BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG KHU CHẾ XUẤT
LINH TRUNG I
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG KHU CHẾ XUẤT
LINH TRUNG I
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số
: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một
công trình nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Dung
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Võ Văn Nhị,
người hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè đã chia
sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn tất luận văn này
Tác giả luận văn
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA
: American Accounting Association
BCTC
: Báo cáo tài chính
COSO
: Committed Of Sponsoring Oganization
COBIT
: Control Objective For Information and Related Technology
DN
: Doanh nghiệp
ĐG
: Đánh giá rủi ro
FEI
: Financial Executives Institute
FDI
: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
GS
: Giám sát
HĐQT
: Hội đồng quản trị
IMA
: Institute of Management Accountants
IIA
: The Institute of Internal Auditors
KSNB
: Kiểm soát nội bộ
KCX
: Khu chế xuất
KTV
: Kiểm toán viên
KS
: Kiểm soát
MT
: Môi trường kiểm soát
QTRR
: Quản trị rủi ro
QT
: Quản trị
TT
: Thông tin và truyền thông
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 : Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát .............................. 45
Bảng 4.2 : Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro ......................................... 46
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát ................................. 47
Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông` ........................ 47
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát .................................................... 48
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo kiểm soát nội bộ ....................................... 49
Bảng 4.7: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ................................................. 50
Bảng 4.8: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay ......................................................... 52
Bảng 4.9: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ................................................. 54
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ............... 55
Bảng 4.11a: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là kiểm soát nội bộ .................... 56
Bảng 4.11b: Phân tích ANOVA- Độ tin cậy của mô hình ....................................... 56
Bảng 4.12: Bảng kết quả các trọng số hồi quy......................................................... 57
Bảng 4.13: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số .................................... 57
Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.............................................. 61
Bảng 4.15: : Bảng xắp sếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố ....... 65
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO ......................................... 24
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu............................................................................ 31
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ........................ 58
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................... 59
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................... 59
iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
6. Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................4
1.1 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................5
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài ...............................................................................7
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu ...................................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................11
2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ .......................................................................11
2.1.1 Khái niệm về KSNB ..................................................................................11
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ ..............12
2.1.3. Các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo Coso 2013 ....16
2.2 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ................................24
2.2.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB............................................................24
2.2.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB .........................................................25
2.3 Đặc điểm hoạt động của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh
hưởng đến hệ thống KSNB ....................................................................................26
2.3.1 Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..............26
2.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh
hưởng đến hệ thống KSNB ................................................................................27
v
CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................29
3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................30
3.2 Khung nghiên cứu của luận văn ......................................................................30
3.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................32
3.3.1 Xây dựng thang đo ....................................................................................32
3.3.2 Xây dựng giả thuyết về các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới
hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh
Trung I ................................................................................................................36
3.3.3 Mô hình hồi quy các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt
động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung
I ...........................................................................................................................38
3.3.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ........................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................43
4.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam và tại khu chế xuất Linh Trung I ...........................................................43
4.1.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................43
4.1.2 Giới thiệu tổng quát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong
KCX Linh Trung I ..............................................................................................37
4.2 Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I ...............................................44
4.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I ..............................................45
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha ...............45
4.3.2 Đánh giá giá trị thang đo - phân tích nhân tố khám phá EFA ...................49
4.3.3 Kiểm định tương quan ...............................................................................55
4.3.4 Kiểm định phương sai ANOVA ................................................................55
4.3.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ...............................................57
4.3.6 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập
(Hiện tượng đa cộng tuyến) ................................................................................60
4.3.7 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ
ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát nội bộ .........................................................60
CHUƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ..................................63
5.1 Kết luận ............................................................................................................63
vi
5.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung I .......................................65
5.2.1 Giải pháp liên quan đến nhân tố rủi ro ......................................................65
5.2.2 Giải pháp liên quan đến môi trường kiểm soát .........................................67
5.2.3 Giải pháp liên quan đến thông tin và truyền thông ...................................70
5.2.4 Giải pháp liên quan đến giám sát ..............................................................70
5.2.5 Giải pháp liên quan đến hoạt động kiểm soát ...........................................71
5.3 Kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB ........................................72
5.3.1 Đối với Nhà nước ......................................................................................72
5.3.2 Đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại KCX Linh Trung I............76
5.4 Các hạn chế và phương hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................82
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
thế giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 11/01/2007. Sự kiện này đã
mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của đất nước và đặt ra nhiều thách thức cần
phải vượt qua. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng
và nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đóng vai trò hết sức quan trọng và là nguồn lực to lớn thúc đẩy nhanh tiến trình
hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
Trong bất kỳ tổ chức nào cũng đều có hai hệ thống chạy song song. Hệ thống
thứ nhất là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh gồm các phòng ban chức năng,
quy trình thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của
tổ chức. Tuy nhiên, bất kỳ công việc kinh doanh nào ở trên cũng đều đối diện với
những nguy cơ, sự cố hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn
thành mục tiêu của công việc đó. Vì vậy, hệ thống thứ hai được xây dựng nhằm
thiết lập các biện pháp, chính sách, thủ tục, chức năng, thẩm quyền của những
người có liên quan nhằm giảm rủi ro cho hệ thống thứ nhất và đạt được mục tiêu
của tổ chức. Chính vì điều này, hệ thống KSNB cần được tích hợp vào hoạt động
của tổ chức và được phát triển không ngừng
Thực tế cho thấy, phương pháp quản lý của một số DN tại khu chế xuất Linh
Trung I còn lỏng lẻo. Nâng cao mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB được xem
như là phương tiện sống còn của DN trong việc giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn
trong kinh doanh, bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo tính chính xác của thông tin
trên BCTC, tuân thủ các quy định, sử dụng tối ưu các nguồn lực và bảo vệ quyền
lợi của nhà đầu tư
Ngoài ra, các DN nói chung và các DN tại khu chế xuất Linh Trung I nói
riêng hoạt động trong điều kiện, môi trường và rủi ro kinh doanh luôn thay đổi
nên hệ thống kiểm soát nội bộ cũng cần phải vận động biến đổi theo. Những yếu
tố có thể tác động đến việc kiểm soát như: Môi trường kiểm soát; Đánh giá độ rủi
ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin truyền thông và Giám sát kiểm tra. Do đó,
việc nghiên cứu tác động của các yếu tố này nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát
2
nội bộ phù hợp với các thay đổi là một yêu cầu thiết yếu trong việc quản lý của
doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do người viết chọn đề tài “Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I” để nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt
nghiệp này
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN có vốn đầu tư nước
ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO
+ Khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của các DN có vốn đầu tư
nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống KSNB tại các
DN trong khu chế xuất Linh Trung I
+ Nêu lên những hạn chế của hệ thống KSNB tại các DN trong khu chế xuất
Linh Trung I
+ Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị hoàn thiện hệ
thống KSNB tại các DN trong khu chế xuất Linh Trung I trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận văn đặt ra ba câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng các yếu tố trong hệ thống KSNB tại các DN có vốn
đầu tư nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I?
Câu hỏi 2: Mức độ hữu hiệu của mỗi yếu tố cấu thành đối với hoạt động
của hệ thống KSNB tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại khu chế xuất Linh
Trung I như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào góp phần nâng cao tính hữu hiệu hệ thống
KSNB tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I?
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các yếu tố ảnh hưởng đến hệ
thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu chế xuất
Linh Trung I
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực KSNB
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I
- Về thời gian: 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính:
Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố của
hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp
Nghiên cứu định lượng
- Khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức
độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
kiểm soát nội bộ đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu
chế xuất Linh Trung I
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
6. Đóng góp của nghiên cứu
Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như
độ tin cậy của chúng. Xác định được nhân tố nào của hệ thống KSNB có ảnh
hưởng đến hoạt động quản lý của các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất có những
chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại KCX Linh Trung I.
4
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trong nước
Mặc dù Bộ tài chính ban hành các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn…xong
trên thực tế vai trò của KSNB trong các đơn vị vẫn còn khá mờ nhạt.
Theo hiểu biết và thống kê của tác giả thì đã có khá nhiều nghiên cứu
trong nước nghiên cứu về hệ thống KSNB trong nhiều lĩnh vực, DN khác
nhau như: KSNB DN nhỏ và vừa (Tạ Thị Thùy Mai, 2008; Nguyễn Thanh
Hoàng Yến, 2009; Trần Quế Anh, 2010; Lê Thị Thanh Huyền, 2010; Phạm
Nguyễn Quỳnh Thanh, 2011; Trần Mạnh Hà, 2012; Nguyễn Thị Bích Hiệp,
2012); DN chế biến gỗ (Dương Thị Ngọc Bích, 2012), DN chế biến thủy sản
(Bùi Mạnh Cường, 2012; Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2012), lĩnh vực sản xuất chế
biến (Lê Thị Như Vân, 2010); ngân hàng (Phi Thị Thu Hiền, 2004; Lê Phương
Hồng, 2006; Nguyễn Ngọc Bích Quyên, 2007; Phan Thụy Thanh Thảo, 2007;
Nguyễn Ngọc Diệu Hiền, 2009; Lê Thị Thanh Mỹ, 2010; Phạm Quỳnh Như
Sương, 2010; Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2010; Quách Nữ Trường Giang, 2012;
Trần Thị Thùy Trang, 2012); Kho bạc nhà nước (Bùi Thanh Huyền, 2011), bưu
chính viễn thông (Nguyễn Quốc Đại, 2003; Nguyễn Thị Thanh Trúc, 2012; Mai
Xuân Thùy, 2012), dệt may (Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2010; Nguyễn Thị Kim
Vân, 2012); bảo hiểm (Vũ Phan Bảo Uyên, 2011); y tế (Phạm Hồng Thái, 2011);
điện lực (Lê Thị Thùy An, 2011; Võ Thị Minh Thư, 2012); xăng dầu (Vương
Hữu Khánh, 2012); Xây dựng (Dương Thị Lan Đài, 2012); trường cao đẳng, đại
học (Nguyễn Thị Phương Trâm, 2009; Hồ Thị Thanh Ngọc, 2010; Nguyễn Thị
Hoàng Anh, 2012; Phan Nam Anh, 2013);...Tuy nhiên tác giả nhận thấy chỉ có
một đề tài nghiên cứu về KSNB tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài và một đề
tài nghiên cứu KSNB tại các DN Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro. Do đó,
mảng đề tài KSNB tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài chưa được khai thác
nhiều
1/ Theo luận văn của tác giả Trần Mạnh Hà, 2012 “Hoàn thiện hệ thống
KSNB trong các DN nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Bình Dương” cho thấy tầm quan trọng trong việc phải hoàn thiện hệ thống
6
KSNB tại các DN vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình
Dương thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi dựa trên Báo cáo COSO 1992
2/ Theo luận văn các tác giả Trần Công Chính, 2007 “Phát triển hệ thống
KSNB tại các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro DN” chỉ ra mối
tương quan của hệ thống KSNB và việc quản trị rủi ro tại các DN Việt Nam bằng
phương pháp định tính thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết
kế gồm 2 phần: ảnh hưởng các thành tố của hệ thống KSNB và quản trị rủi ro.
Kết quả cho thấy, có mối tương quan giữa việc phát triển hệ thống KSNB và
quản trị rủi ro tại các DN Việt Nam dựa trên Báo cáo COSO 2004
3/Trần Thụy Thanh Thư, 2009. Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSNB tại các DN dịch vụ ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế TP HCM.
Tác giả sử dụng báo cáo COSO 1992 làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho
nghiên cứu của mình. Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB của DN
dịch vụ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả lựa chọn các DN dịch vụ trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (20 DN dịch vụ, trong đó có 8 công ty cổ phần
và 12 công ty trách nhiệm hữu hạn) vì nơi đây tập trung tất cả loại hình DN dịch
vụ với nhiều quy mô khác nhau cho nên hệ thống kiểm soát của các DN dịch vụ
cũng được thiếp lập đa dạng và phong phú. Việc khảo sát được tiến hành dưới
hình thức điều tra thông qua Bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến
những người có chức vụ quan trọng trong DN như: Giám Đốc, Kế Toán Trưởng,
Trưởng phòng các bộ phận,… từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để xây dựng
hệ thống KSNB ở DN dịch vụ Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn
những hạn chế như: Cỡ mẫu chưa đủ khái quát để có thể đưa ra kết luận đầy đủ;
Chưa thiếp lập được một tiêu chuẩn cho các DN dịch vụ.
4/Nguyễn Ngọc Hậu, 2010. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty du lịch
– thương mại Kiên Giang. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Luận văn đã dựa trên báo cáo COSO năm 1992 tiến hành lập bảng khảo
sát đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại công ty chủ yếu khảo sát trên 2 chu
trình: mua hàng thanh toán và bán hàng thu tiền, trên cơ sở đó tìm ra nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong hệ thống và đưa ra những
7
biện pháp khắc phục mang lại hiệu quả cho công ty du lịch – thương mại Kiên
Giang. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu để thu thập, hệ thống hoá
những vấn đề về hệ thống KSNB; Khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi; tổng
hợp, phân tích kết quả khảo sát để nêu ra ý kiến đánh giá những ưu và nhược
điểm của hệ thống KSNB tại đơn vị. Tuy nhiên, đề tài này vẫn còn nhiều hạn
chế: Tác giả không đề cập đến hệ thống các văn bản đơn vị đang áp dụng để
KSNB; Chỉ nhận dạng các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của môi trường
kiểm soát và các thủ tục kiểm soát, các yếu tố đánh giá rủi ro, thông tin truyền
thông và giám sát không được đề cập đến. Do đó, tác giả cũng không đề xuất giải
pháp hoàn thiện các yếu tố này; Bảng câu hỏi khảo sát chỉ được gửi đến Ban
giám đốc, Kế toán trưởng nên việc đánh giá thực trạng hệ thống KSNB chưa
khách quan
5/ Nguyễn Đình Tùng, 2006. Một số vấn đề cần chú ý trong quá trình khảo
sát thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với kiểm toán ngân sách
địa phương, Tạp chí Kiểm toán, tr. 37 – 38: cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề quan trọng nhằm xác định phương pháp,
phạm vi, nội dung kiểm toán để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán
Tại Việt Nam, trong thời gian qua có khá nhiều các đề tài tiến hành nghiên
cứu về hệ thống KSNB. Các đề tài này chủ yếu dựa trên cơ sở của COSO 1992.
Tuy nhiên với tình hình thế giới có nhiều biến đổi và cạnh tranh gay gắt như hiện
nay thì tổ chức COSO đã tiến hành sửa đổi bổ sung cập nhật COSO 1992 thành
COSO 2013. Do đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu theo COSO
2013 để mang lại cho các DN cái nhìn tổng quát, kịp thời đáp ứng nhu cầu hiện
nay của chúng ta là hội nhập và phát triển mạnh mẽ
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài
1/ Theo nghiên cứu của Jovan Krstic, 2012, chỉ ra rằng trong hoạt động
kinh doanh các DN thường xuyên tiếp xúc với rủi ro. Một trong những cơ chế để
giảm thiểu rủi ro là thiết lập hệ thống KSNB. Ông đã phát triển mô hình mới
trong KSNB – dựa trên rủi ro kiểm soát. Bằng cách thiết kế bảng câu hỏi phỏng
vấn dựa trên thang đo 7 mức độ xoay quanh hệ thống KSNB và quản trị công ty
cho người được phỏng vấn lựa chọn. Trong đó, có một số câu đề nghị người
8
được phỏng vấn điền vào. Bảng câu hỏi được phát cho các nhà quản lý của hơn
2.000 công ty. Kết quả cho thấy, có mối quan hệ tương hỗ giữa việc thiết lập hệ
thống KSNB và rủi ro kinh doanh và các công ty nhận thức rõ tầm quan trọng
của hệ thống KSNB sẽ quản trị rủi ro tốt hơn
2/ Theo Brown.J. 2010, thì vụ bê bối xuất hiện trong cộng đồng quốc tế đã
đặt ra những vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB. Một số công ty có vị thế đã
có những gian lận nghiêm trọng như Enron, WorldCom, Marconi, Parmalat…gây
nên hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế. Dựa vào việc phân tích tương quan và
hồi quy để đánh giá bản chất, mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành hệ
thống KSNB với việc tiếp cận với việc kiểm soát rủi ro kinh doanh căn cứ vào
giả thiết: H1: Có mối quan hệ tích cực giữa hoạt động hệ thống KSNB với rủi ro
kinh doanh; H2: Có mối quan tương quan giữa các thành tố cấu thành hệ thống
KSNB với việc giảm thiểu rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho chỉ ra việc duy trì hệ
thống KSNB vững mạnh sẽ ngăn ngừa rủi ro kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu
trong tương lai có thể đánh giá vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc đảm bảo
chất lượng kiểm soát nội bộ như thế nào
3/ Năm 2006 công trình nghiên cứu của Lembi Noorvee thông qua việc xây
dựng bảng câu hỏi để đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB được công bố chỉ ra
điểm mạnh, điểm yếu của năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB. Từ đó so sánh
hệ thống KSNB của 3 doanh nghiệp được khảo sát trên thị trường Mỹ với nhau
và đưa ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB của các doanh nghiệp này
4/ Nghiên cứu của Mongkolsamai, Varipin, Ussahawanitchakit, Phapruke,
2012, trên 120 công ty Thái Lan được niêm yết. Kết quả cho thấy môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, và thông tin và truyền thông có tác động tích cực đáng
kể đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hơn nữa, tầm nhìn điều hành minh bạch,
kiến thức của nhân viên, đa dạng giao dịch kinh doanh, và người tham gia cũng
cần có một tác động tích cực vào chiến lược kiểm soát nội bộ
5/ Amudo, A. & Inanga, E. L, 2009. Evaluation of Internal Control
Systems: A Case Study from Uganda. International Research Journal of Finance
and Economics - Đánh giá hệ thống KSNB: trường hợp nghiên cứu tại Uganda.
Nghiên cứu Tạp chí quốc tế về Kinh tế Tài chính.
9
Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nước thành viên khu vực
(RMCs) của Tổ chức Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) tập trung vào
Uganda ở Đông Phi. Nghiên cứu này được tiến hành đối với 11 dự án, nhóm tác
giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các
thành phần của hệ thống KSNB tại Uganda và đưa ra các đề xuất nhằm khắc
phục những hạn chế đang tồn tại trong hệ thống. Trong mô hình nghiên cứu của
tác giả có đến sáu thành phần của hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ
thông tin. Kết quả cho thấy các dự án hầu như ít quan tâm đến thành phần giám
sát và tác giả đề nghị nên tăng cường hoạt động này.
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong nước và
ngoài nước liên quan tương đối đến đề tài luận văn, tác giả có một số nhận xét
cơ bản. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài
tại KCX Linh Trung I, qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, phân tích:
- Luận văn đã kế thừa công trình nghiên cứu của Lembi Noorvee thông qua
việc xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB và việc
xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống KSNB dựa trên việc đánh giá rủi ro.
Đồng thời, kế thừa cách tiếp cận Báo cáo COSO 1992 và 2004 của các luận văn
trước đó
- Luận văn chỉ ra ảnh hưởng của hệ thống KSNB tới việc đạt được các mục
tiêu chung của các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCX Linh Trung I. Đồng
thời thông qua bảng câu hỏi khảo sát, luận văn cho thấy tầm quan trọng của hệ
thống KSNB trong việc giảm thiểu rủi ro kinh doanh và phát triển bền vững của
mỗi đơn vị được khảo sát
- Mặc dù có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã công bố nhưng hiện
nay chủ yếu là dùng phương pháp định tính, nghiên cứu định lượng ít tác giả
nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài
Kết luận chương 1
Nội dung chính của chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về các
nghiên cứu khác nhau trong nước cũng như ngoài nước có liên quan trực tiếp
10
cũng như gián tiếp đến những nội dung của luận văn mà tác giả thực hiện. Từ đó
giúp tác giả nhận thấy khoảng trống cần nghiên cứu và làm nền tảng thực hiện
các bước tiếp theo của luận văn
Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình
bày theo hai phần lần lượt trong nước và ngoài nước trên cơ sở chọn lọc các công
trình tiêu biểu đã công bố có liên quan đến nội dung của luận văn. Qua những nội
dung đã trình bày trong chương này cho thấy kiểm soát nội bộ trong hoạt động
của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại KCX Linh Trung là cần thiết cho hướng
nghiên cứu của luận văn
11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm về KSNB
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nhắc đến hệ thống KSNB. Tùy theo
từng lĩnh vực hoạt động cũng như yêu cầu quản trị khác nhau mà mỗi tổ chức có
cách định nghĩa riêng
-
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS 400)
KSNB là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây
dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để
kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; lập báo cáo tài
chính trung thực và hợp lý nhằm bảo vệ và quản lý có hiệu quả tài sản của đơn vị
-
Theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế ( IFAC)
“KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn
vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp
lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động” (Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC))
- Theo quan điểm của AICPA
Kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được
thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra
sự chính xác trong ghi chép của sổ sách” (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa
kỳ (AICPA)
-
Theo báo cáo COSO 2013
“KSNB là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân
viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được
các mục tiêu:
+ Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
+ Sự tin cậy của BCTC
+ Sự tuân thủ các luật lệ và quy định”
Theo khái niệm trong báo cáo COSO 2013 trên thì hệ thống KSNB có bốn
nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu
12
+ KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi các hoạt động kiểm soát
hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể
thống nhất. Quá trình kiểm soát giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu của mình
+ KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Chính con người đặt ra
mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành nó. Họ gồm những con người
trong tổ chức như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các nhân viên chứ không
chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục…
+ KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB dù được thiết kế và hoạt
động tốt tới mức nào cũng chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt
được các mục tiêu của đơn vị bởi những hạn chế tiềm tàng trong hệ thống KSNB.
Như vậy, KSNB không đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ được thực hiện
+ Các mục tiêu của KSNB: Để hệ thống có thể hoạt động hiệu quả nhất, mỗi
đơn vị phải đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu chung cho
toàn đơn vị và các mục tiêu cho từng bộ phận cụ thể. Bao gồm:
Mục tiêu hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, bảo mật thông tin, mở rộng thị phần, thực hiện chiến lược kinh
doanh…nghĩa là nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực đơn vị
Mục tiêu về sự tuân thủ: KSNB phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành các
quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị
Mục tiêu về báo cáo tài chính: KSNB phải đảm bảo tính trung thực và
đáng tin cậy của BCTC
Như vậy, thông qua báo cáo COSO 2013, khái niệm hệ thống KSNB được
chuẩn hóa phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh. Nêu được
các khái niệm nền tảng cho cách thức tổ chức, thiết kế và vận hành hệ thống
KSNB. Cung cấp nền tảng lý luận cho các ứng dụng giữa các tổ chức hoạt động
trong các lĩnh vực, các khu vực, các quốc gia khác nhau
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ
Từ khi có hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý phải luôn đề ra các biện
pháp để kiểm soát và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực. Trong các hoạt
động kinh doanh, khâu kiểm soát luôn giữ một vị trí quan trọng. Thông qua các
13
hoạt động kiểm soát, nhà quản lý đánh giá và điều chỉnh quá trình thực hiện
nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện chức năng kiểm
soát, nhà quản lý sử dụng công cụ chủ yếu là hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB).
Trải qua hơn một thế kỉ, khái niệm KSNB lúc đầu được sử dụng như là một biện
pháp bảo vệ tài sản không bị gian lận bởi các nhân viên đến việc giúp cho kiểm
toán viên xác định phương pháp hiệu quả nhất trong việc lập kế hoạch kiểm toán
đến chỗ được coi là một bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu.
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB trên thế giới được chia
làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước)
+ Giai đoạn ra đời của Báo cáo COSO (năm 1992)
+ Giai đoạn hậu COSO (từ năm 1992 tới nay)
-
Giai đoạn tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước)
Năm 1929, công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - tiền thân của hội
kiểm toán Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm về KSNB lần đầu tiên và nêu bật vai trò
của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp (DN). Khái niệm KSNB lúc này được
hiểu đơn giản như là một biện pháp giúp cho việc bảo vệ tiền không bị gian lận,
tài sản không bị thất thoát, ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt
động và khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý
Những năm thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ tại
Hoa Kỳ đã xuất bản khá nhiều báo cáo hướng dẫn và đưa ra tiêu chuẩn về hệ
thống KSNB trong các cuộc kiểm toán
Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật
hành vi hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh việc KSNB nhằm ngăn
ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp. Lần đầu tiên, khái niệm KSNB được
đề cập trong một văn bản pháp luật
Năm 1985, sự đổ bể của các công ty cổ phần có niêm yết làm cho các nhà
làm luật Hoa Kỳ quan tâm đến KSNB trong doanh nghiệp, nhiều văn bản hướng
dẫn về KSNB được ban hành bởi: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ năm 1988, tổ
chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991, Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa
Kỳ năm 1998
14
Cùng lúc đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực đề cập đến
những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB như SAP 29 (1958), SAP 54
(1972), SAP 55 (1988)…tập trung vào các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB,
phân biệt KSNB ở cấp độ quản lý và cấp độ kế toán… Các thành tố cấu thành hệ
thống KSNB trở thành chủ đề tranh luận trong việc hướng tới mục tiêu hình
thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB
-
Sự ra đời của báo cáo COSO năm 1992
Trong thời gian này, sự phát triển hưng thịnh và lớn mạnh của các công ty ở
Hoa Kỳ đi kèm với nó là hệ lụy của việc mở rộng cả về quy mô lẫn tốc độ của
gian lận dẫn đến thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế.
Nhiều ủy ban đã ra đời kịp thời để khảo sát và tìm cách khắc phục nhằm
ngăn chặn các gian lận, trong đó có Ủy ban quốc gia về chống gian lận báo cáo
tài chính Treadway Commission được thành lập vào năm 1985. Ủy ban này có
nhiệm vụ là xác định các yếu tố gian lận trên Báo cáo tài chính và đưa ra những
giải pháp giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của các gian lận đó đến thông tin trên
báo cáo tài chính
COSO là một ủy ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp được thành lập nhằm
hỗ trợ cho Ủy ban Treadway như: Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), hiệp hội kế
toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI),
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA).
Thông qua việc tìm hiểu các gian lận, COSO nhận thấy rằng KSNB có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận. Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra
một khuôn mẫu chung về KSNB được đặt ra. Đây là hệ thống lý luận về KSNB
đầy đủ nhất cho tới thời điểm hiện tại
Theo báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
+ Phần 1: Bản tóm lược dành cho các nhà quản lý cấp cao về KSNB.
Trong phần này trình bày tổng quan về KSNB ở cấp độ cao dành riêng cho các
nhà quản lý cao cấp, giám đốc điều hành và cơ quan quản lý Nhà nước
+ Phần 2: Khuôn mẫu chung về KSNB. Đây là hệ thống lý luận cơ bản
nhất của báo cáo COSO, định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố cấu thành KSNB
và các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệ thống KSNB
15
+ Phần 3: Báo cáo cho các thành viên bên ngoài. Đây là phần bổ sung
hướng dẫn cách thức báo cáo thông tin tài chính cho các đối tượng bên ngoài
+ Phần 4: Các công cụ đánh giá KSNB. Ở phần này bao gồm các bảng
biểu phục vụ thiết thực cho việc đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB
-
Giai đoạn hậu COSO
Báo cáo COSO 1992 đã tạo một cơ sở lý luận tương đối hoàn chỉnh về
KSNB. Tạo tiền đề cho hàng loạt các nghiên cứu về KSNB ở nhiều lĩnh vực:
+ Phát triển theo hướng quản trị: Năm 2001 dựa trên Báo cáo COSO 1992,
COSO nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp. Bản dự thảo đã hình
thành và công bố vào tháng 7 năm 2003
+ Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo
Basle 1998 của Ủy ban Basle các Ngân hàng Trung ương đã đưa một công bố về
khuôn khổ KSNB trong ngân hàng. Báo cáo Basle 1998 không đưa ra những lý
luận mới mà chỉ là sự vận dụng các lý luận cơ bản của Báo cáo COSO 1992 vào
lĩnh vực ngân hàng
+ Phát triển theo hướng quốc gia: Nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh
hướng xây dựng một khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB. Điển hình là Báo cáo
COSO 1995 (Canada) và Báo cáo Turnbull 1999 (Anh). Các báo cáo này có
những quan điểm riêng nhưng về tổng thể không có sự khác biệt lớn so với Báo
cáo COSO 1992
+ ISACA ban hành COBIT vào năm 1996. COBIT là hệ thống KSNB có
khuynh hướng phát triển trong môi trường công nghệ thông tin – CIS
+ Năm 2004 Báo cáo COSO tái bản lần đầu tiên, bên cạnh những điểm chính
đã được đề cập trong Báo cáo COSO 1992 thì nhấn mạnh đến việc quản trị rủi ro
+ Năm 2013 khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho nhà
quản lý với năm thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc thông qua đó nhà quản lý sẽ
thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới
Như vậy, Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và
định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật là tầm
nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan báo cáo tài chính, hoạt
động và tính tuân thủ. Tuy nó chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng tạo lập một cơ sở lý