Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Khả năng sai lệch trọng yếu với mỗi thông tin cần trình bày, công bố trên BCTC và rủi ro tỷ giá của một ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.55 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TPHCM

ĐỀ TÀI NHÓM 6:
Khả năng sai lệch trọng yếu với mỗi thông tin cần
trình bày, công bố trên BCTC và rủi ro tỷ giá của
một ngân hàng thương mại

Contents
1


Câu 23: Anh (chị) hãy nêu các nội dung về trình bày và công
bố thông tin trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chinh các
thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng ? Anh (chị) hãy nêu nhận xét chung về khả năng sai
lệch trọng yếu của mỗi thông tin cần trình bày và công bố nêu
trên
1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Điều 3 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động
ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức
tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Kinh doanh ngoại hối là việc TCTD được phép thực hiện các hoạt động ngoại
hối nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh khoản cho
hoạt động của chính TCTD được phép đó.
Hoạt động ngoại hối của TCTD được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối,
cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD được phép với người cư trú, người không cư
trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại
hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.


1.1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
Điều 5 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN
Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân
hàng thương mại
1. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay.
2. Thực hiện các giao dịch hối đoái kỳ hạn, giao dịch hối đoái hoán đổi, giao dịch hối
đoái quyền chọn, giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ.
3. Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là TCTD.
4. Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ.
5. Phát hành, đại lý phát hành thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán thẻ
ngân hàng quốc tế.

2


6. Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt
Nam; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
7. Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác
bằng ngoại tệ.
8. Giao cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức kinh tế làm
đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận
và chi, trả ngoại tệ.
9. Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho
vay bằng ngoại tệ.
10. Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
11. Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.
12. Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối.
13. Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các TCTD được phép khác, tổ chức tài chính
trong nước.

14. Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các TCTD được phép khác.
Điều 6 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN
Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của ngân hàng
thương mại
1. Mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
quốc tế.
2. Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế.
3. Bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ.
4. Cho vay ra nước ngoài.
5. Phát hành trái phiếu ở nước ngoài.
6. Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn).

3


1.2 Nội dung về trình bày và công bố thông tin trên Bảng cân đối kế
toán (BCĐKT), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(BCKQHĐKD), Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính (TM BCTC)
các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng
1.2.1 BCĐKT
1.2.2 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
1.2.2.1 Tài sản


Khoản mục “Tiền mặt, vàng bạc, đá quý” thể hiện số dư đầu kì và cuối kì của
khoản mục ngoại tệ tại quỹ của ngân hàng.
Đvt: triệu đồng

ST

T
I

Chỉ tiêu
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

TM
6

31/12/2014

31/12/2013

4.630.740

2.833.496

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN)” thể hiện số dư đầu kì
và cuối kì của khoản mục tiền gửi ngoại tệ tại NHNN.
Đvt: triệu đồng

ST
T
II

Chỉ tiêu
Tiền gửi tại NHNN


TM
7

31/12/2014

31/12/2013

9.876.451

10.159.564

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Tiển gửi tại TCTD khác” thể hiện số dư đầu kì và cuối kì của tiền
gửi tại TCTD khác bằng ngoại tệ.
Đvt: triệu đồng

ST
T

Chỉ tiêu

TM

III

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và
cho vay các TCTD khác


8

1.

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác

31/12/2014

31/12/2013

75.433.624

73.079.476

67.162.062

59.520.681

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác”: thể
hiện dư nợ (nếu dư nợ lớn hơn dư có) của tất cả các giao dịch ngoại hối như
giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi ngoại tệ, ở phần Tài sản trên
BCĐKT, bao gồm số dư đầu kì và cuối kì.
4


Đvt: triệu đồng

ST
T

Chỉ tiêu

TM

V

Các công cụ tài chính phái sinh và các
tài sản tài chính khác

9

31/12/2014

31/12/2013
-

164.334

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Cho vay khách hàng”: hoạt động ngoại hối bao gồm cả cho vay
bằng ngoại tệ đối với các khách hàng. Số dư đầu kì, cuối kì của hoạt động cho
vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng không phải là TCTD được thể hiện trên
BCĐKT trong khoản mục “Cho vay khách hàng”
Đvt: triệu đồng


ST
T
VI

Chỉ tiêu

TM

Cho vay khách hàng

31/12/2014

10

31/12/2013

435.523.079

372.988.742

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Lãi, phí phải thu”: số dư đầu kì, cuối kì của các khoản lãi phải thu
từ tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ, lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái
sinh được thể hiện chung trong khoản mục “các khoản lãi, phí phải thu” ở phần
“Tài sản Có khác”.
Đvt: triệu đồng

ST

T

Chỉ tiêu

TM

31/12/2014

31/12/2013

X

Tài sản Có khác

25.958.316

23.291.798

2

Các khoản lãi, phí phải thu

12.706.283

10.035.489

BCTC hợp nhất VietinBank 2014
1.2.2.2 Nợ phải trả:



“Tiền, vàng gửi của các TCTD khác” thể hiện số dư đầu kì, cuối kì của tiền gửi
bằng ngoại tệ của TCTD được phép.
Đvt: triệu đồng

ST
T

Chỉ tiêu

II

Tiền, vàng gửi và vay các TCTD khác

1

Tiền, vàng gửi của các TCTD khác

TM
22

31/12/2014

31/12/2013

103.769.865

80.464.749

42.040.236


31.865.823

BCTC hợp nhất VietinBank 2014

5




Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng: số dư đầu kì và cuối kì của tiền gửi bằng
ngoại tệ của khách hàng không phải là TCTD được thể hiện chung với các
khoản tiền gửi khác của khách hàng trên khoản mục “Tiền, gửi của khách
hàng” nằm ở phần Nợ phải trả trên BCĐKT
Đvt: triệu đồng

ST
T

Chỉ tiêu

TM

III

Tiền, vàng gửi của khách
hàng

23

31/12/2014


31/12/2013

424.181.174

364.497.001

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác”: thể
hiện dư có (nếu dư có lớn hơn dư nợ) của tất cả các giao dịch ngoại hối như
giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi ngoại tệ, ở phần Nợ phải trả
trên BCĐKT, bao gồm số dư đầu kì và cuối kì.
Đvt: triệu đồng

ST
T

Chỉ tiêu

TM

IV

Các công cụ tài chính phái sinh
và các tài sản tài chính khác

9


31/12/2014

31/12/2013

415.778

-

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Khoản mục “Lãi, phí phải trả”: số dư đầu kì, cuối kì của các khoản lãi phải trả
từ tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ, lãi phải trả từ các công cụ tài chính phái sinh
được thể hiện chung trong khoản mục “các khoản lãi, phí phải trả” ở phần “Các
khoản nợ khác”.
Đvt: triệu đồng

ST
T
VII
1

Chỉ tiêu
Các khoản nợ khác

TM
26

Các khoản lãi, phí phải trả


31/12/2014

31/12/2013

35.479.425

27.982.425

5.749.315

4.365.827

BCTC hợp nhất VietinBank 2014


Chênh lệch tỷ giá hối đoái: bao gồm số dư đầu kì và cuối kì của chênh lệch tỷ
giá hối đoái và chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh được thể
hiện ở khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” ở phần “Vốn và các quỹ” thuộc
“Vốn chủ sở hữu trên BCĐKT.
Đvt: triệu đồng

ST

Chỉ tiêu

TM

31/12/2014

31/12/2013

6


T
VIII Vốn và các quỹ
3

28

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

55.012.808

54.074.666

338.463

317.641

BCTC hợp nhất VietinBank 2014
1.2.2.3 Các chỉ tiêu ngoài BCĐKT

Các cam kết giao dịch hối đoái được ghi nhận ở khoản mục ngoài BCĐKT thể
hiện các nghiệp vụ ngoại tệ liên quan đến hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay,
quyền chọn, kỳ hạn… nhưng chưa thực hiện hợp đồng hoặc đang trong thời gian theo
dõi.
Đvt: triệu đồng
ST
T


Chỉ tiêu

TM

I

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

43

2

Cam kết trong nghiệp vụ L/C

II

Các cam kết đưa ra

1

Cam kết khác

43

31/12/2014

31/12/2013

54.122.956


46.730.513

29.742.703

27.626.059

26.392.728

17.545.621

26.392.728

17.545.621

BCTC hợp nhất VietinBank 2014

1.2.3 Khả năng sai lệch trọng yếu
Do hoạt động ngoại hối có đặc điểm là số lượng giao dịch và chứng từ liên
quan nhiều, tỷ giá biến động liên tục, thời gian thực hiện giao dịch ngoại hối rất đa
dạng khiến cho định khoản, hạch toán liên quan đến ngoại hối xảy ra sai sót như: bỏ
sót không theo dõi thường xuyên các hợp đồng quyền chọn, tương lai dẫn đến số liệu
trình bày trên BCĐKT không đầy đủ, bỏ sót giao dịch hoặc hạch toán khống số liệu
các khoản mục tiền gửi, mua bán ngoại tệ không thực sự tồn tại… nhằm tạo một
BCTC “đẹp” nhưng không trung thực (không đáp ứng cơ sở dẫn liệu đầy đủ, hiện hữu
đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ được kiểm toán). Ví dụ như: khi hạch toán hợp
đồng quyền chọn nhưng lại bỏ sót việc ghi nhận trên các tài khoản ngoại bảng.
Các tài khoản ngoại bảng áp dụng phương pháp ghi đơn nên sai sót về mặt số
liệu dễ xảy ra khi không có sự theo dõi, kiểm tra dẫn đến số liệu trình bày trên
BCĐKT không trung thực.
Việc áp dụng tỷ giá không phù hợp khi thực hiện quy đổi tỷ giá định kỳ/ cuối

năm cho các tài khoản có gốc ngoại tệ làm cho các số liệu trình bày trên BCĐKT
thiếu chính xác.
Việc theo dõi, ghi nhận các khoản lãi, phí phải thu, phải trả từ các giao dịch
ngoại hối được phân bổ, dự thu không hợp lý, hoặc sai tài khoản dẫn đến số liệu trên
BCTC trình bày không trung thực, không đáp ứng cơ sở dẫn liệu đánh giá và phân bổ.
Ví dụ như khi hợp đồng kỳ hạn, tài khoản 4962-Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn và
3962-Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn là tài khoản mang tính trung gian dùng để ghi
nhận chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay khi hợp đồng có hiệu lực; sau
đó được định kỳ phân bổ vào tài khoản thu hoặc chi từ các công cụ phái sinh tiền tệ.
7


Do đó dễ xảy ra tình trạng chấm dứt giao dịch, hợp đồng nhưng tài khoản chưa
được tất toán làm ảnh hưởng đến số liệu trình bày trên BCĐKT.

1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
Khoản mục “Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối” thể hiện lãi/lỗ
thuần về kinh doanh ngoại tệ của năm trước và năm hiện hành. Theo Chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 22: lãi và lỗ phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoại hối được báo
cáo trên cơ sở tuần.
Đvt: triệu đồng
ST
T

Chỉ tiêu

TM

III


Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối

32

Năm 2014

Năm 2013

386.539

291.450

BCTC hợp nhất VietinBank 2014

1.3.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
Giao dịch ngoại hối có số lượng giao dịch, chứng từ nhiều và liên quan đến
nhiều loại tỷ giá làm tăng khả năng xảy ra sai sót trong việc tính toán lãi/ lỗ từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối như áp dụng tỷ giá không phù hợp với quy định của
NHNN, không đáp ứng được cơ sở dẫn liệu chính xác.
Thời gian thực hiện giao dịch ngoại hối như mua ngay, kỳ hạn, quyền chọn…
rất đa dạng, có thể kéo dài đến 365 ngày. Điều này dễ dẫn đến việc xảy ra sai sót trong
việc tính sai ngày thực hiện giao dịch hoặc các hợp đồng không được ghi nhận không
đúng kỳ kế toán, không đáp ứng cơ sở dẫn liệu chính xác, đúng kỳ của số liệu trình
bày trên BCKQHĐKD.
Việc ghi nhận nhầm tài khoản hoặc phân bổ từ tài khoản lãi phải thu, lãi
phải trả sang tài khoản thu, chi từ công cụ tài chính phái sinh cũng có thể xảy ra
sai sót. Ví dụ như trong giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward), việc phân bổ sai lãi phải
thu (tài khoản 3962) vào tài khoản thu nhập thay vì chi phí sẽ làm ảnh hưởng đến tính

chính xác của số liệu trình bày trên BCKQHĐKD.

1.4 Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính
1.4.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 22:
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán
20. Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết sau:
a) Nội dung và giá trị của các cam kết cho vay không thể huỷ ngang (Trường
hợp huỷ ngang các cam kết không thể huỷ ngang thì phải chịu phạt)
b) Nội dung và giá trị của các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết được trình
bày ngoài Bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản liên quan đến:
8


i) Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh
thanh toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo lãnh tài
chính cho các khoản vay và chứng khoán;
ii) Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, như: Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, các khoản đảm bảo khác và thư tín
dụng dự phòng liên quan đến các nghiệp vụ đặc biệt;
iii) Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hoá,
như: Thư tín dụng, chứng từ có sử dụng hàng hoá giao nhận làm tài sản đảm
bảo;
iv) Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành chứng từ có giá khác.
21. Nhiều Ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch không được ghi nhận là tài
sản hay nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán nhưng chúng làm phát sinh các nghĩa vụ
nợ tiềm ẩn và các cam kết. Những khoản mục này thường có vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh và có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rủi ro của các Ngân
hàng. Những khoản mục này có thể làm tăng, giảm các khoản rủi ro khác, (Như:
Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro về tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán).

22. Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của Ngân hàng cần phải biết
về các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết không huỷ ngang của Ngân hàng để đánh
giá tính thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng được trình bày trên Báo
cáo thuyết minh báo cáo tài chính như sau:
5. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu đối với khoản mục ngoại tệ, NH thể
hiện phương pháp và cơ sở để tính toán tỷ giá theo quy định hiện hành và các hợp
đồng phái sinh tiền tệ.
6. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

Tiền mặt bằng ngoại tệ
Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ

31/12/2014

31/12/2013

Triệu VND

Triệu VND

605.367

489.813

1.423

1.818

7. Tiền gửi tại NHNN

31/12/2014

31/12/2013
9


Triệu VND
Tiền gửi thanh toán tại NHNN bằng ngoại tệ

Triệu VND

2.519.085

2.772.333

8. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác
31/12/2014

31/12/2013

Triệu VND

Triệu VND

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác
Tiền, vàng gửi không kỳ hạn

12.926.088

12.583.806


Bằng vàng và ngoại tệ

6.399.441

7.139.845

54.235.974

46.936.875

10.337.974

8.860.875

Cho vay các TCTD khác

8.271.562

13.661.254

Cho vay bằng vàng và ngoại tệ

3.293.130

4.595.254

-

Tiền, vàng gửi có kỳ hạn

-

Bằng vàng và ngoại tệ

9. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản/ công nợ tài chính khác
Tài sản

Công nợ

Triệu VND

Triệu VND

Tại ngày 31/12/2014
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

-

451.778

Giao dịch kỳ hạn tiền tệ

-

428.012

Giao dịch hoán đổi tiền tệ

-


(12.234)

Giao dịch tương lai tiền tệ

-

-

164.334

-

Tại ngày 31/12/2014
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ

10


Giao dịch kỳ hạn tiền tệ

78.808

-

Giao dịch hoán đổi tiền tệ

82.545

-


Giao dịch tương lai tiền tệ

2.981

-

22. Tiền, vàng gửi và vay các TCTD khác

Tiền, vàng gửi không kỳ hạn của các TCTD
khác
-

Bằng vàng và ngoại tệ

Tiền, vàng gửi có kỳ hạn của các TCTD khác
-

Bằng vàng và ngoại tệ

Vay các TCTD khác
-

Bằng vàng và ngoại tệ

31/12/2014

31/12/2013

Triệu VND


Triệu VND

1.527.952

3.994.723

687.627

2.686.834

40.512.284

27.871.100

8.719.050

8.001.100

61.729.629

48.598.926

47.984.254

27.418.926

23. Tiền, vàng gửi cho khách hàng

Tiền, vàng gửi không kỳ hạn


31/12/2014

31/12/2013

Triệu VND

Triệu VND

62.210.513

63.017.080

9.751.201

11.422.428

347.134.294

290.016.677

25.600.433

22.410.662

Tiền gửi vốn chuyên dùng

2.164.979

2.774.113


Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ

1.313.103

1.569.159

12.671.370

8.689.131

Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ
Tiền, vàng gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ

Tiền gửi ký quỹ

11


Tiền gửi ký quỹ bằng vàng, ngoại tệ

1.967.906

1.243.057

25. Phát hành giấy tờ có giá
31/12/2014

31/12/2013


Triệu VND

Triệu VND

Giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

5.289.643

6.060.847

43. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra
31/12/2014

31/12/2013

Triệu VND

Triệu VND

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn

54.122.956

46.730.513

- Thư tín dụng

29.742.703

27.626.059


Các cam kết đưa ra

26.392.728

17.545.621

5.149.620

8.637.387

- Cam kết khác

1.4.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
Các khoản mục trình bày trên Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính đối
với cái khoản mục ngoại bảng không tránh khỏi việc ghi thiếu các khoản cam kết
hay giao dịch đã thực hiện hay ghi thừa thông tin đối với các khoản cam kết hay
giao dịch chưa thực hiện và thể hiện vào thuyết minh, làm cho số liệu trên thuyết
minh không trung thực và hợp lý.
Việc đánh giá lại ngoại tệ vào cuối kỳ không chính xác, dẫn đến thu nhập
của ngân hàng do đánh giá lại ngoại tệ bị sai lệch so với thực tế.

12


Câu 24: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và các dấu hiệu
đánh giá rủi ro tỷ giá của một ngân hàng thương mại; phân
tích ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá cao đối với tính trung thực và
hợp lý của báo cáo tài chính của một ngân hàng
2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá

-

Tỷ giá : là giá cả của đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

-

Rủi ro : là những sai lệch so với dự tính , bao gồm cả chiều thuận và chiều nghịch ,
tức là khi có rủi ro phát sinh thì rủi ro có thể mang lại lợi ích hay gây thiệt hại cho chủ
thể gặp rủi ro.

-

Rủi ro tỷ giá là : phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ
vọng tương lai.

-

Có nhiều quan điểm về rủi ro tài chính, rủi ro tỷ giá của NHTM xếp vào nhóm rủi ro
thị trường và là nhóm rủi ro có thể đo lường, xác định được. Cũng giống như rủi ro tài
chính, rủi ro tỷ giá cũng có nhiều cách tiếp cận.

-

Theo Peter S. Rose: “rủi ro hối đoái là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng
phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới”.

-

Hennie Van Greunung và Soja Brajovic Bratanovic cho là: “Rủi ro hối đoái là
rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ”.


-

Rủi ro tỷ giá thường biểu hiện ở các loại hình (Mark Griblatt and Sherriand
Titman):

-

Thứ nhất, rủi ro giao dịch (Transaction risk): rủi ro giao dịch xuất hiện khi tỷ
giá thay đổi tác động trực tiếp tới luồng tiền của ngân hàng. Rủi ro giao dịch xảy ra khi
ngân hàng mua - bán, cho vay - đi vay, thanh toán trong một giao dịch bằng ngoại tệ.

-

Thứ hai, rủi ro chuyển đổi (Translation risk): rủi ro chuyển đổi xảy ra khi báo
cáo tài chính của chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài lập bằng ngoại tệ phải chuyển
sang đồng tiền của nước ngân hàng mẹ để thống nhất với báo cáo tài chính của ngân
hàng mẹ

-

Tại sao người ta lại coi trọng rủi ro chuyển đổi vì thay đổi trong giá trị tài sản của
ngân hàng con do tỷ giá thay đổi thường phản ánh những thay đổi thực của nền kinh tế
và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai.

13


2.2 Dấu hiệu đánh giá rủi ro tỷ giá
2.2.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối

Xác định rủi ro tỷ giá theo trạng thái ngoại hối của NHTM là phương pháp đơn giản
nhất, bởi vì khi tỷ giá thay đổi sẽ làm kéo theo rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại
hối của NHTM. Dựa theo quyền sở hữu về ngoại tệ, chúng ta có các khái niệm:
- Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai), làm phát
sinh trạng thái ngoại tệ trường đối với ngoại tệ này (long the foreign - LFC).
- Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai), làm phát
sinh trạng thái ngoại tệ đoản đối với ngoại tệ này (short the foreign - SFC).
- Trạng thái ngoại tệ ròng
Chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ của một ngoại tệ, tại một thời điểm
(nội và ngoại bảng), gọi là trạng thái ngoại tệ ròng (Net exchange position - NEP). Vì
là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại tệ ròng phản ánh số dư tại một thời
điểm.
Nếu xác định trạng thái ngoại tệ theo hoạt động ngoại bảng (Off balance sheet
activities).
Trạng thái ngoại tệ ròng = Ngoại tệ mua vào – Ngoại tệ bán ra
Xét trạng thái ngoại tệ theo hoạt động nội bảng (On balance sheet activities):
TS ròng bằng ngoại tệ = TSC bằng ngoại tệ - TSN bằng ngoại tệ.
Đối với mỗi ngoại tệ thì tại một thời điểm, nếu tổng tài sản “có” lớn hơn “nợ”
thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường. Khi đồng tiền lên giá thì phát sinh lãi ngoại hối và
ngược lại khi đồng tiền giảm giá thì phát sinh lỗ ngoại hối.
Nếu tổng tài sản “Có” nhỏ hơn tài sản “Nợ” thì ngoại tệ ở trạng thái đoản, khi
đồng tiền này lên giá làm phát sinh lỗ ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm
giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối.
Chúng ta có thể thấy rõ rủi ro tỷ giá mà ngân hàng gặp phải thông qua bảng sau:
Bảng 1: Tác động của tỷ giá lên trạng thái ngoại hối
Trạng thái ngoại hối
Trạng thái ngoại hối
dương
Trạng thái ngoại hối âm


Biến động tỷ giá
Tỷ giá tăng

Tỷ giá giảm

NHTM có lãi

NHTM lỗ

NHTM lỗ

NHTM có lãi
14


Trạng thái ngoại hối cân
Không ảnh hưởng tới thu
Không ảnh hưởng tới thu
bằng
nhập của NHTM
nhập của NHTM
Từ bảng trên có thấy được rằng tổn thất dự kiến của ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu
tố: trạng thái ngoại hối và sự biến động của tỷ giá. Với việc ấn định các hạn mức về
trạng thái ngoại hối, ngân hàng đã kiểm soát được một phần rủi ro tỷ giá. Nếu không
duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh sẽ không chịu rủi ro tỷ giá hoặc duy
trì trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không
phát sinh. Tuy nhiên những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị
trường quốc tế không chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà
còn tự kinh doanh cho bản thân NHTM để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự
doanh hay còn gọi là “đầu cơ”). Trong trường hợp này, rủi ro tỷ giá của NHTM rất lớn.

Các NHTM có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro
rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro của Ngân hàng.

2.2.2 Tác động của rủi ro tỷ giá lên luồng tiền của ngân hàng
Tác động của rủi ro tỷ giá đối với luồng tiền của ngân hàng là tác động gián tiếp khi
cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, tài sản ngoại bảng và các dịch vụ phi tài sản thay đổi.
Thêm vào đó, khi tỷ giá thay đổi, làm thay đổi quyết định đầu tư, đi vay của khách
hàng, các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà đi vay và hiển
nhiên là, luồng tiền từ phía những đối tượng này vào ngân hàng cũng thay đổi theo.
Rủi ro tỷ giá tác động lên luồng tiền của ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tác
động dài hạn thường gây ra với các hoạt động: cho vay và đầu tư của ngân hàng, các
khoản đầu tư được giữ tới hạn, các tài sản nợ ngoại bảng dài hạn như các khoản tín
dụng trung hạn và hợp đồng hoán đổi dài hạn. Tác động ngắn hạn thường xảy ra với
các dịch vụ phi tài sản của ngân hàng, mà thông thường là những giao dịch tạo nguồn
thu phí như các hoạt động giao dịch, các khoản đầu tư ghi điểm thị trường (mark to the
market), các tài sản nợ ngoại bảng ngắn hạn như thư tín dụng, các hợp đồng phái sinh.
Cũng cần chú ý là những nguồn tài trợ vốn từ chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài cũng
tạo nên rủi ro trong ngắn hạn.

2.3 Biểu hiện của rủi ro tỉ giá:
Khi đánh giá rủi ro người ta thường đánh giá 2 yếu tố ảnh hướng trực tiếp
đến lãi lỗ hoạt động kinh doanh:
Mỗi quan hệ đó được thể hiện thông qua công thức tính lãi (lỗ) đối với từng
loại ngoại tệ như sau:
Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ I = ( Trạng thái ngoại hối ròng đối với ngoại tệ i )
*( Mức biến động tỉ giá của ngoại tệ I )
(1)
Có 2 loại trạng thái biểu hiện rủi ro:

15



* Trạng thái trường : ( trạng thái ròng > 0)


Giá trị tài sản bằng ngoại tệ > giá trị nợ bằng ngoại tệ



Rủi ro xảy ra khi tỉ giá giảm
* Trạng thái đoản ( trạng thái ròng < 0)



Giá trị tài sản bằng ngoại tệ < giá trị nợ bằng ngoại tệ



Rủi ro xảy ra khi tỉ giá tăng
Ví dụ minh họa :
Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam có uy tín trong lĩnh vực
kinh doanh ngoại hối.
Ngày 30/12/2010 ngân hàng Vietcombank đã nhận gửi của khách hàng một
khoản tiền là 50.000 USD, kì hạn 6 tháng và đồng thời cho vay một khách hàng một
khoản tiền là 70.000 USD cùng kì hạn.Ngoài ra, doanh số mua bán của Ngân hàng
Vietcombank là : Mua của khách hàng C : 135.000 USD và Bán cho khách hàng D :
900.000 USD kì hạn 6 tháng. Tình hình thị trường tiền tệ trong năm 2010 có một số
thông tin như sau ( số liệu ngày 30/12/2010 của ngân hàng Vietcombank):
Đơn vị %/ năm:
Tỷ giá


Mua

Bán

Lãi suất (kì hạn 6
tháng)

Gửi

Vay

USD/VND

19495

19500

VND

11

11,5

GBP/USD

1,6299

1,6663


USD

1,2

5

Nhận gửi của khách hàng A: 50.000USD , kì hạn 6 tháng.Như vậy, số tiền ngân
hàng VCB phải trả cho khách hàng 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi là:
50.000 x (1 + 1,2% x 6/12)= 50.300 USD
Cho vay khách hàng B: 70.000 USD kì hạn 6 tháng. Số tiền ngân hàng thu được 6
tháng sau bao gồm cả lãi và gốc:
70.000 x (1+5% x 6/12)=71.750 USD
Mua của khách hàng C kì hạn 6 tháng : 135.000 USD
Bán cho khách hàng D kì hạn 6 tháng : 900.000 USD
16


Trạng thái ngoại tệ ròng gaio dịch cùng kì hạn là :

Như vậy Vietcombank có trạng thái giao dịch cùng kì hạn ngoại tệ ròng âm
743550 USD. Với trạng thái này nếu USD lên giá Vietcombank sẽ bị tổn thất giao
dịch, ngân hàng rơi vào trạng thái ngoại tệ đoản.

2.4 Một số hệ số an toàn
Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN:Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không
được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD.
Tổng trạng thái ngoại hối âm cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của
TCTD.

2.5 Tính trung thực hợp lý của BCTC

Tính trung thực của Báo cáo tài chính một ngân hàng là thông tin tài chính và tài
liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
Tính hợp lý của Báo cáo tài chính một ngân hàng là thông tin tài chính và tài liệu kế
toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện
đựợc nhiều người thừa nhận.
Nếu rủi ro tỷ giá được đánh giá là cao thì tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài
chính của ngân hàng có thể bị giảm đi. Ngân hàng thương mại cũng giống như các tổ
chức kinh doanh khác, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là tổ chức đặc biệt kinh
doanh tiền tệ, bằng cách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong trong nền kinh tế để cho
vay.
Đối với một ngân hàng thương mại, luôn muốn có một Báo cáo tài chính với những
con số làm sao để thu hút và làm hài lòng các nhà đầu tư cũng như khách hàng của họ.
Rủi ro tỷ giá cao khi trạng thái ngoại hối tệ ròng đang ở trạng thái trường mà tỷ giá
lại giảm quá nhiều hay trạng thái ngoại tệ ròng ở trạng thái đoản mà tỷ giá lại tăng quá
nhiều. Khi tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày hay âm cuối ngày vượt quá mức
an toàn theo theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Khi rủi ro tỷ giá cao sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như :
-

Đối với khoản đi vay và tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ : rủi ro tỷ giá làm thay
đổi lợi nhuận của ngân hàng. Đối với các khoản đi vay và tiền gửi bằng ngoại tệ, khi tỷ
giá tăng thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro do lúc này số tiền lãi ngân hàng phải trả cho các
khoản này nhiều hơn. Như vậy,khi tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC
17


đối với khoản mục “chi phí lãi phải trả” .Các thông tin này có thể bị ghi sai hoặc khai
thiếu khi có rủi ro sẽ làm mất đi sự trung thực hợp lý của BCTC.
-


Đối với các khoản cho vay và tiền gửi tại các TCTD khác bằng ngoại tệ: Ngân hàng sẽ
gặp rủi ro tỷ giá khi tỷ giá giảm.Lúc này số tiền lãi ngân hàng nhận được sẽ bị giảm
đi,qua đó làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.Khi ngân hàng gặp
rủi ro thì số liệu trên của các khoản mục “Lãi thu được ” có thể bị khai khống. Như
vậy giúp ngân hàng giữ được mức lợi nhuận mong muốn.Tuy nhiên nó sẽ làm sai lệch
thông tin trên BCTC.

-

Rủi ro tỷ giá khi xuất hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khoản mục “ Chênh lệch đánh giá
lại ngoại tệ ”, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi ( lỗ) của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ
cố ý đánh giá cao các khoản mục bên tài sản ( ghi khống ) để tăng lãi về ngoại tệ cho
ngân hàng. Ngược lại đối với các khoản mục bên nguồn vốn, ngân hàng có xu hướng
đánh giá thấp các khoản mục này ( ghi thiếu ) nhằm giảm lỗ cho ngân hàng.

-

Rủi ro tỷ giá thuộc rủi ro tiềm tàng trong rủi ro có sai sót trọng yếu. Do đó rủi ro tỷ giá
thuộc về bản chất hoạt động kinh doanh ngọai hối của ngân hàng nên ngân hàng khó có
thể kiểm soát hết được.
Kết luận: Kiểm toán viên thông qua những hiểu biết về nghiệp vụ của mình để xem
xét tính hợp lý của những con số của những khoản mục này trên báo cáo tài chính. Vì
nếu một ngân hàng có rủi ro tỉ giá cao thì những con số trên những khoản mục này sẽ
khó trung thực và hợp lý. Do chúng quyết định trực tiếp đến việc đánh giá một ngân
hàng có gặp rủi ro tỷ giá cao hay không?
Việc một ngân hàng gặp rủi ro tỷ giá cao mà Báo cáo tài chính thiếu trung thực và
hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những người sử dụng thông tin, đến những quyết định
đầu tư tài chính của khách hàng.


18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức
tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài



Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBNH-VPQH



Thông tư số 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối,
điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng
(TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.



BCTC thường niên 2014 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
VietinBank.



/>
19




×