Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu hoạt động mở các lớp năng khiếu dạy nhạc tại Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao Huyện Yên Định – Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.87 KB, 20 trang )

==============

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động mở các lớp năng khiếu dạy nhạc
tại Trung tâm Văn hóa Thể dục - Thể thao Huyện Yên
Định – Thanh Hóa

1


MỤC LỤC

Tình hình kinh tế, xã hội................................................................................................................5
1.2. Khái quát chung về trung tâm văn hóa huyện Yên Định.........................................................7
1.2.1. Chức năng của trung tâm....................................................................................................7
1.2.2. Nhiệm vụ của trung tâm......................................................................................................8
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trung tâm..............................................................................................9
1.2.4. Cơ sở vật chất của trung tâm.............................................................................................13
2.1. Cơ sở lý luận của hoạt động..................................................................................................14
2.2. Mục tiêu của hoạt động........................................................................................................14
2.3. Đối tượng, thời gian, kinh phí của hoạt động.......................................................................14
2.4. Nội dung và phương pháp giảng dạy....................................................................................15
3.1 Ý nghĩa của hoạt động...........................................................................................................19
3.2 Phương hướng phát triển của hoạt động..............................................................................19

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình thực tập là sự nỗ lực của cá nhân và sự
giúp đỡ của nhiều người, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều
kiện của Ban lãnh đạo cũng như các Anh chị trong trung tâm văn hóa, thể
dục, thể thao huyện Yên Định đã dạy bảo tận tình trong suốt thời gian thực


tập chuyên ngành, cảm ơn giảng viên đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực
tập, cảm ơn tất cả các đồng chí đã có những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn
thành chương trình.
2


MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển thì văn hóa ngày càng khẳng định được vị thế
cũng như tầm quan trọng của mình .Hiện nay các thiết chế văn hóa ở nước ta
đang được nhà nước chú trọng chăm lo phát triển cả về số lượng và chất
lượng.các trung tâm văn hóa cũng là một trong những nơi luôn được nhà
nước quan tâm đầu tư .Hiện nay các trung tâm văn hóa không những là nơi
phát ngôn,truyền đạt quan điểm chủ trương của đảng và nhà nước tới nhân
dân mà còn là điểm đến lý tưởng của người dân trong việc giao lưu ,sinh hoạt
các vấn đề liên quan tới văn hóa .Có rất nhiều tài năng nghệ thuật trẻ ở nước
ta đã được các trung tâm ươm mầm ,đầu tư và phát triển đem lại tiếng vang
cho nước nhà.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu hoạt động mở các
lớp năng khiếu tại trung tâm đã tạo cho đất nước những thế hệ tương lai
không những phát triển về thể chất mà còn cả về tâm hồn và trí tuệ.Trong
thời gian thực tập của mình, Tôi đã tiến hành tìm hiểu-nghiên cứu hoạt động
mở các lớp năng khiếu dạy nhạc tại trung tâm nhằm rút ra những kinh
nghiệm thực tế trong việc giáo dục trẻ để tìm kiếm ,phát hiện và nuôi dưỡng

3


những tài năng tương lai cho đất nước-đồng thời tìm ra được những phương
hướng phát triển cơ bản cho hoạt động đó.


CHƯƠNG 1. Khái quát chung về huyện Yên Định, Đơn vị Thực Tập
1 Khái quát chung về huyện Yên Định
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Yên Định là một huyện của tỉnh Thanh Hóa. Huyện Yên Định cách
Thành phố Thanh Hóa khoảng 28km, là một huyện bán sơn địa, nằm dọc
theo sồng Mã. Phía tây giáp huyện Ngọc Lạc, Phía tây và tây nam giáp
huyện Thọ Xuân, Phía nam huyện Yên Định giáp với huyện Thiệu Hoá (lấy
con sông Cầu Chày làm ranh giới). Phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm
Thủy và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy con sông Mã
làm ranh giới).
Gần hai ngàn năm trước, đây là vùng đất tạo nên các huyện Từ Phổ và
Võ Biên thuộc quạn Cửu Chân, sau đó đổi tên thành các huyện Quân An Và
Ninh Duy. Thời thuộc Đường, hợp lại thành huyện Quân Ninh. Đến thời Đại
Việt Tự Chủ, huyện được gọi là An Định rồi Yên Định.
Sau cách mạng tháng 8 (năm 1945), Yên Định vẫn là đơn vị hành chính
cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, bỏ đơn vị hành chính trung gian là cấp tổng
và thành lập đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 6 xã bắt đầu bằng chữ
Yên (Phong, Phú, Ninh, Thọ, Khang, Quý) và 6 xã bằng chữ Định ( Hòa,
Thanh, Tân, Hưng, Long, Tường).

4


Đến năm 1949 - 1950, 12 xã được tách thành 24 xã. Khi thực hiện giảm
tô (1954 - 1955) huyện được chia thành 28 xã. Năm 1976 còn 27 xã do hai
xã vùng Yên ( Yên Quý và Yên Lộc) nhập thành xã Quý Lộc.
Ngày 18-11-1996, chính phủ ra nghị định số 72/CP tái lập lại các huyện
cũ. Huyện Yên Định trở lại tên gọi truyền thống với 27 xã, 2 thị trấn.
Huyện Yên Định gồm 27 xã là: Quý Lộc, Yên Bái, Yên Hùng, Yên
Giang, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Tâm, Yên

Thái, Yên Thịnh, Yên thọ, Yên Trung, Yên Trường, Định Bình, Định Công,
Định Hải, Định Hòa, Định Hưng, Định Liên, Định Long, Định Tăng, Định
Tân, Định Thành, Định Tiến, Định Tường và hai thị trấn là: Thị Trấn Quán
Lào, Thị Trấn Thống Nhất.
Yên Định có diện tích tự nhiên là 21.024,12ha, trong đó đất nông nghiệp là
12.608,94ha, chiếm 58,50%, đất lâm nghiệp 836,77ha chiếm 4,17%, đất
chuyên dùng 2.994,99ha chiếm 16,45%, đất ở 853,30ha chiếm 4,05% và đất
chưa sử dụng 3.730,12ha chiếm 16,83% (theo Dư đia chí 1997).
Tình hình kinh tế, xã hội
Yên Định nằm trên trục đường quốc lộ 45, các tuyến tỉnh lộ nối với các
trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như: Khu công nghiệp Lam Sơn, Khu công
nghiệp Bỉm Sơn – Thạch Thành, Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn.
Các tuyến đường này thực sự là cầu nối quan trọng thúc đẩy kinh tế huyện
phát triển toàn diện. Đồng thời Yên Định còn có lực lượng lao động hùng
mạnh với khoảng 82,2 nghìn lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo
chiếm 1,7% số lao động của huyện.
Đất chủ yếu là đất phù sa phân bố tập trung, thuận lợi cho việc đầu tư
hạ tầng cơ sở, áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất cây trồng, tọ vùng chuyên canh cây lương thực phát triển

5


theo hướng sản xuất hàng hóa và vùng nguyên liệu cho phát triển công
nghiệp.
Ngoài việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng,
Yên Định cũng chú trọng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập
Ban chỉ đạo chương trình phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại và lợn choai siêu
nạc nhằm nâng cao năng suất, giảm gía thành và tạo ra sản phẩm phù hợp với

nhu cầu thị trường. Đồng thời, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã ban
hành các cơ chế , chính sách ưu đãi, khuyến khích các hộ phát triển chăn
nuôi lợn nái ngoại và lượn choai xuất khẩu… Nhờ đó, phong trào chăn nuôi
ở Yên Định phát triển khá nhanh. Giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông
nghiệp chiếm tới 25,46%. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân huyện
Yên Định, đến nay toàn huyện đa có tới 8.300 con trâu, 17.583 con bò,
67.993 con lợn và hàng nghìn con gia cầm. Hiện nay, huyện có kế hoạch xây
dựng 20 trang trại tập trung với quy mô mỗi trại có 40 – 50 lợn nái ngoại và
150 con lợn choai xuất khẩu nhằm hướng tới mục tiêu chăn nuôi chiếm tỷ
trọng 35% GDP ngành nông nghiệp. Ngoài ra, huyện còn tập trung đầu tư
xây dựng dự án để trong giai đoạn 2001 – 2005, đàn lợn nái ngoại có 6000
con và đàn lượn choai siêu nạc xuất khẩu có 120 nghìn con.
Quán triệt tinh thần nghị quyết 09 của Tỉnh ủy và Quyết đinh 1795/QĐUBND về chuyển đổi, đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác xã
ở nông thôn, qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, Huyện Yên Định đã có
26 hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật hợp tác xã, trong đó có 23 hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp và 3 hợp tác xã phi nông nghiệp.
Về giáo dục, công tác giáo dục - đào tạo phát triển khá toàn diện. Hiện
nay huyện đã có 6 trường đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 24 trường cấp huyện. Với

6


kết quả này, Yên Định đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ngành
giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Tốc độ tăng trưởng GDP: 9 – 10%/năm. Trong đó:
+ Nông nghiệp: 6,0-7.0%/năm
+ Công nghiệp - xây dựng: 17-19%/năm
+ Dịch vụ - Thương mại: 9%/năm
+ GDP bình quân đầu người: Tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005
+ Sản lượng lương thực: 150 nghìn tấn

Năm 2010, hoàn thành nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, 100% trạm y tế có
bác sĩ, 100% số gia đình đạt gia đình văn hóa.
Về du lịch: Huyện có nhiều khu di tích lịch sử như “ Đền Đông Đô” thuộc
thôn Đan Nê, xã Yên Thọ….Yên Định là mảnh đất giàu truyền thống văn
hóa. Ngay từ buổi đầu lập đất, cư dân đã đoàn kết dưới sự tổ chức hướng dẫn
của những nhà tri thức, những nhà kinh tế văn hóa tài năng. Mỗi khi đặt chân
đến nơi đây hẳn ai cũng không thể quên được lòng hiếu khách của người dân
Yên Định.
1.2. Khái quát chung về trung tâm văn hóa huyện Yên Định.
1.2.1. Chức năng của trung tâm.
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu giúp
cho UBND huyện phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch, tổ chức
các hoạt động tuyên truyền, phát biểu chủ trương, đường lối chính sách của
đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương.

7


Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thể
thao và du lịch ở cơ sở.
Tổ chức, cung ứng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa văn
nghệ thể dục, thể thao, du lịch, nhu cầu tiếp nhận thông tin nâng cao dân trí,
nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.
Trung tâm văn hóa có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện,
đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của
sở văn hóa, thể thao và du lịch.
1.2.2. Nhiệm vụ của trung tâm
Căn cứ chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương

để xây dựng kế hoạch hoạt động trình chủ tịch ủy ban cấp huyện và tổ chức
thực hiện kế hoạch sau khi phê duyệt.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động, đọc
sách báo, giải trí, chiếu phim, câu lạc bộ, nhóm sở thích , lớp năng khiếu
nghệ thuật.
Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, hướng dẫn kỹ thuật, phương
pháp và điều kiện tập luyện cho các tổ chức và các nhóm.
Tổ chức các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn, thi đâu và hướng dẫn
phong trào văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao cơ sở.
Phát triển và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa – nghệ thuật, thể dục thể
thao. Sưu tầm, bảo tồn và hướng dẫn các loại hình nghệ thuật dân gian, các
môn thể thao truyền thống.
Tổ chức các hoạt động tác nghiệp chuyên môn, các hoạt động dịch vụ
văn hóa, thể thao và các hoạt động dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nhân

8


dân địa phương đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất của tổ chức sự nghiệp.
Hợp tác, giao lưu, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch với các đơn vị, tổ chức trong và ngoải
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do ủy ban nhân dân cấp huyện và
phòng văn hóa – thể dục – thể thao giao quy định.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trung tâm
Cũng như các cơ quan hành chính sự nghiệp khác, mỗi một cơ quan phải
thành lập một bộ máy hoạt động luân chuyển, thực hiện các chức năng cơ

bản để góp phần phát triển đưa cơ quan đạt kết quả cao trong quá trình hoạt
động. Đứng đầu trung tâm văn hóa huyện Ba Vì là giám đốc Nguyễn Thị
Mai, sau đó là ba phó giám đốc và cuối cùng là các đồng chí được phân
công hoạt động ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Ban giám đốc
Giám đốc là: Bà Nguyễn Thị Mai là người điều hành cao nhất trong trung
tâm.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Căn cứ chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương và
kế hoạch củ phòng văn hóa và thể thao, xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn
hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện sau khi được UBND cấp huyện phê duyệt.

9


Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã
hội của địa phương.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải
trí, câu lạc bộ, lớp năng khiếu về nghệ thuật, kĩ năng ngành nghề và các hoạt
động khác phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Tổ chức liên hoan, hội diễn văn nghệ, Thể dục thể thao quần chúng, lễ hội
truyền thống. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ
phương pháp công tác cho những người làm công tác văn hóa, tông tin ở xã,
phường, thị trấn theo kế hoạc Phòng Văn hóa và thông tin.
Tổ chức các hoạt động thư viện, bảo tàng, giáo dục truyền thống, triển lãm,
hoạt đọng nhà văn hóa.
Biên soạn, xuất bản và phát hành theo quy định cảu pháp luật, các tài liệu
chuyên môn phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ.
Tổ chức các dịch vụ văn hóa, thông tin, thể thao phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Hợp tác, giao lưu, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động văn
hóa, thể thao cơ sở với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Thực hiện báo cáo định kì và báo đột xuất về hoạt động của trung tâm với
UBND cấp huyện, với Phòng Văn hóa Thể dục – Thể thao và cơ quan quản
lí.
Phó giám đốc: Ông Trịnh Trọng Định – Đh Văn hóa Quần chúng, giúp
giám đôc điều hành trung tâm khi giám đốc đi vắng, phụ trách sự nghiệp Văn
hóa – Thông tin (thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng), bảo tàng, công
tác thường trực, bảo vệ, nội vụ cơ quan.

10


Phó giám đốc: Ông Lê Văn Tùng – Đh Thể dục, thể thao. Là người phụ
trách các hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao, hoạt động thư viện, vệ sinh,
cảnh quan môi trường các khu vực do Trung tâm quản lí, hoạt động khai thác
các dịch vụ của trung tâm.
Phó giám đốc: Ông Lê Tiến Dũng là người phụ trách mảng thông tin cổ
động, nhằm tuyên truyền rộng rãi cho quần chúng nhân dân trên địa bàn
huyện bằng các hình thức cổ động trực quan, dễ hiểu, thu hút được sự quan
tâm của người dân.
Ban giám đốc của trung tâm đều có trình độ Đại học chính quy, đã được bồi
dưỡng về quản lí hành chính nhà nước trình độ trung cấp và việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc của trung tâm được thực hiện theo quy
định về quản lí cán bộ công chức.
Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác
Bộ phận Thông tin – Cổ động: Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tại chỗ và
lưu động về thông tin, tuyên truyền, cổ động, triển lãm, biên soạn, in ấn tài
liệu thông tin, tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về tuyên

truyền, cổ động cho cán bộ nghiệp vụ cơ sở (xã, thị trấn) và thực hiện các
dịch vụ công ích về tuyên truyền, cổ động…Về tổ chức: Cán bộ quản lí là
đồng chí Lê Tiến Dũng chịu trách nhiệm chính.
Bộ phận Văn hóa, văn nghệ quần chúng: Có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu và
tổ chức các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, lễ
hội truyền thống, xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, các loại hình hoạt
động câu lạc bộ, nhóm sở thích, các lớp năng khiếu về nghệ thuật. Biên soạn,
in ấn các tài liệu nghiệp vụ, hướng dẫn phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ
sở, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về phương pháp công tác văn

11


hóa, văn nghệ cho cán bộ nhà văn hóa các xã, thị trấn. Về tổ chức: Cán bộ
quản lí là đồng chí Trịnh Trọng Định.
Bộ phận thể dục thể thao có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và thực hiện công
tác tuyên truyền, phổ biên giáo dục pháp luật về phát triển sự nghiệp thể dục,
thể thao. Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao, tổ
chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể thao quần chúng, vận động
nhân dân trên địa bàn huyện tham gia phát triển phong trào thể dục thể thao
phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Phối hợp với các
ngành giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện giáo dục thể chất và tổ chức cuộc
thi Hội Khỏe Phù Đổng trong các trường. Tổ chức các cuộc thi đấu thể duc
thể thao, Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, phát triển các môn thể thao đặc
trưng, truyền thống dân tộc. Tổ chức thực hiện việc tuyển chọn vận động
viên tập luyện tham gia các giải thi đấu tại tỉnh và khu vực….Tổ chức thực
hiện việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ huấn luyện viên,
hướng dẫn viên, cộng tác viên, trọng tài thể dục thể thao. Về tổ chức: Cán bộ
quản lí là đồng chí Lê Văn Tùng.
Bộ phận thư viện: Có nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức hoạt động của hệ thống

thư viện ừ huyện đến cơ sở. Tuyên truyền giới thiệu sách, báo, tạp chí, tư
liệu….và tổ chức phục vụ người đọc. Về tổ chức: Cán bộ quản lí là đồng chí
Lê Thị Điệp.
Bộ phận Bảo tàng – Thư viện: Có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản,
giữ gìn các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh dựng
nước, xây dựng quê hương. Thuyết minh giới thiệu cho mọi người thầy được
ý nghĩa, giá trị của các hiện vật được trưng bày. Về tổ chức: Cán bộ quản lí
là đồng chí Trịnh Thị Quế.
Bộ phận Hành chính – Quản trị - Dịch vụ: Có nhiệm vụ thực hiện công tác
hành chính – quản trị, văn thư lưu trữ, quản lí cung ứng vật tư, trang tiết bị
12


cho hoạt động của trung tâm, xây dựng kế hoạch tài chính – kế toán. Thực
hiện công tác thống kê, báo cáo và hoạt động nội bộ của Trung tâm. Khai
thác, tổ chức các dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở phts huy hiệu
quả cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của viên chức Trung tâm. Về tổ
chức: Cán bộ quản lí là đồng chí Lê Thị Thái.
1.2.4. Cơ sở vật chất của trung tâm
Là trung tâm văn hóa cấp huyện, có mặt tiền tương đối thuận lợi lại gần
đường quốc lộ nơi thông thương đi lại của người dân nên trung tâm được
nhiều người biết tới. Với tổng số cán bộ khoảng 10 người hoạt động trong
một khuôn viên khá mát mẻ, giao thông đi lại thuận tiện nên cơ sở vật chất
của trung tâm hầu như đã đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ cũng như nhu
cầu sinh hoạt, giao lưu của người dân trong huyện.
Văn phòng làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của trung
tâm có diện tích khoảng 40m2 gồm các phòng giám đốc, phòng tiếp khách,
phòng hành chính, phòng nghệ thuật quần chúng, phòng tuyên truyền cổ
động, cùng với trang thiết bị đồ dùng như: Máy điều hòa, quạt máy, máy vi
tính, máy in, máy photo…. Ngoài ra còn có một phòng nhỏ để phục vụ cho

các cán bộ ở xa có thể ở lại nghỉ trưa nấu ăn.
Trung tâm có địa điểm để tổ chức các loại hình nghiệp vụ nghệ thuật
quần chúng, tuyên truyền cổ động, triển lãm. Có địa điểm sinh hoạt câu lạc
bộ, học tập nghiệp vụ và bồi dưỡng của lớp năng khiếu. Phương tiện chuyên
môn bao gồm: thiết bị nghe nhìn, thiết bị nối mạng, thông tin điện tử, phương
tiện thực hiện triển lãm thông tin cổ động.

13


Chương 2: Hoạt động mở các lớp năng khiếu dạy nhạc tại trung tâm văn
hóa huyện Yên Định.
2.1. Cơ sở lý luận của hoạt động.
Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu học tập của con người ngày càng
cao. Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, nếu hè về được xem là niềm
vui của các em học sinh thì đây lại là nỗi lo của các bậc làm cha mẹ. Mùa hè
là thời gian rỗi của các em nhưng cha mẹ lại bận bịu với công việc cả ngày
nên không có thời gian chăm sóc con em mình chu đáo. Xuất phát từ thực tế
này, các bậc phụ huynh mong muốn tìm cho các con mình một địa điểm sinh
hoạt mùa hè bổ ích để làm sao cho chúng có thể vừa học tập vừa vui chơi
một cách thoải mái. Nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của các
bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi tử 4 – 7 tuổi, trung tâm văn hóa
huyện Yên Định đã nổ lực mở ra các lớp năng khiếu nhằm phục vụ các em
có nhu cầu học tập trên địa bàn huyện mỗi khi hè về.
2.2. Mục tiêu của hoạt động.
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích về âm nhạc cho các em thiếu nhi khi hè về.
- Nâng cao trình độ thưởng thức và thực hành âm nhạc cho các em.
- Nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ âm nhạc tạo mọi điều kiện cho các em
nhỏ ở mọi hoàn cảnh có thể được học nhạc.
- Rèn luyện thể chất và kỹ năng cho các em thiếu nhi.

- Đào tạo và ươm mầm tài năng âm nhạc.
2.3. Đối tượng, thời gian, kinh phí của hoạt động.
Đối tượng đào tạo: Lớp nhạc dành cho trẻ từ 4 – 7 tuổi
Thời gian đào tạo : Vào mùa hè từ tháng 6 đến hết tháng 8.

14


Thời gian học: Từ thứ 3 đến thứ 7( bắt đầu 8h00 – 9h30 sáng và 15h00 –
16h30 chiều).
Học phí: Để tạo điều kiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể
tham gia, học phí tại trung tâm tương đối hợp lý từ 100 - 200 nghìn
đồng/tháng/em.
Kinh phí mở lớp: Trung tâm được sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ UBND huyện.
2.4. Nội dung và phương pháp giảng dạy.
Do diện tích của trung tâm phần nhiều còn hạn chế nên việc thu xếp đủ
các phòng cho các em thiếu nhi học tập và sinh hoạt còn nhiều bất cập, mùa
hè ở các năm 2011 - 2012 số học sinh đến tham gia sinh hoạt tại trung tâm
còn ít thì đến năm 2013 đã tăng lên một cách đáng kể tại trung tâm( mỗi một
lớp học có diện tích trên 20m2, có khoảng 20 em một lớp, phòng học được
thuê từ Trung tâm thể dục thể thao huyện Yên Định).
Trung tâm hiện có 2 lớp năng khiếu ở các thể loại nhạc, họa, múa hoạt
động liên tiếp nhau để phục vụ các em thiếu nhi vào mỗi dịp hè về . Nội
dung và phương pháp giảng dạy khoa học, sáng tạo, giúp các em có thể vừa
học vừa chơi nhằm phát triển cả thể chất và tâm hồn.
Các em học sinh tại trung tâm thường có độ tuổi từ 4 – 7 tuổi, đây là độ
tuổi “vỡ lòng”, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với âm nhạc, được nắm bắt
những cách hiểu sơ đẳng về âm nhạc nên việc uốn nắn, chỉ bảo các em có thể
tiếp thu nhanh chóng những kiến thức về âm nhạc là điều rất khó khăn. Do
đó trung tâm phải lựa chọn và đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ

chuyên môn cao cũng như có niềm đam mê ca hát, yêu thích trẻ nhỏ là vô
cùng cần thiết. Dưới sự chung tay góp sức cũng như tinh thần đoàn kết của
cả một tập thể đội ngũ cán bộ tại trung tâm,hiện nay số cán bộ trực tiếp giảng

15


dạy tại các lớp năng khiếu đã không ngừng được cải thiện cả về chất và
lượng.
Nội dung giảng dạy: Đối tượng đào tạo của trung tâm chủ yếu là các em nhỏ
có độ tuổi từ 4 -7 tuổi nên việc thiết kế nội dung bài giảng là rất quan trọng.
Để trẻ có thể đam mê và yêu thích âm nhạc, ngoài việc học những lý thuyết
cơ bản về âm nhạc,trung tâm sẽ tăng giờ thực hành lên gấp đôi đảm bảo sao
cho các em có thể vừa học vừa chơi. Không gian học tập của các em được
thiết kế gần gũi với thiên nhiên, ngoài việc trang trí đẹp mắt lớp học bằng
những bức tranh tĩnh vật, phong cảnh , trung tâm còn cắt dán thêm những
bông hoa, con vật nhằm tạo không gian gần gũi và thân thiện cho các em ví
dụ: Phong cảnh làng quê, khóm trúc, rặng dừa, con trâu…..
Về lý thuyết, các em sẽ được học những khái niệm cơ bản về âm nhạc, vai
trò của âm nhạc, những nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và ngoài nước sáng tác
nhạc ở các thể loại khác nhau. Dưới sự chỉ dẫn của các cán bộ văn hóa tại
trung tâm, đặc biệt là anh Lê Văn Tùng, các bé dường như đã có cái nhìn sơ
đẳng nhất về bộ môn âm nhạc. Học nhạc, các bé sẽ được làm quen và tiếp
xúc với nhạc cổ điển như nhạc nào? nhạc pop ra sao? nhạc rock âm vực như
thế nào? Ngoài ra việc dạy các bài hát, giúp các em nhận biết các nốt nhạc
Đồ - Rê – Mi – Pha – Son – La –Si – Đô, trung tâm còn giúp các bé cảm thụ
tốt được âm nhạc.
Các bé được làm quen dần với các đàn organ, piano, sáo trúc, khuôn nhạc,
nốt nhạc, luyện ngón tay, ký xướng âm, luyện thanh… Mỗi bé được các cô
trực tiếp giảng dạy phát cho một cuốn vở chép nhạc, các cô sẽ trực tiếp

hướng dẫn các bé chép các khóa son và các nốt nhạc ở từng bài hát được học,
giúp các bé có thể cảm nhận, nhận biết được các nốt nhạc,cách kẻ một khuôn
nhạc,thế nào là cao độ,trường độ…Ban đầu lớp học thường ồn ào,lộn xộn
nhưng nhờ sự năng động nhiệt tình cũng như sự khéo léo của các cô nên lớp

16


học dần ổn định,các bé dễ tiếp thu bài hơn.Nhiều bé rất thích hát,đánh đàn và
biểu diễn nên có năng khiếu cảm thụ rất nhanh như có thể đọc được các nốt
nhạc, đánh từng nốt nhạc theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Nội dung của bài giảng dược đổi mới liên tục để kích thích sự tò mò,ham
hiểu biết của các em.Các cán bộ văn hóa có trình độ chuyên môn cao trực
tiếp đứng lớp,mỗi một lớp học có khoảng 20 em thì có một cán bộ trực tiếp
giảng dạy .Nội dung bài giảng xoay quanh các vấn đề từ đơn giản đến phức
tạp,các cán bộ của trung tâm đã giúp các em nhận diện ,tiếp xúc và thực hành
những bài hát và dụng cụ nhạc đơn giản nhất.Ví dụ: từ bài hát”Quê Hương
em”,các em đã nhận diện được các nốt nhạc Đồ-Rê-Mi-Pha-Son,cách ngắt
nhịp thế nào?dấu lặng ra sao?Qua đó cũng giới thiệu nội dung và tác giả của
bài hát.Về phần nhạc cụ,các em đã được làm quen với đàn Organ,đàn
Piano,Sáo Trúc.Các giảng viên tại trung tâm đã giúp các bé luyện ngón tay,tư
thế cầm chúng như thế nào …
Phướng pháp giảng dạy: Nhằm phát hiện ra những em có năng khiếu về âm
nhạc cũng như đào tạo cho các em có những kĩ năng cơ bản về âm
nhạc,trung tâm đã áp dụng tổng thể các biện pháp để tạo ra một môi trường
học tập sinh động và hiệu quả nhất cho các em .
Thứ nhất, trung tâm đã giúp bé luyện nghe để phát triển khả năng thính giác
qua việc trau dồi sự hiểu biết về cao độ,về quảng,về hòa âm và tiết điệu
Thứ hai,thông qua việc ca hát để tạo niềm vui diễn đạt cho bé qua việc hát
các bài hát thuộc nhiều thể loại khác nhau,giúp bé hát đúng nhịp ,cao độ và

tiết tấu,đặc biệt là biết diễn tả
Thứ ba,cho trẻ biểu diễn,sau khi hát trẻ có thể chơi lại bài nhạc đầy cảm
xúc.các bé tại trung tâm đã tự tin biểu diễn và đã biết chia sẻ niềm hứng thú
với các bạn đồng diễn.

17


Thứ tư,trung tâm đã huấn luyện về tiết điệu,giúp trẻ làm quen với nhiều điệu
nhạc khác nhau,cho trẻ thấy được sự đa dạng của âm nhạc.Từ đó cảm xúc về
âm nhạc của trẻ được phát triển một cách toàn diện .
Thứ năm,bằng cách cho trẻ cảm nhận dần về nhịp điệu qua các bài hát đã
giúp trẻ đọc được các nốt nhạc cơ bản.Nhiều bé đã biết nắm chắc những điều
đã nghe,đã hát và đã chơi thực hành.

18


CHƯƠNG 3. Ý nghĩa và phương hướng phát triển của hoạt động mở các
lớp năng khiếu dạy nhạc tại trung tâm văn hóa huyện Yên Định
3.1 Ý nghĩa của hoạt động
- Tạo ra một sân chơi bổ ích,lành mạnh cho trẻ em.Giúp trẻ không những
phát triển cả về thể chất mà còn lẫn tâm hồn.
- Đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của các bậc phụ huynh,giúp
họ an tâm công tác và làm việc tốt.
- Đem lại nguồn kinh phí cho trung tâm.
- Phát hiện và bồi dưỡng những bé có năng khiếu về nghệ thuật để phục cho
đất nước trong tương lai.
3.2 Phương hướng phát triển của hoạt động
- Cần đào tạo và lựa chọn ra những cán bộ văn hóa có trình độ chuyên môn

cao để trực tiếp giảng dạy cho các em .
- Nội dung và phương pháp giảng dạy cần phải được đổi mới và cập nhật
thường xuyên.
- Cơ sở vật chất cần được xây dựng và thiết kế phù hợp với trẻ nhỏ.
- Tạo ra môi trường học tập gần gũi và thân thiện giữa thầy và trò.

19


Kết luận
Khi xã hội ngày càng phát triển, đất nước đang trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, việc làm thế nào
để các con trẻ tránh xa các tệ nạn luôn là mối quan tâm của các bậc làm cha
làm mẹ. Đặc biệt, mỗi khi hè về các em không còn đi học tại trường vì thế
việc chăm sóc các em càng trở nên khó khăn. Các bậc cha mẹ ngoài việc
kiếm tiền còn phải làm sao chăm sóc cho con cái thật tốt.
Nắm bắt được những nhu cầu đó, trung tâm Văn hóa, Thể dục – Thể
thao huyện Yên Định đã chủ động mở các lớp năng khiếu nhạc nhằm tạo
môi trường vui chơi, giải trí, học tập lành mạnh cho các em trong dịp hè. Sau
một thời gian hoạt động các lớp năng khiếu nhạc đã thu hút ngày một nhiều
các em tham gia, đây đã trở thành một sân chơi thực sự cho các em trong dịp
hè. Qua các lớp học cũng đã phát hiện được nhiều em có năng khiếu từ đó có
kế hoạch bồi dưỡng phát triển tài năng của các em.
Các lớp năng khiếu hè thực sự đã tạo ra một môi trường học tập bổ ích
cho các em. Tạo niềm tin, sự an tâm của các bậc phụ huynh khi cho các con
em của mình tham gia lớp học.Với sự thành công của các lớp năng khiếu
nhạc tạo tiền đề để mô hình này phát triển mạnh trong tương lai.

20




×