Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.78 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

PHAN THỊ TRÀ MỸ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG
SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành : 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

PHAN THỊ TRÀ MỸ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG
SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành : 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 9 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

Phan Đình Nguyên

Chủ tịch


2

Hà Văn Dũng

Phản biện 1

3

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Phản biện 2

4

Lê Quốc Hội

5

Dương Thị Mai Hà Trâm

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


Ơ


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày ….. tháng…. năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Phan Thị Trà Mỹ

Giới tính : Nữ

Ngày sinh

: 02/04/198

Nơi sinh

: Khánh Hòa

Chuyên ngành

: Kế toán

MSHV

: 1341850073


I- Tên đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên Thị
Trường Chứng Khoán Việt Nam.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công bố thông tin.
- Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của
các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
- Đề ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp niêm yết.
III- Ngày giao nhiệm vụ: tháng 03 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 09 năm 2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Phan Thị Hằng Nga

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Trà Mỹ


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian theo học sau đại học chuyên ngành kế toán tại trường
Đại Học Công Nghệ TP HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Phan Thị Hằng Nga, Cô đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và góp ý giúp cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa kế toán tài chính ngân hàng, phòng Quản lý
khoa học – đào tạo sau đại học – Trường đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phan Thị Trà Mỹ


iii

TÓM TẮT
Luận văn này nhằm kiểm định các yếu tố nào có ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc ngành bất động
sản niêm yết trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam. Tôi sử dụng báo cáo tài
chính của 62 doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản trên cả 2 thị trường

chứng khoán TPHCM và Hà Nội trong năm 2013.
Luận văn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Với mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc và 10 biến độc lập.
Kết quả cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đó là:
Khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ lệ giám đốc độc lập, giám đốc điều
hành, thời gian hoạt động, kiểm toán độc lập.
Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống công bố thông tin
của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản nói riêng và các doanh
nghiệp Việt Nam niêm yết nói chung.


iv

ABSTRACT
The thesis is written to verify/to test which the factors affecting the level of
publishing the information in the finance reports of allthe real estate enterprises
listed on The VietnamStock Market. The finance reports are originally use from
sixty two enterprises listed on concerning the real estate of both stock markets: The
Ho Chi Minh City Stock Market and The Hanoi Stock Market in 2013.
The combination oftwo methods about quantitative and qualitative analysis
is focused in my thesis. The content of its research model consists of one dependent
variable and ten independent variables.
As the result of the research methods, there are six factors affecting the level
of publishing the information such as: profitability,assetusageefficiency, rate of
independent director, rate of executive director, time and independent auditor.
Relying on the result’s basis above, the necessary is having the useful
petitions to improveperfectly the system of information disclosure of all the real
estate enterprises sector in particular andalso all Vietnam Businesses Enterprises
listed on in general.



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG ................................................................................x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ......................................................1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài. ................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu. ..................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát. .................................................................................2
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể. ...................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu. ....................................................................................2

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................2

1.5.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3

1.5.1.

Về mặt định tính. .................................................................................3

1.5.2.

Về mặt định lượng. ..............................................................................3

1.6.

Ý nghĩa của đề tài. .......................................................................................3

1.7.

Bố cục của luận văn. ...................................................................................3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP .........4
2.1.

Các khái niệm chung về công bố thông tin của các doanh nghiệp trên thị

trường chứng khoán. ...............................................................................................4
2.1.1.

Khái niệm về công bố thông tin. .........................................................4

2.1.2.

Vai trò của công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
.............................................................................................................4

2.1.3.

Phân loại công bố thông tin. ................................................................6

2.1.3.1. Phân loại công bố thông tin theo sự tự nguyện hoặc không tự
nguyên. .........................................................................................................6


vi
2.1.3.2. Phân loại công bố thông tin theo phạm vi khái quát. ......................6
2.1.3.3. Phân loại công bố thông tin theo thời điểm công bố: ......................7
2.1.3.4. Phân loại thông tin theo thời gian. ...................................................7
2.1.3.5. Phân loại thông tin theo nguồn thông tin. ........................................7
2.1.3.6. Phân loại thông tin theo thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. .....

.........................................................................................................7
2.1.4.

Yêu cầu về công bố thông tin. .............................................................8

2.1.4.1. Yêu cầu về công bố thông tin kế toán. ............................................8
2.1.4.2. Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính. ........................9
2.1.4.3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính. ...................................10
2.1.4.4. Yêu cầu của công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán. .....................................................................10
2.1.5.

Đo lường mức độ công bố thông tin .................................................12

2.1.5.1. Đo lường không trọng số. ..............................................................12
2.1.5.2. Đo lường có trọng số. ....................................................................12
2.2.

Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. ..................................................12

2.2.1.

Lý thuyết đại diện (Agency theory): .................................................13

2.2.2.

Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory). ..............................................14

2.2.3.


Lý thuyết chi phí chính trị (Political costs theory). ...........................15

2.2.4.

Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary costs theory). .........................16

2.2.5.

Lý thuyết về chi phí vốn (Cost of capital theory). ............................16

2.2.6.

Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory). ....................................17

2.2.7.

Lý thuyết về tính hợp pháp (Legitimacy theory). .............................17

2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin doanh nghiệp. .....17

2.3.1.

Quy mô doanh nghiệp. ......................................................................18

2.3.2.

Khả năng sinh lời...............................................................................19


2.3.3.

Đòn bẩy tài chính. .............................................................................20

2.3.4.

Khả năng thanh toán. .........................................................................20

2.3.5.

Tài sản thế chấp. ................................................................................21

2.3.6.

Hiệu suất sử dụng tài sản. ..................................................................21

2.3.7.

Đặc điểm của tỷ lệ giám đốc độc lập và giám đốc điều hành. ..........21


vii
2.3.8.

Thời gian hoạt động...........................................................................22

2.3.9.

Chủ thể kiểm toán độc lập. ................................................................22


2.4.

Những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. ...................................22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN ................................................................25
3.1.

Giới thiệu khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam và nghành bất

động sản.................................................................................................................25
3.1.1.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................................25

3.1.2.

Ngành bất động sản và đặc điểm về công bố thông tin của các doanh

nghiệp tham gia thị trường chứng khoán. .........................................................30
3.1.5.1. ...........................................................................................................30
3.1.5.2. ...........................................................................................................30
3.1.2.1. Đặc điểm của ngành bất động sản năm 2013 ................................30
3.1.2.2. Đặc điểm về công bố thông tin của các doanh nghiệp tham gia thi
trường chứng khoán. .....................................................................................31
3.2.

Xây dựng giả thiết .....................................................................................32


3.2.1. Quy mô doanh nghiệp. ..........................................................................33
3.2.2.

Khả năng sinh lời...............................................................................33

3.2.3.

Đòn bẩy tài chính. .............................................................................34

3.2.4.

Khả năng thanh toán. .........................................................................34

3.2.5.

Tài sản thế chấp. ................................................................................35

3.2.6.

Hiệu suất sử dụng tài sản. ..................................................................35

3.2.7.

Tính độc lập của hội đồng quản trị. ...................................................36

3.2.8.

Thời gian hoạt động...........................................................................36

3.2.9.


Chủ thể kiểm toán độc lập. ................................................................37

3.3.

Mô hình nghiên cứu. .................................................................................37

3.4.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................38

3.4.1.

Phương pháp chọn mẫu. ....................................................................38

3.4.2.

Thu thập và xử lý số liệu. ..................................................................43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................45


viii
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................46
4.1.

Thống kê mô tả..........................................................................................46

4.2.


Kết quả hồi quy mô hình ...........................................................................50

4.2.1.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu. .....................................................51

4.2.1.1. Các bước kiểm định các giả thuyết hồi quy. .................................51
4.2.1.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy ......................................52
4.2.2.

Kết quả mô hình nghiên cứu (phương pháp OLS) ............................53

4.2.2.1. Quy mô doanh nghiệp ....................................................................53
4.2.2.2. Khả năng sinh lời ...........................................................................54
4.2.2.3. Đòn bẩy tài chính ...........................................................................54
4.2.2.4. Khả năng thanh toán ......................................................................55
4.2.2.5. Tài sản thế chấp .............................................................................55
4.2.2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản ...............................................................55
4.2.2.7. Tính độc lập của hội đồng quản trị ................................................56
4.2.2.8. Thời gian hoạt động .......................................................................56
4.2.2.9. Kiểm toán độc lập ..........................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................59
5.1.

Kiến nghị ...................................................................................................59

5.1.1.

Đối với Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội ............59


5.1.1.1. Có những quy định đối với tính độc lập của Hội đồng quản trị của
các doanh nghiệp niêm yết ............................................................................59
5.1.1.2. Tăng cường giám sát để tránh tình trạng che giấu công bố thông tin
của các doanh nghiệp niêm yết. ....................................................................59
5.1.1.3. Xử lý nghiêm ngặt đối với những trường hợp vi phạm về công bố
thông tin. .......................................................................................................60
5.1.1.4. Quá trình tiếp nhận xử lý các thông tin của doanh nghiệp niêm yết
cung cấp cần được hoàn thiện hơn. ...............................................................60
5.1.1.5. Xây dựng hệ thống giám sát thông tin, phát triển hình thức và nội
dung công bố thông tin..................................................................................60
5.1.1.6. Nâng cao chất lượng kiểm toán .....................................................61


ix
5.1.1.7. Bổ sung bảng báo cáo vốn cổ phần của các cổ đông. ....................61
5.1.2.

Đối với doanh nghiệp niêm yết. ........................................................62

5.1.2.1. Cần gia tăng công bố các thông tin tự nguyện ..............................62
5.1.2.2. Cần cải thiện khả năng sinh lời......................................................62
5.1.2.3. Cần có sự độc lập giữa Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành
của doanh nghiệp...........................................................................................63
5.1.2.4. Khuyến khích các doanh nghiệp lâu năm gia tăng công bố thông
tin.

.......................................................................................................64

5.1.2.5. Chú trọng công tác kiểm toán độc lập. ..........................................64

5.1.2.6. Hoàn thiện các nội dung thông tin công bố. ..................................64
5.1.2.7. Lập kế hoạch hoạt động tài chính cho tương lai. ...........................65
5.1.2.8. Nên công khai một số chỉ tiêu nhạy cảm trên thuyết minh báo cáo
tài chính. 65
5.2.

Kết luận .....................................................................................................65

5.2.1.

Kết quả đạt được................................................................................65

5.2.2.

Hạn chế của đề tài .............................................................................67

KẾT LUẬN LUẬN VĂN .........................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ...........................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ...........................................71


x

DANH MỤC CÁC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 sau đây sẽ cho biết định nghĩa của các biến trong mô hình ......................38
Bảng 3.2: Mã chứng khoán của 62 doanh nghiệp niêm yết được chọn ....................39
Bảng 3.3: Danh mục các nhóm thông tin công bố ....................................................40
Bảng 3.4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin từ một số nghiên
cứu trước đây.............................................................................................................42
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích ..............................46

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu ..........................................48
Bảng 4.3. Danh sách 62 doanh nghiệp bất động sản có tổng tài sản từ cao đến thấp.
...................................................................................................................................49
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp OLS .....................................50
Bảng 4.5. Bảng phân tích kết quả mô hình hồi quy ..................................................53
Bảng 4.6. Giả thiết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin ...............................................................................................................57


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Sự cần thiết của đề tài.
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,

chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Và để có thể diễn ra
các hoạt động trên thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng để các nhà đầu tư quyết
định có nên đầu tư hay không. Thông tin trên thị trường chứng khoán nói chung vẫn
chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày nay, với những chính sách, những quy định
về minh bạch thông tin do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thì mức độ công bố
thông tin đã ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo chính xác, công bằng và kịp thời.
Các thông tin trên thị trường chủ yếu dưới dạng báo các tài chính được xem là
thông tin đáng tin cậy nhất mà thị trường xem xét đầu tư.
Đặc biệt, với nhóm ngành bất động sản là một trong những hoạt động quan
trọng của nền kinh tế thị trường vì nó liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản lớn cả
về quy mô, tính chất cũng như giá trị trong nền kinh tế quốc dân.
Thị trường bất động sản có rất nhiều vai trò như là một trong những thị trường
quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một

lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền
kinh tế quốc dân, thị trường này phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy
động; phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền
sử dụng đất là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả tài sản quý giá thuộc sở
hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, phát triển và quản lý tốt thị
trường bất động sản sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho
Ngân sách, phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản sẽ đáp ứng nhu
cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị đến nông thôn.
Tuy nhiên, thi trường bất động sản đã bị đóng băng từ giai đoạn năm 2008 đến
nay đã ảnh hưởng rất to lớn đến nền kinh tế nước ta về tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,
xã hội, chính trị…Và một trong những nguyên nhân đó là việc công bố thông tin
của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Có rất nhiều nghiên cứu về mức độ
công bố thông tin của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, nhưng chưa có
nghiên cứu cụ thể nào về nhóm ngành bất động sản. Vì thế nên tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo


2
tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2.

Mục đích nghiên cứu.
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện việc

công bố thông tin các doanh nghiệp niêm yết.
1.2.2.
-

Mục tiêu cụ thể.

Tìm hiểu lý thuyết về công bố thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ

công bố thông tin doanh nghiệp.
-

Tìm hiểu thực trạng công bố thông tin tại doanh nghiệp Việt Nam niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
-

Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện việc công bố thông tin các doanh

nghiệp niêm yết.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.

-

Mức độ về chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam như
thế nào?.
-


Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài

chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam?
-

Cần hoàn thiện mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết như

thế nào?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính và
các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản.
1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu


3
-

Phạm vi không gian: các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm


yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
-

Phạm vi thời gian: năm 2013

1.5.

Phương pháp nghiên cứu.
1.5.1.

Về mặt định tính.

Phương pháp định tính: Nghiên cứu sử dụng chỉ số công bố thông tin
(disclosure index) theo cách tiếp cận không trọng số để đo lường mức độ công bố
thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản và sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để xem xét đặc điểm, đánh giá
mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này.
Phương pháp thống kê mô tả và so sánh cũng được thực hiện để xem xét đặc điểm
cũng như tương quan cặp giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
1.5.2.

Về mặt định lượng.

Phương pháp định lượng: Luận văn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội
(áp dụng phương pháp bình phương bé nhất - OLS regression model) với các biến
độc lập là biến định lượng.
1.6.

Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài nghiên cứu về nhóm ngành cụ thể để các cơ quan nhà nước quản lý nhà


nước có các quy định chặt chẽ, chính sách, những yêu cầu phù hợp, phát huy vai trò
của nhà nước và thúc đẩy thị trường chứng khoán ngày càng phát triển hơn.
1.7.

Bố cục của luận văn.
Luận văn được kết cấu thành 05 chương theo thứ tự sau:

-

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

-

Chương 2: Cơ sở lý luận về công bố thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến

mức độ công bố thông tin doanh nghiệp
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công

bố thông tin
-

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị



4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
2.1.

Các khái niệm chung về công bố thông tin của các doanh nghiệp trên thị

trường chứng khoán.
2.1.1.

Khái niệm về công bố thông tin.

Công bố thông tin được hiểu theo sổ tay công bố thông tin là phương thức để
thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và
công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời. Các
thông tin niêm yết được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng
như sách, báo, đặc biệt là internet.
Công bố thông tin đó là cách thức đưa toàn bộ thông tin của một doanh nghiệp
trong quá khứ, những biến động xảy ra trong hiện tại và những dự toán cho tương
lai.
Công bố thông tin được thực hiện phục vụ cho nhiều đối tượng như: ủy ban
chứng khoán, cơ quan thuế, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, ngân hàng, chủ nợ,….
Thông tin công bố kịp thời và đáng tin cậy sẽ giúp những người sử dụng thông
tin có thể đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp và
những tiềm năng của doanh nghiệp đó trong tương lai.
Thông tin không trung thực, không minh bạch, không rõ ràng sẽ ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động của thị trường chứng khoán, đến các đối tượng sử dụng

thông tin, tăng chi phí vốn và kết quả là phân bố nguồn lực không hiệu quả.
2.1.2.

Vai trò của công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt

Nam.
Thị trường chứng khoán đang đóng một vai trò rất quan trọng đến sự phát
triển của nền kinh tế. Vì vậy những thông tin được công bố là một yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội và giảm thiểu sự
nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên
ngoài doanh nghiệp.


5
Những thông tin được công bố sẽ giúp cho những cá nhân, tổ chức bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp hiểu về những hoạt động, chính sách, sự tuân thủ các
quy định do Nhà Nước yêu cầu và những mối quan hệ phát sinh với cộng đồng nơi
doanh nghiệp đang hoạt động.
Những hoạt động của việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là
một công cụ quan trọng tác động lên lợi ích của các doanh nghiệp niêm yết và bảo
vệ các nhà đầu tư tránh được những rủi ro.
Nếu việc công bố thông tin có hiệu quả có thể thu hút vốn đầu tư, tạo dựng
niềm tin và gia tăng lợi ích cho các doanh nghiệp niêm yết. Ngược lại việc công bố
thông tin không minh bạch, giấu giếm hay cố tình gian lận sẽ gia tăng hành vi kinh
doanh mất đạo đức, tốn kém chi phí cho những ai quan tâm, gây mất lòng tin từ nhà
đầu tư, phân bổ nguồn lực không hiệu quả, không những thiệt hại cho doanh nghiệp,
cổ đông, nhà đầu tư mà còn là cả nền kinh tế của một đất nước.
Những thông tin thường xuyên được cập nhật sẽ thu hút được sự quan tâm của
các cổ đông tiềm năng và cổ đông. Nếu thông tin đáng tin cậy và có khả năng so
sánh được thì sẽ giúp các cổ đông đưa ra những quyết định về quản lý như về định

giá, quyền biểu quyết và quyền sở hữu, nhà đầu tư thì đưa ra những quyết định về
đầu tư.
Các cá nhân, tổ thức khi tham gia thị trường như các nhà đầu tư vốn, nhà xuất
nhập khẩu, chủ sở hữu trái phiếu, các ngân hàng, doanh nghiệp,…tất cả đều cần cập
nhật thông tin hằng ngày để có thể hoạt động, kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường. Và nếu những thông tin cần thiết không chính xác hoặc không có sẵn, người
tham gia thị trường sẽ tìm đến phương án đầu cơ, tin đồn, tìm những phương thức
không trung thực để có được thông tin và thậm chí là tung ra những thông tin bất lợi
nhằm “hạ gục” đối thủ. Điều này giải thích vì sao người ta lại lập luận rằng một
trong những bất ổn kinh tế của Việt Nam hiện nay có thể bắt nguồn từ việc thiếu dữ
liệu kinh tế kịp thời, đáng tin cậy và sự yếu kém trong công tác truyền thông về các
chính sách thay đổi đến thị trường.
Vì vậy, với việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác trên thị trường
chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, công chúng đầu
tư mà còn giúp các cơ quan quản lý hiệu quả hơn. Với doanh nghiệp đó là cơ hội


6
tạo lập quan hệ, gắn kết với cổ đông, các bên có liên quan và thu được lợi ích từ các
nhà đầu tư.Với các nhà đầu tư đó là cơ hội tiếp cận những thông tin phù hợp để đưa
ra các quyết định đầu tư. Với cơ quan quản lý đó là những thông tin phục vụ công
tác quản lý, giám sát và đưa ra những chính sách phù hợp nhằm phát triển thị
trường. “Công khai - Minh bạch – Công Bằng” là chủ trương của Sở Giao Dịch
Chứng Khoán Hà Nội cũng là chủ trương của Ủy Ban Chứng Khoán Việt Nam.
2.1.3.

Phân loại công bố thông tin.

2.1.3.1. Phân loại công bố thông tin theo sự tự nguyện hoặc không tự
nguyên.

-

Công bố thông tin bắt buộc: là những thông tin công bố được thực hiện theo

những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này được
trình bày theo những quy định của Luật Kinh Doanh, Ủy Ban Chứng Khoán, các cơ
quan quản lý về kế toán, GAAP (Generally accepted accounting Principle). Các công
bố thông tin được thể hiện trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính theo Luật Kế
Toán.
-

Công bố thông tin tự nguyện (hay thông tin không bắt buộc): là ngoài những

thông tin bắt buộc ở trên phải công bố thì để thỏa mãn như cầu của người sử dụng
thông tin ở ngoài doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ tùy theo ý thức và động cơ
để công bố thêm những thông tin tự nguyện. Việc công bố càng nhiều thông tin tự
nguyện sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, đạt được nhiều lợi ích, thu hút sự quan
tâm của các nhà đầu tư. Các thông tin tự nguyện đươc cung cấp thêm trong Thuyết
minh báo cáo tài chính ngoài những thông tin bắt buộc phải thể hiện. Theo xu hướng
hiện nay thì công bố thông tin tự nguyện đang thu hút sự quan tâm rất lớn của người
sử dụng thông tin. Và vì xu hướng đó nên các công ty đươc khuyên cáo sẽ thu được
nhiều lợi ích hơn từ việc công bố những thông tin tự nguyện.
2.1.3.2.

Phân loại công bố thông tin theo phạm vi khái quát.

- Thông tin riêng lẻ theo từng nhóm chứng khoán.
- Thông tin ngành, nhóm ngành.
- Thông tin của Sở Giao Dịch Chứng Khoán hay cả quốc gia.



7
2.1.3.3.

Phân loại công bố thông tin theo thời điểm công bố:

- Thông tin công bố định kỳ: các thông tin định kỳ thường là các báo cáo tài
chinh thường niên, báo cáo tài chính năm, báo cáo tình hình quản trị công ty. Việc
lập báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các quy định của Bộ Tài Chính về Chế độ
kế toán doanh nghiệp, Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán…
- Thông tin công bố bất thường: các thông tin bất thường cần phải công bố như
tài khoản ngân hàng bị đóng băng hoặc hoạt động trở lại, tạm ngừng hoặc giải thể
công ty.
- Thông tin công bố theo yêu cầu: các thông tin được công bố theo yêu cầu của
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, Sở Giao Dịch Chứng Khoán. Nội dung công bố
thông tin phải nêu rõ sự kiện được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, Sở Giao Dịch
Chứng Khoán yêu cầu công bố; nguyên nhân và đánh giá của công ty về tính xác
thực của sự kiện đó, giải pháp khắc phục (nếu có).
(Theo Thông Tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 hướng dẫn về việc công
bố thông tin trên thị trường chứng khoán).
2.1.3.4.

Phân loại thông tin theo thời gian.

- Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho tương lai
- Thông tin theo thời gian (phút, ngày, …)
- Thông tin tổng hợp theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm)
2.1.3.5. Phân loại thông tin theo nguồn thông tin.
- Thông tin trong nước và quốc tế

- Thông tin của các tổ chức tham gia thị trường: Tổ chức niêm yết, công ty
chứng khoán và Sở Giao Dịch Chứng Khoán.
- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, truyền hình, mạng
Internet,…)
2.1.3.6. Phân loại thông tin theo thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Đối với thị trường sơ cấp: Thường là những thông tin của các tổ chức lần đầu
phát hành chứng khoán lên thị trường chứng khoán. Ủy Ban Chứng Khoán là nơi sẽ
nhận hồ sơ phát hành theo luật và chịu trách nhiệm về hoạt động phát hành của tổ
chức phát hành. Hiện nay ở nước ta, Ủy Ban Chứng Khoán do Bộ Tài Chính quản lý,


8
chịu trách nhiệm quản lý việc công bố thông tin công và chào bán chứng khoán trên
thị trướng cấp thông qua báo cáo tài chính
- Đối với thị trường thứ cấp: Là những thông tin được công bố của các tổ chức
niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán.Các tổ chức niêm yết có nhiệm vụ quan
trọng là công bố thông tin kịp thời, chính xác vì những thông tin này có thể ảnh
hưởng đến giá cả và khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Trách nhiệm công bố thông tin là yêu cầu quan trọng và là điều kiện bắt buộc
khi muốn tổ chức được niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán.
2.1.4.

Yêu cầu về công bố thông tin.

2.1.4.1. Yêu cầu về công bố thông tin kế toán.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được trình bày theo VAS 01 – Chuẩn mực chung:
thông tin kế toán cần phải trình bày đủ 6 yêu cầu như sau:
- Trung thực
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các
bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung

và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực
tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được
ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng
hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng,
dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết
về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những
vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh


9
Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp
và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất
quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để
người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa
các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
Các yêu cầu kế toán quy đinh trên đây phải được thực hiện đồng thời.
Những yêu cầu trên thường được các nhà nghiên cứu đo lường gián tiếp thông
qua việc đánh giá những ảnh hưởng của mức độ thông tin được công bố đến quyết
định kinh doanh của cá nhân, tổ chức sử dụng thông tin.
2.1.4.2.


Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản
của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu
chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình
thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra
các quyết định kinh tế. Vì vậy, vấn đề trung thực của các thông tin được công bố trên
báo cáo tài chính luôn là vấn đề trọng tâm khi đánh giá các thông tin trên báo cáo tài
chính.
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ bản của báo
cáo tài chính đó là báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành
các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình
hình tài chính trong Bảng cân đối kế toàn là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình kết quả kinh doanh trong báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh
doanh.
Theo VAS 21: Trình bày báo cáo tài chính quy định và hướng dẫn các yêu cầu
và nguyên tắc chung về việc lập báo cáo tài chính gồm: mục đích, yêu cầu, nguyên
tắc lập báo cáo tài chính, kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính


10
2.1.4.3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính.
- Trung thực và hợp lý
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của cơ quan
quản lý.
- Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính :

- Hoạt đông liên tục
- Cơ sở dồn tích
- Nhất quán
- Trọng yếu
- Bù trừ
- Có thể so sánh
- Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính
- Những thông tin chung về doanh nghiệp phải được trình bày trong từng báo
cáo tài chính như:
- Kỳ báo cáo
- Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán
- Kết cấu và nội dung của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Kết cấu và nội dung của báo cáo kết quả lưu chuyển tiền tệ
- Kết cấu và nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.4.4.

Yêu cầu của công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm

yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Do tầm quan trọng của việc công bố thông tin của các công ty niêm yết ảnh
hưởng đến thị trường chứng khoán. Vì vậy, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã có
rất nhiều quy định khá chặt chẽ về vấn đề này.
Thông tư đầu tiên đólà thông tư số 57/2004/TT-BTC có hiệu lực ngày
17/6/2004 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, tiếp theo
là thông tư số 38/2007/TT-BTC có hiệu lực ngày 18/4/2007. Và thông tư mới đây
nhất là thông tư số 52/2012/TT-BTC, thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng
6 năm 2012 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài
chính về công bố thông tin trêndưng thị trường chứng khoán. Những quy định về
công bố thông tin tại các văn bản khác do Bộ Tài chính ban hành trái với quy định tại



11
Thông tư này sẽ bị hủy bỏ và áp dụng theo quy định của Thông tư này. Cụ thể một số
quy định như sau:
Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của
pháp luật.
Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty
hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện theo pháp
luật của công ty phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được uỷ
quyền công bố thông tin công bố.
Trường hợp có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì người
đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin
phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể
từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở Giao Dịch Chứng Khoán về nội dung
thông tin công bố, cụ thể như sau:
Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công
chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khi thực hiện công bố thông tin
phải đồng thời báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên, công
ty đầu tư chứng khoán đại chúng; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại
chúng/công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khi thực hiện công bố thông tin phải
đồng thời báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao Dịch Chứng Khoán;
Ngày nộp báo cáo công bố thông tin là ngày gửi tính theo dấu của bưu điện,
ngày gửi fax, gửi Email, ngày công khai trên Website hoặc là ngày ghi trên giấy
biên nhận nộp báo cáo công bố thông tin.
Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, các đối tượng
công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này phải đồng thời báo
cáo và có văn bản giải trình cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Sở Giao Dịch Chứng Khoán định kỳ hàng quý phải lập báo cáo tổng hợp về
việc chấp hành các quy định pháp luật về công bố thông tin của tổ chức niêm yết,


×