Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi các lớp liên kết đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng nai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.38 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI

số:
(Do HĐKH Sở
GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI.
Người thực hiện: LÊ MINH HUỆ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ
môn: 

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ MINH HUỆ
2. Ngày tháng năm sinh: 05/04/1972
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ:
5. Điện thoại: 0613.829837(CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0919573994
6. Fax: 0613.829837 E-mail:
7. Chức vụ: Kế toán
8. Đơn vị công tác: Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân kinh tế
- Năm nhận bằng: 1995
- Chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC


- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán
Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 6 năm gần đây:
+ Biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính(tổ chức thực hiện công tác
thu-chi) tại Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai.
+ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu- chi các lớp lien kết đào tạo tại
Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI CÁC LỚP
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các
quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở
mỗi điều kiện nhất định.
Tài chính không phải là khái niệm chỉ dành cho các doanh nghiệp, tài chính
nói đơn giản là tiền. Vì thế chúng ta nói vế nó.
Tài chính là việc chúng ta sử dụng tiền như thế nào,lượng tiền nhận, kiếm
được và chi tiêu, việc sử dụng tiền sao cho không thiếu, đặc biệt hơn là có thể làm
tiền đẻ ra tiền tức là chúng ta sẽ không phải lo lắng nữa.
Ở đây, tôi chỉ nói tới việc dùng tiền mà thôi, còn tư duy làm giàu hay tiền đẻ ra
tiền như thế nào xin được xét sau.
Thứ nhất, phải biết cân đối và lập kế hoạch sử dụng tiền : Đừng bao giờ
quá tiết kiệm mà cũng đừng bao giờ quá hoang phí, phải biết cân đối. Nếu việc
không cần thiết thì đừng sử dụng, việc cần thiết thì nhất thiết phải dùng.Vì quy tắc
là việc cần thiết nhất định sẽ tốt cho đơn vị, sẽ giúp đơn vị có tiền trở lại, còn việc
không cần thiết sẽ chỉ giải quyết vấn đề nhất thời mà không mang lại gì hơn trong
tương lai. Đây được gọi là đầu tư thông minh. Hãy đầu tư vào thứ có thể sản sinh
giá trị chứ không phải là thứ nhất thời.
Kế hoạch sử dụng : Phải biết được thời gian tới đơn vị sẽ sử dụng tiền của

mình như thế nào ? Cần sử dụng vào việc gì ? Có thể kiếm từ nguồn nào ? Phải
biết dự trù một khoản đề phòng khi bất trắc hoặc có việc đột xuất.
Tiết kiệm tiền : Phương cách bất hủ. Mặc dù không phải là kế sách hay nhất
trong sử dụng tài chính nhưng tiết kiệm lại đem đến cho đơn vị sự dễ dàng để có
được những mong muốn trong tương lai. Hãy thử : Nếu tiết kiệm 10 000đ/01 ngày,
một tháng ta có được 300.000đ, ta có thể mua một cái tai nghe để học Tiếng Anh
hoặc mua một bộ quần áo. Nếu tiết kiệm nhiều hơn, ta sẽ làm được nhiều thứ hơn.
Tiết kiệm là tốt song không phải là nhất, vì nếu quá tiết kiệm thì ta sẽ không hiểu
được đồng tiền. Nó là mồ hôi công sức của ta và của nhiều người, nó dùng để chi
trả lại những gì đã bỏ ra. Vì vậy, đừng quá tiết kiệm mà hãy biết chi tiêu cho đúng .
Có tiền khó, tiêu tiền còn khó hơn. Bạn nghĩ rằng tiêu tiền dễ ư, không phải
thế ?
Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung Tâm Giáo Dục Thường
Xuyên Tỉnh Đồng Nai”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1/ Cơ sở lý luận :
Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng
tài chính của một đơn vị, một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của
nó và lập các kế hoạch kinh doanh.
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và
ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của đơn vị. Đây là
công việc rất quan trọng đối với tất cả các đơn vị bởi vì nó ảnh hưởng đến cách
thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở
rộng công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép quyết định sản
xuất, tiếp thị, quảng cáo để có sản phẩm tung ra thị trường. Khi có kế hoạch tài
chính, bạn cũng có thể xác định được nguồn nhân lực đơn vị cần.
Nghị quyết lần IV Ban chấp hành Trung ương khoá VII năm 1992 đã xác định
: “ Nhiều năm trước đây, đầu tư cho giáo dục chủ yếu được coi là đầu tư cho phúc
lợi xã

hội. Ngày nay đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển con người, phát triển xã
hội”. Phải xem giáo dục vừa là phúc lợi xã hội, vừa là khu vực kinh tế dịch vụ nên
hoạt động tài chính trong giáo dục phải được coi là hoạt động đầu tư cho phát triển.
Các nhà trường, cơ quan giáo dục dù hoạt động trong hệ thống nào đều do nhà
nước thống nhất quản lý nên đều phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính do
nhà nước ban hành.
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động; Nguồn thu chủ yếu của đơn vị là nguồn thu từ
liên kết đào tạo giữa các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm giáo dục thường
xuyên, các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề. Loại liên kết đào tạo này
là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng
tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo hình thức vừa làm vừa
học.
2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
2.1/ Nội dung :
- Thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư
71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị
định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nên khi Trung tâm liên kết đào tạo với các đơn vị : Phải quy định rõ ràng
quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, cụ thể :
Đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về liên kết đào tạo: xây
dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực
đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh giá
công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học thực hiện các quy định
hiện hành của nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất lượng đào
tạo của các lớp liên kết, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước

về giáo dục trên địa bàn đặt lớp về tất cả các hoạt động liên kết đào tạo.
Đơn vị phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm :
-Phối hợp với đơn vị chủ trì dào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở
vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động
dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy học và người học.Theo dõi, giám sát
việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ
sở mình và phản ánh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm
để kịp thời chấn chỉnh.
- Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với
người học (nếu có), quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế
hiện hành.Duy trì việc bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường
xung quanh và có trách nhiệm liên hệ với đơn vị y tế khi có những sự cố xảy ra đe
dọa đến sức khỏe người dạy và người học.
Hai bên liên kết có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên kết
và các thỏa thuận khác giữa hai bên; phối hợp, theo dõi, giám sát lẫn nhau về các
vấn đề thực hiện chương trình, quản lý quá trình dạy- học; đảm bảo chất lượng đào
tạo, đảm bảo quyền lợi cho người dạy, người học và việc thực hiện liên kết trong
suốt quá trình thực hiện khóa đào tạo.
Trong liên kết đào tạo thì hợp đồng đào tạo là điều kiện then chốt, cơ bản để
hai bên liên kết thực hiện liên kết trong suốt quá trình thực hiện khóa đào tạo.
Hợp đồng liên kết đào tạo phải thể hiện :
Thứ nhất : Nội dung hợp đồng liên kết đào tạo :
-Cam kết trách nhiệm mà mỗi bên phải thực hiện khi tham gia liên kết đào
tạo.
-Thể hiện đầy đủ các thông tin về hoạt động diễn ra trong suốt quá trình đào
tạo.Trong đó, những thông tin dưới đây phải có trong hợp đồng:
+Thông tin về tuyển sinh gồm : ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo, hình
thức đào tạo, hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, địa điểm đặt lớp, lệ phí
tuyển sinh , học phí khóa học và các khoản phí bảo hiểm (nếu có).
+Thông tin về đào tạo gồm : kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo của

khóa học, phân công giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá, cấp bằng tốt nghiệp.
+Thông tin về quản lý người học gồm : trách nhiệm phối hợp trong việc quản
lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với người học; việc thu học phí, lệ phí,
bảo hiểm (nếu có) và trách nhiệm đền bù thiệt hại do không thực hiện được các
cam kết trong hợp đồng liên kết.
Thứ hai : Việc xác định phương thức, điều kiện thanh toán phải phù hợp với
quy định hiện hành về thanh toán, quyết toán tài chính ; việc xác định trách nhiệm
của mỗi bên phải minh bạch, hợp lý và đảm bảo các quy định hiện hành về giáo
dục và đào tạo đối với trình độ được liên kết đào tạo.
2.2/ Biện pháp thực hiện các giải pháp :
Thực tế cho thấy : Trong quá trình hoạt động của Trung Tâm Giáo Dục
thường Xuyên Tỉnh Đồng Nai, việc liên kết đào tạo giữa các Trường Đại học và
Trung Tâm thực hiện đúng theo quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp , cao đẳng, đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm
theo quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008). Việc tổ chức thi tuyển
sẽ do các Trường Đại học đảm nhiệm : có quyết định và phân công cụ thể các
phòng ban, khoa, CBCNV-GV của Trường Đại học đó.
Sau khi có quyết định trúng tuyển, Trung tâm và Trường Đại học sẽ ký kết
hợp đồng liên kết đào tạo. Hiện tại Trung tâm ký kết hợp đồng đào tạo với các
Trường theo 02 loại hình:
-Thứ nhất : Các Trường liên kết khoán chi (trích lại tỉ lệ phần trăm trên
tổng số thu học phí từng học kỳ hay từng năm học) để chi: cơ sở vật chất (điện,
nước, VPP, trang thiết bị dạy & học,…); ăn, nghỉ, đi +về của giảng viên; quản lý
điều hành và phục vụ của Trung tâm. Đồng thời Trung tâm thực hiện nghĩa vụ
thanh quyết toán với tài chính địa phương.
-Thứ hai : Các Trường liên kết sẽ hợp đồng với Trung tâm về cơ sở vật chất
(phòng học, phòng nghỉ); còn các chế độ liên quan đến công tác dạy và học : VPP,
nước uống, đi lại và tiền ăn của giáo viên, quản lý điều hành và phục vụ của
CBCNV Trung tâm thì Trường liên kết sẽ chi trực tiếp cho các cá nhân và đơn vị
cung cấp.

Vấn đề đặt ra là công tác quản lý chi đối với các lớp liên kết tại Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai thực hiện như thế nào? Tôi xin mạnh
dạn trình bày rõ :
* Để công tác chi đạt hiệu quả:
1/ Phải lập kế hoạch (hay dự toán) tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn
hạn và lập kế hoạch trong dài hạn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế
hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ đơn vị trong khi kế hoạch dài hạn thường mang
tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm.
- Kế hoạch ngắn hạn : Căn cứ vào số lượng học viên, mức thu học phí từng
niên học và tỷ lệ trích lại để dự tính nguồn thu. Đồng thời dự kiến chi cho hoạt
động liên kết, dự phòng một số khoản chi khác (mục chi khác).
- Kế hoạch dài hạn : Dự kiến các lớp ra trường, số lượng học viên tốt
nghiệp. Định hướng tương lai các ngành học có nhu cầu cấp thiết trên địa bàn tỉnh
để có thể mở lớp, những lớp nào mở được học tại Trung tâm hay đặt lớp học ở các
Trung Tâm GDTX, Trung tâm Dạy nghề các huyện, thị; Lượng học viên theo học,
học phí những năm tiếp theo và nhu cầu biên chế của đơn vị tăng hay giảm. Từ
đó, định ra chiến lược phát triển của Trung tâm cho từng năm.
( Kèm theo dự toán thu- chi các lớp liên kết tại trung Tâm Giáo Dục Thường
Xuyên Tỉnh Đồng Nai năm 2012).
2/ Tuân thủ quy tắc: “chi đúng, đủ, không thất thoát”, được tập thể CBCNV-
GV, học viên tin tưởng và sự tin tưởng ấy được thể hiện trên cơ sở của việc chi, chi
thế nào để học viên thấy rằng họ được hưởng lợi thực sự, chi thế nào để bảo tồn uy tín
của Trung tâm, góp phần rất lớn cho sự phát triển cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ giáo dục.Vì thế, ngay từ đầu năm đơn vị phải xác định được nguồn thu, dự
kiến năm nay thu được bao nhiêu và xây dựng kế hoạch chi tiêu trong năm.
Từ kế hoạch chi tiêu trong năm, Trung tâm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị mình. Quy chế chi tiêu nội bộ thay đổi theo từng năm hoạt động tài chính
để phù hợp với điều kiện của đơn vị. Quy chế này được gửi đến cơ quan cấp trên quản
lý trực tiếp để theo dõi, giám sát thực hiện; KBNN nơi đơn vị mở tài khoàn giao dịch

để làm căn cứ kiểm soát chi.
Bên cạnh đó phải có chế độ ưu đãi với CB.CNV-GV làm việc tại Trung tâm (ví
dụ : Chi quản lý điều hành, phục vụ lớp học; chi khám bệnh định kỳ hàng năm); Thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước .
Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm :
- Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi: Chi cho con người,
chi cho hàng hóa dịch vụ, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm- sửa chữa tài sản,
chi khác (căn cứ theo các quy định, định mức về tài chính do nhà nước ban hành); Các
chỉ tiêu về biên chế; Sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả, tăng cường công tác quản
lý và phù hợp với đặc thù của Trung tâm : xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội
dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính ngoài chế độ tiêu chuẩn, định mức do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Với các Trường liên kết : Căn cứ theo hợp đồng để chi, cụ thể :
+ Các Trường liên kết khoán chi : cơ sở vật chất(điện, nước, VPP, trang thiết
bị dạy & học,…); ăn, nghỉ, đi - về của giảng viên; quản lý điều hành và phục vụ thì
Trung tâm thực hiện theo quy chế và nghĩa vụ thanh quyết toán với tài chính địa
phương trên cơ sở thực thi tiết kiệm điện, nước ,thông tin liên lạc, VPP. Riêng tiền ăn,
đi lại của giảng viên thực hiện theo đúng hợp đồng; Phòng nghỉ và xe đưa đón sẽ kết
hợp đón đưa cùng với giảng viên các trường khác nhau dạy tại Trung tâm, nếu có một
giảng viên thì thỏa thuận trả tiền đi lại cho giảng viên đó nhằm tiết kiệm chi phí cho
Trung tâm.
+ Các Trường liên kết hợp đồng với Trung tâm về cơ sở vật chất (phòng học,
phòng nghỉ); Trung tâm sẽ căn cứ theo hợp đồng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, số còn
lại sẽ chi cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
- Quyền quyết định và chịu trách nhiệm cao nhất là Thủ trưởng đơn vị.
- Phần chênh lệch thu –chi : trích tối thiểu 25% lập quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Lập quỹ dự phòng ổn định thu
nhập, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng.
III/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THU –CHI :
Kết quả thu- chi các lớp liên kết năm 2012 của Trung Tâm như sau :

Thu các lớpliên
kết
Chia ra
Chi hoạt động Nộp thuế
1.250.000.000 963.644.500 960.315.000 3.349.500 286.355.500
- Qua thu-chi nguồn liên kết đào tạo với các Trường Đại học, Trung tâm phải
bù thêm vào nguồn học phí các lớp bổ túc văn hóa THPT để chi cho giáo viên giảng
dạy vì : đối tượng học viên học BTVH rất đa dạng, phổ cập chương trình trung học
BTVH là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của chiến lược giáo dục -đào tạo, quy định
học phí nhà nước đề ra rất thấp (50.000đ/tháng/học viên), kinh phí đơn vị không được
cấp bù , khoản phải bù thêm là : 30.000.000đ /năm học.
- Tăng thu nhập hàng tháng CB.CNV-GV từ 300.000đ- 550.000đ.
- Cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu cho người dạy và học; Các trang thiết bị,
dụng cụ được bảo trì + sửa chữa thường xuyên đáp ứng dạy và học tốt ;
- Trích lập được quỹ cơ quan, quỹ phúc lợi ; Đồng thời tổ chức cho CB.CNV-
GV tham quan nghỉ mát vừa là động viên vừa là động lực khuyến khích CBCNV-GV
trong công tác thực hiện nhiệm vụ rất nhiều.
- Chi trả đầy đủ, kịp thời cho 03 nhân viên ngoài biên chế của đơn vị (02 tạp vụ
& 01 bảo vệ) : tiền lương ,các chế độ liên quan (BHXH, BHYT, BHTN, CĐ), thưởng
và thu nhập tăng thêm.
- Tạo sự tin tưởng, an tâm cho CBCNV- GV và học viên, làm tăng thêm
“Thương hiệu” uy tín cho Trung Tâm.
IV/ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ :
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng công
tác giáo dục và đào tạo, với quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu”, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Qua công tác
chi nguồn liên kết đào tạo với các trường Đại học bản thân kiến nghị :
- Chất lượng giảng viên dạy học và học viên khi ra trường cần đặc biệt chú

trọng; không chỉ chạy theo lợi nhuận mà bản thân các giảng viên cần phải nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, có thời gian học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và
nghiên cứu; có như vậy thì chất lượng đào tạo mới được nâng cao góp phần làm
tốt “sự nghiệp trồng người”.
- Cán bộ phụ trách kế toán của ngành Giáo dục chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, đồng sự, chưa đồng đều ; Do đó đòi hỏi phải chuẩn
hóa, vì “ Cán bộ tài chính phụ trách nhiều tiền của mà chưa hoàn toàn thông thạo
việc quản lý tiền của ấy. Cho nên chúng ta cần phải ra sức học tâp quản lý tài sản
Quốc gia mà mình phụ trách. Đồng thời phải trau dồi đạo đức Cách mạng, chí công
vô tư, cần kiệm, liêm chính một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân
dân”(Trích thư của Bác Hồ gửi cán bộ Hội nghị tài chính ngày 20/02/1952).
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân qua thực hiện nhiệm vụ quản lý
chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung Tâm GDTX Tỉnh Đồng Nai. Rất mong được
sự đóng góp của đồng nghiệp, đồng sự để bản thân thực hiện và hoàn thành nhiệm
vụ tốt hơn.
Chân thành cảm ơn.

Biên hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Người viết
Lê Minh Huệ
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1/ Nghi định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
2/ Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
3/ Quyết định số 42/2008/QĐ BGD & ĐT ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên

nghiệp, cao đẳng và đại học .
4/ QĐ số : 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT, về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục
thường xuyên .
5/ Thông tư liên bộ số 23-TT/LB ngày 13/11/1973 của Bộ Giáo Dục & Bộ
Tài chính, về việc tăng cường và cải cách quản lý tài chính ở trường phổ thông các
cấp.
6/ Thông tư số 161/2012-TT-BTC ngày 02/10/2012 của BộTài chính , ban
hành Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước
qua kho bạc nhà nước.
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX tỉnh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.Đồng nai., ngày 30 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: . Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Chi các lớp liên kết
đào tạo tại Trung tâm GDTX Tỉnh Đồng Nai
Họ và tên tác giả: Lê Minh Huệ Chức vụ: Kế toán
Đơn vị: .Trung tâm GDTX tỉnh Đồng nai .
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có
ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và
đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

×