Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.26 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Bố cục ........................................................................................................ 7
Chương 1: Một số khái niệm liên quan và tổng quan về đảo Cát Bà, huyện Cát
Hải, Hải Phòng ............................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan ...................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm Lễ và Nghi lễ ....................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm Hội ...................................................................................... 9
1.1.3. Khái niệm Lễ hội ................................................................................ 10
1.2. Tổng quan về huyện đảo Cát Hải,thành phốHải Phòng. ........................ 11
1.2.1. Vị trí địa lý và cảnh quan. ................................................................... 11
1.2.2. Di tích lịch sử ..................................................................................... 12
1.2.3. Đời sống dân cư.................................................................................. 13
Chương 2: Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân đảo Cát Bà,
huyện Cát Hải, TP Hải Phòng....................................................................... 15
2.1. Giới thiệu lễ hội làng cá Cát Bà 2015, huyện Cát Hải,tpHải Phòng ...... 15
2.1.1. Nguồn gốc lễ hội ................................................................................ 15
2.1.2. Nội dung lễ hội làng cá Cát Bà 2015 .................................................. 16
2.2.2. Ý nghĩa của lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống cư dân huyện đảo
Cát Hải, thành phố Hải Phòng. .................................................................... 20
2.2.2.1. Đối với đời sống văn hóa cộng đồng................................................ 20
2.2.2.2.Đời sống kinh tế- xã hội ................................................................... 22
2.2.2.3. Đối với giáo dục, xây dựng đời sống mới ........................................ 23
1



Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội làng cá
Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. ....................................... 25
3.1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu rõ
những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội làng cá Cát Bà................................ 25
3.2. Đẩy mạnh, tăng cường họat động quảng bá, giới thiệu hình ảnh huyện
đảo Cát Hải và lễ hội làng cá Cát Bà. ........................................................... 26
3.3. Làm tốt hơn, chu đáo hơn trong công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội ...... 26
3.4. Phát triển mô hình văn hóa lễ hội du lịch cổ truyền ............................... 27
3.5. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội có nhiều giá trị văn hóa .......... 27
KẾT LUẬN .................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 29
PHỤ LỤC .................................................................................................... 30

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có một loại hình sinh hoạt văn hóa
riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của quốc gia mình, và có lẽ lễ hội là loại
hình tiêu biểu nhất. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền thể
hiện những giá tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Lễ hội là dịp con
người được trở về nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý
nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng
đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị
thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm
no, hạnh phúc.Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn
hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục,
chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị
đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố

tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...Lễ hội là dịp con người được giải toả,
dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che
đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.
Đặc biệt, Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc sống trên một
lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp nhiều phong tục tập quán mang bản sắc
riêng của từng vùng, miền , dân tộc và tôn giáo cho nền văn hóa của đất nước.
Chính vì vậy, lễ hội là yếu tố đặc trưng cho dân tộc vì góp phần làm cho văn
hóa đặc sắc hơn.
Ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội
như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, sự tích về các anh hùng có
công với dân với nước, các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, các nghi
lễ… Hàng năm trên đất nước ta, có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều
hình thức, quy mô, và mang ý nghĩa khác nhau. Lễ hội truyền thống như là
một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị
3


to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con
người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trị văn hóa tâm linh cân
bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng. Lễ hội
còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
và đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hó, lễ hội còn mang giá trị
kinh tế lớn, là sản phẩm văn hóa đặc biệt cho ngành du lịch.
Hiện nay hoạt động lễ hội đang diễn ra khá phổ biến tại các địa phương
trong cả nước. Đó là hoạt động giúp giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp
của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trước hiện thực xâm nhập của văn hóa
phương tây, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng
quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc dân…đã dẫn đến việc
các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng, các hoạt động lễ
hội dễ bị lợi dụng gây ra những tác động tiêu cực.

Lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động của du lịch. Do
đó vấn đề đặt nên hàng đầu trong thời kỳ đất nước ta bước vào con đường hội
nhập nay đó là làm sao khai thác được các lễ hội theo hướng bền vững cho
hoạt động du lịch, mà không mất đi giá trị truyền thống vốn có của nó vào
việc định hướng những bước đi lâu dài trong việc phát triển du lịch góp phần
đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
Hải Phòng là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống văn
hóa, là nơi có nhiều lễ hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Một số lễ hội lớn tiêu biểu trên thành phố đã thu hút rất nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước như: lễ hội Chọi trâu (Đồ Sơn), lễ hội Hát Đúm (Thủy
Nguyên), lễ hội Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo), lễ hội làng cá Cát
Bà (Cát Hải), lễ hội đền Nghè (Lê Chân)… Trong đó lễ hội làng cá Cát Bà có
ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cư dân địa phương về nhiều mặt. Chính
vì vậy, tôi chọn đề tài “ Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân
huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng” để đi sâu vào tìm hiểu nội dung của
4


lễ hội và những giá trị của lễ hội đối với cư dân trong vùng, từ đó tìm ra
những giá trị cần được giữ gìn và phát huy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
*Từ điển Hội lễ Việt Nam của Bùi Thiết, Nxb Văn hoá- thông tin
(2000). Trong đó tác giả đã sưu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn
tất cả lễ hội truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa
đến nay, sắp xếp theo thứ tự A, B, C... tên riêng của từng lễ hội.
*Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch của Dương Văn Sáu
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 2004. Tác giả đã xây dựng mô hình,
cơ cấu tổng thể về lễ hội nói chung, đề cập đến những vấn đề chung nhất
đồng thời triển khai các công việc trong một lễ hội.
*Khóa luận Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và

khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch của
sinh viên Lê Thị Cúc, trường Đại học dân lập Hải Phòng. Khóa luận đã giới thiệu
về Hải Phòng và những lễ hội tiêu biểu trực tiếp ảnh hưởng đến tiềm năng phát
triển du lịch của thành phố, trong đó có lễ hội làng cá Cát Bà.
*Đại nam nhất thống chí viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức. Đây là bộ sách lớn nhất và quan trọng
nhất về địa chí Việt Nam dưới thời phong kiến. Địa danh Cát Bà được nhắc
đến với áng tuyệt văn thiên cổ:
''Một vùng núi non dựng lên như ngọc
Cá tôm nhiều như đất
Dân đua nhau thu lượm
Lúa má không có
Thuế đánh không nhiều
Sóng vỗ dập dìu vách núi
Thuyền xuyên vỉa đá mà đi
Nhân dân vui hưởng thái bình ''
5


Trên đây là các công trình nghiên cứu về lễ hội, lễ hội truyền thống, địa
danh và một số lễ hội tiêu biểu Hải Phòng. Tuy nhiên chưa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân huyện
đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội
làng cá Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng đề tài bước đầu đánh giá những giá trị của
lễ hộiđối với đời sống của cư dân trong huyện đảo và đưa ra một số ý kiến của
cá nhân giúp giừ gìn và phát huy những giá trị của lễ hội.
* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, báo cáo cần thực hiện một số
nhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan như các khái niệm về lễ hội và
tổng quan về huyện đảo Cát Hảivà lễ hội làng cá.
- Tìm hiểu nguồn gốc, nội dung của lễ hội làng cá Cát Bà.
- Khảo sát nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó nêu lên những ảnh
hưởng của lễ hội tới đời sống của cư dân trong vùng.
- Đưa ra một số ý kiến giúp giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo nghiên cứu về nhữngý nghĩa, giá
trịcủa lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải,
TPHải Phòng.
* Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu về những ý nghĩa, giá trị của lễ
hội làng cá Cát Bà đối với đời sống của cư dân trong vùng, đề tài chọn địa
bàn nghiên cứu tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng vào thời
điểm diễn ra lễ hội 28/3/2015 và 29/3/2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã thực địa: Đây là phương pháp chủ yếu để thực
hiện đề tài. Từ việc nghiên cứu địa bàn diễn ra lễ hội là tại thị trấn Cát Bà, Cát
6


Hải nhằm thu thập thông tin liên quan, hữu ích cho đề tài. Các thao tác cụ thể
được sử dụng là quay phim, chụp ảnh, đặc biệt là phương pháp phỏng vấn sâu
được áp dụng với Ban quản lý lễ hội và cư dân trong vùng.
- Phương pháp tra cứu tài liệu: đây là phương pháp cơ bản để thu thập
thông tin qua việc nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn trực tiếp, các thông tin từ
sách báo, internet…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đề tài sử dụng phương pháp
phân tích tư liệu thu thập được sau đó tổng hợp lại đưa ra những kết luận về ý
nghĩa, giá trị của lễ hội đối với đời sống của cư dân huyện đảo Cát Hải.
6. Bố cục

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, bài báo cáo
gồm ba chương:
Chương 1: Một số khái niệm liên quan và tổng quan về huyện đảo Cát
Hải, thành phố Hải Phòng.
Chương 2: Lễ hội làng cá Cát Bà trong đời sống của cư dân huyện đảo
Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội làng
cá Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

7


NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẢO CÁT
BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, HẢI PHÒNG
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm Lễ và Nghi lễ
Trong tiếng Hán- Việt, Lễ chính là những khuôn mẫu của người xưa đã
quy định; có phép tắc, buộc phải tôn trọng, tuân theo trong các mối quan hệ
xã hội. Đó chính là cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa người với
người trong bất kỳ xã hội nào.
Dưới thời phong kiến, các nhà Nho quan niệm rằng: Lễ nghĩa thiên chi
tự. Theo họ, lễ là trật tự của Trời. Trời đất có trên có dưới, có vật lợi khác
nhau, lễ được coi là cơ sở của một xã hội có tổ chức. Về mặt cá nhân, lễ nhằm
phòng ngừa những hành vi và tình cảm không chính đáng, lễ là phương tiện
đắc lực để sửa mình, hoàn thiện hơn.
Trong chiều dài lịch sử phát triển, lễ còn được coi là phong hóa của
quốc gia, là những biểu hiện trong thuần phong mỹ tục, những tập tục truyền
thống, lối sống, nếp sống và tập quán sinh hoạt của một cộng đồng dân cư

được hình thành và củng cố theo thời gian.
Tác giả Lê Văn Kỳ, Viên Văn hóa dân gian cho rằng: “Lễ trong lễ hội
là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân
làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành
hoàng nói riêng. Đồng thời, lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ
chính đáng của trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa
có khả năng cải tạo”.

8


Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh
hoạt của cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo- tín ngưỡng.
Theo Dương Văn Sáu, nghi lễ là những sng xử của tần lớp nhân dân
dành cho thần, hướng về thần trong mối quan hệ “ Người- Thần” vốn luôn tồn
tại trong tâm thức của mọi người, mọi thời đại. Nghi lễ còn là hình thức, biện
pháp tiến hành trong các hoạt động xã hội của con người nhằm đối ứng và
tương thích với đối tượng thờ cúng, với vị thế xã hội, môi trường sống của
những người tiến hành tổ chức hoạt động nghi lễ”
Như vậy, có thể hiểu rằng: Nghi lễ là những hình thức tiến hành theo
những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm
một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về
sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận dược sự may mắn tốt lành, nhận
được sự giúp đỡ từ đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng.
1.1.2. Khái niệm Hội
Tác giả Bùi Thiết quan niệm: Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển
đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thống.
Trong hội, có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện
tâm lý cộng đồng, những đặc trưng của văn hóa dân tộc, những quan niệm,
cách ứng xử đối với mội trường tự nhiên và mội trường xã hội của các cá

nhân và cộng đồng.Những hoạt động diễn ra trong lễ hội phải luôn phản ánh
và thể hiện một phần lịch sử địa phương, đất nước.
Đoàn Văn Chức cho rằng, hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt dộng
giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm
một sự kiện tự nhiên hay xã hội, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của
công chúng dự lễ.

9


1.1.3. Khái niệm Lễ hội
Chu Quang Chứ quan niệm: Lễ hội là hiện tượng lịch sử, luôn phát
triển theo thời gian và có tính thời đại. Lễ hội luôn luôn phát triển theo thời
gian và có tính thời đại là lễ hội không có tính bất biến mà luôn luôn có sự
vận động và biến đổi tùy vào điều kiện khách quan( thời gian và không gian),
điều kiện chủ quan (chủ thể tổ chức), ý thức hệ chủ đạo của thời đại, cơ sở vật
chất, nhân lực và nguồn tài chính.
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng lễ hội là nghi lễ nghi thức nông
nghiệp.
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, các tác giả đưa ra quan niệm: Lễ
hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con
người với thần linh, phản án những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn
hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự
tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc
cho từng gia đình, sự vững mạnh của dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc,
sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào
bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là một hoạt động của một tập thể
người liên quan đếntín ngưỡng và tôn giáo”. Những tín ngưỡng dân gian của
đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý niệm được khách thể hóa, hiện thực

hóa. Vì thế, lễ hội ở các nước Đông Nam Á đều có chung một cấu trúc ban
đầu gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ là để con người giao tiếp với thần linh ,
cầu xin thần linh thông qua thầy cúng, lời khấn, nhạc cụ, lễ vật… với các nghi
lễ tế, rước… Phần hội là những trò chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm
trong cộng đồng với sự tham gia của thần linh.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn
dân cư trong thòi gian vàkhông gian xác định, nhằm nhắc lại một sự kiện,
10


nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử
văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.
1.2. Tổng quan về huyện đảo Cát Hải,thành phốHải Phòng.
1.2.1. Vị trí địa lý và cảnh quan.
* Vị trí địa lý: Cát Hải là huyện đảo nằm ở phía đông thành phố Hải
Phòng cách trung tâm nội thành 39km theo đường chim bay. Đây vốn là
huyện có tên từ thời Pháp thuộc. Nhưng trước năm 1945, huyện Cát Hải thuộc
tỉnh Quảng Yên.Huyện Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng được thành lập
ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện đảo Cát Bà và Cát Hải
cũ. Địa bàn huyện Cát Hải ngày nay vốn là một đơn vị hành chính được thành
lập vào loại xưa nhất của thành phố Hải Phòng.
Huyện có diện tích tự nhiên là 345km2, bao gồm hai đảo lớn là đảo Cát
Hải và Cát Bà. Cát Hải diện tích xấp xỉ 40km2 và Cát Bà hơn 300 km2.
Huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc giáp huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) qua
dòng sông Phượng; phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh
Bắc Bộ. Dân số là 29.899 người (tính đến tháng 6/2010), gồm 12 đơn vị hành
chính, trong đó có hai thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ,
Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia
Luận, Hiền Hào. Khu hành chính của huyện đóng tại Cát Bà. Huyện đảo Cát
Hải có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Hải Phòng và của vùng

Đông Bắc Tổ quốc. Trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các thế hệ người dân
huyện đảo đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và
xây dựng đất nước.
* Cảnh quan: Nơi đây có Vườn Quốc Gia Cát Bà là nơi lưu giữ nguồn
gel quí hiếm trong đó có loài Voọc Đầu trắng được ghi vào Sách Đỏ thế giới.
Đảo Cát Bà có hàng trăm hang động với nhiều dáng vẻ nguyên sơ kỳ vĩ như

11


động Trung có nhiều nhũ đá thiên nhiên, động Hùng Sơn, động Phù Long
(Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang, đa dạng thảm
thực vật phong phú. Nơi đây có nhiều vụng vịnh với dải cát vàng, những quần
thể san hô lung linh muôn màu sắc. Thiên nhiên ưu đãi cho Cát Bà một nguồn
tài nguyên vô cùng quý hiếm: Trên rừng có nhiều loại gỗ quý như Lát hoa,
Lim, Gội, Kim giao, các loại cây dược liệu, các loại chim thú như đại bàng,
đa đa, trăn, kỳ đà, rắn hổ mang, tắc kè, khỉ, chồn, cầy… Biển Cát Hải có gần
200 loài cá, gần 600 loài động vật biển, 75 loài thực vật phù du, gần 200 loài
động vật phù du, 27 loại rừng ngập mặn. Biển Cát Hải còn có nhiều loại
nhuyễn thể như Tôm he, Tôm rồng, Đồi mồi, Cua, Ghẹ, Sò huyết, Trai ngọc,
Vẹm xanh, Tu hài… Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) là một trong những vịnh biển đẹp
nhất trong quần thể danh thắng vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới) và
cũng chính vì vậy, phần lớn đảo Cát Bà được công nhận là khu dự trữ quyển
thế giới.
Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn
Ngọc của Vịnh Bắc Bộ. Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giớingày 02 tháng 12 năm 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại
đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện
này.
1.2.2. Di tích lịch sử

Các nhà khảo cổ học khẳng định Cát Hải là cái nôi của người cổ xưa.
Qua khai quật cho thấy 15 điểm có dấu tích người Việt cổ nhưng hang Eo
Bùa, Tùng Bà, Bờ Đá, Khoăn Mui, Ang Giữa. Năm 1938 nhà khảo cổ học
người Pháp đã khai quật và nghiên cứu đioxit cacbon tìm thấy những dị vật
còn sót lại, ông khẳng định Cát Bà nằm trong loại hình nền văn hóa Hạ Long.
Những đồ vật được tìm thấy ở nơi đây qua khảo cứu đã chứng tỏ người Việt

12


cổ đã từng trú ngụ tại mảnh đất này. Di chỉ Cái Bèo là niềm tự hào của người
dân trên đảo.
Đảo Cát Bà từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa. Năm 1750 thủ lĩnh
nông dân Nguyễn Hữu Cầu – tức Quận He dấy quân khởi nghĩa lấy Cát Bà
làm căn cứ. Năm 1893 khi quân Pháp đổ bộ lên Đảo người dân đã kháng cự
quyết liệt. Vào những năm 1889 – 1893 Cát Bà trở thành căn cứ chính của
nghĩa quân Tiến Đức, ông đã dựa vào địa hình Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu
xây dựng đồn điền, đồn trung, đồn hậu với bẫy đá, hầm chông chống giặc.
Khu di tích Hà Sen và Đôn Lương trở thành di tích lịch sử của huyện đảo.
1.2.3. Đời sống dân cư
Cư dân huyện đảo Cát Hải có nguồn gốc từ nhiều nơi đến, chủ yếu thạo
nghề sông nước ở Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương…
Từ trước 1978, còn có nhiều cư dân người Hoa cư trú, làm ăn sinh sống. Sách
Đại Nam nhất thống chí ghi chép về Cát Hải xưa:” Dân có tục ương ngạnh, ít
văn hoá, đất nhiều chua mặn, dân làm nghề đi đánh chài, đi buôn, mối lợi nhờ
núi, biển…”.Con người từ mọi miền đất nước và tỉnh ven biển của Trung
quốc đến định cư tại Cát Hải, Cát Bà vì nhiều lý do khác nhau, trong nhiều
thời gian khác nhau. Sau “Sự kiện người Hoa” do bọn phản động gây ra năm
1978, hầu hết người Hoa rời đảo ra đi. Để phân bố lại lực lượng trên địa bàn,
đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và chiến đấu, một bộ phận lớn cư dân Đồ

Sơn, Tiên Lãng, An Lão được bổ sung cho huyện đảo Cát Hải. Nhân dân xã
Cao Minh bên Cát Hải được bố trí chuyển cư hẳn sang Cát Bà. Do đặc điểm
địa hình, nên việc phân bố dân cư của huyện không đồng đều, có nơi dân sống
tập trung như thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải, xã Nghĩa Lộ; có nơi dân cư
sống thưa thớt, biệt lập như Gia Luận, Việt Hải.
Cư dân Cát Hải đã quen với biển cả. Các cư dân trên đảo Cát Bà, có
một số lượng không nhỏ cư dân sống trôi nổi trên biển, phần nhỏ là trên các
13


thuyền đánh cả kiêm nhà ở. Phần còn lại họ sống trên các nhà nổi gần bờ mà
thực chất là bè nuôi cá. Lao động cần cù sáng tạo là truyền thống lâu đời và
cũng là một đặc điểm nổi bật củangười dân nơi đây. Trước đây, đánh cá là
một nghề chính của huyện. Sau ngày Cát Bà giải phóng, nghề cá bị đình đốn.
Thực hiện lời dậy của Bác Hồ ngày về thăm đảo (31-3-1959): phải xây dựng
Cát Hải thành trung tâm nghề cá của Hải Phòng, Đảng bộ và nhân dân Cát
Hải đã ra sức phấn đấu từng bước đưa nghề cá ngày một phát triển. Muối là
ngành sản xuất quan trọng thứ hai của Cát Hải. Thời kỳ phát triển thịnh đạt,
hầu hết diện tích đất canh tác trên đảo Cát Hải được cải tạo, xây dựng thành
những cánh đồng muối, như ở Văn Chấn, Gia Lộc, Nghĩa Lộ, Phù Long...
Ngành sản xuất muối từng thu hút tới 1/4 lao động và giải quyết đời sống cho
gần một nửa số dân trong huyện. Làm muối là một nghề thủ công mang nặng
tính thời vụ, cực nhọc, phải giành giật với thiên nhiên từng ngày nắng để sản
xuất. Bên cạnh nghề muối, Cát Hải còn có một số nghề thủ công gắn liền với
biển cả và núi rừng, với nghề biển như: nghề làm nước mắm, nghề đan lưới,
nghề đóng và đan thuyền, vận tải biển, nghề sơn tràng…Ngư dân Cát Hải
chẳng những thông thạo cách đánh bắt hải sản mà còn hiểu biết những diễn
biến của sóng nước và gió biển. Trước đây, dân Cát Hải không nuôi cá vì ngư
trường sẵn, tiêu thụ ít. Ngày nay, nghề nuôi trồng hải sản được quan tâm. Với
nghề chính là đánh cá, và chế biến thuỷ sản, nấu nước mắm, làm muối, săn

bắt chim và thú, khai thác lâm sản, tự thân nó đòi hỏi người Cát Hải phải luôn
mở rộng giao lưu trao đổi với các thị trường khác thì mới đảm bảo đời sống
và tái sản xuất.

14


Chương 2
LỄ HỘI LÀNG CÁ CÁT BÀ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN ĐẢO
CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, TP HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu lễ hội làng cá Cát Bà 2015, huyện Cát Hải, tp Hải Phòng
2.1.1. Nguồn gốc lễ hội
Ngày 31/3/1959, trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình phát triển
kinh tế xã hội sau hòa bình lập lại ở miền Bắc tại một số đảo thuộc vùng
Đông Bắc, Bác Hồ đã về thăm cán bộ, nhân dân huyện Cát Hải, Cát Bà. Bác
đã tiếp xúc, nói chuyện với nhân dân huyện Cát Hải tại Bến Gót, với nhân
dân, ngư dân Cát Bà tại Cảng Cá Cát Bà. Sự kiện này là một phần thưởng vô
giá với Đảng bộ, quân dân huyện đảo, là sự chăm lo của Bác đối với đồng
bào, chiến sỹ nơi đảo xa.
Trong lần về thăm, Bác đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với
các tầng lớp nhân dân, nhất là với bà con ngư dân. Khi nói chuyện với nhân
dân huyện đảo, đối với công nhân, Bác dặn: Tiền đồ của cá nhân không thể
tách rời tiền đề của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp, của cách mạng, của
Đảng. Nếu muốn tách rời tiền đồ của nhân dân thì chỉ có cách nhảy xuống
biển, như người thủy thủ muốn rời khỏi con tàu.
Đối với ngư dân, Bác khuyên: “Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới
đi được biển... nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào. Đảng và Chính
phủ sẽ giúp đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất”.
Đối với chiến sỹ, bác dặn đồng chí cán bộ huyện đội: “Chú chuyển lời
thăm hỏi sức khỏe anh em cán bộ chiến sỹ trong đơn vị ở đây”.

Trước khi rời đảo, Bác căn dặn chung cho Đảng bộ nhân dân: “Miền
Bắc nước ta đã giải phóng. Rừng vàng, biển bạc của ta, do dân ta làm chủ. Tất

15


cả đồng bào phải thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chăm chỉ học
tập, xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa tốt hơn...”
Chuyến thăm làng cá của Bác mãi mãi trở thành một dấu ấn không thể
phai mờ trong tâm trí quân dân Cát Hải. Và ngày đó trở thành ngày truyền
thống đậm đà sắc thái cách mạng không chỉ riêng của Cát Hải mà còn là ngày
truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam.
Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và tình cảm của Bác dành cho huyện đảo,
ngày mùng 1 tháng 4 dương lịch trở thành ngày hội truyền thống của nhân
dân Cát Hải. Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm
làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển
với sự tham gia của các địa phương trên đảo. Những ngày diễn ra lễ hội,
huyện đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ
hoa, của biển trời xanh trong như ngọc.
2.1.2. Nội dung lễ hội làng cá Cát Bà 2015
Ngày hội làng Cá diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, ghi nhớ sự kiện
ngày 1 tháng 4 năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng Cá Cát Hải, động
viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê
hương. Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền
thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là
thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo. Ngày hội lớn
mang nhiều ý nghĩa lịch sử đã diễn ra trọng thể ngay tại vùng đảo Cát Bà.
Năm 2015, huyện Cát Hải tổ chức lễ kỷ niệm 56 năm Bác Hồ về thăm làng
cá, khai mạc lễ hội làng cá Cát Bà. Năm nay, lễ hội được tổ chức sớm hơn
mọi năm vào hai ngày cuối tuần để cho mọi người đều có thể tham dự. Lễ hội

diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc.

16


Sáng ngày 29/3/2015, huyện Cát Hải đã tổ chức lễ viếng các anh hùng
liệt sĩ, dâng hương Cáo yết tại đền Tùng Dinh, thị trấn Cát Bà và rước nước từ
biển vào đền Tùng Dinh.
Lễ cầu ngư đã diễn ra với những nghi thức trang trọng, cầu cho một
năm mưa thuận, gió hòa, mùa vụ khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả
cao nhất với các hoạt động nghinh thần, tế lễ, hát tuồng. Đây là lễ hội gắn với
tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, nhằm tạ ơn biển cả, bày tỏ khát vọng và cầu
mong cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, vụ mùa đánh bắt bội thu,
thuyền bè ra khơi về lộng an toàn.Sau đó, là lễ kỷ niệm Ngày truyền thống
ngành thủy sản Việt Nam, ra quân vụ cá Nam và thả 22 vạn cá giống tái tạo
nguồn lợi thủy sản tạo đảo Cát Bà.
Tối 29/3, tại Sân khấu trung tâm du lịch Cát Bà, Huyện uỷ - UBND UB MTTQ Việt Nam huyện Cát Hải long trọng tổ chức kỷ niệm 56 năm ngày
Bác Hồ về thăm Làng cá (31/3/1959-31/3/2015), ngày truyền thống ngành
thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2015) và Khai mạc du lịch Cát Bà năm
2015.
Ngay sau lễ kỷ niệm là chương trình biểu diễn nghệ thuật mang chủ đề
“Cát Bà Xanh” được dàn dựng ấn tượng, công phu, hoành tráng, tái hiện lần
gặp gỡ cách đây 56 năm huyện đảo Cát Bà, Cát Hải vinh dự đón chủ tịch Hồ
Chí Minh về thăm. Với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên chuyên
nghiệp, Chương trình được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ và loại hình nghệ
thuật ca múa nhạc độc đáo, tập trung ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, đất nước
và quê hương. Đặc biệt giới thiệu về quần đảo Cát Bà - Khu dự trữ sinh
quyển thế giới – Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt với nhiều giá trị tài
nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, huyện đảo Cát Hải với truyền thống
anh dung – kiên cường hôm nay đã được xây dựng hiện đại hơn, đang trên đà

phát triển mạnh mẽ hơn.

17


Huyện Cát Hải còn tổ chức Hội chợ Triển lãm “Thương mại – Du lịch
– Thủy sản Cát Bà 2015” với 120 gian hàng tham gia trưng bày, giới thiệu và
quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài huyện có
thương hiệu, uy tín, chất lượng về các lĩnh vực như: thiết bị nuôi trồng thuỷ
sản; ngư cụ, đồ may mặc, gia dụng, điện tử, du lịch dịch vụ và các mặt hàng
truyền thống... Đặc biệt là gian hàng quảng bá hình ảnh của quần đảo Cát Bà Khu dự trữ sinh quyển thế giới - Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt,
trưng bày nhiều bức ảnh chụp về đa dạng sinh học, vẻ đẹp thiên nhiên quần
đảo Cát Bà…
Kế thừa phát huy những tinh hoa văn hoá dân gian nảy sinh từ cuộc
sống lao động, sản xuất của nhân dân huyện đảo Cát Hải, ngày nay, những trò
vui chơi, thi đấu trên sóng biển ở Cát Hải thực sự là những ngày hội lớn.
Ngày hội kết hợp hài hoà chương trình đặc sắc nhất trong giao lưu văn hoá,
thể thao giữa huyện đảo Cát Hải với các huyện lúa ngoại thành Hải Phòng và
tỉnh bạn Quảng Ninh.
Ngày hội lớn ấy không thể thiếu cuộc thi đua thuyền Rồng trên biển
Cát Bà. Bước vào ngày hội, sau phần thủ tục là lễ khai mạc diễn ra trên lễ đài
trước bến tàu neo đậu giữa trung tâm. Một nửa nội dung của lễ hội Cát Bà là
các hoạt động thi đấu diễn ra trên biển, trọng tâm là cuộc đua thuyền rồng,
giữa đội chủ nhà Cát Bà với các đoàn khách đến từ vùng Duyên Hải Quảng
Ninh, Bắc Trung Bộ, cùng những anh em từ vùng lúa Vĩnh Bảo, Tiên Lãng,
Thuỷ Nguyên…
Điều đặc biệt, tại ngày hội làng cá Cát Bà, hai loại hình thi đấu kéo co
và múa rồng trên biển lẽ ra chỉ diễn ra trên đất liền, thì bây giờ tại ngày hội
làng Cá ở huyện đảo Cát Hải đều được đưa xuống biển thi đấu. Trước khung
cảnh tấp nập tàu thuyền, sóng biển dập dờn, người tham gia thi đấu được chia


18


làm hai bên, ai nấy đều ở trên thuyền của đội mình, người ở 2 đội thuyền dàn
quân, nắm chắc dây co mà kéo về phía của đội mình. Trong các cuộc thi kéo
co trên biển nhiều năm gần đây, đội chủ nhà Cát Bà thường vượt trội trước
các đội bạn.
Do đặc điểm sống gắn bó với biển nên chèo thuyền, đua thuyền là sinh
hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài.
Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo,
người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo. Lễ hội đua thuyền
rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại đảo Cát Bà. Những chiếc thuyền
hình thoi dài 11m, rộng 1,5m được đóng rất kỳ công, chi phí leen tới trên 30
triệu đồng mọt chiếc, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rực rỡ, trên
khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã thu hút rất
nhiều du khách thập phương.
Ngoài việc lựa chọn các tay chèo khỏe, người cầm lái được coi là quyết
định sự thắng thua của thuyền, vì họ phải xử lý cực kỳ chính xác lúc vào cua,
để cho chiếc thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại nhanh nhất.Thuyền đua
sẽ vòng qua đấy ba hoặc bốn lần thuyền nào về đích trước sẽ đoạt giải. Súng
lệnh nổ, mấy trăm mái chèo lần lượt khua nước, mũi thuyền, một người cầm
còi hoặc thúc trống, phía sau một người cầm lái. Đây là hai người nòng cốt
quyết định thắng thua của con thuyền. Đặc biệt người cầm lái phải xử lý cực
kỳ chuẩn xác lúc vào cua, để cho thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại
nhanh nhất, tiếp tục hành trình.Lễ hội đua thuyền đã có từ nhiều năm ở miền
Trung, miền Nam. Nhưng đua thuyền rồng, mà lại đua trên biển quả là một sự
hiếm hoi, chỉ có ở Cát Bà
Những năm gần đây, khi du lịch trên huyện đảo Cát Bà ngày càng phát
triển, lễ hội dành cho những người đánh bắt thủy sản trên đảo này đã trở thành


19


một lễ hội để quảng bá cho du lịch. Vì thế quy mô và các hoạt động của lễ hội
được mở rộng, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham
dự.Đua thuyền rồng là một lễ hội truyền thống của ngư dân đi biển các huyên
Cát Bà, Cát Hải được tổ hằng năm khi kết thúc vụ cá Bắc mở đầu vụ cá Nam.
Lễ hội là hình ảnh đặc trưng, độc đáo của những người đi biển nhằm cầu
mong cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên biển lặng trong năm để ngư dân ra
khơi đánh cá đầy khoang, làm ăn phát đạt.
2.2.2. Ý nghĩa của lễ hội làng cá Cát Bà đối với đời sống cư dân huyện đảo
Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Lễ hội làng cá Cát Bà diễn ra hàng năm, ghi nhớ sự kiện ngày 1 tháng 4
năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng cá Cát Hải, động viên thăm hỏi bà
con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương.
Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền
thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là
thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo. Lễ hội mang trong
nó nhiều ý nghĩa lịch sử, kinh tế, xã hội với truyền thống lâu đời. Đến nay nó
vẫn tồn tại và đang tác động đến đời sống của cộng đồng cư dân huyện đảo.
2.2.2.1. Đối với đời sống văn hóa cộng đồng
Cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta, lễ hội làng cá Cát Bà là lễ
hội hướng về cội nguồn. Lễ hội là dịp để nhân dân huyện đảo Cát Hải ôn lại
truyền thống 56 năm xây dựng huyện đảo theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Cách đây 56 năm, ngày 31/3/1959, huyện đảo Cát Bà, Cát Hải vinh dự
đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ
với nhân dân- đặc biệt là các ngư dân. Bác căn dặn Đảng bộ và nhân dân
huyện Đảo “ Rừng vàng biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Thực hiện
lời dạy của người, 56 năm qua Đảng bộ, quân và dân huyện đảo đã đoàn kết

một lòng vượt qua qua mọi khó khăn, thách thức của chiến tranh, thiên tai. từ

20


một huyện đảo nghèo nàn, xa xôi Cát Hải đã vững bước đi lên trở thành trung
tâm du lịch sinh thái rừng, biển đảo của thành phố và cả nước. Lễ hội gợi lại
sự kiện quan trọng Bác Hồ về thăm làng cá và là dịp để cư dân trong huyện
tưởng nhớ lại lời dạy của Người, từ đó nhắc nhơ mọi người thêm niềm tự hào
về mảnh đất và con người đảo ngọc, nơi đầu sóng ngọn gió vẫn trung kiên
một lòng theo Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Lễ hội làng cá Cát Bà giúp củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện
tính cộng đồng. Tính cộng đồng là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết thống
nhất, bền vững trong chu trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ- hiện tạitương lai. Bản chất của lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng,
nó có điều kiện thể hiện vai trò tập hợp, gắn kết và điều phối mọi tầng lớp
người trong một không gian văn hóa vốn thuộc về cộng đồng. Mỗi khi đến
dịp tổ chức lễ hội, người dân huyện đảo nói riêng và du khách thập phương
nói chung lại hội tụ về đảo Cát Bà để tưởng nhớ đến lời dạy của Bác Hồ, cũng
là dịp để mọi người đắm mình trong không khí vui tươi, tưng bừng nơi đây.Lễ
hội còn nâng cao quan hệ trong cộng đồng thể hiện qua hội đua thuyền Rồng
trên biển Cát Bà và nhiều hoạt động khác. Hội đua thuyền là dịp để cư dân ở
nhiều địa phương giao lưu với nhau, lễ hội đã làm cho quá trình giao lưu văn
hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển. Lễ hội làng cá Cát Bà đã góp
phần củng cố và biểu dương sức mạnh cộng đồng, đem lại cho cộng đồng một
sức sống mãnh liệt và lâu bền.
Lễ hội làng cá có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc diễn ra với
những hình thức khác nhau nhằm tái hiện lại lịch sử và truyền thống vẻ vang
của huyện đảo đã giúp thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa con người khi
đến với lễ hội.
Lễ hội làng cá góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát triển những truyền

thống tốt đẹp của địa phương. Thông qua các hoạt động lễ hội truyền thống,

21


các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước được gìn giữ một
cách tốt nhất và kế thừa, phát huy để phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Lễ
hội làng cá Cát Bà vừa mang đặc trưng văn hóa dân tộc, vừa hàm chứa nét
đặc sắc của vùng đất biển đảo như lễ rước nước, đua thuyền rồng trên biển,
đặc biệt là lễ cầu ngư mang tính tâm linh, thành kính của người dân miền
biển. Nghi thức mang tính cộng đồng với mong ước cầu cho một năm mưa
thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, tôm cá bội thu, ngư dân gặp nhiều may
mắn.
2.2.2.2.Đời sống kinh tế- xã hội
Sau chiến tranh, huyện đảo Cát Hải là huyện đảo xa đất liền chỉ có cát
biển và sỏi đá, nghèo nàn, lạc hậu, nhiều khó khăn chồng chất. Thực hiện lời
dạy của Bác Hồ, 56 năm qua Đảng bộ, quân và dân huyện đảo đã đoàn kết
một lòng vượt qua qua mọi khó khăn, từng bước xây dựng huyện đảo ngày
một giàu đẹp, văn minh. Lễ hội làng cá Cát Bà hàng năm được tổ chức để
tưởng nhớ lời dạy của Người như sự khích lệ, cổ vũ tinh thần cho nhân dân
cùng nhau phấn đấu phát triển huyện đảo Cát Hải. Từ một huyện đảo nghèo
nàn, xa xôi Cát Hải đã vững bước đi lên trở thành trung tâm du lịch sinh thái
rừng, biển, đảo. Đặc biệt trong năm 2012 huyện đảo đã hoàn thành cơ bản các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội. cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khẳng định
được hai ngành kinh tế trọng tâm là du lịch, thủy sản. Các lĩnh vực văn hóa –
xã hội được quan tâm phát triển toàn diện, an ninh quóc phòng được giữu
vững, công tác xây dựng Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố
vững chắc. Lễ hội Làng cá Cát Hải là dịp ôn lại truyền thống 56 năm xây
dựng và phát triển huyện đảo, là dịp biểu dương ý chí, quyết tâm của Đảng
bộ, chính quyền, quân và dân huyện Cát Hải nói riêng, thành phố Hải Phòng

nói chung ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu xây dựng thành phố Hải Phòng

22


vững bước tiến lên trong công cuộc đổi mới và mở cửa, từ đó làm động lực để
phát triển hơn nữa trong tương lai.
Người dân của huyện đảo chủ yếu là làm du lịch và đánh bắt thủy sản.
Lễ hội làng cá là dịp khai trương du lịch Cát Bà 2015. Lễ hội đã thu hút đông
đảo người dân thập phương đến tham dự. Đây là dịp đẩy mạnh các hoạt động
quảng bá, thương mại của người dân. Các dịch vụ phục vụ ăn uống, đi lại, tắm
biển, vui chơi, giải trí đã tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch từ đó xúc tiến
phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.Đồng thời, quảng bá tiềm
năng, thế mạnh và những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học của quần
đảo Cát Bà – địa danh được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội
làng cá và khai trương du lịch Cát Bà 2015 là hoạt động văn hóa đặc sắc của
thị trấn Cát Bà, góp phần xây dựng thương hiệu “Cát Bà xanh”, xúc tiến phát
triển du lịch.
Với ngư trường rộng hơn 450 hải lí vuông, quần đảo Cát Bà có thế
mạnh đặc biệt trong hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Nghề cá đã trở thành
hoạt động kinh tế chủ yếu, đem lại giá trị sản xuất lớn, góp phần phát triển
kinh tế cho huyện đảo Cát Hải. Lễ hội làng cá cũng chính là lúc bắt đầu ra
quân đánh bắt vụ cá Nam. Huyện Cát Hải tổ chức lễ cầu ngư với những nghi
thức trang trọng, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa vụ khai thác, nuôi
trồng thủy sản đạt hiệu quả cao nhất, ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản để
có cuộc sống ấm no. Nó còn là sự bày tỏ lòng tri ân của ngư dân với biển cả
như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng họ. Và cũng nhân đó mà nhiều ngư dân nhận
thức rõ hơn về mối tương quan cực kỳ gắn bó với nguồn lợi hải sản, để rồi có
cách ứng xử thích hợp, hài hoà với việc khai thác.
2.2.2.3. Đối với giáo dục, xây dựng đời sống mới

Lễ hội làng cá Cát Bàđã tuyên truyền giáo dục truyền thống, lối sống,
giáo dục thẩm mỹ, duy trì những giá trị văn hóa của địa phương. Đó là truyền

23


thống đoàn kết quyết tâm xây dựng huyện đảo từ một huyện nghèo nàn trở
nên giàu đẹp hơn. Lễ hội được tổ chức hàng năm như nhắc lại lời dạy của Bác
Hồ và là dịp để ôn lại quá trình xây dựng huyện đảo của nhân dân Cát Hải từ
đó giáo dục cư dân từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền thống yêu quê hương,
đất nước, bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn xứng đáng
với lời căn dặn của Bác Hồ.
Lễ hội làng cá tạo nên sự cố kết cộng đồng, đoàn kết cư dân. Đây là
một trong những nét đẹp của lễ hội truyền thống. Sự cố kết cộng đồng đã tạo
nên một sức mạnh tổng hợp trong điều kiện của một đất nước sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên nói chung và huyện Cát Hải nói riêng, đây
là huyện có cư dân theo ngành đánh bắt thủy sản là chủ yếu, tất cả đều phụ
thuộc vào thời tiết, khí hậu.
Ngày nay, huyện Cát Hải, tiêu biểu là đảo Cát Bà là hòn đảo đẹp và
thơ mộng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Có được điều đó,
chính là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu xây dựng đời sống mới của cư dân toàn
huyện theo lời dạy của Bác Hồ. Lễ hội làng cá Cát Bà là một nét văn hóa độc
đáo góp phần giúp huyện đảongày càng hấp dẫn trong mắt du khách thập
phương.

24


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI

LÀNG CÁ CÁT BÀ, HUYỆN ĐẢO CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Lễ hội làng cá Cát Bà có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cư dân
huyện đảo Cát Hải nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Trước sự
phát triển của xã hội ngày nay, vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị của lễ
hội làng cá đang được đặt ra, vì vậy báo cáo xin đề ra một số giải pháp để bảo
tồn và phát huy giá trị của lễ hội trong giai đoạn hiện nay:
3.1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu
rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội làng cá Cát Bà
Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân huyện đảo Cát Hải nói
riêng và toàn thành phố Hải Phòng nói chung hiểu rõ những giá trị văn hóa,
lịch sử của lễ hội, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong
đời sống cộng đồng hiện nay. Chính quyền địa phương phải cho người dân và
khách tới dự lễ hội hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội. Bên cạnh đó là
việc khôi phục, phát huy những hoạt động, trò chơi có nhiều giá trị trong lễ
hội. Phải hiểu được nguồn gốc, giá trịcủa lễ hội, hiểu được truyền thống của
địa phương thì người dân mới có ý thức giữ gìn và phát huy vốn tinh hoa văn
hóa, truyền thống của huyện đảo.
Cùng với các hoạt động trên, cần quan tâm tuyên truyền giáo dục nâng
cao nhận thức cho cộng đồng phòng ngừa những tệ nạn trong thời gian diễn ra
lễ hội bởi đây vừa là dịp lễ hội vừa là dịp khai trương du lịch Cát Bà.
Công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch
sử của lễ hội được xem là biện pháp hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa lễ hội trong đời sống ngày nay.

25


×