Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.85 KB, 31 trang )

Mục lục

1


MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung về huyện Kim Bôi
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi
xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển
bền vững. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST)
đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du
lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong
sự phát triển du lịch của nhiều nước.
Nếu như chúng tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ về các khu du lịch
sinh thái ở Hoà Bình thì chắc chắn nói đến Suối khoáng Kim Bôi thì nhiều
người biết nhưng Thác Bạc Long Cung, rừng nguyên sinh Thượng Tiến, …ở
đâu? thì sẽ có không nhiều người trong số họ trả lời được các câu hỏi này.
Điều đó chứng tỏ các điểm du lịch ở đây chưa thực sự trở thành một sự lựa
chọn lý tưởng và là một điểm đến hấp dẫn với người dân trong và ngoài nước.
Trong khi đó ta biết rằng Kim Bôi là một huyện miền núi ở phía Đông Nam
của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi Tây Bắc và Đông
Bắc Bộ. Kim Bôi còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với tổ
chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch
với các tỉnh lân cận miền Bắc.
Hơn nữa, Kim Bôi lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử
phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Nơi đây chủ yếu có 3
dân tộc anh em: Mường, Kinh, Dao, với những nét văn hoá, phong tục tập quán
đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá. Bên
cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Kim Bôi cũng có rất nhiều tiềm năng để
phát triển với rừng nguyên sinh Thượng Tiến, suối nước nóng Kim Bôi, Thác
Bạc Long Cung,…có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch


2


sinh thái phát triển. Trong đó đáng chú ý là loại hình du lịch sinh thái, được phát
triển dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần vào
bảo tồn và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa của địa phương.
Được biết đến là tỉnh có nhiều suối nước khoáng nóng, những thung lũng
hoang sơ huyền bí, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có những chính
sách kích cầu du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như
quốc tế đến tham quan. Trong đó, suối khoáng nóng Kim Bôi được coi là một
trong những điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng hút khách du lịch
Du lịch Suối Khoáng Kim Bôi, Hòa Bình
Từ Hà Nội, du khách đi hết đại lộ Thăng Long, rẽ trái đi 10km đến ngã
ba Xuân Mai rồi xuôi theo quốc lộ số 6 qua thị trấn Lương Sơn khoảng 2km
đến ngã ba Bãi Lạng thì rẽ trái vào đường mòn Trường Sơn. Du khách đi tiếp
30km nữa đến ngã ba Bãi Chạo, rẽ trái thêm 10km nữa sẽ đến khu du lịch
suối khoáng Kim Bôi. Hoặc theo đường quốc lộ số 6 qua thị trấn Lương Sơn
khoảng 1km, rẽ trái đi tiếp 30km, du khách sẽ đến Khu du lịch suối khoáng
Kim Bôi ở xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì…. Với cung đường men theo những sườn
núi, trên đường đi, du khách đi ô tô có thể tận hưởng không khí trong lành với
những tán cây xanh mát hay những dòng suối nhỏ len lỏi qua những thửa
ruộng. Còn với những du khách ưa thích khám phá, có thể lựa chọn phương
tiện xe máy để thỏa sức ngắm nhìn cũng như chụp những bức hình đẹp với
thiên nhiên
Mặc dù độ nóng của nước ở Suối Khoáng Kim Bôi thấp hơn so với một
số suối nước nóng khách trên cả nước nhưng nước lại rất tốt đối với con
người bởi khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất
khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh
giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm,
nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp


3


chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Vì vậy dòng suối
khoáng được biết đến như dòng nước thần kỳ mà người dân nơi đây đã truyền
tụng qua bao đời.. Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu 175,5 m và được
bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách. Nhiều người ưa dân dã,
lựa chọn những khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên nhiên, hơn nữa có thể vừa
đắm mình thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào vô tận từ
dưới lòng đất.
Dịch vụ tắm khoáng ở đây rất phong phú, được trang bị hệ thống đạt tiêu
chuẩn để phục vụ cho các du khách có nhu cầu massage, thư giãn kết hợp với
tắm khoáng. Bạn có thể tắm bồn sục xoáy cá nhân, tắm bể sục xoáy lớn, tắm
âm dương hoặc tắm tia…. Nếu tìm đến suối khoáng Kim Bôi để nghỉ ngơi,
tĩnh tại, du khách có thể thuê phòng riêng và tắm bồn.
Bên cạnh đến Kim Bôi để nghỉ ngơi du khách còn có cơ hội khám phá
không gian văn hoá của người Mường khi thưởng thức những món ăn đậm
chất Mường như: cỗ lá lợn mán, cá suối chiên ròn, thịt trâu nấu lá lồm, gà đồi
nấu loóng chuối, canh gà măng chua, dê núi đá, thịt bê nướng trái thơm, cơm
lam chấm muối vừng, rau đồ rừng chấm lòng cá… Khi đêm xuống bạn có thể
tham gia chương trình giao lưu lửa trại với tiết mục văn nghệ rất riêng của
người Mường như: tiếng cồng, tiếng chiêng, pí-cặp, bọ mẹng…Bên cạnh đó
bạn còn có thể kết hợp thăm quan một số danh thắng nổi tiếng khác của Hoà
Bình như: Mai Châu, Thung Nai, thác Hoà Bình… Quả thực suối khoáng Kim
Bôi thật sự là điểm đến lý tưởng, là món quà đầy ý nghĩa cho sức khỏe của
bạn khi thời tiết chuyển mình sang đông.

4



2. Thực trạng Du lịch ở huyện Kim Bôi,
Với địa thế của tỉnh Hoà Bình, những tiềm năng tự nhiên và nhân tạo
đã có, thực sự rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch đặc biệt các loại hình
du lịch dựa vào nguồn tài nguyên này:
Du lịch làng bản dân tộc:
Từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, đời sống kinh tế đã hình thành
nên những yếu tố văn hoá của dân tộc Mường trong đó giá trị văn hoá vật
chất như: nếp nhà sàn mang đậm nét văn hoá dân tộc sống ở thung lũng hay
sườn đồi, trang phục các cô gái Mường hoa văn thổ cẩm sắc nét, hay ẩm
thực với các món ăn đặc trưng như cơm lam, rượu cần, cá chua, ngách lưỡi,
loọng, pẻng năng... Hoặc những giá trị về văn hoá tinh thần như tín
ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật dân gian, lễ hội cũng thật là đa dạng
và phong phú mà tôi đã nêu ở phần trước. Tất cả những yếu tố về văn hoá
cần và đủ đó là thế mạnh cho loại hình du lịch thăm bản Mường. Du lịch
bản Mường không mang tính mùa vụ, với điều kiện vốn có tăng cường
thêm vốn dân tộc sẽ có thể thu hút được đồng đảo du khách.
Du lịch lễ hội
Lễ hội của người Mường ở Hoà Bình phong phú, ẩn chứa trong đó
bao điều bí ẩn ở cả hai phần lễ và hội. Chính những điều này đã tạo ra sự
hấp dẫn với du khách. Một số lễ hội diễn ra hàng năm như: Lễ hội cồng
chiêng, lễ hội sắc bùa, lễ hội cơm mới, lễ hội chùa Hang... Tuy bị hạn chế
bởi tính mùa vụ nhưng du lịch lễ hội vẫn thu hút du khách vì họ có thể
tham gia, hoà mình vào các hoạt động đồng thời giải toả vấn đề tâm linh,
cầu nguyện cho bản thân và gia đình.
Du lịch nghỉ dưỡng.
Tỉnh Hoà Bình nói chung đặc biệt một số nơi dân tộc Mường sinh
sống có cảnh quan thiên nhiên, hệ thống sông suối thác nước đa dạng, đẹp

5



là nơi dừng chân nghỉ dưỡng giúp du khách cảm nhận sự thanh khiết của
thiên nhiên, tạm quên đi những lo toan thường nhật.
Ngoài ra nếu đầu tư xây dựng chúng ta còn có thể khai thác rất nhiều
các loại hình khác như: du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch mạo
hiểm... Những gì mà thiên nhiên cùng quá trình vận động tự nhiên của cộng
đồng xã hội người Mường mang lại cho chúng ta thật sự quý giá, đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Thực tế đã chứng minh, thời gian gần đây
số lượng khách du lịch đến với tỉnh Hoà Bình tìm hiểu văn hoá Mường
tăng nhanh nhất là lượng khách quốc tế. ảnh hưởng của văn hoá Mường với
sự phát triển của tỉnh Hoà Bình rất lớn. Để khai thác hiệu quả, hợp lý
nguồn tiềm năng này cần có sự bảo tồn và phát huy đảm bảo việc khai thác
lâu dài theo chiều sâu.
Các yếu tố tài nguyên du
lịch của cảnh quan văn hoá

Giá trị du lịch

Mường
Khung cảnh đồng ruộng,

Mang dấu ấn con người

rừng cây, sông suối bao quanh

nhưng không bị phá vỡ tính tự

thung lũng


nhiên, vừa phục vụ cho du lịch
văn hoá vừa du lịch sinh thái
Cung cấp nhiều thông tin du

Khung cảnh đồng ruộng,
thôn bản vừa phản ánh loại hình

lịch văn hoá cho du khách

kinh tế, sinh thái, nhân văn, hình
thái cư trú trong một thiết chế xã hội
truyền thống
Các giá trị văn hoá vật thể:

Nguồn tài nguyên hấp dẫn du

Phong cách kiến trúc nhà ở, kết

khách bởi các đặc trưng và bản sắc

cấu thôn bản, ăn, mặc, ở,...
Các giá trị văn hoá phi vật

riêng của tộc người.
Nguồn tài nguyên tạo ấn

6


thể: Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội


tượng khó quên cho du khách.

dân gian, nghệ thuật dân gian
Nếp sống tộc người: Biểu

Nguồn tài nguyên phong phú

hiện trong chu kỳ làm việc sinh

được trình diễn không trùng lặp

hoạt trong ngày, mùa,...

theo chu kỳ sinh hoạt văn hoá đưa
lại cho du khách nhiều thông tin

Nếp sống gia đình: Với vị trí,

bổ ích
Nguồn tài nguyên với nhiều

vai trò và các mối quan hệ của các

thông tin đa dạng, phong phú gắn

thành viên trong gia đình với sự

bó với các thành viên và từng


phân công lao động theo giới hạn,

thành viên trong gia đình, trong

theo lứa tuổi... và bị chi phối trong

chu kỳ vòng đời... Đưa lại nhiều

chu kỳ lịch nông nghiệp và chu kỳ

thông tin văn hoá đậm đà bản sắc

sinh hoạt văn hoá dòng họ, cộng

dân tộc.

đồng trong năm.
Là một tỉnh miền núi, nằm cách thủ đô Hà Nội 73km về phía Tây Bắc.
Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý như vậy Hoà Bình là mảnh đất sinh
sống của nhiều dân tộc khác nhau. Dân tộc Mường với dân số 479.197
người chiếm 63,32% (số liệu năm 2002) dân số toàn tỉnh nên việc khai thác
các giá trị văn hoá để phục vụ cho hoạt động du lịch của tỉnh Hoà Bình là
việc làm rất cần thiết. Văn hoá Mường xét theo các hình thái và cấp độ của
nó như văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, nếp sống sinh hoạt, ứng xử
và giao tiếp, phong tục tập quán hay cụ thể hơn là cảnh quan thiên nhiên,
cảnh quan văn hoá: núi đồi, thung lũng Mường với những thảm rừng, thửa
ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn hoà quyện vào nhau, cùng với vùng
nước “Biển hồ”, của thuỷ điện Hoà Bình đã tạo thành một không gian văn
hoá đa chiều, tuyệt diệu với suối Mơ, động Tiên và các công trình văn hoá
như: hang “Đồng nội”, nhà sàn Mường, Trống đồng, Mộ cổ, Đập thuỷ

7


điện... và những nếp sống sinh hoạt thể hiện qua cách ăn, mặc, ở với các
loại hình văn hoá, văn nghệ như múa sạp, múa theo tiếng nhạc cồng chiêng,
hát bộ mẹng, hát ví, múa quạt... Tất cả đã tạo nên một kho tàng văn hoá mà
du khách có thể tìm đến lựa chọn và thưởng thức.
Đến bản Mường dọc theo các con suối du khách sẽ được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của chiếc cọn nước - biểu tượng của dân tộc Tây Bắc nói
chung và người Mường nói riêng, những nếp nhà sàn bình dị đặc trưng ẩn
hiện dưới tán rừng xanh thẫm. Sau khi rửa chân tay, mặt sạch sẽ theo tục lệ
du khách sẽ được mời lên cầu thang vào ngôi nhà sàn để dự lễ uống rượu
cần. Du khách sẽ được tiếp xúc ngay với lối ứng xử “Không sôi nổi bề
ngoài mà dạt dào tình cảm” của những người cao tuổi ngồi bên bếp lửa
cùng uống rượu cần ngắm nhìn những cô gái Mường xinh xắn e lệ duyên
dáng trong bộ trang phục truyền thống dân tộc. Liên tục từ những chiếc
sừng trâu rót nước xuống ché rượu cần cùng lời hát tự nhiên mời đưa du
khách vào cõi mênh mang huyền bí của núi rừng Tây Bắc.
Đến đây, du khách có thể quan sát trực tiếp những ngôi nhà sàn
Mường được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên từ núi rừng Tây Bắc
giản dị mộc mạc nhưng cũng lại rất xinh xắn, gọn gàng. Hoà trong không
gian trầm lắng của núi rừng du khách sẽ được nghe tiếng âm vang của dàn
nhạc cồng chiêng, tiếng réo rắt văng vẳng êm dịu của cây sáo, tiếng trầm
hùng nhịp nhàng của tiếng đồng vọng đến từ ngàn xưa. Du khách cũng có
thể được thưởng thức những làn điệu dân ca hay các bài hát truyền thống
với nhiều cung bậc và thắm đượm chất trữ tình. Nếu nhiệt tình khéo léo du
khách có thể được nghe những câu truyện cổ tích Mường đậm tính nhân
văn cao cả từ lời lẽ kể chậm rãi xúc động của các cụ già.

8



Không có gì tuyệt vời hơn nếu có thời gian ở lâu, du khách sẽ được
nghe Bố mo trình tấu những đoạn trong áng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” có một
không hai rất nổi tiếng của người Mường.
Đến nơi đây du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự phong phú,
đa dạng của kho tàng văn hoá Mường, du khách có thể tham gia vào các lễ
hội. Trò chơi ném còn, thi bắn, bơi thuyền trên “biển hồ” - đập sông Đà,
công trình thế kỷ của đất nước. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
hùng vĩ, đa diện của thiên nhiên, thưởng thức các món ăn dân tộc trong
tiếng hát của những cô gái Mường duyên dáng. Thật là ấn tượng khi du
khách tham dự một tục lệ đã được huyền thoại hoá được hoà mình trong
dòng nước trong mát của núi rừng với tục lệ tắm suối cùng các cô gái
Mường. Tắm suối ở đây mang ý nghĩa thể thao, bơi lội.
Tắm suối để hoà mình vào môi trường sinh thái nước, cỏ cây, hoa lá
hay tiếng động của các sinh vật, cầm thú.
Có thể nói bản sắc văn hoá cổ truyền Mường được lồng trong khung
cảnh thiên nhiên với môi trường sinh thái còn dáng vẻ nguyên sơ mà tự nó
đã có sức hấp dẫn đối với du khách tạo nên cái tổng thể đa diện nhiều tầng
quyện chặt giữa thiên nhiên - văn hoá con người nơi đây. Đó là diện mạo
văn hoá có sức thu hút lớn với du khách.
Những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, những cảnh quan thiên
nhiên này đã được các Công ty du lịch xây dựng thành các chương trình cụ
thể. Những gì đã mô tả ở trên là sản phẩm du lịch luôn được du khách quan
tâm thích thú mỗi khi đến thăm bản Mường. Một cách khái quát nhất ta có
thể thấy những giá trị văn hoá nổi bật của đang được khai thác là giá trị
văn hoá vật thể với các công trình kiến trúc, trang phục, tập quán ẩm
thực, công cụ sản xuất cổ truyền, đồ thủ công truyền thống và giá trị
văn hoá phi vật thể mà nổi lên trong đó là các lễ hội, sinh hoạt văn


9


nghệ, cách thức ứng xử, phong tục tập quán, nếp sống... Tất cả là
những cơ sở tốt cho hoạt động du lịch diễn ra ở đây.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tiềm năng để phục vụ du khách là
rất lớn nhưng hầu hết mỗi chỗ khai thác một cách tự phát vẫn chưa được
chú ý khai thác triệt để hay chính xác hơn là chưa thể khai thác được vì
thiếu những chính sách hợp lý, chưa có vốn đầu tư nhất là những người tạo
chương trình du lịch chưa hiểu rõ về các giá trị này nên không khai thác
đưa vào phục vụ nhu cầu của du khách. Đến với Hoà Bình, tham gia các
chương trình du lịch bản hay du khách lễ hội là du khách mong muốn được
tìm hiểu sâu, đòi hỏi được tham gia khám phá những giá trị to lớn đã được
giới thiệu qua sách báo, tạp chí thậm chí qua những người có hiểu biết sâu
rộng. Do vậy, xây dựng chương trình du lịch phải làm sao khai thác được
những giá trị văn hoá rồi tạo ra những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách bao gồm cả những du khách có nhu cầu đòi hỏi cao.
Chẳng hạn, các Công ty du lịch đưa lời chào tới du khách đều giới thiệu tới
bản Mường thăm ngôi nhà sàn, ăn cơm nếp lam uống rượu cần. Người
Mường có phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ tập thể rất phong phú đặc
biệt còn có nhiều món ăn lạ như: món êếch, canh loóng, bánh, rau rừng...
có thể hấp dẫn du khách.
3.1.2. Các sản phẩm du lịch
Qua phân tích đánh giá, thực tế khảo sát thấy rằng giá trị văn hoá của
người Mường đang được khai thác đưa vào hoạt động du lịch bao gồm ba
loại chính: du lịch tham quan cảnh quan văn hoá nhân văn, du lịch bản làng
dân tộc thiểu số và du lịch tham quan cảnh quan thiên nhiên và bản làng.
Những loại hình du khách chính này có thể gọi chung là loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá. Từ đây các nhà kinh doanh du lịch còn xây
dựng nhiều công trình du lịch phụ thuộc vào nhu cầu của du khách như: du


10


lịch leo núi, du lịch hang động, du lịch thám hiểm rừng, du lịch đi bộ.
Trong đó du lịch đi bộ đặc biệt thích hợp với tiềm năng du lịch nơi đây nên
có sức hấp dẫn. Từ du lịch đi bộ du khách có thể tham quan khám phá nét
văn hoá sinh hoạt của các bản làng, tìm hiểu khám phá các khu rừng
nguyên sinh, thăm các hang động. Du khách được tiếp xúc với con người ở
các bản làng tận mắt thấy những cách thức sinh hoạt những vật dụng làm
việc của người dân tộc Mường. Du khách sẽ được hưởng không khí trong
lành, của những cánh rừng bạt ngàn trải dài theo triền núi nhấp nhô.
3. Những điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của hoạt động tổ
chức và quản lý Du lịch ở Suối Khoáng, Kim Bôi
3.1. Những điểm mạnh
Kết hợp với nhiều khu du lịch sinh thái, môi trường trong lành,
văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc cùng nguồn nước khoáng thiên nhiên
như vô tận làm cho Kim Bôi đang có một lợi thế rất lớn trong phát triển
ngành du lịch và dịch vụ. Nguồn suối khoáng Kim Bôi được coi là nguồn
vàng trắng của huyện Kim Bôi và là “bảo bối” để phát triển du lịch. Nguồn
nước ở đây phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên, nước có nhiệt độ
34-36ºC. Nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống,
để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.
Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với
nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis của
Bulgaria.
Tuy nhiên, trong những năm qua, do cơ chế cách quản lý lỏng
lẻo nên nguồn vàng trắng này chưa được khai thác hết tiềm năng của nó.
Khách du lịch đến ngày một giảm, nhiều người đến một lần rồi “quên”. Bà
Nguyễn Thị Phúc ở xã Thu Phong, huyện Cao Phong kể lại: Vào các dịp lễ


11


tết, nghỉ hè gia đình tôi thường tổ chức cho các cháu đi chơi nghỉ ngơi vài
ngày. Cách đây khoảng 10 năm, một lần cả nhà cũng đến suối khoáng Kim
Bôi để nghỉ mát. Định nghỉ lại mấy ngày nhưng thấy mọi dịch vụ không hài
lòng, nên ở đó được một ngày, mọi người đều đòi về. Từ đó đến nay, tôi chưa
bao giờ quay lại. Không phải vì chất lượng nước khoáng mà tất cả các dịch vụ
ở đây đều kém.
Để khai thác hết tiềm năng của nguồn suối khoáng vào cuối năm
2008, Công ty du lịch công đoàn Việt Nam trực thuộc tổng liên đoàn lao động
đã tiếp nhận cơ sở vật chất để nâng cấp thành Khách sạn công đoàn Kim Bôi.
Công ty đã tập chung đầu tư hạng mục chính như nhà nghỉ, nhà ăn, bể bơi,
khu vui chơi, hệ thống lọc nước khoáng… Ông Bùi Hữu Hòa, Giám đốc
khách sạn Công đoàn Kim Bôi cho biết: Lợi thế Kim Bôi là có nguồn suối
khoáng và khí hậu trong lành gần gũi thiên nhiên để thu hút khách du lịch.
Ban đầu nguồn vốn công ty không nhiều chúng tôi tập chung đầu tư vào hạng
mục chính, sau đó đầu tư hạng mục tiếp theo. Không đầu tư dàn trải. Do vậy,
sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất ở đây chúng tôi đầu tư vào thế mạnh là nguồn
nước khoáng. Đây là điểm hút khách du lịch nhất và cũng là nguồn thu quan
trọng nhất ở Kim Bôi. Cải tạo, nâng cấp hệ thống bể bơi, bể tắm tạo cảm giác
nghỉ ngơi thư giãn cho khách. Sau đó, nâng cấp hệ thống phòng nghỉ, dọn dẹp
sạch sẽ, thay thế trang thiết bị, bố trí đồ đạc cho hợp lý tạo cảm giác thoải
mái. Để hút khách, Công ty có chế độ hỗ trợ tiền xe đi, xe về cho những đoàn
khách ở Hà Nội từ 15 người trở lên và nghỉ từ 2-3 ngày trở lên. Giá tiền
phòng cũng được tính toán linh hoạt như đối với đoàn khách đi theo công
đoàn được ưu đãi hơn với khách kinh doanh. Đồng thời, giá thuê phòng ngày
thường rẻ hơn các ngày chủ nhật, lễ tết. Để khách không chỉ đến tắm mà còn
thưởng thức các dịch vụ khác, Công ty đầu tư xây dựng quầy bar, khu vui

chơi cho người lớn, trẻ con, sân tenis, tắm nước lá dân tộc... Có thêm các dịch

12


vụ này, khách du lịch lưu trú lại thời gian dài hơn. Ngoài ra, Công ty nhờ hệ
thống các chi nhánh, phương tiện thông tin đại chúng tiếp thị quảng cáo hình
ảnh suối khoáng Kim Bôi của mình trên toàn quốc.
Tiềm năng du lịch Kim Bôi đang được đánh thức. Đang chuyển
mình bởi ngành công nghiệp không khói. Tạo tiền đề cho công cuộc xóa đói
giảm nghèo cho cả Mường Động.

13


4. Một số giải pháp bền vững trong công tác tổ chức và quản lý du
lịch tại địa phương
4.1. Giải pháp bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá Mường phục vụ
du lịch.
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng, các ngành, các cấp kết hợp với
Sở Du lịch - Thương mại - tỉnh Hoà Bình đưa ra nhiều văn bản pháp quy có
liên quan đến quản lý và khai thác tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ được gắn kết trong một chiến
lược thống nhất để quản lý, khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Sự
chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quản
lý và khai thác không những hạn chế đến phát triển du lịch mà còn là nguyên
nhân làm giảm bớt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Chúng ta đều biết rằng, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan
đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Bởi vậy du lịch cần có sự phối kết hợp
từ nhiều cấp ngành, bên cạnh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kể cả thực tiễn và nhận thức, nói về dân tộc là nói đến văn hoá, chỉ có
văn hoá mới thể hiện sắc nét cái hồn, cái đặc trưng của mỗi dân tộc. Là người
Việt Nam, chúng ta đều biết rằng trải qua hàng ngàn năm lịch sử nền văn hoá
nước ta luôn đứng trước thử thách gay go quyết liệt, các thế lực xâm lược tìm
mọi cách áp đặt vào Việt Nam nền văn hoá ngoại lai với âm mưu đồng hoá về
mặt văn hoá để dễ bề thống trị. Nhưng thật tự hào không những không mất đi
mà nền văn hoá của chúng ta luôn đứng vững và bề dầy càng nhiều càng đậm
đà bản sắc.

14


Trải qua những biến thiên của lịch sử dân tộc ta đã tỏ ra có bản lĩnh văn
hoá của mình xứng đáng là dân tộc có ngàn năm văn hiến. Thực tế cho thấy
bản sắc văn hoá ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay và luôn toả sáng trở thành
nền tảng tinh thần cho xã hội Việt Nam hiện đại.
Trở lại vấn đề khai thác giá trị văn hoá Mường phục vụ cho phát triển du
lịch. Có thể nói trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, giá trị văn hoá của mỗi dân
tộc được coi là nguồn nguyên liệu chính để các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực này sáng tạo thiết kế cũng như xây dựng thành các chương
trình du lịch đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của du khách:
Giá trị văn hoá tộc người thể hiện ở các mặt văn hoá vật chất và văn hoá
tinh thần như: kiến trúc làng bản nhà ở, văn hoá ẩm thực, trang phục, lễ hội
các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian. Tuy nhiên với xu hướng mở cửa
phát triển như hiện nay nhiều giá trị văn hoá có nguy cơ bị mai một đi rất
nhiều như kiến trúc nhà sàn của người Mường đang dần theo lối xây dựng của
người Kinh. Vì vậy nếu không bảo vệ, khai thác đúng hướng chắc chắn trong
nay mai chúng ta sẽ không được ngắm nhìn những nếp nhà sàn xinh xắn,
ngăn nắp nừam gọn gàng hoà mình trong núi rừng của người dân nơi đây mà
chúng ta chỉ có thể tìm thấy qua sách, tài liệu, tranh ảnh.

Vì vậy ngành du lịch nếu kết hợp với các ngành hữu quan tiến hành khai
thác các giá trị văn hoá vật chất tinh thần và các dân tộc đồng thời phát huy
tác dụng của nó để phục vụ khách du lịch: bảo vệ giữ gìn tôn tạo phục hồi các
giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trên quan điểm Nhà nước và nhân dân
cùng làm. Xây dựng những quy định mang tính quy tắc về giữ gìn yếu tố
nguồn gốc các giá trị văn hoá độc đáo.

15


Tuy nhiên phối hợp này cần phải tính đến hình thức và nơi biểu diễn sao
cho mang tính tự nhiên mà không bị “nghệ thuật hoá” để duy trì được truyền
thống và ý nghĩa đối với dân tộc Mường. Như vậy hoạt động văn hoá lành
mạnh này một mặt đáp ứng nhu cầu khách du lịch tìm hiểu và thưởng thức giá
trị văn hoá của dân tộc Mường. Mặt khác làm tăng vai trò cũng như lợi ích
của dân bản trong việc phát triển du lịch.
Một hình thức sinh hoạt văn hoá không kém phần quan trọng: lễ hội
cồng chiêng, hái sắc bùa, hát ví... nếu tổ chức tốt sẽ chở thành điểm thu hút
khách du lịch bốn phương.
Như vậy, ngoài biện pháp nêu trên. Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Hoà
Bình cần tổ chức thêm nhiều hoạt động khác. Mở các lớp dân tộc dạy múa hát
cho các thanh niên trong bản giúp cho các thế hệ trẻ biết được các điệu múa,
hát của cha ông để duy trì và bảo tồn chúng.
Hàng năm nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các món ăn truyền thống
nhằm nâng cao trình độ nấu ăn, khôi phục các món ăn truyền thống Mường
phục vụ khách du lịch.
Cần quy định mọi thành viên trong gia đình của các bản làng Mường du
lịch phải mặc trang phục truyền thống khi đón khách.
Các ngành chức năng tuyên truyền vận động người dân có ý thức bảo tồn
bản sắc văn hoá của mình, phát hiện những hành vi tiêu cực của khách. Cần

có một số biện pháp giám sát kiểm tra các đơn vị kinh doanh lữ hành trong
phối hợp đưa khách và bản.
Phối kết hợp với các ngành khác để quán triệt triển khai thực hiện pháp
lệnh du lịch và nghị định 87/CP của Thủ tướng Chính phủ và quy chế liên
quan tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và hoạt động du lịch.
Đẩy mạnh bài trừ tệ nạn xã hội đặt biệt là nạn mại dâm với phụ nữ
Mường.

16


Riêng với việc khai thác giá trị văn hoá tộc người của dân tộc Mường để
xây dựng các khu du lịch có tính chất chân thật để gây được ấn tượng với du
khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch cần nghiên cứu kỹ những nơi cần khai
thác đưa vào tour trên cơ sở tìm sự phối hợp chặt chẽ với địa phương.
Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các nguồn tài
nguyên có giá trị đặc trưng. Mở rộng các tuyến điểm du lịch với khai thác du
lịch bằng việc tạo lập các bản làng mới trên cơ sở đáp ứng những tiêu trí về
dịch vụ. Các bản làng đó phải là những điểm du lịch đích thực phải hoàn thiện
các dịch vụ như: ăn, ngủ, nghỉ... cụm làng bản tiêu biểu hay một cụm nhiều
bản làng có hoạt động văn hoá truyền thống để hấp dẫn khách. Đồng thời lấy
du lịch làng bản làm trung tâm nối kết hợp với các điểm du lịch phụ cận để
kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách như: Hang, Động, Chùa, Miếu,
Đền...
4.2. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư.
Đây là vấn đề vô cùng bức thiết nó có liên quan trực tiếp đến việc hấp
dẫn thu hút khách du lịch đến với tỉnh nhà, đến hiệu quả công việc. Đặc biệt
đến với Hoà Bình một trung tâm du lịch của miền Bắc cơ sở hạ tầng chưa
phát triển mạnh.
Nhận thức được vấn đề này tỉnh Hoà Bình cần phải có sự quy hoạch cụ

thể đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Trên cơ sở quy hoạch đó
tiến hành dân tộc một cách toàn diện đồng bộ, đúng hướng, từ trên xuống
dưới, đến tận bản Mường, tránh tình trạng nhỏ giọt thiếu thống nhất mang lại
hiệu quả không cao.
Dưới đây là một số vấn đề cần đầu tư mà qua thực tế tôi nhận thấy:
1. Về không gian: Tập trung vào các cụm du lịch trọng điểm và phụ cận
đang có sức hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

17


Mở điểm du lịch mới tại bản Luỹ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Cách
trung tâm Mường Khến không xa, đây là điểm dừng chân của du khách từ
Mai Châu về hoặc từ trung tâm điều phối du lịch thị xã Hoà Bình đến. Đây là
miền đất tổ của người Mường (Mường Bi), có mái đá Mường Khến nguy nga,
mang nhiều sự tích huyền thoại miêu tả trong các áng mo Mường. Từ đây đến
xã Phong Phú, Địch Giáo rất gần, là những bản làng dân tộc nằm trên gò đồi
cây trái xum xuê, nơi còn giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hoá Mường rõ nét
nhất. Cồng chiêng ở đây lúc nào cũng sẵn sàng vui hội, hoà âm sắc bùa rất tài
tình và đẹp mắt. Đêm nghỉ lại ở đây, khách được thưởng thức các làn điệu dân
ca, múa dân tộc cổ truyền: múa mõ, múa quạt mo... và uống rượu cần thuộc
loại ngon nhất vùng. Từ đây khách sẽ đến các điểm du lịch ở Yên Thuỷ thăm
hang Chùa, qua Lạc Sơn nghe hát đối, hát giao duyên và còn có thể đi tới các
khu du lịch của tỉnh bạn - Ninh Bình...
Xây dựng nhà bảo tàng văn hoá Mường cổ. Bên cạnh Mường Khến là
Lũng Vân - thung lũng mây, lên đây hưởng gió núi mênh mang, đó là tuyến
du lịch xanh có Thác Bạc, Suối Mưa. Khí trời, hơi đất ở đây thật trong lành,
tại đây có thể chiêm ngưỡng cả đất Mường Bi và có điều kiện để xây dựng
một khu nghỉ mát, trại sáng tác, nhà bảo tàng văn hoá cổ người Mường thật
quý giá phục vụ cho du lịch, cũng đang là sở thích của du khách các nước Tây

Âu và Đồng Âu. Việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá, truyền thống, phong tục tập
quán, những cái hay cái đẹp của từng dân tộc là nhu cầu của khách du lịch.
Bất kỳ khách du lịch nào đến Việt Nam (khách du lịch thuần tuý, thương gia,
nhà nghiên cứu...) đều mong muốn tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam, về
các dân tộc thiểu số. Có được nhà bảo tàng văn hoá cổ truyền dân tộc Mường
có hiện vật lưu giữ, trưng bày trong bảo tàng giúp cho du khách chứng kiến
tận mắt một dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn, hàng vạn năm.

18


Đầu tư xây dựng công viên du lịch “Sử thi Đẻ đất đẻ nước” theo dự án
của Sở Du lịch và Thương mại Hoà Bình (2002 - 2005). Từ núi Đúng, hồ
Đúng (khách sạn Sông Đà) đến giáp cảng Bích hạ. Được mô tả theo từng
Cuông Mo và có từng khu vui chơi giải trí đa năng, vui chơi nước cảm giác
mạnh (lấy nguồn nước từ hồ Sông Đà), trồng rừng, nuôi thú. Công viên du
lịch được dân tộc sẽ là yếu tố thuận lợi góp phần đưa thị xã Hoà Bình trở
thành thành phố trong tương lai.
Đầu tư phát triển bản du lịch Mường Cời - Lương Sơn: Bên cạnh những
khu du lịch sinh thái đã và đang hình thành rất thuận lợi cho du khách từ Hà
Nội và các tỉnh, thành phố khác đến tham quan, nghỉ cuối tuần. Trong tương
lai không xa sẽ có thêm một làng du lịch văn hoá các dân tộc Hoà Bình được
hình thành sẽ là một trung tâm du lịch văn hoá lớn.
2. Về nội dung: nang cấp cơ sở vật chất và môi trường tại các khu, su
điểm du lịch điển hình đang có khách và mở thêm các điểm du lịch làng bản
mới còn giữ được nguyên bản sắc, mở thêm các điểm du lịch sinh thái và
những khu rừng bảo tồn sinh học, bảo tồn thiên nhiên.
- Nâng cao và phát triển loại hình du lịch văn hoá bản Mường và du lịch
sinh thái.
- Tổ chức các lễ hội truyền thống: lễ hội cồng chiêng...

- Xây dựng các bản Mường thành làng văn hoá (như ở Kim Bôi)
- Khôi phục các làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực.
- Sở Du lịch - Thương mại phối hợp với các ngành mở lớp đào tạo nghề
nghiệp ngắn ngày, hướng dẫn tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức
tuyên truyền quảng bá.
- Các doanh nghiệp tổ chức trưng bày giới thiệu các sản phẩm chương
trình hướng dẫn tham quan làng nghề phục vụ khách.
4.3 Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ Du lịch

19


Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt
của đời sống xã hội đều được cải thiện và nâng cao, kéo theo nhu cầu của con
người ngày càng đòi hỏi chất lượng và tiện nghi hơn. Cùng với sự phát triển
của ngành kinh tế khác, Du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta đặc biệt là
ở các trung tâm Du lịch.
Hoà Bình một tỉnh miền núi được coi là trung tâm của Du lịch phía Bắc
rất có tiềm năng về phát triển Du lịch sinh thái và Du lịch Văn hoá dựa trên
cơ sở khai thác các giá trị Văn hoá bản làng dân tộc thiểu số.
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từng bước đổi mới song nhìn chung các
cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành Du lịch còn yếu kém.
Trước hết là về hệ thống đường giao thông ngoài quốc lộ 6 đạt tiêu
chuẩn quốc gia còn các trục đường khác đều nhỏ hẹp khó đi và xuống cấp
nghiêm trọng. Nhu cầu của khách ngày càng cao muốn về tận bản Mường để
tham quan tìm hiểu song chỉ có ít bản Mường là có thể sử dụng xe ôtô vào tận
nơi như: Giang Mơ, Can Pheo... đặc biệt các tuyến đường bộ gặp thời tiết
mưa thì rất khó đi, đường sông phương tiện cũng chưa đưa vào khai thác
được hết.
Do vậy cần phải có sự đầu tư nâng cấp mở rộng làm thêm một số con

đường mới để du khách có thể đến tham và tìm hiểu đến tận bản làng.
Dịch vụ lưu trú nhà hàng khách sạn xuống cấp nghiêm trọng số lượng
phòng tiện nghi đạt tiêu chuẩn phục vụ khách Du lịch quốc tế quá ít. Hệ thống
điện nước thiếu nghiêm trọng chỉ có ở khu trung tâm thị xã và một số trung
tâm khác là có điện có nước sạch, còn lại phần nhiều là sử dụng nước tự
nhiên, giếng khoan, điện chưa về được các bản làng xa nên việc phục vụ
khách Du lịch ảnh hưởng rất nhiều.
Hệ thống thông tin liên lạc mặc dù có cải tiến nâng cấp song cơ bản chưa
đáp ứng được nhu cầu.

20


Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng như vậy đòi hỏi tỉnh uỷ,
sở Du lịch thương mại phối hợp các ngành, giao thông, xây dựng, bưu chính
viễn thông, công ty điện lực, cấp thoát nước để cải tiến đầu tư nâng cấp mới
mong đạt được hiệu quả cao trong hoạt động Du lịch.
Về công tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ Du lịch
Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy cần phải có
những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực
cho Du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực
phải thông qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên,
từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và
sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh Du lịch theo
cơ chế thị trường.
Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho
cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về
nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức
ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên Du lịch sẽ kém hấp dẫn khi

hướng dẫn viên ít hiểu biết về phong tục tập quán, về nếp sống truyền thống
và các giá trị Văn hoá của dân tộc.

21


Bên cạnh đó là việc xã hội hoá công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về
Du lịch cho nhân dân địa phương và khách Du lịch hỗ trợ giáo dục cho những
người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động Du lịch. Đặc biệt ở Hoà Bình
nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người dân tộc Mường. Bởi đây
không chỉ là biện pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng
bào Mường tham gia vào hoạt động Du lịch ngày một nhiều hơn và có hiệu
quả hơn mà nó còn là nhân tố quan trọng để thu hút khách Du lịch. Có đến
90% khách Du lịch quốc tế và 60% khách Du lịch nội địa thích hướng dẫn
viên là người dân tộc. Nếu điều này được thực hiện giúp người dân có thu
nhập kinh tế có việc làm, nâng cao hiệu quả Du lịch.
Việc làm này thu hút một số trẻ em lang thang tiếp xúc với khách Du lịch
quốc tế có một vốn ngoại ngữ nhất định, giúp các em có môi trường học tập
tốt hơn và mở lớp đào tạo hướng dẫn viên Du lịch cho người dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên để thực hiện việc này cần có kinh phí thời gian lớn.
4.4 Giải pháp về vấn đề tuyên truyền và quảng cáo
Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đang
diễn ra giữa các doanh nghiệp. Đồng thời khách hàng có thể tự do lựa chọn
những sản phẩm và dịch vụ mà họ ưa thích. Như vậy nghiên cứu thị trường
cũng như xúc tiến quảng bá sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết.
Đối với ngành kinh doanh Du lịch cũng vậy công tác quảng bá và xúc
tiến Du lịch có mục tiêu cung cấp những thông tin chính xác kịp thời để có sự
lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình sao cho thuận tiện và có hiệu quả
nhất, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử các giá trị Văn hoá dân
tộc, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức trách

nhiệm của các cấp các ngành đối với sự nghiệp phát triển Du lịch.

22


Tuy thời gian vừa qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương
trong tỉnh kết hợp với sở du lịch thương mại đã có nhiều nỗ lực trong công tác
nghiên cứu thị trường và quảng bá về Du lịch dưới các hình thức. Tổ chức các
hội thảo, làm việc với cán bộ, các ngành các cấp trung ương, các tỉnh bạn, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền các chính sách về Du
lịch của tỉnh.
Đặc biệt mở rộng các tour Du lịch bằng việc kết hợp với các làng bản
của người dân tộc, nhằm quảng cáo giới thiệu những nét Văn hoá truyền
thống trong những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, ăn mặc của người
dân nơi đây cũng như làm phong phú và hấp dẫn thêm cho chuyến đi của du
khách.
Ngoài ra tỉnh Hoà Bình còn khuyến khích các tổ chức, các cá nhân đầu
tư vào hoạt động kinh doanh Du lịch, xây dựng nhiều cuốn phim ảnh giới
thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như kết hợp thiết lập gấp về các tour Du
lịch và các tiềm năng Du lịch Mường, đưa vào trang Web, internet làm cho
các cuốn sách giới thiệu về các điểm Du lịch ...
Xây dựng các biển quảng cáo, panô , áp phích.
Như vậy có thể nói hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng cáo đã góp
phần xây dựng và tuyên truyền những hình ảnh tốt đẹp về Du lịch ở Hoà
Bình.
Tuy nhiên điểm khác biệt khác biệt là Hoà Bình chủ yếu tập trung khai
thác hai loại hình Du lịch chính là Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá dân
tộc. Do đó cư dân nơi đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy
quảng cáo về Du lịch của tỉnh rất cần thiết chú trọng đến thế mạnh nổi trội
hơn các tỉnh khác. và đặc biệt là chú trọng từ cảnh quan thiên nhiên và Văn

hoá dân tộc. Đây chính là thế mạnh của Du lịch tỉnh Hoà Bình cần được
quảng cáo và giới thiệu.

23


Mặc dù rất tích cực song vẫn còn nhiều hạn chế do kinh phí cho hoạt
động này quá ít, chưa đủ sức mạnh trên thị trường nguồn, nhưng thông tin
chưa đáp ứng được với nhu cầu thị hiếu của du khách để phục vụ cho chuyến
đi. Do vậy cần thiết lập thêm các trung tâm thông tin về Du lịch ở thị xã và
các điểm du lịch, nên có bản đồ du lịch tỉnh đặc biệt các tuyến đường đi vào
các bản làng.
Củng cố xây dựng các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác để thu hút
quảng cáo sản phẩm của mình.
4.5 Du lịch với sự tham gia của cộng đồng
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung Văn hoá sâu sắc. Hoạt
động Du lịch phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức cá
nhân tham gia tạo sản phẩm Du lịch có chất lượng. Thực vậy, với tỉnh Hoà
Bình Du lịch nhân văn là phàn quan trọng nên tiềm năng chính của nó là con
người sinh sống trên địa bàn này. Cộng đồng dân tộc tỉnh Hoà Bình nói chung
và dân tộc Mường nói riêng đóng vai trò quan trọng với việc phát triển Du
lịch. Bởi lẽ khi tiến hành quy hoạch đầu tư các doanh nghiệp cần xác định
một vấn đề quan trọng là tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Như vậy Du lịch sẽ
góp phần củng cố ý thức giữ gìn bản sắc Văn hoá tạo đà cho cho việc phát
triển Du lịch theo chiều sâu. Mặt khác tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ sẽ tiết
kiệm được kinh phí vả lại người dân địa phương chính họ sẽ hiểu họ và
phong tục của họ hơn ai hết. Đây sẽ là nguồn lực góp phần đáng kể vào sự
thành công của công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn trình độ người dân cư nhiều hạn chế
cần có kế hoạch đào tạo bài bản theo nghiệp vụ, có thể mở lớp bồi dưỡng

ngay tại địa phương hoặc gửi đi học tại trung tâm Du lịch đã phát triển.

24


- Các nhà dân tộc phải biết phối hợp với dân bản để xây dựng và triển
khai các dự án khai thác các giá trị văn hoá phục vụ cho du lịch, đồng thời
cho người dân tham gia vào các hoạt động phục vụ du lịch. Khuyến khích
người dân tự bảo vệ giữ gìn và phát huy vốn văn hoá của mình.
Trên cơ sở những thực trạng và giải pháp được nêu ở trên tôi xin đưa ra
một số kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả giá trị Văn hoá Mường cho mục
tiêu phát triển Du lịch ở Hoà Bình.
- Cần xác định vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của việc đưa loại
hình Văn hoá dân tộc Mường và hoạt động Du lịch của tỉnh.
- Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp do đó phát triển Du lịch phải gắn
liền với một số ngành khác như: giao thông, thương mại, bưu điện, điện lực,
Văn hoá thông tin... để tạo ra sản phẩm Du lịch hấp dẫn đạt tiêu chuẩn và
tính cạnh tranh cao.
- Cần tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm, tuyến điểm Du lịch theo quy
hoạch tổng thể.
- Đầu tư xây thêm các cơ sở vui chơi giải trí tạo sự hấp dẫn, kéo dài
thêm thời gian lưu trú của khách.
- Tăng cường công tác quản lý, chấm dứt tình trạng đưa đón khách lộn
xộn, cần ban hành quy chế về các làng bản làm Du lịch. Quy định mức thu lệ
phí đối với các dịch vụ liên quan tới hoạt động Du lịch của khách.
- Đổi mới công tác quản lý Nhà Nước về Du lịch, tạo các cơ chế, chính
sách thông thoáng, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và ngành
Du lịch tỉnh Hoà Bình nói riêng. Thành lập sở thương mại Du lịch tại tỉnh và
các trung tâm du lịnh tại các điểm.


25


×