Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ứng dụng phương pháp interbrand trong thẩm định giá nhãn hiệu cho mục đích quản trị doanh nghiệp trường hợp tổng công ty tân cảng sài gòn luận văn thạc sĩ 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH TỨ

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP INTERBRAND TRONG
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU
CHO MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TRƢỜNG HỢP
TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH TỨ
ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP INTERBRAND TRONG
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU
CHO MỤC ĐÍCH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TRƢỜNG HỢP
TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN – THẨM ĐỊNH GIÁ
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Ứng dụng Phương pháp Interbrand trong
Thẩm định giá trị nhãn hiệu cho mục đích quản trị doanh nghiệp – Trường hợp
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn” do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Dũng. Các thông tin, số liệu được sử dụng là trung
thực và được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tp.HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN ĐÌNH TỨ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ iii
MỤC LỤC........................................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................ vii

CHƢƠNG 1. PHẦN GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 2
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3

1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 3

CHƢƠNG 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 5

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU ........................................................................................... 5
2.1.1.

Khái niệm nhãn hiệu ...................................................................................................... 5

2.1.2.

Phân loại nhãn hiệu ........................................................................................................ 7

2.1.3.

Các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu ............................................................................. 7

2.1.4.

Chức năng của nhãn hiệu ............................................................................................ 11

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU ................................................. 12
2.2.1.

Khái niệm giá trị nhãn hiệu và thẩm định giá nhãn hiệu ........................................ 12

2.2.2.


Cơ sở thẩm định giá nhãn hiệu ................................................................................... 14

2.2.3.

Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình ............................................ 15

2.3. GIỚI THIỆU PHƢƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ INTERBRAND ............................. 21
2.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ......................................................... 30
2.4.1.

Các nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................................................... 30

2.4.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc : ....................................................................................... 33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 02............................................................................................................. 34


CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 35
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 35
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 36
3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 37
3.4. THU THẬP DỮ LIỆU ......................................................................................................... 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................................... 41

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 42
4.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN .......................................... 42
4.2. ĐỊNH HƢỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2015 ........................................................... 43
4.3. CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN GIÁ TRỊ NHÃN HIỆU TÂN CẢNG ..................................... 46

4.3.1. Sự nhận biết nhãn hiệu (brand awareness) ............................................................ 46
4.32. Chất lƣợng cảm nhận (perceived quality) .............................................................. 47
4.3.3. Sự trung thành với nhãn hiệu (brand loyalty) ....................................................... 48
4.3.4. Thuộc tính nhãn hiệu (brand associations) ............................................................ 48
4.3.5. Các yếu tố sở hữu khác: bảo hộ nhãn hiệu, quan hệ với kênh phân phối ................... 49
4.4. THẨM ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU TÂN CẢNG SÀI GÒN................................................ 50
4.4.1. Bƣớc 1: Phân khúc thị trƣờng ................................................................................. 50
4.4.2. Bƣớc 2: Phân tích tài chính ...................................................................................... 52
4.4.3. Bƣớc 3: Phân tích nhu cầu (Demand Analysis)...................................................... 54
4.4.4. Bƣớc 4: Đo lƣờng sức mạnh cạnh tranh ................................................................. 55
4.4.5. Bƣớc 5: Xác định giá trị nhãn hiệu Tân cảng (SNP Saigon Newport) ................. 63
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 65
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 65
5.2. KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................... 65
5.3. HẠN CHẾ ............................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 71
CÁC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BSS

: Brand Strength Score - Điểm số sức mạnh nhãn hiệu

CAPM


: Capital Asset Pricing Model - Mô hình định giá tài sản vốn

CPI

: Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dùng

EBIT
EVA

: Earnings Before Interest and Taxes
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
: Economic Value Added - Giá trị kinh tế tăng thêm

FCFF

: Free Cash Flow to Firm - Dòng tiền doanh nghiệp

GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

IAS

NH

: International Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế
: International Trademark Association
Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế
: Nhãn hiệu


PV

: Present Value - Giá trị hiện tại

RBI

: Role of Brand Index - Chỉ số vai trò của nhãn hiệu

RIR
ROC
SCK

: Reinvestment Rate - Tỷ lệ tái đầu tư
Return On Capital
: Suất chiết khấu

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

TCTĐG

: Tiêu chuẩn thẩm định giá

TĐG

: Thẩm định giá

TPCP


: Trái phiếu chính phủ

TSVH

: Tài sản vô hình

VAS

: Vietnamese Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
: Weighted Average Cost of Capital
Chi phí sử dụng vốn bình quân
: World Intellectual Property Organization
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

ITA

WACC
WIPO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập

19

Bảng 2.2. 10 nhãn hiệu lớn nhất thế giới được Interbrand TĐG năm 2014

22


Bảng 2.3. Mẫu chấm điểm sức mạnh nhãn hiệu của Interbrand

27

Bảng 4.1. Tổng hợp điểm sức mạnh nhãn hiệu

61

Bảng 4.2. Suất chiết khấu nhãn hiệu

63

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình thẩm định giá nhãn hiệu theo Interbrand

24

Hình 2.2 Quan hệ giữa điểm số sức mạnh nhãn hiệu và SCK nhãn hiệu

29

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

35

Hình 4.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014

43


Hình 4.2. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

54

Hình 4.3. Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

54


1

CHƢƠNG 1. PHẦN GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh đang diễn ra rất khốc liệt. Công ty nào được khách hàng biết rõ hơn, mang lại
nhiều giá trị gia tăng, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút
được nhiều khách hàng quan tâm và dĩ nhiên công ty đó sẽ giành được sự tin tưởng
của khách hàng, khả năng có được hiệu quả kinh doanh tốt hơn sẽ cao hơn các công
ty khác. Tuy nhiên để làm được điều đó, các công ty cần có chiến lược xây dựng
nhãn hiệu cho riêng mình, góp phần tạo nên khả năng thâm nhập thị trường, thu hút
khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh và tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, việc đánh giá giá trị thực sự của nhãn hiệu là một điều không dễ dàng.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là một nhà điều hành hoạt động khai thác cảng
biển số 1 Việt Nam, hoạt động kinh doanh chính chủ yếu là cung cấp dịch vụ xếp
dỡ, vận chuyển container với 26 năm kinh nghiệm. Hiện nay, Tổng công ty đã có 27
thành viên là các công ty con trên 50% vốn của Tổng công ty, các công ty liên
doanh, liên kết với nhiều cơ sở, chi nhánh trên toàn quốc, từ thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, đến Đồng bằng sông Mekong và
miền Trung, miền Bắc Việt Nam. Tổng công ty có các cảng xếp dỡ container trải
dài trên khắp đất nước và cảng lớn nhất cả nước nằm ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của Tổng doanh thu trên 20% mỗi năm. Hiện nay, thị
phần nhập khẩu xuất khẩu container của Tổng công ty chiếm khoảng 50% thị phần
Việt Nam, 82% thị phần khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và 85% thị phần khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. Tân cảng Sài Gòn được đứng trong Top 30 cảng biển lớn nhất
Thế giới với sản lượng container xuất nhập tàu năm 2014 gần 4,6 triệu Teu và dự
kiến KH 2015 là 5,0 triệu Teu, tăng 8,6%.


2

Tổng công ty Tân cảng Sài gòn đã xây dựng và đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn
hiệu Tân cảng (SNP Saigon Newport ) trong lĩnh vực khai thác cảng. Nhãn hiệu
Tân cảng (SNP Saigon Newport ) đã được biết đến không chỉ các khách hàng xuất
nhập khẩu trên khắp lãnh thổ Việt Nam mà còn trên 60 hãng tàu lớn, nhỏ ở rất
nhiều quốc gia, châu lục trên Thế giới, tạo chỗ đứng vững chắc cho Tổng công ty
trên thị trường khai thác cảng, tăng sức cạnh tranh của Tổng công ty so với các đối
thủ trong ngành. Vì vậy việc xác định giá trị nhãn hiệu Tân cảng (SNP Saigon
Newport) trong lĩnh vực khai thác cảng là việc làm cần thiết để xây dựng mục tiêu
quản trị và định hướng chiến lược phát triển, tạo điều kiện để Tổng công ty tiếp tục
thành công và phát triển bền vững trong tương lai. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài
“Ứng dụng phương pháp Interbrand trong thẩm định giá trị nhãn hiệu cho mục đích
quản trị doanh nghiệp – Trường hợp Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP)” làm
chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định giá trị nhãn hiệu Tân cảng (SNP Saigon Newport) cho mục tiêu quản trị
tại Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm tổng hợp và mô tả các
nguồn dữ liệu, thông tin trên BCTC của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn,
nhằm phục vụ cho việc vận dụng phương pháp Interbrand khi tiến hành

thẩm định giá trị nhãn hiệu.
 Phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình hồi quy để xác định
các tham số tài chính trong quá trình thẩm định giá trị nhãn hiệu.
 Phương pháp chuyên gia được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến nhãn hiệu trong lĩnh vực khai thác cảng, trọng số của từng yếu tố và
danh sách các nhãn hiệu cạnh tranh.


3

 Phương pháp khảo sát người tiêu dùng được sử dụng để xác định mức độ
đáp ứng của Tân Cảng cho từng yếu tố đã xác định ở phương pháp chuyên
gia, đây là cơ sở để tác giả xác định chỉ số vai trò nhãn hiệu.
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nhãn hiệu Tân cảng (SNP Saigon Newport) của
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung, trong khuôn khổ đề tài, tác giả hệ thống ra một số lý thuyết về
nhãn hiệu, các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá trị nhãn hiệu, tập
trung giới thiệu chi tiết về phương pháp Interbrand được ứng dụng để định giá
nhãn hiệu Tân cảng (SNP Saigon Newport).
 Về phân khúc dịch vụ, nghiên cứu chỉ khảo sát phân khúc dịch vụ khai thác cảng
container.
 Về thời gian, nghiên cứu thu thập số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tại các năm, từ năm 2010 đến 2013, đây là thời
điểm thị trường container tại Việt Nam bắt đầu hồi phục sau cơn khủng hoảng
kinh tế kéo dài từ năm 2007.
1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1. Phần giới thiệu.
Đây là chương giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Theo đó, tác giả tiến hành giới thiệu

lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đồng thời, tác giả cũng trình bày sơ lược nội dung của từng chương nhằm giúp
người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về đề tài nghiên cứu.


4

Chương 2. Tổng quan tài liệu.
Nội dung chương này trình bày các vấn đề chung nhất về nhãn hiệu và ba cách tiếp
cận trong thẩm định giá nhãn hiệu. Sau đó, nghiên cứu tập trung trình bày phương
pháp Interbrand, một phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập và cũng là đối
tượng nghiên cứu của đề tài này. Cuối cùng, việc lược khảo các nghiên cứu thực
nghiệm sẽ cung cấp một bức tranh tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện xoay
quanh chủ đề này.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả trình bày ý tưởng nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.
Sau đó, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng, với trọng tâm là
phương pháp khảo sát chuyên gia. Trên nền tảng các lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm đã trình bày ở chương 02, tác giả tiến hành xác định các dữ liệu cần thu
thập nhằm phục vụ quá trình trình thẩm định giá nhãn hiệu theo phương pháp
Interbrand.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu.
Chương 4 là chương thể hiện kết quả của đề tài nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả trình
bày một cách tóm tắt về Tổng công ty Tân Cảng, cũng là công ty đang sở hữu nhãn
hiệu cần thẩm định giá, nhãn hiệu Tân Cảng. Sau đó, nghiên cứu tiến hành phân tích
thông tin, số liệu của Tổng công ty và trình bày các kết quả đạt được từ các cuộc
khảo sát. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả xác định được chỉ số vai trò nhãn hiệu
điểm số sức mạnh nhãn hiệu. Kết quả cuối cùng của chương này là xác định giá trị
nhãn hiệu Tân Cảng.
Chương 5: Kết luận, giải pháp, kiến nghị.

Chương này kết luận lại các kết quả nghiên cứu đạt được. Từ đó, tác giả đưa ra các
khuyến nghị cần thiết nhằm phát triển hoạt động thẩm định giá TSTT trong thời
gian tới.


5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU
2.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu được hiểu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay một sự kết
hợp giữa các yếu tố này, được dùng để xác nhận sản phẩm của doanh nghiệp
và phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh.
Như vậy, nhãn hiệu sản phẩm có tác dụng để giúp khách hàng phân biệt được
sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm cùng loại.
Theo quan điểm của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO : Nhãn hiệu là dấu
hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một tổ chức hay một
doanh nghiệp.
Tại Khoản 1 Điều 15 Phụ lục 1C Hiệp định về Các khía cạnh liên quan thương
mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPs, trang 7) có quy định : “Bất kỳ một dấu
hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch
vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp
khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. […]”. (Phụ lục 1C Hiệp định về Các
khía cạnh liên quan thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ -TRIPs, trang 7).
Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA : Nhãn hiệu bao gồm những
từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được
dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất
hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hóa đó.
Theo quan điểm của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên,

một từ ngữ, một ký hiệu, một biểu tượng hoặc một hình vẽ, kiểu thiết kế …
hoặc tập hợp các yếu tố trên, nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch


6

vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các
đối thủ cạnh tranh.
Theo Kotler, P.(1991, p 442) định nghĩa nhãn hiệu có thể là một tên, thuật ngữ,
dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế, hoặc sự kết hợp của chúng với mục đích
xác định hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và
để phân biệt chúng với hàng hóa của những đối thủ cạnh tranh.
Theo quan điểm kế toán: IAS 38 và VAS 04: Nhãn hiệu là tài sản cố định vô
hình. Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong kinh doanh và
cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác cho thuê phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 50/2005/Q11có giải thích từ ngữ như sau: Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân
khác nhau. (Luật Sở hữu trí tuệ, trang 3). Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn
thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; và
có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo điều 3, nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của chính phủ có giải
thích từ ngữ "Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ,
hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá,
bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên
hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. (Nghị định của chính phủ số
89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 về nhãn hàng hóa, trang 1).

Qua các khái niệm về nhãn hiệu kể trên có thể tổng kết lại như sau: nhãn hiệu
là dấu hiệu dưới dạng tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh và có khả năng
phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu này với chủ sở hữu khác. Nhãn
hiệu là tài sản của doanh nghiệp.


7

2.1.2 Phân loại nhãn hiệu
Xét từ góc độ đặc tính của dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu:
 Nhãn hiệu truyền thống: Nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu về chữ, số, màu
sắc, hình ảnh hoặc là sự kết hợp của các yếu tố nói trên.
 Nhãn hiệu phi truyền thống: Nhãn hiệu gồm các dấu hiệu về âm thanh, hình
ảnh động, đoạn phim ngắn, ảnh ảo ba chiều, mùi, vị có khả năng phân biệt
hàng hóa dịch vụ của các chủ thể hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên.
Xét từ góc độ chức năng của nhãn hiệu:
 Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ
của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
 Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử
dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được
biết đến một cách rộng rãi.
 Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó
để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản
xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an
toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
 Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau
hoặc có liên quan với nhau.

2.1.3 Các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu
Trong thực tế kiến thức, sự hiểu biết của người tiêu dùng về một nhãn hiệu sản
phẩm nào đó cũng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị nhãn hiệu của sản
phẩm đó. Nếu nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng có giá trị cao và công ty sở


8

hữu nhãn hiệu đó sẽ giảm được chi phí marketing cho sản phẩm của nhãn hiệu
đó vì người tiêu dùng đã nhận biết, tin tưởng và trung thành với nhãn hiệu đó
và có thể giới thiệu, lôi kéo những khách hàng mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ
về công ty. Như vậy qua những nghiên cứu trong quá khứ và từ kinh nghiệm
thực tế có thể đúc kết lại các yếu tố chính tạo nên giá trị nhãn hiệu bao gồm:
1. Sự nhận biết nhãn hiệu (brand awareness)
Nhận biết nhãn hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận
biết hoặc gợi nhớ đến một nhãn hiệu trong một tập hợp các nhãn hiệu có mặt
trên thị trường. Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm hay sử dụng
dịch vụ của khách hàng và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh
nhãn hiệu, bởi lẽ nhãn hiệu được biết nhiều sẽ đáng tin cậy hơn và chất lượng
sẽ tốt hơn những nhãn hiệu ít được biết đến. Sự nhận biết có thể đến từ việc
quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các chế độ hậu mãi tốt…Các mức độ nhận biết
nhãn hiệu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
 Nhận biết đầu tiên (Top of mind) – T.O.M: nhãn hiệu đã khá phổ biến, đây
là cấp độ cao nhất, khi nhắc đến một ngành hàng thì nhãn hiệu đầu tiên mà
khách hàng nghĩ tới được gọi là “T.O.M”. Ví dụ như ở Việt Nam nói đến
xe máy thì người tiêu dùng sẽ nhớ đến Honda, còn ô tô sẽ là TOYOTA.
 Nhận biết không nhắc nhớ (Brand Recall): nhãn hiệu có ấn tượng liên kết,
sau khi nhắc đến nhãn hiệu đầu tiên, hoặc nhắc đến nhãn hiệu của dòng sản
phẩm nào đó thì khách hàng bắt đầu nghĩ đến những nhãn hiệu tiếp theo
trong dòng sản phẩm đó mà họ biết, không cần nhắc nhớ. Hay nói cách

khác là khách hàng có nhận biết và bắt đầu quan tâm.
 Nhận biết có nhắc nhớ (Brand recognition): nhãn hiệu đã có tính riêng biệt,
có nhận biết chưa chú ý đến, hoặc chưa quan tâm vì không có điểm nổi bật,
khi người hỏi nhắc đến nhãn hiệu đó thì người tiêu dùng mới nhớ được
nhãn hiệu đó. Nhớ một cách mơ hồ và có lẽ đã nghe ở đâu đó nhưng chưa
quan tâm.


9

 Không nhận biết (Unaware of brand): chỉ có giá trị về khía cạnh vật lý,
chưa hề nghe đến tên nhãn hiệu đó, và không hề biết gì về nhãn hiệu.
Nguyên nhân chủ yếu do thiếu quảng cáo hoặc nhãn hiệu mới xuất hiện,
chưa phổ biến, thiếu thông tin.
2. Chất lƣợng cảm nhận (perceived quality)
Chất lượng cảm nhận là yếu tố quan trọng của giá trị nhãn hiệu (Farquhar, P.H
1989), thể hiện thông qua nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ so sánh với những cam kết của nhà sản xuất, cung cấp dịch
vụ với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Giá trị cảm nhận, chính là sự
chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ
mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một mức chi phí nào
đó(Zeithaml, 1988). Chất lượng cảm nhận là yếu tố quan trọng hàng đầu để
người tiêu dùng đưa ra quyết định tiêu dùng. Có 2 loại chất lượng cảm nhận:
 Một là, chất lượng cảm nhận về vật lý: là chất lượng mà người tiêu dùng
cảm nhận được về số lượng, độ bền, công nghệ hiện đại đây là một phần
cảm nhận rất quan trọng. Tuy nhiên ngày nay, với công nghệ ngày một cao
và tốc độ bắt kịp về công nghệ rất nhanh giữa các nhãn hiệu với nhau nên
chất lượng về mặt vật lý gần như sẽ ngang nhau giữa các nhãn hiệu.
 Hai là, chất lượng cảm nhận về tâm lý: là chất lượng cảm nhận mà người
tiêu dùng cảm nhận về mặt tâm lý: sự phù hợp, cảm giác thuận lợi, hệ

thống phân phối tốt, an tâm về chất lượng sản phẩm, tin tưởng vào dịch vụ.
Đây chính là phần giá trị cần được duy trì và phát triển trong điều kiện kinh
tế thi trường hiện nay, bởi người tiêu dùng sẽ sẵn lòng trả giá cao hơn cho
những sản phẩm, dịch vụ họ cảm thấy có chất lượng cao hơn, phù hợp hơn.
3. Sự trung thành với nhãn hiệu (brand loyalty).
Trung thành nhãn hiệu là việc khách hàng thường xuyên sử dụng một nhãn
hiệu nào đó và luôn quay trở lại sử dụng khi có nhu cầu, là thước đo sự gắn kết
của người tiêu dùng với một nhãn hiệu nào đó. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi


10

của tài sản nhãn hiệu. Theo như quy luật Pareto thì 20% khách hàng lớn sẽ
mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhãn hiệu mạnh luôn có lực
lượng khách hàng trung thành hùng hậu và công ty cần phải tạo ra và giữ chân
lượng khách hàng này. Bởi xét về góc độ chi phí Marketing thì việc kiếm tìm
một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì được khách
hàng cũ. Sự trung thành nhãn hiệu sẽ là rào cản lớn, làm cho đối thủ cạnh
tranh nản chí trong việc tìm cách lôi kéo khách hàng mới vì chi phí mà họ bỏ
ra sẽ rất lớn mà hiệu quả mang lại chưa xác định được.
4. Thuộc tính nhãn hiệu hay sự liên tƣởng nhãn hiệu (brand associations)
Thuộc tính nhãn hiệu hay sự liên tưởng nhãn hiệu là bất cứ điều gì giúp "liên
kết" bộ nhớ của khách hàng với một nhãn hiệu (Aaker, 1991). Đây là những
lưu trữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong bộ nhớ của khách hàng và được liên kết
với các nhãn hiệu hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu. Sự liên tưởng nhãn hiệu là sự
liên tưởng của khách hàng đến một hay vài điểm đặc trưng đối với một nhãn
hiệu nào đó khi nhãn hiệu này được nhắc đến. Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên
của nhãn hiệu đó chính là những liên tưởng riêng có gắn liền với nhãn hiệu đó.
Hình ảnh nhãn hiệu được xây dựng dựa trên các liên tưởng nhãn hiệu, tạo sự
khác biệt trong việc xác định giá trị nhãn hiệu. Thuộc tính nhãn hiệu là một

nền tảng cho việc mở rộng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
5. Các yếu tố khác: bảo hộ nhãn hiệu, quan hệ với kênh phân phối
Việc bảo hộ của luật pháp để tránh hiện tượng một đối thủ cạnh tranh sử dụng
tên hay kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty. Mối quan hệ của
kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
Các công ty lớn thường quan tâm đến phất triển hệ thống phân phối rộng khắp,
hoặc có riêng hệ thống kênh phân phối.
Những yếu tố nêu trên đã chứng minh những giá trị to lớn mà nhãn hiệu mang
lại cho doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp duy trì được lợi
nhuận một cách ổn định mà còn mang lại cho doanh nghiệp những giá trị gia


11

tăng như phát triển khách hàng, nhà phân phối và phát triển thêm sản phẩm,
dịch vụ mới. Chính vì vậy, đầu tư phát triển nhãn hiệu giúp doanh nghiệp phát
triển bền vững, lâu dài.
2.1.4 Chức năng của nhãn hiệu
Nhãn hiệu có các chức năng cơ bản sau: chức năng nhận biết và phân biệt;
chức năng thông tin chỉ dẫn; chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy; chức năng
kinh tế.
1. Chức năng nhận biết và phân biệt
Thông qua chức năng này các nhà sản xuất, khách hàng, người tiêu dùng có
thể phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ
của các doanh nghiệp khác. Những nhãn hiệu nổi tiếng sẽ thu hút được sự chú
ý, tạo được sự tin tưởng của khách hàng, người tiêu dùng và góp phần tạo nên
sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy đây là chức năng đặc trưng và rất
quan trọng của nhãn hiệu.
2. Chức năng thông tin chỉ dẫn
Chức năng này thể hiện qua những thông tin, hình ảnh, âm thanh giúp khách

hàng có những kiến thức cơ bản về sản phẩm, dịch vụ như giá trị sử dụng, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, công dụng…Những thông điệp được truyền tải sẽ
giúp khách hàng hiểu và cảm nhận tốt hơn về sản phẩm, dịch vụ của nhà sản
xuất, từ đó sẽ tìm hiểu và đi đến chấp nhận sử dụng. Chức năng thông tin chỉ
dẫn cần phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, nếu không thỏa mãn được khả năng
phân biệt và nhận biết thì cũng coi như không đạt được mục tiêu của nhà sản
xuất vì có khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng, người tiêu dùng.
3. Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Chức năng này thể hiện sự cảm nhận của khách hàng, người tiêu dùng về sự
khác biệt, yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sự
cảm nhận dược hiểu là dấu ấn của sản phẩm tạo ra được lưu lại trong tâm trí
người tiêu dùng. Cũng loại hàng hóa dịch vụ nhưng ở mỗi nhãn hiệu khác


12

nhau người tiêu dùng sẽ có cảm nhận khách nhau. Tạo ra giá trị khách biệt là
thành công của nhãn hiệu, sự tin tưởng sẽ tạo ra một lượng khách hàng trung
thành với nhãn hiệu. Chức năng này chỉ thể hiện rõ khi nhãn hiệu đã được
chấp nhận trên thị trường, đối với những nhãn hiệu lần đầu xuất hiện sẽ không
tạo được chức năng này.
4. Chức năng kinh tế
Nhãn hiệu không chỉ có giá trị trong hiện tại mà quan trọng là tạo dựng được
giá trị bền vững trong tương lai, thể hiện rõ nhật khi chuyển nhượng nhãn
hiệu. Nhãn hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nên nếu được đánh giá
cao trong tương lai thì nhãn hiệu sẽ có giá trị rất lớn bởi nhãn hiệu nổi tiếng sẽ
dễ dàng thâm nhập thị trường, tạo sự khách biệt và quan trọng là khách hàng
sãn sàng chấp nhận trả giá cao hơn so với những nhãn hiệu cùng loại. Vì vậy
lợi nhuận mang lại từ nhãn hiệu là rất lớn giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài
và bền vững, các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư và có chiến lược để phát

triển nhãn hiệu.
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU
2.2.1 Khái niệm giá trị nhãn hiệu và thẩm định giá nhãn hiệu
Khái niệm giá trị nhãn hiệu xuất hiện từ nhũng năm 80 của thế kỷ trước và dần
dần đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực Marketing. Hầu hết các nghiên cứu,
phân tích giá trị nhãn hiệu đều dựa trên các phân tích, đánh giá trên cơ sở
khách hàng/người tiêu dùng. Giá trị nhãn hiệu được cho là hình thành từ
những nỗ lực trong hoạt động đầu tư và Marketing nhãn hiệu. Giá trị nhãn hiệu
được xem là giá trị tăng thêm đóng góp vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ, là
phần vượt trội của lợi nhuận nhờ việc sử dụng nhãn hiệu so với việc không sử
dụng nhãn hiệu.


13

 Keller (1993) đã cung cấp hai khái niệm liên kết tài sản nhãn hiệu với các
biến phản ứng của người tiêu dùng khác nhau.Theo Aaker, giá trị nhãn hiệu
là một tập hợp các tài sản và khoản nợ (assets and liabilities) gắn liền với
một nhãn hiệu mà nó cộng thêm vào hoặc trừ bớt ra từ giá trị được cung
cấp bởi một sản phẩm hoặc một dịch vụ cho công ty và cho khách hàng của
công ty. Theo Keller định nghĩa giá trị nhãn hiệu dựa vào khách hàng là
hiệu ứng khác biệt mà kiến thức nhãn hiệu có được trên phản hồi của khách
hàng đối với việc marketing của nhãn hiệu đó. Hay nói cách khác giá trị
nhãn hiệu chính là kiến thức, hiểu biết của khách hàng về nhãn hiệu đó.
 Stuart, CEO của tập đoàn Quaker,1900 đã nói “Nếu phải chia công ty, tôi sẽ
cho bạn tất cả đất đai, các công trình xây dựng, cả gạch và vữa, tôi chỉ nhận
các nhãn hiệu, tên thương mại, và rồi tôi sẽ kinh doanh tốt hơn bạn”. Tuyên
bố nổi tiếng này đã cho thấy : Các nhà quản lý trên thế giới đã nhận thức rõ
tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nhãn hiệu, tên thương mại trong hoạt
động kinh doanh. Nhận thức này đã thay đổi lớn trong định hướng chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp, cần quan tâm đến xây dựng và phát triển nhãn
hiệu/nhãn hiệu.
Chính vì vậy, bản thân nhãn hiệu cũng mang trong mình một giá trị nhất định.
Theo thời gian, giá trị nhãn hiệu chiếm tỷ trọng ngày một cao trong cơ cấu tài
sản của một doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu thẩm định giá nhãn hiệu cũng ngày
một tăng cao. Dưới đây là một số quan điểm trong việc nhìn nhận về thẩm
định giá nhãn hiệu :
 CTCP Thẩm định giá BTC (BTCValue) có nhận định : Công tác định giá
nhãn hiệu là một trong những công cụ quản lý nhãn hiệu hiệu quả nhất, góp
phần không nhỏ trong việc tạo vị thế cho nhãn hiệu trên thương trường.
(btcvalue/Dinh-gia-thuong-hieu_236.html). Vì vậy, việc phát triển công tác
định giá nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản nhãn hiệu
mà còn giúp doanh nghiệp định hướng phát triển trong thời gian dài.


14



Định giá nhãn hiệu là một công cụ duy nhất tính toán giá trị kinh tế của
nhãn hiệu, góp phần hỗ trợ cho đầu tư marketing và cho phép nhà quản trị
ra kế hoạch và ước lượng tầm quan trọng của chiến lược đề ra. Hay nói
cách khác, định giá nhãn hiệu là một quá trình tổng hợp và đo lường giá trị
kinh tế của nhãn hiệu trong hiện tại và tương lai

Lịch sử của thẩm định giá nhãn hiệu bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ
trước nhưng mãi cho đến cách đây 15 năm, các công cụ thẩm định giá nhãn hiệu
mới được áp dụng rộng rãi cho những mục đích thẩm định giá khác nhau. Ngày
nay, mục đích thẩm định giá nhãn hiệu được chia thành ba nhóm chính:
 Thẩm định giá cho mục đích quản trị nhãn hiệu;

 Thẩm định giá cho mục đích kế toán;
 Thẩm định giá cho mục đích giao dịch.
Thẩm định giá cho mục đích kế toán và mục đích giao dịch thường được sử
dụng nhằm ghi nhận vào bảng cân đối kế toán, lập kế hoạch thuế, hỗ trợ pháp
lý, mua bán và sáp nhập, và thu hút những nhà đầu tư.
Thẩm định giá cho mục đích quản trị nhãn hiệu là việc làm cần thiết cho các
hoạt động như xây dựng kiến trúc thương hiệu, định vị thương hiệu, xây dựng
chiến lược marketing, phân bổ ngân sách marketing,…
2.2.2

Cơ sở thẩm định giá nhãn hiệu

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, hiện có 2 quan điểm thẩm định giá
nhãn hiệu là theo giá thi trường và theo giá phi thị trường.
Theo Tiêu chuẩn TĐGVN số 02: Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định
giá (TT số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014), giá trị thị trường là mức giá
ước tính của nhãn hiệu tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là
người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao
dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một
cách có hiểu biết, thận trọng, hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc.


15

Theo Tiêu chuẩn TĐGVN số 03: Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm
định giá (TT số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014), giá trị phi thị trường là
mức giá ước tính của một nhãn hiệu tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá,
không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế của nhãn
hiệu, những lợi ích mà nhãn hiệu mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối
với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế,

giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không
phản ánh giá trị thị trường khác. Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị nhãn
hiệu bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc
các giá trị khác.
2.2.3 Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình
Hầu hết tất cả tài liệu liên quan đến thẩm định giá TSVH đều sử dụng ba cách
tiếp cận: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận
từ thu nhập. Tuy nhiên vì các TSVH là sản phẩm sáng tạo rất đa dạng trong
các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn học - nghệ thuật, và lĩnh vực kinh doanh,
thương mại, vì thế ứng với mỗi cách tiếp cận khác nhau cũng sẽ có nhiều
phương pháp và kỹ thuật xử lý khác nhau.
Ở Việt Nam, Bộ Tài chính có ban hành 4 tiêu chuẩn liên quan đến các phương
pháp thẩm định giá : Tiêu chuẩn TĐGVN số 08: Cách tiếp cận từ thị trường
(Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015), Tiêu chuẩn TĐGVN số
09: Cách tiếp cận từ chi phí (Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày
20/08/2015), Tiêu chuẩn TĐGVN số 10: Cách tiếp cận từ thu nhập (Thông tư
số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015) và Tiêu chuẩn TĐGVN số 13: thẩm
định giá TSVH (Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014).
1. Cách tiếp cận từ thị trƣờng
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 về cách tiếp cận từ thị trường
(Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính), cách tiếp
cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông


16

qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản giống hệt hoặc tương tự
đã có các thông tin về giá trên thị trường.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 về Thẩm định giá TSVH
(Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014), cách tiếp cận từ thị trường là

giá trị của TSVH cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh,
phân tích thông tin của các TSVH tương tự có giá giao dịch trên thị trường.
Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của TSVH so sánh
với TSVH cần thẩm định giá (như Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô
hình; Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển
giao quyền sử dụng; Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử
dụng; Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình; Các
đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình; Các đặc
điểm khác của tài sản vô hình).
Cách tiếp cận này có độ tin cậy cao vì cơ sở của nó là dựa vào các giao dịch có
sẵn trên thị trường để điều chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh độ tin cậy cao thì
phương pháp này còn bọc lộ nhiều điểm hạn chế như: Thứ nhất là thông tin về
giá giao dịch của các thương vụ mua bán, sát nhập TSVH thường được giữ bí
mật và ít được công khai giá giao dịch thật. Thứ hai là thông tin về các giao
dịch rất hạn chế nên rất khó có thể tìm được những TSVH giao dịch tương
đồng. Thứ ba là khi đã có được thông tin rồi thì việc xác định các hệ số điều
chỉnh sự khác biệt thường còn nặng tính chủ quan của người thẩm định.
2. Cách tiếp cận từ chi phí
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 về cách tiếp cận từ chi phí
(Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính), cách tiếp
cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua
chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với
tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá. Cách tiếp cận từ


17

chi phí có thể được sử dụng để xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cơ sở
giá thị trường hoặc phi thị trường.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 về Thẩm định giá TSVH

(Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014), cách tiếp cận từ chi phí gồm
2 phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí
thay thế.
Phương pháp chi phí tái tạo
Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của một TSVH thông qua việc
tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với TSVH cần thẩm
định giá theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị của TSVH = Chi phí tái tạo – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận
của nhà sản xuất
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một TSVH thông qua
việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức
năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị của TSVH = Chi phí thay thế – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận
của nhà sản xuất
Cách tiếp cận từ chi phí phù hợp trong các trường hợp (i) Khi có thông tin, số
liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình, đặc biệt là khi phù hợp với mục
đích xác định giá trị phi thị trường của tài sản vô hình cần thẩm định giá; (ii)
Khi tính giá trị tài sản vô hình đối với người chủ sở hữu sử dụng (dựa trên giả
định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này, họ buộc phải tạo ra
tài sản vô hình tương tự thay thế để tiếp tục sử dụng); (iii) Khi xác định phần
thiệt hại về các lợi ích từ tài sản vô hình do các hành vi sử dụng trái phép, phá
vỡ hợp đồng,…; (iv) Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các
phương pháp thẩm định giá khác.


18

3. Cách tiếp cận từ thu nhập
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10 về cách tiếp cận từ thu nhập

(Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính), cách tiếp
cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi
dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 về Thẩm định giá TSVH
(Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014), cách tiếp cận từ thu nhập
xác định giá trị của TSVH thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập,
các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do TSVH mang lại. Cách tiếp cận thu
nhập gồm ba phương pháp chính: phương pháp tiền sử dụng TSVH, phương
pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.
Phương pháp Tiền sử dụng TSVH
Giá trị của TSVH được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử
dụng TSVH mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng TSVH.
Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu
TSVH phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị TSVH
thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng TSVH tiết kiệm được nếu tổ chức
hoặc cá nhân đó sở hữu TSVH.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương
lai là khoản tiền sử dụng TSVH tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).
Phương pháp lợi nhuận vượt trội
Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của TSVH trên cơ sở chênh
lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và
khi không sử dụng TSVH này. Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị
TSVH được ước tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị hiện tại của hai dòng
tiền chiết khấu: một là, trường hợp TSVH cần thẩm định giá được sử dụng để


×