Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Luyện tập liên kết trong văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.04 KB, 19 trang )


Tiết 96: Làm văn
về liên kết trong văn bản
I. Liên kết nội dung
1- Bài tập 2
Cho đoạn văn sau:
Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ
mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe
phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy
Pú Hồng. Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc
nước ta. Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Câu hỏi 1: Chỉ ra sự thiếu liên kết nội dung trong đoạn văn trên?

về liên kết trong văn bản
I. Liên kết nội dung
1- Bài tập 2
- Nội dung của các câu trong đoạn văn hướng về những hiện thực khác
nhau.
- Không có đề tài, chủ đề chung xuyên suốt đoạn văn.
=> Thiếu sự thống nhất về đề tài, chủ đề nên các câu không làm thành
một đoạn của văn bản.
Tiết 96: Làm văn

về liên kết trong văn bản
I. Liên kết nội dung
2- Bài tập 3
Trong một Báo cáo về tình hình học tập của lớp có đoạn viết:
VB1: Kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp 10A4 rất tốt: 100% đạt điểm trung
bình từ 7,5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Song, trong
lớp vẫn còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học. Lớp


10A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.
Sau khi thảo luận đoạn văn được viết lại như sau:
VB2: Lớp 10A4 tuy còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong
giờ học, nhưng kết quả học kì vừa qua của lớp rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7,5
trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Lớp 10A4 đề nghị
nhà trường khen thưởng tập thể lớp.
Câu hỏi 2: Nhận xét về tính lôgíc của lập luận trong hai cách sắp xếp
trên?
Tiết 96: Làm văn

về liên kết trong văn bản
I. Liên kết nội dung
2- Bài tập 3
- Nội dung các câu trong hai văn bản giống nhau.
- Trật tự sắp xếp các ý khác nhau:
+ Đoạn 1: Nêu ưu điểm nhược điểm.
+ Đoạn 2: Nêu nhược điểm ưu điểm. (hợp lý hơn bởi có sự lôgíc
trong cách lập luận)
Tiết 96: Làm văn

Tiết 96: Làm văn
về liên kết trong văn bản
I. Liên kết nội dung
Câu hỏi 3: Qua việc tìm hiểu hai bài tập trên, em hãy rút ra nhận xét
về liên kết nội dung trong văn bản?
Liên kết nội dung trong văn bản thể hiện ở hai khía cạnh:
- Sự thống nhất về đề tài, chủ đề.
- Sự lập luận chặt chẽ; sắp xếp các ý, các câu hợp lôgíc.
3- Kết luận:


về liên kết trong văn bản
II. Liên kết hình thức
Câu hỏi 4: Em hãy kể tên những phép liên kết hình thức đã được
học ở chương trình THCS?
-
Các phép liên kết về hình thức: - Phép nối.
- Phép thế.
- Phép lặp.
- Phép liên tưởng.
Câu hỏi 5: Em hiểu như thế nào về những phép liên kết hình thức
đó?
Tiết 96: Làm văn

- Phép nối: Phép liên kết dùng các quan hệ từ: và, vì, do, nhưng,... và
các từ ngữ chuyên dùng như: một mặt là, thứ nhất là, tóm lại,... để
liên kết câu.
- Phép thế: Phép liên kết dùng các từ ngữ cùng chỉ về một vật, một
việc để thay thế cho nhau ở các câu khác nhau, qua đó tạo sự liên kết
câu.
- Phép lặp: Phép liên kết bằng cách lặp lại một (một số) từ ngữ, kết
cấu nào đó ở các câu khác nhau, qua đó tạo sự liên kết giữa các câu
đó.
- Phép liên tưởng: Phép liên kết sử dụng các từ ngữ có quan hệ liên
tưởng với nhau ở các câu khác nhau, qua đó tạo sự liên kết giữa các
câu đó. (Nếu các từ ngữ có quan hệ liên tưởng mà đối ngược nhau về
ý nghĩa thì đó là phép nghịch đối).

×