Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HÀ VIỆT QUỐC

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA -TÂM LINH
CỦA TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HÀ VIỆT QUỐC

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
CỦA TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Quyết định giao đề tài:



1869/QĐ-ĐHNT ngày 31/12/2013

Quyết định thành lập hội đồng:

1043/QĐ-ĐHNT ngày 01/12/2016

Ngày bảo vệ:

15/12/2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ HUY TỰU
TS. LÊ CHÍ CÔNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trình bày
trong luận văn này được thu thập từ Tỉnh Kiên Giang, các cơ quan ban ngành có liên
quan và thông qua phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia do chính tôi thực hiện.
Những số liệu, kết quả nêu ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Nha Trang, ngày 01 tháng 08 năm 2016
Người cam đoan


Nguyễn Hà Việt Quốc

iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi gởi đến Quý thầy cô trường Đại học Nha Trang lòng biết ơn
sâu sắc. Bằng sự đam mê, yêu nghề và trách nhiệm cao cả, các thầy cô đã làm việc hết
mình, không ngại khó khăn đến KiênGiang một n ơ i xa xôi để truyền đạt kiến thức
cho chún gtôi.
Tôi xin chân thành biết ơn Thầy Hồ Huy Tựu và Thầy Lê Chí Công đã nhiệt
tình, rất có trách nhiệm, tận tâm trong công việc đã dành rất nhiều thời gian hướng dẫn
và giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn chi Cục thống kê, Sở Công Thương, Sở
LĐ –TBXH, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang đã cung cấp số liệu,
đóng góp ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH ...............................................................................................................................9
1.1. Những vấn đề về văn hóa tâm linh ...........................................................................9
1.1.1. Văn hóa..................................................................................................................9
1.1.2. Tâm linh...............................................................................................................10
1.1.3. Văn hóa tâm linh .................................................................................................13
1.2. Những vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh.............................................................14
1.2.1. Quan niệm về du lịch và du lịch văn hóa ............................................................14
1.2.2. Du lịch văn hóa tâm linh .....................................................................................15
1.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch tâm linh ................................................18
1.3.1. Tài nguyên du lịch ...............................................................................................18
1.3.2. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch ...........................................................19
1.4. Một số kinh nghiệm rút ra cho du lịch văn hóa tâm linh Kiên Giang ....................22
Kết luận chương 1 .........................................................................................................24
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH CỦA TỈNH KIÊN GIANG....................................................................25
2.1. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam ................................25
2.2. Đánh giá khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang.................28
2.3. Đánh giá tổng quát về tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của Kiên Giang.........29
2.3.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................29
2.3.2. Đơn vị hành chính ...............................................................................................30
2.3.3. Tài nguyên đất .....................................................................................................30
2.3.4. Tài nguyên nước ..................................................................................................31
v


2.3.5. Tài nguyên biển.............................................................................................................31
2.3.6. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................................31
2.3.7. Vùng du lịch trọng điểm tại Kiên Giang ...................................................................32
2.4. Các hình thức du lịch tâm linh tai Kiên Giang.......................................................34

2.4.1. Hình thức cá nhân................................................................................................34
2.4.2. Hình thức tập thể .................................................................................................34
2.5. Các điểm đến tiêu biểu của du lịch văn hóa tâm linh ở Kiên Giang............................35
2.5.1. Di tích tôn giáo ....................................................................................................35
2.5.2. Di tích tín ngưỡng................................................................................................47
2.6. Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu ở Kiên Giang ...........................49
2.6.1. Du lịch tham quan các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ............................................49
2.6.2. Du lịch tham gia các nghi lễ di tích tôn giáo, tín ngưỡng ...................................50
2.6.3. Du lịch tham gia các nghi lễ di tích tôn giáo, tín ngưỡng ...................................50
2.7. Hiện trạng chung du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Kiên Giang.........................................51
2.7.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ................................................................................................51
2.7.2. Hệ thống cơ sở lưu trú ..................................................................................................52
2.7.3. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống ............................................................................52
2.7.4. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành .............................................................................53
2.7.5. Phương tiện vận chuyển khách du lịch........................................................................53
2.7.6. Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí ..........................54
2.7.7. Đánh giá của du khách về tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Kiên Giang ...55
2.8. Đặc điểm khách du lịch văn hóa tâm linh ở Kiên Giang........................................58
2.8.1. Độ tuổi .................................................................................................................58
2.8.2. Giới tính...............................................................................................................59
2.8.3. Trình độ học vấn..................................................................................................60
2.8.4. Mục đích đi du lịch..............................................................................................61
2.8.5. Thời điểm đi du lịch ............................................................................................61
2.8.6. Độ dài chuyến đi..................................................................................................61
2.9. Đánh giá chung hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Kiên Giang .......................62
2.9.1. Đánh giá khai thác theo nhà quản lý ...................................................................62
2.9.2. Mặt đạt được........................................................................................................68
2.9.3. Mặt tồn tại và hạn chế .........................................................................................69
vi



2.10. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế..........................................................70
2.11. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch văn
hóa tâm linh tỉnh Kiên Giang ........................................................................................71
2.11.1. Điểm mạnh ........................................................................................................71
2.11.2. Điểm yếu .....................................................................................................................72
2.11.3. Cơ hội ..........................................................................................................................73
2.11.4. Thách thức...................................................................................................................74
Kết luận chương 2 ...................................................................................................................74
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LICH VĂN HÓA TÂM
LINH TỈNH KIÊN GIANG ................................................................................................76
3.1. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang ...............................................................76
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch........................................................................................76
3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tâm linh .........................................................................77
3.1.3. Các định hướng phát triển ............................................................................................77
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Kiên Giang.........80
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý.......................................................................................80
3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật...............................................................83
3.2.3. Giải pháp phát triển nhân lực .......................................................................................84
3.2.4. Giải pháp thị trường du lịch .........................................................................................85
3.2.5. Giải pháp sản phẩm du lịch ..........................................................................................86
3.2.6. Giải pháp quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển du lịch ........................................90
3.3. Đề xuất một số kiến nghị.................................................................................................93
3.3.1. Kiến nghị với tỉnh Kiên Giang và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kiên Giang ....93
KẾT LUẬN .............................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................98
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD & ĐT

:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ VH-TT-DL

:

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DL

:

Du lịch

GS

:


Giáo Sư

NNL

:

Nguồn nhân lực

NXB

:

Nhà xuất bản

PTTH

:

Phổ thông trung học

Sở LĐ-TB-XH

:

Sở Lao động-Thương binh-Xã hội

SXKD

:


Sản xuất kinh doanh

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

THCN

:

Trung học chuyên nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VCCI

:


Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục chùa Bắc tông tại Kiên Giang .....................................................41
Bảng 2.2: Danh mục chùa Nam tông tại Kiên Giang ....................................................45
Bảng 2.3 Danh sách nhà thờ tại Kiên Giang .................................................................46
Bảng 2.4 Danh sách Đình tại Kiên Giang .....................................................................49
Bảng 2.5. Thống kê các cơ sở kinh doanh du lịch Kiên Giang .....................................51
Bảng 2.6: Số liệu hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .................52
Bảng 2.7. Đánh giá của du khách về tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang
.......................................................................................................................................56
Bảng 2.8. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về độ tuổi. ..........................................................59
Bảng 2.9. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về giới tính. ........................................................59
Bảng 2.10. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về trình độ học vấn. .........................................60
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của chuyên gia ................................................................62

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chánh tỉnh Kiên Giang .............................................................30
Hình 2.2. Kiến trúc chùa Bắc tông. ...............................................................................38
Hình 2.3. Kiến trúc chùa Nam tông...............................................................................43
Hình 2.4 Đình thờ anh hùng Nguyễn Trung trực ..........................................................48

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
(1) Giới thiệu chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:
Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích
của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa
từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều
người biết đến qua các danh thắng nổi tiếng là Ba Hòn, U Minh Thượng và đảo Phú
Quốc. Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Kiên Giang vẫn chưa có những bước phát
triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến, điểm
đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt
nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên. Xuất phát từ thực tế tác giả
quyết định chọn đề tài: “khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh
Kiên Giang”
Với đề tài này, luận văn đã được hoàn thiện với các mục tiêu chính là: Xây dựng
khung phân tích để đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của Kiên Giang.
Đánh giá hiện trạng của du lịch văn hóa – tâm linh tại Kiên Giang. Đề xuất các giải
pháp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh
của Kiên Giang. Trên quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả có sử
dụng phương pháp so sánh và tổng hợp các số liệu của về du lịch của Kiên Giang
trong quá khứ và hiện tại, cũng như so sánh các chỉ tiêu, số liệu kết quả hoạt động du
lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc đánh giá
các điểm số trong quá trình phân tích.
(2) Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn thu thập số liệu thứ cấp từ
các sở ban ngành, thu thập ý kiến của chuyên gia và điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện thực tế tại địa phương và hình thành nên bảng câu hỏi điều tra. Sau khi bảng câu
hỏi đã được hiệu chỉnh, tiến hành lấy ý kiến phỏng vấn của khách du lịch tại địa bàn
xi



tỉnh Kiên Giang với kích thước là 250 mẫu trong đó có 229 mẫu hợp lệ. Sử dụng các
phương pháp định tính như: thống kê, phân tích, so sánh để tìm ra những tiềm năng du
lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai
thác hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang trong
tương lai.
(3) Kết quả nghiên cứu:
Luận văn cũng đã làm rõ thêm nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn về du lịch
văn hóa tâm linh. Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh đến quá trình phát triển chung
của du lịch tỉnh Kiên Giang. Đồng thời đưa ra các khái niệm về du lịch văn hóa tâm
linh. Trình bày phân tích sâu sắc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành
du lịch Kiên Giang nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng.
Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách toàn diện sâu sắc về du lịch
văn hóa tâm linh tại Kiên Giang. Luận văn đã đưa ra kết luận cơ bản với các thành tựu
đã đạt được cũng như tồn tại, nguyên nhân chủ yếu và giải pháp đặt ra với ngành du
lịch tại Kiên Giang trong thời gian tới.
(4) Các kết luận và kiến nghị chính:
Luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước, cơ quan ban
ngành quản lý trực tiếp du lịch tại Kiên Giang là tăng cường nghiên xúc tiến đầu tư
quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa địa phương, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, lãnh đạo các khu du lịch phải đi đầu trong công tác phát triển hình ảnh du lịch
Kiên Giang. Hoàn thiện cơ cấu nhân sự phục vụ ngành du lịch văn hóa tâm linh tại
Kiên Giang.
Từ khóa: Văn hóa tâm linh; du lịch Tâm Linh Kiên Giang; Du lịch Văn hóa Kiên Giang;

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị
trường du lịch hấp dẫn thu hút các quốc gia của các châu lục khác. Phát triển du lịch
tạo điều kiện cho du khách hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm du lịch, các nền văn
minh, các đặc trưng văn hóa, các công trình tuyệt tác không chỉ của thiên nhiên mà có
sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua các thời đại. Với nhu cầu
ham hiểu biết, con người ngày càng tập trung vào các vấn đề không thuộc phạm vi vật
chất, mà là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, tinh thần đặc biệt là hoạt động
mang tính triết lý, trải nghiệm.
Cùng với sự thay đổi nhận thức thế giới quan và sự phát triển của những tôn
giáo, các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành hương ngày càng phát
triển. Với tiềm năng tài nguyên nhân văn và truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng, tại các
quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…loại hình du lịchvăn hóa tâm
linh đã trở thành một hình thức du lịch đem lại hiệu quả cho đất nước. Hàng năm, các
cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức các
chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du khách đến các thánh tích của nhau. Ở châu Âu,
đặc biệt là nước Ý cũng tổ chức nhiều đoàn khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các
khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia cùng châu lụ
và sang các quốc gia châu Á. Đối với Việt Nam, văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn
minh lúa nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vì thế tâm linh của người Việt trong
tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất
nhiều hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các lễ hội tôn giáo, văn hóa đa
dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền. Tuy cũng có rất nhiều điều
kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóatâm linh nhưng chưa được các cấp, ngành
và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm khai thác.
Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng
ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát
tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày
xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều
người biết đến qua các danh thắng nổi tiếng là Ba Hòn, U Minh Thượng và đảo Phú
1



Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về
thuỷ sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất
ở Đồng bằng sông Cửu Long (Anh Động – Nguyễn Diệp Mai, 2008). Theo thống kê,
Kiên Giang hiện có hơn 200 di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, danh lam thắng
cảnh, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 34 di tích được công nhận di tích cấp Quốc gia
và cấp tỉnh, tập trung nhất là ở Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Lương, Hòn Đất,
U Minh Thượng. Chín di tích lịch sử, hơn 10 di tích kiến trúc văn hóa, có thể kể đến
đình Nguyễn Trung Trực - nơi thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với chiến
công hiển hách “Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ
thần”, chùa Tam Bảo (Sắc sứ Tam Bảo Tự), đình Vĩnh Hòa, mộ Huỳnh Mẫn Đạt –
một danh nhân văn hóa đất Kiên Giang; Tháp bốn sư liệt sĩ (Tháp Cù Là), chùa Láng
Cát, chùa Phật Lớn là di tích cách mạng tiêu biểu của đồng bào dân tộc Khmer. Di tích
lịch sử văn hóa chùa Phù Dung, tại đảo Phú Quốc có chùa hộ quốc một trong những
chùa lớn của Kiên Giang.
Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Kiên Giang vẫn chưa có những bước phát
triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến, điểm
đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt
nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên. Sản phẩm du lịch đơn điệu,
rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các dịch vu bổ sung. Các hoạt
động du lic̣h văn hóa tâm linh cò mang tính tự phát, thiếu quy củ, chưa thể tạo ra sự
thu hút đối với du khách quốc tế, và cũng là nguyên nhân khiến du khách đến đây
thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít.Trong bối cảnh trên, viêc ̣ lựa chọn môt ̣phương
thức tiếp cân ̣ mới sao cho vừa khai thác đươc những tiềm năng du lic̣h văn hóa tâm
linh đa dang và phong phúvừa han ̣ chế những tác đông xấu tới viêc bảo tồn các di sản
văn hóa là rất cần thiết. Đề tài: “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của
tỉnh Kiên Giang” sẽgóp phần khơi dậy tiềm năng văn hóa tâm linh, đồng thời hướng
tới muc ̣ tiêu bảotồn các giá tri di sản văn hóa vât thể và phi vât thể của tỉnh.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
như: Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Lê Văn Quán với
nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (2007), Hoàng Quốc Hải với Văn hóa phong
tục (2007), Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ
2


(1997), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (2001),Văn Quảng với Văn hóa
tâm linh Thăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam
(2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh
(2011)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch
văn hóa tâm linh, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài này.
Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đề tài luận văn cao học
của Đoàn Thị Thùy Trang trường Đại học KHXH và NV “Tìm hiểu hoạt động du lịch
văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)” đã hệ
thống các cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch văn
hóa tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du
lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa.
Các nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo tại Kiên Giang cũng rất
nhiều, tiêu biểu là có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí trong nước viết về du lịch
Kiên Giang, một số đề tài luận văn cao học của trường Đại học Nha Trang cũng đã đi
sâu nghiên cứu về du lịch Kiên Giang ở nhiều góc độ khác nhau:
Nghiên cứu của Nguyễn Vương (2012): “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách
nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang. Từ mô
hình chất lượng dịch vụ của Parasuaraman phát triển phương pháp đánh giá chất lượng
dịch vụ để nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch của Phú Quốc. Khám phá các nhân
tố chất lượng dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của du khách
nội địa khi đi du lịch ở Phú Quốc, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố hàng đầu ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến Phú Quốc là: Hướng dẫn viên, Cơ sở lưu

trú, Phương tiện vận chuyển và Phong cảnh điểm đến. Tác giả cũng đã đánh giá thực
trạng du lịch ở Phú Quốc, định hướng phát triển du lịch và đề ra giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch cho Phú Quốc trong thời gian tới. Hạn chế của mô hình
nghiên cứu là chỉ giải thích được vấn đề nghiên của ở mức độ trung bình khi nhân
rộng ra tổng thể, còn lại là do các yếu tố khác - mà mô hình chưa đề cập - tác động đến
sự hài lòng của du khách. Mô hình nghiên cứu này chỉ đánh giá đến sự hài lòng của du
khách.Trong khi nghiên cứu của tác giả đi xa hơn đến việc đánh giá ý định quay trở lại
của du khách.
3


Lưu Thanh Đức Hải & Nguyễn Hồng Giang (2011) đã Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang. Tạp chí khoa
học, 2011:19b, trang 85-96. Kết quả cũng cho thấy trong phạm vi của nghiên cứu điển
hình 295 du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng của du khách có liên quan đến năm
thành phần: (1) tiện nghi cơ sở lưu trú, (2) phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) thái
độ hướng dẫn viên, (4) hạ tầng cơ sở và (5) hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14
biến quan sát. Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy năm thành phần
nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách. Trong đó, thái độ
hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là hình thức
hướng dẫn viên, sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở và cuối cùng là
tiện nghi cơ sở lưu trú. Đối với thái độ hướng dẫn viên, đây là yếu tố tác động mạnh
nhất đến sự hài lòng của du khách, trên cơ sở phát hiện của nghiên cứu này các công ty
du lịch tại địa phương cần quan tâm hơn nữa về thái độ ứng xử cũng như kỹ năng giao
tiếp cho hướng dẫn viên của mình. Đối với ngoại hình của hướng dẫn viên, đây là yếu
tố tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của du khách. Trong đó, hai yếu tố diện mạo,
trang điểm và sự chỉnh tề của trang phục là hai yếu tố tác động lớn nhất đến hình thức
hướng dẫn viên. Đối với sự thoải mái phương tiện vận chuyển, đây là yếu tố tác động
mạnh thứ ba đến sự hài lòng của du khách. Trong đó, ghế ngồi rộng rãi, thoải mái và
độ ngã thân ghế rất tốt là hai yếu tố tác động lớn nhất đến sự thoải mái phương tiện

vận chuyển. Đối với hạ tầng cơ sở phục vu du lịch, đây là yếu tố tác động mạnh thứ tư
đến sự hài lòng của du khách. Đây là yếu tố thuộc tầm vĩ mô của tỉnh vì vậy để du
khách hài lòng về hạ tầng cơ sở thì tỉnh Kiên Giang cần có sự đầu tư hoàn chỉnh về hệ
thống điện, đường, trường, trạm. Trong đó, yếu tố dịch vụ internet công cộng tác động
mạnh nhất đến hạ tầng cơ sở. Cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú, đây là yếu tố tác
động thấp nhất đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch, nhưng đây lại là một yếu
tố rất quan trọng mỗi khi đi du lịch. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú đòi
hỏi sự hợp tác từ phía khách sạn, nhà nghỉ cho đến chính quyền địa phương nhằm làm
hài lòng du khách. Hai yếu tố phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát và nhà vệ sinh rộng rãi,
sạch sẽ chính là các yếu tố tác động mạnh nhất đến tiện nghi cơ sở lưu trú.
UBND tỉnh Kiên Giang – Sở văn hóa thể thao và du lịch (2011) đã Báo cáo
tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, Kiên Giang, tháng 11 năm 2011. Quy hoạch tổng thể phát triển
4


du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ 4
vùng du lịch trọng điểm của tỉnh gồm: Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận,
Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận, U Minh Thượng và phụ cận. Thị xã Hà Tiên là điểm
du lịch quốc gia và định hướng đến năm 2020 trở thành đô thị du lịch văn hóa. Đặc
biệt, đối với Phú Quốc, do có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du
lịch, từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch đảo Phú Quốc. Hệ thống cơ sở vật chất đang được đầu tư, nhiều khu du lịch
nghỉ dưỡng chất lượng cao đã và đang hình thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ du lịch của tỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Thúc
đẩy phát triển 4 vùng du lịch trọng điểm. Trước hết là vùng du lịch Phú Quốc. Tỉnh đã
xác định được cụ thể diện tích đất các khu, điểm du lịch là 5.096 ha. Với vùng du lịch
Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận: Đã phê duyệt 2 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 với
diện tích 777 ha và 18 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.768 ha. Vùng du lịch
Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận: Đã phê duyệt 2 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 với diện

tích 279 ha và 7 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 với diện tích 586 ha. Vùng du lịch U Minh
Thượng và phụ cận: Đã phê duyệt các quy hoạch chi tiết như Khu căn cứ Tỉnh uỷ.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2009): "Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại
Đại học Nha Trang. Nghiên cứu xác định nhân tố cụ thể tác động đến lòng trung thành
của du khách nội địa, kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và cách
thức thể hiện lòng trung thành của du khách nội địa hướng tới Nha Trang. Lòng trung
thành của du khách là sự thỏa mản của du khách về Nha Trang được nghiên cứu ghi
nhận thông qua năm nhân tố (Sự thỏa mãn về: cơ sở vất chất; các dịch vụ phụ trợ; mức
độ hợp lý của các dịch vụ; chất lượng dịch vụ; địa điểm vui chơi giải trí). Thể hiện
lòng trung thành của khách du lịch nội địa tại Nha Trang chịu tác động bởi hai tiền đề
cơ bản: (i) sự thỏa mãn và (ii) nhu cầu về sự đa dạng. Đồng thời lòng trung thành này
được thể hiện thông qua hai hành vi: (i) giới thiệu điểm đến cho bạn bè và người thân
và (ii) thăm lại điểm đến. Hạn chế của Đề tài với nội dung nghiên cứu “các nhân tố tác
động đến lòng trung thành của du khách hướng về Nha Trang” phạm vi nghiên cứu chỉ
dừng lại ở đối tượng là “khách du lịch nội địa”, nên kết quả của đề tài chưa bao quát
hết được các tình huống trong quá trình phân tích tổng quan cũng như lấy mẫu.
Tóm lại, khoa học du lịch Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng có sự phát triển
nhanh chóng. Các nghiên cứu gần đây đã tiếp cận và ứng dụng các phương pháp tiên
5


tiến của thế giới trong việc phân tích hành vi du lịch của du khách. Tuy nhiên, cách
tiếp cận nghiên cứu về hành vi du lịch ở nước ta còn đơn lẻ ở các khía cạnh nhỏ trong
mối quan hệ với du lịch văn hóa tâm linh, chủ yếu tập trung nghiên cứu sự “thỏa mãn”
của du khách đối với điểm đến du lịch, và cũng đã có các công trình nghiên cứu về
hành vi du lịch của du khách (sự thỏa mãn và lòng trung thành) đối với hình ảnh du
lịch văn hóa tâm linh. Nhìn chung chưa có nghiên cứu nào tại Kiên Giang nghiên cứu
về du lịch văn hóa tâm linh.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các
tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang, phù hợp với chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của thủ tướng chính phủ.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng khung phân tích phù hợp để đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa –
tâm linh của một địa phương.
- Đánh giá hiện trạng của du lịch văn hóa – tâm linh tại Kiên Giang nhằm rút ra
những mặt thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng, cũng như chỉ ra cơ
hội và thách thức để phát triển du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du
lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng của nghiên cứu
Tài nguyên du lịch văn hóa - tâm linh, tiềm năng và lợi thế về du lịch văn hóa tâm linh của Kiên Giang, thực trạng và giải pháp khai thác du lịch văn hóa - tâm linh
của Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Du lịch Kiên Giang, dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập và phân tích từ
các nguồn từ các sở ban ngành liên quan đến du lịch kiên giang, số liệu sử dụng là số liệu
từ năm 2012 đến nay. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 250 du khách trong năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng cách sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu
định tính qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm xây dựng các mục hỏi khảo sát. Nghiên
6


cứu chính thức được thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua
bảng câu hỏi chính thức. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là từ 250 khách du lich,
được thực hiện dự kiến từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2015. Các phương pháp phân tích
thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát.
6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của nghiên cứu

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu sau về việc nghiên cứu và đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên
Giang. Đây là một đề tài hoàn toàn mới chưa từng được nghiên cứu trước đó ở trình độ
cao học.
Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra được những quan điểm mới về
việc xác định tiềm năng thực sự về du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang, từ đó
giúp cho việc đưa ra những chiến lược phát triển của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang
đúng đắn và phù hợp hơn trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay của ngành du lịch.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, nội dung chính của Luận văn được tác
giả bố cục thành 3 chương với nội dung vắn tắt như sau:
Phần mở đầu :Giới thiệu tổng quan về luận văn và vấn đề nghiên cứu.
Phần mở đầu chủ yếu đi giới thiệu lược khảo các tài liệu từ đó tìm ra khe hỏng
của nghiên cứu, đề xuất nghiên cứu mới. Nêu lên mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu đối với thực tế.
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh.
Cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa tâm linh. Du lịch văn hóa tâm linh đang là
một hình thức phát triển rất mạnh ở nhiều nơi. Du lịch tâm linh luôn gắn với đức tin và
hướng thiện. Nó khai thác yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian hoặc lịch sử
dân tộc.
Chương 2: Xác định và đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh
Kiên Giang.
Giới thiệu chung về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu
thực trạng du lịch tại Kiên Giang. Trong đó nghiên cứu tình hình chung du lịch tâm
7


linh tại Kiên Giang. Phân tích hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch văn
hóa tâm linh tại Kiên Giang.
Chương 3: Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh

Kiên Giang.
Đề ra các giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên
Giang. Trong đó có giải pháp phát triển các vùng du lịch tâm linh trọng điểm. Giải
pháp hoàn thiện đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch. Giải pháp hoàn thiện kiện toàn bộ
máy nhà nước quản lý trực tiếp.Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm du lịch tại
Kiên Giang.
Kết luận và khuyến nghị.
Trong kết luận tác giả chỉ ra những nguồn tài nguyên du lịch phong phú tại Kiên
Giang. Từ đó mạnh dạn đề xuất kiến nghị đối với các sở ban ngành liên quan tới quá
trình phát triên du lịch Kiên Giang. Tạo thương hiệu du lịch tâm linh tại Kiên Giang
trong mắt du khách là điểm đáng đến an toàn và thân thiện.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
1.1.

Những vấn đề về văn hóa tâm linh
Khái niệm văn hóa tâm linh mới chỉ xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Nó ra

đời khi mà con người có bao vấn đề xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo chưa có câu trả
lời. Họ phân vân liệu tâm linh có phải là tín ngưỡng tôn giáo hay không và nên phải ứng
xử như thế nào khi xã hội bước vào văn minh hiện đại xã hội chủ nghĩa. Một nhiệm vụ
đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải tìm ra bản chất của văn hóa tâm linh. Văn hoá tâm
linh là một khái niệm hợp nhất bởi hai yếu tố văn hoá và tâm linh. Để hiểu được khái
niệm này cần phải phân tích ý nghĩa của hai thuật ngữ văn hóa và tâm linh.
1.1.1. Văn hóa
Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hội loài người.

Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển con người –
xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó là cả một quá trình rất lâu dài.
Ngay khi đứng trên góc nhìn của một khoa học thì các nhà nghiên cứu cũng có những
quan niệm rất khác nhau về văn hoá. Do vậy, sự bùng nổ các định nghĩa về văn hoá là
tất yếu, khiến cho người ta chỉ có thể tập hợp theo nhóm chứ không thể liệt kê đây đủ, chi
tiết từng định nghĩa. Theo sự thống kê của nhà nghiên cứu người Nga (Ca-rơ-min, 2006),
đến nay con số định nghĩa văn hoá có thể lên tới 500 định nghĩa và ông đã phân chia số
định nghĩa ấy thành 14 nhóm. Còn theo hai nhà nhân loại học Hoa Kỳ là (Croeber và
Kluckholn, 2003) thì trong giới nghiên cứu phương Tây có 6 nhóm định nghĩa về văn hoá.
Sự phong phú của quan niệm văn hóa giúp ta có cái nhìn đa chiều về nó.
Từ khi UNESCO phát động "Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá" (1988-1997),
nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã chú trọng nghiên cứu lý luận về văn hoá. Nhìn
chung, các nhà nghiên cứu đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh để xem xét các vấn đề văn hoá. Tuy nhiên, do văn hoá là hiện tượng vô
cùng phức tạp, các nhà nghiên cứu lại nghiên cứu văn hoá từ những phương diện, góc
nhìn khác nhau, nên các quan niệm về văn hoá cũng khác nhau. Vì vậy, để tránh lạc lối
trong nghiên cứu về bản chất của văn hoá, trước hết, chúng ta có thể phân thành hai
loại quan niệm về văn hoá: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Từ góc độ tiếp cận Triết
học Mác – xít, các nhà nghiên cứu ở nước ta đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về bản chất
và vai trò của văn hoá. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, nói văn hoá là nói tới
9


con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn
thiện con người, hoàn thiện xã hội. Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là tính sáng tạo
và tính nhân văn, văn hoá đóng vai trò là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế
xã hội. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề phạm vi thực tồn của văn hoá lại có những quan
niệm khác nhau. Quan niệm cho rằng, văn hoá là một loại quan hệ đặc thù riêng có của
con người. Đó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong ý thức con người với thế giới
hiện thực. Từ quan niệm này, nhà nghiên cứu Phan Ngọc khẳng định: Văn hoá là mối

quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với thế giới
thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn
tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá
dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay
tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác (Mai Thanh Hải,
1998). Dựa trên quan niệm giá trị, Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Văn hoá là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội (Trần Ngọc Thêm, 1997).
Tất nhiên, ở đây giá trị cần được hiểu không chỉ là một loại "thước đo" hoàn
toàn mang tính chủ quan. Giá trị được nhận thức là thuộc tính của sự vật có ích cho
con người khi quan hệ với con người. Giá trị được quyết định bởi cấu trúc, tính chất và
công năng của bản thân sự vật nhưng chỉ phát lộ trong quan hệ với con người. Do đó,
giá trị không hoàn toàn mang tính chủ quan mà có cả mặt khách quan và mặt chủ
quan. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên còn nhấn mạnh: "Tất nhiên, toàn bộ giá trị ở đây là
những sản phẩm có ích, thoả mãn nhu cầu nhân sinh, đáp ứng sự phát triển - tiến bộ
của xã hội. Bởi những sản phẩm do con người sáng tạo ra không những không đáp ứng
nhu cầu tiến bộ, mà còn phản tiến bộ, đó là sản phẩm phản văn hoá" (Nguyễn Văn
Huyên, 2002)
Như vậy, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, tức tất cả những gì phi tự nhiên là văn
hóa, thì nó vừa giá trị, vừa lại phản giá trị. Nhưng văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ
là giá trị mà thôi. Thuật ngữ văn hóa tâm linh được dùng là theo nghĩa hẹp.
1.1.2.

Tâm linh

1.1.2.1.

Khái niệm


Theo nhà tâm lý học (Freud, 1890), con người là thực thể đa chiều. Trong đó có
3 kích thước cơ bản: bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản
10


chất này được tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con người. Bản chất
sinh học và bản chất xã hội thì đã được nghiên cứu rất nhiều, nên tuy đây không còn là
vấn đề nữa nhưng việc nhận định nó thì đã khá xác định. Còn bản chất tâm linh thì ít
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi có thời người ta coi nó không phải là
đối tượng của khoa học, mà là đối tượng của huyền môn. Vì thế, tâm linh đã phải chịu
không ít hiểu lầm và ngộ nhận.
Như vậy, cái tâm linh không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học mà còn
là đối tượng của khoa học. Và không chỉ có nghiên cứu về nó, người ta còn có thể đề
ra những phương pháp phát triển tâm linh của con người bằng những thể nghiệm,
những thực nghiệm về nó. Từ đây chí ít ở lĩnh vực đời sống tâm linh, tôn giáo và khoa
học không còn loại trừ nhau như nước với lửa nữa, mà có thể gần gụi nhau, thúc đẩy
nhau làm phong phú lẫn nhau nhằm đưa con người đến một sự phát triển hài hòa ở tất
cả các mặt sinh học – xã hội – tâm lý – tâm linh.
1.1.2.2.

Đặc điểm của tâm linh

Theo (Sigmund Freud, 2002) tâm linh được chia ra thành ba đặc điểm lớn sau:
Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con
người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người. Điều đó
đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì trong đầu
người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh.
Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người. Ý thức
của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về
cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao cả.

Thứ ba, tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con
người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia,
hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về
cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã cho mình, cứu mình. Ý thức biết ơn này có sức
hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản.
Như vậy, tâm linh do các tác giả quan niệm đều thể hiện nó gắn với con người,
ở trong con người. Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đều tồn tại tâm linh
và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đời thường và tâm linh trong
cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo.
11


1.1.2.3. Hình thức của tâm linh
Theo (Sigmund Freud, 2002) tâm linh bao gồm các hình thức sau:
Tâm linh trong đời sống cá nhân: Trong đời sống cá nhân của những người theo
tôn giáo thì suốt đời họ chỉ mang niềm tin thiêng liêng vào Chúa và Phật. Trong họ lúc
nào cũng thường trực đời sống tâm linh. Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâm
linh khá phong phú nhưng không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh. Đời
sống tâm linh của người đó chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời gian thiêng xuất
hiện.
Tâm linh trong đời sống gia đình: Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng
máu thịt thiêng liêng nhất, lôi cuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy
trì những giá trị thiêng liêng chuyển giao cho con cháu. Những giá trị tâm linh là hết
sức bền vững, là hằng số của văn hóa gia đình.
Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã: Cái cột chặt con người trong làng
xã xưa kia không phải chỉ có quan hệ lãnh thổ, kinh tế mà còn có nhiều quan hệ khác
đó là thế giới tâm linh. Vậy tâm linh ở đây biểu hiện ra những gì? Đó là thần tượng
thiêng liêng về các anh hùng có công dựng làng, giữ nước đang được tôn thờ trong
những không gian thiêng liêng, những ngôi đình đền. Ở những không gian thiêng liêng
ấy, hàng năm lễ thần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng

được củng cố. Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng
nhắc nhở xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa. Đoàn tụ gần gũi nhau hơn lại đến với
những trái tim con người làng xóm. Đồng thời nếp sống cộng đồng hàng ngày, tình
làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần,... đều là
những sợi dây tình cảm vô cùng thiêng liêng cố kết xóm làng, củng cố khối cộng đồng.
Đó là những quan hệ thiêng liêng nhất trong đời sống cộng đồng làng xã.Nó là cái nền
vững chắc nhất trong mối quan hệ làng xã. Nó biểu thị khía cạnh thiêng liêng nhất
trong bản sắc văn hóa xóm làng, cũng là văn hóa dân tộc. Những biểu tượng, những
mối quan hệ cộng đồng thiêng liêng ấy, là cơ sở, là động lực, là niềm tin để dân ta trụ
vững, phát triển cho đến ngày nay.
Tâm linh với Tổ quốc giang sơn đất nước: Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc
hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc. Gần mới đây trong đánh Mỹ ta thường nói bằng
cả sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử, sức mạnh truyền thống. Đó chẳng phải là vô hình
12


trừu tượng mà là hình ảnh thiêng liêng từ Hữu Nghị quan đến mũi Cà Mau. Là núi cao
biển rộng sông dài. Là cây đa bến nước, mái đình, những hình ảnh thiêng liêng về làng
xóm. Là những mảnh đất thiêng liêng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, oai hùng còn
đó. Là hình ảnh Bác Hồ gần gũi thân thương vĩ đại. Là những tượng đài, nấm mộ trong
nghĩa trang liệt sỹ nhắc nhở. Là hình ảnh lá cờ thiêng liêng vẫy gọi...Từ những hình
ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi
bước ta đi". Làm sao đừng để kinh tế thị trường có đạo tặc vô hình gặm nhấm dần làm
mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong ý thức con người hôm nay và
các thế hệ tiếp theo.
Tâm linh trong văn học nghệ thuật: Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật
là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác
phẩm làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn. Mà muốn được như vậy,
nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn
sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất.

Tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo: Tâm linh được thể hiện trong rất nhiều mặt
của đời sống tinh thần, có cả trong tín ngưỡng tôn giáo.Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh
vực đặc biệt trong đời sống tâm linh.
1.1.3.

Văn hóa tâm linh

1.1.3.1.

Khái niệm

Những khái niệm văn hóa ở trên chưa trực tiếp nhắc tới chữ tâm linh nhưng đã
có những chữ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, những chữ này đều gắn với
niềm tin thiêng liêng.Vì vậy, khi nói đến văn hoá tâm linh, nội dung quan trọng phải
đề cập đến là niềm tin, là cái thiêng liêng cao cả. Văn hoá tâm linh được hiểu là văn
hoá biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm
tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo (Nguyễn Đăng Duy, 1997).
1.1.3.2. Thành tố của văn hóa tâm linh
Theo (Toan Ánh, 1991), Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hữu hình và văn
hóa vô hình. Văn hóa hữu hình như các không gian thiêng liêng (đình, chùa, phủ, nhà
thờ...) hay các biểu tượng thiêng (tượng Phật, tượng Chúa...). Văn hóa tinh thần là
những ý niệm thiêng liêng trong đầu con người. Những ý niệm đó phải được thể hiện
qua hành động của họ. Vì vậy, văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hành động.
13


×