BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH DUNG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG
THÁI TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: THÂN THỊ THU THỦY
TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trạng
thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ” là công trình của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy.
Các số liệu thống kê trong bài luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn
được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được
công bố trong bất cứ công trình nào cho đến thời điểm hiện nay.
Tp.HCM, ngày…. tháng…. năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Dung
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu. .............................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................................................................... 3
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG
THÁI TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan hoạt động tại các ngân hàng thương mại ...................................... 4
1.1.1 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ........................................................ 4
1.1.1.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn.......................................................................... 4
1.1.1.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn................................................................................... 6
1.1.1.3 Nghiệp vụ trung gian ...................................................................................... 6
1.1.1.4 Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản ........................................................... 7
1.1.2 Trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại ............................................ 7
1.1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 7
1.1.2.2 Chỉ tiêu đo lường trạng thái tiền mặt .............................................................. 7
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương
mại ............................................................................................................................ 8
1.2.1 Nhân tố vĩ mô .................................................................................................... 8
1.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 8
1.2.1.2 Tỷ lệ lạm phát ................................................................................................. 9
1.2.1.3 Lãi suất bình quân liên ngân hàng ................................................................ 12
1.2.2 Nhân tố vi mô .................................................................................................. 10
1.2.2.1 Quy mô tổng tài sản ngân hàng .................................................................... 10
1.2.2.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ......................................................... 11
1.2.2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ............................................................................ 12
1.2.2.4 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động....................................................... 13
1.2.2.5 Tốc độ tăng trưởng nợ .................................................................................. 13
1.2.2.6 Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................. 14
1.2.2.7 Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân ..................................... 14
1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền
mặt tại các ngân hàng thương mại ........................................................................ 15
1.4 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các
ngân hàng thương mại trên thế giới ..................................................................... 17
1.4.1 Nghiên cứu của Pavla Vodova (2011)............................................................. 17
1.4.2 Nghiên cứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad
(2011)........................................................................................................................ 17
1.4.3 Nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique............................. 18
1.4.4 Nghiên cứu của Tseganesh Tesfaye (2013)..................................................... 20
Kết luận chương 1................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG
THÁI TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM
2.1 Giới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............................. 22
2.2 Thực trạng trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam .......................................................................................................................... 24
2.2.1 Tiền mặt ........................................................................................................... 24
2.2.2 Tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác ........................................................... 26
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam ............................................................................................ 28
2.3.1 Nhân tố vĩ mô .................................................................................................. 28
2.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 28
2.3.1.2 Tỷ lệ lạm phát ............................................................................................... 31
2.3.1.3 Lãi suất bình quân liên ngân hàng ............................................................... 33
2.3.2 Nhân tố vi mô .................................................................................................. 35
2.3.2.1 Quy mô tài sản ngân hàng ............................................................................ 35
2.3.2.2 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu ................................................................................... 38
2.3.2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ............................................................................ 39
2.3.2.4 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động....................................................... 40
2.3.2.5 Tốc độ tăng trưởng nợ .................................................................................. 43
2.3.2.6 Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................. 45
2.3.2.7 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân ........................................... 47
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam ........................................................................ 50
2.4.1 Thiết lập phương trình hồi quy và phương pháp thu thập số liệu ................... 50
2.4.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 53
2.4.3 Thống kê mô tả và phân tích tương quan các biến trong mô hình .................. 54
2.4.4 Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy .................................................. 55
2.4.5 Kết quả hồi quy ............................................................................................... 59
2.5 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam............................................................ 60
Kết luận chương 2................................................................................................... 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ
NHÂN TỐ TIÊU CỰC NHẰM ĐẢM BẢO TRẠNG THÁI TIỀN MẶT TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
3.1 Định hướng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam .............................................................................. 67
3.2 Giải pháp phát huy nhân tố tích cực nhằm đảm bảo trạng thái tiền mặt tại
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .................................................... 68
3.2.1 Nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ................................................................ 68
3.2.2 Cải thiện chất lượng tín dụng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đảm
bảo duy trì trạng thái tiền mặt ở mức hợp lý ............................................................ 70
3.2.3 Nâng cao tỷ suất sinh lợi trên VCSH bình quân ............................................. 71
3.2.4 Phát triển thị trường liên ngân hàng ............................................................... 73
3.3 Giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của nhân tố tiêu cực nhằm đảm bảo trạng
thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam ............................................................ 74
3.3.1 Thu hút nguồn tiền gửi khách hàng ................................................................. 74
3.3.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu .................................................................. 76
3.4 Giải pháp hỗ trợ ................................................................................................ 77
3.4.1 Đối với Chính phủ ........................................................................................... 77
3.4.2 Đối với ngân hàng nhà nước ........................................................................... 78
Kết luận chương 3................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
BID
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
BCTC
Báo cáo tài chính.
CAR
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio).
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
CTG
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
ETA
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (The ratio of Equity to Total Assets)
EIB
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.
GDPG
Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product Growth)
IRB
Lãi suất bình quân liên ngân hàng (Interest Rate on Interbank transactions)
INF
Tỷ lệ lạm phát (The rate of inflation).
LG
Tốc độ tăng trưởng nợ (Loan Growth).
MBB
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
NHTM Ngân hàng thương mại.
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHNN Ngân hàng nhà nước.
NVB
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân
NPL
Tỷ lệ nợ xấu (Non-Performing Loans).
OLS
Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)
ROA
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Assets).
ROE
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity).
ROAA
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân ( Return On Average Assets).
ROAE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân (Return On Average Equity)
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán.
STB
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín.
SHB
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội.
TA
Quy mô ngân hàng (Total Assets).
TCTD
Tổ chức tín dụng.
TLTM
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động (Total Loans/ Total Capital
Mobilization).
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh.
TTTM
Trạng thái tiền mặt.
TTCK
Thị trường chứng khoán.
VCB
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
VIF
Nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor).
VCSH
Vốn chủ sở hữu.
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIẺU
Bảng 1.1: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập ...................... 17
Bảng 1.2: Kết quả tương quan với các biến độc lập................................................. 18
Bảng 1.3: Kết quả tương quan với các biến độc lập trong mô hình hồi quy ............ 19
Bảng 1.4: Kết quả tương quan với các biến độc lập trong mô hình hồi quy ............ 20
Bảng 2.1: Số liệu về các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ....................... 23
Bảng 2.2: Tiền mặt tại quỹ tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 20042014 .......................................................................................................................... 23
Bảng 2.3: Tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác của các NHTMCP niêm yết Việt
Nam giai đoạn 2004-2014 ........................................................................................ 25
Bảng 2.4: VCSH tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ........ 37
Bảng 2.5: CAR tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam từ 2004-2014 ...................... 39
Bảng 2.6: TLTM tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ........ 40
Bảng 2.7: NPL tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ........... 44
Bảng 2.8: ROAE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ....... 47
Bảng 2.9: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy ..................................................... 52
Bảng 2.10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................ 53
Bảng 2.11: Ma trận tương quan giữa trạng thái tiền mặt và các biến TA, ETA, CAR,
TLTM, LG, NPL, ROAE, GDPG, INF, IRB ........................................................... 54
Bảng 2.12: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc trạng thái tiền mặt với các biến độc
lập TA, ETA, CAR, TLTM, LG, NPL, ROAE, GDPG, INF, IRB .......................... 58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004-2014 ................................ 27
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ................................... 29
Biểu đồ 2.3: Lãi suất bình quân liên ngân hàng giai đoạn 2006-2014 ..................... 32
Biểu đồ 2.4: Tài sản các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ........ 35
Biểu đồ 2.5: LG tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 ......... 42
Biểu đồ 2.6: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và ETA tại VCB ........................... 60
Biểu đồ 2.7 : Biến động giữa trạng thái tiền mặt và CAR tại BID........................... 61
Biểu đồ 2.8: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và TLTM tại CTG ........................ 62
Biểu đồ 2.9: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và LG tại MBB ............................ 63
Biểu đồ 2.10: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và ROAE tại EIB ....................... 64
Biểu đồ 2.11: Biến động giữa trạng thái tiền mặt tại BID và IRB ........................... 65
Hình 2.1: Đồ thị phân tán của trạng thái tiền mặt và TA ......................................... 55
Hình 2.2: Đồ thị mật độ phân phối xác suất của phần dư (Residuals) ..................... 55
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, một trong
những lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Do tính chất hoạt động của mình mà các ngân hàng
phải thường xuyên quản lý một danh mục tài sản Có và một danh mục tài sản Nợ rất lớn.
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với khó khăn khi bị
mất cân xứng về mặt thời gian và quy mô giữa hai loại tài sản trên. Khi đó, vấn đề về khả
năng chi trả xuất hiện- đây là một trong những quan tâm của bất kỳ NHTM nào.
Trong những năm gần đây, đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nói
riêng đang từng bước đổi mới hội nhập với thương mại thế giới. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy
mô và số lượng. Các ngân hàng mở rộng mạng lưới và chi nhánh để tìm kiếm thị phần và
cạnh tranh nhau để gia tăng lợi nhuận. Khi đó, vấn đề quan tâm lớn là chất lượng của hệ
thống các NHTM Việt Nam.
Những nghiên cứu trước đây đều nói về thanh khoản của các ngân hàng, nhưng
thanh khoản là một khái niệm rất rộng, nếu chỉ dùng các chỉ số đại diện thì không thể đưa
ra kết luận bao quát cho vấn đề nghiên cứu. Vì lý do đó, bài luận văn đi vào một khía
cạnh cụ thể hơn đó là trạng thái tiền mặt. Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt bao hàm những tài
sản có tính thanh khoản cao, giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến khả năng chi trả
của các ngân hàng. Đó là lí do tác giả chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặttại các NHTMCP Việt Nam.
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố tác động cùng chiều hay ngược
chiều, mức độ tác động cao hay thấp. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến trạng
thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2004-2014. Từ đó đề ra giải pháp phát
huy những nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, nhằm đảm bảo trạng thái tiền mặt ở
mức hợp lý với mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của các NHTMCPViệt Nam.
2
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam?
Mức ảnh hưởng của các nhân tốđến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCPViệt Nam?
4. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm tăng tính minh bạch thông tin, đảm bảo mô hình nghiên cứu hiệu quả,
phạmvi nghiên cứu được giới hạn trong các NHTMCP niêm yết Việt Nam.
Tính đến 31/12/2014 có 9 NHTMCP niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: NHTMCP Công Thương Việt Nam,
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP
Quân Đội, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam,
NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội và NHTMCP Quốc Dân.
Thời gian nghiên cứu gồm 11 năm từ năm 2004 đến năm 2014.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các
NHTMCP niêm yết Việt Nam. Ở đây không chỉ tập trung vào nhóm các nhân tố nội bộ
của ngân hàng như quy mô ngân hàng, cấu trúc vốn, an toàn vốn tối thiểu, tốc độ tăng
trưởng nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lợi trên VCSH bình quân… mà còn xem xét đến tác
động của các nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất bình
quân liên ngân hàng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính được sử dụng là phương pháp thống kê mô tả, sử dụng
những số liệu thu thập được tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, so sánh -đối chiếu đánh
giá về mặt trực quan thực trạng các nhân tố tác động đến trạng thái tiền mặt của các
NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014.
Phương pháp định lượng được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam thông qua giá trị độ tin cậy và mức ý
nghĩa. Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp Random Effect, Fixed
Effect- hai phương pháp cơ bản trong hồi quy dữ liệu bảng và các kiểm định trên phần
mềm Stata 12 để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.
3
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Tiến hành kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các
NHTMCP với khoảng thời gian 11 năm. Những nghiên cứu trước đây chỉ xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các NHTM một cách tổng quát mà chưa đi sâu
vào tỷ lệ trạng thái tiền mặt, một phần quan trọng thể hiện thanh khoản ngân hàng. Dựa
vào mô hình nghiên cứu, tiến hành phân tích các biến độc lập để thấy được ảnh hưởng
của nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tạingân hàng
thương mại cổ phầnViệt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát huy nhân tố tích cực và hạn chếnhân tố tiêu cực nhằm
đảm bảo trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG THÁI TIỀN
MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động tại các ngân hàng thương mại
1.1.1 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn
- Vốn điều lệ và các quỹ
Vốn điều lệ: Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và
được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định
của pháp luật. Vốn điều lệ được ngân sách nhà nước cấp nếu đó là NHTM Nhà nước, do
các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là NHTMCP.
Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc
phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo
quy định của pháp luật mỗi nước.
Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các
phương tiện làm việc và quản lý, tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của ngân
hàng. Ngoài ra các NHTM còn được phép sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn, liên doanh,
cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.
Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi NHTM đi vào hoạt động, bao gồm
các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng (tài
chính, trợ cấp mất việc…), quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác (khen thưởng, phúc lợi…).
Ngoài ra, còn có quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của
ngân hàng như quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro…
- Vốn tự có
Vốn tự có cơ bản: Bao gồm vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và
thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để
mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
5
Vốn tự có bổ sung: Bao gồm phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và của các
loại chứng khoán đầu tư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do
TCTD phát hành có thời hạn dài, các giấy nợ thứ cấp có thời hạn dài.
- Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM.
Nguồn vốn huy động gồm có tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (tiền gửi thanh toán,
tiền gửi giao dịch), tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, đoàn thể, tiền gửi tiết kiệm của dân cư,
phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
- Nguồn vốn đi vay: Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng
đủ nhu cầu kinh doanh, NHTM có thể vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn
như chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu; vay lại
theo hồ sơ tín dụng; vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, vay qua đêm, thấu
chi…Vay của các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại…Vay
của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…
- Nguồn vốn khác:Vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương
trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước; vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính
quốc tế để cho vay ủy thác; vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện
thanh toán không dùng tiền mặt…
1.1.1.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Với nguồn vốn có được, ngân hàng sử dụng cho các hoạt động sau:
- Thiết lập dự trữ: Các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh, một phần nguồn vốn dùng trích lập dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi
cần thiết như duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, thực hiện các lệnh rút tiền
và thanh toán chuyển khoản cho khách hàng, chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả
lãi, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng, thực hiện các khoản chi
tiêu hàng ngày của ngân hàng…
Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền
gửi tại các NHTM khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao.
- Cấp tín dụng:Bao gồm các nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu
thương phiếu và giấy tờ có giá; cho thuê tài chính; bảo lãnh; bao thanh toán…
6
- Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình
thức đầu tư nhằm tăng thêm lợi nhuận và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng. Các hình
thức đầu tư tài chính như góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty và các TCTD
khác; mua chứng khoán và các giấy tờ có giá để hưởng lợi tức và chênh lệch giá.
Sử dụng vốn cho các mục đích khác như mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác.
1.1.1.3 Nghiệp vụ trung gian
Đây là các nghiệp vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các
khoản hoa hồng và lệ phí:
- Nghiệp vụ ngân quỹ:Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi
tiền mặt như kiểm đếm tiền, phân loại tiền, bảo quản và vận chuyển tiền…
- Nghiệp vụ ủy thác: Ngân hàng làm theo sự ủy thác của khách hàng để thu tiền
hoa hồng như quản lý di sản; quản lý tài sản theo hợp đồng đã ký kết; ủy thác giám hộ
(ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản cho một người không đủ khả năng về mặt pháp lý,
những người chưa thành niên hay người bị bệnh tâm thần); ủy thác quản lý ngân quỹ
(ngân hàng đảm nhiệm thu, chi tiền mặt cho khách hàng).
- Nghiệp vụ phân phối bảo hiểm qua ngân hàng(bancassurance): bancassurance
là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việcbán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua hệ
thống các ngân hàng cho cùng một cơ sở kháchhàng. Một cách tổng quát hơn,
bancassurance là một kênh trong chiến lược phân phối sản phẩm của các công ty bảo
hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ, liên kết với các NHTM để cung cấp các sản phẩm bảo
hiểm cho khách hàng. Các ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm tín
dụng, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản…và hưởng phí môi giới cho tất cả khách hàng
qua các công ty con hoặc các nhà môi giới bảo hiểm.
1.1.1.4 Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản
Là những giao dịch không được phép ghi chép trên bảng cân đối kế toán của ngân
hàng. Những hoạt động ngoại bảng có thể có như các hợp đồng bảo lãnh tín dụng; các
hợp đồng trao đổi lãi suất; các hợp đồng tài chính tương lai và hợp đồng quyền chọn lãi
suất; các hợp đồng tỷ giá hối đoái.
7
1.1.2 Trạng thái tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
Trạng thái tiền mặt là tỷ số giữa tiền mặt, các khoản tương đương tiền và tiền gửi tại
các định chế tài chính trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Trạng thái tiền mặt là một
trong những tỷ số dùng để xem xét khả năng thanh khoản và làm rõ sự an toàn trong hoạt
động của các NHTM. Tỷ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình
huống thanh khoản nhất thờicàng tốt và ngược lại.
Nói một cách khác, tỷ số trạng thái tiền mặt là thước đo bằng tiền để đánh giá mức
độ dự trữ tài chính của ngân hàng. Tỷ số trạng thái tiền mặt được xem là tỷ lệ dự trữ sơ
cấp trên tổng tài sản của ngân hàng.
1.1.2.2 Chỉ tiêu đo lường trạng thái tiền mặt
Trạng thái tiền mặt được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ trạng thái tiền mặt =
x100
TTTM phụ thuộc vào:
- Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được:
Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ như bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay
qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi của khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn
thu hồi.
Những yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ như mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách
hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán phí dịch vụ
cho ngân hàng khác.
- Các yếu tố mà ngân hàng không kiểm soát được:
Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ như những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ
thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu…
Nhóm các yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ như các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh
toán bù trừ; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền không theo định kỳ.
8
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại
1.2.1 Nhân tố vĩ mô
1.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Product Growth – GDPG)
Tổng sản phẩm quốc nộihay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền
kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc
độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ so sánh.
Tốc độ tăng trưởng GDPt =
x 100
Nếu giá trị GDPt-1 là giá trị GDP của năm trước liền kề năm hiện tại (năm t) và giá
trị GDP năm t là số lượng hàng hóa dịch vụ năm t tính theo giá năm t, ta có tốc độ tăng
trưởng GDP danh nghĩa, chưa loại trừ yếu tố lạm phát. Vì thế, sự gia tăng của GDP hàng
năm có thể do lạm phát.
Nếu giá trị GDPt-1 là giá trị GDP của năm gốc (hay năm so sánh theo quy định) và
giá trị GDP năm t là số lượng hàng hóa dịch vụ năm t nhưng tính theo giá của năm gốc,
ta có tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh (tốc độ tăng trưởng GDP thực tế), đã loại
trừ biến động giá do lạm phát. GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại những sai
lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước
lượng chuẩn hơn số lượng thực của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP.
Bối cảnh kinh tế vĩ mô có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và quyết
định đầu tư (Pana et al, 2009 và Shen et al, 2010). Khi nhu cầu về các sản phẩm tài chính
cao hơn trong thời gian bùng nổ kinh tế, ngân hàng mở rộng các khoản cho vay và danh
mục đầu tư chứng khoán. Các đơn vị kinh tế giảm ưu tiên nắm giữ tài sản thanh khoản,
thích tài sản rủi ro hơn với lợi nhuận cao và phải chịu khoản nợ ngắn hạn với lãi suất cao
(Painceira, 2010). Tương tự như vậy, suy thoái kinh tế sẽ trầm trọng hơn do việc giảm
cung cấp tín dụng ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pilbeam
9
(2005) và Aspachs et al. (2005). Dựa trên những lập luận này, có thể mong đợi các ngân
hàng giảm nắm giữ tài sản thanh khoản trong thời gian bùng nổ kinh tế.
1.2.1.2 Tỷ lệ lạm phát (The rate of inflation – INF)
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong
một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ số giá cả. Chỉ số giá
thường được sử dụng nhất là chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index). CPI là chỉ
số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo
thời gian. Sở dĩ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện
cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Để tính chỉ số giá tiêu dùng, người ta tính số bình quân gia quyền giá cả của kỳ báo
cáo so với kỳ cơ sở.
CPI =
x 100
Bunda và Desquilbet (2008) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thanh
khoản của ngân hàng tại các nước thị trường mới nổi và đã tìm thấy rằng lạm phát có sự
ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng.
Theo Tseganesh Tesfaye (2013), kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác động
tích cực đối với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Tác động tích cực và có ý
nghĩa thống kê của lạm phát phù hợp với giả thuyết được dựa trên lập luận về lý thuyết
thông tin bất cân xứng, cho rằng các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế lạm phát cao, trong
đó có các NHTM sẽ hạn chế các khoản đầu tư dài hạn do sự suy giảm trong giá trị thực
của các khoản đầu tư của họ. Điều đó làm giảm các khoản tín dụng của ngân hàng và họ
thích giữ những gì ít rủi ro, đó là tài sản thanh khoản.
Một quan điểm ngược lại cho rằng lạm phát tác động tiêu cực đến tài sản thanh
khoản. Theo Pavla Vodová (2011) cho rằng lạm phát phá hủy môi trường kinh tế vĩ mô
nói chung nên làm giảm dự trữ các tài sản thanh khoản. Điều này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik, 2013, lạm phát có tác động ngược chiều
với tỷ số “tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản”.
10
1.2.1.3 Lãi suất bình quân liên ngân hàng (Interest Rate on Interbank transactions)
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các NHTM thông qua
thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng phân theo các kỳ hạn gồm lãi suất qua
đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
Lãi suất liên ngân hàng phản ánh chính xác quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế
và các TCTD trung gian.Thông qua hoạt động huy động và sử dụng vốn giữa các ngân
hàng, họ có thể chào bán vốn hoặc xin vay vốn.
Cách xác định lãi suất bình quân liên ngân hàng là bình quân gia quyền của các mức
lãi suất có cùng kỳ hạn phát sinh trong ngày giao dịch do NHNN chịu trách nhiệm thu
thập, tổng hợp và đưa ra một con số bình quân vào mỗi buổi sáng.Đối với những kỳ hạn
không phát sinh giao dịch hoặc lãi suất giao dịch bình quân không đại diện cho xu hướng
của thị trường thì lãi suất và doanh số giao dịch là mức lãi suất giao dịch bình quân và
doanh số giao dịch của kỳ hạn đó trong ngày giao dịch gần nhất.Lãi suất này luôn biến
động lên xuống tùy thuộc thời điểm trong ngày và khả năng của mỗi ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Vodová (2011), các yếu tố tác động đến thanh khoản của các
NHTM ở Cộng hòa Séc, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tác động tích
cực đến các tài sản thanh khoản. Lãi suất liên ngân hàng cao khuyến khích các ngân hàng
đầu tư tiền trên thị trường liên ngân hàng và số dư với các ngân hàng khác. Điều này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của M. Lucchetta (2007).
1.2.2 Nhân tố vi mô
1.2.2.1 Quy mô ngân hàng (Total Assets -TA)
Tài sản Có là giá trị tiền tệ của các tài sản mà ngân hàng có quyền sở hữu (bao gồm
các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) một cách hợp pháp, chúng là kết quả của các
hoạt động trước đó, hiện đang sử dụng cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu
nhập cho ngân hàng, tính đến một thời điểm nhất định.
Các thành phần của tài sản Có bao gồm: ngân quỹ, danh mục đầu tư, danh mục tín
dụng và các tài sản Có khác.
11
Khi xét đến quy mô của một ngân hàng có nhiều tiêu chí như địa bàn và phạm vi
hoạt động, số lượng nhân sự, các nghiệp vụ cung cấp cho khách hàng, tổng tài sản, giá trị
thị trường của một ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động... trong đó giá trị
tổng tài sản được đề cập đến nhiều nhất để xem xét quy mô ngân hàng.
Theo Iannotta et al. (2007), các ngân hàng lớn sẽ được hưởng lợi từ một đảm bảo
tuyệt đối, do đó giảm chi phí và cho phép đầu tư vào tài sản rủi ro. Vì thế các ngân hàng
sẽ hạn chế nắm giữ tài sản lưu động bị hạn chế. Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản,
họ dựa vào một sự hỗ trợ thanh khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, có
thể có mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ trạng thái tiền mặt. Điều này
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pavla Vodová, 2011 cho thấy các ngân hàng nhỏ
nắm giữ tài sản thanh khoản nhiều hơn so với các ngân hàng lớn.
1.2.2.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (The ratio of Equity to Total Assets - ETA)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu =
x100
Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp hoặc ngân
hàng được cấp khi mới thành lập (đối với NHTM nhà nước) và còn được tạo ra trong quá
trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại.
VCSH cung cấp nguồn lực cho ngân hàng trong thời gian mới bắt đầu hoạt động khi
chưa nhận được tiền gửi của khách hàng, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh.
VCSH là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động, có thể sử
dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả nên chính là nền tảng cho sự tăng trưởng.
Theo giả thuyết "hấp thụ rủi ro", đề cậpđến vai trò chuyển đổi rủi ro của các ngân
hàng, vốn cao hơn tăng cường khả năng của các ngân hàng tạo thanh khoản khi cần thiết
(Allen and Gale, 2004). Như vậy, theo quan điểm này, tỷ lệ vốn của ngân hàng cao thì
việc tạo ra tính thanh khoản cũng cao, đồng nghĩa với việc sẽ giảm thấp dự trữ các tài sản
thanh khoản như tiền mặt và tiền gửi tại các định chế tài chính.
1.2.2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này cho biết tính
ổn định và hiệu quả của ngân hàng cũng như mức độ bảo vệ những người gửi tiền trước
12
những rủi ro trong quá trình hoạt động. Khi ngân hàng đảm bảo đượctỷ lệ này tức là đã tự
tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc tài chính.
CAR =
x 100
Trong đó, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2.
Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, năng lực tài chính. Vốn cấp 1 bao
gồm các nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh khoản tốtnhất. Vốn
cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của ngân hàng liên quan đến các nguồn lực tài chính
có độ tin cậy ở hàng thứ 2 được xét sau vốn cấp 1, song vốn cấp 2 là một trong hai thành
tố quan trọngđể đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng.
Tổng tài sản Có rủi ro quy đổi là các loại tài sản Có được gắn với một trọng số rủi
ro như 0%, 20%, 50%, 100% hay 150%...tùy theo quy định dựa trên sự đánh giá rủi ro
đối với từng loại tài sản.
Ojo (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các rủi ro để thấy được vai trò
quan trọng của an toàn vốn. Ojo (2010) mô tả giá trị của tỷ lệ an toàn vốn theo quy định
tại Hiệp ước Basel II như là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Nghiên cứu này tìm thấy
tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ tích cực với chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương
tiền trên tổng tài sản” tại các NHTM truyền thống ở Pakistan ( không xét các NHTM Hồi
giáo), kết quả nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Sensarma & Jayadev, 2009.
1.2.2.4 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động (Total Loans/Total Capital
Mobilization – TL/TM)
Dư nợ cho vay cũng ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ trạng thái tiền mặt của ngân hàng.
Khi ngân hàng đẩy mạnh cho vay với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, phần nào sẽ ảnh hưởng
đến các khoản dự trữ những tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lợi kém
như tiền mặt, tiền gửi tại các định chế tài chính và các chứng khoán có tính thanh khoản
cao như trái phiếu Chính phủ. Khi đó, tỷ lệtrạng thái tiền mặt bao gồm tiền, các khoản
tương đương tiền và tiền gửi tại các định chế tài chính trên tổng tài sản sẽ giảm.
TL/TM =
x 100
13
Nguồn vốn của ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau như VCSH, vốn
huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác. Trong đó vốn huy động là nguồn vốn chiếm
tỷ trọng lớn nhất, và là nguồn vốn chủ lực để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay
ngắn, trung và dài hạn. Vì vậy, tỷ lệ “Dư nợ cho vay/ Tổng huy động” cho biết các
NHTM đã cho vay khách hàng bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn huy động.
Dư nợ cho vay càng cao thì tỷ lệ các tài sản dự trữ có tính thanh khoản như tiền, các
khoản tương đương tiền và tiền gửi tại các định chế tài chính càng thấp. Ví dụ, tỷ lệ này
là 115% có nghĩa là ngân hàng huy động được 1 đồng thì đã cho vay 1,15 đồng. Khi đó,
ngân hàng phải dùng nguồn khác để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của
NHNN và đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết.
Theo Pilbeam (2005), trong thực tế số lượng tài sản thanh khoản của các ngân hàng
bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu vay vốn và đó là cơ sở cho tăng trưởng tín dụng. Nếu
nhu cầu vay vốn là yếu, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ tài sản lỏng hơn tức là tài
sản ngắn hạn, trong khi đó nếu nhu cầu vay vốn là cao, họ có xu hướng nắm giữ tài sản
kém thanh khoản vì các khoản vay dài hạn thường có nhiều lợi nhuận hơn.
1.2.2.5 Tốc độ tăng trưởng nợ ( Loan Growth – LG)
Theo Comptroller (1998), cho vay là hoạt động kinh doanh chính cho hầu hết các
NHTM. Danh mục cho vay thường là tài sản lớn nhất và là nguồn chiếm ưu thế của
doanh thu. Cho vay cũng là một trong những nguồn lớn mang lại rủi ro cho sự an toàn và
lành mạnh của ngân hàng. Vì các khoản cho vay là tài sản kém thanh khoản, tăng số
lượng các khoản cho vay là tăng tài sản kém thanh khoản trong danh mục tài sản của.
LG =
x 100
Nhưng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và thị trường tài chính hiện nay,
phần lớn các ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng, tăng quy mô hoạt động phải tăng các
khoản dự trữ như tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại các định chế tài chính
hay các chứng khoán của chính phủ có tính thanh khoản cao, đảm bảo các tỷ lệ dự trữ
nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết theo quy định của NHNN.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng nợ vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến phần dự
trữ các tài sản thanh khoản của ngân hàng.
14
1.2.2.6 Tỷ lệ nợ xấu (Non-Performing Loans – NPL)
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ
lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi khách hàng làm ăn thua
lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.
Công thức xác định tỷ lệ nợ xấu:
NPL =
x 100
Theo Bloem và Gorter (2001), các vấn đề liên quan đến nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến
tất cả các lĩnh vực, tác động nghiêm trọng nhất là các tổ chức tài chính như NHTM và
các tổ chức tài chính thế chấp khi có danh mục cho vay lớn trong cơ cấu tổng tài sản. Bên
cạnh đó, danh mục đầu tư có các khoản nợ xấu lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các
ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng. Nợ xấu rất lớn có thể dẫn đến mất lòng tin của
người gửi tiền và các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến vấn đề thanh khoản.
Một trường hợp khác, trong bài nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik (2013)
đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nợ xấu với tỷ lệ “Tiền mặt và các khoản tương
đương tiền trên tổng tài sản”. Điều này có thể được lý giải rằng khi các ngân hàng có nợ
xấu gia tăng thì sẽ hoạt động thận trọng hơn, cân nhắc kỹ trong các khoản cho vay, tăng
cường các khoản dự trữ tài sản thanh khoản nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho
khách hàng khi đến hạn. Kết luận về mối quan hệ tích cực của nợ xấu cũng phù hợp với
nghiên cứu của Pavla Vodová (2011), Tseganesh Tesfaye (2012) với biến phụ thuộc là tỷ
lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng.
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu vừa có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến phần dự trữ các tài
sản thanh khoản của ngân hàng.
1.2.2.7 Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân ( Return On Average
Equity – ROAE)
Tỷ lệ thu nhập trên tổng VCSH bình quân đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông
của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào
ngân hàng, được tính bằng công thức sau:
15
ROAE =
x 100
ROAE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng VCSH bình quân của ngân hàng.
Ðể biết ngân hàng nào kinh doanh hiệu quả hơn không thể dựa vào lợi nhuận của mỗi
ngân hàng mà so sánh. Do mỗi ngân hàng có quy mô khác nhau về VCSH và tổng tài sản.
ROAE thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn của các cổ đông đầu tưvào ngân hàng
thành lợi nhuận. ROAE càng cao thể hiện ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền trên
lượng đầu tư ít hơn.
Theo Muhammad Farhan Malik và Amir Rafique (2013) thì tỷ suất sinh lợi trên
VCSH_ROE có tương quan nghịch với tỷ lệ “tài sản thanh khoản trên tổng tài sản” của
các NHTM. Nguyên nhân là khi các NHTM cho vay nhiều hơn trên số vốn huy động thì
dự trữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng sẽ giảm. Cho vay nhiều hơn sẽ giúp gia
tăng lợi nhuận sau thuế dẫn đến ROE tăng, do doanh thu từ hoạt động cho vay là nguồn
thu lớn nhất của các ngân hàng. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali và Shama Sadaqat (2011).
Nhưngvới sự phát triển của thị trường tài chính như hiện nay, khi các NHTM muốn
tăng trưởng tín dụng đồng nghĩa với việc phải gia tăng dự trữ các tài sản thanh khoản
nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy
định của NHNN. Mặt khác, nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu gia tăng, gây ảnh hưởng
không tốt đến kết quả kinh doanh, các NHTM cũng hoạt động thận trọng hơn.
Như vậy, tỷ suất sinh lợi trên VCSH vừa có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến phần
dự trữ các tài sản thanh khoản của ngân hàng.
1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại
các Ngân hàng thương mại
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng. Hoạt động của các NHTM liên quan đến tất cả các ngành và
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hệ thống NHTM được xem là mạch máu của nền
kinh tế và là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đòi hỏi sự thận trọng trong điều
hành hoạt động để tránh những thiệt hại không mong muốn.