Squares - 2SLS) và phương pháp ước lượng Moment tổng
quát (Generalized Method of Moments - GMM) để tiến hành kiểm định các mô hình
trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được mô tả
rõ hơn trong chương 3.
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 11 để thực hiện định lượng phục vụ
cho việc kiểm định.

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tập trung của các ngân hàng và tỷ lệ thất
nghiệp của các nước thành viên khối APEC.
Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động tập trung của các ngân hàng và tỷ lệ thất
nghiệp của các nước thành viên khối APEC giai đoạn 1996-2014.
1.6

Ý nghĩa của đề tài

Đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm phân tích ảnh hưởng của tập
trung hệ thống ngân hàng lên trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế. Có nhiều
bằng chứng thực nghiệm phong phú cho thấy tập trung ngân hàng thực sự có ảnh
hưởng đến hiệu suất của cả trung gian tài chính và ngành công nghiệp phi tài chính.


4

Tuy nhiên, kết quả từ những nghiên cứu này là không thuyết phục, không rõ ràng khi
cho rằng tập trung cao hơn có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua các kênh
này. Trong thực tế, các kết quả từ các nghiên cứu trước đây là không thể kết luận
không chỉ với kênh này mà còn cho tất cả các kênh khác. Đối với mỗi kênh nó là
không rõ ràng khi nghĩ rằng tập trung ngân hàng cao hơn tác động tiêu cực hoặc tích
cực lên tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, các vấn đề về tập trung ngân hàng ảnh hưởng
đến tỷ lệ thất nghiệp cần phải được giải quyết theo thực nghiệm. Và cũng chưa có
nghiên cứu nào trước đó nghiên cứu tập trung hệ thống ngân hàng có thể ảnh hưởng
thị trường lao động. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học về tập trung ngân hàng
cung cấp hướng dẫn rất hạn chế đối với các nhà hoạch định chính sách ở các nước,

nơi một số ít các ngân hàng chiếm ưu thế trong lĩnh vực tài chính.
Đề tài này quan trọng bởi vì, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều
nước công nghiệp và những nước đang phát triển đã trải nghiệm sự gia tăng của tập
trung ngân hàng và sự suy giảm trên hoạt động của thị trường lao động. Vì vậy, tác
giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của tập trung hệ thống ngân hàng trên thị trường lao
động, cụ thể là tỷ lệ thất nghiệp thực hiện ở các nước thành viên khối APEC. Đề tài
đưa ra bằng chứng khách quan khoa học góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính
sách nhìn nhận rõ hơn ảnh hưởng của việc tập trung ngân hàng ành hưởng đến tỷ lệ
thất nghiêp nhất là đối với những nước đang phát triển có mức độ tập trung ngân hàng
và thất nghiệp cao. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có sự điều chỉnh trong
chính sách thích hợp nhất tùy theo từng quốc gia, theo mức độ, đặc điểm cụ thể và
nguồn gốc lịch sử của tập trung ngân hàng, cũng như theo cường độ và các đặc điểm
khác của sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng quốc gia tương ứng, qua đó góp phần
giảm tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng.
1.7

Bố cục của Luận văn

Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo
trình tự sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.


5

Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm trên
thế giới về ảnh hưởng tập trung ngân hàng lên tỷ thất nghiệp.

Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên
cứu thực nghiệm trên thế giới về tập trung ngân hàng tác động chi phí của các trung
gian tài chính, khả tín dụng, sự hình thành và tăng trưởng của doanh nghiệp, thất bại
ngân hàng và khủng hoảng hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thất
nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu,
giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của
mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tập
trung ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp, mức độ ảnh hưởng ra sao, tác động
như thế nào; đồng thời thảo luận các kết quả thực nghiệm nhận được.
Chương 5: Kết luận.
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả
thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở
rộng đề tài. Đồng thời nêu một số gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách để có
quyết định phù hợp giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định kinh tế xã hội, tăng niềm tin của
dân chúng vào các nhà lãnh đạo.


6


7

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG NGÂN
HÀNG LÊN THẤT NGHIỆP

2.1

Cở sở lý thuyết về ngân hàng

2.1.1 Tổng quan về ngân hang thương mại
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính đóng vai trò chu chuyển vốn
giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Ngân hàng thương mại giao dịch trực tiếp
với các tổ chức kinh tế và cá nhân để thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi và sử dụng
số vốn này thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và cung cấp đa dạng các phương
tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Chất liệu kinh
doanh của ngân hàng là tiền tệ, là công cụ để nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế
vĩ mô nên được kiểm soát rất chặt chẽ. Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan
trực tiếp mọi ngành nghề và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, do đó, cần phải có
sự thận trọng trong điều hành để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế.
Chức năng của NHTM
- Trung gian tín dụng: Là trung gian chu chuyển vốn từ thành phần kinh tế
thừa vốn đến các thành phần kinh tế thiếu vốn, NHTM sẽ huy động các nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, từ đó đáp
ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu
dùng của xã hội.
- Trung gian thanh toán: NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán, thay mặt
khách hàng thực hiện thanh toán cho các giao dịch thương mại thông qua việc phát
hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,…
- Cung ứng dịch vụ ngân hàng: NHTM cung cấp các dịch vụ ngân hàng để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch
vụ ủy thác và đại lý, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán,…



8

2.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Dựa trên các chức năng của ngân hàng, các hoạt động kinh doanh cơ bản của
NHTM gồm có hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung
cấp dịch vụ ngân hàng.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động tiền đề để tạo ra nguồn vốn hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. NHTM huy động vốn dưới các hình thức:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch: trong đó tiền gửi tiết kiệm của
dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. NHTM
cũng huy động các khoản tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức. Ngoài ra các khoản tiền
gửi thanh toán với chi phí huy động thấp nhưng biến động mạnh, phức tạp và nhiều
rủi ro cũng là nguồn vốn huy động thường xuyên của NHTM.
- Phát hành chứng khoán: NHTM có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước thông qua nghiệp vụ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và
các giấy tờ có giá để da dạng hóa hình thức huy động vốn và đáp ứng các nhu cầu
nắm giữa tài sản đa dạng của khách hàng.
- Vay vốn từ các NHTM khác: Khi thiếu hụt thanh khoản tạm thời, NHTM có
thể vay vốn tại các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay ngắn hạn tại
ngân hàng trung ương để bổ sung cho thiếu hụt tạm thời về vốn.
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn của NHTM giúp ngân hàng có nguồn thu để bù đắp
chi phí, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng gồm
có hoạt động cấp tín dụng và hoạt động đầu tư.
Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động cơ bản, truyền thống của NHTM, mang
lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. NHTM cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới
các hình thức:
- Cho vay trực tiếp: bao gồm cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay có bảo

đảm, cho vay tín chấp, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng


9

- Chiết khấu giấy tờ có giá: ngân hàng sẽ chiết khấu cho người vay một số tiền
nhỏ hơn mệnh giá của giấy tờ có giá chưa đến hạn, thay vào đó, người vay sẽ tạm
thời chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ có giá cho ngân hàng.
- Bao thanh toán: ngân hàng đứng ra mua nợ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ của
người bán hàng và người mua phải thanh toán toàn bộ số tiền cho ngân hàng khi đến
hạn.
- Cho thuê tài chính: ngân hàng mua máy móc, thiết bị và cho thuê máy móc,
thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê.
- Bảo lãnh: là hình thức tín dụng bằng chữ ký, nhờ chứng thư bảo lãnh của
ngân hàng mà người được bảo lãnh có thể ký kết và thực hiện cách hợp đồng kinh tế
một cách thuận lợi.
Hoạt động đầu tư
NHTM thực hiện các hoạt động đầu tư để đa dạng hóa nguồn thu nhập và
giảm thiểu rủi ro, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
- Đầu tư gián tiếp: NHTM sẽ tham gia mua bán các chứng khoán do chính
phủ và các công ty phát hành trên thị trường chứng khoán.
- Đầu tư trực tiếp: NHTM trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty.
2.1.2.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ
Các dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng và đem lại nguồn thu nhập
không nhỏ cho các NHTM hiện nay. Các dịch vụ ngân hàng bao gồm các dịch
vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, đại lý, kinh doanh ngoại hối, kinh
doanh chứng khoán,… Ngoài ra, trong thời đại phát triển của công nghệ thông
tin, các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ, InternetBanking, SMS Banking,…cũng
giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hơn.



10

2.2

Tổng quan về tập trung ngân hàng

Theo nghiên cứu của Sathye (2002), của Athanasoglou và các cộng sự (2005):
Tập trung đề cập đến mức độ kiểm soát hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp lớn.
Tăng mức độ tập trung có thể là do sự bành trướng đáng kể của các công ty chi phối
hoặc giảm kích thước đáng kể của công ty không chi phối. Ngược lại, giảm mức độ
tập trung có thể là do giảm đáng kể kích thước của các công ty chi phối hoặc mở rộng
kích thước đáng kể của công ty không chi phối.
Có rất nhiều phương pháp để đo tập trung ngân hàng. Theo Rose (1999: 687):
"mức độ tập trung trong một thị trường được đo bằng tỷ lệ tài sản hoặc các khoản tiền
gửi được kiểm soát bởi các ngân hàng lớn nhất phục vụ thị trường". Còn theo
Demirguc-Kunt và Levine (2000): biện pháp đo tập trung ngân hàng thông qua phần
vốn vay ngân hàng kiểm soát bởi ba ngân hàng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.
Mức độ mà cơ cấu thị trường ngân hàng liên quan các vấn đề về cạnh tranh và
hiệu suất là một chủ đề nóng luôn được tranh luận sôi nổi. Các kết quả của nhiều
nghiên cứu đã dẫn đến sự tồn tại của nhiều lý thuyết tập trung ngân hàng. Chủ yếu
các lý thuyết này có thể được phân loại thành hai loại: các lý thuyết ủng hộ tập trung
(pro-concentration) và thuyết không ủng hộ tập trung (pro-deconcentration).
2.2.1 Thuyết Pro-Concentration:
Những người ủng hộ tập trung ngân hàng cho rằng nền kinh tế của quy mô sáp
nhập và mua lại ngân hàng (tức mức độ tập trung tăng) đi liền với những cải tiến hiệu
quả (Demirguc-Kunt và Levine, 2000: 1). Để củng cố quan điểm này, Boyd và Runkle
(1993) đã khảo sát 122 ngân hàng Mỹ và tìm thấy một mối quan hệ nghịch giữa kích
thước và sự biến động của lãi tài sản. Tuy nhiên, những kết quả này được dựa trên
các tình huống hợp nhất là tự nguyện.

Một số lập luận lý thuyết và so sánh các quốc gia cho rằng ngân hàng ít tập
trung hơn khi có nhiều ngân hàng nhỏ dễ bị khủng hoảng tài chính hơn là một lĩnh
vực ngân hàng tập trung với một vài ngân hàng lớn (Allen và Gale, 2000; và Beck,
Demirgüç-Kunt và Levine, 2004 ). Một nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Nghiên


11

cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 2003 thấy rằng có một sự tương quan ngược chiều
đáng kể giữa kích thước ngân hàng và thất bại ngân hàng, khi kích thước của các ngân
hàng tăng lên, số lượng thất bại ngân hàng giảm, tập trung cao dẫn đến sự ổn định
hơn trong ngành ngân hàng. Họ phát hiện ra rằng một mức độ tập trung 72% hoặc
cao hơn có tương quan trực tiếp đến ít lần xuất hiện của thất bại ngân hàng trong
phạm vi quốc gia đó. Điều này là do:
-

Thứ nhất, giảm tập trung trong thị trường ngân hàng làm gia tăng cạnh

tranh giữa các ngân hàng và ngược lại, do đó các ngân hàng tập trung hơn không cần
phải chấp nhận rủi ro để tạo ra lợi nhuận, khả năng sụp đổ ngân hàng giảm đi. Bên
cạnh đó, cạnh tranh quá mức có thể tạo ra môi trường không ổn định trong lĩnh vực
ngân hàng dẫn đến hoạt động không hiệu quả.
-

Thứ hai, những người ủng hộ quan điểm "tập trung - ổn định" này cho

rằng các ngân hàng lớn có thể đa dạng hóa tốt hơn. Điều này cho phép họ điều chỉnh
trong các lĩnh vực khác khi một lĩnh vực trở nên tồi tệ hơn trong thị trường. Một ngân
hàng nhỏ hơn, tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực là rất dễ bị biến động trong trường
hợp này. Do đó hệ thống ngân hàng được đặc trưng bởi một số ngân hàng lớn sẽ có

xu hướng ít vỡ hơn hệ thống với nhiều ngân hàng nhỏ (Allen và Gale, 2003).
-

Thứ ba, hệ thống ngân hàng tập trung cũng có thể tăng cường sức mạnh

thị trường để tăng cường lợi nhuận. Lợi nhuận cao cung cấp một "vùng đệm" chống
lại những cú sốc bất lợi và làm tăng điều lệ hoặc giá trị chuyển nhượng thương mại
làm tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng. Ngoài ra, với giá trị thương hiệu cao hơn
các ngân hàng sẽ có ít động lực để chấp nhận rủi ro tài chính trong việc theo đuổi lợi
nhuận (Hellmann và cộng sự, 2000; Besanko và Thakor, 1993; Boot và Greenbaum,
1993, Matutes và Vives, 2000) và đỗ vỡ ngân hàng do đó cũng thấp hơn.
-

Thứ tư, giám sát một vài ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng tập

trung sẽ dễ dàng hơn đáng kể so với theo dõi rất nhiều ngân hàng nhỏ trong hệ thống
ngân hàng lan tỏa. Vì hệ thống với các ngân hàng lớn sẽ tương tự giống nhau hơn
thay vì phải tìm hiểu hệ thống của nhiều ngân hàng nhỏ. Do đó kiểm soát doanh


12

nghiệp của các ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn và nguy cơ lây lan ít hơn trong một hệ
thống ngân hàng tập trung (Beck, Demirguc-Kunt và Levine, 2003: 1).
-

Thứ năm, huy động vốn là đầu vào để ngân hàng có khả năng đáp ứng

nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Nguồn vốn ổn định giúp
các ngân hàng có lợi thế trong cạnh tranh hơn. Ngân hàng không phải sử dụng nguồn

vốn trên thị trường liên ngân hàng để cấp tín dụng cho khách hàng, do vậy sẽ giảm
thiểu rủi ro thanh khoản khi nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng không ổn định
và kỳ hạn thấp. Mất khả năng thanh khoản có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng
việc mở rộng thị phần huy động vốn luôn là bài toán của các ngân hàng thương mại.
Sử dụng linh hoạt công cụ giá (lãi suất) hay các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
cũng không thể tạo ra sự tăng trưởng đột biến và các ngân hàng thương mại cổ phần
vẫn khó có thể phân bổ lại thị phần huy động vốn một sớm một chiều. Giải pháp tối
ưu có lợi từ yếu tố cộng sinh để gia tăng thị phần huy động vốn chính là thực hiện
chiến lược M&A với ngân hàng khác. Nguyên tắc này thể hiện thị phần huy động vốn
của 2 ngân hàng sau sáp nhập sẽ lớn hơn tổng thị phần huy động riêng lẻ của mỗi
ngân hàng.
2.2.2 Thuyết Pro-Deconcentration (PD):
Kết quả từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Chong (1991) chỉ ra rằng sự
hợp nhất ngân hàng có xu hướng làm tăng rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng.
Những người ủng hộ PD cũng cho rằng tập trung sẽ tăng cường sức mạnh thị trường
và ảnh hưởng chính trị của các tập đoàn tài chính, cản trở cạnh tranh và tiếp cận các
dịch vụ tài chính. Điều này làm giảm hiệu quả và mất ổn định hệ thống tài chính như
khi ngân hàng trở nên quá lớn để kỷ luật hay sử dụng ảnh hưởng của mình để hình
thành những quy định và chính sách ngân hàng (Demirguc-Kunt và Levine, 2000;
Beck, Demirgüç-Kunt và Levine, 2004; và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, 2001).
Trong hệ thống ngân hàng tập trung, các ngân hàng lớn hơn, có quan hệ chính
trị có thể sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro cao hơn vì họ có thể dựa vào các nhà hoạch
định chính sách giúp đỡ khi có cú sốc bất lợi làm tổn thương khả năng thanh toán


13

hoặc lợi nhuận của họ. Tương tự, các ngân hàng như vậy có thể hình thành các chính
sách và các quy định ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng theo cách giúp đỡ
các ngân hàng, nhưng không nhất thiết là giúp nền kinh tế tổng thể. Ví dụ, các ngân

hàng tập trung mạnh có thể chống lại việc cấp bảo hiểm tiền gửi hào phóng. Các ngân
hàng nhỏ hơn không được hưởng chính sách “quá lớn để sụp đổ” của hầu hết các
chính phủ trong nền kinh tế có mức độ tập trung cao. Các ngân hàng tập trung cũng
có thể tìm cách cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán bằng cách đẩy các
loại thuế cao hơn đánh vào lợi nhuận vốn và bằng cách không khuyến khích các quy
định bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ hay thúc đẩy minh bạch kế toán. Để
tăng lợi nhuận của các khách hàng lớn, các ngân hàng mạnh cũng có thể kiểm soát
thị trường bằng cách làm suy yếu luật chống độc quyền và các chính sách thúc đẩy
cạnh tranh. Hơn nữa, nếu các ngân hàng mạnh tập trung ảnh hưởng quá mức đến sự
hình thành các chính sách và quy định, điều này có thể cản trở sự toàn vẹn chính trị
và giảm tuân thủ thuế (Demirguc-Kunt và Levine, 2000: 3)
Cũng có bằng chứng cho thấy tập trung ngân hàng làm giảm nguồn cung tín
dụng: Tại Mỹ, Berger và cộng sự (1995) tìm thấy bằng chứng cho thấy sự gia tăng
trong tỷ lệ tài sản ngành ngân hàng được kiểm soát bởi các tổ chức ngân hàng lớn
nhất trong những năm 1990, do chính sách tự do hóa địa lý các ngân hàng ở Mỹ, đã
chịu trách nhiệm một phần về cuộc khủng hoảng tín dụng giai đoạn 1989-1992. Ngày
càng nhiều bằng chứng thấy sự liên kết giữa tập trung cao trong thị trường ngân hàng
và giảm cho vay đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Peek và Rosengren
(1996), kết hợp dữ liệu chéo về cho vay các doanh nghiệp ở các bang New England
năm 1994 với một số thông tin về sáp nhập, tác giả thấy rằng sau khi các tổ chức ngân
hàng sáp nhập với các tổ chức nhỏ hơn, các tổ chức hợp nhất thường giảm cho vay
đối với doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp đã được cho vay trước đó từ tổ chức mua).
Berger và Udell (1996) thấy rằng các ngân hàng lớn không chỉ có xu hướng giảm tỷ
lệ các khoản vay với khách hàng nhỏ, mà còn có xu hướng tính giá trung bình cao
hơn so với các ngân hàng khác với khách hàng vay nhỏ, tức các ngân hàng lớn chỉ
phát hành các khoản tín dụng có chất lượng cao hơn (Cañonero, 1997: 5).


14


Boyd và De Nicolo (2005) nhấn mạnh rằng tập trung cao hơn trong thị trường
ngân hàng địa phương, giá các dịch vụ tài chính cao hơn, và do đó lợi nhuận ngân
hàng cũng cao hơn. Điều này là do môi trường ít cạnh tranh hơn, mức lãi suất các
ngân hàng tập trung tính cho các doanh nghiệp sẽ cao hơn, điều này đặc biệt không
tốt cho các nhà đầu tư vì nó làm cho đầu tư nhiều rủi ro hơn. Nếu tập trung quan hệ
cùng chiều với các ngân hàng có sức mạnh thị trường, thì tập trung sẽ làm tăng cả tỷ
lệ lợi nhuận trên tài sản dự kiến của ngân hàng và độ lệch chuẩn của lợi nhuận (Beck,
Demirgüç-Kunt và Levine, 2004: 2). Nghĩa là tập trung thị trường cao hơn có liên
quan đến phúc lợi kinh tế xã hội thấp hơn nên tập trung cao hơn là điều không được
mong muốn. Do đó, một quốc gia như Anh (Monopolies và Mergers Commission,
1996) đã cảnh giác với một tỷ lệ tập trung là 25% hoặc hơn của thị trường ngân hàng
về tổng tài sản hoặc tiền gửi (Holden và El-Bannany, 2006).
Cuối cùng, các ngân hàng lớn thường xuyên nhận được các khoản trợ cấp
thông qua chính sách ngầm "quá lớn để sụp đổ" (khoản này các ngân hàng nhỏ không
được nhận), bảo vệ này làm tăng thêm ưu đãi mạo hiểm cho các ngân hàng lớn. Trợ
cấp nhiều hơn cho các ngân hàng lớn có thể tăng cường, khuyến khích ngân hàng
chấp nhận rủi ro hơn, do đó làm tăng sự mong manh của hệ thống ngân hàng tập trung
(Boyd và Runkle 1993; Mishkin 1999; O'Hara và Shaw 1990). Từ quan điểm này,
tập trung hệ thống ngân hàng với một vài ngân hàng lớn sẽ có xu hướng mong manh
hơn hệ thống ngân hàng lan tỏa với nhiều ngân hàng nhỏ. Một số mô hình dự đoán
"tập trung – dễ vỡ", tức tăng tập trung tăng tính mong manh dễ vỡ ngân hàng. Điều
này xảy ra khi nhà quản lý lo sợ hậu quả kinh tế vĩ mô của tiềm năng đổ vỡ các ngân
hàng lớn. Những người ủng hộ quan điểm “tập trung – dễ vỡ” không đồng ý với các
đề xuất rằng một số ngân hàng lớn là dễ dàng hơn để theo dõi hơn nhiều ngân hàng
nhỏ. Nếu kích thước tương quan thuận với độ phức tạp, thì các ngân hàng lớn còn
khó quan sát hơn so với các ngân hàng nhỏ, và do đó theo dõi khó khăn hơn. Điều
này sẽ có xu hướng tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa tập trung và mong manh.
Theo Allen và Gale (2000), Mỹ với số lượng lớn các ngân hàng đã có một lịch sử bất
ổn tài chính lớn hơn nhiều so với Anh hay Canada, nơi mà ngành ngân hàng đang



15

chiếm ưu thế bởi ít các ngân hàng lớn.
2.2.3 Các chỉ số để tính mức độ tập trung ngân hàng:
Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm: mức
độ tập trung (chỉ số CR – Concentration Ratio) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann
Index (HHI).
Cách đơn giản nhất và do đó thường được sử dụng nhất là tỷ lệ tập trung ngân
hàng k. Chỉ số tập trung đánh giá mức độ tập trung thị phần liệu có rơi vào một nhóm
các ngân hàng không. Chỉ số mức độ tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần
của một nhóm ngân hàng có thị phần lớn nhất. Nếu chỉ số CR có giá trị lớn hơn 80%
thì số lượng các định chế tài chính được lựa chọn sẽ chiếm thị phần lớn của thị trường.
Thông thường thì chỉ số CR được tính dựa trên số lượng định chế tài chính từ 3 tổ
chức trở lên tùy thuộc vào quy mô thị trường và số lượng ngân hàng hoạt động. Cách
thức xác định chỉ số này như sau:
𝑘

𝐶𝑅𝒌 = ∑ Si
𝑖=0

Trong đó si là thị phần của ngân hàng lớn thứ i trong ngành; k = 3 hoặc 5 tùy trường
hợp cần xác định CR3 hay CR5. Ví dụ, CR3 = 70% hàm ý rằng 3 ngân hàng lớn
nhất trên thị trường đã chiếm tới 70% thị phần.
Một cách khác được sử dụng rộng rãi để đo tập trung là Herfindahl-Hirschman
Index (HHI). Chỉ số HHI giúp nhận biết được mức độ cạnh tranh hoàn hảo hay độc
quyền cao của hệ thống ngân hàng. Chỉ số HHI được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng
để đánh giá mức độ tập trung và xu hướng mua bán - sáp nhập (M&A) giữa các ngân
hàng, được sử dụng rộng rãi như là một thiết bị sàng lọc cho vụ sáp nhập, đồng thời
là cơ sở để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm của một số ngân hàng.

Theo Motta (2004) khả năng sáp nhập các doanh nghiệp để trích xuất sức mạnh thị
trường phụ thuộc vào mức độ tập trung trong thị trường. Vì vậy không chỉ có mức độ
của HHI là quan trọng mà những biến đổi của nó do sáp nhập cũng là quan trọng.
HHI được định nghĩa là tổng bình phương của thị phần của tất cả các ngân hàng; công


×