BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN HỮU HỢI
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN HỮU HỢI
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: Tháng 7 đến tháng 11 năm 2016
HÀ NỘI 2016
LỜI CẢM ƠN
Muốn thành công bạn phải thực sự nỗ lực cố gắng thực hiện, kết quả sẽ
đến. Với nhiều cố gắng nỗ lực, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình
với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều người mà có lẽ tôi không bao giờ quên
được.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn người thầy hướng dẫn đáng kính
là PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà đã giúp đỡ tôi trong suốt hành trình bắt
đầu từ thai nghén cho đến khi hoàn thành đề tài. Cảm ơn các thầy cô giáo Bộ
môn quản lý và kinh tế dược đã trao đổi nhiều ý kiến cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này. Các thầy cô không những cho tôi những ý kiến đóng
góp quý báu về khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi mà còn động
viện tinh thần lớn lao đối với tôi .
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc ở Sở y tế Nghệ An,
Bảo hiểm xã hội đã cung cấp cho tôi nhiều ý kiến chuyên môn, số liệu, điều
kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Dược, Phòng Kế
hoạch tổng hợp, Phòng Tài vụ và một số đồng nghiệp, bạn bè trong cơ quan
đã đồng hành cùng với tôi trong suốt chặng đường làm luận văn này.
Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt mẹ và người
vợ tần tảo đã giúp tôi có đủ thời gian, vật chất và đặc biệt là tinh thần rất lớn
để tôi có thể tập trung vào công việc này.
Có thể do một số hạn chế nên kết quả chưa được như mong muốn, tuy
nhiên tôi cũng muốn dành tặng kết quả này cho những người thân trong gia
đình đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Và cuối cùng tôi muốn dành tặng luận văn này cho người cha kính yêu
đã luôn nhắc nhở động viên tôi không ngừng học tập để trở thành con người
hiểu chuyện và có ích cho xã hội.
Phan Hữu Hợi
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………….
1
Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………..
3
1.1.Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú……………………………….
3
1.1.1. Một vài nét về hình thành quy chế kê đơn thuốc…………...
3
1.1.2. Nội dung chính của Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
4
1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc………………………………..
5
1.1.4. Điều kiện của người kê đơn………………………………...
6
1.1.5. Quy định về ghi đơn thuốc.....................................................
6
1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn………………………………
7
1.1.7.Một số chỉ số sử dụng thuốc…………………………………
7
1.2.
9
Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn……………
1.3.BVĐK huyện Kỳ Sơn và một vài nét về thực trạng kê đơn
thuốc tại bệnh viện………………………………………………...
14
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện…………………………………….
14
1.3.2. Quy mô, cơ cấu nhân lực……………………………………
15
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược BVĐK huyện Kỳ Sơn…...
15
1.3.4. Biên chế tổ chức và cơ sở vật chất khoa Dược BVĐK …….
17
1.3.5. Một vài nét về thực trạng kê đơn tại bệnh viện……………..
18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...
19
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………
19
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………...
19
2.3. Các biến số trong nghiên cứu…………………………………
22
2.4. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………
27
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu………………………
28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………..
32
3.1.Thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú có
BHYT tại BVĐK Kỳ Sơn, Nghệ An………………………………
32
3.1.1. Ghi thông tin liên quan đến thủ tục hành chính của BN……
32
3.1.2. Số chấn đoán trung bình…………………………………….
33
3.1.3. Quy định ghi các thông tin liên quan tới bác sỹ kê đơn…….
34
3.1.4. Ghi các thông tin liên quan đến thuốc và cách sử dụng…….
34
3.2.Khảo sát các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú có BHYT tại
BVĐK huyện Kỳ Sơn, Nghệ An…………………………………..
37
3.2.1. Số thuốc TB trong 1 đơn và sự phân bố nhóm bệnh theo
ICD.10 và phân bố thuốc trong đơn……………………………….
47
3.2.2. Về sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin……………………..
42
3.2.3. Danh mục thuốc được kê……………………………………
44
3.2.4. Chi phí trung bình của một đơn thuốc………………………
48
3.2.5. Tương tác thuốc, mức độ tương tác và biện pháp can thiệp...
49
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………......
51
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR
Phản ứng có hại của thuốc
BD
Biệt dược
BHYT
Bảo hiểm y tế
BS
Bác sỹ
BSCK1
Bác sỹ chuyên khoa 1
BV
Bệnh viện
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
BYT
Bộ y tế
CK
Chuyên khoa
CLS
Cận lâm sàng
CT
Chỉ thị
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện
HA
Huyết áp
HDSD
Hướng dẫn sử dụng
HL
Hàm lượng
INN
Tên chung quốc tế
KS
Kháng sinh
LS
Lâm sàng
NHS
Nữ hộ sinh
QĐ
Quyết định
SL
Số lượng
TĐ
Tiểu đường
TL
Tỷ lệ
TM
Tim mạch
TT
Thông tư
TƯQĐ
Trung ương quân đội
VTM
Vitamin
WHO
Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 2.1
Biến số của việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc NT
22
Bảng 2.2
Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú
25
Bảng 3.3
Ghi thông tin bệnh nhân
32
Bảng 3.4
Ghi chẩn đoán trung bình
33
Bảng 3.5
Ghi các thông tin về ngày kê, đánh số khoản, gạch
34
phần trắng, sửa chữa và ký tên bác sỹ kê đơn
Bảng 3.6
Ghi các thông tin liên quan đến kê tê thuốc
35
Bảng 3.7
Ghi các thông tin liên quan đến HDSD
36
Bảng 3.8
Ghi hàm lượng ( nồng độ), số lượng thuốc
36
Bảng 3.9
SL thuốc được kê và số thuốc TB trong 1 đơn thuốc
37
Bảng 3.10 Sự phân các nhóm bệnh lý theo ICD.10
39
Bảng 3.11 Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc BHYT
40
theo các nhóm bệnh lý ICD.10
Bảng 3.12 Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin
42
Bảng 3.13 Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê KS
43
Bảng 3.14 Đơn thuốc kê trong DMTBV, thuốc thiết yếu
44
Bảng 3.15 Tỷ lệ sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại
45
Bảng 3.16 Tỷ lệ danh mục thuốc được kê theo nguồn gốc
46
Bảng 3.17 Tỷ lệ danh mục thuốc được kê theo đường dùng
46
Bảng 3.18 Tỷ lệ danh mục thuốc được kê theo dạng dùng
47
Bảng 3.19 Tỷ lệ danh mục thuốc được kê cần quản lý đặc biệt
47
Bảng 3.20 Chi phí của một đơn thuốc
48
Bảng 3.21 Tỷ lệ chi phí đơn thuốc có kê thuốc KS, vitamin
48
Bảng 3.22 Tỷ lệ đơn có tương tác
49
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
HÌNH
TÊN HÌNH, SƠ ĐỒ
TRANG
Hình 1.1
Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn
14
Hình 2.2
Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
20
Hình 3.3
Biểu đồ về số đơn ghi chẩn đoán
33
Hình 3.4
Biểu đồ số thuốc kê trong đơn thuốc ngoại trú
BHYT
Hình 3.5
Biểu đồ biểu diễn sự phân bố thuốc trong đơn
thuốc BHYT theo cácnhóm bệnh
38
41
Hình 3.6
Biểu đồ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin
42
Hình 3.7
Biểu đồ về số kháng sinh trong 1 đơn thuốc
43
Hình 3.8
Biểu đồ thuốc kê trong danh mục thuốc bệnh viện,
thuốc thiết yếu
Hình 3.9
Biểu đồ thể hiện việc sử dụng thuốc nội, thuốc
ngoại
Hình 3.10 Biểu đồ tương tác và can thiệp tương tác
44
45
50
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nói đến và nhắc đến bệnh viện thì mọi người ai cũng biết đó là nơi
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, là đơn vị
làm khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Hệ thống y tế phát triển mạnh
mẽ từng bước đảm bảo được việc khám chữa bệnh, cung ứng thuốc đầy đủ
nhanh chóng kịp thời với giá cả cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay, số lượng và chủng loại thuốc ngày càng phong phú đa dạng góp
phần đảm bảo thuốc có chất lượng cho nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không hiệu quả và hợp lý là nguyên nhân
làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh kèm theo đó là những hậu quả
nghiêm trọng kể cả tử vong. Năm 2006, WHO vẫn khuyến cáo về thực trạng
kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu: khoảng 30-60% bệnh nhân tại các cơ sở y
tế có kê kháng sinh, tỷ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng, khoảng
60-90% bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh không phù hợp, khoảng 50% bệnh
nhân được kê đơn dùng thuốc tiêm tại các cơ sở y tế và có tới 90% số ca là
không cần thiết. Thực trạng đó đã tạo ra khoảng 20-80% thuốc sử dụng không
hợp lý .
Tại Việt Nam có nhiều bất cập về việc kê đơn thuốc ngoại trú, theo một
số điều tra của Ban tư vấn sử dụng kháng sinh của Bộ y tế thì việc kê đơn sử
dụng thuốc không hợp lý xảy ra nhiều bệnh viện trên cả nước. Việc kê đơn
không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn, kê đơn với nhiều biệt
dược, kê đơn thuốc không phải là thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương
mại cao đang có nguy cơ phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị.
Bên cạnh đó, khía cạnh tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng tác động rất
lớn đến việc kê đơn của bác sĩ. Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc điều trị
không hiệu quả và không an toàn, làm bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm cho
bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao. Để quản lý việc kê đơn
thuốc điều trị ngoại trú, Bộ y tế ban hành nhiều văn bản như: Chỉ thị 03/BYT1
CT ngày 25/02/1997, Chỉ thị 04/1998/BYT-CT ngày 04/03/1998, Chỉ thị
05/2004/VT-BYT ngày 06/04/2004, Chỉ thị 20/2005/TTLB-BYT-BTC, thông
tư 10/2007/TTLB-BYT-BTC ngày 10/08/2007 về việc chấn chỉnh công tác
cung ứng, quản lý sử dụng thuốc và tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hiệu
quả, kinh tế, Quyết định số 04/2008/QĐ - BYT ngày 01/02/2008 về Quy chế
kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại các bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là bệnh viện tuyến
huyện hạng III, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho 74.412 người dân trong
huyện và nhân dân huyện Noong Héc nước bạn Lào. Trong thời gian qua
cùng với sự tin tưởng của nhân dân chất lượng khám và chữa bệnh của bệnh
viện đã được khẳng định. Bệnh viện thường xuyên có các hoạt động nhằm
kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Tuy nhiêncác nghiên
cứu nàytại bệnh viện chưa được đề cập tới. Vì vậy tôi chưa biết thực trạng kê
đơn điều trị cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Kỳ Sơn với các
chỉ số kê đơn sử dụng thuốc như thế nào. Nhằm đánh giá tình hình kê đơn
ngoại trú tại Bệnh viện và đề xuất các giải pháp can thiệp. Tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều
trị ngoại trú BHYT tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
năm 2015” với 2 mục tiêu:
-Phân tích thực trạng việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú tại Bệnh
viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015 .
-Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng việc thực
hiện quy chế kê đơn hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
2
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.
Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú
1.1.1. Một vài nét về hình thành Quy chế kê đơn thuốc.
Thực trạng bệnh nhân sử dụng thuốc tùy ý, tự mua thuốc điều trị, dùng
thuốc không đúng liều, không theo hướng dẫn của thầy thuốc, đặc biệt là sử
dụng thuốc kháng sinh, corticoid, an thần, gây ngủ. Đã gây ra tình trạng lạm
dụng thuốc, gây kháng thuốc, lãng phí dẫn đến những tác hại cho sức khỏe
của nhân dân, gây khó khăn cho công tác điều trị. Chính vì lý do đó, việc kê
đơn thuốc an toàn, hợp lý trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành y tế
nói chung và công tác dược bệnh viện nói riêng. Bộ y tế ban hành tạm thời
Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn theo quyết định số 488/QĐ – BYT ra
ngày 03/04/1995. Quy chế này được ban hành với mục đích:
1. Góp phần đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và đạt hiệu
quả phòng và chữa bệnh cao, đồng thời ngăn chặn việc người bệnh tự dùng
một số thuốc cần phải có chỉ định của bác sỹ, dẫn đến những tác hại cho sức
khỏe.
2. Xác định trách nhiệm của bác sỹ trong việc khám bệnh, kê đơn và
trách nhiệm của dược sỹ trong việc cung ứng thuốc.
3. Chấn chỉnh việc kê đơn, cung ứng thuốc chưa hợp lý, thực hiện các
công ước và thông lệ quốc tế về kê đơn và cung ứng thuốc cho người tiêu
dùng.
Sau một thời gian thực hiện Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tạm
thời. Với sự xuất hiện nhiều loại thuốc mới đa dạng, phong phú. Thì nảy ra
tình trạng các tập đoàn, công ty, hãng dược phẩm trích lợi nhuận “hoa hồng”
cho bác sỹ để bác sỹ kê thuốc cho . Điều này đã tác động không nhỏ đến việc
kê đơn của bác sỹ và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống y tế càng làm cho
việc quản lý kê đơn và sử dụng đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đã chính thức ban hành Quy chế kê đơn và bán thuốc
3
theo đơn lần đầu tiên kèm theo quyết định số 1847/2003/QĐ – BYT ngày
28/05/2003 nhằm chấn chỉnh lại việc kê đơn, cung ứng thuốc trong giai đoạn
này. Sau một thời gian thực hiện, Quy chế này cho thấy có nhiều điều chưa
phù hợp, đặc biệt là việc quản lý nhóm thuốc Opioids. Theo hướng dẫn của
WHO thì cần phải tiến tới cân bằng trong chính sách quốc gia về kiểm soát
Opioids, nghĩa là làm sao phải đảm bảo sự sẵn có Opioids dùng cho mục đích
y tế.
Đểquy chế kê đơn ngày càng hoàn thiện và thích ứng được điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, ngày 01/02/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số
04/2008/QĐ – BYT ban hành Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú, bãi bỏ Quy chế
kê đơn và bán thuốc theo đơn năm 2003. Theo Quy chế này, Điều 3 quy chế
này quy định điều kiện của người kê đơn thuốc:
1. Đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt
nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh;
2. Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi,
vùng khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản uỷ quyền cho
Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp
với tình hình địa phương.
Điều 6 quy chế này quy định không được kê đơn trong các trường hợp sau:
- Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh
- Theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh
- Thực phẩm chức năng.
1.1.2. Nội dung chính của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Đơn thuốc là cơ sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và
cấp thuốc theo đơn (khoản 1, điều 46 luật dược). Bác sỹ có thể chỉ định điều
4
trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu qui định của BYT) hoặc sổ y bạ,
sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung là đơn thuốc.
Đơn thuốc là chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân nhằm
giúp họ có được những thuốc theo đúng phác đồ điều trị ( Điều 2, quy chế kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành kèm theo số 04/2008/QĐ-BYT)
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể tự mua. Đó là một “y lệnh” hướng dẫn
cho bệnh nhân cần uống, bôi, thoa, phun, dán hay tiêm truyền. Đơn thuốc liệt
kê tên thuốc, số lượng, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời điểm
dùng thuốc (trước, trong hay sau bữa ăn). Một đơn thuốc được xem là chuẩn
phải đảm bảo các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong điều trị và
tiết kiệm.
1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc
Mỗi quốc gia trên thế giới có qui định riêng về việc kê đơn thuốc nhằm
phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất
đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc phải có tính hợp lệ và chỉ định chính
xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến cáo của WHO thì một đơn thuốc đầy đủ
bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, tuổi, địa chỉ của người bệnh ( với trẻ em dưới 6 tuổi phải ghi
bằng số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc mẹ)
2. Ngày, tháng kê đơn.
3. Tên gốc của thuốc, hàm lượng
4. Dạng thuốc, tổng lượng thuốc
5. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo
6. Tên, địa chỉ của người kê đơn
7. Chữ ký của người kê đơn
5
1.1.4. Điều kiện của người kê đơn
Theo điều 3 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 qui định của
người kê đơn như sau [3]:
1. Các bác sỹ đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có
bằng tốt nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám,
chữa bệnh
2. Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi, vùng
khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản uỷ quyền cho
Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp
với tình hình địa phương.
1.2.5. Quy định về ghi đơn thuốc
Theo điều 7, Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban
hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 quy định
về ghi đơn thuốc như sau [3]:
1. Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này.
2. Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác.
3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,
xã.
4. Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ.
5. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu
ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất).
6. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi
thuốc.
7. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
8. Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết
thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số.
6
9. Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh.
10. Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên
người kê đơn.
1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn
Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn và dựa trên
những nguyên tắc sau đây [1], [3], [7]:
+ Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
+ Đúng mẫu đơn quy định
+ Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất
+ Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về thuốc
+ Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả.
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh
+ Liều hợp lý
+ Chỉ định dùng thuốc đúng: thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc
+ Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc
hỗn hợp nhiều thành phần.
+ Thận trọng với các phản ứng phụ, phản ứng có hại của thuốc.
1.1.7. Một số chỉ số sử dụng thuốc
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh
viện, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê
đơn thuốc trong bệnh viện: Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh; Quyết định 04/2008/QĐ - BYT
ban hành kèm theo quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; Thông tư
21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị trong bệnh viện [4], [7], [8].
Theo thông tư 23/2011/TT-BYT có quy định
7
Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh.
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh.
c) Phù hợp với tuổi và cân nặng.
d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có).
đ) Không lạm dụng thuốc.
Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc
khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc
với thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo thông tứ số 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến
kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú [8].
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- TL% thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban hành
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
8
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
-TL% cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan
1.3.
Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn.
1.2.1. Trên thế giới
Trong nững năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng của tuổi
thọ, nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao
nên thường đắt [24].
Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là:
+ Sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang
phát triển [5].
+ Vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn
bệnh nhân thì không tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê
đơn nhầm lẫn vẫn còn, còn lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng,
không ghi đủ liều lượng, dạng thuốc vẫn còn diễn ra. Tình trạng kê quá nhiều
thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho
bệnh không nhiễm trùng vẫn còn diễn ra [6].
Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới cho thấy sai sót
phổ biến viết tắt không phù hợp, tính sai liều, chữ khó đọc, 82% có từ 1-2 sai
sót, 77% không ghi hoặc ghi sai cân nặng, 6% không ghi hoặc ghi sai ngày kê
đơn, 38% sai sót dưới liều, 18,8% kê quá liều. Bác sỹ chủ yếu kê theo tên
thương mại, kê theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4% .
Tại Goa ( Ấn Độ) khi tiến hành nghiên cứu thấy: có 1/3 số đơn trong
tổng số 990 đơn thuốc khảo sát không đầy đủ các thủ tục hành chính như: chữ
viết, hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng, thiếu địa chỉ,
tuổi…Hơn 90% kê tên thuốc biệt dược. tình trạng lạm dụng kê kháng sinh,
vitamin, thuốc tiêm khá phổ biến và hậu quả thì khó lường.
9
Tại Mexico có 64,4% bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai liều và 53,1%
bệnh nhân sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn thì ngừng ( có sự giám
sát của Bác sỹ). Về thời gian sử dụng kháng sinh thì có tới 22% số người sử
dụng kháng sinh trong 1 ngày, 19% số người sử dụng kháng sinh trong 2
ngày, 21% sử dụng kháng sinh trong 3 ngày, 11% sử dụng kháng sinh 4 ngày,
14% sử dụng kháng sinh 5 ngày và còn lại là sử dụng trên 5 ngày
Thị trường dược phẩm khối các nước ASEAN có một số đặc điểm
chung là thuốc thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó
Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất là 70% (theo đánh giá của
IMS), thuốc generic chiếm một tỷ trọng cao hơn các nước có thu nhập cao.
Điều này nói lên vấn đề là người dân ở các nước có thu nhập thấp ưu tiên lựa
chọn thuốc generic mỗi khi sử dụng thuốc. Thuốc generic là một thị trường
tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang
phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của WHO
[22].
Tại các quốc gia như Pakistan, Ghana...có trên 60% bệnh nhân được sử
dụng thuốc tiêm, trong khi tỷ lệ bình quân của thế giới là 23%. WHO cảnh
báo: khoảng 50% bệnh nhân đang điều trị được kê thuốc tiêm tại các cơ sở y
tế trên toàn cầu, 90% số ca là không cần thiết. Sự việc này tạo ra 50 tỷ lượt
tiêm hàng năm trên toàn cầu và 50% trong số đó tiêm bằng kim tiêm chưa tiệt
trùng. Dẫn đến số ca nhiễm virus viêm gan B, C cũng như HIV tăng cao [28].
Việc kê đơn có thuốc kháng sinh và sử dụng kháng sinh cũng đang là
vấn đề nan giải trên toàn cầu. Ngay tại Mỹ, tình trạng lạm dụng kháng sinh
xảy ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu
chỉ ra rằng đối với bệnh nhân viêm họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ đơn
kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần thăm khám. Trong khi đó tác giả
nhận định các trường hợp bệnh nhân viêm họng có thể tự khỏi bằng cách nghỉ
ngơi và uống nhiều nước.
10
Thuốc là con dao hai lưỡi, có tác dụng điều trị, cũng có thể gây ra phản
ứng có hại ở nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả khi dùng đúng liều, đúng
quy định. Các phản ứng này gọi là phán ứng có hại của thuốc( ADR). Điều trị
nhiều thuốc thì ADR tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc trong một lần
điều trị.
1.2.2. Tại Việt Nam
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi
thường gặp nhất của thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc. Kê đơn
thuốc không đúng với yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một
hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Những lỗi thường gặp của
thầy thuốc khi kê đơn đó là viết nhầm tên thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc,
nhầm lẫn về liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng, nhầm lẫn về
tần suất dùng thuốc trong ngày, viết chữ quá khó đọc, không thận trọng khi
dùng chữ viết tắt, không chú ý đến tương tác, không chú ý điều chỉnh liều
lượng, không quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc [14].
Các thủ tục hành chính liên quan đến bệnh nhân dù không trực tiếp ảnh
hưởng đến việc sử dụng trong đơn, nhưng là yếu tố quan trọng giúp thầy
thuốc định hướng đến việc lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng, có định
hướng theo dõi và quản lý sử dụng thuốc…Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện
Nhân Dân 115 cho thấy, các đơn thuốc sai sót thông tin bệnh nhân về họ tên,
tuổi, giới tính, địa chỉ là 98%. Kết quả khảo sát tại bệnh viện Phổi Trung
ương năm 2009 có tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thủ tục hành chính
và ghi thông tin thuốc chưa cao cụ thể: có 35% đơn khảo sát ghi rõ, đầy đủ
các thông tin về bệnh nhân như địa chỉ, 100% ghi đầy đủ họ tên, chẩn đoán
nhưng còn viết tắt nhiều.
Việc áp dụng quy trình kê đơn điện tử được xem như một biện pháp
can thiệp có hiệu quả để làm giảm một cách có ý nghĩa số lượng đơn thuốc có
11
sai sót cả về thủ tục và chuyên môn. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2011 về việc thực hiện kê đơn điện tử mở ra nhiều triển vọng, giảm được
nhiều sai sót, 100% đơn khảo sát đã ghi đúng, đầy đủ các thông tin vè họ tên,
chẩn đoán song vẫn có một số đơn chưa ghi tuổi, thiếu chữ ký của bác sỹ kê
đơn, 13,7% số đơn thuốc chưa ghi rõ thời điểm dùng và cách dùng thuốc,
29,5% số đơn chưa ghi đầy đủ địa chỉ chính xác đến từng số nhà, đường phố
hoặc thôn xã [13]. Kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thanh Hải tại bệnh viện
C Thái Nguyên năm 2015 cho kết quả việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú
như sau: 100% đơn thuốc ngoại trú BHYT ghi đầy đủ các thủ tục hành chính.
Còn nghiên cứu của Lê Thị Hiền tại Bệnh viện thành phố Thái Bình Năm
2015 thì cũng cho kết quả tương tự như ở bệnh viện C Thái Nguyên
Qua cuộc khảo sát của cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ y tế tại một số
bệnh viện năm 2009 cho thấy: Mỗi bệnh nhân trong 1 đợt điều trị đã được sử
dung từ 0-10 thuốc, trung bình 3,63 + 1,45 thuốc [19]. Tại bệnh viện nhân dân
115 năm 2009, số thuốc trung bình trong 1 đơn ngoại trú là 3,62 thuốc [19].
Bệnh viện Bạch mai là 5,17[21]. Tại bệnh viên TW quân đội 108 năm 2010,
bệnh viện Tim Hà nội năm 2010 và bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011
có số thuốc trung bình trong một đơn thuốc từ 4,2 đến 4,4[12], [13], [15].
Tại các bệnh viện việc kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn do
các bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục
đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải
dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét nghiệm không được dùng phổ
biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5 ngày).
Chính điều này đã tạo thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp
nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong
một đợt điều trị. Kết quả nghiên cứu của Trần Nhân Thắng năm 2012 tại bệnh
viện Bạch Mai cho kết quả: tỷ lệ đơn có kháng sinh là 32,3% với đơn thuốc
không có BHYT và 20,5% với đơn thuốc BHYT; việc sử dụng kháng sinh kết
12
hợp tương đối phổ biến: 45,9% với các đơn thuốc không có BHYT và 37,67%
với các đơn thuốc BHYT và chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh [18]. Tại bệnh
viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú và
61,8% hồ sơ bệnh án khảo sát có kê kháng sinh [13]. Nghiên cứu tại BV nhân
dân 115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 và tại bệnh viện Trung ương Quân
Đội 108 năm 2010 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng 26,5 -28% [15],[20].
Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là
thuốc bổ trợ. Khảo sát ở bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010: có 35% đơn thuốc
có kê vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B phối hợp với các khoáng chất như
Mg, Fe… không có tình trạng bác sỹ kê nhiều loại vitamin trong cùng một
đơn [16]. Tương tự, khảo sát tại bệnh viện Nhân dân 115, tỷ lệ này là 38%
[20]. Trong khi đó tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn
thuốc ngoại trú và 43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin [13]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thanh Hải tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2015 có tỷ lệ kê
vitamin là 2,5% (đơn thuốc ngoại trú BHYT). Tại bệnh xá quân dân y kết hợp
trường sỹ quan lục quân 2 năm 2014 thì tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú BHYT có
kê vitamin là 74%. Kết quả nghiên cứu của Lê Thu Hiền năm 2015 tại bệnh
viện đa khoa thành phố Thái Bình tỷ lệ đơn thuốc có vitamin là 53,5% (Đơn
BHYT) và 12,5% ( đơn không BHYT).
Tương tác thuốc trong đơn cũng là một trong những vẫn đề quan trọng
cần bác sỹ và người bệnh phải biết để sự dụng thuốc an toàn, hợp lý. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu tại bệnh viên Nội tiết Trung ương có tới 34%
số đơn thuốc có tương tác, trong đó chủ yếu là tương tác thuốc ở mức độ
trung bình( 82,6%). Có 6,8% tương tác thuốc ở mức độ nặng có thể gây nguy
hiểm tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng thuốc này cùng nhau. Theo kết
quả nghiên cứu của Lê Thu Hiền tại bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình
năm 2015 thì có tới 7,63% số đơn có tương tác. Qua đây cho thấy công tác
kiểm tra tương tác thuốc trong đơn ít được thực hiện tại các bệnh viện, do yếu
13
kém công tác DLS. Bác sỹ, dược sỹ không thường xuyên cập nhật các thông
tin mới về sử dụng thuốc…
Về việc sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại thì Bộ y tế cũng chủ trương
và khuyến khích người Việt dùng thuốc Việt. Tuy nhiên Bộ y tế cũng phải
thừa nhận rằng thuốc nội hoàn toàn lép vế trước thuốc ngoại. Năm 2009 tổng
giá trị thuốc ngoại nhập (của bệnh viện công lập) chiếu 61,8% trong khi thuốc
nội là 38,2%. Đặc biệt tại các bệnh viện tuyến TW, thuốc ngoại chiếm ưu thế
với khoảng 88%, thuốc nội chỉ chiếm con số rất khiêm tốn, trên dưới 12%.
Riêng bệnh viện tuyến huyện, thuốc nội có phần nhỉnh hơn. Năm 2010, số
tiền mua thuốc ngoại tại các bệnh viện tuyến huyện là 38,5%, trong khi đó
thuốc nội chiếm 61,5%.
1.4.
Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn và một vài nét về thực trạng kê
đơn thuốc tại bệnh viện.
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện:
Ban giám đốc
Các phòng ban chức năng
Các khoa lâm sàng- CLS
1.Khoa khám bệnh-CLS
1.Phòng kế hoạch tổng hợp
2.Khoa hồi sức chống độc
2.Phòng tổ chức- hành chính
3.Khoa nội nhi
3.Phòng tài chính kế toán
4.Khoa Truyền nhiễm
4.Phòng điều dưỡng
5. Khoa ngoại 3 chuyên khoa
6. Khoa Sản
7. Khoa dược
8. Phòng khám khu vực
Hình 1.1:Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn
14
1.3.2. Quy mô, cơ cấu nhân lực
- Quy mô:
Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn là bệnh viện tuyến huyện, hạng III. Bệnh
viện trực thuộc Sở y tế Nghệ An. Hiện nayvới biên chế 115 giường bệnh.Gồm
có 4 phòng chức năng gồm: Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài vụ, phòng tổ
chức-hành chính, phòng điều dưỡng. Có 7 khoa lâm sàng như: khoa khám
bệnh, khoa hồi sức cấp cứu, khoa nội nhi, khoa truyền nhiễm, khoa sản, khoa
ngoại 3 chuyên khoa, khoa dược và 02 phòng khám đa khoa khu vực Chiêu
Lưu và Huồi Tụ. Bệnh viện có nhiệm vụ quan trọng, đó là chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ, nhân dân trong huyện cũng như nhân dân của nước Lào.
- Cơ cấu nhân lực:
Đội ngũ cán bộ y tế của bệnh viện được đào tạo cơ bản tại các trường Đại
học và cao đẳng ở trong nước. Với số lượng 117 cán bộ trong đó có 39 cán bộ
có trình độ đại học ( BSCK1: 5, Bác sỹ: 12, Dược sỹ đại học: 2, Cử nhân điều
dưỡng, NHS: 7, Đại học khác: 3), trình độ cao đẳng:2, còn lại là trung học.
Ban lãnh đạo gồm: 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện
ngày càng được bổ sung nâng cấp.
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện huyện Kỳ Sơn.
1.3.3.1. Chức năng :
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc
bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.3.3.2. Nhiệm vụ khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn.
15
+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị
và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
+ Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
+ Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
+ Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến
tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa trong bệnh viện.
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về dược.
+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng
sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến.
+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
+ Quản lý hoạt động của quầy thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
+ Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y
tế chưa có phòng Vật tư - trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở
đó giao nhiệm vụ.
1.3.4. Biên chế tổ chức và cơ sở vật chất khoa Dược – Bệnh viện đa khoa
huyện Kỳ Sơn
>Về biên chế tổ chức:
16
Biên chế có 06 cán bộ, nhân viên trong đó :
+ Dược sỹ Đại học và trên Đại học: 02 cán bộ
+ Dược sỹ Trung học: 04 cán bộ
Tổ chức của khoa:
+ 01 chủ nhiệm khoa
+ 01 phó chủ nhiệm khoa
+ 01 dược sỹ giữ kho chính và cấp phát thuốc nội trú
+ 01 dược sỹ cấp phát thuốc ngoại trú.
+ 01 dược sỹ giữ kho vật tư y tế
+ 01 dược sỹ đang theo học lớp dược sỹ đại học.
Về cơ sở vật chất .
Để phục vụ công tác chuyên môn, quản lý khoa Dược Bệnh viện đa
khoa huyện Kỳ Sơn trong những năm gần đây được cải tạo nâng cấp nhiều về
cở sở vật chất. Khoa Dược sử dụng hệ thống máy tính gồm 04 máy nhưng
chưa được trang bị phần mềm quản lý. Công tác cấp phát và bảo quản của
Khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn gồm kho chính cấp phát nội trú,
01 kho cấp phát ngoại trú; 01 kho cấp phát vật tư y tế tiêu hao. Tất cả các kho
cấp phát đều được trang bị hệ thống tủ, giá để thuốc, điều hòa nhiệt độ, ẩm kế
đảm bảo yêu cầu cấp phát và bảo quản thuốc tại bệnh viện.
Tuy nhiên, Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Kỳ Sơn vẫn còn gặp một số
khó khăn diện tích kho chưa đủ rộng, trình độ cán bộ hiểu biết về công nghệ
thông tin hạn chế nên việc quản lý kho trong năm 2015 chủ yếu làm bằng thủ
công. Kho đặt ở vị trí sâu phía trong của bệnh viện nên việc vận chuyển thuốc
vào kho gặp khó khăn.
1.3.5. Một vài nét về thực trạng kê đơn thuốc tại BVĐK huyện Kỳ Sơn
Việc kê đơn thuốc tại Bệnh viên đa khoa huyện Kỳ Sơn,tỉnh Nghệ An
năm 2015 chưa được thực hiện bằng máy tính, thuốc được kê đơn bằng viết
tay nên việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú vẫn chưa thực hiện được
17