Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nhận thức của anh (chị) về di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Liên hệ với một di tích mà anh (chị) hiểu biết nhiều nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.26 KB, 18 trang )

1

MÔN: BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH
Đề tài: Nhận thức của anh (chị) về di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh của Việt Nam. Liên hệ với một di tích mà anh (chị) hiểu biết
nhiều nhất.
Bài làm
Đất nước Việt Nam trải qua hơn hai nghìn năm giữ nước và dựng nước.
Trang sử hào hùng ấy được ghi lại bằng nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di
tích-di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn
sử liệu ấy thì di tích lịch sử-văn hóa đóng vai trò như một nguồn sử liệu vật
chất quan trọng. Nó cho chúng ta một số thông tin trực tiếp từ những hoạt
động của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác không hoặc
không có điều kiện đề cập tới (dĩ nhiên, các nguồn sử liệu khác cũng có
những ưu thế riêng). Thông tin từ những nguồn sử liệu này đã giúp cho các
nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chứng để khẳng định thêm sự có mặt
của nhóm cộng đồng cư dân đã sống và tồn tại trên mảnh đất này.
Di tích lịch sử-văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con người trong lịch sử sáng tạo ra.
Như vậy, ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng di tích lịch sử-văn hóa
là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn
sót lại. Di tích lịch sử-văn hóa được phân chia thành các loại như: di tích khảo
cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa-nghệ thuật.
1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.Di tích lịch sử- văn hóa có đặc điểm chung là nằm trong thời

1



2

kỳ lịch sử mà nó chỉ lien quan tới quá trình dựng nước và giữ nước. Và tồn tại
dưới hai dạng là công trình xây dựng và địa điểm.
Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn
phát triển kiến trúc, nghệ thuật.”
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học.
Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a, Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b, Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng
những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
2. Giá trị
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích,
di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái
đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này.
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có giá trị to lớn và
là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá của đất nước. Hiện nay có khoảng


2


3

6000 di tích cấp tỉnh, hơn 3000 di tích quốc gia , hơn 48 di tích quốc gia đặc
biệt, 8 di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. (Luật di sản văn hóa)
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng là nguồn tài nguyên du lịch
vô cùng quan trọng, sự độc đáo, phong phú, đa dạng của hệ thống này tạo nên
sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách. Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh mang lại cho du khách những hiểu biết về lịch sử
dân tộc, lịch sử địa phương, những tri thức về đặc điểm tự nhiên, những giá trị
thẩm mỹ, những khoảnh khắc thư giãn, nghỉ ngơi...
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con
người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc
trưng văn hóa của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình
thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu
bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị
tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là
nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai
thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước
và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn
nội lực để phát triển.
Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp,

ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách
tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự

3


4

kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận
không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau.
Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố
cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức
chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở
nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự...
Các di tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn
lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền-sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau
này
Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín
ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài
trên nhiều vĩ tuyến, có “Rừng vàng biển bạc” với một hệ động thực vật đặc
biệt phong phú và nhiều hang động kỳ thú đủ sức hấp dẫn mọi du khách
Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng có di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài
nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích
lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích
của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt.
nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ
sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất
về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Những di tích lịch sử-văn hoá là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta những

thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc. Ngày
nay có nhiều di tích đã và đang được phát huy theo đúng nghĩa của nó. Nhưng
cũng có nhiều di tích bị bỏ quên, hoặc đang bị xuống cấp, hoặc đang bị lấn
chiếm với các mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta, những người làm cán
bộ văn hoá cần phải chung tay, chung sức gìn giữ và bảo vệ thật tốt những tài

4


5

sản vô giá mà cha ông ta đã để lại qua nhiều thế kỷ, đồng thời cũng phải khai
thác triệt để những thông tin trên nhiều lĩnh vực còn được lưu giữ ở các di
tích này nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân dân hôm nay, góp phần thúc
đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập với các nền kinh tế tiên tiến
trên thế giới.
Liên hệ với một di tích mà anh (chị) hiểu biết nhiều nhất.
Đình làng Lý Nhân- xã Dục Tú- huyện Đông Anh
1.Tên gọi di tích, địa điểm
Thôn Lý Nhân là một trong mười một thôn thuộc xã Dục Tú ngày
nay.Nằm ở phía Đông huyện Đông Anh, có vị trí từ 21 độ 05’vĩ bắc và 105 độ
55’ đến 105độ 50’ kinh đông cách trung tâm Hà Nội 15km về phía Đông
Bắc.Thôn Lý Nhân nằm ở phía Nam của xã,giáp với xã Mai Lâm ở phía
Nam,phía Tây giáp với Cổ Loa, phía Bắc giáp với thôn Dục Tú, phía Đông
giáp với thôn Đồng Dầu.
Đầu Công Nguyên ,địa phương có tên là trang Đường An , thời Lê đổi
thành thôn Đường An, tổng Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh.Đầu thế kỷ XIX, xã Dục Tú là một tổng thuộc huyện Đông Ngàn ,phủ
Từ Sơn,trấn Kinh Bắc( tỉnh Bắc Ninh).Thời kỳ thuộc Pháp ,năm 1903, toàn
quyền Đông Dương có quyết định xóa huyện Đông Ngàn nhập vào phủ Từ

Sơn.Thời kỳ này,xã Dục Tú là một tổng với 4 xã,8 thôn.Thôn Lý Nhân nằm
trong xã Dục Tú gồm 3 thôn: Dục Tú, Phúc Hậu và Lý Nhân.
2.Nhân vật được thờ
Bà còn có tên là Nàng Đê.Thân phụ là Lã Tiến ,thân mẫu là
Triệu Thị Phụng ở trang Phả Lại ,huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, đạo Bắc
Kinh. Nhà nghèo nhưng giàu long từ thiện. Thân mẫu nằm mơ thấy có mọt
con chim nhỏ giống chim phượng từ trên điện bay chui vào miệng bà.Thân
phụ thì mộng thấy có một người đàn bà dáng thướt tha như Hằng Nga trên

5


6

cung Quãng, tự xưng là con Thượng Đế cho xuống hạ giới làm thần linh và
nói: “Thiên đình đã bàn luận để Trưng nữ làm vua.Có vua ắt có bề tôi.Do vậy
cho giáng hạ nhiều vị thần nữ anh tài xuống trần để cứu nước ,giúp dân.Gia
đình nhà ngươi có phúc dày, trời cao đã biết đến, cho ta đầu thai làm con”.Nói
xong biến mất.Tỉnh giấc ông bà kể nhau nghe và đoán sẽ sinh quý nữ.Đến
năm Qúy Mùi,. ngày 2 tháng 2 sinh một gái thiên tư đỉnh dị, tướng mạo khôi
kỳ, bèn đặt là Ả Lã.Năm 16 tuổi,đã có nhan sắc tuyệt vời “chim sa cá lặn”, lại
rất sang ý, tinh thông võ nghệ và cầm kỳ thi họa.Một đêm cha mẹ nàng kế
tiếp quy tiên, nàng mai táng song thân chu đáo và cư tang.Bà được coi là
trang nữ bậc nhất trong thiên hạ với chí khí cao muốn làm nên sự nghiệp lớn,
cứu dân giúp nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán.Bấy giờ, nhà Hán cử Tô
Định làm Thái thú cai trị ở nước ta, y tham lam vơ vét và tàn ác đối với dân
ta,giết nhiều người tài giỏi của đất nước.Trước cảnh nước mất nhà tan ấy,hai
chị em bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, truyền hịch khắp nơi,kêu gọi nhiều hiền
tài đồng tâm giết giặc.Nghe tin, Ả Lã đến xin ra mắt.Ở bản trang có 50 người
xin theo.Bà Trưng biết Ả Lã có tài thao lược giầu mưu cơ, phong cho làm

mưu thần.Ả Lã cải trang đi dò la địch tình, báo cho bà Trưng – Bà còn được
giao làm Tiền quân nữ tướng, trấn giữ các nơi hiểm yếu dọc song vùng Đông
Ngàn và tham gia nhiều trận dưới cờ khởi nghĩa hai bà Trưng.Theo lệnh bà
nghĩa quân đi đến đâu, không được quấy nhiễu dân, phải hết lòng vì dân vì
nước.Bày cách cho nghĩa quân làm bánh giày mang theo thay lương khô để
ăn khi hành quân và cả khi đánh giặc.Khi đánh tắng Tô Định, thu lại 65 thành
Bà Trưng lên làm Vua, ban thưởng cho các công thần.Bà được phong thực ấp
ở Đường An( tên cũ vùng Cổ Loa). Bái tạ Trưng Nữ Vương , bà về Đông
Ngàn cho xây dựng doanh sứ, cấp cho gia thần 20 khoảnh ruộng,khuyến
khích nông tang dệt cửi, đánh cá, làm bánh…Xây chùa tạc tượng , trợ giúp
cho dân nghèo… Một hôm, bà mời phụ lão và nhân dân ăn tiệc, đang lúc yến

6


7

ẩm, có mây vàng từ trời cao là là xuống, bà cưỡi mây đi mất.Đó là ngày 2
tháng 11 âm lịch.Nhiều nơi lập đền thờ bà.Về sau bà thường hiển ứng phò
nước giúp dân:
Thời nhà Đinh ,Đinh Bộ Lĩnh có đến nơi bà cầu,dẹp loạn được 12 sứ
quân nên phong bà là Ả Lã Nàng Đê Công Chúa.
Thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn cũng đến đền thờ bà cầu phù trợ dẹp
được Ô Mã Nhi . Vua lại phong bà là Diệu Quang linh ứng.
Thời Lê, Lê Lợi khởi nghĩa phá được giăc Minh cũng là nhờ có công
lao bà âm phù nên lại gia phong mỹ tự : Nhàn uyển cương nghị anh linh.
Các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều có sắc phong cho bà( hiện
còn giữ 10 đạo sắc )
Trang Đường An được ghi nhận làm đất hộ nhi thờ phụng Ả Lã theo chiếu
lệnh vua.

Ở các làng vùng Hoài Đức khi xưa có các xã thôn thuộc huyện Từ
Liêm hiện nay cũng có thờ về hai chị em Ả Lã Nàng Đê.Thần tích ở nơi này
tuy có khác với thần tích của thần phả của làng Lý Nhân.Thần tích của làng
đó có ghi cha Ả Lã là ông Nguyễn Viên làm quan Trưởng doanh quê Hoằng
Hóa Châu Ái và mẹ là Trần Thị Lâm ở vùng Nghĩa Lộ.Ông viên quan trưởng
doanh ở Cổ Châu huyện Thanh Oai . Hai ông bà sinh hạ được người con gái
đầu đặt tên là Lã sau đó đổi tên là Đê nên thường gọi là Ả Lã Nàng Đê.Ông
bà còn sinh được một người con trai nữa tuổi gần kề chị.Ông Viên không a
tòng với bọn xâm lược cai trị lên đã bị Tô Định sát hại.Ba mẹ con Nàng Đê
lánh nạn ,tần tảo nuôi nhau đợi dịp trả thù nhà đền nợ nước.Khi được tin Hai
Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa hai chị em Nàng Đê liền chiêu tập mọi người
cùng theo Hai Bà đuổi giặc.

7


8

Đuổi giặc xong ,Trưng Vương phong thưởng chức tước và thực ấp cho
hai chi em. Mã Viện đem quân xâm lược nước ta, hai chị em đã cùng Trưng
Vương tham gia nhiều trận, sau cùng thì hi sinh trong trận Cấm Khê.
Tuy có sự sai biệt nhỏ về một số chi tiết nhỏ trong phản ánh của thần
tích các làng song có thể khẳng định hai chị em Nàng Đê là những tướng lĩnh
trọng yếu của Hai Bà Trưng trong khởi nghĩa giành chủ quyền và kháng chiến
chống xâm lăng đầu công nguyên của lịch sử nước ta.
Đình làng Lý Nhân có hai pho tượng thờ được gọi là Thánh ông và
Thánh bà được đặt ngang hàng trong khám thờ hậu cung .Khảo sát về nghi lễ
thờ cúng hội đám của thôn có nhiều điển lễ nhắc đến việc khao quân , quân sự
như rước lễ, làm bánh giày lương khô… Qua các sắc phong còn giữ lại ở đình
làng có từ cuối thời Lê đến đầu thời Nguyễn đều ghi tên thành hoàng làng là

đại vương A Lự và công chúa Nàng Đê.Căn cứ các tư liệu đó có thể khẳng
định thôn Lý Nhân thờ cúng thành hoàng làng là hai chị em Ả Lã Nàng Đê
những vị tướng có tiêng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Hậu thần của làng là Cao Biền vị quan cai trị thời nhà Đường đô hộ
nước ta .Đình làng còn 1 số câu đối với nội dung nhắc đến vị hậu thần này.
Qua tư liệu khảo sát và lời kể của dân làng Cao Biền được dân làng thờ để
nhắc đến 1 lần ông đã đến lễ ở đền và có ít nhiều đóng góp công đưc với bản
hạt.Khía cạnh ghi nhớ và truyền tụng học tập của dân làng thường hay nhắc
đến việc xuất thân của ông từ một gia đình nghèo ,chụi khó học hành, có chí
tiến thủ đỗ đạt thành tài. Trước đây làng Lý Nhân tưng bừng mở hội ,lễ lớn
kéo dài nhiều ngày và rước trọng thể linh đình từ đình đến đền.Ngày lễ hội
đó của Lý Nhân tục gọi là ngày đám diễn ra vào đầu xuân năm mới.Các nghi
lễ cúng , tế, tổ chức hội, rước… của Lý Nhân nhìn chung giống các lệ hội
đám các làng khác song đặc biệt lễ cúng phải có bánh giày một loại lương khô
cho quân sĩ năm xưa.Chi tiết nghi lễ này giúp chúng ta thấy rõ hơn tập tục và

8


9

lòng trọng kính của dân làng với thành hoàng đã từng cầm quân chiến trận .
Lễ hội đám của Lý Nhân gắn liền với mỗi người dân thôn, mọi người đều tự
giác tham gia với tinh thần hồ hởi.Trải qua thời gian lễ hội dân gian ,các ngày
cúng lễ ở đình Lý Nhân có rút ngắn và giản lược đến nay dịp đầu xuân năm
mới đều đặn dân thôn vẫn tưng bừng mở hội, các nghi lễ chính vẫn được duy
trì và bảo tồn.
3.Giá trị di tích
Về không gian cảnh quan, mặt bằng
Trong các công trình kiến trức công cộng hay kiến trúc dân gian,nhất là

công trình kiến trúc tôn giáo thì việc chọn vị trí thế đất đúng phù hợp là rất
quan trọng. Đối với di tích đình làng thì vị trí không gian vừa phải thoáng
đãng vừa phải phù hh[pj với chức năng của đình làng để tạo cho mọi người
cảm giác ngôi đình làng vừa thiêng liêng vừa cao quý nhưng cũng thật gần
gũi với đời sống của nhân dân.
Đình làng Lý Nhân được xây dựng theo hướng Tây Nam, đay là hướng
lý tưởng của xứ sở nhiệt đới gió mùa, tránh rét mùa đông, traasnh nắng mùa
hè.
Đình làng Lý Nhân được xây dựng ở khoảng đất rộng đầu làng với
cảnh quan thiên nhiên đẹp.Xung quanh ngôi đình là ngững cây cổ thụ tỏa tán
lá xum xuê.Phía trước đình có sân rộng, qua vườn cây đến một ao lớn.
Sự bề thế của ngôi đình nổi bật trên không gian xung quanh, đồng thời
là niềm tin của cộng đồng. Nơi nào tụ nước(tụ thủy) tức là tụ phúc, phúc lớn
tạo ra sự hung thịnh,phát triển cho cả cộng đồng làng xã. Ngoài ý nghĩa trên
yếu tố nước ở đây còn có giá trị về điều hòa khí hậu đặc biệt vào những ngày
trời nắng nóng, cây xanh và nước đã góp phần giảm bớt cái nóng, nóng nắng
của mùa hè và đình là nơi gặp gỡ giao lưu, nghỉ ngơi của mọi người dân.

9


10

Có mái lmặt bằng và chiều cao vượt trội trên kiến trúc xóm làng. Đình
có quy hoạch khá độc đáo, xét theo kết cấu khung gỗ của ngôi đình thì đình
Lý Nhân có kiểu chữ “đinh” gồm đại đình và hậu cung. Nhìn bề ngoài công
trình kiến trúc đình làng Lý Nhân có hình dáng giống chữ “công” với tường
bao khép kín.Bố cục đình.Bố cục đình có hai phần kiến trúc đại đình ở trước
bên sau là hậu cung thả lẫy bán mái hồi. Đại đình có quy mô kiến trúc chữ “
nhất” với ba gian hai chai, Kết cấu kiến trúc đình làm kiểu lục hàng chân, mỗi

vì có sáu cột.
Hậu cung là nếp nhà theo kiểu tường hồi bít đốc,nên hậu cung được tôn
cao. Phía sau hậu cung . Phía sau hậu cung là một nảnh vườn nhỏ
Về kiến trúc
Đại đình có mái lợp ngói, loại ngói mỏng, mũi nhô lên như ngọn sóng.
Bờ rải đắp theo kiểu chữ công. Hai đầu hồi trang trí hai đầu kìm hướng mặt
vào nhau. Dọc thân bờ rải đặt những tượng rồng nghê gắn những mảnh sứ
trắng hoa lan.
Đại đình là một bộ phận lớn nhất trong toàn bộ kiến trúc đình làng Lý
Nhân.Đây la nơi diễn ra mọi hoạt động tế lễ hoặc sinh hoạt cộng đồng, bởi
vậy tòa đại đình được xây dựng rất lớn và công phu. Đại đình có mặt bằng
rộng, lòng nhà chia lam ba gian hai chai,gian giữa lớn nhất để thuận lợi cho
việc tế lễ. Các gian bên nhỏ hơn làm nơi hội hè mỗi khi có việc lang.
Bộ khung gỗ của tòa đại đình rất bề thế vững chắc, sáu bộ vì chính và
phần kết cấu của hai mái hồi được lien kết chặt chẽ bằng hệ thống xà thượng
xà hạ.Vì xà thượng làm giống nhau kiểu giá chiêng trên câu đầu. Hai vì trung
tâm bưng ván ở vì trung hạ kẻ trường qua cột con tạo hiên hẹp ỏ trước, phía
sau chồng xà hạ bẩy.
Hai vì bên được làm kẻ trường hạ tiền kẻ hậu bảy.hai chai của đình
cũng giống các gôi đình khác làm bằng hệ thông rường kẻ để đỡ mái hồi. Các

10


11

con rường được đặt trên một thanh xà to nối cột cái với cột góc bao quanh
hàng cột con của đình xưa kia có ván bưng, hiện nay xây tường gạch. Ở ba
gian giữa trước đình có hiên hẹp, làm cửa cánh.Tường sau đại đình để thoáng
ở ba gian giữa thông vào hậu cung.Gian giữa đình xây một bực lễ thấp suốt

lòng gian.Phần bán mái tạo thành hiên hồi của hậu cung được tạo bằng nhau.
Hậu cung, được kết cấu đơn giản với ba vì kèo làm trụ tróng quá giang
đón thượng lương, hai bên làm kẻ truyền đè xà nách gối tường.Nền hậu cung
cao hơn đại đình, lối đi có lát thềm ở giữa hàng cột hai vì gian trong cùng
quay gỗ thành 1 khám thờ.
Hai phần kiến trúc của đình Lý Nhân như chúng ta thấy biểu hiện hài
hòa giữa kiến trúc đình và đền và đình được tu sửa và gia cố nhiều lần.
Đình Lý Nhân còn nhiều các trang trí trên kiến trúc.Đáng chú ý có các
đầu dư trạm rồng ,các bức cốn.Các đầu dư với kỹ thuật chạm lộng ,bong kênh
trổ thủng tạo ra các đầu rồng sống động đẹp mắt.Các bức cốn của đình với
đầy tài có tính truyền thống đặc tả hệ tứ linh,tứ quý.Các trang trí nghệ thuật
giúp cho kiến trúc ngôi đình them sống động,vui tươi.Chủ yếu các trang trí
này mang dấu ấn phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ 19.
Về trang trí kiến trúc
Điêu khắc trang trí trong đình làng vừa là nguồn tư liệu nghiên cứu về
lịch sử mỹ thuật Việt Nam vừa là nguồn nghiên cứu đời sống sinh hoạt
thường ngày cũng như đời sống tâm linh của người nông dân Việt Nam .Nếu
nghệ thuật kiến trúc phản ánh một giai đoạn phát triển của kỹ thuật xây dựng
thì trang trí kiến trúc lại phản ánh sâu sắc tư tưởng và trình độ thẩm mỹ của
thời đại đó.Có thể nói,trang trí kiến trúc trong di tích đình langflaf bức thông
điệp của thế hệ trước gửi lại cho các thế hệ sau.Đình Lý Nhân chủ yếu được
trang trí kiến trúc tập trung vào đại đình với kĩ thuật chạm khắc độc đáo của
các nghệ nhân xưa đã để lại cho ngôi đình này những mảng chạm khắc có giá

11


12

trị nghệ thuật, với nhiều đề tài trang trí đẹp mắt.Hậu cung cũng được trang trí

nhưng đơn giản.
Đại đình được trang trí công phu tỉ mỉ và độc đáo hơn trong Hậu
cung.Nhìn chung phần trang trí trên mái thường đơn gianrnhuwng mang ý
nghĩa lớn lao.Thông qua những biểu tượng trên mái gửi tới thần linh mong
muốn mưa thuận gió hòa ,cây cối tươi tốt,mùa màng bội thu đời sống nhân
dân được no ấm.
Các bức cốn thể hiện khá đặc sắc các mảng trạm thể hiện đề tài tứ linh
“ long- ly- quy- phượng” và đề tài tứ quý “Tùng –cúc- trúc –mai”.Cách thể
hiện đề tài tứ quý khá độc đáo ,mỗi lloaij hoa được thể hieenjtreen đầu rồng
với những đao mác dài như thân cây.
Trên kết cấu kiến trúc của tòa hậu cung không có trang trí nhiều,chỉ
trang trí bên ngoài hai đầu tường bít đốc.
Nghệ thuật trang trí thế kỷ 18 cũng đượcnhận biết rõ hơn qua các mảng
chạm rồng chầu ,các hóa rồng,vân mây và các hình thú,người có cánh…
• Các di vật
Sắc phong
Các sắc phong của các triều vua phong kiến còn tất cả 10 sắc.Các sắc
phong này tập trung chủ yếu vào thời kỳ cuối Lê Cảnh Hưng,Chiêu
Thống,thời Tây Sơn, và thời Nguyễn.Nội dung các sắc đều ghi chép các triều
vua phong cho hai vị thành hoàng làng Nàng Đê và đại vương A Lự là thượng
đẳng thần
Ngai thờ
Ngai thờ đức thánh có 2 chiếc bằng gỗ sơn son thếp vàng với phong
cách nghệ thuật cuối thời Lê đầu thời Nguyễn có nhiều hoa văn họa tiết trang
trí nghệ thuật đẹp như: rồng chầu,tứ linh,tứ quý,hoa dây
Hai pho tượng

12



13

Hai pho tượng thánh thường được gọi là thánh ông và thánh bà.Hai pho
tượng này được làm bằng gỗ tạc ở tư thế ngồi tĩnh tại.Các chi tiết về vẻ
mặt,nếp áo ,hoa vă mũ hia được miêu tả chân thực và sống đông.Đây là nét
đặc biệt của làng,vì thường hậu cung ở các làng thường không có tượng mà
chủ yếu là thờ vọng.
Căn cứ vào các sắc phong của đình còn lại thì đó là miêu tả hai vị thần
thành hoàng làng là hai chị em Ả Lã Nàng Đê và A Lự.Việc có tượng thành
hoàng ở đình như Lý Nhân là trường hợp đặc biệt ,ít nơi có tượng thánh thờ ở
đình.
Giá gương thờ
Một giá gươm thờ có nhiều chi tiết trạm trổ nghệ thuật đẹp của nghệ
thuật cuối Lê đầu Nguyễn. Thân và bao kiếm có chạm nổi nhiều họa tiết đầu
rồng và phượng,các hình ảnh tứ linh,tứ quý.
Sập thờ,nhang án
Nhang án đặt ở chính gian giữa làm ban thờ,được trang trí nghệ thuật
của thế kỷ 19. Đề tài rồng được thể hiện ở các tư thể khác nhau ở những ô
diềm cạnh.Ở phần chính diện lại được khắc nổi với đề tài tứ linh.Nhang án
làm bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Câu đối
Hiện tại trong ngồi đình làng có 5 đôi câu đối gỗ,nội dung có nhắc đến
vị Hậu thần của làng thờ đó là Cao Biền
Hoành phi
Hoành phi có 4 chiếc trong đó 2 chiếc hoành phi chạm nổi kiểu cuốn
thư sơn son thếp vàng với các họa tiết hoa văn cầu kỳ của nghệ thuật thế kỷ
19.
Một số đồ lễ ,đồ thờ khác của đình như đỉnh hương,mâm bồng,
chóe rước nước, hạc…


13


14

Thực trạng di tích và hướng bảo tồn
Về thực trạng
Hiện nay di tích Đình lang Lý Nhân được xếp hạng di tích lịch sử nă 1995 do
Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng ngày 19 tháng năm năm 1995. Công trình
kiến trúc nghệ thuật này có từ cuối thế kỷ 17, sau nhiều lần trung tu lớn nhỏ.
Cho đến nay ngôi đình đã bị xuống cấp trầm trọng do chưa có kinh phí để tu
sửa di tích.
Phương hướng bảo tồn di tích
 Nhóm giải pháp mang tính chất tổ chức quản lý
Để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội nói chung và lễ hội đình làng Lý
Nhân nói riêngcần phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tìm hiểu tiến
trình và kinh nghiệm tổ chức lễ hội để từng bước khôi phục lại lễ hội truyền
thống trong đời sống xã hội hiện nay.
Lễ hội đình làng Lý Nhân được tổ chức vào ngày 11-12 tháng 1 hàng
năm .Lễ hội mang tính chất huyền thoại và tâm linh.Lễ hội làng Lý Nhân còn
giáo dục cho các thế hệ mai sau tiếp bước các thế hệ cha ôngđi trước.
Để tổ chức ,quản lý chỉ đạo lễ hội đình làng Lý Nhân cho phù hợp với thuần
phong mỹ tục , kinh tế văn hóa ở thôn Lý Nhân và đưa sinh hoạt lễ hội vào nề
nếp.
- Nên co sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương đối
với lễ hội đình làng Lý Nhân.
Ngày xưa lễ hội làng Lý Nhân là lễ hội lớn trong một vùng, nên
việc tổ chức lễ hội do các chức sắc trong làng và có sự phối hợp của
các bô lão trong làng cùng tiến hành tổ chức.Ngày nay, do sự thay đổi
của đời sống kinh tế xã hội lễ hội Lý Nhân diễn ra ở một phạm vi hẹp

hơn nhưng không vì thế mà khâu quản lý lại lỏng lẻo .Dể ngày hội làng
là một ngày hội lớn trong vùng thì việc chỉ đạo thống nhất từ trung

14


15

ương đến địa phương lại càng trở nên cần thiết.Từ chính quyền xã,
ngành văn hóa và các đoàn thể phải có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý
trong việc tổ chức, quản lý và khai thác thế mạnh của lễ hội làng Lý
Nhân.Các cấp chính quyền phải có biện pháp mạnh để bài trừ tận gốc
các tệ nạn xã hội,các hiện tượng mê tín dị đoan,góp phần làm cho môi
trường lễ hội diễn ra lành mạnhđúng với ý nghĩa của chúng.Tín ngưỡng
là một hiện tượng tất yếu của đời sống tâm linh ,từ tín ngưỡng đến mê
tín nó chỉ cách nhau bằng một sợi chỉ nhỏ mỏng manh,song có sự chỉ
đạo sát sao của nhà quản lý ,sự tự giác của những người dân tham gia
thì chắc chắn hiện tượng mê tín sẽ không còn tồn tại.
Trong một thời gian dài do chiến tranh và do quan niệm sai lệch
một thời về văn hóa dân gian nên lễ hội bị cấm đoán không được tổ
chức ,nếu có thì việc tế lễ, cầu cúng ,rước xách bị cắt đu chỉ còn một số
trò chơi dân gian.Nhưng ngày nay,với sự đổi mới đất nước,thì việc
quản lý lễ hội và tổ chức lễ hội phần nào được mở rộng và có phần
“thoáng” hơn .Việc lễ tế, cầu cúng ,rước xách là tín ngưỡng độ đáo của
người Việt và là nguồn gốc tạo tính thiêng liêng cho lễ hội , cho nên
chúng ta không nên cấm đoán ,tạo tâm lý bất bình cho nhân dân.Nhưng
không nên lới lỏng sự quản lý và cũng không nên rập khuôn quá mức
trong việc tổ chức lễ hội , bê nguyên các tập tục cũ của lễ hội xưa áp
dụng vào lễ hội xưa.
- Cần thiết phải khuyến khích việc khôi phục các trò chơi dân gian trong

lễ hội :
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học từng bước có biện pháp khôi
phục một số nghi thức truyền thống đang bị mai một trong lễ hội đình
làng Lý Nhân.Đồng thời khuyến khích và khôi phục các trò chơi dân
gian như thả chim câu,…và các cuộc thi tài như giã bánh giày trong lễ
hội.

15


16

- Nên cử ra các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ ,có trình độ năng lực
thật sự để làm công tác quản lý di tích và quản lý tổ chức lễ hội đình
làng Lý Nhân.
Những năm gần đây,ở các di tích trong huyện Đông Anh ,các cấp
chính quyền địa phương thường cử ra những người có tuổi ,hăng hái
nhiệt tình ở tại làng ,xã ,nơi có di tích để quản lý di tích.Đây là việc làm
tốt trong công tác nhân dân tự nguyện tham gia bảo vệ, duy tu tôn tạo
di tích và tổ chức lễ hội , xong chỉ có nhân dân bảo vệ là chưa đủ, mà
các cấp địa phương cần cử ra các cán bộ văn hóa có chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng về di tích và lễ hội để tham gia vào việc quản lý
và quản lý tổ chức lễ hội,nếu làm được điều này thì công tác bảo vệ và
tổ chức lễ hội sẽ tốt hơn.
Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về văn
hóa tâm linh nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và
tiến hành lễ hội để viết cho sự chỉ đạo ,tổ chức hoạt động và tuyên
truyền vận động nhân dân trong lễ hội đình làng Lý Nhân sẽ có kết quả
cao.
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý khu di tích văn hóa lịch

sử đình Lý Nhân, nghiêm cấm xâm hại đến cảnh quan môi trường và
không gian lễ hội.Chính quyền xã Dục Tú cần tăng cường vận động
nhân dân quan tâm bảo vệ cảnh quan môi trường nơi lễ hội diễn ra.
- Nâng cao nhận thức của người dân về lễ hội cổ truyền là vấn đề được
quan tâm hơn nữa.Bởi vì không phải tất cả mọi người dân đều hiểu biết
giá trị của lễ hội.Nội dung tuyên truyền phải phù hợp và thuyết phục
được người nghe.Bên cạnh đó cần phải chú ý đến tâm thức của người
dân khi đến với lễ hội bởi nó rất đa dạng.Vì vậy mọi hoạt động văn hóa

16


17

lễ hội hướng con người vào tâm thức văn hóa lành mạnh ,hướng thiện
tránh xa điều ác và mê tín dị đoan…
- Tại địa phương diễn ra lễ hội phải thành lập ban tổ chức lễ hội, thường
ban tổ chức phải là đại biểu chính quyền địa phương ( chi hội trưởng
hội người cao tuổi hoặc là trưởng thôn)
- Nên đưa các phương tiện thông tin đại chúng vào lễ hội đình làng
.Trong những ngày diễn ra lễ hội thường tụ họp rất đông người nên cần
đưa các phương tiện thông tin truyền thông như: loa ,đài tang âm…
Cần chú trọng áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin nhằm lưu
giữ những giá trị văn hóa lễ hội đình làng bởi lễ hội là một loại hình có
nhiều khả năng áp dụng nhất với các loại hình văn hóa dân gian khác.
 Nhóm giải pháp phát huy giá trị lễ hội
- Để phát huy giá trị lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay con
người phải có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền.
Lễ hội là một sinh hoạt tín ngưỡng – văn hóa của cộng đồng làng
xã.Một số lễ hội có thể là liên làng nhưng trên cơ sở cùng một thành

hoàng làng.Mỗi làng lại có những nét văn hóa đặc thù riêng về truyền
thống văn hóa,tập quán, phong tục nghi lễ riêng theo kiểu Trống làng
nào làng ấy đánh ,thánh làng nào làng ấy thờ,cũng như tính đa dạng,
đặc thù, tính địa phương của mỗi lễ hội.Có thể nói tính đa dạng là bản
chất của lễ hội, do vậy ,trong việc phục hồi, phát triển lễ hội hiện nay,
phải hết sức coi trọng tính đặc thù độc đáo riêng của lễ hội, tránh cào
bằng ,đồng loạt dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán của lễ hội làng.Phải
bằng mọi cách khôi phục giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội,gắn với truyền
thống văn hóa của mỗi vùng, miền,mỗi làng xã.
Lễ hội là một sinh họat văn hóa cộng đồng hình thành và biến
đổi lâu đời,do vậy nó tích hợp nhiều lớp văn hóa, mà mỗi lớp văn hóa
gắn liền với những biểu tượng ,mang một ý nghĩa nhất định.Vì vậy, khi

17


18

nghiên cứu cần tìm hiểu,tổ chức lễ hội ta cần bóc tách những lớp văn
hóa,tìm về cội nguồn gốc rễ sâu xa của văn hóa làng xã.
Lễ hội thuộc phạm trù đời sống tâm linh do vậy,mọi thứ đều
được nghi thức hóa ,diễn xướng hóa thành một thứ diễn xướng tâm linh
,nó không còn là đời sống hiện thực ,đời sống trần tục.
Lễ hội là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể,đa diện đa
chiều tính hệ thống.Hiện nay có xu hướng cấu trúc hóa lễ hội,theo đó lễ
hội bao gồm phần lễ và phần hội.Thậm chí có người còn quy phần lễ
thuộc về tín ngưỡng tôn giáo, phần hội thuộc về sinh hoạt văn hóa,vui
chơi giải trí .Thực ra,nhìn nhận lễ hội hiện nay rất máy móc,khiên
cưỡng không thực tế, dẫn đến nhận thức không đúng đắn .Lễ hội là một
chỉnh thể,lễ hội cổ truyền hình thành từ một cốt lõi một nghi lễ, một tín

ngưỡng nào đó rồi nảy sinh tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn
hóa,tạo nên tính tổng thể của lễ hội.

18



×