Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 62 trang )

Header Page 1 of 16.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

TRẦN THỊ HẰNG

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TẬP THƠ
CHÚ BÒ TÌM BẠN CỦA NHÀ THƠ PHẠM HỔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2016

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo,
cô giáo trong Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong
Khoa Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới cô Tiến sĩ Lê Thị Lan Anh - ngƣời trực tiếp chỉ bảo tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.


Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ quản lí thƣ viện
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi
hoàn thành khóa luận của mình.
Qua đây, tôi cũng xin gửi tới ban Giám hiệu và các cô giáo trƣờng Mầm
non Tích Sơn - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, trƣờng Mầm non Tiên Phú - Phù
Ninh- Phú Thọ cùng các bạn sinh viên K38MN - GDMN lời cảm ơn chân
thành nhất.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Hằng

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các căn cứ, số liệu
trong khóa luận là trung thực. Đề tài này chƣa đƣợc công bố trong bất kì công
trình khóa luận nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Hằng

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TẬP THƠ CHÚ BÒ TÌM BẠN CỦA NHÀ
THƠ PHẠM HỔ ............................................................................................... 7
1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm về từ .................................................................................. 7
1.1.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn ............................................... 7
1.1.3 Ý nghĩa cuả tập thơ “Chú bò tìm bạn” đối với việc phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo lớn ............................................................................. 10
1.2 Một số cơ sở lí luận ................................................................................ 28
1.2.1 Cơ sở tâm lí ...................................................................................... 28
1.2.2 Cơ sở sinh lí ..................................................................................... 31
1.2.3 Cơ sở ngôn ngữ học ......................................................................... 32
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
THÔNG QUA TẬP THƠ CHÚ BÒ TÌM BẠN CỦA NHÀ THƠ .................. 35
PHẠM HỔ....................................................................................................... 35
2.1 Thông qua hoạt động ngoài trời dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học ................................................................................................................ 35

Footer Page 4 of 16.



Header Page 5 of 16.

2.2 Thông qua hoạt động cho trẻ tham gia vào góc học tập và sách ........... 40
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 44
3.1 Mục đích điều tra ................................................................................... 44
3.2 Nội dung điều tra.................................................................................... 44
3.3 Phƣơng pháp điều tra ............................................................................. 44
3.4 Cách thức điều tra .................................................................................. 44
3.5 Phân tích kết quả điều tra ....................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Bƣớc vào thế kỉ thứ 21 là thế kỉ của đỉnh cao trí tuệ và sự phát triển toàn
diện và hội nhập thế giới. Chính vì thế mà con ngƣời là trung tâm của sự phát
triển. Một đất nƣớc phát triển toàn diện về trí tuệ là tiềm năng quyết định sự
phát triển và sinh tồn của một đất nƣớc hùng mạnh. Vì thế mà mà nền giáo
dục quốc dân ngày càng đƣợc quan tâm sâu sắc.
Nhƣ chúng ta đã biết, ở Việt Nam hiện nay Đảng và nhà nƣớc ta đang
ngày càng chú trọng, đề cao nền giáo dục nƣớc nhà và xem nó nhƣ một vấn
đề cấp thiết. Đặc biệt, giáo dục mầm non là khâu quan trọng, là nền móng đầu
tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em sau này. Vì vậy,
trong chƣơng trình chăm sóc, giáo dục trẻ cần phát triển toàn diện về mọi

mặt: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó
cần phải kể đến sự đóng góp rất lớn từ ngôn ngữ. Dân gian thƣờng có câu:
“Trẻ lên ba, cả nhà học nói” để muốn nói khi lên ba nhu cầu giao tiếp của trẻ
tăng lên rất cao, từ đó làm nảy sinh khả năng nói của trẻ. Cũng chính vì lẽ đó
mà việc phát triển vốn từ cho trẻ cần đƣợc quan tâm sâu sắc.
Mỗi con ngƣời chúng ta khi sinh ra ngay từ thủa lọt lòng đã đƣợc nghe
những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ thật ngọt ngào, tha thiết, trong trẻo và bay
bổng làm cho tâm hồn trẻ thơ cảm nhận đƣợc sự tuyệt vời của tiếng mẹ đẻ
ngay khi còn nằm trong nôi. Cũng chính vì lẽ đó mà thơ ca là phƣơng thức
đắc lực bồi dƣỡng những tâm hồn bé bỏng ấy không gì có thể thay thế đƣợc.
Với nội dung trong sáng, lành mạnh, thơ nhƣ dòng sữa mẹ thơm mát thổi vào
tâm hồn non nớt của trẻ những tình cảm tốt đẹp, trí tƣởng tƣợng cũng nhƣ sự
phát triển vốn từ cho trẻ.

Footer Page 6 of 16.

1


Header Page 7 of 16.

Đã có rất nhiều các nhà thơ nổi tiếng có nhiều tác phẩm hay dành cho
thiếu nhi nhƣ: Định Hải, Ngô Viết Dinh, Võ Quảng... Nhƣng ngƣời có công
góp sức làm rạng rỡ nền văn học thiếu nhi nƣớc nhà phải kể đến nhà thơ
Phạm Hổ - một trong số những cây bút xuất sắc nhất. Hơn nửa thế kỉ cầm bút,
Phạm Hổ đã tạo đƣợc một sự nghiệp văn chƣơng phong phú bao gồm: thơ,
truyện, kịch. Dù viết theo thể loại nào thì Phạm Hổ cũng đều đạt đƣợc những
thành công quan trọng.
Nói riêng về thơ, theo thống kê Phạm Hổ có khoảng 20 tập thơ. Đó là sự

đóng góp không hề nhỏ cho nền thơ ca dành cho thiếu nhi. Bởi nhƣ ông đã
từng nói: “Nếu đƣợc sống một lần nữa, tôi vẫn xin đƣợc viết cho các em, bởi
đó là cả một hạnh phúc của đời tôi”. Và một trong số đó tập thơ đặc sắc nhất
phải kể tới là tập thơ Chú bò tìm bạn. Thông qua những bài thơ ngộ nghĩnh,
vui tƣơi, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tƣởng tƣợng ông đã dẫn các em vào thế giới
vạn vật xung quanh mình từ cái bình dị nhất, thân thuộc nhất mà trìu mến tới
lạ thƣờng.
Đọc những bài thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn ta nhƣ sống lại những
ngày trẻ thơ, những kí ức con trẻ trong trẻo, ngọt ngào vụt đi không bao giờ
có thể quay trở lại, khiến ta có chút tiếc nuối, bâng khuâng. Qua đó, ta cũng
cảm nhận đƣợc tình cảm của nhà thơ Phạm Hổ dành cho trẻ mầm non sâu sắc
đến nhƣờng nào. Những bài thơ nhƣ: Bắp cải xanh, đàn gà con, chú bò tìm
bạn... đã trở nên quen thuộc và đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục mầm
non. Cũng nhờ những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc ấy mà góp phần rất lớn trong
việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt, lứa tuổi mẫu giáo lớn là lứa
tuổi mà trẻ đã cảm nhận về thơ ca sâu sắc hơn, có thể thuộc và hiểu những tác
phẩm thơ ngọt ngào ấy một cách tƣơng đối đầy đủ.
Tuy nhiên, việc áp dụng những bài thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn của
nhà thơ Phạm Hổ nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn vào trong các

Footer Page 7 of 16.

2


Header Page 8 of 16.

bài dạy ở các trƣờng mầm non còn rất hạn chế và chƣa đạt hiệu quả, chƣa
hay, chƣa hấp dẫn.Vì thế, là giáo viên mầm non chúng tôi mong muốn tìm
hiểu rõ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ ông để có thế truyền những

cái hay, cái đẹp và mở rộng vốn từ cho trẻ.
Từ những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà
thơ Phạm Hổ ”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhƣ chúng ta đã biết, trẻ em luôn đƣợc dành sự quan tâm của gia đình, nhà
trƣờng và xã hội, những vấn đề trẻ em đƣợc các nhà nghiên cứu khoa học hết
sức quan tâm. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn
không còn là một đề tài mới mẻ nữa, đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” NXB
Đại học sƣ phạm, 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phƣơng pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết và cụ thể. Trên cơ sở những
đánh giá chung về đặc điểm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan
hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác, tác giả đã đƣa ra một
số phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả
phƣơng pháp phát triển vốn từ cho trẻ. Ngoài ra ông cũng đƣa ra các cách sửa
lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản lí,
những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và quản lí ngành mầm non. Trong
tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006, tác giả Đinh Thị Uyên có bài dịch tìm
hiểu về chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc. Đây là
một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non hiện nay.

Footer Page 8 of 16.

3


Header Page 9 of 16.


Tạp chí giáo dục mầm non số 5/2006 , tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã có
bài viết “Dạy trẻ học thơ nhƣ thế nào?” đã nói về vai trò của thơ ca với trẻ
mầm non đồng thời còn đƣa ra một số cách dạy trẻ học thơ rất hiệu quả giúp
cho giáo viên mầm non dạy trẻ thuộc thơ nhanh hơn và giúp trẻ có tình yêu
với thơ ca cũng nhƣ nắm đƣợc những ý sâu sắc của thơ ca.
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”,
NXB Đại học Sƣ phạm, 2014, cũng chú trọng đến dạy nói cho trẻ, phát triển
ngôn ngữ thông qua các thành phần ngữ pháp Tiếng Việt đó là giáo dục chuẩn
mực ngữ âm Tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu
Tiếng Việt , phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật thông qua
tác phẩm văn học, để tạo tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một.
Nhà thơ Vũ Duy Thông cũng nhận xét về thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi
rằng, đây là con ngƣời yêu trẻ đến mức đắm đuối không bao giờ no chán, một
ngƣời luôn khao khát tìm đến trẻ để hiểu và yêu chúng hơn nữa, một con
ngƣời vốn không đóng vai một thầy giáo nghiêm nghị cắt lời răn dạy phải trái
mà là một ngƣời bạn chân thành của trẻ.
Lã Thị Bắc Lý cũng nhận ra sức mạnh của ngòi bút Phạm Hổ ở chỗ ông
đã tìm ra đƣợc chìa khóa mở cửa của tâm hồn trẻ thơ, giáo dục trẻ thơ bằng
con đƣờng tình cảm nhẹ nhàng mà hiệu lực, thơ Phạn Hổ là chiếc cầu nối giữa
trẻ thơ và cuộc sống.
Nhà phê bình Nguyễn Xuân Nam trên báo văn nghệ số 373 năm 1970 đã
đánh giá cao tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ ở chỗ: mỗi bài thơ của ông
viết cho các em không chỉ là một bài học mở rộng dần con mắt mà còn là một
điều thú vị, hình thành thị hiếu tốt cho trẻ.
Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đã đi tìm hiểu sâu về
phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn. Tựu chung lại, các nhà khoa học đều
muốn trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và nâng cao chất lƣợng dạy và

Footer Page 9 of 16.


4


Header Page 10 of 16.

học của nền giáo dục mầm non. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này vẫn chƣa có
một ai và chƣa có một công trình khoa học nào đi sâu vào đề tài “ Phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ
Phạm Hổ”. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm ra một hƣớng đi riêng,
dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá và thực nghiệm của chính bản thân mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đƣa ra những biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập
thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những bài thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi đƣợc in trong tập thơ Chú bò tìm
bạn, Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 1958.
- Phạm vi đối tƣợng trẻ 5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Tiên Phú - Phù Ninh Phú Thọ và trƣờng mầm non Tích Sơn - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu của
chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp tổng hợp
- Phƣơng pháp thống kê

Footer Page 10 of 16.

5


Header Page 11 of 16.

- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp điều tra
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì khóa luận gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ
Chƣơng 2: Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
tập thơ Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

Footer Page 11 of 16.

6


Header Page 12 of 16.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA TẬP THƠ CHÚ BÒ TÌM BẠN CỦA

NHÀ THƠ PHẠM HỔ
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về từ
Trong cuốn Cơ sở tiếng Việt, Hữu Đạt đã đƣa ra định nghĩa về từ nhƣ
sau: Từ chính là hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, từ vựng
là tập hợp tất cả các từ ngữ cố định trong một ngôn ngữ theo một hệ thống
nhất định [1;85].
Từ tiếng Việt gồm một số âm tiết cố định bất biến mang theo những đặc
điểm ngữ pháp nhất định, ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong
hệ thống ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo thành câu.
1.1.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ mẫu giáo lớn đã trong giai đoại trƣởng thành vì thế mà trẻ có nhu cầu
rất lớn về nhận thức, trẻ khát khao đƣợc tìm hiểu, khám phá thế giới xung
quanh mình. Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định rằng phát triển vốn
từ là nền tẳng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết
định đến mọi mặt sau này của trẻ.
Nhƣ chúng ta đã biết thì trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng thành thạo tiếng
mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ liên quan đến chặt chẽ đến sự phát
triển trí tuệ những trải nghiệm của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ phát triển
khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo, thì hầu hết trẻ em đã biết sử dụng tiếng
mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày.Vốn từ của trẻ mẫu giáo
tăng lên đáng kể, có khoảng 3000 - 4000 từ, trẻ thƣờng xuyên sử dụng 1033
từ. Trong đó loại từ đƣợc tích lũy khá phong phú, không những về danh từ,
động từ cả về đại từ, tính từ, liên từ... đủ để giao tiếp với ngƣời xung quanh.

Footer Page 12 of 16.

7



Header Page 13 of 16.

Danh từ và đại từ vẫn chiếm ƣu thế nhƣng tính từ và các loại từ khác cũng
đƣợc trẻ sử dụng nhiều hơn. Cụ thể:
- Về danh từ: nội dung, ý nghĩa của các từ đƣợc mở rộng, phong phú hơn ở
những từ có ý nghĩa rộng; những từ chỉ ngữ chỉ nghề nghiệp của ngƣời lớn
tăng. Ở trẻ còn những từ mang tính chất văn học nhƣ: áng mây, đóa hoa... Trẻ
biết sử dụng một số từ ngữ chỉ khái niệm trừu tƣợng, mặc dù trẻ chƣa thực sự
hiểu ý nghĩa của từ ngữa đó, thậm chí không hiểu nhƣ: tài năng, sáng tạo...
- Về động từ: phần lớn là động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm những
nhóm từ mới nhƣ: nhảy nhót, leng keng...; những động từ chỉ sắc thái khác
nhau nhƣ: chạy vèo vèo, chạy lung tung...; xuất hiện thêm những động từ có
nghía trừu tƣợng nhƣ: giáo dục, khánh thành... Trẻ mẫu giáo lớn đã phân biệt
đƣợc những từ có gần nghĩa nhau, ví dụ “băm”, “chặt”. Cũng nhƣ một số từ
có nhiều nghĩa khác nhau, nhƣ: đánh đổ, đánh má hồng, đánh bóng...
- Về tính từ: phát triển số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, trẻ sử dụng nhiều
những từ ngữ có tính chất gợi cảm nhƣ: to đùng, tròn xoe, ngọt lịm... Trẻ sử
dụng chính xác các từ ngữ chỉ tính chất không gian nhƣ: cao - thấp, dài ngắn, rộng - hẹp... các từ chỉ tốc độ nhƣ: nhanh - chậm... các từ chỉ màu sắc
nhƣ: đỏ, vàng, trắng, tím...
- Ngoài ra, các loại từ khác nhƣ đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ... cũng
đƣợc nhiều hơn các lứa tuổi khác: trạng từ đƣợc mở rộng; đã biết sử dụng các
quan hệ từ nhƣ: nếu, thì, thế mà, xong là, và, để, vì... Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử
dụng từ số 1 đến số 10 và sử dụng đƣợc các từ không xác định: bao nhiêu,
vài, những, các... Trẻ đã sử dụng chính xã hơn các phó từ: đã, đang, sẽ, vẫn,
còn, rất, hơi... các tình thái từ: à, nhỉ, nhé... Trẻ biết sử dụng nhiều từ đơn hơn
từ ghép; trẻ hiểu từ láy và biết sử dụng chúng. Trẻ đã hiểu đƣợc một số từ có
ý nghĩa khái quát, biết sử dụng một số từ ghép mang tính gợi cảm và những từ
có nghĩa đối lập: bé xíu - to đùng, béo mẫm - gầy nhom, chua chua - ngọt

Footer Page 13 of 16.


8


Header Page 14 of 16.

ngọt... các từ chỉ tính chất không gian(rộng lớn, mênh mông, bát ngát...), từ
chỉ tốc độ (nhanh, chậm...), từ chỉ màu sắc (xanh lơ, đỏ tươi...) đƣợc trẻ sử
dụng chính xác. Trẻ đã hiểu và biết sử dụng các khái niệm chỉ thời gian (hôm
qua, ngày mai, ngày kia...), từ đồng nghĩa (tàu hỏa - xe lửa, to - lớn...), từ có
tính chất gợi cảm, có hình ảnh và màu sắc khác nhau ( bé tí, bé xíu, be bé...).
Trẻ đã biết sử dụng các đại từ thích hợp với hoàn cảnh nói, ví dụ: nói với bạn
thì xƣng “tôi”, lúc tức giận thì xƣng “tao”, khi rủ rê thì “chúng mình”. Trẻ
mẫu giáo lớn đã biết xƣng hô đúng với các đối tƣợng gần gũi: em, tôi, tớ,
mình, người ta...
Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ đã bắt đầu hiểu nghĩa của từ và nguồn
gốc của nó. Ví dụ: Trẻ giải thích “Con của con bò là con bê vì nó hay kêu bê
bê”. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện mối quan hệ qua lại nhiều mặt của
các sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức đƣợc, bƣớc đầu có sự
khái quát và đƣa ra kết luận nhƣ: “Muối thì mặn còn đƣờng thì ngọt”, “Bố là
đàn ông còn mẹ là đàn bà”. Có thể nói rằng trẻ đã nắm đƣợc các loại từ có
tiếng mẹ đẻ và đủ để trẻ diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Ý nghĩa
của vốn từ với trẻ cũng phong phú hơn và khả năng năng nắm bắt vốn từ của
trẻ cũng phát triển hơn.
Sự lĩnh hội ngôn ngữ, phát triển vốn từ cũng tùy thuộc vào giáo dục cũng
nhƣ sự tích cực của bản thân trẻ đối với ngôn ngữ. Những trẻ em năng giao
tiếp, tìm hiểu hiện tƣợng ngôn ngữ thƣờng sẽ nắm vững ngữ pháp và còn có
thể sáng tạo ngôn ngữ mà ngƣời lớn chƣa từng có. Ở lứa tuổi này trẻ thƣờng
đƣa ra những từ ngữ hay những câu nói rất lạ nhƣ: đẹp mơn mởn, đỏ choen
choét...

Tóm lại, đến độ tuổi 5 - 6 tuổi trẻ đã có khả năng nắm đƣợc ý nghĩa của từ
vựng, phát âm gần đúng với phát âm của ngƣời lớn, biết dùng từ và ngữ điệu hợp lí,

Footer Page 14 of 16.

9


Header Page 15 of 16.

hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Đặc biệt là vốn từ trong tiếng mẹ đẻ của trẻ ngày càng
phát triển mạnh theo sự lớn dần của lứa tuổi.

1.1.3 Ý nghĩa của tập thơ “Chú bò tìm bạn” đối với việc phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo lớn
1.1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ
Nhà thơ Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy. Ông sinh ngày 28 tháng 11
năm 1926, mất ngày 04 tháng 05 năm 2007. Quê gốc của nhà thơ ở xã Nhãn
An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là thành viên sáng lập Hội nhà văn
Việt Nam (1957).
Cuộc đời Phạm Hổ, ngay từ những ngày đầu đến với nghệ thuật, đã có
may mắn gặp đƣợc những bậc thầy thật sự. Ngoài việc sáng tác thơ và truyện
cho thiếu nhi, ngƣời lớn, ông còn sáng tác âm nhạc và hội họa. Năm 1995 ông
đã có một cuộc triển lãm tranh đầu tiên tại Hà Nội. Với ông, tranh cũng nhƣ
thơ, đều thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu ngƣời, yêu thiên nhiên. Thời
kháng chiến chống Pháp, ông đã từng theo học một lớp hội họa do danh họa
Nguyễn Đỗ Cung giảng dạy. Hơn nữa, ông còn đƣợc “ đặc ân” cắp giá vẽ
theo hầu thầy suốt 2 năm.
Tính từ tập truyện đầu tiên “Em Tre” (1949) đến năm 1933, Phạm Hổ đã
có 11 tập thơ, 9 tập truyện, 4 vở kịch viết cho các em. Ngoài ra ông có 8 tập

thơ, văn viết cho ngƣời lớn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp,
Phạm Hổ hoạt động văn nghệ ở khu V. Thơ ông đƣợc in ở hai tập “ Em vẽ
Bác Hồ” (1948) và “Lúa non” (1954). Ở hai tập sáng tác phục vụ kịp thời và
có ý nghĩa tập dƣợt này đã bắt đầu bộc lộ thiên hƣớng viết cho thiếu nhi của
ông.
Và quả vậy, lĩnh vực mà ông thành công hơn cả là văn thơ viết cho thiếu
nhi. Điều đó, giúp ông có một vị trí trong nền văn học thiếu nhi hiện đại ở
nƣớc ta. Có thể kế các tập truyện dành cho các bạn đọc nhỏ tuổi là: Bê và sáo,

Footer Page 15 of 16.

10


Header Page 16 of 16.

Viết thư cho cha, Chuyện hoa chuyện quả, Chú bò tìm bạn, Từ không đến
mười...
Năm 1966 Nhà Xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt tập Chú bò tìm bạn
gồm những bài văn và thơ của Phạm Hổ đƣợc tuyển chọn từ những truyện đã
xuất bản từ năm 1955 đến năm 1995, trong đó có một số bài đã đƣợc dịch và
giới thiệu ở Nga, Ukraina, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hungari...
Phạm Hổ là một cây bút viết cho thiếu nhi rất thành công. Thơ ông giàu
trí tƣởng tƣợng, vui tƣơi, ngộ nghĩnh, dễ đọc, dễ nhớ hợp với tâm lí trẻ thơ.
Ông dựng lại những trò chơi của trẻ nhƣ: chồng nụ, chồng hoa, dung dăng
dung dẻ, nu na nu nống... cung cấp cho trẻ thơ nhiều truyện rất thật mà lạ vô
cùng của thiên nhiên, đời sống, có tác dụng thẩm mĩ, bồi dƣỡng việc hình
thành nhân cách của các em ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, từ yêu thƣơng cây cỏ,
loài vật, đến quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.
Viết cho các em, ngòi bút Phạm Hổ khá linh hoạt với những cách chuyển

đổi từ góc nhìn đến giọng điệu, lúc giọng trẻ thơ nói với nhau, lúc là giọng
của các cháu trò chuyện với thế giới thiên nhiên, và cũng có lúc là giọng của
ông, một ngƣời cha, ngƣời anh ôn tồn, nhân hậu... Với bút pháp đó, thế giới
trẻ thơ trong sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ khá phong phú, vừa gần gũi với
những trò chơi, sinh hoạt học hành, lại vừa dẫn dắt suy tƣởng làm tâm hồn
các em bay bổng hơn.
Bài thơ “Chú bò tìm bạn” đƣợc dùng để đặt tên cho tập truyện trên - viết
từ năm 1952, khá tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Hổ.
Những tác phẩm chính đã xuất bản: Những ngày thân ái (tập thơ 1957);
Ra khơi (tập thơ, 1960); Đi xa (tập thơ,1970); Những ô cửa, những nẻo
đường (tập thơ, 1976); Vườn xanh (truyện ngắn, 1961); Tình thương (tiểu
thuyết, 1964 tái bản 1974); Chú bò tìm bạn (tập thơ, 1970 tái bản 1996);
Ngựa thần từ đâu đến (tập truyện, 1986); Chuyện hoa, chuyện quả (toàn tập 6

Footer Page 16 of 16.

11


Header Page 17 of 16.

tập từ 1971 - 1994); Cất nhà giữa hồ ( tập truyện cổ tích, 1995); Nàng tiên
nhỏ thành ốc (bộ ba vở kịch in 1980, tái bản 1993) và nhiều tập thơ, tập
chuyện, tập kịch khác viết cho thiếu nhi.
Nhà thơ đã đƣợc nhiều giải thƣởng văn học: Chú bò tìm bạn (tập thơ)
nhận giải thƣởng loại A cuộc vân động sáng tác cho thiếu nhi do TW Đoàn
Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957; Chú vịt bông ( tập thơ) nhận giải loại
A cuộc vận động sáng tác cho thiêu nhi do Trung ƣơng Đoàn Thanh niên
Cộng sản tổ chức năm 1967 - 1968; Những người bạn im lặng, nhận giải
chính thức về thơ, Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn tặng (1985); Nàng

nhỏ thành ốc ( kịch), giải thƣởng về kịch cho thiếu nhi Trung ƣơng Đoàn
Thanh niên Cộng sản và Hội Nghệ sĩ sân khấu tặng (1986).
Ngoài ra, Phạm Hổ còn viết văn, viết kịch và còn là một họa sĩ đã có
tranh triển lãm. Dẫu vậy, ngƣời ta vẫn coi ông là một nhà thơ. Một nhà thơ
nhiệt tình, say mê viết cho các em thiếu nhi. Dẫu ông viết văn xuôi, viết kịch,
ngƣời đọc vẫn nhận ra thơ ông trong tác phẩm. Sáng tác của ông thƣờng nhằm
vun đắp cho các em từ cây cỏ, loài vật đến con ngƣời. Từ quan hệ với ngƣời
thân trong gia đình đến cộng đồng xã hội. Ông còn khích lệ các em hãy tin
yêu và có trách nhiệm với cuộc sống.
Có thể nói, dù viết cho thiếu nhi hay viết cho ngƣời lớn, dù ở thể loại thơ
hay truyện, kịch, dù sáng tác hay phê bình... ngƣời đọc cũng luôn luôn thấy
ở Phạm Hổ một tâm hồn thơ đa dạng.
1.1.3.2 Ý nghĩa của tập thơ “Chú bò tìm bạn” đối với việc phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo lớn
a) Yếu tố ngôn ngữ trong tập thơ “Chú bò tìm bạn”
Qua khảo sát 60 bài thơ trong tập thơ Chú bò tìm bạn của Phạm Hổ
(NXB Kim Đồng, 1958), chúng tôi nhận thấy có tới 35 trên tổng số 60 bài thơ
có nội dung nói về thiên nhiên kì thú, cung cấp những vốn từ thiên nhiên gần

Footer Page 17 of 16.

12


Header Page 18 of 16.

gũi xung quanh trẻ. Thiên nhiên với sự đông đúc, nhộn nhịp của các loài chim
chóc, muông thú, loài hoa, củ, quả... Bằng tài năng của mình Phạm Hổ đã
mang cho trẻ thơ những vần thơ trong sáng, ngọt ngào, tự nhiên và vô cùng
gần gũi.

Bảng 1.1
Bảng khảo sát các yếu tố ngôn ngữ trong tập thơ “ Chú bò tìm bạn” của nhà thơ
Phạm Hổ:

Số

Vốn từ về thế giới Vốn từ về

Vốn

động vật

thế giới

từ về

TV

các

Đề tài

Cây Củ

hiện

khác

cối


tƣợng

thứ
Tên bài thơ

tự

Chim
chóc

Côn
Thú Trùng

quả

tự
nhiên
1

Chú bò tìm bạn

+

2

Ngựa con

+

3


Bê đòi bú

+

4

Sáo đậu lưng trâu

+

5

Sáo ăn na

+

6

Thỏ con và mặt

+

trăng
7

Bê hỏi mẹ

8


Đom đóm

9

Ngỗng và vịt

+

10

Ngủ rồi

+

11

Bướm em hỏi chị

Footer Page 18 of 16.

+
+

+

13


Header Page 19 of 16.


12

Chơi ú tìm

+

13

Gấu đen

+

14

Xe chữa cháy

15

Bắp cải xanh

16

Củ cà rốt

17

Trẻ

+


18

Lúa và gió

+

19

Thị

+

20

Khế

+

21

Na

+

22

Ổi

+


23

Vải

+

24

Dứa

+

25

Đu đủ

+

26

Mía

27

Dưa đỏ

+

28


Muỗm

+

29

Dừa

+

30

Gà con và quả

+
+
+

+

+

trứng
31

Rình xem mặt trời

32

Thuyền giấy


+

33

Bé đi cày

+

34

Chữ ở đâu ra

+

35

Đàn gà con

36

Đất sét

+

37

Xấp giấy ngày xưa

+


Footer Page 19 of 16.

+

+

14


Header Page 20 of 16.

38

Đón thư trung thu

+

của Bác Hồ
39

Những món đồ chơi

+

40

Thả diều lên

+


41

Bí bò mặt đất

42

Con quay

+

43

Giặt áo

+

44

Mẹ ốm

+

45

Đàn chim sẻ

+

46


Cắm trại bên quê

+

+

hương Thánh Gióng
47

Em yêu Tổ quốc

+

Việt Nam
48

Những vì sao

+

49

Rừng tự do

+

50

Tàu dài


+

51

Chú vịt bông

+

52

Bác lái xe

+

53

Bé ốm

+

54

Củ khoai của bé

+

55

Bài thơ cây xoan


56

Em đi đào hào

+

57

Em bé và đàn bò

+

58

Những dấu chân

+

+

nho nhỏ
59

Đôi dép thần kì

60

Trăng sáng


Footer Page 20 of 16.

+
+

15


Header Page 21 of 16.

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy: Tập thơ Chú bò tìm bạn bao gồm:
- 14/60 bài có nói tên các con vật điển hình nhƣ: gấu, trâu, bò, ngựa, bê, thỏ,
chó, mèo, gà, ngỗng, vịt, đom đóm, bướm, sáo.
- 6/60 bài nói tên các loại cây: bắp cải, tre, lúa, mía, xoan, bí.
- 1/60 bài nói tên các loại củ: củ cà rốt.
- 10/60 bài nói tên các loại quả: thị, khế, na, ổi, vải, dứa, đu đủ, dưa đỏ, dừa.
- 3/60 bài nói tên các hiện tƣợng tự nhiên: mặt trời, trăng, sao.
Đây có thể là con số không nhỏ góp phần vào công tác giáo dục để rèn
luyện về phƣơng diện ngôn ngữ cho trẻ em nói chung và trẻ lứa tuổi mầm non
nói riêng.
b) Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu
trong tập thơ “Chú bò tìm bạn” của nhà thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi
Khi bƣớc vào tập thơ Chú bò tìm bạn, ta đã thấy các em đã dần đƣợc
làm quen với các nhân vật gần gũi, quen thuộc. Đầu tiên là thế giới loài vật
phong phú và đa dạng từ các loài chim muông, côn trùng tới những loài vật
thƣờng xuất hiện trong thơ ông. Các con vật trong thơ Phạm Hổ mang đặc
điểm của giống loài song lại mang tính cách của trẻ thơ.
Với khả năng quan sát, hiểu biết, lòng yêu mến các loài vật và kết hợp
với ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động trẻ thơ đã đƣợc Phạm Hổ gửi tặng
những vần thơ vô cùng đáng yêu mà lại gần gũi. Trong tập thơ Chú bò tìm

bạn, tác giả đã lựa chọn, giới thiệu ngƣời bạn đầu tiên là một chú Bò hiền
lành, thật thà tới mức ngốc nghếch:

Footer Page 21 of 16.

16


Header Page 22 of 16.

Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
...
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò!” tìm gọi mãi...
(Chú bò tìm bạn)
Chú Bò với mong ƣớc đƣợc kết bạn đƣợc tác giả nhân hóa rất tự nhiên
thông qua các từ: “chào”, “nằm”, “ nghe mát”... Bằng cái nhìn thân ái của trẻ
thơ, Phạm Hổ đã khéo léo tạo ra một không gian đông đúc, ấm áp tình bạn bè
giữa bò con và mặt trời, mây, nƣớc và cả bóng bò nữa.
Những nét thơ ngây, hồn nhiên về sự tƣởng tƣợng của trẻ thơ khi khám
phá đƣợc những thứ lạ lẫm, mới mẻ cũng đƣợc nhà thơ Phạm Hổ khắc họa
qua những mẩu chuyện thông qua chú thỏ đáng yêu:
Thỏ chạy, trăng chạy
Thỏ dừng, trăng dừng,
Thỏ con ngẩng mặt,
Nhìn trăng lạ lùng:
- “ Trăng ơi! Có phải

Trăng cũng có chân?”.
(Thỏ con và mặt trăng)
Sự ngây thơ của con trẻ thƣờng ham thích muốn biết Vì sao thế này? Vì
sao thế kia?. Những thắc mắc ấy đƣợc nhà thơ biến tấu đi thành những từ ngữ
thật dễ thƣơng làm sao:

Footer Page 22 of 16.

17


Header Page 23 of 16.

- Mẹ uống sữa lúc nào
Mà sữa đầy vú mẹ?
Còn con bú nhiều thế
Sữa lại chạy đi đâu?
Ơ kìa, mẹ không nói
Lại cứ cười là sao?
( Bê hỏi mẹ)
Tiếp đến, trong bài thơ Chơi ú tim, tác giả đã giới thiệu cho các em về một
chú Chó tuy hơi ngốc một chút nhƣng tính các cực kì đáng yêu giống hệt nhƣ
lứa tuổi trẻ em thông qua trò chơi trốn tìm:
Rủ nhau chơi trốn tìm
Giờ đến phiên chó trốn
Mèo đảo mắt nhìn quanh,
Chó nấp đâu giỏi gớm!
...
- Không mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đuôi!

Ở đây, Chó và Mèo sống gắn bó với nhau nhƣ đôi bạn tốt cùng nhau chơi
trò chơi dân gian “Chơi ú tim” - Đây là một trò chơi rất quen thuộc mà trẻ em
rất thích. Chính vì lẽ đó, nhà thơ đã khéo léo đƣa trẻ vào nguồn cảm hứng từ
những trò chơi dân dã thông qua những con vật hết sức gần gũi để trẻ có cái
nhìn về thơ thật dễ hiểu và ngọt ngào. Trẻ sẽ vui biết nhƣờng nào khi đƣợc
hòa mình vào cái cảm giác ẩn náu, đi tìm rồi “òa” lên khi phát hiện chỗ bạn
ẩn nấp. Từ “òa” ấy nghe thật trẻ con, nó thể hiện một cảm xúc vô cùng riêng
của trẻ nhỏ khi phát hiện ra một điều thú vị gì đó. Phạm Hổ đã thật tuyệt vời
khi dựng lại trò chơi đó một cách sống động thông qua hai con vật Chó và

Footer Page 23 of 16.

18


Header Page 24 of 16.

Mèo: Mèo con đi trốn trƣớc nhƣng bị phát hiện, giờ đến phiên mình, chó trốn
kĩ thật. Nhƣng bất ngờ là Mèo đã phát hiệ ra. À thì ra nguyên nhân là do:
Lỗi chỉ tại cái đuôi
Một câu lí giải vô cùng đáng yêu, hợp với lẽ thƣờng cũng nhƣ phù hợp
với tâm lí của trẻ nhỏ vốn tin, dễ vui vẻ trƣớc mọi điều thú vị xung quanh
mình. Quả thật, Phạm Hổ phải có cái nhìn, hiểu biết về tâm lí của trẻ thơ tới
nhƣờng nào mới có thể dựng nên một trò chơi dân gian thú vị tới vậy thông
qua những vần thơ ngộ nghĩnh mà truyền cảm biết bao.
Chùm thơ Gà con và quả trứng là trùm thơ đặc sắc của nhà thơ Phạm
Hổ. Đó là một câu chuyện cảm động, hấp dẫn về tình gà mẹ và gà con. Câu
chuyện đƣợc kể một cách hết sức trình tự về sự sinh trƣởng của loài gà: “Gà
đẻ”, “ Gà ấp”, “Gà nở”- là câu chuyện về gà mẹ cần cù, siêng năng, nhọc
nhằn chăm lo cho đàn con bé bỏng của mình. Thông qua đó, nhà thơ cũng

muốn gắn kết trẻ nhỏ với tình mẫu tử thiêng liêng. Trẻ cũng sẽ nhận thức
đƣợc tình cảm của mẹ dành cho trẻ cũng nhƣ trẻ sẽ dành lại tình cảm cho mẹ
của mình. Và ở đây là nỗi lo lắng của gà mẹ khi nguy hiểm đang rình rập
quanh đàn gà con:
Coi chừng bọn nó:
Cáo, quạ, diều hâu
...
Mẹ lại ngoái đầu
Nhìn sâu bụi thấp...
(Gà nở)
Thông qua câu chuyện “Gà con và quả trứng” Phạm Hổ đã đem đến cho
trẻ nhở những nhận thức về giống loài. “Một quả trứng lại biến đƣợc thành gà
con”? Đó là một điều lạ lẫm mà chú gà nhỏ lạ lẫm, thắc mắc hỏi mẹ:

Footer Page 24 of 16.

19


Header Page 25 of 16.

Tròn nhẵn trứng hồng
Quả gì thế mẹ?
Và điều bí ẩn đó đã đƣợc gà mẹ ân cần giải thích:
Chính là con đó
Những ngày trước xa
Con nằm trong ổ
Lớn dần chui ra...
Làm sao có thể tƣởng tƣợng đƣợc: Lòng trắng, lòng đỏ/ Thành mỏ,
thành chân... cho nên chú gà con thắc mắc nhƣ vậy cũng là điều dễ hiểu. Sau

này khôn lớn chắc gà sẽ hiểu dần:
Mẹ nói đúng đấy
Lớn, con hiểu dần,
Nhiều chuyện rất thật
Mà lạ vô cùng.
(Gà con và quả trứng)
Thành công của Phạm Hổ không dừng lại ở những câu chuyện nhỏ xinh
hàng ngày mang lại điều thú vị cho trẻ thơ mà còn ở cả khả năng đẩy mạnh
vốn từ của trẻ nhỏ. Từ những câu từ hết sức đơn giản, gần gũi song cũng
không kém phần răn dạy trẻ hết sức thuyết phục đã lí giải một cách dẽ hiểu về
cái tốt, cái xấu, điều nên và điều không nên để các bé trở thành con ngoan.
Cũng nhờ đó mà vốn từ về các loài vật, sự hiểu biết về các loài vật đƣợc
phong phú hơn. Trẻ có thể diễn đạt, miêu tả hay kể về một số con vật trôi
chảy và mạch lạc hơn rất nhiều. Bởi lẽ, những vần thơ ấy sẽ đi theo trẻ nhỏ
suốt quãng đời ngây dại, non nớt và sẽ là động lực chắp cánh ƣớc mơ, khát
vọng trong sáng của các em bay xa, đồng thời là giàu vốn từ cho trẻ một cách
dễ dàng nhất.

Footer Page 25 of 16.

20


×