VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1-Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: nằm ở phía bắc đất nước, liền kề với chí tuyến bắc, chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước,
có đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên.
- Giới hạn: gồm phần đất liền và vùng biển (……).
- Ý nghĩa: là địa đầu phía bắc đất nước nên có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi cho giao lưu
kinh tế văn hóa với các vùng khác và các nước khác, lãnh thổ giàu tiềm năng.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Địa hình:
- TDBB: là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng và thung lũng bằng phẳng, thuận lợi cho
việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, đô thị.
- MNBB: +Đông bắc: núi trung bình và núi thấp, có các dãy núi hình cánh cung (……).
+Tây Bắc: núi cao, địa hình hiểm trở (……).
Khí hậu: - Đông bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
- Tây bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.
Tài nguyên:
- Đất: chủ yếu là đất feralit.
- Rừng: có nhiều rừng. Ngoài ra còn có nhiều đồng cỏ.
- Khoáng sản: có nhiều khoáng sản: Đông Bắc: (……), Tây Bắc: (……).
- Biển: có nhiều hải sản.
- Tài nguyên khác:
+ Nhiệt điện: Nguồn than phong phú (……).
+ Thủy điện: Trữ năng thủy điện dồi dào (……).
+ Du lịch: (……).
Thuận lợi:
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế đa ngành.
- Có địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng và thung lũng bằng phẳng Phát triển và chuyên
canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, đô thị.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh Trồng rau, quả ôn đới và cận nhiệt.
- Nguồn nước dồi dào Phát triển nông nghiệp.
- Đất feralit có diện tích lớn Trồng cây công nghiệp, trồng rừng, trồng cây ăn quả.
- Có nhiều khoáng sản (…) Phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
- Có nhiều phong cảnh đẹp (Sa Pa, Hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long) Phát triển du lịch.
- Vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam Phát triển kinh tế biển (khai thác và nuôi trồng thủy
sản, du lịch Vịnh Hạ Long).
- Có nhiều đồng cỏ Chăn nuôi gia súc lớn.
- Nguồn thủy năng và nguồn than phong phú Phát triển công nghiệp năng lương (thủy điện, nhiệt
điện).
- Điều kiện sinh thái phong phú Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
- Đông Bắc:
+ Khai thác khoáng sản (……).
+ Phát triển nhiệt điện (……).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái: (……).
+ Kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển-đảo: Vịnh Hạ Long.
- Tây Bắc:
+ Phát triển thủy điện: (……).
+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt xẻ mạnh, thời tiết diễn biến thất thường gây khó khăn cho giao thông vận
tải và tổ chức sản xuất, đời sống, nhất là ở vùng cao, vùng biên giới.
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.
-Việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, làm chất lượng môi trường giảm sút.
3-Đặc điểm dân cư, xã hội:
Đặc điểm:
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (……).
- Trình độ dân cư, xã hội còn có sự chênh lệch giữa phía đông và phía tây.
+ Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng
nửa Tây Bắc.
+ Các chỉ tiêu về GDP, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở Đông
Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
-Tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước.
Thuận lợi:
- Đồng bào dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất: canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất
nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn
đới và cận nhiệt.
- Vùng có nhiều dân tộc đa dạng về văn hóa.
- Đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
Khó khăn:
- Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
- Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Công Nghiệp:
- Đa ngành (……).
+ Khai thác Than: chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Công nghiệp Năng Lượng: được phát triển dựa trên nguồn thủy năng và nguồn than phong
phú. Nhà máy Thủy Điện: (……). Nhà máy Nhiệt Điện: (……).
+ Công nghiệp Luyện Kim: (……).
- Các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mĩ
nghệ,…phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu, nguồn lao động tại chỗ.
Nông nghiệp:
- Cơ cấu nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới), quy mô sản xuất tương đối tập
trung.
- Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường: như chè, hồi, hoa quả: vải thiều, mận, đào, lê,…Là
vùng chăn nuôi nhiều trâu bò và lợn.
+ Cây lương thực chính: Lúa (……), Ngô (……)
+ Chè, cây ăn quả (……)
+ Hồi: Lạng Sơn.
+ Trâu: chiếm 57,3% đàn trâu cả nước, lớn nhất cả nước (……)
+ Lợn: chiếm 22% đàn lợn cả nước (……)
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông-lâm kết hợp.
- Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đem lại hiệu quả cao (tập trung ở Quảng Ninh).
Dịch vụ:
- Quan trọng: thương mại, giao thông vận tải và du lịch.
- Có mối quan hệ thương mại và giao thông vận tải với đồng bằng sông hồng, bắc trung bộ (qua
các tuyến đường quốc lộ) và với Trung Quốc và Thượng Lào (qua các Cửa Khẩu).
- Giao thông vận tải: hệ thống đường giao thông nối liên vùng với các vùng khác.
- Du lịch: có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng: (……).
Thế mạnh kinh tế: khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. Trồng cây công nghiệp lâu năm,
rau quả cận nhiệt và ôn đới, trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Du lịch.
5-Các trung tâm kinh tế:
- Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
- Các Cửa Khẩu kinh tế: (……).
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1-Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: (……).
- Giới hạn: gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dãy đất rìa trung du và Vịnh Bắc Bộ, có Thủ
đô Hà Nội.
- Ý nghĩa: thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng khác và các nước khác.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Địa hình:
Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ màu mỡ do sông Hồng bồi đắp, ngoài ra còn có
dãy đất rìa trung du và Vịnh Bắc Bộ.
Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc trồng một số loại cây ưa lạnh cho
phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau (ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, hành tây,
cà chua, cà rốt, và hoa xen canh,…)
Tài nguyên:
- Đất phù sa màu mỡ.
- Nguồn nước dồi dào.
- Một số khoáng sản có giá trị (……).
- Biển: có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng với nhiều bãi tôm, bãi cá, sinh vật biển phong phú,
thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch (……).
Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn, thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ trong
sản xuất nông nghiệp.
- Thời tiết mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số loại cây ưa lạnh (ngô đông,
khoai tây, su hào, bắp cải, hành tây, cà chua, cà rốt, và hoa xen canh,…)
- Một số khoáng sản có giá trị: (……).
- Vùng ven biển và biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (……).
Khó khăn:
- Diện tích đất bình quân theo đầu người thấp, đất bị bạc màu.
- Có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường).
- Ít tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp.
3-Đặc điểm dân cư, xã hội:
Đặc điểm:
- Dân số đông (……).
- Mật độ dân số cao nhất cả nước (……).
- Tập trung nhiều lao động có kĩ thuật.
- Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
- Có một số đô thị đã hình thành từ lâu đời (Hà Nội, Hải Phòng).
Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật cao.
- Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
- Có một số đô thị đã hình thành từ lâu đời (Hà Nội, Hải Phòng).
Khó khăn:
- Dân số đông gây sức ép lên tốc độ phát triển kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế chuyện dịch chậm.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Công nghiệp:
- Hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước
(2002).
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu
dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông,
thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng: vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc
chữa bệnh,…
Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng, đứng đầu cả nước về năng suất lúa.
+ Phát triển một số loại cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao (ngô đông, khoai tây, su
hào, bắp cải, hành tây, cà chua, cà rốt, và hoa xen canh,…)
- Chăn nuôi:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (……).
+ Chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa đang phát triển (……).
+ Chăn nuôi gia cầm và thủy sản đang được chú ý phát triển (……)
Dịch vụ:
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch phát triển.
- Hai đầu mối giao thông quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng.
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đặc biệt là ở Hà Nội.
- Hai trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
- Các địa danh du lịch nối tiếng (……)
- Hà Nội là trung tâm lớn nhất về thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, tài chính ngân
hàng,…
Thế mạnh kinh tế: công nghiệp, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc đặc biệt là lợn,
bò sữa, trồng rau vụ đông.
5-Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ:
- Các trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng.
- Tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng minh.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền trung: (gồm các tỉnh, thành phố……).
- Ý nghĩa: tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng
Bằng Sông Hồng và Trung Du-Miền Núi Bắc Bộ.
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1-Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: (……).
- Giới hạn: lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.
- Ý nghĩa: là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra
biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông - Tây của tiếu vùng sông Mê Kông =>
thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng khác và các nước khác.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông.
Địa hình:
Từ Tây sang Đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.
Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Khí hậu chịu ảnh hưởng của dãi Trường Sơn Bắc.
+ Mùa Đông: dãy Trường Sơn đón gió mùa Đông Bắc, gây mưa cho Bắc Trung Bộ.
+ Mùa Hạ: dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa cho Lào, gió vượt dãy
Trường Sơn đến Bắc Trung Bộ gây thời tiết khô và nóng.
- Thiên tai diễn biến phức tạp (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng, nạn cát bay,
…)
Tài nguyên:
- Tài nguyên khoáng sản và rừng có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn.
+ Phía bắc Hoành Sơn: nhiều tài nguyên rừng, khoáng sản nhiều loại (……).
+ Phía nam Hoành Sơn: ít tài nguyên rừng, khoáng sản không đáng kể.
- Biển: có nhiều đầm phá, cửa sông, mặt nước nuôi trồng thủy sản, có nhiều bãi tôm, bãi
cá, hải sản quí.
- Du lịch: có nhiều bãi tắm, vườn quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên thế
giới, di sản văn hóa thế giới (……).
Thuận lợi:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế đa ngành.
- Có đầy đủ các dạng địa hình: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo phát triển kinh tế đa
dạng.
- Có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển.
+ Rừng: có nhiều gỗ quí, động vật quý ở phía bắc Hoành Sơn.
+ Khoáng sản: (……) phát triển công nghiệp.
+ Du lịch: có nhiều bãi tắm, vườn quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên
thế giới, di sản văn hóa thế giới (……) phát triển du lịch.
+ Biển: có nhiều đầm phá, cửa sông, mặt nước nuôi trồng thủy sản, có nhiều bãi tôm, bãi
cá, hải sản quí phát triển kinh tế biển.
Khó khăn:
- Thiên tai diễn biến phức tạp (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng, nạn cát bay…)
- Diện tích đất canh tác ít, đất xấu.
3-Đặc điểm dân cư- xã hội:
Đặc điểm:
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc:
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây:
+ Dãy đồng bằng ven biển phía đông:
- Dân tộc: chủ yếu là người Kinh.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
+ Vùng núi và gò đòi phía tây:
- Dân tộc: chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,…
- Hoạt động kinh tế chủ yếu: Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên
nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.
Thuận lợi:
- Đa dạng về văn hóa.
- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh
nghiệm trong đấu tranh phòng chống thiên nhiên, giặc ngoại xâm.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (Cố Đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Sông Bến Hải,
Thành cổ Quảng trị,…).
Khó khăn:
- Mức sống chưa cao, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Nông nghiệp:
- Lúa: năng suất thấp, tập trung ở vùng đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh,…
- Một số cây công nghiệp hàng năm (……) được trồng trên các vùng đất cát pha duyên
hải.
- Chăn nuôi trâu bò đàn ở vùng gò đồi phía tây.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển phía đông.
- Chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chức nước được triển khai ở các vùng nông - lâm
kết hợp.
Khó khăn:
+ Diện tích đất canh tác ít, đất xấu.
+ Khí hậu khắc nghiệt: nhiều thiên tai.
+ Dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Công nghiệp:
- Đa nghành (……).
- Các ngành công nghiệp quang trọng: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng (……).
- Các ngành công nghiệp khác: công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt may, chế biển
thực phẩm, hàng tiêu dùng với qui mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu hết các địa
phương.
Dịch vụ:
- Giao thông vận tải: là địa bàn trung chuyển khối lượng hàng hóa và hành khách giữa
miền Bắc và miền Nam, từ Trung Lào, đông bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại.
- Du lịch: đang phát triển, với lượng khách du lịch ngày càng tăng.
5-Các trung tâm kinh tế:
- Các trung tâm kinh tế: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1-Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: (……).
- Giới hạn: lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
- Ý nghĩa: là cầu nối Bắc-Nam, nối Tây Nguyên vói biển, thuận lợi cho giao lưu KT-XH giữa các
vùng khác và các nước khác. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Địa hình:
Các tỉnh trong vùng đều có núi và gò đồi ở phía tây, dãy đồng bằng ven biển phía đông bị chia cắt
bởi những dãy núi đâm ngang ra sát biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh.
Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: có hai mùa: mưa: ngắn, khô: kéo dài.
- Thiên tai thường hay xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa,…).
Tài nguyên:
- Biển: + Có nhiều hải sản.
+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ rộng lớn.
+ Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nhiều tổ Yến.
+ Ven biển có nhiều bãi biển đẹp (……).
+ Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh (……).
+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
- Đất: + Đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển.
+ Đất rừng ở chân núi.
- Rừng: có nhiều gỗ, đặc sản quí (……) và một số loài chim quý hiếm.
- Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng,…
- Du lịch: có nhiều phong cảnh đẹp (……).
Thuận lợi:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế đa ngành.
- Có đầy đủ các dạng địa hình: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo xây dựng nền kinh tế có
nhiều ngành sản xuất.
- Có tiềm năng nổi bật về kinh tế biển:
+ Biển rộng, sâu, có nhiều hải sản khai thác hải sản.
+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ rộng lớn đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (tôm hùm, tôm
sú…).
+ Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nhiều tổ tổ yến khai thác Yến sào
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Ven biển có nhiều bãi biển đẹp (……) phát triển du lịch.
+ Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh (……) xây dựng cảng biển (……).
+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
- Đất:
+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển trồng lúa, hoa màu (……) và một số loại cây công
nghiệp (……).
+ Vùng đất rừng chân núi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò đàn.
- Rừng: có nhiều gỗ, đặc sản quý (……) và một số loài chim quý hiếm.
- Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng,…
Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài khô hạn, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng.
- Có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa,…)
- Đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi những nhánh núi đâm ngang ra sát biển.
- Quỹ đất nông nghiệp còn ít, đất xấu, thiếu nước, thường bị bão, lũ lụt về mùa mưa.
3-Đặc điểm dân cư-xã hội:
Đặc điểm:
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây.
+ Dãy đồng bằng ven biển phía đông:
- Dân cư: chủ yếu là người Kinh, một phần nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố
tập trung ở các thành phố, thị xã.
- Hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng núi và gò đồi phía tây:
- Dân cư: chủ yếu các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,…Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ
nghèo còn khá cao.
- Hoạt động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
- Người dân có đức tính lao động cần cù, kiên cường trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm trong
phòng chống thiên tai và khai thác vùng biển rộng trên biển đông.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (……).
Thuận lợi:
- Người dân có đức tính lao động cần cù, kiên cường trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm trong
phòng chống thiên tai và khai thác vùng biển rộng trên biển đông.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (……) phát triển du lịch.
Khó khăn:
Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Nông nghiệp:
- Thế mạnh: chăn nuôi bò và nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
+ Chăn nuôi bò: chiếm khoảng 25% đàn bò cả nước.
+ Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: chiếm 27% giá trị thủy sản của cả nước.
- Nghề làm muối, chế biến thủy sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước
mắm Nha Trang, Phan Thiết.
Khó khăn:
- Quỹ đất nông nghiệp ít, sản lượng lương thực bình quân theo đầu người thấp hơn cả nước, đất
xấu, thiếu nước, thường bị bão, lũ lụt về mùa mưa.
-Đồng bằng bị chia cắt.
Công nghiệp:
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng: (……).
- Trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp: Đà Nẵng, Quy Nhơn.
- Sự tăng trưởng giá trị công nghiệp còn chậm.
- Thế mạnh: chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí.
Dịch vụ:
- Hoạt động vận tải, trung chuyển trên tuyến Bắc-Nam diễn ra sôi động.
- Các thành phố cảng biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ, vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan
trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên (……).
- Thế mạnh: du lịch: bãi biển nổi tiếng (……), các di sản văn hóa thế giới (……).
5-Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung:
- Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền trung (gồm các tỉnh, thành phố……)
- Vai trò: có vai trò thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng duyên hải nam trung bộ,
bắc trung bộ và tây nguyên.
VÙNG TÂY NGUYÊN
1-Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: (……).
- Giới hạn: là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
- Ý nghĩa: nằm gần Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ
sản phẩm. Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Thuận lợi cho giao
lưu kinh tế xã hội giữa các vùng khác và các nước khác.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Địa hình:
Có địa hình cao nguyên xếp tầng (……), là nơi bắt nguồn của các dòng sông chảy về các
vùng lân cận (……).
Khí hậu:
Khí hậu cận xích đạo, có hai mùa: mưa: ngắn, khô: kéo dài.
Tài nguyên:
- Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước).
- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha (29,2% diện tích rừng tự nhiên của cả nước).
- Khí hậu cận xích đạo, khí hậu cao nguyên.
- Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (21% trữ năng thủy điện của cả nước).
- Khoáng sản: bôxít vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn.
- Du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp (……).
Thuận lợi:
- Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước) trồng cây công nghiệp
(……).
- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha (29,2% diện tích rừng tự nhiên của cả nước) phục vụ cho
sản xuất và đời sống xã hội.
- Khí hậu cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (……) → phát triển
du lịch.
- Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (21% trữ năng thủy điện của cả nước) phục vụ
cho sản xuất và đời sống xã hội, xây dựng các nhà máy thủy điện.
- Khoáng sản: bôxít vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn phát triển công nghiệp.
Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước và cháy rừng.
- Nạn chặt phá rừng quá mức, và nạ săn bắt động vật hoang dã, gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường sinh thái và đời sông dân cư.
3-Đặc điểm dân cư, xã hội:
Đặc điểm:
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,…).
- Là vùng dân cư thưa thớt nhất nước ta (mật độ dân số: 81 người/).
- Phân bố dân cư không đều, người kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao
thông, ở các nông, lâm trường.
Thuận lợi:
Nền văn hóa giàu bản sắc phát triển du lịch (lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể).
Khó khăn:
Thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Nông nghiệp:
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
- Sản xuất cây công nghiệp phát triển khá nhanh, những cây trồng quan trọng là: cà phê,
cao su, chè, điều….Cà phê được trồng nhiều ở Đắk Lắk.
- Nhiều địa phương đã thâm canh cây lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Trồng hoa, quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.
- Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) được đẩy mạnh.
- Kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng,
gắn khai thác với chế biến. Nâng độ che phủ rừng lên 65%.
Công nghiệp:
- Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP, nhưng đang chuyển biến nhanh.
- Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển khá nhanh.
- Thủy điện: (……).
Dịch vụ:
- Xuất khẩu nông sản lớn thứ hai cả nước (sau ĐBSCL), chủ lực là cà phê.
- Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa phát triển, nổi bật là Đà Lạt.
- Giao thông: nâng cấp các tuyến đường nối với các thành phố của vùng Duyên hải nam
trung bộ, của Hạ Lào và của Đông bắc Cam-pu-chia.
5-Các trung tâm kinh tế:
Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1-Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: Nằm ở vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Giới hạn: (……).
- Ý nghĩa: Là cầu nối giữa tây nguyên và duyên hải nam trung bộ với đồng bằng sông cửu
long, giữa đất liền với biển đông giàu tiềm năng. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế xã hội
giữa các vùng khác và các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Địa hình:
Địa hình thoải, độ cao của địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
Khí hậu:
Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn sinh thủy tốt.
Tài nguyên:
- Đất badan, đất xám.
- Khoáng sản: (……).
- Rừng không còn nhiều, có rừng ngập mặn ở ven biển.
- Biển:+Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
+Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
+Có nhiều bãi biển đẹp: (……).
- Hệ thống sông Đồng Nai có giá trị về mặt thủy điện, thủy lợi.
Thuận lợi:
- Địa hình thoải mặt bằng xây dựng tốt.
- Đất badan, đất xám, nguồn sinh thủy tốt, khí hậu cận xích đạo thích hợp cho trồng cây
công nghiệp (……).
- Một số khoáng sản có giá trị: (……) phát triển công nghiệp.
- Rừng ngập mặn ở ven biển có ý nghĩa về du lịch, giữ gìn cân bằng sinh thái và là khu dự
trữ sinh quyển của thế giới.
- Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Gần đường hàng hải, hàng không quốc tế phát triển giao thông.
- Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí khai thác dầu khí.
- Có nhiều bãi biển đẹp: (……) phát triển du lịch.
- Hệ thống sông Đồng Nai có giá trị về mặt thủy điện, thủy lợi.
Khó khăn:
- Đất liền ít khoáng sản.
- Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường.
3-Đặc điểm dân cư, xã hội:
Đặc điểm:
- Đông dân, mật độ dân số cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (bến cảng nhà rồng, địa đạo củ chi,…).
Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Người lao động lành nghề, năng động, sáng tạo.
- Có sức hút mạnh nguồn lao động cả nước và nguồn đầu tư của nước ngoài.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (……).
Khó khăn:
- Quá tải dân số thành thị.
- Tác động của đô thị và công nghiệp tới môi trường.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Công nghiệp:
- Phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng (59,3%, 2002).
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, bao gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến
lương thực thực phẩm và một số ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công
nghệ cao.
- Phân bố ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. (thành phố Hồ Chí Minh chiếm
hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng).
Khó khăn:+Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.
+Chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
Nông nghiệp:
- Chiếm tỉ trọng nhỏ (6,2%, 2002) nhưng giữ vai trò quan trọng.
- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới, chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản
lượng so với cả nước.
- Cây công nghiệp lâu năm: (……).
- Cây công nghiệp hằng năm: (……).
- Cây ăn quả: rất phát triển, cũng là thế mạnh của vùng (……).
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp rất phát triển, đặc biệt là bò
sữa.
- Nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ phát triển khá mạnh.
Thế mạnh: trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Dịch vụ:
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5%; 2002).
- Cơ cấu dịch vụ đa dạng: thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông,…
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng.
- Có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài (50,1%; 2003).
- Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, từ thành phố Hồ Chí
Minh đi Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, đồng bằng sông cửu long,…quanh năm diễm ra
sôi động.
=> Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.
5-Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía nam:
- Các trung tâm kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: (gồm: ……)
- Vai trò: vùng kinh tế trọng điểm phía nam tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế,
không chỉ đối với đông nam bộ mà còn đối với các tỉnh phía nam và cả nước.
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1-Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí: nằm ở phía nam đất nước, gần xích đạo.
- Giới hạn: (……).
- Ý nghĩa: vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên
biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các vùng khác và các nước khác, đặc biệt là các nước
trong tiểu vùng sông MêKông.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đặc điểm:
Địa hình: Đồng bằng, có địa hình thấp, bằng phẳng.
Khí hậu:
Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào, thời tiết ít biến động.
Tài nguyên:
- Đất gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha).
- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
- Sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú, đa dạng.
- Nước: +Nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hòa.
+Vùng nước lợ, nước mặn cửa sông và ven biển rộng lớn.
+Sông MêKông đem lại nguồn nước lớn cho vùng.
- Biển và hải đảo: +Nguồn cá, tôm và hải sản quý phong phú.
+Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn.
+Nhiều đảo và quần đảo.
- Khoáng sản: (……).
- Du lịch: (……).
Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
với quy mô lớn.
- Diện tích đồng bằng rộng, địa hình thấp và bằng phẳng.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, lượng mưa dồi dào.
- Diện tích đất gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha; đất phèn đất mặn: 2,5 triệu ha).
- Rừng ngập mặn có diện tích lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Sinh vật trên cạn và dưới nước rất đa dạng, phong phú.
- Nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hòa, vùng nước mặn, nước lợ ven bờ và cửa sông
rộng lớn.
- Sông MêKông đem lại nguồn lợi lớn: nguồn nước dồi dào, nguồn cung cấp phù sa, là địa
bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải đường sông.
- Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, nguồn cá tôm và hải sản quý phong phú, nhiều
đảo và quần đảo khai thác hải sản.
- Có một số khoáng sản (……) phát triển công nghiệp.
- Có một số vườn quốc gia (……) phát triển du lịch.
Khó khăn:
- Diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn lớn.
- Lũ lụt kéo dài.
- Thiếu nước ngọt trong mùa khô.
3-Đặc điểm dân cư, xã hội:
Đặc điểm:
- Đông dân (đứng thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông hồng), mật độ dân số cao.
- Thành phần dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Khơ me.
- Tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình cả
nước, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước.
Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa và có kinh
nghiệm trồng lúa nước trên đất mặn, đất phèn.
Khó khăn:
Mặt bằng dân trí chưa cao.
4-Tình hình phát triển kinh tế:
Nông nghiệp:
- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta.
+Diện tích trồng lúa chiếm 51,1% diện tích trồng lúa cả nước.
+Sản lượng lúa chiếm 51,5% sản lượng lúa cả nước.
+Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước.
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
- Nhiều địa phương đẩy mạnh trồng mía, đường, rau, đậu.
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta (xoài, dừa, cam, bưởi,…).
- Chăn nuôi vịt đàn phát triển mạnh (Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh).
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
+Chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước (nhiều nhất ở các tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau và An Giang).
+Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.
- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
=> Đồng bằng sông cửu long giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đảm bảo an toàn lương
thực cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm của cả nước.
Công nghiệp:
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng/2002).
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả vùng (chiếm
65% trong cơ cấu công nghiệp của vùng).
- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương (chiếm 12%
trong cơ cấu công nghiệp của vùng), lớn nhất là nhà nhà máy xi măng Hà Tiên II.
- Ngành công nghiệp sản xuất cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác phân
bố ở thành phố Cần Thơ (chiếm 23% trong cơ cấu công nghiệp của vùng).
Dịch vụ:
- Xuất nhập khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu của cả nước),
thủy sản đông lạnh, hoa quả.
- Vận tải thủy: giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng.
- Du lịch: du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo.
5-Các trung tâm kinh tế:
Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN-ĐẢO
1. Biển và đảo Việt Nam:
a. Vùng biển nước ta:
- Đường bờ biển kéo dài 3260km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu .
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b. Các đảo và quần đảo:
Có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ.
- Hệ thống đảo ven bờ có hơn 3000 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh:
Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Một số đảo có diện tích lớn: đảo Phú Quốc (567 ), đảo Cát Bà (khoảng 100 ).
- Một số đảo có số dân khá đông: đảo Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn
Đảo,…
- Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa.
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
Nguồn tài nguyên biển-đảo phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp
ngành kinh tế biển.
Các ngành kinh tế biển
Khai thác, nuôi
trồng và chế biến
hải sản
Du lịch biển-đảo
Khai thác và chế
biến khoáng sản
biển
Giao thông vận
tải biển
3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo:
a. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo:
Thực trạng:
- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
- Nguồn lợi hải sản giảm về số lượng, mức độ tập trung và kích thước.
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân:
- Do khai thác bừa bãi, quá mức, cháy rừng.
- Do chất thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt đặc biệt là ô nhiễm dầu do giao thông
trên biển và khai thác dầu khí.
Hậu quả:
- Tài nguyên biển bị giảm sút.
- Môi trường biển bị ô nhiễm
=>Ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và hoạt động du lịch biển.
b. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai
thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời, đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập
mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
Phát
triển
kinh tế
biển
Tiềm năng
Thực trạng
Khai
thác,
nuôi
trồng và
chế biến
hải sản
- Vùng biển nước ta giàu hải sản: hơn
2000 loài cá, trong đó có 110 loài có
giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu,
cá ngừ, cá hồng,…); 100 loài tôm có
giá trị xuất khẩu (tôm he, tôm hùm,
tôm rồng,…).
- Tổng trữ lượng thủy sản khoảng 4
triệu tấn.
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh,
đầm phá, cửa sông, rừng ngập mặn
nuôi trồng hải sản.
- Phát triển tổng hợp có khai thác, nuôi
trồng và chế biến hải sản.
- Hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn.
- Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần
khả năng cho phép, trong khi sản lượng
đánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho
phép.
- Ưu tiên khai thác hải sản xa bờ.
- Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển,
ven biển và ven các đảo.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại công
nghiệp chế biến.
Du lịch - Tài nguyên di lịch phong phú.
biển-đảo - Dọc bờ biển có hơn 120 bãi cát rộng,
dài, phong cảnh đẹp.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì
thú.
- Có Vịnh Hạ Long là di sản thiên
nhiên thế giới.
- Một số trung tâm du lịch biển đang phát
triển khá nhanh.
- Chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm
biển còn các hoạt động du lịch biển khác ít
được khai thác, mặt dù có tiềm năng lớn.
- Đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khai
thác và
chế biến
khoáng
sản biển
- Biển mặn, nhiều nắng, thuận lợi cho
nghề làm muối đặc biệt ở ven biển
nam trung bộ.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa
oxit titan, cát chế biến thủy tinh.
- Ở vùng thềm lục địa có mỏ dầu và
khí tự nhiên.
- Nghề làm muối phát triển lâu đời, nổi
tiếng ở ven biển nam trung bộ (Cà Ná, Sa
Huỳnh).
- Khai thác titan xuất khẩu, khai thác cát
chế biến thủy tinh.
- Khai thác và chế biến dầu khí.
+Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, sản
lượng dầu liên tục tăng
+Công nghiệp hóa dầu đang dần hình thành
(xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở
hóa dầu,…).
+Công nghiệp chế biến khí, phục vụ cho
phát điện, sản xuất phân đạm, chế biến khí
công nghệ cao, kết hợp xuất khẩu khí tự
nhiên và khí hóa lỏng.
Giao
thông
vận tải
biển
- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế
quan trọng.
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa
sông xây dựng cảng biển.
- Hiện có hơn 120 cảng biển lớn nhỏ.
- Hệ thống cảng biển từng bước được hiện
đại hóa, nâng cao công suất.
- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường
mạnh mẽ.
- Hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và
dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ,…) phát
triển toàn diện.