Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đánh giá vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.12 KB, 41 trang )

Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

Lời mở đầu
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều
biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia
cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội
cùng chạy đua trên con đường phát triển .Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác
hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội .
Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi nhanh chóng
trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong
chính trị, xã hội . Tất cả đem lại cho thời đại một sắc màu riêng. Để hội nhậpvới
nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị
gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển .Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa,
hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể
hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề cả
về lý luận cũng như tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Với nhận thức đó em
chọn “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ” làm đề tài bài tập lớn của
mình, với mong muốn có một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở nước ta những năm qua, đánh giá một cách sâu hơn những tác
động của ĐTTTNN đến nền kinh tế và thấy được những vấn đề đang đặt ra đối
với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đề nghị một số
giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTTTNN phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Thông qua nội dung nghiên cứu, em hy vọng có thể vận dụng những kiến


thức lý luận và thực tiễn đã tích lũy được để bước đầu làm quen với các phân
tích kinh tế, đồng thời cũng mong những phân tích của mình có thể góp một
1|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

phần nhỏ bé cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nội dung bài viết bao gồm 3 phần chính:
Phần 1: Nền kinh tế Việt Nam với Đầu tư nước ngoài.
Phần 2: Đánh giá vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2001-2010.
Phần 3: Kết luận.
Bài viết của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, sự chỉ bảo,
góp ý, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cô Nguyễn Kim Loan. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới cô giáo. Tuy nhiên, do kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng với các hạn chế về mặt
số liệu nên phần nghiên cứu của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ
sài. Em mong được sự góp ý chỉ bảo để lần sau em làm được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

2|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô


Chương I: Nền kinh tế Việt nam với đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình đại học
1.1.1. Giới thiệu môn học:
K inh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc
điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô
và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh
tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty
và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng
hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động
của cả nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu
điển hình:
Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc
gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế), và nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng
trưởng kinh tế bền vững.
Các chuyên gia kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan
hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm
phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô
hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn
sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến
lược quản trị.
1.1.2. Vị trí của môn học trong chương trình học đại học:
Mỗi quốc gia có thể có những lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràng buộc
của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị xã hội. Song sự lựa chọn
đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khác
quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và
công cụ tính toán đó.
Kinh tế học vĩ mô là mộtt trong những chủ đề quan trọng nhất đối với sinh
viên vì tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của sinh viên. Mức
việc làm và mức thất nghiệp chung sẽquyết định khả năng thăng tiến trong

tương lai. Mức lạm phát sẽ anh hưởng đến lãi suất mà chúng ta có thể nhận được
từ khoản tiết kiệm của chúng ta trong tương lai
Kinh tế vĩ mô sẽ giúp cuing cấp cho chúng ta những nguyên lý cần thiết để
hiểu rõ tình hình kinh tế của đất nước, đánh giá các chính sách kinh tế mà Chính
phủ đang thực hiện và dự đoán các tác độnh của những chính sách đó tới đời
sống của chúng ta như thế nào.
3|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

1.2. Giới thiệu chung về nền kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới đến nay:
Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện.
Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm của Đổi Mới về kinh tế:
* Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần
kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có
6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
* Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà đại
biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết
về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự
quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và

Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn
lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý
của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị trường như lạm phát, phân
hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế...
* Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà nước Việt
Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt
động không tốt. Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị
trường là thành tựu chung của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã
hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ
nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã
hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
* Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới.
Quá trình Đổi Mới về kinh tế:
* Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát
tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
* 1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính
thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
* 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm
thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
* 18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ
Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông
4|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

thương với các nước tư bản.

* 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý kinh tế nông
nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
* 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên
Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
* 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia
sản xuất.
* 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thư 3 thế giới(sau Thái Lan và Hoa Kì)
* 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ.
Tuy nhiên, đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định
tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội.
* 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa
chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Bắt đầu có chủ
trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
* Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh
ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
* 1993: bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
* 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
* 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
* 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
* 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
* 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp
nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân.
* 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới.
Thành tựu:
Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã trở
thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó, khủng hoảng kinh tế và lạm phát
phi mã đã được chặn đứng.
Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt
Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm.
Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa đói giảm
nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp
Quốc. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có chỉ số HDI cao.
GDP Việt Nam đến cuối 2008 là 1042 USD/người (GDP năm 2008 là 89,829 tỷ
USD, đứng thứ 60 trên thế giới, dân số ước tính khoàng trên 85,79 triệu người).
Hạn chế:
Việc thực hiện kinh tế thị trường đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng ô
5|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội.
Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây
lãng phí tài nguyên.
Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế,
nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường
tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ...Một số thể chế pháp
luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định
hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham
nhũng, cửa quyền..., làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp.
Sau 20 năm Đổi Mới, tuy thế, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả
năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam có
nền kinh tế thị trường.
1.3. Giới thiệu về FDI, Vai trò và tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh

tế Việt Nam
1.3.1.Giới thiệu về FDI
1.3.1.1.Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu
tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập
cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền
quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường
hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi
là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”.
1.3.1.2.Các hình thức FDI
a Phân theo bản chất đầu tư:
 Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua
sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức
này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
 Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể
6|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô


đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh
nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới
tăng khối lượng đầu tư vào.
b Phân theo tính chất dòng vốn
 Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các
quyết định quản lý của công ty.
 Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
 Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể
cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
c Phân theo động cơ của nhà đầu tư
 Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào
ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá
thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn
nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như
các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của
nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài
nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
 Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp
nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện
nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh
doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
 Vốn tìm kiếm thị trường

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối
thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các
hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy
nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn
cầu.
1.3.2. Vai trò và tầm quan trọng của Fdi đối với nền kinh tế Việt Nam
 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
7|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước
ngoài, trong đó có vốn FDI.


Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công
nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI
từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều
năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ
và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực tiếp thu của đất nước.



Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động
khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản
xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.


Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương
được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều
trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được
xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước
thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn
địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế
do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan


8|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm
50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

Ch ương II: Đánh giá vai trò của FDI đối với nền kinh tế Viêt Nam giai đoạn
2000-2009
2.1. Phân tích số liệu về FDI, lợi ích của FDI đối với nền kinh tế nước ta.
2.1.1. Phân tích số liệu về FDI
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh
tế rất cao. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể và có
đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ
USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001
của Chính phủ 1[2], vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu.
Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm
sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các
dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN
vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy
mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản
phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông
tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng
ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất

công nghiệp và xây dựng,. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là
80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng
kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm
phía Nam chiếm; đạt 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và
1
9|Page


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương
ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.
Tính đến nay đã có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Tổng số dự án FDI được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2008 đã lên tới
10.981 dự án, đạt tổng số vốn đăng ký là hơn 163,607 tỉ USD. Riêng năm 2007,
Việt Nam thu hút được 21,347 tỉ USD, trong đó giải ngân được 8,030 tỉ USD;
trong các năm 2008 và 2009 kết quả đạt được trong lĩnh vực này thứ tự là 64 tỉ
USD (vốn thực hiện gần 12 tỉ USD) và 21,482 tỉ USD (thực hiện được 10 tỉ
USD); còn 4 tháng đầu năm 2010 thu hút được 5,92 tỉ USD (thực hiện được 3,4
tỉ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.
Có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay
gắt thì kết quả đạt được trong việc thu hút FDI của năm 2009 là một cố gắng nỗ
lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu
tư (chỉ tiêu dự kiến trong năm 2009 là 20 tỉ USD vốn cam kết và 8 tỉ USD vốn
thực hiện), bởi tuy vốn cam kết đạt được của năm 2009 giảm sút so với năm
2008, nhưng chỉ tiêu quan trọng là vốn thực hiện thì chỉ bị giảm 13% (ở nhiều
nước trong khu vực vốn này bị giảm tới 20% - 30%).

Không chỉ đạt được kết quả đáng ghi nhận về tốc độ giải ngân trong bối cảnh
vốn thu hút mới và vốn tăng thêm sụt giảm mà chúng ta còn tăng được số dự án,
quy mô vốn của dự án. Nếu quy mô vốn bình quân của 1 dự án FDI năm 2007
chỉ là 12,12 triệu USD, thì đến năm 2008 quy mô đó đạt 51,47 triệu USD, năm
2009 đạt 19,43 triệu USD.
Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ những quốc gia
và vùng lãnh thổ châu á sang các nước thuộc châu Âu, Mỹ. Hiện nhà đầu tư lớn
nhất vào Việt Nam là Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỉ USD (chiếm 45,6%
tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam); tiếp theo là Quần đảo Cay-man:
2,02 tỉ USD (chiếm 9,4%); Samoa: 1,7 tỉ USD (chiếm 7,9%); Hàn Quốc: 1,66 tỉ
USD (chiếm 7,7%). Ngoài ra đã có một số tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tư
vào Việt Nam với những dự án quy mô lớn có tổng vốn đăng ký trên 1 tỉ USD.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam
vượt qua đáy suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng dương với mức tăng 5,32%.
Xuất khẩu của khu vực này trong năm 2009 (kể cả dầu khí) đạt 29,9 tỉ USD,
bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu của cả nước. Nếu
10 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

không tính dầu thô, khu vực có vốn FDI xuất khẩu được 23,6 tỉ USD, chiếm
41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008. Về nhập khẩu, năm 2009
khu vực FDI đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1%
tổng nhập khẩu cả nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI còn đóng góp rất lớn
trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm tại Việt Nam, thu hút được 1,7
triệu lao động, tạo ra 17,5% GDP, 43,4% giá trị sản xuất công nghiệp trong năm
2009..

Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt
Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở
rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà
ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
2.1.2. Lợi ích của FDI đối với nền kinh tế nước ta
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai
trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn
vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện
cán cân thanh toán trong giai đo ạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây
của Freeman (2000), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Nguyễn Mại (2004)
đều rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã
đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực
này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của
nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong
gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách nhà
nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có
vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi
mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác
động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người
lao động làm việc trong các dự án FDI, tạo ra kênh truyền tác động
tràn tích cực hữu hiệu. Phần dưới đây sẽ khái quát lợi ích của FDI đến
tổng thể nền kinh tế.
*FDI đối với vốn dầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế:
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét
về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu
tư trong nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho phát triển
11 | P a g e



Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

*FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu:
FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó, trong
hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng
như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng
v.v. Trong một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực
FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước.
*FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực:
FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động
có trình độ kỹ năng cao số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại,
có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc
biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể
thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ
quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh
số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm
việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành
công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán
nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trung gian giữa các doanh nghiệp này
*FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô:
Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn
thu ngân sách của Nhà nước. FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng
dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung.
2.2. Thống kê số liệu về FDI từ năm 1987 đến nay
FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2009
Năm

Số dự án


Tất cả
1988
1989
1990
1991
1992
1993

12421,0
37
67
107
152
196
274

Số vốn đăng kí
(Triệu USD)
186422,2
341,7
352,5
735
1391,5
2208,5
3037,4

Số vốn thực hiện
(Triệu USD)
66945,5

0
0
0
328,8
574,9
1017,5
12 | P a g e


Bài tập lớn

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Môn: Kinh tế vĩ mô


372
415
372
349
285
327
391
555
808
791
811
970
987
1544
1557
1054

4188,4
6937,2
10164,1
5590,7
5099,9
2565,4
2838,9
3142,8
2998,8
3191,2
4547,6
6839,8
12004,0

21347,8
71726,0
18120,0

2040,6
2556,0
2714,0
3115,0
2367,4
2334,9
2413,5
2450,5
2591,0
2650,0
2852,5
3308,8
4100,1
8030,0
11500,0
10000,0

Biểu đồ về FDI vào Việt Nam giai đoạn1988-2008

* Phân tích:
Năm 2000-2003
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu
phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so
với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký
giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so
với năm 2002

13 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

Năm 2004
Năm 2004 được xem là năm khởi sắc của thu hút đầu tư nước ngoài. Những kết
quả đạt được rất đáng khích lệ và tạo ra những kỷ lục mà Việt Nam chưa từng
đạt được trong vòng 7 năm qua. Tổng vốn đầu tư cấp phép đạt trên 4 tỷ USD,
nếu nói chính xác thì 4,1-4,2 tỷ USD. So với năm ngoái, mức tăng trưởng về
vốn mới năm nay đạt 35%. Đây là kỷ lục thứ nhất. Kỷ lục thứ hai chính là vốn
thực hiện. Năm 2004 số vốn này đạt 2,85-2,9 tỷ USD so với năm 2003 là 2,6 tỷ.
Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư
Việt Nam và từ niềm tin đó họ nhanh chóng triển khai những gì họ đã đăng ký,
tức cam kết.
Năm 2005
Vốn FDI năm 2005 đã tăng gần 40%, đạt 5,8 tỷ USD, mức cao nhất trong 10
năm (trong đó, đầu tư mới là 4 tỷ USD, đầu tư bổ sung là 1,9 tỷ USD). Có thể
nhận thấy rằng năm 2005 đã khởi đầu cho một làn sóng đầu tư FDI mới (sau khi
suy giảm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á) do nền kinh tế đang hội tụ
nhiều điều kiện thuận lợi:
-Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, trong khi vẫn duy trì được những nền tảng kinh
tế vĩ mô vững chắc (tỷ lệ nợ thấp, lạm phát ở mức có thể chấp nhận được, tỷ lệ
tiết kiệm cao và sự phân hoá giầu nghèo thấp
Năm 2006


Về vốn đăng ký:


Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới,
tăng 57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay, vượt mức kỷ lục đã đạt được vào
năm 1996 là 8,6 tỷ USD.
Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD
vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440
lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, cả vốn đăng ký của
các dự án mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất đều tăng mạnh so với năm 2005,
trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng tới 77%.


Về vốn thực hiện:

Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt
mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tiến độ giải ngân vốn ĐTNN trong năm
14 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản
xuất. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng
24,2% so với năm trước.
Năm 2007
Năm 2007 được coi là năm “bội thu” của lĩnh vực công nghệ cao với hàng loạt
các dự án quy mô lớn được triển khai, chẳng hạn như dự án nhà máy lắp ráp và
kiểm tra các bản mạch in của Công ty TNHH Jabil Circuit (Mỹ) tại Thành phố

Hồ Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD; hai nhà máy công nghệ cao của tập
đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD. Chủ tịch
Foxconn không giấu diếm tham vọng trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
tại Việt Nam với tổng mức đầu tư trên 5 tỷ USD.
Quy mô vốn đầu tư bình quân của các dự án trong năm nay cũng cao hơn mức
bình quân của năm ngoái, đạt khoảng 11 triệu USD. Nhiều địa phương đã thu
hút được các dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Phú Yên có dự án
nhà máy lọc dầu Vũng Rô, số vốn 1,7 tỷ USD của Công ty Technostar
Management (Anh) và Công ty Telloil (Nga).
Hà Nội có dự án khách sạn-căn hộ cao cấp Keangnam của Hàn Quốc trị giá 500
triệu USD. Vĩnh Phúc hứa hẹn trong tương lai gần sẽ trở thành tỉnh công nghiệp
với sự hiện diện của nhiều dự án công nghiệp có quy mô lớn như dự án nhà máy
sản xuất xe Vespa của tập đoàn Piaggio (Italia) có số vốn 45 triệu USD, nhà máy
sản xuất máy tính xách tay của tập đoàn Intelligent Universal (Đài Loan) tổng
vốn 500 triệu USD.
Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, trong năm 2007, Hàn Quốc đã chứng tỏ là
nhà đầu tư thành công tại Việt Nam khi tiếp tục dẫn đầu danh sách 81 quốc gia
và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Hiện quốc gia này có 1.655 dự án

15 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký 11,5 tỷ USD, chiếm gần 22,7% tổng số dự án
và trên 16,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam kể từ năm 1988 đến nay.
Bên cạnh việc rót vốn vào các lĩnh vực như công nghệ cao, dịch vụ, năm nay các
nhà đầu tư Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bất động sản. Số dự án đầu

tư của Hàn Quốc vào lĩnh vực này tăng đáng kể và phạm vi triển khai được trải
rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Năm 2007 cũng đánh dấu bước chuyển biến lớn trong chiến lược đầu tư của Ấn
Độ vào Việt Nam. Với việc triển khai hai dự án lớn là nhà máy thép cán nóng tại
Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng vốn 527 triệu USD của tập đoàn ESSAR và dự án
xây dựng khu liên hợp thép Hà Tĩnh của tập đoàn TATA, Ấn Độ đã lọt vào nhóm
10 nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Kết quả này cũng đã đưa Việt
Nam trở thành nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất từ Ấn Độ trong khu
vực Đông Nam Á.
Năm 2008
Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mặc dù ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) năm 2008 của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả ấn tượng cả về
“lượng” và “chất”, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác giải ngân.
Theo báo cáo này, mới tính đến ngày 19/12/2008, tính chung cả vốn cấp mới và
vốn tăng thêm năm 2008 đã thu hút được hơn 64 tỷ USD, tăng gấp 3 lần năm
2007.
Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 60 tỷ USD với gần 1.200 dự án được cấp phép
đầu tư, tăng vọt so với mức 17,8 tỷ USD của năm 2007. Đây là con số kỷ lục
cho đến thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, còn có 311 lượt dự án cũ được phép bổ sung vốn để mở rộng quy mô
hoạt động với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,74 tỷ USD, tăng 42,3 % so với
năm 2007 và bằng một nửa tổng số vốn cấp mới trong năm 2006.
Bên cạnh đó, kết quả thực hiện vốn FDI năm nay đạt 11,5 tỷ USD (trong đó bên
Việt Nam đóng góp 10-12%), tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng
80% tổng vốn giải ngân của 5 năm 2001-2005, cao nhất trong vòng 21 năm qua.
16 | P a g e


Bài tập lớn


Môn: Kinh tế vĩ mô

Tăng cả về “chất” và “lượng”
Với những con số ấn tượng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam vẫn
là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ tăng về lượng (
vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự góp mặt của các nước
Brunei, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc.. với số vốn đăng ký cấp mới đạt trên 1 tỷ
USD .
Bên cạnh đó, đã có khá nhiều Tập đoàn tên tuổi trong lĩnh vực điện tử như Intel,
Compal, Samsung… đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2008 cũng ghi nhận nhiều dự án lớn được triển khai như: Dự án sản xuất
Gang thép Hưng nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa đầu tư gần 7,9 tỷ USD;
Tập đoàn New City (Brunei) đầu tư 4,3 tỷ USD để xây dựng khu đô thị mới tại
Phú Yên.
Với quy mô vốn đầu tư lớn, cho thấy các nhà ĐTNN tiếp tục tin tưởng ở sự ổn
định và phát triển dài hạn đối với môi trường đầu tư ở nước ta hiện nay, cho dù
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ.
Những kết quả nêu trên thể hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động FDI đã
dần đi vào chiều sâu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Cơ quan quản lý FDI các
cấp; hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) đã có nhiều đổi mới về phương thức và
nâng cao chất lượng, qua đó góp phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn
FDI.
Vẫn còn những hạn chế
Tính tới ngày 19/12/2008, khu vực kinh tế có vốn FDI đang sở hữu 9803 dự án
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 150 tỷ USD, tuy nhiên đến nay mới có
khoảng 1/3 số vốn được giải ngân. Đã có một khoảng cách rất lớn giữa vốn đăng
ký mới và vốn giải ngân .
Cho đến hết ngày 10/11, đã có 4.241 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu

tư trong đó các vi phạm chậm tiến độ lên đến 4.064 dự án, chiếm khoảng 17,7%
so với tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
Đặc biệt, tình trạng chậm tiến độ đầu tư vẫn chưa được khắc phục, còn có xu
hướng tăng hơn so với các năm trước, trong đó có nhiều dự án phát triển kết cấu
hạ tầng quan trọng. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì chậm tiến độ là một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng chi phí, giảm hoặc không còn
hiệu quả đầu tư của các dự án.
Năm 2009
Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Nền
kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 như lạm phát cao,
17 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh... lại phải đối
mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn cầu
tiếp tục suy giảm đáng kể. FDI đầu tư ra tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dòng
FDI ra toàn cầu, trong đó có các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Đức, Pháp và
Hoa Kỳ) đã giảm 57% trong năm 2009. Dòng FDI vào 57 nền kinh tế (chiếm
60% tổng FDI toàn cầu, trong đó các quốc gia tiếp nhận lớn nhất như Trung
Quốc, Bra-xin và Nga) cũng sụt giảm tới 54% trong năm 2009. Giá trị các
thương vụ mua lại và sáp nhập (M&As) qua biên giới cũng sụt giảm tới 77%
trong năm 2009. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa
quốc gia (TNCs) một nguồn FDI lớn đã bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của
suy thoái kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm
kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khoán đi xuống và
giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các TNCs còn phải đối mặt với

những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với
khủng hoảng.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh
tế trong nước, ĐTNN vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so
với cùng kỳ năm 2008. Các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy, Việt
Nam thu hút được 839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là
21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so
với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với
cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu khí, năm 2009 ước
đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu
cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỉ USD, chiếm
41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực
ĐTNN năm 2009 ước đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm
36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỉ USD
trong khi mức thâm hụt thương mại của các khu vực kinh tế dự kiến lên tới 12 tỉ
USD năm 2009.
Mặc dù có sự giảm sút cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân so với cùng kỳ năm
trước nhưng vốn ĐTNN vào Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của năm nay
vẫn đạt kết quả khá cao so với các năm trước đó. Riêng thu ngân sách nhà nước
từ khu vực FDI năm 2009 ước đạt 2,47 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay
và tăng 23% so với cùng kỳ 2008.
Có thể nhận xét vài điều về thu hút FDI 2009:

18 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô


Vốn đăng ký mới giảm mạnh trong khi vốn tăng thêm vẫn đạt mức khá cao
Nhìn vào cơ cấu vốn đăng ký, một điều dễ nhận thấy là vốn đăng ký giảm mạnh
chủ yếu do vốn đăng ký mới sụt giảm. Với 839 dự án đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư trong năm 2009, số dự án mới chỉ bằng 53,9% so với 2008 và vốn
đăng ký mới ước đạt 16,34 tỉ USD, chỉ bằng 24,6% so với năm 2008. Điều này
là hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn trong
các quyết định đầu tư mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức kỷ lục 71,7 tỉ USD, số dự án có
quy mô vốn đăng ký trên 1 tỉ USD là 11 dự án, mức vốn đăng ký bình quân một
dự án khoảng 65 triệu USD thì năm 2009, số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD
đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của
năm 2008, khoảng 25 triệu USD/dự án. Điều này dường như phản ánh sự thận
trọng hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng ký đầu tư.
Tuy nhiên, vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động lại sụt giảm rất
ít. Có 215 dự án đã được điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là
5,14 tỉ USD, bằng 98,3% so với năm 2008 (mức cao nhất kể từ khi ban hành văn
bản pháp quy đầu tiên về đầu tư nước ngoài). Điều tra cảm nhận về môi trường
kinh doanh năm 2009 do Ban Thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tiến
hành cuối tháng 9-2009 đã cho thấy, các doanh nghiệp nhìn nhận môi trường
kinh doanh năm 2009 tốt hơn nhiều so với năm 2008, thậm chí còn tốt hơn cả
năm 2007.
2.3. Thống kê các nước đầu tư vào Việt Nam
STT
1

Nuớc vùng lãnh
thổ
Hàn Quốc

2


Singapore

Số dự
án
1635

Vốn cấp

Vốn điều lệ

11,031,981,480

4,485,860,828

525

3,484,068,443
9,653,969,313

3

Đài Loan

1719

4,097,010,451
9,221,386,272

4


Nhật Bản

891

3,719,730,419
8,718,148,784

5

Hồng Kông

424

2,071,628,804
5,594,155,834

6

319
BritishVirginIsland

1,785,379,278
4,649,089,348
19 | P a g e


Bài tập lớn

7


Môn: Kinh tế vĩ mô

s
Hoa Kỳ

354

1,312,510,106
2,598,399,428

8

Hà Lan

81

1,466,201,843
2,562,037,747

9

Pháp

190

1,450,237,390
2,396,201,335

10


Malaysia

230

849,355,234
1,819,421,518

11

Cayman Islands

25

733,120,518
1,753,793,740

12

Thái Lan

160

605,116,448
1,561,556,929

13

Trung Quốc


497

754,424,960
1,501,789,085

14

Vương quốc Anh

94

662,254,051
1,396,651,531
1,112,941,668

15
16

Samoa
Luxembourg

45
15

386,416,000
724,259,400

803,816,324
17


Australia

155

408,827,068
784,102,826

18

Thuỵ Sĩ

45

357,547,032
747,471,029

19

Ấn Độ

20
21

British West Indies
Canada

22

CHLB Đức


23

Đan Mạch

24

Liên bang Nga

25

Bermuda

21
671,773,710
6
511,231,090
63
489,726,124
93
425,701,081
47
382,137,454
54
302,754,841
5
270,322,867

262,669,891
146,939,327
197,663,716

177,179,935
180,838,929
168,462,086
98,936,700
20 | P a g e


Bài tập lớn

26

Môn: Kinh tế vĩ mô

Philippines

32

125,157,336
247,378,899

27

Mauritius

25

125,913,424
194,803,600

28


Indonesia

16

75,905,600
141,892,000

29

Brunei

39

53,161,421
128,881,421

30

Bahamas

4

82,650,000
128,350,000

31

Channel Islands


15

39,161,729
106,671,907

32

Ba Lan

8

41,664,334
92,721,948

33

Bỉ

30

40,376,454
83,618,227

34

22,571,000

35

Cook Islands

Barbados

36

Thuỵ Điển

37

New Zealand

38

Cộng Hoà Séc

39

Italia

40
41

Saint Kitts &
Nevis
Liechtenstein

42

Na Uy

43


Thổ Nhĩ Kỳ

44

Phần Lan

3 73,570,000
1
65,643,000
13
51,993,005
14
50,397,000
13
49,941,173
22
48,270,238
2
39,685,000
2
35,500,000
14
35,231,918
6
34,050,000
5
33,435,000

19,693,140

17,585,005
30,167,000
23,441,173
22,532,076
12,625,000
10,820,000
21,157,307
10,365,000
10,950,000

21 | P a g e


Bài tập lớn

45

Môn: Kinh tế vĩ mô

Ma Cao

7

25,600,000
30,700,000

46

Irắc


2

27,100,000
27,100,000

47

Lào

8

15,613,527
23,353,528

48

Ukraina

5

11,885,818
22,754,667

49

Belize

4

9,360,000

21,000,000

50

Panama

7

7,190,000
18,000,000

51

Isle of Man

1

5,200,000
15,000,000

52

Srilanca

4

6,564,175
13,014,048

53


Áo

10

4,766,497
12,425,000
11,000,000

54
55

Dominica
Saint Vincent

2
1

3,400,000
1,450,000

8,000,000
56

Israel

6

4,290,786
7,680,786


57

Tây Ban Nha

7

5,419,865
7,059,865

58

Cu Ba

1

2,200,000
6,600,000

59

Campuchia

5

3,390,000
5,200,000

60


Ireland

3

1,690,000
4,350,000

61

Slovenia

2

2,000,000
4,000,000

62
63

St Vincent & The
Grenadines
Brazil

1

2,000,000
3,000,000

1


1,200,000
2,600,000
22 | P a g e


Bài tập lớn

64
65

Môn: Kinh tế vĩ mô

Turks & Caicos
Islands
Hungary

1

700,000
2,100,000

4

1,137,883
1,936,196

66

Guatemala


1

894,000
1,866,185

67

Nam Tư

1

1,000,000
1,580,000

68

Guinea Bissau

1

529,979
1,192,979

69

Syria

3

430,000

1,050,000

70
71

Turks&Caicos
Islands
Bungary

1

700,000
1,000,000

2

529,000
770,000

72

Guam

1

500,000
500,000

73


Síp

1

200,000
500,000

74

Belarus

1

400,000
400,000

75

Cayman Island

1

100,000
250,000

76

Achentina

1


120,000
120,000

77
78

CHDCND Triều
Tiên
Pakistan

1

100,000
100,000

1

100,000
100,000

79

Mêxico

1

50,000
50,000


80

Rumani

1

40,000
40,000

81

Nam Phi
Tổng số

1
29,780
8,058 72,859,018,728

29,780
31,520,417,166

23 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

2.4.Thống kê về các ngành chủ yếu được đầu tư trực tiếp nước ngoài
Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô


la Mỹ)(*)
T ổng s ố
Nông nghiệp và lâm nghiệp
Thủy sản
Công nghiệp khai thác mỏ
Công nghiệp chế biến
Sản xuất và phân phối điện,

1208
28
1
6
388
32

khí đốt và nước
Xây dựng
124
Thương nghiệp; Sửa chữa xe 152

23107.3
128.5
6.0
397.0
3942.8
183.9
652.0
261.1


có động cơ,
mô tô, xe máy, đồ dùng cá
nhân và gia đình
Khách sạn và nhà hàng
45
Vận tải; kho bãi và thông tin 131

9156.8
299.8

liên lạc
Tài chính, tín dụng
2
Các hoạt động liên quan đến 254

100.0
7808.4

kinh doanh
tài sản và dịch vụ tư vấn
Giáo dục và đào tạo
12
Y tế và hoạt động cứu trợ xã 11

30.4
15.0

hội
HĐ văn hóa và thể thao
13

HĐ phục vụ cá nhân và cộng 9

107.4
18.2

đồng
* Phân tích:
+ FDI vào Nông nghiệp:
24 | P a g e


Bài tập lớn

Môn: Kinh tế vĩ mô

Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một
tăng, thì ở Việt Namlại đang xảy ra điều ngược lại. Nếu như lượng giải ngân
FDI trung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20
năm, từ 1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm
xuống còn 62 triệu trong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai
đoạn 2005-2007. Tỷ trọng của FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng
giảm một cách tương ứng.
Trong năm 2009, mặc dù chưa có số liệu về vốn FDI giải ngân, nhưng nhìn vào
tỷ trọng 0,4% của vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
cũng có thể thấy vai trò của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang
tiếp tục suy giảm.
Điều đáng lo ngại không chỉ ở chỗ dòng FDI vào nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt
Nam đi ngược lại xu thế chung của thế giới, và do vậy khó tận dụng được cơ hội
thị trường và lợi thế của Việt Nam, mà còn là sự không tương thích giữa tầm
quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta.

Trong khi nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đóng
góp khoảng 20% cho GDP và chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước thì tỷ trọng đầu tư cho khu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào
năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vào năm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu
tư nhà nước.
+ FDI vào Công nghiệp
Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2007,
toàn ngành công nghiệp có 5.294 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng
vốn đăng ký 44,7 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng số dự án và 45,6% tổng vốn đầu tư
vào Việt Nam
Với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, lại
được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang phát triển khá nhanh và ổn
định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác.
Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia vào hầu hết các
ngành sản xuất công nghiệp, thậm chí chiếm phần lớn sản lượng sản xuất của
nhiều ngành kinh tế lớn như 63% sản lượng xe có động cơ, 60% sản lượng thép
cán, 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác, 55% sản lượng sợi các loại, 49% sản
lượng da giày…đặc biệt chiếm 100% về khai thác dầu thô. Sự tham gia ngày
25 | P a g e


×