Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN CÔNG ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số

: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
PGS – TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện với sự hướng dẫn của
PGS - TS. Nguyễn Ngọc Hùng. Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong luận văn
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Công Đoàn




MUC LỤC

Số trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƢƠNG 1 – GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................4
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 4
1.5. Điểm mới của luận văn ....................................................................................5
1.6. Kết cấu luận văn ..............................................................................................5

CHƢƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ........................................................6
2.1. Khái niệm chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc ...............................6
2.2. Nội dung chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc .................................8
2.3. Quản lý chi đầu tƣ phát triển của nhân sách Nhà nƣớc .................................10
2.3.1. Định hƣớng đầu tƣ ........................................................................... 11
2.3.2. Chuẩn bị đầu tƣ ................................................................................ 11
2.3.3. Thực hiện đầu tƣ .............................................................................. 13
2.3.4. Kết thúc dự án đầu tƣ ....................................................................... 13

2.3.5. Giám sát, đánh giá đầu tƣ ................................................................. 13
2.4. Hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc ...............................13
2.4.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 14
2.4.1.1. Phương pháp sử dụng hệ số ICOR..................................................14
2.4.1.2. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí .........................................16
2.4.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................ 20


2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chi đầu tƣ phát triển ngân sách Nhà
nƣớc ......................................................................................................................20
2.5.1. Nhóm các yếu tố điều kiện tự nhiên .................................................. 20
2.5.2. Nhóm các yếu tố kinh kế .................................................................. 21
2.5.3. Nhóm các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội ........................................ 22
2.5.4. Nhóm các yếu tố năng lực chủ đầu tƣ ................................................ 23
2.6. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................23
* Kết luận chƣơng 2 ..............................................................................................24

CHƢƠNG 3 – ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................25
3.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Cà Mau ............................................................25
3.1.1. Yếu tố tự nhiên ................................................................................ 25
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 26
3.1.2.1. Địa hình ...........................................................................................26
3.1.2.2. Khí hậu ............................................................................................26
3.1.2.3. Thủy, hải văn ...................................................................................26
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................... 26
3.1.3.1. Tài nguyên đất .................................................................................26
3.1.3.2. Tài nguyên nước ..............................................................................27
3.1.3.3. Tài nguyên rừng ..............................................................................27
3.1.3.4. Tài nguyên biển, khoáng sản, du lịch ..............................................27

3.1.4. Điều kiện xã hội ............................................................................... 28
3.1.4.1. Dân số, dân tộc ...............................................................................28
3.1.4.2. Lao động, nguồn nhân lực ..............................................................29
3.1.5. Lĩnh vực kinh tế ............................................................................... 29
3.1.5.1 Tăng trưởng kinh tế ..........................................................................29
3.1.5.2. Kết cấu hạ tầng ...............................................................................30
3.1.6. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ............ 30
3.1.6.1. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .............................30
3.1.6.2. Về nông nghiệp ................................................................................30
3.1.7. Nguồn lực đầu tƣ và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ............... 30
3.1.7.1. Nguồn lực đầu tư .............................................................................30
3.1.7.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới ...........................................31


3.1.8. Quốc phòng, an ninh ........................................................................ 31
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................31
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin đã công bố ....................................... 31
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ............................................................. 33
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích ..................................................................... 33
* Kết luận chƣơng 3 ..............................................................................................33

CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................34
4.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2011 -2015...............................................................................34
4.1.1. Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 ................................................................... 34
4.1.2. Phân bổ vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2011 - 2015 ....................................................................................... 35
4.1.3. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ có mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng trên địa bàn tỉnh
Cà Mau, giai đoạn 2011 -2015 ........................................................................ 36

4.1.4. Kết quả đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc
tỉnh Cà Mau .............................................................................................. 38
4.2. Cơ cấu và tình hình giải ngân vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc
tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015......................................................................39
4.2.1. Quy mô chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau ... 39
4.2.2. Cơ cấu và kết quả thực hiện vốn đầu tƣ phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà
Mau theo nguồn vốn, giai đoạn 2011 - 2015 ...................................................... 41
4.2.3. Cơ cấu và thực hiện vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo khoản
mục đầu tƣ giai đoạn 2011 -2015..................................................................... 44
4.2.4. Cơ cấu và thực hiện vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh
Cà Mau theo ngành kinh tế ........................................................................ 45
4.2.5. Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau theo
lĩnh vực ..................................................................................................... 47
4.2.6. Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau theo
tính chất .................................................................................................... 49
4.2.7. Tình hình giải ngân vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh
Cà Mau ..................................................................................................... 50
4.3. Đánh giá hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2011 – 2015 ...........................................................................................51
4.3.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 51


4.3.1.1. Phương pháp sử dụng hệ số ICOR..................................................51
4.3.1.2. Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí .......................................54
4.3.2. Hiệu quả xã hội ................................................................................ 62
4.3.2.1. Tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân, giảm đói nghèo ......62
4.3.2.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng và xã hội ....................................................63
4.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chi chi đầu tƣ phát triển của ngân sách
Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau ..........................................................................................65
4.4.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ........................................................ 66

4.4.2. Nhóm yếu tố kinh tế ......................................................................... 66
4.4.3. Nhóm yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội .............................................. 70
4.4.4. Năng lực của chủ đầu tƣ, nhà thầu, các đơn vị tƣ vấn ......................... 71
4.5. Những mặt đạt đƣợc và những tồn tại trong quản lý chi đầu tƣ phát triển của
ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau .........................................................................73
4.5.1. Các chủ thể quản lý .......................................................................... 73
4.5.2. Những mặt đạt đƣợc ......................................................................... 74
4.5.3. Những tồn tại ................................................................................... 75
* Kết luận chƣơng 4 ..............................................................................................76

CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................77
5.1. Kết luận ..........................................................................................................77
5.1.1. Ƣu điểm .......................................................................................... 77
5.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 78
5.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................... 78
5.2. Định hƣớng chi đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của ngân sách Nhà nƣớc
tỉnh Cà Mau đến 2020 ...........................................................................................80
5.2.1. Quan điểm phát triển ........................................................................ 80
5.2.2. Mục tiêu chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau .. 81
5.2.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................81
5.2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................81
5.2.3. Những nội dung định hƣớng chi đầu tƣ phát triển của ngân sách tỉnh
Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau đến năm 2020......................................................... 84
5.2.3.1. Nâng cao hiệu quả chi đầu tư phát triển và tăng cường công tác
quản lý Nhà nước đối với chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước
tỉnh Cà Mau ..................................................................................................84


5.2.3.2. Phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước tỉnh Cà
Mau cho một số lĩnh vực trọng yếu ..............................................................85

5.2.3.3. Tăng cường đầu tư cho con người, giải quyết an sinh xã hội, nâng
cao mức sống người dân ..............................................................................86
5.2.3.4. Tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu .................................87
5.2.3.5. Chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau hướng
tái cấu trúc đầu tư công ...............................................................................90
5.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển .....................90
5.3.1. Gắn kết chặt chẽ giữa nhóm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ trong phân
phối nguồn lực tài chính ............................................................................ 90
5.3.2. Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm chi ngân sách để gia tăng nguồn
vốn đầu tƣ cho Nhà nƣớc ........................................................................... 91
5.3.3. Tăng chi ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng để đẩy
nhanh tốc độ thu hút vốn của xã hội và đóng góp thiết thực vào tăng trƣởng
kinh tế ....................................................................................................... 92
5.3.4. Tăng cƣờng đầu tƣ, hỗ trợ phát triển các tổ chức hỗ trợ phát triển khu
vực tƣ nhân ............................................................................................... 92
5.4. Các khuyến nghị nâng cao hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà
nƣớc tỉnh Cà Mau đến năm 2020 ..........................................................................93
5.4.1. Khuyến nghị đối với trung ƣơng ....................................................... 93
5.4.1.1. Về quản lý, phân bổ vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước
......................................................................................................................93
5.4.1.2. Về giám sát, kiểm tra đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước ..94
5.4.2. Khuyến nghị đối với tỉnh Cà Mau ..................................................... 96
5.4.2.1. Về quản lý vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước ............96
5.4.2.2. Về quản lý các khâu chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước
......................................................................................................................98
5.5. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................100
5.5.1. Hạn chế của đề tài .......................................................................... 100
5.5.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Số trang

Bảng 3.1: Dân số năm 2013 chia theo huyện, thành phố ..........................................28
Bảng 4.1: Tỷ lệ đáp ứng vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước ................38
Bảng 4.2: Quy mô chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước ............................39
Bảng 4.3: Số dự án đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau ...........41
Bảng 4.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn phân theo nguồn vốn ............42
Bảng 4.5: Thực hiện vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn phân theo nguồn vốn........43
Bảng 4.6: Cơ cấu và thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo khoản mục đầu tư .....45
Bảng 4.7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước theo ngành .........47
Bảng 4.8: Thực hiện vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước theo ngành .....48
Bảng 4.9: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước theo lĩnh vực ......49
Bảng 4.10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước theo tính chất ...51
Bảng 4.11: Tình hình giải ngân vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước ......52
Bảng 4.12: ICOR chi đầu tư toàn xã hội của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 ...54
Bảng 4.13: Dự án xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã Quách Văn Phẩm, huyện
Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (06 gói thầu xây lắp). ..........................................................59
Bảng 4.14: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Quảng trường Văn hóa
trung tâm tỉnh Cà Mau (06 gói thầu xây lắp). ...........................................................62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số trang

Biểu đồ 4.1: Chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau và GRDP

giai đoạn 2011 – 2015 ...............................................................................................40
Biểu đồ 4.2: Quy mô chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 –
2015 tỉnh Cà Mau ......................................................................................................53


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chi đầu tƣ phát triển đƣợc xem là nhân tố quyết định đến sự tăng trƣởng và
phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Nhu cầu đầu tƣ phát triển của toàn bộ
nền kinh tế là rất lớn ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Trong đó, nhiều lĩnh vực có thể huy
động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ phát triển, nhƣng
cũng có những lĩnh vực đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, lợi
nhuận thấp, buộc Chính phủ phải đầu tƣ bằng nguồn vốn Nhà nƣớc. Hoạt động đó
là đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, hay còn gọi là đầu tƣ công. Đầu tƣ phát triển của
Nhà nƣớc giữ vay trò quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô,
tạo đòn bẩy để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và xử lý những bất ổn khi nền kinh tế
gặp phải các cú sốc nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Quy mô, kết cấu khoản chi đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc trong từng năm
tài chính phụ thuộc vào mức tăng thu nhập quốc dân và mục tiêu kinh tế - xã hội
của Nhà nƣớc trong giai đoạn đó. Nhìn chung chi đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tƣ phát triển của toàn xã hội và đóng vai
trò “dẫn dắt” hoạt động đầu tƣ của các chủ thể trong nền kinh tế.
Ngân sách Nhà nƣớc là một trong ba nguồn vốn cho hoạt động đầu tƣ phát
triển của Nhà nƣớc (bên cạnh vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc và vốn đầu
tƣ phát triển của Doanh nghiệp Nhà nƣớc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nƣớc). Với
mức độ quan trọng của chi đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc nói chung và đầu tƣ phát
triển của ngân sách Nhà nƣớc nói riêng, công tác quản lý chi đầu tƣ phát triển của

ngân sách Nhà nƣớc sao cho hiệu quả là vô cùng cần thiết nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu vĩ mô của Nhà nƣớc, tác động tích cực đến nền kinh tế và đảm bảo nguồn vốn
ngân sách đƣợc sử dụng hiệu quả. Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc nếu
không đƣợc kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ từ ngân sách
Nhà nƣớc, đầu tƣ dàn trải, không hiệu quả, góp phần dẫn tới lạm phát.


2

Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà
nƣớc vẫn tồn tại nhiều bất cập, mang tính kém hiệu quả, dàn trải chƣa đồng đều, do
đó kết quả mang lại chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Căn bệnh kinh niên của chi ngân
sách ở nƣớc ta là bội chi và thâm hụt ngân sách với tỷ lệ cao nhất khu vực. Cơ chế
xin - cho thiếu minh bạch và tâm lý ỉ lại của một số địa phƣơng, không phát huy
tính tự chịu trách nhiệm, năng động, chủ động khai thác các tiềm năng phát triển
của địa phƣơng. Việc chấp hành kỷ luật thu chi của các đơn vị rất thấp từ khâu lập
dự toán đến quyết toán ngân sách. Tình trạng chi lãng phí, lạm dụng ngân sách diễn
ra phổ biến, lâu dài và chậm đƣợc cải thiện mà không có ràng buộc về hiệu quả đạt
đƣợc. Thực tế quản lý chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc hiện nay quá
phức tạp, thủ tục còn rƣờm rà, do có quá nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý,
nhƣng sự chồng chéo đó lại không đảm bảo hiệu quả và chặt chẽ. Những hạn chế đó
là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tƣ, tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng.
Cà Mau là tỉnh cuối cùng cực Nam tổ quốc, một trong bốn tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh duy nhất
trong khu vực có ba mặt giáp với biển. Diện tích tự nhiên là 5.294,87 km2, dân số
1.227.329 ngƣời. Những năm gần đây, kinh tế Cà Mau có mức tăng trƣởng khá, và
phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 12%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch nhanh theo hƣớng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Năm 2012, GDP
đạt 31.290 tỷ VNĐ; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.230 USD; kim ngạch xuất
khẩu đạt 910 triệu USD.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tỉnh Cà Mau luôn khẳng định vai trò
là một trong những tỉnh năng động vùng đồng bằng sông Cƣu Long. Với vị trí địa lý
đƣợc thiên nhiên ban tặng là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế nhƣ: trồng
lúa, nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, …
Với những điều kiện phong phú, giàu tìm năng nhƣ vậy, nhu cầu đầu tƣ phát
triển của tỉnh Cà Mau cũng rất lớn, tƣơng xứng với quy mô của nền kinh tế địa
phƣơng. Tuy nhiên, thực tế đầu tƣ phát triển của ngân sách tỉnh Cà Mau còn bộc lộ
nhiều bất cập, thiếu soát, hiệu quả chƣa cao và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện
có của tỉnh Cà Mau.


3

Trong trào lƣu cải cách chung trên thế giới cũng nhƣ công cuộc cải cách sâu
rộng trong nƣớc và cải cách tài chính công là một vấn đề trọng tâm, trƣớc nhu cầu
cấp thiết của tỉnh Cà Mau về chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, việc tập trung nghiên cứu làm rỏ
luận cứ, nội hàm, phƣơng thức cũng nhƣ thực tiển chi đầu tƣ phát triển của ngân
sách tỉnh Cà Mau là rất cần thiết cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiển. Đó chính
là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả chi đầu tư phát triển của
ngân sách Nhà nước tỉnh Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là Đánh giá hiệu quả chi đầu tƣ phát triển
của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau. Để đạt đƣợc mục
đích đó cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Đánh giá hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc
tỉnh Cà Mau;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chi đầu tƣ phát triển của ngân sách
Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau;

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của
ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách
Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách tỉnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chi cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Không gian: tỉnh Cà Mau.
Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015.


4

1.4. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu
Bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về chi
đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau qua các năm trong giai đoạn
2011 – 2015 từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính tỉnh Cà Mau và Cục
thống kê tỉnh Cà Mau.
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm: thống kê mô tả,
tổng hợp, biểu đồ.
Quy trình nghiên cứu gồm các bƣớc sau:
1. Vấn đề nghiên cứu
2. Thu thập dữ liệu
3. Phân tích số liệu
4. Xây dựng các giải pháp
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách

Nhà nước:
- Chỉ tiêu tiến độ giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà
nƣớc;
- Chỉ tiêu thất thoát, lãng phí trong thi công công trình.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chi đầu tư phát triển từ
ngân sách Nhà nước:
- Hiệu quả kinh tế:
+ Phương pháp sử dụng hệ số ICOR
+ Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí
- Hiệu quả xã hội:
+ Tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân, giảm đói nghèo
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng và xã hội


5

1.5. Điểm mới của luận văn
So với các công trình nghiên cứu đã có đa phần chỉ nghiên cứu chung về vấn
đề chi ngân sách Nhà nƣớc, luận văn sẽ nghiên cứu cụ thể hơn, hệ thống hóa khung
lý thuyết cơ bản về chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc và đi vào đánh giá
hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau trên cơ sở tìm
hiểu thực trạng chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà Mau trong giai
đoạn 2011 – 2015.
Cuối cùng, tổng kết từ thực tiễn chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà
nƣớc tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011 – 2015, cũng nhƣ căn cứ vào định hƣớng
chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Cà Mau đến năm 2020, luận văn đề xuất giải pháp và kiến nghị đến các nhà
quản lý để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà
nƣớc tỉnh Cà Mau.
1.6. Kết cấu luận văn

Luận văn bố cục thành 05 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết.
Chƣơng 3: Đặc điểm không gian nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị


6

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc
Davin F. Jacobs (2009) cho rằng, chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà
nƣớc là hoạt động đầu tƣ từ nguồn vốn Nhà nƣớc đem lại lợi ích trong tƣơng lai,
bao gồm chi tiêu vào tài sản, vật chất để Chính phủ sử dụng (ví dụ như tòa nhà, văn
phòng) hoặc để giúp tăng cƣờng phát triển khu vực tƣ nhân (ví dụ như đầu tư vào hệ
thống giao thông và hệ thống nước), và các tài sản vô hình (ví dụ như đầu tư giáo
dục và nghiên cứu).
Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, với chức năng quản lý kinh tế, Nhà nƣớc sử
dụng công cụ ngân sách nhà nƣớc để phân phối các nguồn lực tài chính cho sự phát
triển của lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tƣ
phát triển thực hiện chủ yếu từ ngân sách trung ƣơng và một bô phận của ngân sách
địa phƣơng. Đầu tƣ phát triển là hình thức đầu tƣ có liên quan đến sự tăng trƣởng
quy mô vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc và quy mô vốn trên toàn xã hội. Mục tiêu của đầu
tƣ phát triển là đầu tƣ vào khu vực sản xuất, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội, làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Kết quả của các khoản chi
đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc là tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền
kinh tế, làm tăng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo ra của cải vật chất và thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế.

Nhƣ vậy, có thể hiểu chi đầu tƣ phát triển là quá trình nhà nƣớc sử dụng một
phần vốn tiền tệ đã đƣợc tạo lập thông qua hoạt động thu của ngân sách nhà nƣớc để
đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật
tƣ hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trƣởng của nền
kinh tế. (Nhà xuất bản tài chính – năm 2005, GS.TS. Dƣơng Thị Bình Minh – chủ
biên).
* Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc có những đặc trƣng cơ bản
nhƣ sau:


7

Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc là khoản chi lớn và không
ngừng tăng lên. Nhu cầu, phạm vi và mức độ đầu tƣ hàng năm chịu sự quyết định
bởi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ, số dự án và
mức độ đầu tƣ cho các dự án trong năm, khả năng nguồn vốn của ngân sách Nhà
nƣớc.
Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc là khoản chi mang tính chất
tích lũy, gắn với việc tạo ra của cải vật chất xã hội. Thành quả của nó làm cơ sở tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trƣởng, tích lũy cho ngân sách
Nhà nƣớc.
Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2002, phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ chi
đầu tƣ phát triển của ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng ở điều 31 và
điều 33.
Theo điều 31 Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2002, nhiệm vụ chi đầu tƣ phát
triển của ngân sách trung ƣơng gồm:
a/ Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có
khả năng thu hồi vốn do trung ƣơng quản lý;
b/ Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nƣớc; gốp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc;
c/ Chi bổ sung dự trữ Nhà nƣớc;
d/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Theo điều 33 Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2002, nhiệm vụ chi đầu tƣ phát
triển của nhân sách địa phƣơng gồm:
a/ Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa
phƣơng quản lý;
b/ Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
c/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.


8

Tiếp thu các quan điểm nêu trên, tác giả rút ra khái niệm chi đầu tƣ phát triển
của ngân sách Nhà nƣớc nhƣ sau:
Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc là hoạt động đầu tƣ của Nhà
nƣớc bằng một phần vốn tiền tệ đã đƣợc tạo lập thông qua hoạt động thu của ngân
sách nhà nƣớc để tạo ra tài sản mới cho xã hội, mà chủ yếu là các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, giúp tăng tiềm lực nền kinh tế và nâng cao đời sống ngƣời
dân. Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc mang tính tích lũy và thƣờng
phát huy tác dụng sau một thời gian dài.
Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tại một địa phƣơng là khoản
chi làm tăng cơ sở vật chất của địa phƣơng, mà chủ yếu là đầu tƣ xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ít hoặc không có khả năng thu hồi vốn, nhằm
đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại địa
phƣơng.
2.2. Nội dung chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc
Chi đầu tƣ phát triển của nhân sách Nhà nƣớc là nguồn vốn đầu tƣ hết sức
quan trọng nhằm bảo đảm thự hiện các mục tiêu ổn định và tăng trƣởng kinh tế, bao

gồm những nội dung sau:
- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có
khả năng hoàn vốn: là các khoản chi lớn của nhà nƣớc nhằm phát triển kết cấu hạ
tầng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là khoản chi đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông,
bƣu chính viễn thông, điện lực, năng lƣợng, các ngành công nghiệp cơ bản, các
công trình trọng điểm phát triển văn hóa - xã hội…
- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, góp
vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia
của nhà nước: Là các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ hỗ trợ cho sản
xuất dƣới các hình thức:
+ Đầu tƣ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để xây dựng mới, cải tạo, mở rông
cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị,… cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc.


9

+ Góp vốn cổ phần hoạt động liên doanh.
Với mục đích phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
thông qua các khoản chi này nhà nƣớc can thiệp vào nền kinh tế bằng việc nắm
những ngành quan trọng, chủ yếu, quy mô lớn để dẫn dắt nền kinh tế theo mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nƣớc, đảm bảo vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà
nƣớc. Nhà nƣớc đầu tƣ vào những ngành quan trọng có sự ảnh hƣởng đến sự tăng
trƣởng ổn định của nền kinh tế, an ninh quốc phòng và các doanh nghiệp có tính
chất công ích.
- Chi hỗ trợ các quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là các khoản chi của ngân sách
nhà nƣớc góp phần tạo lập quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các
dự án đầu tƣ phát triển thuộc các ngành nghề ƣu đãi và các vùng khó khăn theo quy
định của chính phủ, nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối giữa các ngành, các
vùng trong cả nƣớc. Khoản chi này hình thành vốn điều lệ của quỹ và có thể chi để

bổ sung vốn hàng năm khi cần thiết. Thông qua hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển
góp phần từng bƣớc chuyển dần hình thức cấp phát của ngân sách nhà nƣớc cho đầu
tƣ sang hình thức tính dụng đầu tƣ ƣu đãi, nhằm nâng cao trách nhiệm của ngƣời sử
dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
- Chi dự trữ nhà nước: Đó là các khoản chi hình thành nên quỹ dự trữ nhà
nƣớc nhằm mục đích dự trữ những vật tƣ, thiết bị, hàng hóa chiến lƣợc phòng khi
nền kinh tế gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai, định quạ… đảm bảo cho nền
kinh tế phát triển ổn định.
Từ những nội dung chi đầu tƣ phát triển nêu trên, có thể thấy rằng chi đầu tƣ
phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc Việt Nam có những đặc trƣng cơ bản sau:
- Chi đầu tư phát triển là các khoản chi lớn và không ngừng tăng lên: Là
khoản chi đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, thông qua
đầu tƣ phát triển mới tạo ra đƣợc những tài sản cố định, nâng lực sản xuất mới cho
nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và tăng trƣởng. Song
lƣợng vốn đầu tƣ không ổn định hàng năm vì nhu cầu và mức độ đầu tƣ hàng năm
phụ thuộc và chịu sự quyết định bởi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà


10

nƣớc, phụ thuộc vào số dự án và mức độ đầu tƣ cho các dự án và mức độ đầu tƣ cho
các dự án trong năm, phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của ngân sách nhà nƣớc.
Trong xu hƣớng phát triển, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc khoản chi cho đầu tƣ phát triển không ngừng gia tăng.
- Chi đầu tư phát triển là khoản chi mang tính chất tích lũy: Trong từng niên
độ ngân sách, khoản chi đầu tƣ phát triển đều gắn với việc tạo ra của cải vật chất xã
hội. Thành quả của nó làm cơ sở tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và
tăng trƣởng, tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nƣớc.
- Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển gắn chặt với việc thực hiện mục
tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ và sự lựa chọn

phương pháp cấp phát của Nhà nước: Chi đầu tƣ phát triển phải đảm bảo các điều
kiện cơ sở vật chất cho việc thực hiện các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc. Phạm vi và mức độ chi đầu tƣ phát triển phụ thuộc vào việc lựa
chọn phƣơng thức cung cấp vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Trong cơ chế kinh tế thị
trƣờng ngoài nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, sự hỗ trợ vốn đầu tƣ từ các
quỹ hỗ trợ phát triển nhà nƣớc còn thực hiện chính sách xã hội hóa trong chi tiêu
đầu tƣ đễ từ đó làm tăng tổng mức vốn đầu tƣ phát triển cho toàn xã hội.
Chi đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc đƣợc tạo thành từ ba nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước cấp phát dành cho đầu tư phát triển: bao gồm vốn từ
nguồn thu trong nƣớc của ngân sách nhà nƣớc phân cho các Bộ ngành, địa phƣơng
và vốn cho các trƣơng trình mục tiêu.
- Vốn vay: Bao gồm tính dụng đầu tƣ Nhà nƣớc và vốn Nhà nƣớc vay trong
và ngoài nƣớc.
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước: bao gồm vốn của doanh nghiệp
mà phần quan trọng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nƣớc và vốn doanh nghiệp vay
với sự bảo lãnh của Chính phủ.
2.3. Quản lý chi đầu tƣ phát triển của nhân sách Nhà nƣớc
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc dành cho đầu tƣ phát triển
có hạn, không thể đáp ứng hết nhu cầu đầu tƣ phát triển ngày càng lớn của nển kinh


11

tế, quy trình chi đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn này cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ
để đảm bảo vốn đƣợc phân bổ có trọng tâm, trọng điểm và sử dụng hợp lý, hiệu
quả, tránh đầu tƣ dàn trải, lãng phí.
Các bƣớc trong quy trình quản lý chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà
nƣớc nhƣ sau:
2.3.1. Định hƣớng đầu tƣ
Định hƣớng đầu tƣ là xuất phát điểm của quy trình quản lý đầu tƣ công, phản

ánh ƣu tiên đầu tƣ, là cơ sở sàng lọc và lựa chọn dự án đầu tƣ. Ở bƣớc này, Ủy ban
nhân dân lập và trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định:
- Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, xây dựng đô thị,
nông thôn…;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm;
- Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách nhà nƣớc
cho các ngành các cấp;
- Kế hoạch và nhu cầu vốn đầu tƣ hằng năm trong từng lĩnh vực.
2.3.2. Chuẩn bị đầu tƣ
* Cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư:
Hằng năm căn cứ Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và
sự cần thiết đầu tƣ, các đơn vị lập kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ
xây dựng cơ bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.
Đối với các dự án mới, nếu phù hợp với định hƣớng và nằm trong quy hoạch
sẽ đƣợc cho phép đầu tƣ về mặt chủ trƣơng và đƣợc xếp hàng trong danh mục
chuẩn bị đầu tƣ và chờ cân đối ngân sách.
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là đầu mối tiếp nhận, thẩm tra nội dung hồ sơ đề xuất
cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tƣ.
Nội dung thẩm tra gồm:
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội;
- Quy mô đầu tƣ;


12

- Hình thức đầu tƣ;
- Sơ bộ tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn và thời gian thực
hiện dự án;
- Nội dung công tác chuẩn bị đầu tƣ (kinh phí, nguồn vốn và thời gian hoàn

thành);
- Chủ đầu tƣ dự án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là ngƣời quyết định cho phép thực hiện chuẩn
bị đầu tƣ.
Đối với trƣờng hợp cần phải thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, giải
phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thực hiện dự án đầu tƣ theo quy hoạch xây
dựng: Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện – thành phố hoặc đơn vị đƣợc
giao nhiệm vụ lập hồ sơ dự án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy hoạch. Sở
Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan thẩm tra hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh là ngƣời
quyết định phê duyệt dự án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thực hiện theo quy
hoạch chi tiết xây dựng đƣợc duyệt.
* Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:
Lập dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi): Sau khi có quyết định cho phép thực
hiện chuẩn bị đầu tƣ, chủ đầu tƣ lập dự án đầu tƣ.
Thẩm định dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là đầu mối tổ chức thẩm định (đối
với các dự án phát triển nhà ở thì Sở Xây dựng là đầu mối tổ chức thẩm định), có
trách nhiện tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, lập báo cáo kết
quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Nội dung thẩm định gồm:
- Thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn: Sở Kế hoạch – Đầu tƣ chủ trì
thẩm định;
- Thẩm định thiết kế cơ sở công trình, tổng mức đầu tƣ dự án: các Sở chuyên
ngành chủ trì thẩm định.
Phê duyệt dự án (Quyết định đầu tƣ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là ngƣời
quyết định đầu tƣ.


13

2.3.3. Thực hiện đầu tƣ
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự

toán, tổng dự toán: Chủ đầu tƣ thực hiện.
- Giao đất, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ, giải phóng mặt bằng: Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố thành lập Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và Tổ
công tác giải phóng mặt bằng; phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt
bằng và phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
- Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là đầu mối thực
hiện quản lý Nhà nƣớc về đấu thầu, tiếp nhận, thẩm định kế hoạch đấu thầu. Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Xây dựng công trình: Chủ đầu tƣ tổ chức triển khai thực hiện dự án, Kho
bạc Nhà nƣớc chịu trách nhiệm quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ.
2.3.4. Kết thúc dự án đầu tƣ
- Nghiệm thu, bàn giao đƣa vào khai thác sử dụng;
- Quyết toán vốn đầu tƣ và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ.
2.3.5. Giám sát, đánh giá đầu tƣ
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá
đầu tƣ của tỉnh; thực hiện theo dỏi, kiểm tra, đánh giá các dự án.
Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà
nƣớc về chất lƣợng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2.4. Hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc
Bắt nguồn từ thực tế là sự giới hạn của nguồn lực tài chính nên quá trình sử
dụng vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc cần phải quản lý và kiểm soát
chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tƣ là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng nguồn vốn đầu tƣ sẵn có để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với
mức chi phí thấp nhất và đƣợc lƣợng hóa bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra và
chi phí đầu vào.


14


Hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc trƣớc hết là hiệu quả
sử dụng vốn, thể hiện qua sự phân bổ hợp lý, có tính trọng tâm, trọng điểm cho các
công trình kinh tế - xã hôi. Mặt khác, vì chủ thể đầu tƣ là Nhà nƣớc, do vậy phải
xem xét ở tầm vĩ mô, Nhà nƣớc có hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra cho công cuộc
đầu tƣ phát triển đó, đem lại lợi ích gì về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc là hiệu quả tổng hợp
của hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với đảm bảo môi
trƣờng và phát triển bền vững. Hiệu quả kinh tế đƣợc thể hiện qua con số (định
lƣợng), còn hiệu quả xã hội thể hiện qua mô tả (định tính).
2.4.1. Hiệu quả kinh tế
Có hai phƣơng pháp để đánh giá hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sáh
nhà nƣớc về mặt kinh tế là phƣơng pháp hệ số ICOR và phƣơng pháp phân tích lợi
ích – chi phí.
2.4.1.1. Phương pháp sử dụng hệ số ICOR
Đễ đo lƣờng hiệu quả kinh tế của chi đầu tƣ phát triển của ngân sách nhà
nƣớc ở tầm vĩ mô, thông thƣờng ngƣời ta sử dụng hệ số đầu tƣ (Incremental Capital
Output Ratio – ICOR), hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn, hệ số đầu tƣ tăng trƣởng,
hay tỷ lệ vốn trên sản lƣợng tăng thêm.
Hệ số ICOR phản ánh mối quan hệ giữa vốn và đầu ra, cụ thể là cần bao
nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP. Nếu ICOR lớn
thì chúng ta phải mất một tƣ bản lớn để tạo ra một giá trị GDP gia tăng, do đó hệ số
ICOR cao đồng nghĩa với sử dụng vốn đầu tƣ thấp. Những nƣớc sử dụng nhiều vốn
(thực chất là máy móc thiết bị, công nghệ) thì ICOR cao, những nƣớc sử dụng nhiều
lao động thì ICOR thấp, do đó các nƣớc phát triển thƣờng có ICOR cao hơn các
nƣớc đang phát triển.
ICOR đƣợc xác định qua công thức sau:
ICOR = Vốn đầu tƣ tăng thêm/GDP tăng thêm
= Đầu tƣ trong kỳ/GDP tăng thêm
= (Vốn đầu tƣ/GDP)/Tốc độ tăng trƣởng GDP



15

Trên thực tế, việc gia tăng GDP có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ
nhờ gia tăng vốn đầu tƣ. Chính vì thế, việc tính ICOR thƣờng giả định rằng mọi
nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng GDP.
Hệ số ICOR cao có thể do nhiều nguyên nhân:
- Cơ cấu đầu tƣ, việc chọn và quyết định đầu tƣ chƣa hợp lý.
- Quá trình đầu tƣ bị thất thoát, lãng phí.
- Chất lƣợng công trình đầu tƣ kém, dẫn đến đầu tƣ không tạo cơ hội cho
phát triển bển vững.
Có những trƣờng hợp đầu tƣ chƣa đem lại hiệu quả ngay nhƣ đầu tƣ vào các
dự án trung và dài hạn, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Chính do các đặc điểm có độ trễ
trong hiệu quả đầu tƣ nên hệ số ICOR thƣờng đƣợc dự tính cho các kế hoạch phát
triển dài hạn, thƣờng là 5 năm.
* Ưu điểm của phương pháp sử dụng hệ số ICOR:
- Đem lại cái nhìn tổng thể về hiệu quả sử dụng tổng vốn đầu tƣ của cả nền
kinh tế.
- Cho biết hiệu quả sử dụng một đồng vốn.
- Có thể so sánh hiệu quả đầu tƣ giữa các nền kinh tế và giữa các thời kì.
* Nhược điểm của phương pháp sử dụng hệ số ICOR
- Là chỉ số đƣợc đơn giản hóa nên khó đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Đầu tƣ ở đây chỉ đầu tƣ tài sản hữu hình, còn đầu tƣ tài sản vô hình, tài sản
tài chính không đƣợc tính đến, nên phản ánh chƣa trung thực, ảnh hƣởng của đầu tƣ
tới thu nhập quốc dân.
- ICOR không biểu hiện đƣợc rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất.
Chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất kém hơn, với một lƣợng đầu tƣ tƣơng đối
cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ
thuật càng cao thì càng chậm cải tiến.
- ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí nên khó

phản ánh hiệu quả đầu tƣ trong ngắn hạn.


16

- Việc tính hệ số ICOR thƣờng giả định mọi nhân tố khác không đổi, và chỉ
có gia tăng vốn dẫn đến gia tăng GDP, trong khi thực tế các yếu tố sản xuất khác
cũng tạo ra GDP tăng thêm.
- Phƣơng pháp tính hệ số ICOR chỉ tính đến hiệu quả của vốn đầu tƣ trong
việc gia tăng GDP, chƣa tính đến các lợi ích khác ngoài gia tăng GDP.
2.4.1.2. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
Bên cạnh hệ số ICOR, hiệu quả kinh tế của chi đầu tƣ phát triển của ngân
sách nhà nƣớc còn đƣợc thể hiện hiệu quả của dự án đầu tƣ phát triển của ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn. Vì nguồn vốn đầu tƣ phát triển của ngân sách nhà nƣớc đƣợc
sử dụng cho các dự án này, nên dự án hiệu quả đồng nghĩa với việc đồng vốn đầu tƣ
phát triển của ngân sách nhà nƣớc đƣợc chính quyền địa phƣơng sử dụng hợp lý.
Do đó, để đánh giá tốt nhất hiệu quả chi đầu tƣ phát triển của ngân sách nhà
nƣớc cần thực hiện đánh giá hiệu quả từng dự án căn cứ trên những quy trình thẩm
định chặt trẽ của các cơ quan chức năng, từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đến
giai đoạn thiết kế và đầu tƣ, trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp phân tích – chi phí.
Nghiên cứu tiền khả thi nhằm mục đích loại bỏ các dự án bấp bênh để khỏi
tốn thời gian và kinh phí hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn. Do vậy,
những dự án đầu tƣ quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc loại ƣu tiên trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội thì cần thực hiện bƣớc nghiên cứu tiền khả thi.
Còn các dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp về kỹ thuật và triển vọng đem lại
hiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ qua bƣớc này.
Phƣơng pháp phân tích lợi ích - chi phí để sử dụng để xác định xem một dự
án có sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm không, bằng cách lƣợng hóa bằng
tiền tất cả các lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho
việc ra quyết định. Hạt nhân của phân tích lợi ích – chi phí là thiết lặp một quy trình

tính toán mang tính hệ thống để đánh giá về tổng thể dự án có đem lại lợi nhuận
không, và lợi nhuận bao nhiêu, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở
so sánh các dự án cũng nhƣ quyết định có nên thực hiện đầu tƣ dự án hay không.
Nếu dự án đem lại lợi ích có giá trị lớn hơn chi phí, dự án đó sẽ đƣợc coi là đáng giá


×