Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TRÌNH bày và CÔNG bố THÔNG TIN TRÊN báo cáo tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.48 KB, 16 trang )

I/ CÁC NỘI DUNG VỀ TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CẤP
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
1.Tìm hiểu chung về hoạt động cấp tín dụng
1.1 Khái niệm :Theo Luật TCTD 20101, Cấp tín dụng (TD) là việc thoả thuận để cá
nhân, tổ chức sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cam phép sử dụng một khoản tiền
theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác.
1.2 Các hình thức cấp tín dụng:
Hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú, đây là hoạt động quan trọng nhất,
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và có tỷ suất sinh lợi cao. Theo Luật các tổ
chức tín dụng (2010), có bốn hình thức cấp tín dụng2:
-

-

-

Cho vay: Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng
một số tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với
nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi
Cho vay bao gồm 8 phương thức quy định tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay
trả góp, cho vay hợp vốn, cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay
theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo hạn mức thấu chi.
Chiết khấu: Là hình thức cấp tín dụng qua đó tổ chức tín dụng mua lại các giấy tờ có giá
chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng.
Bảo lãnh ngân hàng: Là hình thức cấp tín dụng thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn
bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên nhận


bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã trả thay.
Cho thuê tài chính : Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, được thực hiện thông qua
một hợp đồng cho thuê tài sản, theo đó bên cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của
mình cho bên đi thuê sử dụng. Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả tiền (gồm gốc và phí)
trong suốt thời gian thuê.

1 />2 (điều 98)

1


Ngoài các hình thức cấp tín dụng kể trên, trong tình hình kinh doanh hiện nay để
tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng các ngân hàng còn có
thể áp dụng nhiều phương thức cho vay khác phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng vay vốn
của khách hàng.
1.3 Liệt kê tài khoản sử dụng liên quan hoạt động tín dụng

2. Trình bày

và công bố
thông tin trên BCTC
2


2.1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Theo chuẩn mực kế toán số 22 quy định: Trong Bảng cân đối kế toán, ngân hàng
phải trình bày các nhóm tài sản và nợ phải trả theo bản chất và sắp xếp theo thứ tự phản
ánh tính thanh khoản giảm dần của chúng (Điều 15)
Về việc trình bày và công bố thông tin: Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng được
trình bày trên Bảng cân đối kế toán ở phần TÀI SẢN qua các khoản mục (được công bố

số liệu năm trước và năm nay) gồm:
1. Cho vay các tổ chức tín dụng khác
2. Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác
3. Cho vay khách hàng
4. Dự phòng rủi ro tín dụng
Ví dụ: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2014 của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam (VietinBank)3:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Lấy số liệu từ TK

2014

2013

Tiền, vàng gửi tại các 131-136
TCTD khác

67.162.062

59.520.681

Cho vay các TCTD khác

201-205

8.271.562

13.661.254


Dự phòng RR khác

209

TÀI SẢN
IV. Tiền, vàng gửi tại các
TCTD khác và cho vay các
TCTD khác

- (102.459)

VII. Cho vay KH
Cho vay KH

211-216, 221, 222, 231, 435.523.079 372.988.742
232, 241, 242, 251-256,
261-268, 271-275, 281-285,
291-293

Dự phòng rủi ro TD

219,229,239,249,259,269,
278,289,299

(4.345.948)

(3.330.226)

Tài sản có khác


38,458,478,CL 50,51,52,56

3.376.800

2.782.048

Các khoản lãi, phí phải thu

391,392,394,397

12.706.283

10.035.489

XII. Tài sản có khác

3 Bảng CĐKT của BCTC 2014 của Vietinbank

3


1.2 BÁO CÁO KQHĐKD

Theo chuẩn mực kế toán số 22 quy định:
-

-

-


Ngân hàng phải trình bày các khoản thu nhập và chi phí theo bản chất của chúng và phải
trình bày giá trị các loại thu nhập và chi phí chủ yếu. (Điều 6)
Mỗi loại thu nhập được trình bày theo các chỉ tiêu riêng biệt để giúp người sử dụng có thể
đánh giá được tình hình hoạt động của ngân hàng. Việc trình bày như vậy để bổ sung
thêm thông tin về các nguồn thu nhập theo yêu cầu của Chuẩn mực số 28 "Báo cáo bộ
phận". (Điều 8)
Mỗi loại chi phí được trình bày theo chỉ tiêu riêng giúp người sử dụng đánh giá được tình
hình hoạt động của Ngân hàng. (Điều 9)
Các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ, ngoại trừ trường hợp những
khoản mục liên quan đến tài sản và nợ phải trả, tài sản để đảm bảo rủi ro được bù trừ.
(Điều 10)
Thu nhập lãi và chi phí lãi được trình bày riêng rẽ nhằm cung cấp thông tin dễ hiểu hơn
về các yếu tố cấu thành lãi thuần và lý do của sự thay đổi lãi thuần. (Điều 13)
Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh qua các khoản mục (được công bố số liệu năm trước và năm nay)
Mục 1: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
Mục 3: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
Mục 4: Chi phí hoạt động dịch vụ
Phần X: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Ví dụ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2014 của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietin Bank)4:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2014

Năm 2013

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập 701,702,705,709
tương tự


41.075.588

44.280.823

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

71

2.404.468

2.096.679

Chi phí hoạt động dịch vụ

81

(936.683)

(576.553)

Chỉ tiêu

Lấy số liệu từ TK

4 Bảng BCKQHĐKD của BCTC Vietinbank

4


Chi phí dự phòng


(3.901.965)

882

(4.123.423)

1.3 THUYẾT MINH BCTC5

Bao gồm các mục số 8, 10, 11, 18, 19, 20, 23, 26, 29, 43.
-

-

Mục thuyết minh số 08: Cho vay các tổ chức tín dụng khác

Mục thuyết minh số 10: Cho vay khách hàng

Các thông tin về cho vay được khuyến khích trình bày chi tiết hóa nhằm cụ thể
hóa, các thông tin thể hiện cách thức quản trị tài chính của ngân hàng liên quan đến hoạt
động tín dụng như phân loại theo chủ thể vay, theo thời hạn cho vay, theo ngành nghề,
theo loại hình doanh nghiệp, theo chất lượng nợ cho vay,...
+ Theo thời hạn cho vay:
Chỉ tiêu
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn

31/12/2014
263.705.167

39.684.156
136.479.704

31/12/2013
227.697.332
32.972.090
115.619.546

5 Thuyết minh BCTC của Vietinbank

5


439.869.027

376.288.968

+ Theo chủ thể vay:
Chỉ tiêu
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
Cho thuê tài chính
Các khoản trả thay khách hàng
Chovay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

31/12/2014
434.346.458
516.404
1.443.362

36.218
1.081.585
2.445.000
439.869.027

31/12/2013
371.541.653
562.909
1.381.985
30.445
1.336.736
1.435.240
376.288.968

+ Theo chất lượng nợ cho vay: Phân loại nợ theo mức độ rủi ro bao gồm Nợ đủ
tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn dựa
vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay và trích lập dự
phòng cụ thể cho từng nhóm nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định
18/2007/QĐ-NHNN,..
Chỉ tiêu
Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn

-

31/12/2014
431.193.296

3.770.580
351.923
2.468.319
2.084.909
439.869.027

31/12/2013
369.774.495
2.744.180
515.442
1.005.801
2.249.050
376.288.968

Mục thuyết minh số 11: Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và cam kết
ngoại bảng

Biến động số dư dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cho năm tài chính kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2014:
Đơn vị : Triệu VNĐ
Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Tổng cộng
Tại ngày 01/01/2014
2.628.031
672.195
3.300.226
Dự phòng trích lập trong 531.762
3.378.822
3.910.584
năm
Xử lý các khoản nợ khó (2.864.862)

(2.864.862)
thu hồi bằng nguồn dự
phòng
6


Tại ngày 31/12/2014

3.159.793

1.186.155

4.345.948

Biến động số dư dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cho năm tài chính kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2013:
Đơn vị : Triệu VNĐ
Dự phòng chung Dự phòng cụ thể Tổng cộng
Tại ngày 01/01/2013
2.299.619
1.373.635
3.673.254
Dự phòng trích lập trong 328.412
3.874.609
4.203.021
năm
Xử lý các khoản nợ khó (4.576.049)
(4.576.049)
thu hồi bằng nguồn dự
phòng

Tại ngày 31/12/2013
2.628.031
672.195
3.300.226
Mục thuyết minh số 43: Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra
Theo QĐ 493 và QĐ 18 của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng phải thực hiện
phân loại đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không
huỷ ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam kết
ngoại bảng) và các nhóm nợ theo quy định tài Điều 6 và Điều 7 của QĐ 493, theo đó, các
cam kết ngoại bảng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 như cho vay khách hàng và
trích lập dự phòng chung theo quy định.
Chi tiết các khoản công nợ tiềm ẩn và cam kết tại ngày 31/12/2014:
Chỉ tiêu
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
+ Bảo lãnh tài chính
+ Thư tín dụng
Các cam kết đưa ra
+ Cam kết giao dịch hoán đổi
+ Hợp đồng mua bán giấy tờ có giá
+ Cam kết khác

31/12/2014
54.122.956
24.380.253
29.742.703
26.392.728
11.534.369
9.708.739
5.149.620


31/12/2013
46.730.513
19.104.454
27.626.059
17.545.621
7.828.801
1.079.433
8.637.387

II/ NHẬN XÉT CHUNG VỀ KHẢ NĂNG SAI LỆCH TRỌNG YẾU VỚI MỖI
THÔNG TIN CẦN TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ
1

Bảng cân đối kế toán:

Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng được trình bày bằng các khoản mục:
7




2




3


Cho vay khách hàng


Sai lệch trọng yếu có thể xảy ra:
 Sai lệch có thể xảy ra đối với khoản mục cho vay khách hàng: khai khống số
tiền cho vay với khách hàng bằng cách làm giả giấy tờ nhưng không giải ngân,
làm tăng thu nhập lãi, tăng khả năng thanh toán của ngân hàng
 Không ghi nhận khoản tiền thanh toán của khách hàng làm sai lệch số dư
khoản mục cho vay của ngân hàng
 Ghi nhận sai lệch số tiền cho khách hàng vay, dẫn tới sai lêch trên khoản mục
 Dự phòng rủi ro tín dụng:
 Việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng làm tăng chi phí dẫn đến làm giảm lợi
nhuận của ngân hàng.
 DPRRTD bị khai thiếu (DP giảm xuống  giá trị khoản cho vay tăng)
 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán
 Sai lệch trọng yếu của các chỉ tiêu ngoại bảng: thiếu sót, không khai báo các
hoạt động ngoại bảng mà ngân hàng thực hiện cho khách hàng
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự, thu khác về hđ td, thu nhập
từ hđ dịch vụ:
 Có thể phân loại không đúng kì ghi nhận lãi  khai khống
 Có thể sai lệch do cách tính lãi, sử dụng phương pháp tính lãi không đồng
nhất.
 Khi NH sử dụng phần mềm máy tính để tính lãi có thể xảy ra sai sót do
phần mềm bị lỗi, tính toán sai, chuyển kì hạn sai
Chi phí dự phòng:
+ Tính toán sai mức dự phòng cần lập, giảm chi phí  lợi nhuận tăng  VCSH
tăng
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Dự phòng rủi ro tín dụng
Sai lệch trọng yếu:
Ngân hàng không công bố chỉ tiêu này trên thuyết minh làm cho người đọc không

đánh giá được các khoản nợ xấu mà ngân hàng đang nắm giữ, không xác định
được nợ khó đòi của ngân hàng là bao nhiêu, ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền
vào ngân hàng của người dân



Dự phòng các khoản mục ngoại bảng: trích lập bằng 0,75% tổng giá trị số dư
các cam kết bảo lãnh, cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng và cam kết tài trợ cho
khách hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 tại ngày lập bảng cân đối kế
toán riêng.



Thu nhập lãi: ghi chú phương pháp mà ngân hàng áp dụng là thực thu hay dự thu
Sai lệch trọng yếu: nếu không có thông tin về phương pháp tính thu nhập lãi có thể
ảnh hưởng sai lệch đên thu nhập mà ngân hàng nhận được từ việc cho vay
8




Tài sản thế chấp, cầm cố: là tài sản mà ngân hàng được phép bán hoặc đem tài
sản đó đi thế chấp cho bên thứ ba trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không còn
khả năng trả nợ

CÂU 18
1. Khái niệm trích lập dự phòng rủi ro

Thông tư 15/2010/TT-NHNN phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,
trong thông tư này nêu rõ:

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo
cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và
Dự phòng chung.
+ Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ.
+ Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác
định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường
9


hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ khi chất lượng các khoản
nợ suy giảm
-

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
2. Định nghĩa rủi ro tiềm tàng:

Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản
mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp,
mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng của các


khoản mục trên báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng và
dự phòng rủi ro tín dụng
Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với tình hình phát triển
kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, góp phần vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các
doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế. Theo thông tin từ website Kiểm toán Nhà
nước (www.sav.gov.vn), đối với hầu hết các ngân hàng khoản mục cho vay chiếm quá
nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng, nhưng nó cũng
chứa đựng những rủi ro có thể gây ra tổn thất đáng kể cho ngân hàng mà nguyên nhân bắt
nguồn từ hai loại nhân tố: Nhóm nhân tố bên ngoài (chủ yếu là môi trường kinh tế) và
nhóm nhân tố bên trong (bao gồm những sai sót trong quá trình quản lý và những hoạt
động bất hợp pháp).
a. Nhân tố bên ngoài:
• Các biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng:

Sự biến động của môi trường kinh tế xã hội, khủng hoảng chính trị quốc gia, thiên tai
hỏa hoạn…


Hệ thống pháp luật:

10


Việc cho vay và lập dự phòng rủi ro tín dụng được điều chỉnh bởi hệ thống các văn
bản pháp luật càng đầy đủ và chặt chẽ sẽ giảm thiểu rủi ro tiềm tàng của các khoản mục
này trong báo cáo tài chính. Nhà nước và các cơ quan quản lý ngân hàng đã ban hành các
quy định liên quan đến nghiệp vụ cho vay của ngân hàng nhằm mục đích quản lý, hướng
dẫn, giám sát hoạt động của ngân hành ngày càng tốt hơn: Luật các Tổ chức tín dụng
ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín
dụng ngày 15 tháng 06 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP

ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng, Nghị định số
85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành
Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng (Quyết định 1627), Quyết định số 127/2005/QĐNHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Dựa vào sự chuẩn hóa các quy định an toàn về hoạt động
tín dụng trên, kiểm toán viên có thể hạ thấp đánh giá rủi ro tiềm tàng trong hồ sơ kiểm
toán của mình tại những ngân hàng chấp hành tốt các quy định nêu trên.


Năng lực thanh tra giám sát của các cơ quan chính phủ:

Việc NHNN ban hành những chính sách cụ thể để đảm bảo an toàn cho hoạt động cho
vay của hệ thống NHTM, nhưng điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro rằng các NHTM sẽ
thay đổi các số liệu, sổ sách để đạt đúng các chỉ tiêu theo giới hạn của NHNN (Ví dụ:
Hạn mức cho vay trên vốn huy động, tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn tự có…). Điều này đòi
hỏi kiểm toán viên phải quan tâm đến mức độ tin cậy và phạm vi của hoạt động giám sát
của NHNN (về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, phân loại nợ, giới hạn cho vay,
ngành nghề hạn chế cho vay…). Nếu phạm vi hoạt động giám sát của NHNN về các điều
kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay được tiến hành với tần suất ngắn, phạm vi
thực hiện rộng trên nhiều điểm giao dịch và địa bàn, kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro
tiềm tàng của các khoản mục trên báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động cho vay và
dự phòng rủi ro tín dụng ở mức độ thấp. Và ngược lại, nếu năng lực thanh tra, giám sát
của NHNN còn hạn chế trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro đồng
thời tần suất giám sát không thường xuyên thì rủi ro tiềm tàng sẽ ở mức cao hơn.


Nguyên nhân từ phía khách hàng


Các yếu tố chủ quan từ phía bên đi vay như: Khả năng kinh doanh yếu kém hay bên
đi vay có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật… cũng gây nên các tổn thất cho các ngân
hàng cho vay. Rủi ro về khả năng tài chính của khách hàng: Nguồn vốn tự có hay thu
11


nhập của khách hàng nhỏ, khách hàng sẽ không có khả năng tự vực dậy khi gặp khó khăn
vì vậy cũng sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân
trên còn phải kể đến ý thức trả nợ của bên đi vay nhiều khi chưa tốt, nhiều đối tượng
khách hàng sau khi nhận được tiền vay rồi bỏ trốn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngân
hàng cho vay. Trường hợp này nếu bên cho vay (ngân hàng cho vay) phát hiện ra sớm thì
rủi ro có thể được ngăn chặn. Kiểm toán viên cần chú ý đến việc quản lý danh mục khách
hàng cho vay, đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, quy trình cho vay,… để kiểm
soát và hạn chế rủi ro tiềm tàng trong hoạt động cho vay khách hàng.
b. Nhân tố bên trong

Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng

i.

Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ
hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao.


Áp lực của Ban giám đốc:

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của kiểm toán
viên chính là kinh nghiệm điều hành, sự hiểu biết và liêm khiết của Ban giám đốc. Nếu
như ngân hàng có đội ngũ Ban quản lý dày dặn kinh nghiệm, nhất là xuất phát từ đội ngũ
thực hiện cấp tín dụng, thì khả năng có xảy ra sai sót trong việc cho vay của ngân hàng sẽ

được giảm thiểu.
ii.

Chất lượng cán bộ tín dụng

Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn đến
cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó
làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong trường hợp này
sẽ ngày càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối
cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ
cho vay. Đặc thù nghề nghiệp buộc một cán bộ tín dụng phải không những có trình độ mà
còn phải có đạo đức tốt. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ cho vay đã xa ngã,
có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, móc ngoặc với khách
hàng, gây tổn thất to lớn với ngân hàng cho vay.
iii.

Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của ngân hàng

Khi xem xét danh mục cho vay của khách hàng, nếu Kiểm toán viên nhận thấy ngân
hàng đã cho vay một số lượng nhỏ các khoản vay lớn, nghĩa là dư nợ tín dụng tập trung
vào một số khách hàng thì khả năng xảy ra rủi ro của ngân hàng sẽ cao hơn so với việc
ngân hàng cho vay một số lượng lớn các khoản cho vay nhỏ. Sẽ rủi ro hơn nữa nếu các
khách hàng mà ngân hàng cho vay là nhóm khách hàng có liên quan mật thiết. Cần lưu ý
12


mức độ tập trung tín dụng của ngân hàng vào các ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu, chẳng
hạn với những ngành nghề về nông nghiệp sẽ lâu thu hồi nợ vay và dễ xảy ra rủi ro .
iv.



Tổ chức trong hoạt động cấp tín dụng:
Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng chính là bản “nội quy” đầu tiên và quan trọng nhất để các khách
hàng có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào của ngân hàng. Đây cũng là điều kiểm toán viên
cần quan tâm trong việc xác định ước tính rủi ro tiềm tàng trong khoản mục cho vay.
Những đặc điểm của một chính sách tín dụng tốt sẽ là: Chính sách cho vay phải xác định
rõ trách nhiệm và thẩm quyền ra quyết định của phòng tín dụng trong việc xét duyệt các
đơn xin vay, hồ sơ cho vay. Chính sách cho vay phải bằng văn bản, bao gồm cả định
hướng đối với việc định giá và sử dụng tài sản thế chấp của người vay, các thủ tục cho
việc thiết lập lãi suất. Đồng thời chính sách cũng phải xác định rõ loại hình cho vay mà
ngân hàng cần hạn chế thực hiện. Những điểm cần lưu ý tiếp theo trong chính sách tín
dụng:


Tiêu chuẩn cho vay đối với khách hàng:

Việc xác định tiêu chuẩn cho vay đối với khách hàng cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá
về mức độ rủi ro tiềm tàng của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Ví dụ, đối với cho
vay tiêu dùng, một số tiêu chuẩn cấp tín dụng (thu nhập người đi vay, loại tài sản giá trị
tài sản mà người đi vay sở hữu, khoản chi tiêu…) xét tương ứng với mục đích đi vay của
các khách hàng có được triển khai nhất quán, thống nhất tại ngân hàng hay tùy tiện áp
dụng theo kinh nghiệm, đánh giá của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro
tiềm tàng.


Các khoản cho vay có hay không tồn tại tài sản đảm bảo:

Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ bổ sung trong trường hợp nguồn trả nợ đầu tiên

không thực hiện được. Do đó nếu các khoản vay có tài sản đảm bảo, rủi ro tiềm tàng sẽ
thấp hơn các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, hình thái tài sản đảm bảo
cũng cần được xem xét khi đánh giá rủi ro (ví dụ tài sản đảm bảo là bất động sản, giấy tờ
có giá).


Quy trình cho vay

Đối với các khoản cho vay đáp ứng đủ các điều kiện và nhận được vốn vay, không có
nghĩa là những khoản cho vay đó không tồn tại vấn đề. Kiểm toán viên phải tiếp tục xem
xét quy trình cho vay của ngân hàng để đánh giá xem có rủi ro tiềm tàng hay không.
Những điều kiểm toán viên cần quan tâm trong quy trình cho vay sẽ là:
13


Ngân hàng có lưu giữ hay lãng quên khoản cho vay cho đến khi món vay đến hạn và
người vay thực hiện xong khoản thanh toán cuối cùng. Nếu như trong các tài liệu lưu trữ
tại ngân hàng cho thấy, các cán bộ tín dụng luôn quan tâm theo dõi từng khoản vay, tình
hình tài chính của khách hàng, chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp, thì kiểm toán
viên có thể tin tưởng hơn về những khoản đã cho vay cũng như việc trích lập dự phòng
cho những khoản vay có dấu hiệu không thu hồi được.
Mức độ phân bố theo ngành nghề và địa lý của khách hàng là phân tán hay tập trung:
Đối tượng khách hàng của hình thức cho vay khá đa dạng xuất phát từ sự đa dạng về mục
đích của khách hàng: vay đầu tư xây dựng cơ bản, vay kinh doanh, vay tiêu dùng... Mỗi
khách hàng hoạt động, kinh doanh đa dạng lĩnh vực ngành nghề trên các địa bàn khác
nhau sẽ bao hàm các rủi ro trong hoạt động với mức độ khác nhau (các lĩnh vực như bất
động sản, nông nghiệp… chứa đựng rủi ro cao hơn so với các ngành nghề khác). Trong
trường hợp tốc độ phát triển của nền kinh tế suy giảm hay các ngành chiếm tỷ trọng lớn
trong danh mục cho vay của ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề lớn (sự xuất hiện
của các đối thủ cạnh tranh mới hay sự thay đổi công nghệ tạo ra nhu cầu mới), kiểm toán

viên cần quan tâm nhiều hơn tới những khoản cho vay thuộc ngành nghề trên bởi rủi ro
tiềm tàng liên quan đến khoản mục cho vay và dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài
chính của nhóm ngành trên thường xuất hiện nhiều hơn.

 Một số dấu hiệu giúp kiểm toán viên nhận biết chính sách cho vay kém hiệu
-

quả để có thể đưa ra đánh giá về rủi ro tiềm tàng cho phù hợp:
Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng.
Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra trong tương lai (chẳng hạn
như sáp nhập).
Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn.
Không xác định kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản cho vay.
Phân kỳ thu gốc và lãi thời gian dài không linh hoạt (giảm khả năng quay vòng
vốn).
Cung cấp tín dụng lớn cho khách hàng không thuộc khu vực thị trường của ngân
hàng.
Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.
Cấp các khoản tín dụng lớn cho thành viên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên,
giám đốc hay các cổ đông)
Có khuynh hướng cạnh tranh tăng thái quá (cấp các khoản tín dụng cho khách
hàng để họ không tới ngân hàng khác dù khoản cho vay sẽ có vấn đề)
Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ.
Thiếu nhạy cảm đối với môi trường kinh tế đang có thay đổi.
Giải ngân bằng tiền mặt đối với khoản vay có gía trị lớn.
14


-


Khách hàng thanh toán tiền vay không đúng kế hoạch.
Kỳ hạn trả nợ của khoản cho vay bị thay đổi liên tục.
Lãi suất cao bất thường (cố gắng bù đắp rủi ro cao).
Sự tích tụ bất thường của các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho của khách hàng.
Tỷ lệ (đòn bẩy) nợ trên vốn cổ phần tăng.
Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng phải lưu tại
ngân hàng)
Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn
Không có các báo cáo hay dự đoán về dòng tiền.
Việc trông chờ của khách hàng vào các nguồn vốn bất thường để đáp ứng nghĩa vụ
thanh toán (ví dụ, bán các toà nhà chung cư, các trang thiết bị có giá trị, mà không
phải là hàng hoá kinh doanh của đơn vị vay).

Nếu các dấu hiệu kể trên không tồn tại, kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro tiềm
tàng của khoản mục cho vay và lập dự phòng rủi ro tín dụng ở mức thấp.
v.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

KTV cần xem xét song song giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và quy mô của ngân
hàng. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao trong khi quy mô ngân hàng lại tăng
chậm thì khả năng rủi ro tiềm tàng là cao.
Đặc biệt, KTV cần chú ý vào việc tăng trưởng tín dụng nóng, quá tập trung vào một
lĩnh vực hay tập trung cao vào những lĩnh vực đang chậm phát triển thì rủi ro tiềm tàng
cũng sẽ cao.
vi.

Rủi ro tiềm tàng của hệ thống thông tin

Bất kỳ một lỗi nào phát sinh trong hệ thống cũng có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng

yếu của khoản mục cho vay khách hàng và dự phòng rủi ro tín dụng, cũng như việc phản
ánh thu nhập lãi trong kỳ kế toán. Vì vậy kiểm toán viên cần chú ý đến chất lượng hệ
thống, tính an toàn, bảo mật của hệ thống thông tin để kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn có thể
xảy ra.

15


16



×