Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đặc điểm lượng từ tiếng hán hiện đại trong sự đối chiếu với loại từ tương đương tiếng việt (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.09 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1) Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt có những đặc điểm mang
tính đặc thù ngữ pháp-ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ được giới Hán ngữ học và Việt ngữ
học quan tâm nghiên cứu từ lâu. Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt
được coi là thành phần bắt buộc nằm ở vị trí giữa số từ hoặc từ chỉ lượng và danh từ
trong kết cấu danh ngữ.
2) Đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán
và loại từ tiếng Việt ở các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Tuy nhiên, do
tính chất phức tạp của lớp từ này mà đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thống
nhất như về tên gọi, tiêu chí phân định, đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa và cách sử
dụng của chúng.
3) Nhằm phân tích một cách hệ thống, dựa vào những đặc điểm tương đồng và
khác biệt ẩn chứa trong tầng sâu ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp, luận án tập trung
nghiên cứu đặc điểm lượng từ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với loại từ
tương đương tiếng Việt).
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án là làm rõ những đặc điểm cơ bản của lượng từ tiếng Hán
hiện đại biểu hiện trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, đối chiếu với các đơn vị
tương đương ở tiếng Việt, nhằm làm rõ hơn những nét tương đồng và khác biệt của
lớp từ này trong hai ngôn ngữ, phục vụ mục tiêu dạy-học tiếng hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ của luận án gồm:
(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu loại từ trên thế giới, lượng từ tiếng Hán và
loại từ tiếng Việt; hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài; (ii) Mô tả
và phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ tiếng Hán đối chiếu với loại từ
tương đương trong tiếng Việt; (iii) Phân tích những đặc điểm ngữ pháp của lượng từ
tiếng Hán đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt; (iv) Khảo sát lỗi sử dụng
lượng từ tiếng Hán của người Việt học tiếng Trung Quốc và lỗi sử dụng loại từ tiếng
Việt của người Trung Quốc học tiếng Việt; đề xuất hướng khắc phục lỗi sử dụng


lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp miêu tả gồm (i) Thủ pháp phân tích nghĩa tố; (ii) Thủ pháp phân
tích phân bố; (iii) Thủ pháp thống kê và phân loại.
3.2. Phương pháp đối chiếu


2

4. Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lượng từ trong tiếng Hán hiện đại đối chiếu với loại từ
tương đương trong tiếng Việt. Phạm vi nghiên cứu: danh lượng từ; động lượng từ.
Nguồn tư liệu gồm 1) Nguồn từ điển; 2) Nguồn tài liệu viết; 3) Nguồn dữ liệu khảo sát
(ứng dụng thực tế).
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lí luận: Kết quả của luận án sẽ góp phần nghiên cứu loại hình học ngôn
ngữ nói chung và nghiên cứu lượng từ tiếng Hán, loại từ tiếng Việt nói riêng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm rõ giá trị ngữ nghĩa-ngữ pháp vốn cần được
phân tích, củng cố qua tư liệu thực tế trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên
cứu có giá trị ứng dụng trong việc chuyển ngữ, dạy tiếng thông qua phân tích so sánh,
khắc phục “lỗi sử dụng lượng từ” đối với người Việt học tiếng Hán và ngược lại.
6. Bố cục của luận án
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, và các chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)
Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)
Chương 4: Ứng dụng thực tế: khảo sát lỗi sử dụng lượng từ của người Việt
học tiếng Hán và loại từ của người Trung Quốc học tiếng Việt.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt
1.1.1.1. Lượng từ trong từ loại tiếng Hán
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, các tác giả Mã Kiến Trung, Lê Cẩm Hy,
Cao Danh Khải cho rằng, phân loại từ loại phải dựa trên sự biến đổi hình thái, tiếng
Hán là ngôn ngữ không biến hình nên không phân loại được. Trần Vọng Đạo, Quách
Nhược, Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy cho rằng, tiêu chí phân loại từ loại không thể
dựa vào hình thái mà có thể dựa vào chức năng ngữ pháp, từ loại tiếng Hán có thể
chia thành 10 loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, hình dung từ, động từ, phó từ, liên
từ, trợ từ, tượng thanh từ.
Vấn đề lượng từ tiếng Hán cũng được bàn luận trong các công trình nghiên cứu


3

ngữ pháp nổi tiếng của Mã Kiến Trung, Vương Lực, Chu Đức Hy, Lã Thúc Tương với
các tên gọi khác nhau: từ biệt xưng, danh từ đơn vị, phó danh từ, đơn vị từ… nhưng
tên gọi phổ biến là “lượng từ” (量词).
Trong giai đoạn từ sau những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, các nhà nghiên
cứu ngữ pháp đã cơ bản thống nhất về tiêu chí phân loại từ loại tiếng Hán hiện đại dựa
trên chức năng ngữ pháp của từ bao gồm khả năng kết hợp và vị trí của nó trong kết
cấu cú pháp. Từ loại tiếng Hán hiện đại được phân chia thành hai nhóm: (i) thực từ (实
词)/ thể từ và (ii) hư từ (虚詞); lượng từ luôn được xếp vào nhóm thực từ hoặc thể từ.
Cùng với các nhà nghiên cứu, giới giảng dạy tiếng Hán đã tập trung xem xét khả năng
và mức độ sử dụng lượng từ trong hoạt động ngôn ngữ với mục đích dạy tiếng.
1.1.1.2. Loại từ trong từ loại tiếng Việt
Chịu ảnh hưởng của khái niệm từ loại dựa trên cứ liệu ngôn ngữ Ấn-Âu, vấn
đề từ loại thường gắn với các phạm trù hình thái học, từ đó đã xuất hiện hai quan
điểm: (i) phủ nhận phạm trù từ loại, và (ii) thừa nhận sự có mặt của từ loại. Quan
điểm phủ nhận phạm trù từ loại có: Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu

Tường. Quan điểm thừa nhận có phạm trù từ loại với các đại diện như: Trương Vĩnh
Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, Lê Văn Lý, Nguyễn Phú Phong,
Nguyễn Tài Cẩn. Dựa vào ý nghĩa và khả năng kết hợp là phương pháp xử lí từ loại
của các tác giả Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức,
Diệp Quang Ban, Nguyễn Hồng Cổn… Căn cứ vào khả năng tổ chức đoản ngữ,
Nguyễn Tài Cẩn phân chia từ loại tiếng Việt thành 9 nhóm được giới Việt ngữ học
ủng hộ, theo đó loại từ thuộc nhóm từ loại danh từ. Loại từ là một trong những hiện
tượng ngữ pháp tiếng Việt được chú ý nghiên cứu từ lâu và được giới Việt ngữ học ở
trong nước và quốc tế dùng với các tên gọi khác nhau: danh từ số (noms numeriques),
tiền danh từ, phó danh từ, thể hiện từ, danh từ đơn vị, danh từ đếm được... nhưng phổ
biến nhất là loại từ.
1.1.2 Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt
Các nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Hán - Việt nói chung ở Việt Nam vẫn
còn khá khiêm tốn, và trên thực tế vẫn chưa có một chuyên khảo nào mang tính hệ
thống. Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt lại càng hiếm;
các công trình nghiên cứu liên quan gần đây chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở đào
tạo sau đại học ở Trung Quốc; các nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở
một vài khoá luận của sinh viên và luận văn thạc sĩ, tuy nhiên phạm vi, lĩnh vực
nghiên cứu đối chiếu vẫn còn rất hạn chế.


4

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1. Khái quát về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới
1.2.1.1. Khái niệm loại từ trong ngôn ngữ học
Loại từ trong các ngôn ngữ tự nhiên đã được các học giả ở nhiều lĩnh vực quan
tâm và bản chất từ loại của lớp từ này ngày càng trở nên rõ ràng hơn, các phổ quát
của loại từ cũng đã được phát hiện như những công cụ phạm trù hóa danh từ.
CÔNG CỤ PHẠM TRÙ HÓA DANH TỪ

LỚP DANH TỪ

LOẠI TỪ

Đặc điểm

(giống, tương hợp về số)

Chức
năng

- Số lượng nhỏ, xác định
- Hệ thống ngữ pháp chặt
- Đánh dấu ngoài DN
(thường là bổ tố)

- Số lượng lớn
- Hình thái tự do
- Không có đánh dấu
ngoài danh ngữ

Giải thích
Sở chỉ, tương hợp

Đặc điểm

LOẠI TỪ DANH TỪ
(Loại từ chung)

Chức

năng

-Độc lập, không tương
hợp
-Lựa chọn về từ vựng
-Trong danh ngữ
Tạo từ
(hoặc) không tạo từ

LOẠI TỪ SỐ
-Độc lập, không tương hợp
từ vị, phụ tố của số từ hoặc
danh từ đầu tố
-Lựa chọn về từ vựng
-Trong DN số, biểu thị
lượng hóa
Tính đếm /
Liệt kê

ĐO LƯỜNG
-Loại từ đo đạc
-Lượng từ
-Đạc ngữ

PHÂN LOẠI
-Loại từ phân loại
-Loại từ
-Loại từ định danh

1.2.1.2. Phân loại loại từ trong ngôn ngữ học

(i) “Loại từ danh từ” có khả năng đặc tả danh từ, cùng xuất hiện với danh từ trong
danh ngữ.
(ii) “Loại từ sở thuộc” có khả năng đặc tả danh từ sở thuộc trong kết cấu sở thuộc.
(iii) “Loại từ quan hệ” có khả năng đặc tả cách thức mà sở chỉ của một danh từ sở
thuộc liên quan đến chủ sở trong kết cấu.


5
(iv)

“Loại từ động từ” xuất hiện cùng với động từ nhưng chỉ đặc tả cho danh từ
điển hình về hình dáng, độ bền, cấu trúc, vị trí và vật tính.
(v) “Loại từ định vị” xuất hiện trong các vị trí định vị.
(vi) “Loại từ chỉ định” thường kết hợp với các chỉ định từ và quán từ.
1.2.1.3. Chức năng của loại từ trong ngôn ngữ
Loại từ có các chức năng phân loại danh từ, phản ánh quan niệm của người sử
dụng loại từ trong việc giải thích thế giới khách quan. Trong một số ngôn ngữ, mỗi danh
từ chỉ được tổ hợp với một loại từ; ở một số ngôn ngữ khác việc lựa chọn loại từ có độ
linh hoạt cao hơn cho phép thể hiện những nét nghĩa tinh tế khác nhau của danh từ.
1.2.2. Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học và loại từ trong Việt ngữ học
1.2.2.1. Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học
A) Khái niệm lượng từ trong Hán ngữ học
Trong Hán ngữ học, khái niệm lượng từ (量词) thường được xem xét từ góc độ
ý nghĩa ngữ pháp để chỉ một lớp từ nằm ở vị trí giữa số từ và danh từ làm thành phần
trong một kết cấu đoản ngữ chỉ lượng. Theo quan niệm của Hà Kiệt: “Lượng từ là
những từ biểu thị đơn vị số lượng của sự vật hoặc động tác; và chia thành hai nhóm:
vật lượng từ (tính đếm cho thực thể, sự vật) và động lượng từ (tính đếm cho hành vi
động tác)”.
B) Phân loại lượng từ trong Hán ngữ học
Nhìn chung, lượng từ được chia thành hai nhóm chính: danh lượng từ (tính đếm

cho thực thể, sự vật) và động lượng từ (tính đếm cho hành vi, động tác).
1.2.2.2. Khái quát về loại từ trong Việt ngữ học
A) Khái niệm về loại từ trong Việt ngữ học
Theo các nhà Việt ngữ, loại từ thuộc tiểu loại danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, có
chức năng phân định sự vật thành từng loại dựa vào một đặc điểm nổi trội nào đó.
B) Phân loại loại từ trong Việt ngữ học
Loại từ (LT) được phân chia thành 3 nhóm: (i) nhóm LT chỉ người, ví dụ như
đứa, thằng… (ii) nhóm LT chỉ sự vật, hiện tượng, đồ đạc như cái, chiếc… (iii) nhóm
LT chỉ động vật, thực vật như con, cây, quả…
1.2.3. Quan điểm của luận án về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt
1.2.3.1. Về lượng từ trong tiếng Hán


6
个体量词/分类词/个体分类词/类别分类词
(lượng từ cá thể/ loại từ/ phân loại từ cá thể)
名量词
(danh
lượng
từ)

量词
(lượng từ)

部分量词 (lượng từ bộ phận)
计量词
(lượng
từ đo
đếm)


集体量词 (lượng từ tập hợp)
容器量词 (lượng từ vật chứa)
临时量词 (lượng từ lâm thời)
标准量词 (lượng từ đo lường)

动量词
(động
lượng
từ)

专职量词 (lượng từ chuyên dùng)
借用量词
(lượng từ mượn dùng)

mượn dùng danh từ
mượn dùng động từ

Hệ thống lượng từ tiếng Hán
1.2.3.2. Về loại từ trong tiếng Việt
Theo Nguyễn Tài Cẩn loại từ thuộc nhóm từ loại danh từ, là một bộ phận của
danh từ chỉ đơn vị chuyên dùng để phục vụ việc đếm thành từng cá thể, thành từng
đơn vị tự nhiên của sự vật, cũng như phục vụ việc phân chia sự vật vào các loại. Loại
từ tiếng Việt chia thành 3 tiểu loại: (i) loại từ chỉ người (đứa, thằng), (ii) loại từ chỉ
đồ đạc (cái, chiếc), (iii) loại từ chỉ động vật, thực vật (con, cây, quả). Căn cứ vào
chức năng và cách dùng, loại từ còn được chia thành: (i) loại từ chuyên dùng (đứa,
thằng, con cái), (ii) loại từ lâm thời (người, anh, chị, cây, quả).
1.2.3.3. Đặc điểm đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt
1) Đối chiếu khái niệm “lượng từ” trong tiếng Hán và tiếng Việt có thể thấy sự
khác biệt trong quan niệm và cách phân định: lượng từ trong tiếng Việt là những từ chỉ
số lượng nhiều hoặc ít một cách tổng quát, gần với số từ, không có chức năng xác định

hình thức phân lập của sự vật và phân loại sự vật, tức không mang các đặc điểm của
loại từ.
2) Về lượng từ tiếng Hán, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là nhóm lượng
từ chính danh (lượng từ cá thể) gồm 60 từ tiêu biểu và nhóm động lượng từ gồm 18
từ tiêu biểu trong số 1091 lượng từ được khảo sát từ các nguồn dữ liệu tiếng Hán. Về
loại từ tiếng Việt, đối tượng được lựa chọn là tiểu loại danh từ đơn vị tự nhiên thuộc
nhóm danh từ đơn vị (loại từ) tiếng Việt.


7

1.2.4. Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu
1.2.4.1. Những vấn đề chung
Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) hay nghiên cứu đối chiếu
(contrastive study) là một phân ngành của ngôn ngữ học sử dụng phương pháp so
sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai hay nhiều ngôn ngữ
nhằm cung cấp những cứ liệu cần thiết cho các phân ngành của ngôn ngữ học, phục
vụ các mục đích lí luận và thực tiễn.
1.2.4.2. Vấn đề đối chiếu giữa tiếng Hán và các ngôn ngữ khác
Trong Hán ngữ học, ngôn ngữ học đối chiếu được tiếp cận từ đầu thế kỉ XX.
Những nghiên cứu đối chiếu ở từng bình diện khác nhau giữa tiếng Hán và các thứ
tiếng khác cũng đã được tiến hành như: Hán-Nga, Hán-Pháp, Hán-Nhật, v.v... Thành
tựu chủ yếu của các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu được thể hiện ở hàng
loạt bộ từ điển song ngữ tiếng Hán và các ngôn ngữ khác. Đáng tiếc là đến nay,
những nghiên cứu đối chiếu như vậy giữa tiếng Hán và tiếng Việt chưa có được nhiều
và còn quá khiêm tốn.
1.2.4.3. Đặc điểm đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt
Xét ở vị thế và chức năng, tiếng Hán thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia
của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tiếng Việt thực hiện chức năng ngôn ngữ
quốc gia của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ điển hình về loại hình đơn lập với các
đặc điểm nổi trội như âm tiết tính, có thanh điệu, không có hình thái từ. Cả hai ngôn
ngữ đều dùng trật tự từ làm phương thức cơ bản để biểu hiện quan hệ ngữ pháp.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1.

GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Luận án giới hạn khảo sát, phân tích ngữ nghĩa của nhóm danh lượng từ và
động lượng từ tiếng Hán đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt.
2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA DANH LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)


8

2.2.1. Quan niệm về nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán
Lượng từ cá thể (danh lượng từ) tiếng Hán còn được gọi là loại từ, đó là những
đơn vị có nghĩa, biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật
được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể
đếm được, phân loại được theo phạm trù. Ví dụ:
(1)

a. 部 bu

一部电话

Yi bu dianhua


(một chiếc điện thoại)

b. 种 zhong

一种电话

Yi zhong dianhua

(một loại điện thoại)

c. 通 tong

一通电话

Yi tong dianhua

(một cú điện thoại)

2.2.2. Tiêu chí nhận diện nghĩa của danh lượng từ cá thể tiếng Hán
1) Đánh dấu tính [+đơn vị] (hình thức tồn tại) của thực thể; 2) Tính [+đếm
được] có khả năng sử dụng để tính đếm/ liệt kê; 3) Khả năng phạm trù hóa (范畴化)
sự vật; 4) Khả năng [+vật hóa]; 5) Khả năng [+miêu tả].
2.2.3. Phạm trù ngữ nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)
Phạm trù
Vật tính

Tiểu phạm trù
Người (bình thường >< lịch sự)


Lượng từ
个 ge (đứa), 位 wei (ông)

Loài vật (bình thường >< đặc biệt)

只 zhi (con), 匹 pi (con)

Tròn (to >< nhỏ)

个 ge (cục), 粒 li (hột)

(mềm >< cứng)

条 tiao (dòng), 根 gen (ống)

Phẳng (dày >< mỏng)

塊 kuai (tấm), 张 zhang (tờ)

Hình dáng Dài

Công cụ
Phương tiện giao thông (bộ, thủy, không)
Chức năng Máy móc (thiết bị)
Trang phục (quần, áo, váy, mũ...)

把ba (cái), 根gen, 支zhi (cái)
辆 liang (cái), 艘 sou, 架 jia
台tai (cái), 部bu, 盏zhan
件 jian (cái), 条 tiao (chiếc)


2.2.3.1. Nhóm lượng từ mang ý nghĩa vật tính
A) Nhóm lượng từ cá thể chỉ người
Trong tiếng Hán lượng từ chỉ người gồm có: 个, 位, 口, 条, 号, 员, trong đó 个
được coi là lượng từ thông dụng nhất.
B) Nhóm lượng từ cá thể chỉ loài vật [-người]
So với tiếng Việt, loại từ chỉ loài vật trong tiếng Hán có số lượng nhiều hơn đáng
kể. Ở tiếng Việt, chỉ dùng một loại từ “con” có thể tổ hợp với tất cả các loài động vật.
Trong khi đó, ở tiếng Hán, mỗi loại động vật có một loại từ chuyên dùng.
C) Nhóm lượng từ chỉ bất động vật
Ví dụ như: 个, 条, 把, 根, 块, 张, 盘, 台, 盏, 帖, 服, 面, 只, 部...


9

2.2.3.2. Nhóm lượng từ đặc trưng chỉ hình dáng
A) Nhóm lượng từ biểu thị hình dáng tròn
Lượng từ được khảo sát: 颗 ke (viên), 个 ge (quả), 粒 li (hạt)
B) Nhóm lượng từ biểu thi vật thể hình dáng dài
Cụ thể: 条 tiao (dòng), 根 gen (ống)
C) Nhóm lượng từ biểu thị vật thể phẳng
Lượng từ đặc trưng như: 面 (bức, chiếc), 张 (tấm, tờ), 片 (đám, bông, cánh)...
2.2.3.3. Nhóm lượng từ chỉ chức năng
A) Nhóm lượng từ chỉ công cụ
把 ba; 张 zhang; 枝 zhi; 根 gen ...
B) Nhóm lượng từ chỉ phương tiện giao thông
辆 liang; 艘 sou; 架 jia ...
C) Nhóm lượng từ chỉ máy móc/ thiết bị
台 tai; 部 bu; 盏 zhan ...
D) Nhóm lượng từ chỉ trang phục

只 zhi;

件 jian; 条 tiao; 顶 ding ...

2.3.

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
2.3.1. Quan niệm về nghĩa của động lượng từ tiếng Hán
Động lượng từ có thể lượng hóa một hoạt động, một quá trình, và có thể tham
gia trong thành phần các kết cấu khác nhau. Tuy nhiên, động lượng từ thường đi với
những vị từ đánh dấu [±động] hoặc [±chủ ý] của hành vi. Ví dụ: 打了他一下 (đánh
anh ta một cái); vị từ 打 da đánh dấu [+động] và [+chủ ý].
2.3.2. Tiêu chí nhận diện nghĩa của động lượng từ tiếng Hán
2.3.2.1. Động lượng từ chuyên dùng
次 cì, 回 huí, 趟 tàng, 顿 dùn, 阵 zhèn, 番 fàn, 遭 zào, 下 xìa, 便 biàn...

2.3.2.2. Động lượng từ mượn dùng
Động lượng từ mượn dùng (còn gọi là lượng từ lâm thời) thường có nguồn gốc
từ danh từ hoặc/ và động từ.
A) Mượn dùng danh từ
- Lượng từ “mượn dùng” danh từ chỉ dụng cụ vật chứa do danh từ biểu thị: 杯
(chén), 碗 (bát), 盆 (chậu), 壶 (bình)...; các công cụ mà nhờ đó một động tác được
thực hiện: 刀 (dao), 笔 (bút), 棒 (gậy)...; hoặc phương tiện vận chuyển: 车 (xe), 船


10

(tàu), 轿 (kiệu)...
B) Mượn dùng động từ

Đối với lượng từ “mượn dùng” động từ, có thể được coi là hình thức lặp động
từ, động từ thứ hai đóng vai trò động lượng từ.
2.3.3. Cấu trúc nghĩa của động lượng từ tiếng Hán
Cơ cấu nghĩa của nhóm động lượng từ không giống với cơ cấu nghĩa của lượng
từ cá thể. Ngoài ràng buộc về những tiêu chí nhận diện nghĩa của lượng từ nói chung,
động lượng từ chỉ có một khả năng là tính đếm đơn vị hành động. Lượng từ cá thể lấy
đơn vị cá thể của người hoặc sự vật để đo lường; động lượng từ lấy đơn vị hành động
để đo lường. Ngoài việc tu sức cho động từ, động lượng từ còn tu sức cho danh từ, tổ
hợp được với danh từ chỉ sự kiện (sở chỉ là “vật việc”), nhóm động lượng từ này là
đối tượng khảo sát của luận án.
2.3.3.1. Nghĩa sự kiện của động lượng từ
Động lượng từ thường tổ hợp với danh từ mang đặc điểm của hành động diễn
ra như một quá trình (như 感冒 gǎnmào “cảm mạo”), hoặc hành động xảy ra tại một
thời điểm (như 死亡 sǐwáng “tử vong”).
Hành động xảy ra như một quá trình thường có các danh từ như 风 fēng “gió”,
雨 yǔ “mưa”, 戏剧 xìjù “kịch”, 国宴 guóyàn “quốc yến”. Ví dụ: 一次感冒 (một trận
cảm hàn).
Hành động xảy ra tại một thời điểm thường có các danh từ như 判決 pànjué
“phán quyết”, 奖励 jiǎnglì “khen thưởng”, 死亡 sǐwáng “tử vong”, 车祸 chēhuò “tai
nạn ô-tô”.
2.3.3.2. Nghĩa chủ ý và nghĩa quá trình của động lượng từ
Động lượng từ tiếng Hán có khả năng phụ gia thông tin (tần số xuất hiện, lần
thao tác) cho động từ (vị từ hành động) và danh từ (chỉ sự kiện). Phạm vi kết hợp của
động lượng từ bị giới hạn bởi các yếu tố như [±chủ ý], [±quá trình]...


11

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN

(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TRONG DANH NGỮ TIẾNG HÁN (ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
3.1.1. Khái niệm chung về danh ngữ
Danh ngữ hay đoản ngữ danh từ (名词短语) là từ tổ trong đó thành tố trung
tâm hay trung tâm ngữ (TTN) do danh từ đảm nhận, còn các thành tố khác được gọi
là các định ngữ hay định tố (定素). Định ngữ (ĐN) có chức năng bổ sung ý nghĩa cho
danh từ trung tâm, cụ thể hoá danh từ trung tâm.
Mô hình cấu trúc danh ngữ tiếng Hán thông thường gồm có 6 vị trí, lần lượt từ
trái sang phải: (vi) ĐN sở thuộc, (v) ĐN chỉ định, (iv) ĐN định lượng (gồm lượng
từ), (iii) ĐN định tính, (ii) ĐN định danh, (i) Trung tâm ngữ (TTN).
(1) 我们学校的 两位 有三十年教学的 优秀 语文 老师们
(hai vị giáo viên ngữ văn ưu tú có ba mươi năm trong nghề của trường chúng tôi)
Ví dụ (1) được thể hiện theo trục ngữ đoạn như sau:
6

5

4

3

2

1 (TTN)

我们学校 的


两位

有三十年教

优秀

语文

老 师

ưu tú

ngữ văn

giáo viên

学的
của trường
chúng tôi

hai vị

có 30 năm
trong nghề

Mô hình danh ngữ tiếng Việt có hai trung tâm (T1 và T2). Lí do, hầu hết các từ
ở vị trí trung tâm ngữ thứ hai (T2) đều không thể tổ hợp trực tiếp với số từ vì chúng
là những danh từ khối, không đếm được. Chỉ có loại từ là trung tâm ngữ thứ nhất
(T1) mới kết hợp được với số từ và đồng thời là trung tâm ngữ về mặt ngữ pháp của
danh ngữ. Danh ngữ tiếng Việt có ba thành phần: phần phụ trước, trung tâm, phần

phụ sau như ở mô hình:
Phần phụ trước
ĐN
ĐN
ĐN
chỉ gộp
số lượng
chỉ xuất
(5)
(4)
(3)
tất cả
những
cái
(ba)

TTN
LT

DT

(T1)
con

(T2)
mèo

Phần phụ sau
ĐN miêu
ĐN

tả
chỉ định
(1')
(2')
đen
ấy


12

Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Ở tiếng Việt, khi dùng danh từ để giữ một chức vụ này
hay một chức vụ khác trong câu, thường người ta còn hay đặt thêm vào bên cạnh nó
một số thành tố phụ để cùng nó tạo thành đoản ngữ. Loại đoản ngữ có danh từ làm
trung tâm - có thể gọi tắt là danh ngữ”.
3.1.2. Vị trí của lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)
3.1.2.1. Vị trí của lượng từ cá thể trong danh ngữ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng
Việt)
(2) 学校的那三位有名的汉语老师 (ba vị giáo viên tiếng Hán nổi tiếng ấy của
trường) (dẫn theo Nguyễn Hoàng Anh) được mô hình hóa như sau:
ĐN
sở thuộc
6

ĐN
chỉ định
5

学校的




ĐN
chỉ lượng (+LGT)
4




ĐN
định tính
3

ĐN
định danh
2

DT
(TTN)
1

有名的

汉语

老师

tất cả ba cái con mèo đen ấy (dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn):

(3)


4
tất cả

3
ba

2
cái

1 (T1+T2)
con
mèo

1’
đen

2’
ấy

So sánh biểu thức danh ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, có thể thấy vị trí các
thành tố như sau: Vị trí 1: TTN; Vị trí 2: định ngữ định danh; Vị trí 3: định ngữ định
tính; Vị trí 4: định ngữ chỉ lượng; Vị trí 5: định ngữ chỉ định; Vị trí 6: định ngữ sở
thuộc. Tuy nhiên, sự phân bố vị trí của các định ngữ trong danh ngữ của hai ngôn ngữ
không giống nhau.
6

5

Biểu thức danh ngữ tiếng Hán
4

3

2

1 (TTN)

Tầng bậc cấu trúc ngữ nghĩa chỉ mối quan hệ giữa các định ngữ với TTN trong
danh ngữ tiếng Hán được thể hiện như sau:
ĐN
sở thuộc

ĐN
chỉ định

ĐN
định lượng

ĐN
định tính

ĐN
định danh

TTN

Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Hán


13
Biểu thức danh ngữ tiếng Việt

1 (TTN)
2
3

4

5

6

Tầng bậc cấu trúc ngữ nghĩa chỉ mối quan hệ giữa các định ngữ với TTN trong
danh ngữ tiếng Việt được thể hiện như sau:
ĐN
định lượng

TTN

ĐN
định danh

ĐN
định tính

ĐN
chỉ định

ĐN
sở thuộc

Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Việt

3.1.2.2. Vị trí của động lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng
Việt)
Khi kết hợp với số từ tạo thành tổ hợp chỉ lượng, động lượng từ có thể đặt sau
động từ [ĐT... + ĐLT]. Ví dụ:
(4) 他去年病了两次. (Năm ngoái ông ấy bị ốm hai lần.)
Động lượng từ tu sức cho danh từ, tạo thành kết cấu danh ngữ. Cụ thể, kết cấu
[số từ + động lượng từ] như: 一班 (một chuyến), 一次 (một lần), 一遍 (một lượt)
biểu thị số lần của hành động.
[số từ + động lượng từ + danh từ]: 一班飞机 (một chuyến bay)
[chỉ từ + động lượng từ + danh từ]: 这次会议很成功. (Hội nghị này rất thành công.)
3.1.3. Khả năng kết hợp của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)
3.1.3.1. Khả năng kết hợp của lượng từ cá thể với số từ
五棵 (5 cây); 20 多节 (hơn 20 tiết); 第三层 (tầng thứ 3)...
3.1.3.2. Khả năng kết hợp của lượng từ cá thể với danh từ
本书 (quyển sách); 张纸 (tờ giấy); 条鱼 (con cá)...
3.1.3.3. Khả năng kết hợp của lượng từ cá thể với hình dung từ
一厚本词典 (một cuốn từ điển dày); 一大条黄瓜 (một quả dưa chuột to)...
3.1.3.4. Khả năng kết hợp của lượng từ cá thể với đại từ chỉ thị
这本书 (cuốn sách này); 那把刀 (con dao kia)…
3.1.3.5. Khả năng kết hợp của lượng từ cá thể trong thành ngữ
Đặc điểm về khả năng kết hợp của lượng từ trong tiếng Hán là: (i) Không độc
lập làm danh ngữ; (ii) Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng (một, hai, ba...); (iii)


14

Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất (này, kia...); (iv) Có khả năng mang mọi loại
định ngữ.
Lượng từ trong tiếng Hán luôn bắt buộc phải xuất hiện trong danh ngữ có từ chỉ
lượng (ví dụ: 一个学生). Biểu đạt nội dung tương tự, trong tiếng Việt có thể có hoặc

không có loại từ (ví dụ: Một em học sinh/ Một học sinh). Điều này có thể giải thích
nguyên do là danh từ trong tiếng Hán chỉ có một loại [-đếm được], không có nhóm nào
tương đương nhóm danh từ [+đếm được] trong tiếng Việt.
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN TRONG CÂU (ĐỐI CHIẾU
VỚI TIẾNG VIỆT)
3.2.1. Chức vụ cú pháp của lượng từ cá thể
3.2.1.1. Chức vụ chủ ngữ
Tổ hợp [指示代词 + 量词] (đại từ chỉ thị + lượng từ)
这个不好那个才好 (Cái này không tốt, [chỉ] cái kia mới tốt.)
Trong tiếng Việt, loại từ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn và đảm nhận
cương vị chủ ngữ nếu trong chu cảnh lặp lại theo mô thức [LT (x) thì Thuyết, LT (x)
thì Thuyết] theo tổ chức [Đề, LT (x) thì Thuyết, LT (x) thì Thuyết]: “Đàn bò trong
chuồng, con thì đứng, con thì nằm”.
Tổ hợp [数词 + 量词] (số từ + lượng từ)
他们都是我的老师,一位教我汉语,一位教我英语.(Họ là những (vị) thầy
giáo đã dạy tôi, một thầy dạy tiếng Hán, một thầy dạy tiếng Anh.)
Tương tự tiếng Hán, trong tiếng Việt tổ hợp [số từ + loại từ] có khả năng làm
chủ ngữ trong câu. Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao. (Ca dao)
Tổ hợp [数词+量词+名词] (số từ + lượng từ + danh từ)
Tổ hợp [số từ + lượng từ + danh từ] xuất hiện đầu câu làm chủ ngữ, ví dụ: 两
只灰蝴蝶在漫无目的地翩飞. (Hai chú bướm xám nhởn nhơ bay lượn.)
3.2.1.2. Chức vụ vị ngữ
Tổ hợp [số từ + lượng từ] tiếng Hán có thể giữ vai trò vị ngữ với chức năng chỉ
xưng, sự vật chỉ xưng được xuất hiện ở trước đó. Ví dụ: 这个笼子里关着两只鸡 一
只是翠绿的 一只是鹅黄色的 很好看. (Trong cái lồng này nhốt 2 con gà, một con
màu xanh ngọc, một con màu hoàng yến, rất đẹp.)
3.2.1.3. Chức vụ tân ngữ
Lượng từ không độc lập làm thành phần tân ngữ của câu, nhưng khi tham gia



15

trong một ngữ đoạn, nó hoàn toàn có thể thực hiện được chức vụ này. Ở ví dụ: 黑猫,
白猫,我喜欢只黑 (Mèo đen, mèo trắng, tôi thích con đen), 只黑 (con đen) làm tân
ngữ. Trong câu: 宝玉买了三本书, 黛玉也买了三本 (Bảo Ngọc mua ba cuốn sách,
Đại ngọc cũng mua ba cuốn), 三本 (ba cuốn) giữ chức vụ tân ngữ. Tương tự, ở câu
他 送 我 一本书 (Anh ấy tặng tôi một quyển sách), cụm 一本书 là tân ngữ.
3.2.1.4. Chức vụ định ngữ
Tổ hợp [số từ + lượng từ] có thể làm thành phần định ngữ trong câu, thường đứng
trước danh từ hoặc đại từ. Ví dụ: 我今天买了三本杂志, 一本汉英辞典, 一件衬衫.
(Hôm nay tôi mua ba cuốn tạp chí, một cuốn từ điển tiếng Anh, một chiếc áo sơ mi.)
3.2.1.5. Chức vụ bổ ngữ
Chỉ xuất hiện sau hình dung từ (tính từ). Ví dụ: 这里菜的价格比那个市场贵
一倍. (Giá rau ở đây đắt gấp đôi ở chợ kia.)
3.2.1.6. Chức vụ trạng ngữ
Kết cấu [số từ + lượng từ] làm thành phần trạng ngữ trong câu. Ví dụ: 三次去
他家都没找着他. (Ba lần đi đến nhà anh ấy đều không gặp được anh ta.)
3.2.2. Chức vụ cú pháp của động lượng từ
3.2.2.1. Chức vụ chủ ngữ
Tổ hợp [数词 + 动量词] (số từ + động lượng từ)
Tổ hợp [số từ + động lượng từ] tiếng Hán có thể làm thành phần chủ ngữ trong
câu. Ví dụ: 一次也不去. (Một lần cũng không đi.); 一遍也不读. (Một lượt cũng
không đọc.)
3.2.2.2. Chức vụ vị ngữ
Tổ hợp [số từ + động lượng từ] có thể làm thành phần vị ngữ trong câu. Ví dụ:
小王一次 小李一次. (Tiểu Vương một lần, Tiểu Lý một lần.); 他总共才一遍.
(Anh ta tổng cộng mới một lần.)
Trong tiếng Việt không có hình thức kết cấu như tiếng Hán. Loại từ trong tiếng
Việt được coi là một lớp từ phi vị ngữ tính, không có khả năng tự mình trực tiếp làm

vị ngữ, do sở biểu của loại từ không gợi lên một thuộc tính, một dấu hiệu đặc trưng
nào của sự vật.
3.2.2.3. Chức vụ bổ ngữ
Tổ hợp [số từ + động lượng từ] có thể làm thành phần bổ ngữ trong câu, ví dụ:
她看了小亮一眼,小亮仍在埋头苦读. (Cô ấy liếc nhìn Tiểu Lượng, Tiểu Lượng vẫn
vùi đầu tập đọc.)


16

3.2.3. Một số trường hợp cú pháp đặc biệt
Tổ hợp [量词 + 名词] xuất hiện sau danh từ, có một từ khác có thể xen vào giữa
chúng. Ví dụ, trạng từ ge (“lần lượt/thứ tự”, khác hoàn toàn với ge loại từ) có thể xen
vào giữa danh từ và số từ: 马牛个十匹 ma niu ge shi pi (ngựa và bò lần lượt 10 con).
Tổ hợp [số từ + lượng từ] xuất hiện sau danh từ có thể xem xét với chức năng vị
ngữ, chứ không phải định ngữ của danh từ.
Trong tiếng Việt, những biểu thức ngôn từ mang tính thành ngữ, công thức pha
chế, v.v., thường không được tỉnh lược loại từ do ước chế của ngữ cảnh. Ví dụ: a. con
gì tám cẳng, hai càng; a’. con gì có tám cái cẳng, hai cái càng...
3.2.4. Hình thức lặp lượng từ
Trong tiếng Hán, một số lượng từ khi sử dụng được lặp/ điệp, kiểu như “个个”/
“件件”/ “张张” (lượng từ cá thể), hay “次次”/ “趟趟”/ “回回” (động lượng từ) - đó
là hình thức lặp/ điệp lượng từ (类词重叠形式).
Khi được sử dụng theo hình thức lặp (ví dụ “个个”) lượng từ có khả năng giữ
cương vị chủ ngữ trong câu hoặc trong tiểu cú, ví dụ: 个个都很好 (Mọi thứ đều ổn).
Tổ hợp [số từ + lượng từ + số từ + lượng từ] có thể làm thành phần chủ ngữ trong
câu. Ví dụ: 一个一个都破坏了. (Từng cái, từng cái bị hủy diệt.)


17


CHƯƠNG 4
ỨNG DỤNG THỰC TẾ: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
LƯỢNG TỪ CỦA NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG HÁN VÀ LOẠI TỪ CỦA
NGƯỜI TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Về khả năng ứng dụng thực tế, có thể nói lượng từ trong tiếng Hán và loại từ
trong tiếng Việt có phạm vi hoạt động rộng lớn từ phương diện giao tiếp, nghiên cứu,
giảng dạy, đến dịch thuật... Chúng tôi chọn việc ứng dụng thực tế lượng từ/ loại từ
trong giảng dạy, vì trước hết, số người học ngôn ngữ rất lớn (cả tiếng Hán và tiếng
Việt). Thực tế hoạt động ngôn ngữ cho thấy, bên cạnh những tương đồng, giữa chúng
còn có nhiều điểm rất khác biệt. Chính những đặc điểm này ở những góc độ khác nhau
lại là nguyên nhân tiềm ẩn gây khó khăn cho người sử dụng và dẫn đến mắc lỗi.
4.1. KHÁI QUÁT VỀ LỖI VÀ PHÂN TÍCH LỖI
4.1.1. Khái quát về lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ
Trong quá trình thụ đắc một ngoại ngữ (người Việt học tiếng Hán, người Trung
Quốc học tiếng Việt), thường xuất hiện những khó khăn về ngôn ngữ mà người học gặp
phải, đó là mắc lỗi. Những nhà ngôn ngữ học ứng dụng như Selinker, Richards và Ellis
đã nhìn nhận lỗi (error) từ những góc độ khác nhau. Lỗi được phân tích dựa trên hai luận
thuyết chính: thuyết phân tích đối chiếu (contrastive analysis) và thuyết phân tích lỗi
(error analysis).
NGÔN NGỮ TRUNG GIAN
NGÔN NGỮ THỨ NHẤT
(L1)

NGÔN NGỮ THỨ HAI
(L2)

NGÔN NGỮ NGUỒN


NGÔN NGỮ ĐÍCH

Nguồn: Corder (1971)

4.1.2. Khái quát về phân tích lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ
Nguyên nhân mắc lỗi thường xảy ra do 1) chuyển di ngôn ngữ; 2) vượt tuyến;
3) chuyển di giảng dạy; 4) chiến lược học tập; và 5) chiến lược giao tiếp. Ngoài ra
còn có nguyên nhân không rõ ràng. Thông thường quá trình nghiên cứu lỗi được tiến
hành qua các giai đoạn: thu thập dữ liệu; nhận dạng lỗi; phân loại lỗi; xác định số
lượng lỗi; phân tích lỗi; cách chữa lỗi. Trong khảo sát này, về cơ bản chúng tôi dựa
vào quan điểm của James để phân tích “lỗi sử dụng loại từ” của sinh viên Trung
Quốc học tiếng Việt và “lỗi sử dụng lượng từ” của sinh viên Việt Nam học tiếng Hán
theo 4 phạm trù: 1) dùng sai, 2) dùng thừa, 3) dùng thiếu, và 4) nhầm lẫn khác.


18

4.1.3. Đối tượng khảo sát và đối chiếu
Đối tượng khảo sát “lỗi sử dụng loại từ” trong nghiên cứu này là sinh viên
Trung Quốc học tiếng Việt và “lỗi sử dụng lượng từ” của sinh viên Việt Nam học
tiếng Hán.
4.1.4. Mục đích khảo sát và đối chiếu
Khảo sát, đối chiếu những đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp có liên hệ gì với
việc mắc “lỗi sử dụng loại từ” của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt và “lỗi sử
dụng lượng từ” của sinh viên Việt Nam học tiếng Hán. Kết quả khảo sát sẽ làm sáng
tỏ thêm những nhận định ở Chương 2 và Chương 3; đồng thời giúp đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục “lỗi sử dụng lượng/ loại từ” của người học tiếng Việt và
tiếng Hán như một ngoại ngữ.
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỖI SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ VÀ LOẠI TỪ
4.2.1. Kết quả khảo sát lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc

Tham gia khảo sát này có 247 sinh viên Trung Quốc năm thứ ba chuyên ngành
tiếng Việt đang học tiếng tại Việt Nam năm học 2014-2015, có 107 người tham gia
trả lời trắc nghiệm trực tuyến thông qua hệ thống bảng hỏi (SurveyMonkey), với
1173 phát ngôn có chứa lỗi loại từ được thu thập.
Phân loại lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc
TT
1
2
3
4

Loại lỗi
Dùng sai loại từ

Số lượng
730

Tỉ lệ (%)
62

Dùng thừa loại từ
Dùng thiếu loại từ
Nhầm lẫn khác

221
213
9

19
18

01

Tổng số:

1173

100

4.2.1.1. Lỗi dùng sai loại từ tiếng Việt
Lỗi dùng sai loại từ ở sinh viên Trung Quốc chiếm tỉ lệ 62%.
4.2.1.2. Lỗi dùng thừa loại từ tiếng Việt
Lỗi dùng thừa loại từ chiếm 19%.
4.2.1.3. Lỗi dùng thiếu loại từ tiếng Việt
Lỗi dùng thiếu loại từ chiếm 18%.


19

a. Phân loại lỗi

b. Nguyên nhân gây lỗi

Kết quả khảo sát lỗi loại từ tiếng Việt
4.2.2. Khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam
Đối tượng tham gia khảo sát gồm 370 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ
tư, năm học 2014 – 2015, chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Trung Quốc. Thông qua các
bài viết của 370 sinh viên, chúng tôi thống kê được 197 câu mắc lỗi:

Trình độ
Sơ cấp (năm 1)

Trung cấp (năm 2 + 3)
Cao cấp (năm 4)
Tổng

Số lượng
(n)
108
187
75
370

Số lỗi
LGT
SL
%
114 58
57
29
25
13
197 100

Thiếu
LGT
SL
%
31
27
22
39

10
40
63
31

Thừa
LGT
SL
%
38
33
19
33
8
32
65
33

Sai
LGT
SL %
46 40
16 28
7
28
69 36

Kết quả khảo sát cho thấy, người học tiếng Hán trình độ sơ cấp có tỉ lệ mắc lỗi
là 58%; tỉ lệ này ở trình độ trung cấp là 29%; ở trình độ cao cấp là 13%. Lỗi dùng sai
lượng từ có tỉ lệ cao, chiếm 36%; lỗi dùng thừa lượng từ chiếm 33%; lỗi dùng thiếu

lượng từ chiếm 31%.
4.2.2.1. Lỗi dùng thiếu lượng từ tiếng Hán
Lỗi dùng thiếu lượng từ ở sinh viên Việt Nam học tiếng Hán chiếm tỉ lệ 31%.
4.2.2.2. Lỗi dùng thừa lượng từ tiếng Hán
Lỗi dùng thừa lượng từ ở sinh viên Việt Nam học tiếng Hán chiếm tỉ lệ 33%.
4.2.2.3. Lỗi dùng sai lượng từ tiếng Hán
Lỗi dùng sai lượng từ ở sinh viên Việt Nam học tiếng Hán chiếm tỉ lệ 36%.
4.2.2.4. Các loại lỗi khác
Thứ nhất, lỗi do nhầm lẫn do các lượng từ đồng âm. VD: 支, 枝, 只 /zhi/;
Thứ hai, lỗi do ảnh hưởng của âm Hán Việt. VD:本 (bản), 类 (loài/loại).
Kết quả khảo sát nguyên nhân mắc lỗi lượng từ tiếng Hán
Nguyên nhân gây mắc lỗi
CD (chuyển di ngôn ngữ)
NNĐ (tự ngôn ngữ đích)
VT (vượt tuyến/ khái quát quá thái)
Các nguyên nhân khác

Số lượng
67
53
48
29

%
35
27
24
14



20
Tổng

197

100

4.2.3. Khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam (bằng
bảng hỏi và trắc nghiệm online)
Kết quả thu thập ở hai hình thức khảo sát được thống kê như sau:
Trình độ
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
Không rõ

Bảng hỏi
74
86
27

Trắc nghiệm
on-line
39
52
32
43

Cộng
113

138
59

4.2.3.1. Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng cao nhất
Gồm có: 本, 次, 朵, 封, 个, 句, 口, 辆, 只, 种
4.2.3.2. Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng thấp nhất
Gồm có: 瓣, 班, 盏, 色, 任, 般, 具, 项, 帧, 出
4.2.3.3. Nhóm lượng từ có tỉ lệ nhầm lẫn cao nhất
Gồm có: 1) 只 và 条; 2) 枝, 支 và 只; 3) 道 và 条 (dao/tiao); 4) 架 và 台 (jia/
tai); 5) 页 và 张 (yè/zhāng); 6) 根 và 条 (gen / tiao)…
4.3. BÀN LUẬN
4.3.1. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi
i, chuyển di ngôn ngữ; ii, nguyên nhân “vượt tuyến”

4.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc lỗi
4.3.2.1. Đặc điểm sử dụng lượng từ/ loại từ trong tiếng Hán và tiếng Việt
4.3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa
4.3.2.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội của người sử dụng
4.4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN VÀ
LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
4.4.1. Về vấn đề khắc phục lỗi


21
Khắc phục lỗi hay chữa lỗi (error correction) là một trong những hoạt động cần thiết
và quan trọng trong quá trình dạy-học ngoại ngữ. Thời điểm chữa lỗi tốt nhất là “ngay tức
thì” khi người học mắc lỗi; còn “chữa lỗi ngay sau đó”, hoặc “chữa lỗi muộn hơn” sẽ ít hiệu
quả hơn.
4.4.2. Đề xuất phương pháp sư phạm đối với việc dạy-học lượng từ/ loại từ
4.4.2.1. Đối với người dạy

Giúp người học phân biệt các từ đồng âm, các từ cận nghĩa. Thiết kế bài tập gắn với
ngữ cảnh sử dụng.
4.4.2.2. Đối với người học
Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi, đọc nhiều, giao tiếp nhiều để hiểu rõ tư duy văn hóa của
người bản ngữ, từ đó thành thạo hơn trong việc sử dụng lượng từ đúng ngữ cảnh.

KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN CHUNG
1) Lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt là những đơn vị ngữ pháp quan trọng
trong hai ngôn ngữ đang bàn, cũng như các ngôn ngữ có loại từ (classifier languages) trên
thế giới. Lượng từ và loại từ đều được đánh giá là những hiện tượng ngôn ngữ phức tạp gây
nhiều tranh cãi trong khoảng thời gian khá dài. Đến nay, tuy vẫn chưa có được giải pháp
triệt để có thể thống nhất về mặt lí luận đối với loại từ tiếng Việt, nhưng các biện giải mà
các nhà Việt ngữ học đưa ra đã chứng tỏ tính chất quan yếu, mức độ phức tạp và tính hấp
dẫn của lớp từ này. Trên cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học đại cương về loại từ, luận án đã
hệ thống hóa, phân tích các quan niệm về lượng từ tiếng Hán. Từ đó, luận án đề xuất quan
niệm về lượng từ tiếng Hán và đưa ra được danh sách về lượng từ tiếng Hán nhằm phục vụ
cho việc đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt (Chương 1).
2) Trong hệ thống từ loại tiếng Hán, khái niệm “lượng từ” đồng hành với tên gọi
liangci (量词) thường dẫn đến những ý kiến khác nhau về thuật ngữ cũng như về lí luận ngữ
pháp. Thực chất, chỉ có lượng từ cá thể mới phản ánh cách mà con người phạm trù hóa thế
giới khách quan, khác với bản chất lượng từ nói chung là tính lượng sự vật. Trên thực thế,
chúng tôi đã khảo sát toàn bộ khối liệu được gắn nhãn “lượng từ” để chọn ra “lượng từ chính
danh” (真正量词) tiếng Hán phục vụ cho việc đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt.
Căn cứ vào quan điểm và cách phân loại truyền thống, lượng từ cá thể trong tiếng Hán là
một tiểu loại của danh lượng từ; loại từ trong tiếng Việt là một tiểu loại của danh từ chỉ đơn


22
vị tự nhiên. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không bàn về thuật ngữ hay tên gọi mà

khảo sát các hiện tượng ngôn ngữ để khẳng định quan điểm của luận án đưa ra. Lượng từ
(量词) tiếng Hán bao gồm danh lượng từ và động lượng từ. Loại từ tiếng Việt (danh từ đơn
vị) có đủ các tiêu chí đặc trưng tương đương với danh lượng (nhóm lượng từ cá thể) và
động lượng (nhóm kết hợp với danh từ chỉ sự kiện) trong tiếng Hán.
3) Trên cơ sở phân tích, đối chiếu lượng từ tiếng Hán với các loại từ tương đương
trong tiếng Việt từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ pháp, luận án đã chỉ ra được những đặc điểm
giống nhau giữa chúng, đồng thời, quan trọng hơn là chỉ ra sự khác nhau giữa chúng do đặc
trưng tư duy văn hóa dân tộc mang lại cũng như khả năng kết hợp của chúng trong đoản
ngữ. Lượng từ và loại từ đều có đặc điểm chung là mang tính ước định (conventional) và
tính võ đoán 武断 (arbitrary) đặc thù của mỗi cộng đồng bản ngữ. Về khả năng kết hợp và
chức vụ cú pháp của lượng từ và loại từ được xem xét và phân tích dựa trên các biểu thức
ngôn ngữ là các kết cấu danh ngữ cơ bản [số + lượng/loại + danh], chúng có thể tổ hợp với
các lớp từ loại khác để lập thành ngữ đoạn.
4) Trong cách cấu trúc hóa, phạm trù hóa, ý niệm hóa thế giới khách quan, có
không ít “vật” được người Hán và người Việt nhìn nhận tương đồng thông qua việc sử
dụng các công cụ phạm trù hóa danh từ: lượng từ và loại từ. Thế giới khách quan qua cách
tạo kí hiệu mang tính hình tượng như 只 (con), 个 (cái), 本 (quyển), 页 (trang)... đều được
người Hán và người Việt sắp xếp lại như những “vật” được phân lập về hình thức và
lượng hóa được. Đối với cộng đồng bản ngữ Hán và Việt, đặc điểm về hình thể của “vật”
và tính không đếm được của “chất” luôn được được coi trọng. Tuy nhiên, ranh giới giữa
vật và chất không còn quan trọng như trong trường hợp: hòn /bi/ đất, sợi tóc/ chỉ, dòng
/sông/ nước, que /tăm/ sắt, thanh/ kiếm/ gỗ...
Cùng loại hình ngôn ngữ không biến hình, trong tiếng Hán, cũng như trong tiếng Việt ý
nghĩa ngữ pháp của từ loại nói chung và của lượng từ/ loại từ nói riêng không được biểu hiện
trên bình diện hình thái từ. Do vậy, đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng
Việt được xem xét trên bình diện khả năng kết hợp của chúng trong danh ngữ và khả năng đảm
nhận các chức vụ cú pháp của chúng trong câu. Về quan hệ hệ hình (xét trên trục đối vị/ liên
tưởng), nhìn chung, danh ngữ tiếng Hán và danh ngữ tiếng Việt có những tương đồng nhất
định, đó là về thành phần các thành tố cấu tạo và tầng bậc kết hợp.
5) Ngoài những điểm tương đồng, lượng từ trong tiếng Hán và loại từ tiếng Việt có

những điểm khác biệt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp. Trong tiếng Hán: lượng từ chỉ
người ít hơn nhiều so với loại từ chỉ người ở tiếng Việt; nhưng lượng từ chỉ loài vật và bất
động vật tiếng Hán phong phú hơn nhiều so với loại từ tiếng Việt. Lượng từ thông dụng nhất
trong tiếng Hán là 个 ge. Ở tiếng Việt không có loại từ nào có khả năng tổ hợp rộng rãi với


23
các loại danh từ như lượng từ 个 ge ở tiếng Hán. Nó là “một lượng từ có khả năng tổ hợp
với rất nhiều loại danh từ, mà trong tiếng Việt không có một loại từ nào sánh nổi”. Trong
tiếng Việt: loại từ chỉ người nhiều hơn loại từ chỉ loài vật và bất động vật. Số loại từ chỉ
người, chủ yếu chuyển loại từ danh từ thân tộc, chiếm vị trí đáng kể trong danh sách loại từ
tiếng Việt. Những loại từ phổ biến trong tiếng Việt là: cái, chiếc, con, cây. Loại từ cái có
phạm vi hoạt động rộng nhất và mạnh nhất ở nhóm có định ngữ là danh từ khối chỉ [+đồ
vật]. Loại từ con hoạt động mạnh nhất ở nhóm có định ngữ là danh từ khối chỉ [+động vật].
Trong tiếng Hán có hình thức lặp lượng từ, sự thay đổi hình thức ngữ pháp này dẫn
đến sự biến đổi về nghĩa. Ý nghĩa mới giúp lượng từ có thể đảm đương cương vị thành phần
câu như chủ ngữ, vị ngữ, khi kết hợp với số từ một (一) thì đoản ngữ này có thể làm trạng
ngữ. Đây là những thuộc tính ngữ pháp không thấy có trong loại từ tiếng Việt. Trong thành
phần danh ngữ tiếng Hán có sự tham gia của trợ từ kết cấu 的 de (không có tương đương
trong tiếng Việt). Trợ từ kết cấu 的 đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nhận diện
các loại định ngữ và nó cũng là nhân tố làm cụ thể hóa ý nghĩa phạm trù của các định ngữ.
Trong tiếng Việt, “cái” chỉ xuất (không có trong tiếng Hán) thường dùng để “chỉ
xuất” sự vật, trong một số trường hợp, thể hiện sắc thái biểu cảm. Từ “cái” chỉ xuất có vị trí
ở trước trung tâm ngữ, có khả năng kết hợp với các loại danh từ.
Trong danh ngữ tiếng Hán, danh từ luôn làm thành tố TTN và đứng ở vị trí cuối cùng
trên trục tuyến tính của danh ngữ; trong danh ngữ tiếng Việt, loại từ đóng vai trò TTN về
ngữ pháp và đứng ở vị trí giữa danh ngữ (sau thành phần định ngữ trước, trước thành phần
định ngữ sau).
Danh từ trong tiếng Hán và tiếng Việt phần lớn là danh từ chỉ chất liệu, không kết
hợp trực tiếp với số từ và không biến đổi hình thái để diễn tả phạm trù số; khi tổ hợp với số

đếm hoặc từ chỉ lượng, danh từ bắt buộc phải có lượng/ loại từ. Vì vậy, lượng từ/ loại từ là
một bộ phận cực kì quan trọng trong hệ thống từ loại có khả năng kết hợp trực tiếp với số từ
để phân lập hoặc tính lượng sự vật hay sự kiện.
Mặc dù được xác định là thực từ trong hệ thống từ loại, nhưng lượng từ/ loại từ ít khi
độc lập làm thành phần câu, lượng từ/ loại từ thường phải kết hợp với số từ, đại từ chỉ thị để
tạo thành một đoản ngữ mới có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Lượng từ tiếng
Hán muốn làm chủ ngữ hoặc vị ngữ phải thay đổi hình thức ngữ pháp. Loại từ trong tiếng
Việt rất khó tồn tại một mình trong danh ngữ vắng danh từ thường, trừ khi phải có sự chuẩn bị
của ngữ cảnh.
6) Do những đặc điểm khác nhau tinh tế mang tính đặc thù giữa lượng từ tiếng Hán và
loại từ tiếng Việt nên trong quá trình thụ đắc tiếng Hán, cũng như tiếng Việt như một ngôn
ngữ thứ hai (L2), người học thường mắc lỗi “sử dụng lượng từ/ loại từ”. Luận án, trên cơ sở


24
phân tích các lỗi của người học, đề xuất cách khắc phục lỗi cũng như cách sử dụng chúng một
cách hiệu quả. Bản thân chúng tôi là giáo viên thực hành tiếng Hán, khi trực tiếp giảng dạy và
khảo sát ngữ liệu để thực hiện luận án đã nhận thấy rằng, chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ
và lỗi tự ngôn ngữ đích là hai nguyên nhân chủ yếu gây mắc lỗi ở người Trung Quốc học
tiếng Việt và người Việt học tiếng Trung Quốc. Lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ có thể khắc
phục được thông qua hệ thống bài tập giao tiếp và phương pháp sửa lỗi tích cực dựa trên mức
độ khó dễ và tần số xuất hiện của các nhóm lượng từ/ loại từ trong mỗi ngôn ngữ.
Tóm lại, đối chiếu lượng từ tiếng Hán hiện đại với các tương đương trong tiếng Việt
là một vấn đề nghiên cứu hấp dẫn, nhưng đầy thách thức. Với kết quả nghiên cứu bước đầu
còn khiêm tốn này, luận án mong muốn góp phần cải thiện quan niệm và có cách nhìn tích
cực về một lớp từ còn tồn tại nhiều tranh cãi ở cả hai ngôn ngữ, tiếng Hán và tiếng Việt,
đồng thời góp phần khẳng định bản chất từ loại quan trọng của chúng để có hướng nghiên
cứu tiếp theo.
2.


HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1) Tiếp tục đi sâu nghiên cứu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt vẫn là hướng

triển khai còn đầy tiềm năng và hứng thú. Khi nghiên cứu đối chiếu lượng từ/ loại từ ở một
ngôn ngữ cụ thể, cần thiết mở rộng đối tượng nghiên cứu với các lớp từ loại khác có quan
hệ với chúng. Có thể kết hợp nghiên cứu lượng từ/ loại từ của hai ngôn ngữ Hán và Việt
trong sự đối chiếu với các ngôn ngữ khác, kể cả các ngôn ngữ không cùng loại hình để có
thể làm sâu sắc thêm các qui luật kết hợp, nguyên tắc tạo nghĩa cũng như các yếu tố chi phối
ngữ nghĩa của lượng từ và loại từ. Trên cơ sở đó, có thể tìm ra những qui tắc về cách chuyển
dịch lượng từ/ loại từ của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, giúp người sử dụng có được cơ sở
lí luận cần thiết.
2) Trong quá trình dạy-học tiếng Hán và tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (L2),
cần có những phương pháp đặc thù cho từng loại ngữ liệu cụ thể. Đối với lượng từ/ loại từ,
cần có nghiên cứu chuyên sâu về dạy và học dựa trên đặc điểm cấu trúc-hệ thống của chúng;
có thể nghiên cứu, biên soạn thành chủ đề riêng hoặc giáo trình thực hành chuyên biệt trong
chương trình dạy-học tiếng.



×