Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.03 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

NGUYỄN THỊ HUỆ

NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO NHỠ THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU
VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô khoa Ngữ văn đã giúp
em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô – Th.S. Phan Thị
Thạch, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô giáo trong trƣờng mầm non
Phú Túc đã giúp đỡ em có những tƣ liệu tốt.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.


Quá trình nghiên cứu và xử lí đề tài của em không thể tránh khỏi những
hạn chế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các
bạn để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên

NGUYỄN THỊ HUỆ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, Ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên

NGUYỄN THỊ HUỆ


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
MG:

Mẫu giáo

MGL:

Mẫu giáo lớn

MGN:


Mẫu giáo nhỡ

VD:

Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 7
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................... 7
1.1.1. Từ và đặc điểm của từ tiếng Việt ............................................................ 7
1.1.1.1. Từ tiếng Việt là gì? .............................................................................. 7
1.1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt................................................................... 7
1.1.2. Các kiểu từ đƣợc phân chia theo đặc điểm cấu tạo ................................. 7
1.1.2.1. Từ đơn .................................................................................................. 7
1.1.2.2. Từ phức ................................................................................................ 8
1.1.3. Các kiểu từ đƣợc phân chia theo đặc điểm ngữ nghĩa ............................ 9
1.1.3.1. Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa ........................................................... 9
1.1.3.2. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ............................................................. 9
1.1.4. Từ tiếng Việt đƣợc phân chia theo phạm trù ngữ pháp ........................ 10

1.1.4.1. Danh từ ............................................................................................... 10
1.1.4.2. Động từ ............................................................................................... 10
1.1.4.3. Tính từ ................................................................................................ 10
1.1.4.4. Số từ ................................................................................................... 10


1.1.4.5. Đại từ .................................................................................................. 11
1.1.4.6. Quan hệ từ .......................................................................................... 11
1.1.4.7. Phụ từ ................................................................................................. 12
1.1.4.8. Tình thái từ (trợ từ) ............................................................................ 12
1.1.5. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp ............................................. 13
1.1.5.1. Năng lực ngôn ngữ ............................................................................. 13
1.1.5.2. Năng lực giao tiếp .............................................................................. 13
1.1.6. Vốn từ và đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non ........................................ 14
1.1.6.1. Vốn từ ................................................................................................. 14
1.1.6.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non ..................................................... 14
1.2. Cở sở tâm lý ............................................................................................. 18
1.3. Cơ sở giáo dục học ................................................................................... 19
1.3.1. Nhiệm vụ hình thành vốn từ cho trẻ mẫu giáo...................................... 19
1.3.2. Các nguyên tắc xây dựng nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 20
1.3.3. Phát triển vốn từ cho trẻ MGN là gì? .................................................... 20
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO
NHỠ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU VỀ THẾ
GIỚI THỰC VẬT ........................................................................................... 22
2.1. Thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN ở trƣờng mầm non . 22
2.1.1. Phiếu điều tra thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN tại trƣờng
mầm non Phú Túc, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.......... 23
2.1.2 Điều tra thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua
việc khảo sat giáo án ....................................................................................... 28
2.1.3. Đánh giá kết quả điều tra thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ

MGN thông qua phiếu điều tra và việc khảo sát giáo án ................................ 29
2.2. Khảo sát nội dung, chƣơng trình giáo dục trẻ MGN ở trƣờng mầm non
thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật


2.3. Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động
giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật ............................................................. 33
2.3.1. Sử dụng biện pháp đàm thoại (trò chuyện trực tiếp) giúp trẻ khám phá
về cây xanh ...................................................................................................... 33
2.3.2. Sử dụng biện pháp quan sát để giúp trẻ khám phá về một số loại hoa . 36
2.3.3. Sử dụng tranh ảnh để giúp trẻ khám phá về ngày Tết và mùa xuân .... 38
2.3.4.Sử dụng biện pháp cân đối cơ cấu từ loại để giúp trẻ khám phá về một
số loại quả........................................................................................................ 40
2.3.5. Sử dụng trò chơi học tập giúp trẻ khám phám phá một số loại rau phổ
biến .................................................................................................................. 41
2.4. Một số giáo án thể nghiệm ....................................................................... 43
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Ngôn
ngữ là một trong những phƣơng tiện giúp trẻ bày tỏ nội dung thông báo, bày
tỏ tình cảm nguyện vọng với những ngƣời xung quanh. Ngôn ngữ là phƣơng
tiện quan trọng để trẻ tham gia các hoạt động trong gia đình, trong nhà trƣờng
với tƣ cách là một thành viên trong gia đình và trong xã hội.
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ nhận thức và phản ánh nhận thức đó là
phƣơng tiện thúc đẩy sự phát triển tƣ duy của trẻ. Chính sự phát triển về tƣ
duy lại góp phần quan trọng trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có năng

lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhờ có
ngôn ngữ, trẻ phân biệt đƣợc cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai, từ đó có hành vi
đúng, có đời sống trong sáng, lành mạnh.
Nhận thức rõ vai trò của ngôn ngữ nói chung và của từ nói riêng với
nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho trẻ em, chúng tôi cho rằng việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ MGN là rất cần thiết. Trong nội dung phát triển ngôn ngữ
cho trẻ MGN, phát triển vốn từ là một nội dung quan trọng. Nhờ vốn từ đƣợc
phát triển, trẻ sẽ tạo câu, tạo lời nói hoàn chỉnh dễ dàng. Nhờ có vốn từ phong
phú, trẻ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc lựa chọn các phƣơng tiện giao
tiếp để diễn đạt mạch lạc điều cần nói.
Phát triển vốn từ cho trẻ MGN có thể thực hiện nhiều mục tiêu nhƣ: bồi
dƣỡng năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tƣ duy, năng lực thẩm
mỹ đồng thời bồi dƣỡng đạo đức, tình cảm để hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, ngƣời giáo viên phải có kiến thức, kĩ năng, có
nội dung phƣơng pháp và cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục

1


khoa học, hiệu quả. Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục trong trƣờng
mầm non gắn với chín chủ đề và khi nói về chủ đề Thực vật là nói tới chủ đề
mà giáo viên có thể tích hợp nhiều tri thức để phát triển vốn từ cho trẻ MGN.
Nhƣ vậy xuất phát từ nhận thức về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng mầm non, nên chúng tôi quyết định
lựa chọn về đề tài “ Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN
thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới Thực vật”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MGN từ góc
nhìn của các nhà khoa học

Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MGN
từ đầu TK XX đến nay trong một số tài liệu tiêu biểu sau:
1. Trong cuốn “ Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”
Nguyễn Xuân Khoa đã dành 12 chƣơng sách đề cập khái quát đến những vấn
đề có liên quan đến nội dung phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo. Trong đó, tác giả đã dành chƣơng V, để trình bày về việc phát triển vốn
từ cho trẻ.
2. Trong giáo trình “ Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo” Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức đã dành 8
chƣơng sách đề cập đến những vấn đề có liên quan tới nội dung, phƣơng pháp
phát triển ngôn ngữ dƣới 6 tuổi. Trong đó, tác giả đã dành riêng chƣơng IV,
để trình bày về phƣơng pháp phát triển vốn từ cho trẻ.
3. Trong cuốn “ Phƣơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em” , Đinh Hồng
Thái đã trình bày 3 vấn đề chính:
- Những vấn đề chung
- Dạy nói cho trẻ em ba năm đầu
- Dạy nói cho trẻ em tuổi mẫu giáo

2


Phần thứ 3 của giáo trình gồm 5 chƣơng trong đó với 16 trang sách của
chƣơng III, tác giả đã nêu ra những vấn đề chung nhất của việc “ Dạy trẻ phát
triển vốn từ”
2.2. Tình hình nghiên cứu việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ sinh
viên ngành mầm non của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
- Lƣu Thị Diệu (2009), cũng đã đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ cho
trẻ trong khóa luận: “ Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL thông
qua các dạng hoạt động của trẻ”. Trong khóa luận này của mình, tác giả Lƣu
Thị Diệu kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả giáo trình Phƣơng pháp

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để trình bày nội dung phát triển vốn từ
cho trẻ 5 – 6 tuổi (MGL).
- Tạ Thị Dung (2009), có đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ
trong khóa luận “ Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và một số hình thức, biện pháp
phát trển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”. Trong khóa luận này tác giả cũng đã đề
cập đến đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 – 3 tuổi và trẻ 3 – 6 tuổi.Ngoài ra trong
khóa luận, tác giả còn trình bày một số hình thức, biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ mầm non. Tuy vậy, nhƣ nhan đề của khóa luận phát triển vốn từ cho
trẻ mẫu giáo không phải là đối tƣợng duy nhất mà tác giả quan tâm.
- Nguyễn Thị Hoa (2011), trong khóa luận “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
MGN thông qua các hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh ( chủ đề
thế giới Thực vật) tác giả của khóa luận có tìm hiểu về nội dung phƣơng pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN thông qua chủ đề thế giới Thực vật.
- Trần Ngọc Anh (2013), đã đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ
trong khóa luận “ Phát triển vốn từ cho trẻ MGL thông qua truyện cổ tích.
Trong khóa luận này tác giả đã đề cập đến nội dung phát triển vốn từ cho trẻ
MGL. Một thể loại văn học dân gian, đó là truyện cổ tích.

3


Điểm lại tình hình nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ
cho trẻ MG có thể thấy: đây là một vấn đề không hề mới, vì nó đã có sức thu
hút sự quan tâm của rất nhiều nhà ngôn ngữ học và sinh viên ngành mầm non
trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và nghiên cứu về
“Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt
động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật” chắc chắn là vấn đề không trùng
lặp với bất kì một tác giả nào.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung, biện pháp

phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về
thế giới Thực vật.
4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này, trƣớc hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc lí
luận của phƣơng pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN, đồng thời xác định
đƣợc những nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các
hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn góp phần cung
cấp một tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa GDMN và những
ngƣời quan tâm đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ MGN
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Lựa chọn lí thuyết để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
5.2. Khảo sát, thống kê, phân loại các nội dung dạy trẻ MGN tìm hiểu về
thế giới thực vật
5.3. Đề xuất nội dung, biện pháp, phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông
qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
5.4. Soạn giáo án thể nghiệm
6. Phạm vi nghiên cứu

4


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nội dung, biện pháp phát
triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế
giới thực vật.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng khi xây dựng sơ sở lí luận
cho đề tài khóa luận
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

a. Phương pháp quan sát
- Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi vận dụng khi khảo sát giáo án của
giáo viên trực tiếp giảng dạy cho trẻ MGN tại một số quận huyện ở thành phố
Hà Nội để đánh giá thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ.
b. Phương pháp điều tra
- Vận dụng phƣơng pháp này, chúng tôi điều tra thực trạng vốn từ của trẻ
và việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trƣờng mầm non Phú Túc, xã Phú Túc,
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội thông qua phiếu điều tra dành cho giáo
viên.
c. Phương pháp đàm thoại
- Vận dụng phƣơng pháp này chúng tôi trao đổi với các cô giáo về
những nội dung cơ bản có liên quan đến đề tài. Đây cũng là phƣơng pháp
đƣợc chúng tôi vận dụng kết hợp để phát triển vốn từ cho trẻ MGN
7.3. Ngoài ra trong quá trình xử lí đề tài, chúng tôi còn sử dụng một số
phƣơng pháp nhƣ: thống kê toán học, phân tích, tổng hợp,...
8. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có cấu trúc 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung của khóa luận gồm chƣơng sau:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu

5


+ Chương 2: Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ
MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật

6


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Từ và đặc điểm của từ tiếng Việt
1.1.1.1. Từ tiếng Việt là gì?
- Trong thực tế có rất nhiều ý kiến định nghĩa về từ tiếng Việt. Ở đây,
chúng tôi chọn định nghĩa trong cuốn giáo trình “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng
Việt” của Đỗ Hữu Châu: “Từ tiếng Việt là một số âm tiết cố định, bất biến,
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu",( Đỗ Hữu Châu, 1999, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,
Nxb GD, tr.16).
1.1.1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Từ tiếng Việt có một số đặc điểm sau:
a. Từ là đơn vị đƣợc cấu thành bởi hai mặt: ngữ âm (hoặc chữ viết)
và ý nghĩa
b. Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc
c. Từ là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ, là đơn vị
lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ
d. Nhƣng từ lại là đơn vị nhỏ nhất trong câu, là đơn vị trực tiếp
nhỏ nhất để tạo câu (Đỗ Hữu Châu, 1999, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb
GD, tr.8).
1.1.2. Các kiểu từ được phân chia theo đặc điểm cấu tạo
1.1.2.1. Từ đơn
a. Khái niệm

7


Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: “Từ đơn là những từ một hình vị.
Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ

nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ.
Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của
từ”.
b. Sự phân loại
Từ đơn đƣợc phân loại nhƣ sau:
+ Từ đơn đơn âm tiết ( cấu tạo bằng một âm tiết )
+ Từ đơn đa âm tiết ( cấu tạo từ hai âm tiết trở lên nhƣng các âm tiết gắn
với nhau ngẫu nhiên và chúng không hình thành kiểu từ mang tính hệ thống)
1.1.2.2. Từ phức
a. Từ láy
Từ láy là những từ phức đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là
phƣơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa.
VD: Một số từ láy: tim tím, sạch sành sanh, quần quần, áo áo…
b. Từ ghép
b1. Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là kiểu từ phức đƣợc cấu tạo bằng cách ghép hai hình
vị có nghĩa theo quan hệ đẳng lập (không hình vị nào là chính, không hình vị
nào là phụ). Kết quả tạo ra một kiểu từ có ý nghĩa khái quát hơn ý nghĩa của
các hình vị tham gia cấu tạo từ.
VD: quần áo, trƣờng lớp, đồng ruộng, núi sông,…
b2. Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là một kiểu từ phức đƣợc cấu tạo bằng cách ghép từ
hai hình vị có nghĩa trở lên theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị

8


chỉ loại lớn (chỉ hoạt động, chỉ sự vật, chỉ tính chất…), và một hình vị có tác
dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn.

VD: Trong các từ ghép: quả cam, quả xoài, quả nho,…
1.1.3. Các kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ nghĩa
1.1.3.1. Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa
a. Từ một nghĩa
Từ một nghĩa là những từ gắn với một hình thức biểu đạt (ngữ
âm, chữ viết), là một ý nghĩa đƣợc biểu đạt
Theo Đỗ Hữu Châu, tất cả chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng
Việt nhƣ: cha, mẹ, anh trai, chị gái, chú, bác,…là những từ một nghĩa
b. Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là những từ gắn với một hình thức biểu đạt, là
nhiều ý nghĩa đƣợc diễn đạt
VD: Từ “ăn” trong tiếng Việt có những nghĩa nhƣ sau:
+ Đƣa thức ăn vào miệng: ăn cơm, ăn bánh,…
+Ăn cơm, ăn cỗ trong những dịp đặc biệt nhƣ tết,giỗ: ăn tết, ăn giỗ,…
+ Sinh sống: làm đủ ăn
+ Đạt kết quả: chắc ăn
( Nguyễn Xuân Khoa, (2013), giáo trình tiếng Việt, Nxb ĐHSP, tr.19 –
20).
1.1.3.2. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
a. Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có hình thức biểu đạt khác nhau nhƣng chúng
lại mang một nghĩa chung nào đó.
VD: trông, nhìn, xem, nhìn, ngó, liếc, lƣờm,…
b. Từ trái nghĩa

9


Từ trái nghĩa là những từ có hình thức biểu đạt khác nhau và có ý nghĩa
biểu đạt đối lập trái ngƣợc nhau.

VD: To / nhỏ; sâu / nông; lành / rách; béo / gầy; thật thà / gian dối;…
1.1.4. Từ tiếng Việt được phân chia theo phạm trù ngữ pháp
1.1.4.1. Danh từ
Danh từ là những thực từ dùng để gọi tên cho các sự vật hiện tƣợng tồn
tại trong thực tế khách quan
Danh từ có thể đƣợc phân chia thành: danh từ chung và dang từ riêng
1.1.4.2. Động từ
Động từ là những thực từ dùng để biểu thị hoạt động hoặc trạng thái của
sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan
VD: đi, đứng, nói cƣời, lăn lê, bò toài,…
1.1.4.3. Tính từ
Tính từ là những thực từ dùng để chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự
vật hiện tƣợng trong thực tế khách quan
Tính từ có thể chia thành các tiểu loại sau:
+ Tính từ chỉ màu sắc: vàng, nâu, đen, trắng,…
+ Tính từ chỉ kích thƣớc: dài, ngắn,…
+ Tính từ chỉ hình dáng: cao, thấp, béo, gầy,…
+ Tính từ chỉ mùi vị: thơm, hắc,…
+Tính từ chỉ tính chất vật lí: lỏng, rắn, mềm, nhão,..
+Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu,…
+ Tính từ chỉ đặc điểm tâm lí: hiền, dữ, ác,…
+Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, mạnh, yếu,…
+ Tính từ chỉ tính chất trí tuệ: ngu, khôn, thông minh,…
+ Tính từ chỉ cách thức hoạt động: nhanh, chậm, bền, dẻo dai,…
1.1.4.4. Số từ

10


Số từ là những từ chỉ số lƣợng hoặc chỉ thứ tự của sự vật

Số từ đƣợc phân chia thành:
a. Số từ chỉ số lƣợng
Loại này lại có thể đƣợc phân chia thành:
+ Số từ chỉ số lƣợng phỏng chừng (còn gọi là số từ không xác định): vài,
mƣơi, dăm, một vài, dăm ba, mƣơi mƣời lăm,…
+ Số từ chỉ số lƣợng chính xác: một, hai, ba, mƣời chín, hai mƣơi, một
trăm, hai nghìn, ba vạn,…
b. Số từ chỉ thứ tự
VD: thứ nhất, thứ hai,…
1.1.4.5. Đại từ
Đại từ là những từ dùng để thay thế cho các từ (danh từ, động từ, tính
từ, số từ) hoặc cụm từ trong câu
Đại từ đƣợc phân chia thành:
+ Đại từ xƣng hô (nhân xƣng): tôi, chúng tôi, ta, mày, chúng mày, nó,
chúng nó,...
+ Đại từ chỉ định: này, nọ, kia, ấy,
+ Đại từ chỉ không gian (vị trí) thời gian: đây, đấy, đó, nay, giờ, bây
giờ,…
+ Đại từ chỉ trạng thái: thế, vậy,…
+ Đại từ chỉ số lƣợng: bấy nhiêu, cả, tất cả, hết thảy,…
+ Đại từ để hỏi: ai, gì, chi, nào, sao, bao nhiêu, đâu,…
1.1.4.6. Quan hệ từ
Quan hệ từ là những từ dùng để nối các từ, các cụm từ, các thành phần
trong câu, các vế câu, các câu với nhau
Quan hệ từ đƣợc phân chia thành:

11


+ Quan hệ từ tập hợp: và, với, cùng, cùng với,…

+ Quan hệ từ lựa chọn: hay (hay là), hoặc (hoặc là),…
+ Quan hệ từ đối lập: nhƣng, mà…nhƣng mà, song,…
+ Quan hệ từ tăng tiến: không những – mà còn; chẳng những – mà
còn,…
+ Quan hệ từ so sánh: nhƣ, tựa nhƣ, hệt nhƣ,…
+ Quan hệ từ chỉ đối tƣợng: đối với, với, về,…
+ Quan hệ từ chỉ phƣơng thức: bằng, với,…
1.1.4.7. Phụ từ
Phụ từ là những hƣ từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng trong
thực tế khách quan mà chỉ có chức năng dẫn xuất hoặc biểu hiện về tình thái.
Phụ từ có thể phân chia thành:
a. Phụ từ chuyên phụ cho danh từ: những, các, mọi, mỗi, từng,…
b. Phụ từ đi kèm với động từ:
+ Phụ từ chỉ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,…
+ Phụ từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, với,…
+ Phụ từ chỉ tần số: thƣờng, hay,…
+ Phụ từ bổ sung ý nghĩa khẳng định, phủ định: không, chƣa, chẳng,
chả,…
+ Phụ từ chỉ ý nghĩa kết thúc, hoàn thành: xong, rồi,…
c. Phụ từ đi kèm với tính từ
+ Phụ từ chỉ sự đồng nhất, tiếp diễn: vẫn, cứ, đều,…
+ Phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm,…
1.1.4.8. Tình thái từ (trợ từ)

12


Tình thái từ là những hƣ từ chỉ mối quan hệ của ngƣời nói, chỉ thái độ,
tình cảm của ngƣời nói đối với nội dung của câu hoặc đối với ngƣời cùng
tham gia hoạt động giao tiếp (ngƣời nghe, ngƣời đọc).

Tình thái từ có thể chia thành:
a. Tình thái từ nghi vấn: à, ƣ, không, hả,…
VD: Con có ăn cơm không?
b. Tình thái từ chỉ sự cầu khiến: với, nào, đi,ngay,…
VD: Im ngay!
c. Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: nhé, cơ, ạ,…
VD: Con cảm ơn mẹ ạ!
d. Tình thái từ cảm thán: sao, biết bao,…
VD: Xuân Hòa ta đẹp biết bao!
1.1.5. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
1.1.5.1. Năng lực ngôn ngữ
Theo các nhà ngữ pháp học tạo sinh thì con ngƣời sinh ra đã có
năng lực nắm vững tiếng mẹ đẻ. Theo họ đó chính là năng lực ngôn ngữ. Ví
dụ một đứa trẻ sinh ra trong môi trƣờng dùng tiếng Việt thì ở kí ức của đứa
trẻ ấy dần dần thu nhận đƣợc những từ và có hiểu biết về cách phát âm, về ý
nghĩa cơ bản của những từ đó.
1.1.5.2. Năng lực giao tiếp
Nguyễn Văn Khang cho rằng năng lực giao tiếp có thể đƣợc
hiểu là năng lực vận dụng ngôn ngữ để giao tiếp xã hội.
Theo tác giả, nội dung của khái niệm này là sự kết hợp linh
hoạt giữa ba tham tố gồm: Cấu trúc ngôn ngữ, sự vận dụng ngôn ngữ và đời
sống xã hội

13


Đối với trẻ nhỏ, nói cách khác con ngƣời ở tuổi ấu thơ cùng
một lúc cần học để có năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp. Nội dung phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo cần chú ý bồi dƣỡng cả hai nhiệm vụ này.
(Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học xã hội,

tr.183)
1.1.6. Vốn từ và đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
1.1.6.1. Vốn từ
a. Khái niệm vốn từ
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Lưu Vân Lăng cho
rằng vốn từ là: “Toàn bộ các từ của một ngôn ngữ hoặc một phƣơng ngữ, bộ
phận chung của các thành phần từ vựng của ngôn ngữ, khác với ngôn ngữ của
nhà văn hoặc một khuynh hƣớng văn học nào đó”( Nxb GD, 1996, tr.428)
b. Vốn từ tích cực và vốn từ tiêu cực.
b1. Vốn từ tích cực
Đỗ Hữu Châu cho rằng vốn từ tích cực là toàn bộ các từ có tần số cao
trong đời sống hằng ngày đƣợc mọi thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ
hiểu và dùng bất cứ ở đâu.
Theo Đinh Hồng Thái, vốn từ tích cực là những từ ngữ ta hiểu và sử
dụng trong giao tiếp đƣợc
b2. Vốn từ tiêu cực (vốn từ thụ động)
Theo Đỗ Hữu Châu, toàn bộ những từ không đƣợc dùng trong sinh hoạt
hằng ngày, trong giao tiếp giữa các thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ
thì thuộc vốn từ tiêu cực
Đinh Hồng Thái quan niệm rằng: vốn từ tiêu cực là toàn bộ những từ mà
con ngƣời biết nó nhƣng không sử dụng đƣợc nó.
1.1.6.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
a. Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 – 3 tuổi

14


a1. Trẻ từ 0 – 1 tuổi
Trẻ sơ sinh chƣa hiểu đƣợc vốn từ của ngƣời lớn. Ở giai đoạn này, trẻ
mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu trong giọng nói của ngƣời mẹ. Khi trẻ đƣợc 7

– 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết tên của mình. Đến 10 – 11 tháng, trẻ bắt đầu
hiểu một số từ chỉ các sự vật, ngƣời mà trẻ thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc.
VD: bà, mẹ, em bé, gà, đồng hồ, bố,…
Đến cuối năm thứ nhất trẻ bắt đầu biết sử dụng số ít những từ đơn chủ
yếu là danh từ gọi tên ngƣời, sự vật gần gũi.
VD: gà, bà, mẹ,bé, đi,…
a2.Trẻ từ 1 – 2 tuổi
So với năm thứ nhất, đầu năm thứ hai môi trƣờng tiếp xúc của trẻ rộng
hơn, trẻ đƣợc làm quen với nhiều sự vật hiện tƣợng hơn cho nên vốn từ của
trẻ tăng lên rõ rệt. Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ sự vật cụ thể mà trẻ còn
hiểu những từ chỉ tính chất hành động của sự vật
VD: đi, chạy, ăn, đẹp, xấu,…
Trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện từ ghép, nhƣng khi gặp những
từ khó phát âm, trẻ thƣờng phát âm giản lƣợc hoặc phỏng âm. Tuy vậy về cơ
cấu từ loại, danh từ và động từ vẫn là những từ trẻ dùng nhiều hơn. Nửa sau
của năm thứ hai (18 – 24 tháng), từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh. Trẻ
không chỉ hiểu những từ chỉ tên sự vật, hành động, trạng thái của sự vật mà
còn hiểu đƣợc những từ chỉ hiện tƣợng tự nhiên, những từ đồng nghĩa, trái
nghĩa.
VD: mƣa, gió, sấm, bão,…
Nhanh – chậm; sáng – tối,…
Ở giai đoạn này, tƣ duy của trẻ phát triển hơn. Nhận thức của trẻ về sự
vật, hiện tƣợng rõ ràng. Trẻ có khả năng tách biệt tính chất ra khỏi sự vật cụ

15


thể, cho nên ít nhầm lẫn các từ loại với nhau. Trẻ hiểu ý nghĩa của từ rõ ràng
hơn.
Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh, khoảng 300 – 400 từ. Nhờ trẻ

hiểu đúng nghĩa của từ, cho nên trẻ sử dụng chính xác hơn những từ chỉ sự
vật, hiện tƣợng cụ thể.
Cuối năm thứ hai, cơ cấu từ loại của trẻ cân đối hơn, tuy vậy các hƣ từ ít
đƣợc trẻ sử dụng hơn so với thực từ.
a3. Trẻ từ 2 – 3 tuổi
Tƣ duy của trẻ phát triển, trẻ nhận thức đƣợc sự vật trong mối quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, nên trẻ sẽ hiểu đƣợc những từ có ý nghĩa khái quát,
trừu tƣợng hơn so với trẻ năm thứ hai.
VD: Trẻ hiểu đƣợc các từ: quần áo, đồ chơi, rau quả,…
Vốn từ của trẻ tăng nhanh. Số lƣợng từ của trẻ từ 500 – 600 từ (theo
Nguyễn Xuân Khoa trong “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, Nxb
ĐHQG Hà nội, 1997, tr.22). Trẻ đã biết sử dụng những từ ghép đơn giản,
thƣờng gặp. Cơ cấu từ loại cũng dần cân đối hơn.
b. Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3 – 6 tuổi
b1. Về số lượng từ
So với tuổi nhà trẻ (0 – 3 tuổi), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuôi) có số
lƣợng từ nhiều hơn hẳn. Về số lƣợng từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ
học và tâm lý học có đƣa ra những số liệu khác nhau:
N.D.Levitop:

3,5 tuổi:

M.Becgiorong

3,5 tuổi 1222

YU.U.Pratuxevich

4 tuổi:
5 tuổi:


1000 từ (1)
từ (2)

1900 từ
2500 từ (3)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành
Hà Nội, thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là:

16


- Trẻ 4 tuổi:

1900 - 2000 từ

- Trẻ 5 tuổi:

2500 - 2600 từ

- Trẻ 6 tuổi:

3000 – 4000 từ (4)

Mặc dù số lƣợng từ của trẻ MG do các nhà tâm lý học, ngôn ngữ đƣa ra
không khớp nhau, nhƣng sự chênh lệch không lớn lắm và các tác giả khẳng
định: số lƣợng từ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan
trọng nhất là các tác động của môi trƣờng nhƣ: sự tiếp xúc ngôn ngữ thƣờng
xuyên với ngƣời xung quanh, trình độ của bố, mẹ,…

b2. Về từ loại
Theo Xtecnơ, trong ngôn ngữ trẻ em xuất hiện trƣớc hết là danh từ, rồi
đến động từ và sau đó mới đến từ loại khác
Lưu Thị Lan cho rằng, trẻ em mẫu giáo có tỉ lệ các từ loại nhƣ tính từ,
quan hệ từ đƣợc tăng lên, động từ giảm đi so với tuổi nhà trẻ
Nếu trẻ 3 tuổi: Danh từ chiếm: 40,2 %
Tính từ chiếm: 7,8%
Thì trẻ 5 tuổi: Danh từ chiếm: 35,52%
Tính từ chiếm: 8,64%
Trẻ 6 tuổi danh từ giảm 34,47% xuống 30,97%, tính từ tăng từ 9,94% lên
11,64%
Trẻ mẫu giáo nói nhiều chƣa phải là nói hay, vì vậy cần phải bồi dƣỡng
cho trẻ các từ loại khác nhau để trẻ diễn đạt chính xác nội dung thông báo và
biểu cảm
b3 .Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ
nhƣ sau:

17


- Mức độ zero (mức độ 0): mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Cuối tuổi
lên một, đầu tuổi lên hai, trẻ hiểu đƣợc những từ ngữ thể hiện một sự vật đơn
lẻ, cụ thể, tách biệt, những từ ngữ ở mức độ khái quát (nghĩa biểu danh)
VD: bà, lan, bát, cây,…
- Mức độ 1: ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật
cùng loại:
VD: búp bê, bóng, cốc, nhà,…
- Mức độ 2: Trẻ hiểu nghĩa khái quát hơn: các bé hiểu đƣợc những từ
ngữ thể hiện sự khái quát về giống, loài

VD: quả (cam, chuối, xoài,…)
Xe( đạp, máy, ô tô)
- Mức độ 3: ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 – 6 tuổi có thể biết các từ biểu
thị:
+ Phƣơng tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy,...
- Mức độ 4: khái quát tối đa, bao gồm những khái niệm trừu tƣợng
VD: vật chất, hành động, trạng thái, chất lƣợng, số lƣợng,…
Đối với trẻ mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu đƣợc nghĩa biểu danh
(mức độ zero và mức độ 1). Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc
biệt là trẻ MGL
1.2. Cở sở tâm lý
Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” Nguyễn Ánh Tuyết
đã cho rằng suốt cả cuộc đời, từ bé đến già,ở độ tuổi nào con ngƣời cũng đều
tham gia vào hoạt động vui chơi, nhƣng chỉ ở tuổi MGN thì hoạt động vui
chơi mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức
và biểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của hoạt động vui chơi, nhiều hơn cả là trò
chơi đóng vai theo chủ đề. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi

18


×