Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 126 trang )

Header Page 1 of 16.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM THU HỒNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
MAY SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM THU HỒNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI


CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
MAY SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. MAI THANH LOAN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 15
tháng 08 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh hội đồng

1


GS.TS. Võ Thanh Thu

Chủ tịch

2

PGS.TS. Bùi Lê Hà

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 2

4

TS. Võ Tấn Phong

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM THU HỒNG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 25 / 07 / 1985

Nơi sinh: Tp. HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1341820122

I-Tên đề tài

Nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần SX-TM May Sài Gòn
II-Nhiệm vụ và nội dung
Nhiệm vụ: nghiên cứu thực trạng để tìm ra giải pháp
Nội dung: tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cũng như sự tác động từ
các yếu tố khách quan và chủ quan đến Công ty Cổ phần SX-TM May Sài Gòn và
từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp .
III-Ngày giao nhiệm vụ: tháng 1 / 2015
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: tháng 7 /2015
V-Cán bộ hướng dẫn: TS. Mai Thanh Loan
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Footer Page 4 of 16.

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


Header Page 5 of 16.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn


PHẠM THU HỒNG

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
 Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn - nơi đã tạo những
điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu này;
 Tập thể cán bộ Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn đã tận
tình giúp đỡ cũng như cung cấp các thông tin hữu ích;
 TS. Mai Thanh Loan - là người đã tận tình hướng dẫn những kiến thức hết
sức quý báu;
 Lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh và Phòng Quản lý
khoa học - Khoa Đào tạo sau Đại học đã hỗ trợ thời gian cũng như các yếu
tố cần thiết khác;
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn!

Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

iii


TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, tác giả đã cố gắng đề xuất một số giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ngành dệt may trong giai
đoạn hội nhập của nền kinh tế .
Một số nội dung đạt được bao gồm:
 Thứ nhất, tác giả đã tổng hợp lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có gắn kết với đặc thù của doanh nghiệp dệt may.
 Thứ hai, tác giả vận dụng công cụ, kiến thức chuyên ngành để đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp .


Thứ ba, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi với hoài bão góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay.

Với một số đóng góp trên, tác giả hy vọng luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho
các bạn sinh viên chuyên ngành và doanh nghiệp .

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

iv

ABSTRACT
In this research, the author has tried to suggest some appropriate measures to
enhance the competitiveness of the textile industry enterprises in the period of
economic integration.


Some content achieved include:
 First, the author synthesized the general theory of competitiveness of
enterprises linked to the characteristics of textile enterprises.
 Second, the author manipulated tools, specialized knowledge to assess the
competitiveness of enterprises.
 Third, the author suggested some possible solutions with ambition contribute
to improving the competitiveness of businesses in the context of international
economic integration, with many opportunities and challenges today.

With some contributions above, the author hopes that the thesis can reference for
students and business majors.

Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................................viii


MỞ ĐẦU ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
5. Tổng quan nghiên cứu có liên quan .....................................................................5
6. Bố cục của đề tài ...................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP .......................................................................................................7
1.1 Lý thuyết chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................7
1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh ......................................................................7
1.1.2 Các mô hình phân tích , đánh giá năng lực cạnh tranh ................................10
1.1.3 Công cụ ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh .......... Error! Bookmark not
defined.

Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

1.2 Một số đặc thù của sản xuất kinh doanh hàng dệt may có tác động đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Một số đặc thù sản xuất kinh doanh của hàng dệt may .... Error! Bookmark
not defined.
1.2.2 Các phương thức sản xuất-xuất khẩu chủ yếu ........... Error! Bookmark not
defined.
1.2.3 Một số đặc điểm ngành dệt may Việt Nam............................................................18
1.2.4 Sơ nét thực trạng dệt may Việt Nam......................................................................20

1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt

may.................... ........................................................................................................20
1.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài .................................................................20
1.3.2 Các yếu tố môi trường bên trong ................................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒNError!
Bookmark
not
defined.
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC)
Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Lịch sử hình thành ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Bộ máy tổ chức ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Sản phẩm và cơ cấu doanh thu-chi phí ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Tình hình nhân sự .........................................................................................31
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn (GMC).........................32
2.2.1 Môi trường vĩ mô .........................................................................................32
2.2.2 Môi trường vi mô ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài…………………………………….39
2.3 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn (GMC)……………….40

Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

2.3.1 Tác động của các yếu tố môi trường bên trong…………………………..40
2.3.2 Chuỗi giá trị của Doanh nghiệp………………………………………….45
2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong………………………………….46

2.3.4 Định vị năng lực lõi của Công ty CP SX-TM May Sài Gòn……………48
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI
GÒN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020………………………….49
3.1 Một số tiền đề xây dựng giải pháp .....................................................................49
3.1.1 Những quan điểm cơ bản về phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam .....49
3.1.2 Dự đoán doanh thu của Công ty GMC năm 2015 .......................................51
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sản
xuất Thương mại May Sài Gòn năm 2015 và định hướng đến 2020 ........................53
3.2.1 Hình thành các giải pháp qua Ma trận SWOT……………………………53
3.2.2 Lựa chọn một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty GMC năm 2015 và định hướng đến năm 2020…………………………...55
KẾT LUẬN..........................................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC 1: SƠ NÉT THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT-MAY VN HIỆN NAY
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VN
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH, PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ĐỂ XÂY
DỰNG CÁC MA TRẬN
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ TỔNG HỢP SƠ BỘ CÁC MA TRẬN

Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI


:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GMC

:

Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn

HĐQT

:

Hội đồng Quàn trị

EFE

:

Ma trận bên ngoài

IFE

:

Ma trận bên trong

CMT


:

Cut-Make-Trim

NLCT

:

Năng lực cạnh tranh

OEM/FOB

:

Original Equipment Manufacturing

ODM

:

Original Design Manufacturing

OBM

:

Original Brand Manufacturing

WTO


:

World Trade Organization

TPP

:

Trans-Pacific Parnership

VN

:

Việt Nam

DN

:

Doanh nghiệp

Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài

13

Bảng 1.2 Ma trận các yếu tố bên trong

13

Bảng 1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

15

Bảng 2.1 Cơ cấu doanh thu của GMC giai đoạn năm 2010-2013

29

Bảng 2.2 Cơ cấu chi phí của GMC giai đoạn 2011-2014

30

Bảng 2.3 Lao động và thu nhập của người lao động của Công ty GMC

31

Bảng 2.4 Thông tin một số đối thủ cạnh tranh trong nước của GMC

36

Bảng 2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh với các đối thủ trong nước


37

Bảng 2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

39

Bảng 2.7 Tổng hợp chỉ số tài chính của công ty giai đoạn 2012- 2014

40

Bảng 2.8 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

46

Bảng 2.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

47

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may

50

Bảng 3.2 Các thị trường nhập khẩu từ Việt Nam 2012-2014

50

Bảng 3.3 Một số Doanh nghiệp xuất khẩu điển hình hàng dệt may 2014

51


Bảng 3.4 Dự đoán doanh thu của GMC năm 2015

52

Bảng 3.5 Mô hình SWOT của Công ty GMC

53

Bảng 3.6 Đầu tư tài chính

58

Bảng 3.7 Đầu tư vào Công ty con-Công ty TNHH May Tân Mỹ năm 2013 58
Bảng 3.8 Đầu tư vào Công ty May Sài Gòn Xanh năm 2013

Footer Page 13 of 16.

59


Header Page 14 of 16.

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Doanh nghiệp

11


Hình 1.2 Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành

22

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

27

Hình 2.2 Các sản phẩm dệt kim của Công ty May Sài Gòn

28

Hình 2.3 Các sản phẩm dệt thoi của Công ty May Sài Gòn

28

Hình 2.4 Mô hình chuỗi giá trị của Công ty GMC

46

Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dệt may - một ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam đang đứng trước sức ép

cạnh tranh của các nước trong cùng ngành. Ngoài ra do thiếu nội lực và năng lực
cạnh tranh thấp nên ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn xếp sau Trung Quốc, Ấn
Độ, Pakistan, Hàn Quốc…
Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại vừa và
nhỏ, do đó các doanh nghiệp này đang và sẽ khó tồn tại, chưa nói đến việc cạnh
tranh quốc tế nếu không liên kết hay hợp nhất với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù
được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đạt kim ngạch cao hơn so với các
doanh nghiệp trong nước với số liệu được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê cho
thấy: năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 10,7 tỷ USD
trong khi giá trị xuất khẩu của các Doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 7,3 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (Gamex Saigon js) một Công ty thành lập năm 1976 được khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh
với vốn điều lệ hơn 106 tỉ đồng (tính đến năm 2013). Là một công ty có bề dày kinh
nghiệm trong ngành may mặc với nguồn lực, nguồn vốn và trình độ chuyên môn
cao cộng thêm sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, Công ty Cổ
phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn cũng đang có nhiều thuận lợi và ưu thế về
nội lực nhưng song song đó là không ít những thách thức và cạnh tranh khốc liệt đối
với thị trường nội địa và sân chơi quốc tế .
Câu hỏi đặt ra


Làm thế nào để cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc tại chính thị trường
trong nước và thị trường thế giới?

Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

2



Những giải pháp tối ưu và linh hoạt nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và
tối ưu hóa công tác tiêu thụ sản phẩm cho năm 2015, định hướng đến năm
2020?
Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao

năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn” để
làm luận văn tốt nghiệp .

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát :
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh của công ty.
Mục tiêu cụ thể:
Tổng hợp cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm nền
tảng cho phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp .
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với công cụ,
phương pháp phù hợp .
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty từ
thực trạng đã đúc kết được .
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn .
Phạm vi nghiên cứu :

+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại
May Sài Gòn

Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.

3
Trong đó, đối thủ cạnh tranh của Công ty gồm các công ty trong nước lẫn
các công ty nước ngoài, song trong điều kiện nghiên cứu cho phép, phạm vi nghiên
cứu của đề tài xin được giới hạn ở các đối thủ cạnh tranh trong nước.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài đánh giá thực trạng trong giai đoạn
2012-2014 và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện cho những năm tiếp theo.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tại bàn:
+ Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp của đơn vị.
+ Lập phiếu khảo sát đánh giá của chuyên gia để xây dựng ma trận.
+ Vận dụng thống kê mô tả trong xử lý.
+ Diễn giải kết hợp với kiến thức chuyên ngành để đề xuất các giải pháp.
- Nghiên cứu tại hiện trường:
+ Thảo luận nhóm, khảo sát ý kiến chuyên gia để xác định các yếu tố thành
phần của các ma trận.
+ Khảo sát đánh giá của chuyên gia để tính toán các ma trận .
+ Xử lý dữ liệu trên Excel.
Công cụ sử dụng:
- Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của chuyên gia để hình thành các ma trận.
- Ma trận:

+ Ma trận đánh giá nội bộ IFE.
+ Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.
+ Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

4
+Ma trận SWOT .
- Phần mềm Excel để tính toán các ma trận, tổng hợp phiếu khảo sát.
Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu sơ cấp: thông tin từ phiếu khảo sát chuyên gia.
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Các bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2012 - 2014 của công ty.
+ Các Báo cáo của ngành dệt may VN.
+ Dữ liệu thu thập thông qua các nguồn: sách báo, internet.
5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

STT

Thời gian

Tác giả

Chủ đề

2000


Hassan Oteifa (chủ biên)

2002

Gari Gereffi

2

2003

Khalid Nadvi và John
Thoburn

3

2006

Ratnaka Adhikari và Yumiko
Yamamoto

Ngành may mặc Việt Nam-Giá trị gia
tăng
The international competitiveness of
Asian economies in the apparel
commodity chain
Vietnam in the global garment and
textile value chain: implications for
firms and workers
The textile and clothing industry:
Adjusting to the post-quota world


4

2008

Jodie Keane và Dirk Willem
te Velde

The role of textile and clothing industries
in growth and development strategies

5

2010

M.Zakir Hossain

Report on VietNam textile & garment
industry

6

2010

TGĐ. Đặng Đức Thành (Chủ
biên)

7

2011


TS. Đỗ thị Đông

8

2011

Ths. Nguyễn Thị Thu Trang

9

2012

PGS.TS Hà Văn Hội

10

2013

GS. W.Douglas Cooper

1

Footer Page 18 of 16.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thời kỳ hội nhập
Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan
hệ liên kết của các doanh nghiệp may
xuất khẩu ở Việt Nam

Phát triển thị trường cho ngành dệt may
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế
Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may
Việt Nam
A fresh look at the US/Chinese textile
and apparel supply chain question


Header Page 19 of 16.

5

11

2013

12

2013

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước
ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành
dệt may Việt Nam
Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của
TS. Hoàng Xuân Hiệp
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
TS. Đào Văn Thanh


Trong bài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời
kỳ hội nhập” các nhà nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia đã phân tích khá chi tiết
rõ nét về hai vấn đề : Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân và Năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp . Từ đó đưa ra hiện trạng năng lực cạnh tranh quốc gia của
nước ta cũng như những khó khăn liên quan đến xuất khẩu và đề ra một số giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam mang tầm vĩ mô về
các giải pháp hoàn thiện thể chế , hiệu quả quản lý của Nhà nước , cơ sở hạ tầng và
chủ yếu tập trung đẩy mạnh , cải tiến hệ thống quản lý , sắp xếp , đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước .
Một bài nghiên cứu gần đây mang tính cụ thể và đi sâu hơn về khía cạnh
nguồn nhân lực của Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp (2013) đã phân tích , đánh giá và chỉ
ra một trong những yếu tố cạnh tranh vô cùng quan trọng của doanh nghiệp Việt
Nam là nguồn nhân lực trong “Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam” .
Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều theo hướng tổng quan sau khi phân tích
các thế mạnh cũng như điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam và đề ra các giải
pháp vĩ mô khá giống nhau và chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may lớn của
Nhà nước mà chưa thực sự đi sâu và đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp tư nhân
vừa và nhỏ trong khi doanh nghiệp tư nhân chiếm 84% .
Các công trình nghiên cứu trước đây đã cung cấp khá nhiều thông tin rất
hữu ích về ngành dệt may nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng. Ngoài
ra các tác giả và nhà nghiên cứu trước đã đưa ra các chiến lược cạnh tranh và phát
triển ngành dệt may Việt Nam phù hợp và đúng đắn qua mỗi giai đoạn sau khi phân
tích và so sánh nội lực và năng lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy

Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.


6
nhiên một số yếu tố năng lực cạnh tranh cần đi sâu hơn là năng lực chủ động
nguyên liệu đầu vào, năng lực công nghệ, khả năng tự thiết kế, uy tín thương hiệu,
năng lực về đối ngoại của doanh nghiệp và cách thức tận dụng hiệu quả nhất năng
lực về nhân sự ở Việt Nam.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Luận văn gồm 3 chương chính như sau :
CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sản xuất
Thương mại May Sài Gòn
CHƯƠNG 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
Khái niệm năng lực cạnh tranh

1.1.1.


Khái niệm cạnh tranh:
Có rất nhiều định nghĩa về cạnh tranh , có thể điểm qua một vài hướng tiếp
cận như sau:
Theo Michael E.Porter: “ Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp” - Lợi thế cạnh tranh (2013)
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) : “ Cạnh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và
thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia):“Cạnh tranh là hành động ganh
đua , đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành
được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần
thưởng hay những thứ khác”
Theo Từ điển dành cho những người học nâng cao ,2010,Nhà xuất bản
Oxford University Press,trang 293 : “ Cạnh tranh là một tình trạng mà trong đó
những người hay tổ chức –doanh nghiệp đua tranh với nhau về những cái mình
không có” .

Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

8
PGS.TS. Hoàng Thị Bích Loan và TS.Vũ Thị Thoa cho rằng: “ cạnh tranh
được hiểu là sự giành giật gay gắt giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa
cho mình ”.
Những khái niệm trên cho thấy các doanh nghiệp, các ngành , các quốc
gia đều thừa nhận sự tồn tại của cạnh tranh trong mọi hoạt động kinh tế và cạnh
tranh là động lực của sự phát triển .

Khái niệm Lợi thế cạnh tranh
Theo Michael E. Porter (1985): “Để cạnh tranh thành công các doanh nghiệp
phải có lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất thấp hơn hay có sự khác biệt hoá sản
phẩm để đạt được mức giá cao hơn mức bình quân. Để duy trì lợi thế cạnh tranh,
các doanh nghiệp phải có được những lợi thế cạnh tranh ngày càng tinh vi hơn,
thông qua những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao hơn hay sản xuất với năng
suất hiệu quả hơn”.
Như vậy , Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay
khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đây cũng chính là năng lực lõi của doanh
nghiệp. Nó bao gồm những thế mạnh khác biệt mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn
những đối thủ cạnh tranh như: sự điển hình về thiết kế hay danh tiếng sản phẩm,
công nghệ sản xuất, dịch vụ khách hàng, mạng lưới bán hàng, phong cách chuyên
nghiệp, thương hiệu…
Để có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phối hợp hài hòa giữa các
nguồn lực của mình và các cơ hội trên thị trường. Các lợi thế cạnh tranh thường
không tồn tại mãi mãi, bởi vậy, các doanh nghiệp cần thường xuyên tìm kiếm các
cơ hội kinh doanh và tạo nên các lợi thế cạnh tranh mới.
Khái niệm Năng lực cạnh tranh:

Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

9
Theo Michael E.Porter : “Năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản
phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu
của khách hàng , chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận”.
Theo diễn đàn kinh thế thế giới WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh
toàn cầu thì “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp

có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh,
bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục
tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt
ra”.
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học,2001, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa
Hà Nội,trang 349: Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn
bộ thị phần của đồng nghiệp.
Ngoài ra, Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính Trị: đã đề
cập đến ba cấp độ của năng lực cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia
,năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
như sau :
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô,

-

đồng thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước .
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và

-

mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh
tranh trong và ngoài nước .
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản

-

phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường có cạnh tranh theo pháp luật .
Như vậy, năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ có mối quan hệ mật thiết với

nhau, tạo điều kiện cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau .

Footer Page 23 of 16.


Header Page 24 of 16.

10
Tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ
nội lực có được của doanh nghiệp được thể hiện qua các tiêu chí về công nghệ, nhân
lực, tài chính ,tổ chức quản trị doanh nghiệp, marketing hay hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D), khả năng chủ động và chọn lọc yếu tố đầu vào, đạo đức kinh
doanh .
Các mô hình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh

1.1.2.

nghiệp
1.1.2.1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng . Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt
động trong chuỗi giá trị này sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra những
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .
Trong phân tích chuỗi giá trị này , các hoạt động của doanh nghiệp được
chia thành 2 nhóm : các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ :
+Các hoạt động chủ yếu: là những hoạt động gắn trực tiếp với các sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp như hoạt động đầu vào, vận hành, hoạt động đầu ra,
marketing , bán hàng và dịch vụ .
+Các hoạt động hỗ trợ : là các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến các
sản phẩm, dịch vụ như quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua, cấu

trúc hạ tầng ….của doanh nghiệp .

Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

11
Các

Cấu trúc hạ tầng của công ty

hoạt

Phần
lời

Quản trị nguồn nhân lực

động

Phát triển công nghệ

hỗ

Thu mua

trợ
Các


hoạt Vận hành

động đầu vào

Các

Phần
lời

hoạt Marketing

động đầu ra

và bán hàng

Dịch vụ

Các hoạt động chủ yếu

(Nguồn : Lợi thế cạnh tranh , Michael E.Porter,2008)
Hình 1.1: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
1.1.2.2. Năng lực lõi của doanh nghiệp.
Theo GS.Tôn Thất Nguyễn Thiêm(2003) : “ Năng lực lõi của doanh nghiệp là
tất cả các kiến thức công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm cơ bản cho hoạt động của
doanh nghiệp và mang đến cho doanh nghiệp tính đặc thù riêng.”
Như vậy năng lực lõi là năng lực tạo được sự khác biệt hóa của doanh
nghiệp này so với doanh nghiệp khác ,đồng thời phải mang đến cho khách hàng và
thị trường những giá trị gia tăng từ sản phẩm và dịch vụ cũng như lợi ích xã hội .
Để mở được hướng phát triển trong tương lai , việc quan trọng là doanh nghiệp cần
định vị năng lực lõi hiện có và phát huy các thế mạnh để tạo nên lợi thế cạnh tranh

và sự khác biệt cho riêng mình .
1.1.3. Công cụ ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE


Footer Page 25 of 16.

Khái niệm


×