Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu biến động lượng mưa giữa các năm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 68 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

BÙI THỊ HỒNG TRANG

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LƢỢNG MƢA GIỮA CÁC
NĂM Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên nghành: Khí tƣợng và Khí hậu học

Hà Nội-1/2014

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------------------

BÙI THỊ HỒNG TRANG

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LƢỢNG MƢA GIỮA CÁC
NĂM Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khí tƣợng và Khí hậu học
Mã số: 60.44.0222



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Ngô Đức Thành

HÀ NỘI, 1-2014

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

Lời cảm ơn
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Ngô Đức Thành
là ngƣời thầy đã tận tình chỉ bảo, định hƣớng khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự trợ giúp nhiệt tình của thầy
cô, bạn bè trong khoa Khí tƣợng Thủy văn và Hải dƣơng học đã cung cấp cho tôi
những kiến thức chuyên môn quí báu, những lời khuyên hữu ích và hơn hết là niềm
say mê nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn những giúp đỡ nhiệt tình đó.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Khí tƣợng Thủy Văn và Hải dƣơng
học, Phòng Sau Đại học trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên vì đã tạo điều kiện giúp
đỡ học tập và nghiên cứu. Luận văn này không thể thực hiện đƣợc nếu thiếu nguồn
giúp đỡ và động viên vô cùng to lớn từ gia đình tôi, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
nặng đến những ngƣời thân yêu trong gia đình.
Cuối cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến bạn bè, đồng
nghiệp của phòng Khí tƣợng Ra đa- Đài Khí tƣợng Cao không và những nơi khác
về sự cổ vũ, gợi ý và những chia sẻ trong cuộc sống.


Bùi Thị Hồng Trang

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................5
Chƣơng I: TỔNG QUAN ............................................................................................6
1.1 Những nghiên cứu ngoài nƣớc ..........................................................................6
1.2 Những nghiên cứu trong nƣớc .........................................................................13
1.3 Đặc điểm mùa mƣa ở Việt Nam ......................................................................14
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU ...................................17
2.1 Phƣơng pháp ....................................................................................................17
2.1.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................17
2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................18
2.2 Nguồn số liệu ...................................................................................................18
2.2.1 Bộ số liệu mƣa tái phân tích APHORODITE ............................................18
2.2.2 Các chỉ số ENSO

...................................................................................20

Chƣơng III: KẾT QUẢ .............................................................................................27
3.1 Các đặc điểm về mùa mƣa ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu APHRODITE .....27
3.1.1 Phân bố lƣợng mƣa trung bình qua các giai đoạn khác nhau ....................28
3.1.2 Sự chuyển dịch mùa mƣa qua từng giai đoạn ...........................................33

3.1.3 Biến đổi lƣợng mƣa năm cho trên từng khu vực ở Việt Nam ...................38
3.2 Biến động lƣợng mƣa giữa các năm cho 7 khu vực ở Việt Nam ....................43
3.2.1 Biến động lƣợng mƣa khu vực Tây Bắc (BI) ............................................44
3.2.2 Biến động lƣợng mƣa khu vực Đông Bắc Bộ (BII) ..................................45
3.2.3 Biến động lƣợng mƣa khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ (BIII) .......................45
3.2.4 Biến động lƣợng mƣa khu vực Bắc Trung Bộ (BIV) ................................46
3.2.5 Biến động lƣợng mƣa khu vực Nam Trung Bộ (NI) .................................47
3.3.6 Biến động lƣợng mƣa khu vực Tây Nguyên (NII) ....................................48
3.3.7 Biến động lƣợng mƣa khu vực Nam Bộ (NIII) .........................................49

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

3.3 Ảnh hƣởng của ENSO đến sự biến động lƣợng mƣa nói chung .....................50
3.3.1 Đặc điểm mùa mƣa theo kinh độ trong giai đoạn ENSO ..........................53
3.3.2 Sự chuyển dịch mùa mƣa theo vĩ độ trong giai đoạn ENSO.....................55
3.3.3 Biến đổi lƣợng mƣa trên từng khu vực trong giai đoạn ENSO .................57
KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................62

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bẩy vùng khí hậu Việt Nam .......................................................................17
Hình 2.2 Phân bố các trạm mƣa trong khu vực gió mùa châu Á cho sản phẩm

APHRODITE- Màu xanh: số liệu GTS. Màu đen: bộ số liệu đã được kiểm nghiệm.
Màu đỏ: các số liệu riêng lẻ được thu thập từ dự án APHRODITE. Ba vùng màu
(màu cam cho vùng gió mùa châu Á, màu xanh lá cây cho Trung Đông và màu tím
cho Nga) biểu diễn quy mô của phiên bản V0902. ...................................................19
Hình 2.3 Dị thƣờng nhiệt độ bề mặt biển trong pha ElNino
nguồn: ...............................................................22
Hình 2.4 Ảnh hƣởng của El Nino từ tháng XII đến tháng II
(nguồn: ..............................................................23
Hình 2.5 Ảnh hƣởng của El Nino từ tháng VI đến tháng VIII .................................23
( nguồn: .............................................................23
Hình 2.6 Dị thƣờng SST trong pha La Nina .............................................................24
( nguồn: .............................................................24
Hình 2.7 Ảnh hƣởng LaNina từ tháng XII đến tháng II ...........................................24
(nguồn: ..............................................................24
Hình 2.8 Ảnh hƣởng của LaNina từ tháng VI đến tháng VIII ..................................25
(nguồn: ..............................................................25
Hình 3.1 Lƣợng mƣa trung bình giai đoạn 1951-2007 ở Việt Nam ..........................27
(Đơn vị:mm/năm) ......................................................................................................27
Hình 3.2 Lƣợng mƣa trung bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua từng giai đoạn ...28
Hình 3.3 Chênh lệch lƣợng mƣa giai đoạn 1951-1960 và 1961-1970 so với trung
bình nhiều năm 1951-2007........................................................................................30
Hình 3.4 Chênh lệch lƣợng mƣa giai đoạn 1971-1980 và 1981-1990 so với trung
bình nhiều năm 1951-2007........................................................................................31
Hình 3.5 Chênh lệch lƣợng mƣa giai đoạn 1991-2000 và 2001-2007 so với trung
bình nhiều năm 1951-2007........................................................................................32
Hình 3.6 Sự chuyển dịch mùa mƣa theo từng giai đoạn theo vĩ độ ..........................33
Hình 3.7 Sự chuyển dịch mùa mƣa giai đoạn 1951-1960 và 1961-1970 theo kinh
tuyến (đơn vị: mm/năm) ............................................................................................35
Hình 3.8 Sự chuyển dịch mùa mƣa giai đoạn 1971-1980 và 1981-1990 theo kinh


1
Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

tuyến (đơn vị: mm/năm) ............................................................................................36
Hình 3.9 Sự chuyển dịch mùa mƣa giai đoạn 1991-2000 và 2001-2007 theo kinh
tuyến (đơn vị: mm/năm) ............................................................................................37
Hình 3.10 Biến đổi lƣợng năm ngày trên từng khu vực ở Việt Nam ở những giai
đoạn khác nhau. Đơn vị (mm/ngày) ..........................................................................40
Hình 3.11 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Tây Bắc giai đoạn 1951-2007 ........44
Hình 3.12 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Đông Bắc Bộ giai đoạn 1951-2007 45
Hình 3.13 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 19512007. (Đơn vị: mm/năm) ...........................................................................................46
Hình 3.14 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 1951-2007
(đơn vị: mm/năm)......................................................................................................47
Hình 3.15 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1951-2007.
(Đơn vị: mm/năm) .....................................................................................................48
Hình 3.16 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1951-2007 ..49
Hình 3.17 Biến động lƣợng mƣa năm khu vực Nam Bộ giai đoạn 1951-2007 ........50
Hình 3.18 Lƣợng mƣa trung bình năm trên toàn Việt Nam trong giai đoạn EL Nino,
La Nina và Trung tính. (Đơn vị: mm/năm) ...............................................................51
Hình 3.19 Chênh lệch lƣợng mƣa trung bình năm trên toàn Việt Nam trong giai
đoạn El Nino, La Nina. (Đơn vị: mm/năm) ..............................................................52
Hình 3.20 Phân bố lƣợng mƣa theo kinh độ trong giai đoạn El Nino, La Nina ......54
và Trung tính. (Đơn vị: mm/ngày) ............................................................................54
Hình 3.21 Phân bố lƣợng mƣa theo vĩ tuyến trong giai đoạn El Nino, ....................57
La Nina và Trung tính. (Đơn vị: mm/ngày) ..............................................................57
Hình 3.22 Biến đổi lƣợng mƣa trên các khu vực ở Việt Nam trong giai đoạn ENSO
...................................................................................................................................59


2
Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mùa mƣa trên các khu vực (theo Nguyễn Đức Ngữ, năm 1988) .............15
Bảng 2.1 Các đợt El Nino và La Nina ......................................................................21
Bảng 3.1 Các khu vực nghiên cứu ............................................................................38
Bảng 3.2 Kết quả so sánh của Nghiên cứu với những nghiên cứu trƣớc đây về biến
đổi lƣợng mƣa năm trên từng khu vực ở Việt Nam ..................................................43

3
Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ENSO

El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam)

TBTBD Tây Bắc Thái Bình Dƣơng
GMMH Gió mùa mùa hè
ORL


Bức Xạ sóng dài

SE

Đông Nam

SW

Tây Nam

SST

Nhiệt độ bề mặt biển

4
Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải gánh chịu
những thiệt hại to lớn do thiên nhiên gây ra, trong đó phải kể đến những thiên tai do
mƣa gây ra…. Đặc biệt trong những năm gần đây sự biến đổi lƣợng mƣa có chiều
hƣớng diễn biến phức tạp hơn trên nhiều khu vực ở Việt Nam. Cho đến nay trên thế
giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi của lƣợng mƣa cũng nhƣ hiện
tƣợng mƣa lớn. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đặc điểm và xu thế biến đổi của lƣợng
mƣa nói riêng, các yếu tố cũng nhƣ các hiện tƣợng khí hậu cực trị nói chung, còn rất
ít và chƣa đầy đủ, nhất là nếu xét trên phƣơng diện liên tục của không gian và thời
gian. Do đó việc phân tích đặc điểm mùa mƣa (bao gồm thời gian bắt đầu, kết thúc,

cƣờng độ), cũng nhƣ tác động của ENSO đến biến động của mùa mƣa trên các khu
vực Việt Nam là có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu
biến động lượng mưa giữa các năm ở Việt Nam” để góp phần giải quyết vấn đề nêu
trên. Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
gồm có 3 chƣơng với các nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1 Tổng quan
Trong chƣơng này, tác giả trình bày những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
trong những năm gần đây về giải thích biến động lƣợng mƣa có liên quan đến các
yếu tố hoàn lƣu quy mô lớn nhƣ gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, ENSO.
Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu
Tác giả đi vào chi tiết phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn cũng nhƣ
nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu.
Chƣơng 3 Kết quả
Trình bày tóm tắt các kết quả chủ yếu của luận văn, những điểm mới đã đạt
đƣợc và kiến nghị về hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

5
Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

Chƣơng I: TỔNG QUAN
1.1 Những nghiên cứu ngoài nƣớc
Các nhà khoa học ngoài nƣớc trong những năm gần đây đã có khá nhiều
những nghiên cứu giải thích biến động lƣợng mƣa có liên quan đến các yếu tố hoàn
lƣu quy mô lớn nhƣ gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, ENSO…
Ảnh hƣởng của ENSO đến biến đổi lƣợng mƣa theo mùa trên bờ biển
Tanzania đã đƣợc Kijazi và Reason (2005) nghiên cứu cho mùa mƣa ngắn từ tháng
X đến tháng XII (OND) và mùa mƣa dài hơn từ tháng III đến tháng V(MAM).

Nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu mƣa giai đoạn 1870-1999 trên lƣới từ trung tâm
dự báo môi trƣờng NCEP để thấy đƣợc cơ chế hoàn lƣu liên hệ với thời gian bắt
đầu, cao điểm và sự tăng trở lại của lƣợng mƣa. Số liệu bức xạ sóng dài-ORL của
Hải quân Hoa Kỳ (NOAA), số liệu mƣa trạm, CMAP để thấy những ảnh hƣởng của
ENSO đến lƣợng mƣa vùng ven biển Tanzania. Tác giả đã chỉ ra đƣợc sự thay đổi
lƣợng mƣa ngày qua từng thời điểm (khởi phát, cao điểm và kết thúc). Nhìn chung,
pha El Nino xuất hiện có liên quan đến lƣợng mƣa trên trung bình trong khi La Nina
có liên quan tới lƣợng mƣa dƣới mức trung bình trên khu vực bờ biển phía bắc
Tanzania trong OND, và thấp hơn trong MAM. Trên bờ biển phía nam ít chịu tác
động của ENSO, khu vực này dƣờng nhƣ là một vùng chuyển tiếp giữa các tác động
trên xích đạo phía Đông và Nam Phi. Sự gia tăng lƣợng mƣa ở bờ biển phía bắc
trong năm El Nino thƣờng do sự kéo dài mùa mƣa hơn bình thƣờng liên quan đến
sự xuất hiện mùa mƣa sớm trong khi lƣợng mƣa giảm trong năm La Nina có xu
hƣớng liên quan đến khởi phát muộn của mùa mƣa, và do đó lƣợng mƣa thƣờng nhỏ
hơn lƣợng mƣa trung bình mùa. Điều kiện ẩm ƣớt trong năm El Nino có liên quan
tới sự tăng cƣờng đối lƣu và dị thƣờng ở phía đông ở mức độ thấp hơn vùng xích
đạo phía tây Ấn Độ Dƣơng cho thấy sự tăng cƣờng bình lƣu ẩm từ Ấn Độ Dƣơng và
ngƣợc lại đúng cho năm La Nina. Giản đồ cho bức xạ sóng dài OLR và gió ở 850
hPa và 200 hPa cho lan truyền về phía đông, phía tây và các đặc trƣng ổn định trên
Ấn Độ Dƣơng. Nó cho thấy rằng các lan truyền đặc trƣng đã vắng mặt trong thời

6
Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

gian El Nino mạnh. Dựa trên các kết quả trên giản đồ thấy rằng các dao động đối
lƣu trên bờ biển Tanzania có một số tính đặc trƣng của dao động mùa xảy ra ở vùng
nhiệt đới [14].

Jose và Cruz (1999) đã chỉ ra rằng biến đổi giữa các năm của lƣợng mƣa trên
hầu hết các khu vực ở Philippin chịu ảnh hƣởng của ENSO, với điều kiện khô (ẩm)
không thƣờng xuyên tƣơng ứng với những năm ENSO ấm (lạnh) trong hầu hết các
năm. Lyon và ccs (2006) đã chỉ ra rằng lƣợng mƣa trong mùa tƣơng ứng với các
năm ENSO có sự thay đổi trái ngƣợc giữa mùa hè Bắc bán cầu (tháng VI-tháng IV)
và mùa thu (tháng X-XII) trong suốt pha ENSO [10].
Liebmann (2002) đã đánh giá biến trình năm của lƣợng mƣa theo mùa trên
lƣu vực sông Amazon-Brazil dựa trên mối quan hệ của nó với nhiệt độ bề mặt nƣớc
biển Thái Bình Dƣơng nhiệt đới và Đại Tây Dƣơng. Mối tƣơng quan tuyến tính cho
thấy lƣợng mƣa có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ bề mặt biển (SST). Khu vực
lƣợng mƣa có mối quan hệ chặt chẽ với SST đƣợc xác định ở khu vực xích đạo
thuộc Amazon Brazil. Mối tƣơng quán tốt đƣợc tìm thấy trong mùa chuyển tiếp
giữa chế độ ẩm ƣớt và khô, hoặc hoàn toàn trong mùa khô. Một điểm đáng chú
trọng trong nghiên cứu này là nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc bằng chứng thời gian mùa
mƣa (biến đổi thời gian chuẩn). Hầu hết các nghiên cứu về biến trình năm của
lƣợng mƣa ở Amazon tập trung vào các dị thƣờng liên quan đến hiện tƣợng El
Nino-Dao động Nam (ENSO) (Kousky và cộng sự năm 1984; Kayano và Moura
1986; Aceituno 1988; Ropelewski và Halpert năm 1987, 1989, Rogers 1988 ;
Kiladis và Diaz năm 1989; Kousky và Ropelewski 1989; Rao và Hada 1990;
Figueroa và Nobre 1990; Obregon và Nobre 1990; Marengo 1992, 1995; Marengo
và Hastenrath năm 1993; Rao và ccs 1996; Marengo và Nobre 2000, Fu và ccs.
2001). Giai đoạn El Nino, lƣợng mƣa ở Amazon giảm, đặc biệt là ở miền Bắc và
miền Trung, trong khi dị thƣờng ngƣợc lại thƣờng xảy ra trong giai đoạn cao của
SOI (liên quan đến La Nina). Mùa mƣa với lƣợng mƣa thấp tập trung vào năm
1925/26, 1982/83 và 1997/98 là những năm El Nino, khô nhất trong 118 năm qua
(Marengo và Nobre 2000). Điều kiện ẩm ƣớt hơn điều kiện trung bình đã đƣợc quan

7
Footer Page 12 of 16.



Header Page 13 of 16.

trắc thấy trong pha La Nina trong giai đoạn 1988-1989 và 1995-1996. Mặc dù vai
trò của Thái Bình Dƣơng đã đƣợc nhấn mạnh trong các nghiên cứu về mối liên hệ
giữa SST và lƣợng mƣa Amazon, mối liên hệ giƣã SST trên Đại Tây Dƣơng với
lƣợng mƣa cũng cho kết quả tốt [15].
Yen và ccs (2012) nghiên cứu các sự kiện mƣa lớn cho khu vực miền Trung
Việt Nam cho thấy hiện tƣợng này thƣờng xuất hiện vào mùa mƣa cực đại tháng XXI. Cực đại lƣợng mƣa trải qua một biến đổi trong năm một cách rõ ràng, trái
ngƣợc với biến đổi trong năm của dị thƣờng SST trung bình trên khu vực Nino 3.4
nhƣng trùng khớp với sự tăng cƣờng (yếu đi) của dòng đông mực thấp ở 150N và
dòng tây ở 50N. Sự thay đổi gió mực thấp tác động mạnh (yếu) đến dòng độ đứt gió
trong xoáy thuận nhiệt đới khu vực Nam/Đông Nam Á tƣơng ứng với các dị thƣờng
SST khu vực nhiệt đới Thái Bình Dƣơng [20]. Trong nghiên cứu của Takahashi và
Yasunari (2006) đã chỉ ra chu kỳ khí hậu năm năm trung bình của lƣợng mƣa ở Thái
Lan và liên hệ với trƣờng hoàn lƣu khí quyển. Giá trị trung bình khí hậu năm năm
đƣợc lấy từ chuỗi số liệu 50 năm chỉ ra một sự khác biệt trong gián đoạn gió mùa
(CMB) xuất hiện trên Thái Lan vào cuối tháng VI. Sự xuất hiện của CMB cùng với
sự biến động tƣơng đối mạnh của hoàn lƣu gió mùa quy mô lớn là một điểm đặc
biệt trong sự biến đổi mùa của khu vực gió mùa Đông Nam Á, bằng việc phân chia
mùa mƣa và gió mùa sớm/muộn trên bán đảo Đông Dƣơng [13].
Khi phân tích số liệu giáng thủy ngày ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á
trong thời kỳ từ 1950 đến 2000, Endo và ccs (2009) cũng đã chỉ ra rằng số ngày ẩm
ƣớt (ngày có giáng thủy trên 1mm) có xu hƣớng giảm, trong khi đó cƣờng độ giáng
thủy trung bình của những ngày ẩm ƣớt lại có xu hƣớng tăng lên. Mƣa lớn tăng lên
ở phía nam Việt Nam, phía bắc Myanma và ở đảo Visayas và Luzon của Philipin
trong khi đó lại giảm ở phía bắc Việt Nam [11].
Nguyễn Thị Hoàng Anh và ccs (2012) đã nghiên cứu các đặc trƣng lƣợng
mƣa liên hệ với xoáy thuận nhiệt đới (TC) sử dụng số liệu quỹ đạo bão và số liệu
mƣa từ 15 trạm khí tƣợng từ 1961-2008 cho khu vực ven biển Việt Nam. Nghiên

cứu đã chỉ ra rằng lƣợng mƣa bão lớn nhất xuất hiện từ tháng VI đến tháng IX đối

8
Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.

với khu vực phía bắc, trong khi đó tổng lƣợng mƣa tại các trạm phía Nam chủ yếu
không do mƣa TC. Lƣợng mƣa TC tập trung ở miền Trung với đỉnh là tháng X-XI.
Khu vực miền Trung có tỷ lệ TC_R50 vào tháng 9-10 tƣơng ứng với thời kỳ tần
suất TC cao. Trong suốt những năm El Nino (La Nina), tỷ lệ mƣa TC và TC_R50 ở
khu vực miền Trung giảm (tăng) vào tháng 10-11. Pha La Nina ảnh hƣởng mạnh
đến lƣợng mƣa TC hơn là pha El Nino [17].
Juneng và Tangang (2005) đã chỉ ra sự phát triển của ENSO liên hệ với các
dị thƣờng lƣợng mƣa trên khu vực Đông Nam Á và mối liên hệ của nó với những
dao động của khí quyển- đại dƣơng trên khu vực biển Thái Bình Dƣơng thuộc Inđô- nê-xi-a.Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra đƣợc dị thƣờng lƣợng mƣa trên
khu vực Đông Nam Á (SEAR) phụ thuộc vào độ mạnh của pha El Nino (La Nina).
Bằng cách sử dụng phân tích hàm tƣơng quan trực giao thực nghiệm (EOF) cho 49
năm số liệu mƣa trung bình tháng (1/1951-12/1999) với lƣới số liệu có độ phân giải
cao 0.50×0.50 và số liệu SST (nhiệt độ bề mặt biển), tác giả đã chỉ ra rằng mode
EOF chiếm ƣu thế với dị thƣờng SEAR tăng về phía Bắc trong suốt khoảng thời
gian mùa hè khi mà EL Nino phát triển đến mùa xuân năm sau ngay khi sự kiện này
suy yếu. Sự phát triển này phù hợp với sự dịch chuyển về phía Bắc của ENSO-liên
hệ với trƣờng dị thƣờng bức xạ sóng dài. Bên cạnh đó, sự phát triển của dị thƣờng
lƣợng mƣa SEAR song song với sự phát triển của ENSO- liên hệ với dị thƣờng
nhiệt độ bề mặt biển (SST). Sự mạnh lên và yếu đi của SST phía Tây Thái Bình
Dƣơng, dấu hiệu biến đổi dị thƣờng SST ở biển Java- In đô nê xi a và sự ấm lên trên
Ấn Độ Dƣơng và biển Đông là một phần của ENSO có liên hệ với những thay đổi
của dị thƣờng SEAR. Hoàn lƣu của các dị thƣờng mực thấp kết hợp với ENSO liên

quan đến dị thƣờng lƣợng mƣa Đông Nam Á (SEAR) cho thấy sự tăng cƣờng và
yếu đi của các xoáy nghịch ở hai bên xích đạo, một ở phía Nam Ấn Độ Dƣơng và
một xoáy khác ở phía Tây Bắc Thái Bình Dƣơng. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng
thêm chuỗi số liệu trƣờng bức xạ sóng dài ORL, độ ẩm riêng, thông lƣợng ẩn nhiệt
bề mặt và trƣờng gió ngang mực 850hPa cho thấy dị thƣờng trong các trƣờng ORL,
SST, vận chuyển dòng ẩm tích lũy theo phƣơng thẳng đứng, phân kỳ ẩm và hơi

9
Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

nƣớc bề mặt có liên quan đến sự dịch chuyển của SEAR [15].
Gần đây, Hồ Thị Minh Hà và ccs (2011) đã nhận biết các sự kiện khí hậu cực
đoan từ chuỗi số liệu quan trắc 1961-2007 và dự đoán khí hậu tƣơng lai với mô hình
RegCM3 cho Việt Nam. Tác giả đã phân định các sự kiện khí hậu cực đoan bao
gồm số ngày nắng nóng, đêm lạnh và số ngày mƣa lớn đƣợc phân tích cho 7 vùng
khí hậu ở nƣớc ta. Kết quả RegCM3 đã chỉ ra rằng các sự kiện mƣa lớn trong mùa
mƣa có xu hƣớng giảm trên tất cả các khu vực ngoại trừ 2 khu vực là Tây Bắc và
Nam Trung Bộ [12].
Chen và ccs (2011) đã nghiên cứu sự phát triển quy mô synop trong sự kiện
mƣa lớn 30-31/10/2008: các quá trình quy mô vừa. Ngày 30-31 tháng 10 năm 2008
tại Hà Nội đã xuất hiện mƣa lớn bất thƣờng. Nguyên nhân của sự kiện này đƣợc tìm
ra do các quá trình quy mô vừa tƣơng tác giữa các quá trình vĩ độ trung bình và
nhiệt đới. Ở vùng nhiệt đới, một xoáy sóng lạnh hình thành ngày 26 tháng 10 ở phía
nam Philippines, thông qua tƣơng tác với nhiễu động phía đông, một xoáy nhỏ bề
mặt tồn tại trên biển Celebes, và dòng sóng lạnh Đông Á, và tạo thành một dòng ẩm
mạnh từ biển Đông vào Hà Nội- thành phần chính gây nên hiện tƣợng mƣa lớn tại
Hà Nội [9].

Moron và ccs (2008) đã nghiên cứu biến đổi không gian và thời gian bùng
phát gió mùa mùa hè trên khu vực Philippin. Các tác giả đã sử dụng chuỗi số liệu
lƣợng mƣa ngày của mạng lƣới đo mƣa ở Philippin (gồm 76 trạm) trong khoảng
thời gian 1977-2004 và các phân tích tổ hợp của Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ
trong giai đoạn 1979-2006. Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu địa phƣơng để xác định
thời điểm bùng phát gió mùa mùa hè, thời điểm đó là 5 ngày ẩm liên tiếp đầu tiên
nhận đƣợc có tổng lƣợng mƣa không nhỏ hơn 40mm [16].
Trong khi đó Wang và Linho (2002) đã có những nghiên cứu về cấu trúc
không gian- thời gian của các đặc trƣng mƣa do gió mùa Thái Bình Dƣơng-Châu Á.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sự bùng phát quy mô lớn của mùa mƣa gió mùa châu Á bao
gồm hai pha. Pha đầu tiên với lƣợng mƣa tăng trên khu vực biển Đông vào giữa
tháng V, thiết lập dải gió mùa quy mô hành tinh mở rộng từ ven biển Nam Á (biển

10
Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

Arabian, vịnh Bengal và biển Đông) đến khu vực cận nhiệt Tây Bắc Thái Bình
Dƣơng (WNP). Dải mƣa này có liên quan đến hiện tƣợng mƣa Mei-yu ở Trung
Quốc và Baiu ở Nhật Bản (pha thứ 2). Mùa mƣa xuất hiện chủ yếu theo 3 giai đoạn:
vào cuối tháng VI ở phía bắc vịnh Bengal, và lân cận Philippines, vào cuối tháng
VII trên Ấn Độ và phía bắc Trung Quốc; đến giữa tháng VIII trên khu vực nhiệt đới
WNP[8].
Qian và ccs (2002) đã tiến hành nghiên cứu phân bố lƣợng mƣa mùa trên khu
vực gió mùa Đông Á bao gồm Trung quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu này
góp phần cung cấp những thông tin quan trọng về đặc điểm mùa mƣa có mối liên hệ
giữa các khu vực với nhau. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu cũng gồm 3 tập số
liệu: số liệu mƣa trạm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, số liệu mƣa CMAP từ trung tâm

dự báo khí hậu (CPC), số liệu tái phân tích gió mực 850 hPa lấy từ trung tâm dự báo
hạn vừa Châu Âu. Biến đổi cận mùa mƣa ở Hàn Quốc, phía đông Trung Quốc và
Nhật đã đƣợc tìm ra và so sánh với hoàn lƣu mực 850 hPa. Mùa mƣa gió mùa mùa
hè trên khu vực Đông Á nói chung bắt đầu từ giữa tháng V đến cuối tháng V dọc
theo kinh tuyến ở phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Biến đổi
mùa mƣa tựa 20 ngày mạnh xuất hiện chiếm ƣu thế trong suốt mùa mƣa. Thời điểm
kết thúc mùa gió mùa mùa hè ở phía đông Trung Quốc và Nhật Bản xuất hiện vào
cuối tháng VII, trong khi thời điểm kết thúc ở bán đảo Triều Tiên dao động quanh
đầu tháng VIII. Sự biến đổi nhiệt độ bề mặt biển phía Tây Bắc Thái Bình Dƣơng
đóng vai trò quan trọng trong sự dịch chuyển về phía bắc của thời kỳ bùng phát mƣa
gió mùa mùa hè trên khu vực Đông Á [18]. Matsumoto (1997) đã sử dụng chuỗi số
liệu mƣa trung bình 5 ngày từ 1975-1987 để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc
trung bình của mƣa mùa hè trên bán đảo Đông Dƣơng. Biến đổi mùa trung bình
trong suốt thời gian bắt đầu và lặp lại pha ở Indonexia, Ấn Độ và biển Đông đƣợc
xác định dựa trên số liệu trung bình 5 ngày của OLR (1975-1987) và số liệu gió
mực 850 hPa (1980-1988). Nghiên cứu cho thấy thời điểm bắt đầu mùa mƣa mùa hè
trên khu vực đảo Indonexia (Thái Lan) vào cuối tháng IV đến đầu tháng V, sớm hơn
trên khu vực ven biển dọc vịnh Bengal. Sự bắt đầu sớm của mùa mƣa này là do mƣa

11
Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.

gió mùa sớm dƣới chế độ gió Tây vĩ độ trung bình. Hoàn lƣu gió mùa mùa hè bắt
đầu thiết lập vào giữa tháng V, gây ra hoạt động đối lƣu mạnh trên cả bờ tây Đông
Nam Á và trung tâm biển Đông. Trong trƣờng hợp rút lui, sự lặp lại sớm nhất của
mùa mƣa mùa hè đƣợc tìm thấy ở trung tâm phía bắc của Đông Nam Á vào cuối
tháng X. Mặt khác, trƣờng gió đã thay đổi để dòng Đông ở phía bắc biển Đông xuất

hiện sớm vào tháng IX. Hệ thống gió Đông bao phủ phần phía đông của khu vực
này là nơi mƣa gió mùa còn hoạt động. Vào cuối tháng IX, trƣờng gió chuyển sang
thời kỳ mùa đông, nhƣng mƣa do gió mùa chỉ còn tiếp tục ở phần phía nam bán đảo
Đông Dƣơng cho đến cuối tháng XI. Số liệu sử dụng bao gồm: (1) lƣợng mƣa trung
bình 5 ngày đƣợc tính từ số liệu mƣa ngày đƣợc cung cấp từ cơ quan khí tƣợng
Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar (Burma), Thái lan, Malaysia, Singapore và Việt Nam
trong khoảng thời gian 12 năm (1975-1977, 1979-1987) để phù hợp với khoảng thời
gian của chuỗi số liệu OLR. Các trạm nhỏ hơn 5 năm mất số liệu đƣợc sử dụng. Tập
số liệu này tƣơng tự nhƣ sử dụng trong Matsumoto (1992, 1995) nhƣng số liệu của
Myanmar mới hơn. (2) OLR trung bình 5 ngày đƣợc lấy từ quan trắc vệ tinh NOAA
2 lần 1 ngày cho khoảng thời gian tƣơng tự 12 năm. Số liệu này cũng đƣợc sử dụng
tƣơng tự nhƣ của Matsumoto (1992). (3) Trung bình 5 ngày gió vĩ hƣớng và kinh
hƣớng ở mực 850 hPa lấy từ ECMWF (Trung tâm Dự báo hạn vừa châu Âu) với
lƣới toàn cầu phân tích cho khoảng thời gian 9 năm (1980-1988), số liệu 12 GMT
đƣợc sử dụng. Số liệu này đƣợc sử dụng tƣơng tự nhƣ trong Matsumoto (1991a).
Độ phân giải không gian của hai dạng số liệu 2 và 3 là 2.50× 2.50.
Nhƣ vậy, những thành tựu nghiên cứu biến động lƣợng mƣa của các nhà
khoa học trên thế giới trong những năm gần đây là hết sức to lớn. Các công trình
nghiên cứu của họ vừa kế thừa vừa phát triển thêm đã tạo lên rất nhiều công trình
hiện đại có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này, tôi sẽ đi vào nghiên cứu và tiếp nhận
những kết quả mới mẻ và rất quan trọng này cho việc phân tích biến động lƣợng
mƣa ở Việt Nam nói chung và trên trên 7 khu vực cụ thể ở Việt Nam nói riêng.

12
Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

1.2 Những nghiên cứu trong nƣớc

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nƣớc đã có những nghiên
cứu bƣớc đầu nhằm định hoàn lƣu, cơ chế, biến động mùa mƣa ở Việt Nam.
Nguyễn Đức Ngữ (2007) đã nghiên cứu tác động của ENSO đến thời tiết, khí
hậu, môi trƣờng và kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu đã tính toán và chỉ ra các
đơt El Nino, La Nina và tác động của nó đến một số các yếu tố khí tƣợng thủy văn
nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, hoạt động của bão... cho một số khu vực cụ thể ở Việt
Nam [4].
Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân (2012) đã sử dụng phƣơng pháp kiểm
nghiệm phi tham số Mann-Kendall và phƣơng pháp ƣớc lƣợng xu thế của Sen để
đánh giá xu thế biển đổi của 7 yếu tố khí tƣợng cho giai đoạn 1961-2007. Kết quả
cho thấy lƣợng mƣa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và tăng lên ở phía Nam [6].
Vũ Thanh Hằng và các cộng sự (2009) đã sử dụng số liệu lƣợng mƣa ngày
tại các trạm quan trắc ở bảy vùng khí hậu Việt Nam thời kỳ từ năm 1961 đến 2007
để xác định xu thế biến đổi của lƣợng mƣa ngày cực đại. Kết quả phân tích cho
thấy, trong thời kỳ từ năm 1961 đến 2007, hầu hết trên khắp cả nƣớc đều thể hiện xu
thế tăng lên của lƣợng mƣa ngày cực đại ngoại trừ vùng đồng bằng Bắc Bộ (B3),
đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây. Sự biến đổi đó cũng có những khác
biệt giữa các thời đoạn, trong những thời đoạn ngắn xu thế tăng/giảm là không đồng
nhất giữa các vùng khí hậu [2].
Bằng việc sử dụng mô hình WRF, Nguyễn Viết Lành (2008) đã tiến hành dự
báo mƣa thời gian 24 giờ cho những đợt mở đầu, thịnh hành và gián đoạn của gió
mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ; đồng thời bài báo cũng tiến
hành dự báo sự xâm nhập của không khí lạnh xuống Việt Nam cũng nhƣ ảnh hƣởng
của nó đến thời tiết miền Bắc Việt Nam. Kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu cho
thấy đối với gió mùa mùa hè, mô hình đã dự báo khá tốt cả lƣợng mƣa và diện mƣa
trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ [5].
Năm 2007, Nguyễn Thị Hiền Thuận bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Ảnh
hƣởng của ENSO đến gió mùa mùa hè (GMMH) và mƣa ở Nam Bộ”. Tác giả luận

13

Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

án đã tổng quan một cách ngắn gọn nhiều vấn đề liên quan đến gió mùa châu Á (các
trung tâm nhiễu động, hoàn lƣu vĩ độ thấp,…) và ảnh hƣởng của ENSO đến
GMMH và mƣa ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng và nghiên cứu về ảnh hƣởng của
ENSO đến GMMH và mƣa ở Nam Bộ”. Nguyễn Viết Lành và các cộng tác viên
hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hƣởng của gió mùa Á – Úc
đến thời tiết, khí hậu Việt Nam”. Trong báo cáo tổng kết, các tác giả đã tổng quan
nhiều vấn đề cơ bản của gió mùa (khái niệm, cơ chế biến đổi hàng năm, tình hình
nghiên cứu ngoài nƣớc, trong nƣớc,…) và đi sâu nghiên cứu cơ chế gió mùa Á – Úc
và các chỉ số gió mùa, xác định thời kỳ (bắt đầu, kết thúc) trong GMMH, đặc biệt là
xác định mùa mƣa ở Việt Nam. Biến động lƣơng mƣa trên các khu vực hay trên
phạm vi toàn lãnh thổ do nhiều nguyên nhân khác nhau (các nhiễu động của hoàn
lƣu quy mô lớn mang tính hệ thống và đƣợc thể hiện bởi các hình thế synop đặc
trƣng).
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều báo cáo tình hình khí
tƣợng thủy văn hàng năm đề cập đến hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ở Tây
Bắc Thái Bình Dƣơng và Biển Đông, các đợt mƣa lớn diện rộng, cả các đợt lũ, lụt,
úng ngập trên cả nƣớc, các khu vực nhƣ các hình thế synop gây ra mƣa diện rộng ở
Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ, bao gồm bão; áp thấp nhiệt đới; không khí lạnh kết
hợp các hình thế khác; rãnh áp thấp; gió mùa SW; hội tụ gió SE; xoáy thuận tồn tại
từ tầng thấp đến mực 5000 m. Những kết quả nói trên là những gợi ý hết sức quan
trọng cho tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu biến động mùa mƣa, ảnh hƣởng của
ENSO đến biến động này trên từng khu vực của Việt Nam, cũng nhƣ nguyên nhân
của những biến động đó.
1.3 Đặc điểm mùa mƣa ở Việt Nam
Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa kéo dài trên 15 vĩ độ

trên khu vực Đông Nam Á. Lƣợng mƣa trung bình vào khoảng 700 - 5000mm,
lƣợng mƣa năm ở miền Bắc trội hơn ở miền Nam. Trong phần này, tôi trình bày đặc
điểm chung của mùa mƣa ở Việt Nam. Theo tác giả Nguyễn Đức Ngữ biến đổi mùa

14
Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

mƣa ở nƣớc ta biến đổi mạnh mẽ từ năm này qua năm khác, về thời gian bắt đầu,
tháng cao điểm cũng nhƣ về thời gian kết thúc. Nói chung, mùa mƣa có thể dao
động trong phạm vi 3 - 4 tháng hoặc hơn nữa, tuỳ thuộc vào biến trình mƣa của khu
vực:
Theo hai tác giả Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (1988), mùa mƣa ở
các khu vực khác nhau bao gồm nhƣ sau (bảng 1.1) [3]:
Bảng 1.1: Mùa mƣa trên các khu vực (theo Nguyễn Đức Ngữ, năm 1988)

Tình trạng phổ biến
Khu vực

Tình trạng cá biệt
Kéo

Bắt

Cao

Kết


đầu

điểm

thúc

Tây Bắc

4, 5

7, 8

9, 10

5–7

Đông Bắc

4, 5

7, 8

9, 10

5–7

Đồng bằng Bắc Bộ

4, 5


7, 8

10

6–7

Bắc Trung Bộ

5, 6

9

10, 11

6–7

4

Nam Trung Bộ

8, 9

10, 11

12

4–5

5, 6


5

7, 8, 9

10

6

9

4, 5

8, 9,

10, 11

6–8

11

7

Cực Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

dài
(tháng)

Bắt


Cao

Kết

đầu

điểm

thúc

Kéo
dài
(tháng)

10
11

8–9

12, 1

8–9

12, 1

6-9

10

11


3

11

12

9

3
9
8, 10

10
Nam Bộ

8, 9,

4

8

10

Tây Bắc, Đông Bắc: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng IV, tháng V, cao điểm vào
tháng VII, tháng VIII, kết thúc vào tháng IX, tháng X.
Đồng bằng Bắc Bộ: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng IV, tháng V, cao điểm vào
tháng VII, tháng VIII, kết thúc vào tháng X, tháng XI.

15

Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

Bắc Trung Bộ: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng V, tháng VI, đặc biệt thất thƣờng
trong tháng VII, nửa đầu tháng VIII, cao điểm vào tháng IX, tháng X, kết thúc vào
tháng XI, tháng XII.
Nam Trung Bộ: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng VIII, tháng IX, cao điểm vào
tháng X, tháng XI, kết thúc tháng XII.
Cực Nam Trung Bộ: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng IV, tháng V, cao điểm vào
tháng VIII, kết thúc vào tháng XI.
Tây Nguyên: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng IV, tháng V, cao điểm vào tháng
VIII, kết thúc vào tháng X, tháng XI.
Nam Bộ: Mùa mƣa bắt đầu vào tháng V, cao điểm vào tháng IX, tháng X, kết
thúc vào tháng XI.
Biển đổi về lƣợng mƣa kéo theo biến đổi về mùa của các yếu tố khí hậu tiêu
biểu về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc cũng nhƣ thời gian lƣợng mƣa cực đại,
cực tiểu. Trong 30 - 40 năm gần đây, hiện tƣợng ENSO và tình trạng mƣa thất
thƣờng và hạn hán ở Châu Phi diễn ra tích cực. Trên khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng, lƣợng mƣa giảm đi ở nhiều nơi, song lại tăng lên ở những nơi khác. Nhìn
chung ở nƣớc ta cũng có một vài biểu hiện cho thấy xu thế biến đổi của lƣợng mƣa
trên toàn lãnh thổ.
Nhƣ vậy việc nghiên cứu biến động lƣợng mƣa giữa các năm cho khu vực Việt
Nam nói chung và cho từng khu vực cụ thể ở nƣớc ta có ý nghĩa to lớn. Nghiên cứu
góp phần đƣa ra xu thế biến động mƣa trên toàn lãnh thổ Việt Nam một cách chi tiết
và tổng quát nhất, góp phần đƣa ra nhận định chung về xu thế biến đổi này.

16
Footer Page 21 of 16.



Header Page 22 of 16.

Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1 Phƣơng pháp
2.1.1 Nội dung nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, nghiên cứu đi vào phân tích biến động lƣợng
mƣa qua các năm trên 7 khu vực của nƣớc ta:

Hình 2.1 Bẩy vùng khí hậu Việt Nam

1) Bắc Bộ Việt Nam (BBVN), bao gồm 3 vùng khí hậu: Tây Bắc (BI), Đông
Bắc (BII) và Đồng Bằng Bắc Bộ (BIII).
2) Miền Trung Việt Nam (MTVN), bao gồm: Bắc Trung Bộ (BIV), Nam
Trung Bộ (NI)
3) Khu vực Tây Nguyên (NII) và Nam Bộ (NIII)
Nghiên cứu với mục đích chỉ ra đƣợc xu thế biến động mƣa trên toàn lãnh thổ
Việt Nam một cách chi tiết và tổng quát nhất, góp phần đƣa ra nhận định chung về

17
Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

xu thế biến đổi cụ thể cho từng khu vực của Việt Nam. Nội dung nghiên cứu chủ
yếu bao gồm:
- Các đặc điểm về mùa mƣa ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu APHRODITE.
- Biến động lƣợng mƣa giữa các năm.

- Ảnh hƣởng của ENSO đến sự biến động lƣợng mƣa nói chung ở Việt Nam

2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê khí hậu
(phƣơng trình hồi quy tuyến tính) kết hợp với công cụ tính toán và hiển thị Ferret,
CDO, NCO (netCDF operator: ) và một số công cụ tính
toán khác làm việc trên tệp số liệu netcdf. Đây là những công cụ đã hỗ trợ đắc lực
để diễn tả biến động lƣợng mƣa giữa các năm cũng nhƣ tác động của ENSO đến
biến động này cho Việt Nam nói chung và 7 vùng khí hậu nói riêng.
2.2 Nguồn số liệu
Các nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
- Số liệu mƣa tái phân tích APHORODITE trên lƣới có độ phân giải cao 0.25
độ.
- Dị thƣờng nhiệt độ bề mặt biển SST để xác định năm ENSO
- Thời gian nghiên cứu: 1951-2007
2.2.1 Bộ số liệu mƣa tái phân tích APHORODITE
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu để hiểu rõ quy luật biến đổi của
lƣợng mƣa đã góp phần giúp các nhà khí tƣợng đƣa ra những bản tin dự báo chính
xác hơn. Khi có đầy đủ số liệu mƣa, các phƣơng pháp tính toán, thống kê so sánh
đƣợc thực hiện chính xác hơn. Ở Việt Nam có số lƣợng các trạm đo mƣa, các trạm
ra đa thời tiết trên toàn lãnh thổ còn khá thƣa thớt, số liệu mƣa thu đƣợc còn xuất
hiện nhiều khiếm khuyết. Vấn đề này đƣa đến một yêu cầu cấp thiết là cần phải có
một bộ số liệu mƣa trên lƣới, số liệu dạng này rất hữu ích cho việc tìm hiểu về phân

18
Footer Page 23 of 16.


Header Page 24 of 16.


bố mƣa trên diện rộng, bổ trợ cho việc thiếu hụt các trạm đo trực tiếp. Số liệu
APHORODITE của Nhật Bản (Asian precipitation Resolved Observational Data
Integration Towards Evaluation of the Water Resources): là số liệu mƣa Châu Á,
mô tả trạng thái giáng thủy hàng ngày với độ phân giải cao rất hữu ích và đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu này. APHRODITE đã phát triển các bộ dữ liệu về lƣợng mƣa
hàng ngày với độ phân giải 0.25° và 0.5° kinh vĩ cho khu vực gió mùa Châu Á
trong giai đoạn 1951-2007 (APHRO_MA/ME/RU_V1003R1) [7]. Bộ số liệu đƣợc
tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là APHRO_MA/ME/RU_V1003R1 với bƣớc
lƣới 0.250×0.250. Bộ số liệu chủ yếu đƣợc tạo ra từ nguồn số liệu thu thập đƣợc từ
mạng lƣới các trạm quan trắc bề mặt và các máy đo mƣa trên toàn khu vực (hình
2.2).

Hình 2.2 Phân bố các trạm mƣa trong khu vực gió mùa châu Á cho sản phẩm
APHRODITE- Màu xanh: số liệu GTS. Màu đen: bộ số liệu đã được kiểm nghiệm. Màu
đỏ: các số liệu riêng lẻ được thu thập từ dự án APHRODITE. Ba vùng màu (màu cam
cho vùng gió mùa châu Á, màu xanh lá cây cho Trung Đông và màu tím cho Nga) biểu
diễn quy mô của phiên bản V0902.

Các thuật toán đƣợc áp dụng cho phiên bản V1003R1 đƣợc bổ sung thêm chức năng
xem xét ảnh hƣởng của yếu tố địa hình địa phƣơng tới lƣợng mƣa và nội suy điểm
(Schaake, 2004). Phiên bản V1003R1 đã phát triển bộ số liệu mƣa khí hậu ngày từ
(1) số liệu mƣa quan trắc ngày, tháng trong một khoảng thời gian ít nhất 5 năm và

19
Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

(2) số liệu WorldClim (Hijmans, 2005, So với phiên

bản V0902, phiên bản V1003R1 đã có những sửa chữa lỗi trong phiên bản cũ và có
những cải tiến trong phƣơng pháp kiểm định chất lƣợng.
Cấu trúc bộ số liệu nghiên cứu:
Bộ số liệu lƣợng mƣa APHORODITE sử dụng trong nghiên cứu kéo dài 57
năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 1951 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm
2007, kéo dài 57 năm.
Định dạng số liệu có dạng netcdf: APHRO_MA_025deg_V1003R1.ZZZZ
.nc với các thông tin nhƣ sau:
(1) MA là khu vực thu thập số liệu (MA/ ME/ RU tƣơng ứng với khu vực gió
mùa châu Á/ Trung Đông/ Nga)
(2) 0.250 biểu diễn độ phân giải của bộ số liệu
(3) ZZZZ biểu diễn thông tin năm dƣới dạng 4 chữ số (ví dụ nhƣ năm 1951,
1952,... 2007)
Khu vực đƣợc xét là vùng gió mùa châu Á, giới hạn từ kinh độ 600E đến
1500E và dải vĩ độ 150S đến 550N, với độ phân giải của ô lƣới là 0.25 độ kinh vĩ
(tƣơng ứng với 35km). Hiện tại số liệu đƣợc để ở đƣờng link sau trên hệ thống:
/DATA/OBS/APHORODITE.
2.2.2 Các chỉ số ENSO
Các chỉ số ENSO đƣợc lấy từ trang web của NCEP
/>ears.shtml
a)Dị thƣờng nhiệt độ bề mặt biển
Các chỉ số ENSO áp dụng trên thế giới và Việt Nam để xác định pha La Nina
và El Nino đều sử dụng nhiệt độ mặt biển khu vực Nino 1, Nino 2, Nino 3, Nino 3.4
và Nino 4. Các khu vực Nino đƣợc chọn để tính thƣờng là những khu vực có sự

20
Footer Page 25 of 16.



×